Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang nửa đầu thế kỷ XIX
lượt xem 4
download
Thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn góp phần nêu lên một cách chân thực, khoa học về một thời kỳ lịch sử của mảnh đất Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX; làm rõ hơn về tình hình sở hữu ruộng đất, về sự phát triển kinh tế, văn hóa của huyện Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang nửa đầu thế kỷ XIX
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ––––––––––––––––––––– HOÀNG THU HƢỜNG KINH TẾ, VĂN HÓA HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ––––––––––––––––––––– HOÀNG THU HƢỜNG KINH TẾ, VĂN HÓA HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016 Tác giả Hoàng Thu Hƣờng i
- LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành với sự giúp đỡ của các cơ quan, tập thể và cá nhân mà tôi không thể không bày tỏ lời cảm ơn chân thành. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, Bảo tảng tỉnh Hà Giang, UBND huyện Vị Xuyên, Phòng Thống kê huyện Vị Xuyên và nhân dân địa phương đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế tại địa phương. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đàm Thị Uyên cùng các thầy cô trong khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trường THCS & THPT Tùng Bá huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện về mọi mặt để tôi yên tâm học tập. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè và những người thân trong gia đình đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016 Tác giả Hoàng Thu Hƣờng ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan .............................................................................................................. i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii Mục lục ..................................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt ............................................................................................ iv Danh mục các bảng .................................................................................................... v Danh mục các hình.................................................................................................... vi MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................. 5 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................ 6 5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 7 6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 7 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG ............... 10 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .......................................................................... 10 1.2. Khái quát lịch sử hành chính ............................................................................. 13 1.3. Các thành phần dân tộc ..................................................................................... 15 1.3.1. Dân tộc Tày .................................................................................................... 16 1.3.2. Dân tộc Dao ................................................................................................... 17 1.3.3. Dân tộc H’Mông ............................................................................................ 18 1.3.4. Dân tộc Nùng ................................................................................................. 19 1.3.5. Dân tộc Kinh .................................................................................................. 20 1.4. Tình hình chính trị - xã hội ................................................................................ 21 1.4.1. Các tầng lớp xã hội ......................................................................................... 23 1.4.2. Bộ máy quản lý làng bản ................................................................................ 25 Chƣơng 2: KINH TẾ HUYỆN VỊ XUYÊN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX ................ 30 2.1. Vài nét về tình hình ruộng đất ở Vị Xuyên trước thế kỷ XIX ............................. 30 2.2. Tình hình ruộng đất ở Vị Xuyên theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ........................ 32 2.2.1. Tình hình các loại ruộng đất ở Vị Xuyên ........................................................ 33 iii
- 2.2.2. Ruộng đất tư hữu ............................................................................................ 34 2.2.3. Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ ................................................. 36 2.2.4. Giới tính trong sở hữu tư nhân ........................................................................ 37 2.2.5. Sở hữu ruộng đất theo nhóm họ ...................................................................... 38 2.2.6. Sở hữu ruộng đất của chức sắc ...................................................................... 39 2.3. Tình hình các loại ruộng đất ở Vị Xuyên theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) .......... 41 2.3.1. Tình hình các loại ruộng đất ở Vị Xuyên ........................................................... 41 2.3.2. Tình hình sở hữu ruộng tư .............................................................................. 42 2.3.3. Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ ....................................................... 43 2.3.4. Sở hữu ruộng đất theo nhóm họ .......................................................................... 44 2.3.5. Sở hữu ruộng đất của chức sắc......................................................................... 45 2.4. Kinh tế .............................................................................................................. 48 2.4.1. Nông nghiệp ................................................................................................... 48 2.4.2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp................................................................. 56 2.5. Tô thuế .............................................................................................................. 59 Chƣơng 3: VĂN HÓA HUYỆN VỊ XUYÊN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX .............. 62 3.1. Làng bản, nhà cửa ............................................................................................. 62 3.2. Ẩm thực ............................................................................................................ 66 3.3. Trang phục truyền thống ................................................................................... 69 3.4. Tục lệ ................................................................................................................ 72 3.4.1. Sinh đẻ ........................................................................................................... 73 3.4.2. Tục cưới hỏi .................................................................................................. 74 3.4.3. Ma chay ......................................................................................................... 84 3.5. Nghi lễ và tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp .............................................. 86 3.6. Tín ngưỡng, tôn giáo ......................................................................................... 87 3.7. Văn học dân gian ................................................................................................ 93 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 99 TÀI LIỆU ĐIỀN DÃ ............................................................................................ 103 PHỤ LỤC iv
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Nxb : Nhà xuất bản PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sĩ M, s, th, t, p : Mẫu, sào, thước, tấc, phân. Ví dụ: 218 mẫu 5 sào 07 thước 6 tấc 4 phận sẽ viết tắt là 218.5.07.6.4. HĐND : Hội đồng nhân dân. UBND : Ủy ban nhân dân. TTLTQGI : Trung tâm lưu trữ Quốc gia I. Tr : Trang. THCS & THPT: Trung học cơ sở và trung học phổ thông. iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê địa bạ huyện Vị Xuyên ................................................... 32 Bảng 2.2: Thống kê ruộng đất huyện Vị Xuyên theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ...... 33 Bảng 2.3: Quy mô sở hữu ruộng tư ................................................................. 35 Bảng 2.4: Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ ................................. 37 Bảng 2.5: Giới tính trong sở hữu tư nhân ........................................................ 37 Bảng 2.6: Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ ........................................... 38 Bảng 2.7: Sở hữu ruộng tư của các chức sắc ................................................... 39 Bảng 2.8: Quy mô sở hữu và bình quân sở hữu của các chức sắc .................... 40 Bảng 2.9: Thống kê ruộng đất huyện Vị Xuyên theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ... 41 Bảng 2.10: Quy mô sở hữu ruộng tư ............................................................... 42 Bảng 2.11: Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ ............................... 43 Bảng 2.12: Sự phân bố ruộng đất của các nhóm họ .............................................. 44 Bảng 2.13: Sở hữu ruộng tư của các chức sắc ................................................. 45 Bảng 2.14: Diện tích sở hữu và bình quân sở hữu của chức sắc ...................... 46 v
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Bộ máy cai trị Quằng ở Vị Xuyên .......................................................... 28 Sơ đồ 1.2. Tổ chức hành chính vùng H’Mông .......................................................... 29 Biểu đồ 1.1: Cơ cấu dân tộc huyện Vị Xuyên ........................................................... 16 Biểu đồ 2.1: Quy mô sở hữu ruộng tư năm 1805 ...................................................... 36 Biểu đồ 2.2: Quy mô sở hữu ruộng tư năm 1840 ...................................................... 42 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vị Xuyên là một huyện miền núi vùng thấp, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, là nơi chuyển tiếp từ vùng cao núi đá phía bắc sang vùng núi thấp phía nam, có diện tích rộng lớn gần như ôm gọn thành phố Hà Giang và có đường biên giới quốc gia giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa dài 36 Km. Trên đường biên giới có nhiều cửa ngõ thông thương với nước bạn Trung Quốc, lớn nhất là cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, đó là điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hóa giữa nước ta với nước láng giềng. Đây là vùng đất với nhiều loại khoáng sản như quặng sắt, mangan, … nổi tiếng nhất là vàng; giao thông ngược xuôi thuận lợi, thông thương dễ dàng với Trung Quốc, có quốc lộ 2 chạy từ cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy qua địa bàn huyện dài 30 km. Vị Xuyên xưa nay là nơi sinh sống của nhiều tộc người, có tộc người là cư dân bản địa, có tộc người từ miền xuôi di cư lên, có những tộc người từ Trung Quốc di cư tới do nhiều nguyên nhân, vào những thời gian lịch sử khác nhau, nhưng khi đã nhập cư và định cư tại địa phương, họ đã tích cực khai phá, mở mang ruộng đồng, xây dựng làng bản làm nơi sinh cơ, lập nghiệp. Quá trình cộng cư của nhiều thành phần dân tộc gắn liền với quá trình phát triển lâu dài của đất nước. Việc xây dựng cộng đồng chính trị, xã hội trong lịch sử không tách rời với việc xây dựng cộng đồng quốc gia dân tộc gồm nhiều thành phần dân tộc. Tình hình đó luôn gắn liền và bị chi phối bởi yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, từng vùng miền nói riêng và bởi yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở các vùng dân tộc miền núi nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc thiểu số. Việc phân bố lại dân cư gắn với xây dựng các vùng kinh tế nhằm khắc phục dần sự cách biệt về kinh tế xã hội giữa các dân tộc, khai thác mọi tiềm năng của đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Là nơi có địa hình phức tạp, có đường biên giới giáp với Trung Quốc, được coi là “trấn biên”, là “phên dậu” của Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng của cả nước. Đồng bào các dân tộc huyện Vị Xuyên luôn đoàn kết, yêu 1
- nước, giàu lòng nhân ái, dũng cảm trong đấu tranh chống cường quyền, áp bức, chống giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, độc đáo. Ngày nay, công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là sự nghiệp của toàn xã hội, toàn dân tộc trong đó có nhân dân các dân tộc Vị Xuyên. Bản thân tôi là một người con của địa phương, cũng như bao người dân khác sống trên mảnh đất Vị Xuyên đều mong muốn hiểu biết về một thời kỳ lịch sử: Tình hình kinh tế, cũng như đời sống tinh thần phong phú, độc đáo của nhân dân các dân tộc Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX. Cho đến nay, vấn đề kinh tế, văn hóa huyện Vị Xuyên nửa đầu thế kỉ XIX chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Với những lý do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Kinh tế, văn hóa huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang nửa đầu thế kỷ XIX” làm luận văn nghiên cứu khoa học của mình với mong muốn góp phần làm cơ sở cho việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta: Đại đoàn kết dân tộc, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, xây dựng con người mới, cuộc sống mới trên mảnh đất huyện Vị Xuyên. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiếp cận một số tác phẩm của các tác giả có liên quan đến đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội vùng miền núi, biên giới phía Bắc trong đó có Vị Xuyên: Cuốn Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX của tác giả Vũ Huy Phúc, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 1979 tại Hà Nội là một tư liệu quý giá [25]. Trong tác phẩm, nhà nghiên cứu Vũ Huy Phúc đã hệ thống hóa những chính sách lớn về ruộng đất của nhà Nguyễn, thiết chế và kết cấu ruộng đất được hình thành từ chính sách đó, cũng như tác động và hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch sử. Năm 1997, hai tác giả Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang đã xuất bản tác phẩm Tình hình ruộng đất, nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn do Nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản [32]. Tác giả vẽ lại bức tranh cụ thể về tình hình ruộng đất chủ yếu thông qua tài liệu địa bạ. Các chính sách về nông nghiệp đặc biệt là các chính sách về 2
- ruộng đất dưới triều Nguyễn. Bên cạnh đó, các tác giả còn nêu được một số nội dung liên quan đến đời sống nông dân dưới triều Nguyễn. Một trong những công trình nghiên cứu khá đầy đủ về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của các dân tộc ít người trên đất nước ta cũng như những chính sách của các triều đại phong kiến đối với các dân tộc, đó là cuốn Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIX) của tác giả Đàm Thị Uyên do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, xuất bản năm 2007 tại Hà Nội [47]. Chế độ ruộng đất và một số vấn đề lịch sử Việt Nam của tác giả Trương Hữu Quýnh, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2009 [33]. Tác phẩm là công trình chuyên khảo về chế độ ruộng đất của Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII qua đó thấy được sự tác động của chế độ ruộng đất đến kinh tế - xã hội. Một trong những nhà khoa học có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa các dân tộc và sự tiếp biến văn hóa đó là tác giả Ngô Đức Thịnh. Một số công trình nghiên cứu của tác giả có thể kể đến như: Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam (1994) [39]; Tóm lược nội dung chính cuốn sách Văn hoá vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam (2003) [40]; Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam (2006) [41]. Nghiên cứu dân tộc H’Mông có các tác phẩm như: Dân tộc H’Mông ở Việt Nam của hai tác giả Hoàng Nam và Cư Hòa Vần, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, xuất bản năm 1994 [23]. Cuốn sách giới thiệu một cách khái quát về lịch sử di cư, địa bàn cư trú, phân nhóm sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần của dân tộc H’Mông ở Việt Nam. Tác phẩm Những đỉnh núi du ca một lối tìm về cá tính H’Mông của tác giả Nguyễn Mạnh Tiến, Nhà xuất bản Thế giới, xuất bản năm 2014 [45]. Ngoài việc nêu khái lược về tiểu sử người H’Mông ở Việt Nam, tác giả còn đề cập đến cá tính H’Mông nhìn từ dân ca và cá tính H’Mông nhìn từ các hệ thống quyền lực miền núi. Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Vị Xuyên (1939-2000) của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Vị Xuyên xuất bản năm 2001, là một công trình nghiên cứu khá đầy đủ và có hệ thống về lịch sử hành chính huyện Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên trong thời kì kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước [3]. Năm 2001, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Hà Giang đã cho xuất bản cuốn Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển (1891-2001), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội [46]. Cuốn sách đã nêu khá đầy đủ về lịch sử Hà Giang với điều kiện tự 3
- nhiên, các nền văn hóa cổ đã từng tồn tại trên đất Hà Giang, về truyền thống yêu nước của nhân dân ở đây qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, về việc thành lập tỉnh Hà Giang và tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, truyền thống yêu nước, cách mạng, sáng tạo của nhân dân các dân tộc Hà Giang. Cuốn Các dân tộc ở Hà Giang do Lê Duy Đại và Triệu Đức Thanh chủ biên, Nhà xuất bản Thế giới, năm 2008 [10]. Cuốn sách đã khái quát về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, địa lý nhân văn của tỉnh Hà Giang. Đặc biệt nội dung cuốn sách đã đề cập đến nguồn gốc lịch sử, hoạt động kinh tế, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của các tộc người sinh sống trên mảnh đất Hà Giang. Đây là nội dung có liên quan ít nhiều đến đề tài luận văn. Cuốn Tiếng hát quan làng của người Tày Khao do Mai Ngọc Hướng sưu tầm và biên dịch, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc (2010) [16]. Cuốn sách đã trình bày khá rõ nét các nghi lễ cưới xin và các bài hát quan làng trong đám cưới của người Tày Khao ở xã Bạch Ngọc huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. Các tài liệu địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) với tổng cộng 29 đơn vị địa bạ đều là bản chính, hiện đang lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I – Hà Nội. Đây là tư liệu chủ yếu để khôi phục bức tranh toàn cảnh về tình hình ruộng đất Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX . Tài liệu diền dã: Tác giả đã có dịp đến những bản làng của đồng bào các dân tộc thiểu số để quan sát địa hình, cảnh quan, phong tục tập quán…; thu thập các câu truyện dân gian, ca dao, thơ, sli, lượn do các cụ cao niên kể lại. Đồng thời kết hợp với việc khảo sát các di tích đền, chùa…đã thu thập được nhiều tư liệu quý như văn bia, sách tào, mo, then… Đây đều là những tư liệu giúp cho việc hiểu thêm về lịch sử huyện Vị Xuyên. Bên cạnh đó còn có một số bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành của một số tác giả viết về Hà Giang như: Nguyễn Tuấn Liêu (1969), Mấy nét tình hình và nhận xét về chế độ Quằng trong dân tộc Tày ở Hà Giang, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 44 [21] ; Nguyễn Đình Chiến và Ngô Thế Long (1979), Tấm bia đời Trần Dụ Tông mới phát hiện ở Hà Tuyên, Tạp chí Khảo cổ học, số 3 [7]. Ngoài ra còn phải kể đến luận văn có nội dung liên quan đến đề tài của tác giả đó là: Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang thời kỳ đổi mới của Bùi Phương Thúy, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Địa lý, Đại học Sư Phạm, Đại học 4
- Thái Nguyên, năm 2010 [44]. Tác giả đã đề cập đến những đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang từ năm 1986 đến nay. Như vậy, đã có một số sách, các bài báo đề cập đến từng khía cạnh về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Giang nói chung và huyện Vị Xuyên nói riêng. Nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về huyện Vị Xuyên một cách hệ thống, mặc dù vậy các công trình nêu trên là nguồn tài liệu quý mà tác giả luận văn được kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài của mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích Thực hiện đề tài này, tác giả mong muốn góp phần nêu lên một cách chân thực, khoa học về một thời kỳ lịch sử của mảnh đất Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX. Làm rõ hơn về tình hình sở hữu ruộng đất, về sự phát triển kinh tế, văn hóa của huyện Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan về địa bàn nghiên cứu, trình bày lịch sử hành chính huyện Vị Xuyên, khái quát về tình hình chính trị – xã hội của huyện Vị Xuyên, đồng thời trình bày một số nét khái quát về một số dân tộc ở huyện Vị Xuyên nhằm giúp người đọc có một cái nhìn tổng quát về các dân tộc ở nơi đây . Làm rõ được tình hình ruộng đất và sự phát triển kinh tế của huyện Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX. Nêu lên được những nét đặc trưng về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc huyện Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Bao gồm các chính sách về kinh tế, chế độ sở hữu ruộng đất, phong tục tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc cùng sinh sống trên mảnh đất Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian Vị Xuyên là tên gọi ngày nay, xưa thời thuộc Minh là huyện Bình Nguyên; thời Lê, năm Hồng Đức thứ 4 gọi là châu Bình Nguyên, sau đổi làm Vị Xuyên; Năm Minh Mệnh 14 (1833) chia Vị Xuyên làm hai huyện: hữu ngạn sông Lô làm huyện Vĩnh Tuy, tả ngạn sông Lô làm huyện Vị Xuyên thuộc phủ An Bình, từ năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) tách huyện Vị Xuyên sang phủ Yên Ninh (sau là phủ Tương An). Chúng tôi tập 5
- trung nghiên cứu về kinh tế, văn hóa huyện Vị Xuyên theo địa danh lãnh thổ nửa đầu thế kỷ XIX với 5 tổng và 31 xã. Phạm vi thời gian: Nửa đầu thế kỷ XIX. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu chung: Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Việt sử thông giám cương mục, Đồng Khánh địa dư chí, Kiến Văn tiểu lục, Đại Nam nhất thống chí… Những tư liệu trên đã ghi chép tên trấn, tổng, xã thôn thời Gia Long, Minh Mệnh; ghi lại số đinh tô thuế ở địa phương, miêu tả vị trí địa lý, thổ sản, phong tục tập quán … qua đó làm rõ tình hình kinh tế huyện Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX. Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ huyện Vị Xuyên (1939-2000); Hà Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và phát triển (1891-2001); Các dân tộc ở Hà Giang; Tiếng hát quan làng của người Tày Khao… Những tài liệu này đã miêu tả vị trí địa lý của Vị Xuyên xưa và nay, văn hóa của các dân tộc trên mảnh đất ở Vị Xuyên... Nguồn tư liệu địa bạ: Luận văn đã sử dụng 10 địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805), 19 Minh Mệnh 21 (1840) hiện đang được lưu trữ bằng văn bản Hán Nôm tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I. Tất cả những địa bạ trên là cơ sở để chúng tôi phục dựng lại các đơn vị bản, xã và một phần diễn biến kết cấu kinh tế huyện Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX. Nguồn tư liệu điền dã: Tác giả đã thu thập được một số tài liệu do người dân trên địa bàn huyện Vị Xuyên cung cấp, đến những bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số để quan sát, ghi chép về phong tục tập quán của họ, thu thập các câu truyện dân gian, ca dao, thơ … để bóc tách những vấn đề lịch sử có thật trong quá khứ. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chuyên ngành khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic được vận dụng để tái hiện quá khứ thông qua tư liệu, đồng thời nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, khách quan. Trong nghiên cứu về huyện Vị Xuyên, chúng tôi còn sử dụng phương pháp hệ thống – cấu trúc. Với phương pháp này, đối tượng nghiên cứu được coi như một hệ thống riêng gồm những yếu tố hợp thành. Về lịch sử nghiên cứu quá trình hình thành và những chuyển biến về địa giới, hành chính, các biến động lịch sử của địa phương. Về kinh tế, gồm có tình hình ruộng đất, kinh tế nông nghiệp, các nghề thủ công nghiệp, hoạt 6
- động thương nghiệp và chế độ thuế khóa; Về văn hóa có các yếu tố như: Làng bản và nhà cửa, ăn uống, các tục lệ, tín ngưỡng tôn giáo, văn học dân gian… Từ đó rút ra những mối liên hệ tương tác giữa các yếu tố trong hệ thống. Phương pháp so sánh được vận dụng nhằm so sánh chọn điểm cùng vấn đề giữa hai thời điểm lịch sử hoặc với huyện khác trong tỉnh nhằm làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu. Trong luận văn, chúng tôi đã so sánh ruộng đất ở Vị Xuyên với huyện khác trong khu vực miền núi phía bắc để rút ra đặc điểm riêng biệt của ruộng đất ở Vị Xuyên. Phương pháp bản đồ giúp hình dung cụ thể, sinh động sự phân bố sông suối, đồi núi… Với giới hạn của đề tài, chúng tôi đặc biệt chú ý khâu giám định tư liệu, nhất là các tư liệu bằng chữ Hán để thấy được mức độ chính xác của nó. Trong quá trình thực hiện, một số phương pháp khác được sử dụng nhằm thu thập và xử lý tối đa lượng thông tin như: phương pháp hồi cố, thống kê, tổng hợp bằng hệ thống các bảng biểu, phương pháp điền dã lịch sử, phân tích, mô tả… 5. Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu một cách tương đối hệ thống về kinh tế, văn hóa của huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang nửa đầu thế kỷ XIX. Dựa vào nguồn tài liệu khai thác được, luận văn bước đầu khôi phục một cách có hệ thống bức tranh về kinh tế, mối quan hệ tộc người, những bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân, gắn với môi trường sinh thái địa phương, vùng miền, sự giao thoa văn hóa giữa các tộc người của địa phương trong thời kì lịch sử xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương Chương 1: Khái quát về huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. Chương 2: Kinh tế huyện Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX. Chương 3: Văn hóa huyện Vị Xuyên nửa đầu thế kỷ XIX. 7
- BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH HÀ GIANG Nguồn:Tác giả biên vẽ 8
- BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN VỊ XUYÊN Nguồn:Tác giả biên vẽ 9
- Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Vị Xuyên là một huyện biên giới phía bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang. Huyện Vị Xuyên nằm trong khoảng 22034’20’’ đến 2302’30’’ vĩ Bắc và 105030’ đến 104043’ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Quản Bạ, phía Nam giáp huyện Bắc Quang, phía Đông giáp huyện Bắc Mê, thành phố Hà Giang và huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp huyện Ma Li Pho tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây Nam giáp huyện Hoàng Su Phì [3, tr. 9]. Sách Đại Nam nhất thống chí có viết: “huyện Vị Xuyên ở cách Phủ 77 dặm về phía Nam; đông - tây cách nhau 89 dặm, nam - bắc cách nhau 125 dặm; phía đông đến địa giới châu Chiêm Hóa và Vĩnh Điện 60 dặm; phía tây đến địa giới huyện Vĩnh Tuy 29 dặm, phía nam đến địa giới huyện Hàm Yên 88 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Để Định và Vĩnh Điện 37 dặm” [27, tr. 323]. Theo sách Đồng Khánh địa dư chí, viết “huyện Vị Xuyên phía đông giáp giới hai huyện châu Để Định, Chiêm Hóa; phía tây giáp giới hai huyện châu Vĩnh Tuy, Lục Yên; phía nam giáp giới huyện Hàm Yên; phía bắc giáp giới phủ Khai Hóa nước Thanh. Đông - tây cách nhau 4 ngày đường, nam - bắc cách nhau 9 ngày đường” [42, tr. 874]. Địa hình Vị Xuyên khá phức tạp, phía Tây và Tây Bắc của huyện phần lớn là những dãy núi đá cao, nhiều vực sâu, rừng già, phần còn lại là những dải đồi, núi đất nối nhau liên tiếp. Xen kẽ với những dãy núi là những thung lũng tương đối bằng phẳng, phì nhiêu tạo thành những cánh đồng lúa nước như cánh đồng Trung Thành, Việt Lâm, Tùng Bá… Vị Xuyên có nhiều đỉnh núi cao. Độ cao trung bình là 1.600m, có nhiều đỉnh cao từ 1.500 đến trên 2.000m, điển hình là đỉnh Tây Côn Lĩnh cao tới 2.431 m. Tây Côn là một trong những ngọn núi cao nhất Việt Nam, được coi là “nóc nhà” của núi rừng Đông Bắc. Dải núi nằm ở phía Tây của Hà Giang, trải dài trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên. Rừng núi Vị Xuyên được chia làm hai loại: Rừng trên núi đất, đồi đất và rừng trên núi đá vôi. Rừng ở đây cung cấp cho cư dân địa phương nhiều lâm thổ 10
- sản quý. “ …Trên rừng có nhiều lâm thổ sản có giá trị, các loại gỗ quý như: Đinh, trai, nghiến, lát, phơ mu và rất nhiều song mây, tre, nứa, vầu …có hàng trăm loại dược thảo …” [3, tr.12]. Rừng Vị Xuyên còn là nơi sinh sống của nhiều loại muông thú như hổ, báo, gấu, sơn dương, hươu, nai, cầy hương, lợn rừng, khỉ, trăn … Đất ở Vị Xuyên có nhiều loại, nhưng chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá mắc ma bazơ và trung tính, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất đỏ vàng, ngoài ra còn có đất phù sa ven các sông, suối, đất thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng nhạt trên núi cao có diện tích không đáng kể. Nhìn chung, đất có dinh dưỡng tốt thích hợp với cây ăn quả, hoa màu và cây công nghiệp. Vị Xuyên là nơi đầu nguồn của Sông Lô trên lãnh thổ Việt Nam, sông bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chảy vào địa phận Hà Giang tại xã Thanh Thủy (Vị Xuyên), sông chảy theo hướng bắc - nam, đoạn sông chảy qua địa bàn huyện dài 70 km với nhiều ghềnh thác, nước chảy xiết, thuyền, bè đi lại rất khó khăn. Ngoài sông Lô, còn có sông Miện và nhiều suối lớn nhỏ rất đa dạng được đổ đều trên địa bàn huyện [3, tr. 11]. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Sông Lô ở cách huyện Vĩnh Tuy 49 dặm về phía tây bắc, phát nguyên từ phía đông phủ Khái Hóa nước Thanh, chảy vào địa hạt Tuyên Quang, qua địa phận các châu huyện Vính Tuy, Vị Xuyên, Chiêm Hóa, Hàm Yên, có nước sông Yên Long và sông Gâm hợp vào, rồi chảy qua phía đông tỉnh thành, gồm 74 dặm, có 173 thác, nước chảy như tên bắn, đường thủy rất hiểm trở, hạ lưu hợp với sông Chảy rồi đổ vào ngã ba sông Bạch Hạc tỉnh Sơn Tây. Bản triều năm Minh Mệnh thứ 17 đúc cửu đỉnh, khắc hình tượng vào anh đỉnh; năm Tự Đức thứ thứ 3, liệt vào hàng sông lớn, chép trong điển thờ” [27, tr. 333]. Ngoài hệ thống sông ngòi, Vị Xuyên còn có hệ thống ao, hồ khá phong phú, tiêu biểu là Hồ Noong tọa lạc bên dãy núi Tây Côn Lĩnh thuộc địa phận xã Phú Linh có diện tích mặt nước hơn 20 ha (vào mùa cạn) và khoảng 80 ha (vào mùa mưa), là tiềm năng rất lớn cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng như thu hút được đông đảo du khách tới thăm quan. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế - Văn hóa của tộc người Mông ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái nguyên từ năm 1975 đến năm 2015
90 p | 69 | 6
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế biển ở huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (1994-2012)
104 p | 42 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (1997–2015)
92 p | 35 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân các xã ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình (1986 -2015)
114 p | 44 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Châu Văn Uyên tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX
114 p | 29 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên với công cuộc xây dựng nông thôn mới (2008-2014)
103 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986 đến năm 2015
113 p | 36 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Công cuộc xây dựng nông thôn mới của thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (2008-2013)
110 p | 50 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Mạng lưới chợ nông thôn ở huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh (1986-2014)
104 p | 41 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế ngư nghiệp và văn hóa của cư dân ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định từ năm 1986 đến năm 2012
111 p | 51 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Châu Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn nửa đầu thế kỉ XIX
132 p | 36 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa châu Lục Yên, tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỉ XIX
124 p | 28 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (2001-2015)
114 p | 52 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Khăm Muộn (Lào) từ năm 1947 đến năm 2015
89 p | 39 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Hôn nhân và gia đình người Khơ Mú huyện Phương tỉnh Viêng Chăn (CHDCND Lào) từ năm 1975-2015
115 p | 39 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Đời sống kinh tế văn hóa của dân tộc Thái Đen (Tày Đăm) huyện Khăm tỉnh Xiêng Khoảng nước CHDCND Lào giai đoạn 1975-2015
95 p | 30 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh (2001 -2015)
107 p | 32 | 3
-
Luận văn thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa của người Việt ở thành phố Viêng Chăn (Lào)(1975-2014)
96 p | 34 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn