Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của cám gạo trong khẩu phần và hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến sức sản xuất và sử dụng thức ăn của gà thịt
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau trong khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng cũng như việc bổ sung enzyme phytase tới khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thịt khi nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ cám gạo khác nhau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của cám gạo trong khẩu phần và hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến sức sản xuất và sử dụng thức ăn của gà thịt
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN THỊ HẰNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁM GẠO TRONG KHẨU PHẦN VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỔ SUNG ENZYME PHYTASE ĐẾN SỨC SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA GÀ THỊT LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI HUẾ - 2015 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN THỊ HẰNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁM GẠO TRONG KHẨU PHẦN VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỔ SUNG ENZYME PHYTASE ĐẾN SỨC SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA GÀ THỊT LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 60620105 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN SÁNG TẠO HUẾ - 2015 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy PGS.TS. Trần Sáng Tạo. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố. Mọi sự giúp đỡ từ các tổ chức và cá nhân cho việc thực hiện luận văn đều đã được cảm ơn. Tác giả Phan Thị Hằng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii Lêi C¶m ¥n! Luận văn này là kết quả của quá trình học tập kết hợp với thực tế nghiên cứu trong suốt 2 năm tại Trường Đại học Nông Lâm Huế. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Trường Đại học Nông Lâm và Khoa Chăn nuôi - Thú y đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS. Trần Sáng Tạo. Sự tận tình quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ lớn lao của Thầy trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin cảm ơn quý Thầy Cô cùng anh chị em tại các địa điểm nghiên cứu đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thừa Thiên Huế, ngày 10 tháng 8 năm 2015 Học viên Phan Thị Hằng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Là một trong những nguyên liệu quan trọng của ngành chăn nuôi, với nguồn cung dồi dào và giàu dinh dưỡng, cám gạo góp phần rất lớn vào việc giảm giá thành đầu vào, tăng hiệu quả đầu tư cho chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gà. Tuy nhiên, với hàm lượng chất kháng dinh dưỡng cao, cám gạo gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng của gà. Do đó, nghiên cứu hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần ăn của gà ở các mức cám gạo khác nhau là rất cấp thiết. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam vẫn còn ít công trình đề cập đến vấn đề này, trong đó có nghiên cứu của Trần Sáng Tạo và cs (2014), Nguyễn Thu Quyên và cs (2011) Nghiên cứu này được thực hiện nhằm (i) đánh giá ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau trong khẩu phần ăn đến sức sản xuất của gà thịt và (ii) đánh giá hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase trong khẩu phần có tỷ lệ cám gạo cao đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thịt. Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi thực hiện thí nghiệm (1) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau (7,5%, 15,0% và 22,5%) trong khẩu phần ăn đến sức sản xuất của gà thịt và (2) nghiên cứu hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase trong khẩu phần ăn có mức cám gạo cao đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả sự dụng thức ăn của gà thịt. Đối tượng nghiên cứu là gà Ri lai nuôi từ 4 - 10 tuần tuổi, enzyme phytase 5000 chịu nhiệt. Các nghiệm thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Thông qua MS. Excel 2007 và phần mềm SPSS 16.0 để xử lý sô liệu với phương pháp phân tích thống kê mô tả, chỉ số bình quân, phương pháp phân tích phương sai ANOVA, chúng tôi đã đạt được một số kết quả nghiên cứu như sau: - Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy: (i) Ở các mức cám gạo càng cao thì khối lượng cơ thể và tỷ lệ tăng khối lượng cơ thể gà càng thấp. Khối lượng cơ thể gà ở nghiệm thức đối chứng (0%CG) tăng bình quân 19,87%/tuần, con số tương ứng ở các nghiệm thức với các mức cám gạo 7,5%, 15,0% và 22,5% lần lượt là 19,21%/tuần, 18,90%/tuần và 18,53%/tuần. (ii) Tỷ lệ cám gạo trong khẩu phần ăn càng cao thì sinh trưởng tuyệt đối của gà càng thấp dù có cùng xu hướng tăng trong suốt thời gian nuôi giữa các nghiệm thức. (iii) Tuổi của gà thí nghiệm càng cao thì lượng thức ăn ăn vào càng tăng, xu hướng gia tăng này đúng với xu hướng tăng mức cám gạo từ 0% lên 22,5%. (iv) Mức cám gạo càng cao thì hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm càng thấp, hay chỉ số FCR càng cao, FCR chỉ đạt 3,85 kgTA/kg KL tăng lên ở khẩu phần ăn không có cám gạo, và tăng lên 5,00 kgTA/kg KL tăng lên ở mức cám gạo 22,5%, và khác biệt có ý nghĩa thống kê. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv - Kết quả thí nghiệm 2 thể hiện rằng: (i) Bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần ăn có tỷ lệ cám gạo 22,5% góp phần tích cực vào sự gia tăng khối lượng và tỷ lệ tăng khối lượng cơ thể trong suốt thời gian nuôi thí nghiệm. Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm ở nghiệm thức đối chứng tăng bình quân 22,10%/tuần, còn ở nghiệm thức 22,5%CG chỉ đạt 20,49%/tuần, khi có bổ sung enzyme phytase thì đã tăng lên đạt 21,95%/tuần. (ii) Bổ sung enzyme phytase đã góp phần làm tăng mức sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm cao hơn 12,48% so với sinh trưởng tuyệt đối trung bình của nghiệm thức có cùng mức cám gạo 22,5% nhưng không có enzyme. (iii) Bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần ăn đã góp phần làm giảm đáng kể lượng thức ăn tiêu thụ của gà trong suốt thời gian thí nghiệm, trung bình giảm 2,69%. (iv) Hiệu quả sử dụng thức ăn đã tăng lên khi bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần ăn với mức cám gạo 22,5% của gà thí nghiệm, FCR giảm từ 4,96 xuống còn 4,06. (v) Bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần ăn có cùng mức cám gạo 22,5% đã làm tăng hàm lượng KTS, Ca và P trong xương chày của gà thí nghiệm so với không bổ sung, với tỷ lệ tăng tương ứng 6,12%, 3,96% và 2,67%. (vi) Enzyme phytase đã góp phần làm giảm tác dụng tiêu cực của tỷ lệ cám gạo cao trong khẩu phần ăn đến việc tiêu hóa các chất dinh dưỡng, bằng chứng là chỉ tiêu Ca và P ở nghiệm thức 2 (có bổ sung enzyme) đã cao hơn so với nghiệm thức 1 (không enzyme) lần lượt 18,86% và 9,97%. (vii) Bổ sung enzyme phytase đã cải thiện đáng kể và tạo ra sự khác biệt ở tất cả các chỉ tiêu về năng suất thịt của gà thí nghiệm so với không bổ sung, trong đó khối lượng sống đã tăng 1,78%, khối lượng móc hàm tăng 2,67%, khối lượng thịt xẻ tăng 3,64%, khối lượng đùi nguyên xương tăng 5,64%, khối lượng thịt ngực tăng 7,32%. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng tỷ lệ cám gạo càng cao trong khẩu phần ăn có ảnh hương tiêu cực đến sức sản xuất của gà thịt, tuy nhiên việc bổ sung enzymphytase đã khắc phục được phần nào những ảnh hưởng đó. Dù đạt được những kết quả khả quan như vậy nhưng thông qua nghiên cứu này chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu, bao gồm (i) tăng số lượng gà thí nghiệm, số mẫu lặp lại theo mùa vụ và theo năm; nên nghiên cứu ứng dụng ở các trang trại với số lượng gà nhiều hơn; (ii) nghiên cứu ảnh hưởng của các nức cám gạo khác cao hơn và hiệu quả của việc bổ sung bổ sung các mức enzyme phytase khác nhau vào khẩu phần ăn của gà thịt để xem xét cụ thể hơn sự tác động đến sức sản xuất và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i TÓM TẮT...................................................................................................................... iii MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ...................................................................ix MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .................................................................2 4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................................4 1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của cám gạo trong chăn nuôi gia súc, gia cầm .......................4 1.1.2. Enzyme phytase và ứng dụng phytase trong chăn nuôi gia cầm ...........................9 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................11 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trong và ngoài nước .................................................11 1.2.2. Phytase trong tự nhiên và lưu ý khi sử dụng trong chăn nuôi .............................16 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ SỬ DỤNG CÁM GẠO VÀ BỔ SUNG ENZYME PHYTASE TRONG THỨC ĂN GIA CẦM ............19 1.3.1. Các nghiên cứu về cám gạo trong thức ăn gia cầm .............................................19 1.3.2. Tình hình nghiên cứu về việc sử dụng phytase trong chăn nuôi gia cầm trên thế giới và trong nước..........................................................................................................20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................................................24 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................24 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................24 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................24 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................24 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 2.3.1. Phương pháp thiết kế thí nghiệm và nuôi gà .......................................................24 2.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi.....................................................28 2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..............................................................33 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................34 3.1. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC CÁM GẠO KHÁC NHAU TRONG KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN SỨC SẢN XUẤT CỦA GÀ THỊT .......................................34 3.1.1. Ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau đến khối lượng của gà thí nghiệm ....34 3.1.2. Ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau đến sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ...........................................................................................................................36 3.1.3. Ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau đến lượng ăn vào của gà thí nghiệm .38 3.1.4. Ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau đến hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm .................................................................................................................40 3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỔ SUNG ENZYME PHYTASE ĐẾN SỨC SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA GÀ THỊT ...................................41 3.2.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần đến khối lượng của gà thí nghiệm .................................................................................................................41 3.2.2. Ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần đến sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ...........................................................................................44 3.2.3. Ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần đến lượng ăn vào của gà thí nghiệm...........................................................................................................46 3.2.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme phytase vào khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm .....................................................................................47 3.2.5. Ảnh hưởng của việc bổ sung phytase trong khẩu phần đến hàm lượng khoáng tổng số, Ca và P trong xương chày của gà thí nghiệm ..................................................49 3.2.6. Ảnh hưởng của việc bổ sung phytase trong khẩu phần đến khả năng tích lũy Ca và P trong thức ăn của gà thí nghiệm ............................................................................50 3.2.7. Ảnh hưởng của việc bổ sung phytase trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng thịt của gà thí nghiệm ..........................................................................................52 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................54 1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................54 2. ĐỀ NGHỊ ...................................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................56 PHỤ LỤC: Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện thí nghiệm ...............................62 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ALP Alkaline phosphatase BQ Bình quân Ca Can xi CG Cám gạo cs Cộng sự DCP Dicalcium phosphate ĐC Đối chứng E Enzyme phytase FAOSTAT Thống kê của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc FCR Hệ số chuyển hóa thức ăn (Feed Conversion Ratio) FTU Phytase Unit Ha Héc ta IU Đơn vị quốc tế (International Unit) KL Khối lượng KTS Khoáng tổng số ME Năng lượng trao đổi Mean Trung bình P Phốt pho Pav Phốt pho dễ hấp thu SEM Sai số của số trung bình (Standar Error of Mean) TA Thức ăn TAAV Thức ăn ăn vào TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TL Tỷ lệ WTO Tổ chức Thương mại Thế giới PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: So sánh giá trị dinh dưỡng giữa cám gạo và ngô (tính cho 100g) ..................5 Bảng 1.2: % Phốt pho phytate so với phốt pho tổng số của một số loại thức ăn ............8 Bảng 2.1: Bố trí thí nghiệm 1 ........................................................................................25 Bảng 2.2: Tỷ lệ phối trộn khẩu phần nuôi gà giai đoạn gà 4 - 10 tuần tuổi ở thí nghiệm 1 ..... 27 Bảng 2.3: Tỷ lệ phối trộn khẩu phần nuôi gà giai đoạn gà 4 - 10 tuần tuổi ở thí nghiệm 2 ..... 27 Bảng 3.1: Khối lượng cơ thể của gà nuôi bằng khẩu phần có tỷ kệ CG khác nhau qua các tuần tuổi (g/con) ......................................................................................................34 Bảng 3.2: Sinh trưởng tuyệt đối của gà nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ CG khác nhau (g/con/ngày) ...................................................................................................................37 Bảng 3.3: Thức ăn thu nhận của gà nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ CG khác nhau (g/con/ngày) ...................................................................................................................39 Bảng 3.4: Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ CG khác nhau ...............................................................................................................................41 Bảng 3.5: Khối lượng cơ thể của gà khi ăn TA có hay không có bổ sung enzyme phytase qua các tuần tuổi (g/con) ..................................................................................42 Bảng 3.6: Sinh trưởng tuyệt đối của gà khi ăn TA có hay không có bổ sung enzyme phytase (g/con/ngày) .....................................................................................................44 Bảng 3.7: Thức ăn thu nhận của gà khi ăn TA có hay không có bổ sung enzyme phytase (g/con/ngày) .....................................................................................................46 Bảng 3.8: Hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà khi ăn TA có hay không có bổ sung enzyme phytase..............................................................................................................48 Bảng 3.9: Hàm lượng khoáng tổng số, Ca và P trong xương chày của gà khi ăn TA có hay không có bổ sung enzyme phytase (g/100g xương ) ..............................................49 Bảng 3.10: Khả năng tích lũy Ca và P trong thức ăn của gà khi ăn TA có hay không có bổ sung enzyme phytase ................................................................................................51 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme phytase trong khẩu phần đến các chỉ tiêu năng suất thịt của gà ...............................................................................................53 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Biểu đồ 1.1: Sản lượng lúa của các nước trên Thế giới giai đoạn 1961 - 2013 (BQ tấn/năm) .........................................................................................................................11 Biểu đồ 1.2: 5 quốc gia dẫn đầu về sản xuất lúa gạo trên Thế giới giai đoạn 1961 - 2013 (BQ 1000 tấn/năm) ...............................................................................................11 Biều đồ 1.3: Diện tích, sản lượng lúa và sản lượng cám gạo của Việt Nam giai đoạn 1961 - 2013 ....................................................................................................................12 Biểu đồ 1.4: (a) Cơ cấu diện tích và (b) cơ cấu sản lượng lúa của Việt Nam phân theo vùng sản xuất giai đoạn 1995 - 2013 .............................................................................13 Biều đồ 1.5: Tình hình xuất nhập khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1961 - 2012 .......14 Biều đồ 1.6: Diện tích, sản lượng lúa và sản lượng cám của Thừa Thiên Huế giai đoạn 1995 - 2013 ....................................................................................................................15 Biểu đồ 3.1: Biến động khối lượng cơ thể của gà nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ CG khác nhau qua các tuần tuổi...........................................................................................35 Biểu đồ 3.2: Xu hướng biến động sinh trưởng tuyệt đối của gà nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ CG khác nhau ........................................................................................................37 Biểu đồ 3.3: Xu hướng biến động lượng thức ăn thu nhận của gà nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ CG khác nhau ...................................................................................................39 Biểu đồ 3.4: Biến động khối lượng cơ thể của gà khi ăn TA có hay không có bổ sung enzyme phytase qua các tuần tuổi .................................................................................43 Biểu đồ 3.5: Xu hướng biến động sinh trưởng tuyệt đối của gà khi ăn TA có hay không có bổ sung enzyme phytase ...........................................................................................45 Biểu đồ 3.6: Xu hướng biến động lượng thức ăn thu nhận của gà khi ăn TA có hay không có bổ sung enzyme phytase ................................................................................47 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Cám gạo là phụ phẩm của quá trình xay xát chế biến gạo, có thể sử dụng làm nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm nhằm giảm giá thành đầu tư đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi. Trong cám gạo chứa khoảng 14 - 16% protein, 12 - 23% lipid, 8 - 10% chất xơ; giàu vitamin nhóm B và chứa nhiều chất khoáng như sắt, kali, canxi, chlorine, magiê và mangan (Saunders, 1985). Tuy nhiên¸ việc sử dụng cám gạo trong thức ăn gia cầm còn bị hạn chế do lượng phytin cao, khoảng 30 - 60 g/kg (Warren và Farrell, 1990), khoảng 85% đến 90% phốt pho trong cám gạo ở dạng phytate (Houston, 1972). Muối của phytic axit là gọi phytate, phytin là muối của canxi, magiê với axit phytic (Maga và cs, 1982), trong cám gạo lượng phốt pho tồn tại dưới dạng muối phytate hay axit phytic (myo-inositol 1,2,3,4,5,6 hexakisphosphate) rất khó tiêu hoá và hấp thu (Harland và Morris, 1995). Phytin không chỉ làm giảm lượng phốt pho (P) dễ tiêu, mà còn làm giảm việc sử dụng các chất khoáng khác như Zn, Fe, Ca và Mn (Farrell, 1994), ức chế các men tiêu hóa như pepsin, trypsin và α-amylase (Kies và cs., 2001). Theo Mullaney và cs (2000) phytin là một trong những yếu tố kháng dinh dưỡng cần phải khắc phục, nó không được tiêu hóa ở động vật dạ dày đơn. Phytin không được tiêu hóa (dư thừa) sẽ tạo ra một vấn đề lớn về ô nhiễm môi trường. Men phytase có thể là cách cải thiện khẩu phần gà thịt chứa nhiều chất xơ và các nhân tố kháng dinh dưỡng. Phytase xúc tác cho phản ứng thủy phân axit phytic thành myo- inositol và một số gốc phosphate vô cơ tự do. Các chất này được gia cầm tiêu hóa và hấp thu một cách dễ dàng. Chính vì vậy, việc bổ sung phytase vào thức ăn không những giúp chúng đồng hóa tốt thành phần P có sẵn trong thức ăn, tăng sự hấp thu protein và khoáng kim loại mà còn giảm được sự ô nhiễm môi trường (Jeroch và cs., 1995). Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về sử dụng men phytase trong thức ăn cho chăn nuôi gia cầm. Đỗ Hữu Phương (2004) cho rằng việc bổ sung phytase trong khẩu phần ăn của gà không những cải thiện được khả năng sinh trưởng của gà mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phân gà thải ra. Nguyễn Thu Quyên và cs (2011) kết luận rằng việc bổ sung phytase vào khẩu phần gà thịt chứa tỷ lệ phytate phốt pho cao hay thấp đều có tác dụng nâng cao khả năng sinh trưởng của gà, lượng canxi và phốt pho trong phân giảm đáng kể, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trần Sáng Tạo và cs (2014) cũng cho kết quả tương tự việc bổ sung enzyme phytase 5000 chịu nhiệt với liều 1g/kg thức ăn vào khẩu phần cám gạo 20 - 30 % đã mang lại hiệu quả tốt, tăng khả năng sinh trưởng và tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Việc tăng tỷ lệ tiêu hóa Ca và P trong thức ăn của gà sẽ góp phần vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phân gà thải ra. Ở Thừa Thiên Huế, lượng cám gạo sản xuất ra hàng năm khá nhiều và có thể xem đó là nguồn thức ăn cho gia cầm. Việc nghiên cứu đánh giá về mức cám gạo khác nhau phối hợp trong khẩu phần gà thịt và ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme tiêu hóa đến việc nâng cao giá trị dinh dưỡng của cám gạo và sức sản xuất của gà nhằm giảm giá thành sản phẩm là điều cần thiết. Từ những lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của cám gạo trong khẩu phần và hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase đến sức sản xuất và sử dụng thức ăn của gà thịt”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ❖ Mục tiêu chung Đánh giá ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau trong khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng cũng như việc bổ sung enzyme phytase tới khả năng sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thịt khi nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ cám gạo khác nhau. ❖ Mục tiêu cụ thể - Đánh giá ảnh hưởng của các mức cám gạo khác nhau trong khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng của gà Ri lai. - Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase trong khẩu phần có tỷ lệ cám gạo cao đến khả năng sinh trưởng, tích lũy Ca, P và sức sản xuất thịt của gà Ri lai. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ❖ Ý nghĩa khoa học - Đóng góp thêm thông tin, số liệu nghiên cứu về tác dụng của enzyme phytase tới chỉ tiêu sản xuất, khả năng tích lũy Ca, P của gà thịt. - Kết quả của luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất. ❖ Ý nghĩa thực tiễn - Xác định mức bổ sung cám gạo thích hợp trong khẩu phần nuôi gà thịt. - Xác định được ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme phytase trong khẩu phần tới hiệu quả sử dụng thức ăn, năng suất chăn nuôi. - Góp phần đẩy mạnh chương trình phát triển chăn nuôi bền vững. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Là đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn về việc sử dụng cám gạo và enzyme phytase trong chăn nuôi gà thịt. - Góp phần xác định được mức cám gạo thích hợp trong khẩu phần có hay không có bổ sung enzyme phytase để đưa vào sản xuất thức ăn nuôi gà thịt của các gia trại và trang trại ở tỉnh Thừa Thiên Huế. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của cám gạo trong chăn nuôi gia súc, gia cầm 1.1.1.1. Các loại cám gạo Cám gạo có hai loại là (i) cám gạo nguyên chất (cám lần 1) và (ii) tinh bột cám gạo (cám lần 2). - Cám gạo nguyên chất: cám thô được thu hồi dưới hai dạng là cám khô và cám ướt. Cám khô sẽ được sấy thêm lần nữa để bảo quản được lâu hơn, còn cám ướt thường được bán cho các cơ sở nuôi cá da trơn sử dụng ngay. Cám khô chưa qua sàng lọc tách tạp chất bao gồm cám và rất nhiều vỏ trấu, cám sau khi được làm sạch là dạng bột mềm và mịn được gọi là cám gạo nguyên chất. Màu sắc và mùi thơm của cám gạo nguyên chất: tùy thuộc vào giống lúa sẽ cho ra những loại gạo khác nhau, và những loại gạo khác nhau sẽ cho ra những loại cám có màu và mùi thơm khác nhau.Ví dụ như: cám của gạo Thơm có màu vàng tươi, mùi thơm nức; cám của gạo Tài Nguyên có màu vàng nhạt, mùi thơm thoang thoảng. - Tinh bột cám gạo: sau quy trình xay xát tách vỏ trấu, hạt gạo còn được mài dũa một lần nữa tại nhà máy đánh bóng, trong lần đánh bóng này người ta thu được một loại bột màu trắng, gọi là tinh bột cám gạo. Quy trình đánh bóng chỉ được thực hiện tại các nhà máy xay xát gạo lớn chuyên xuất khẩu gạo đi nước ngoài. Vì thế tinh bột cám gạo không được phổ biến và khó có thể thu mua được với số lượng nhỏ như cám gạo nguyên chất. Ngoài việc khó tìm, việc bảo quản tinh bột cám gạo cũng là một vấn đề khó khăn. 1.1.1.2. Giá trị dinh dưỡng của cám gạo ❖ Giá trị dinh dưỡng của cám gạo Cám gạo - một thành phần nguyên liệu chính không thể thiếu trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Cám gạo chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipit, xơ, vitamin nhóm B, khoáng chất… (Saunders, 1985). Cám gạo mới vừa xay xát có mùi thơm, màu vàng nhạt, các chất bỗ dưỡng được bảo toàn, nếu sử dụng ngay làm thức ăn chăn nuôi sẽ rất tốt cho các loại gia súc, gia cầm và thủy sản. ❖ So sánh giá trị dinh dưỡng của cám gạo và ngô Trong khẩu phần thức ăn cho gà thì ngô và cám gạo là những thành phần quan trọng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Bảng 1.1: So sánh giá trị dinh dưỡng giữa cám gạo và ngô (tính cho 100g) Chỉ tiêu Cám gạo Ngô I. Giá trị dinh dưỡng (*) Protein thô (g) 6,89 - 13,7 9,17 - 11,57 Lipit (g) 6,07 - 22,6 3,42 - 9,85 Khoáng tổng số (g) 6,08 - 12,42 1,25 - 2,99 Năng lượng trao đổi (Kcal) 2245 - 2802 3236 – 3457 II. Khoáng chất Ca (mg) 57 4 Sắt (mg) 18,54 0,93 Ma giê (mg) 781 119 Phốt pho (mg) 1677 253 Kẽm (mg) 6,04 1,79 Đồng (mg) 0,728 0,202 Khoáng tổng số ( g) 9,98 1,2 III. Vitamin Vitamin E (mg) 4,92 0 Vitamin K (μg) 1,9 0 Vitamin B6 (mg) 4,07 0,206 Folate (μg) 63 25 Thiamin (mg) 2,753 0,231 Riboflavin (mg) 0,284 0,087 Choline (mg) 32,2 0 IV. Axit amin thiết yếu Tryptophan (mg) 108 53 Threonine (mg) 555 280 Isoleucine (mg) 568 267 Leucine (mg) 1022 915 Lysine (mg) 650 210 Methionine (mg) 306 156 Cystine (mg) 317 134 Phenylalanine (mg) 635 366 Tyrosine (mg) 411 303 Valine (mg) 881 378 (Nguồn: http://www.healthaliciousness.com/nutritionfacts/nutrition-facts-compare.php (*) Nguyễn Đức Hưng, 2006) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Qua bảng 1.1 ta thấy các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, khoáng, vitamin, axit amin thiết yếu trong cám gạo cao hơn nhiều so với ngô. Với ưu thế này của cám gạo ta có thể phối hợp khẩu phần thức ăn cho gia cầm, gia súc với tỷ lệ cám gạo cao. Tuy nhiên nhược điểm của cám gạo là thời gian bảo quản quản ngắn và quan trọng hơn nữa trong cám gạo có chứa một hàm lượng chất kháng dinh dưỡng cao là phytin vì vậy việc sử dụng cám gạo trong chăn nuôi còn hạn chế. Cám gạo, một nguồn nông sản dồi dào mang lại nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp Việt Nam, vẫn chưa có một biện pháp lưu trữ tối ưu. Thời gian dự trữ tối đa của cám gạo mới xay xát thông thường là 1 tuần. Để dự trữ cám lâu hơn, những người chăn nuôi hoặc các nhà máy thức ăn chăn nuôi lớn thường dùng biên pháp sấy cám nhưng chỉ trữ được tối đa khoảng 1 đến 3 tháng. Hiện nay đã có một số công ty như Cám Vàng, Wilmar Agro Việt Nam, Dầu ăn Uni-Bran đã áp dụng các công nghệ tiên tiến để ổn định chất lượng cám và tăng thời gian bảo quản. Tuy nhiên, số lượng cám được đưa vào chế biến sâu còn chưa đáng kể. Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi, nguồn nguyên liệu cám gạo có vai trò quan trọng trong việc giảm giá thành trong chế biến thức ăn chăn nuôi, bởi Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, có một thực tế là nước ta còn phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài quá nhiều để chế biến thức ăn chăn nuôi. Tình trạng này đang gây khó khăn cho ngành chăn nuôi nước ta. Các doanh nghiệp ngành chăn nuôi cũng khẳng định, nguồn nguyên liệu cám gạo có vai trò quan trọng trong việc giảm giá thành trong chế biến thức ăn chăn nuôi. 1.1.1.3. Công dụng của cám gạo Theo trang từ điển Wikipedia, là nguồn nguyên liệu rẻ và dồi dào với thành phần dinh dưỡng tốt, cám gạo được sử dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực, trong đó chủ yếu là thức ăn chăn nuôi và làm đẹp. Trong chăn nuôi, cám được sử dụng chủ yếu làm nguyên liệu để sản xuất thức ăn cho gia cầm cũng như gia súc. Trong đó chủ yếu cho các đối tượng nuôi như gà và trâu bò. Do điều kiện chế biến nên một số vùng người ta sử dụng trực tiếp cám để làm thức ăn cho các đối tượng nuôi, một số vùng phát triển hơn với sự xâm nhập của các loại thức ăn công nghiệp thì cám cũng đã chiếm một lượng lớn trong thành phần các loại thức ăn này. Các chuyên gia ngành chăn nuôi cho biết, chỉ cần khai thác hiệu quả 30 - 40% sản lượng cám gạo trong nước mỗi năm, Việt Nam đã có thể hạn chế được một phần lớn việc phụ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Đối với nuôi trồng thủy sản, cá là đối tượng thủy sản sử dụng nhiều thức ăn từ cám. Cám đóng vai trò là chất dinh dưỡng chính cho cá, cung cấp một lượng lớn vitamin, khoáng, chất béo và protein. Do cám có ít tinh bột nên khả năng kết dính thành khối thấp, vì vậy cần bổ sung thêm gạo tấm trong quá trình chế biến. Khi nấu hồ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 hoá gạo, các tinh bột trong gạo sẽ trương nở tăng độ dính giúp liên kết các nguyên liệu thành một khối trong quá trình trộn, làm nguội trước khi cho cá ăn. Rau muống được bổ sung thêm với mục đích tăng thêm lượng chất xơ và sắt cho cá vì trong cám chứa sắt không nhiều. Ngoài là thức ăn cho chăn nuôi, cám gạo có thể được sử dụng vào các lĩnh vực khác. Đây là một nguồn nguyên liệu rẻ và dồi dào với thành phần dinh dưỡng tốt. Cám chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe con người. Cám có chứa nhiều loại vitamin và chất béo chưa bảo hòa rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy ở các nước phát triển, cám được dùng trích ly dầu. Dầu cám sau khi thu được có rất nhiều ứng dụng như các loại dầu thông thường khác. Dầu cám cũng có thể được cho vào các loại thực phẩm với tác dụng bổ sung thêm các chất béo không no mà cơ thể không tự tổng hợp được. Với lượng vitamin E và nhóm B dồi dào, dầu cám cũng được ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm và y học làm các loại kem dưỡng gia hoặc thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó cám cũng được sử dụng vào nhiều mục đích khác như: dùng làm nước rửa chén tự nhiên, do không sử dụng hóa chất để pha chế nên rất thân thiện với môi trường, sản xuất dầu diesel. Đối với loại cám gạo chăn nuôi thì phải pha trộn thêm một số chất nữa để đạt đủ mức dinh dưỡng cần thiết được yêu cầu trong chăn nuôi. Đối với cám gạo dùng để làm đẹp thì phải kì công hơn nhiều trong khâu làm ra thành phẩm là loại bột cám gạo với hạt cực mịn. 1.1.1.4. Nhân tố kháng dinh dưỡng trong thức ăn và trong cám gạo ❖ Axit phytic trong thức ăn cho vật nuôi Axit phytic là một thành phần phong phú của thực vật chiếm 1-5% khối lượng của các loại đậu ăn được, ngũ cốc, hạt dầu, phấn hoa, và các loại hạt. Nó là một dạng hữu cơ của phốt pho với tên hóa học là hexakis-dihydrogenphosphate myo-inositol (IP6) (Ashima và cs, 2003). Năm 1903 axit phytic được mô tả lần đầu tiên bởi Posternak. Nó được phát hiện bởi Pfeffer vào đầu năm 1872. Công thức phân tử của axit phytic là C6H18O24P6 và trọng lượng phân tử là 659,86. Muối của phytic axit là gọi phytate . Phytin là muối của canxi, magiê với axit phytic. Nó chính là nguồn gốc của inositol và lưu trữ ở dạng phốt pho của giống cây trồng được sử dụng làm nguyên liệu thức ăn gia súc, gia cầm (Maga và cs, 1982). Hầu hết các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật chứa 50-80% tổng phốt pho là phytate và nó sẽ liên kết với các chất khoáng, protein và cả axit amin từ đó làm giảm khả năng tiêu hóa của một số chất dinh dưỡng (Harland và Morris, 1995) Phốt pho phytate trong thức ăn thực vật thường chiếm 50-70% phốt pho tổng số, trong cám gạo phốt pho phytate chiếm 30 - 60 g/kg trong khi đó thì tỷ lệ tiêu hóa hấp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 thu của phốt pho phytate lại thấp, phốt pho thải ra lại gây nguy cơ ô nhiễm đất và nước ngày càng cao (Vũ Duy Giảng, 2007). Ngoài lượng P hữu dụng sinh học thấp, phytate còn nhiều hạn chế khác như làm suy giảm khả năng sinh trưởng của động vật, suy giảm khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng của vật nuôi. ❖ Hàm lượng phốt pho phytate trong các loại thức ăn thực vật Bảng 1.2: % Phốt pho phytate so với phốt pho tổng số của một số loại thức ăn Phốt pho tổng số Phốt pho phytate % Phốt pho phytate Thức ăn (g/Kg) (g/Kg) (%/P tổng số) Lúa mạch 2,73 - 3,70 1,86 - 2,20 59 - 68 Ngô 2,30 - 2,90 1,70 - 2,20 66 - 85 Cao lương 2,60 - 3,09 1,70 - 2,46 65 - 83 Lúa mì 2,90 - 4,09 1,80 - 2,89 55 - 79 Khô cải 8,79 - 11,50 4,00 - 7,78 36 - 76 Khô bông 6,40 - 11,36 4,9 - 9,11 70 - 80 Khô đậu tương 5,70 - 6,94 3,54 - 4,53 53 - 68 Cám gạo 13,40 - 27,19 7,90 - 24,20 42 - 90 Cám mì 8,02 - 13,71 7,00 - 9,60 50 - 87 (Nguồn: Khan SA và cs, 2013) ❖ Axit phytic trong cám gạo Axit phytic trong cám gạo có khoảng 30–60 g/kg (Warren và Farrell, 1990 ), 85% đến 90% phốt pho trong cám gạo ở dạng phytate (Houston, 1972). Tổng lượng phytin tồn tại dưới dạng phytate hay axit phytic (myo-inositol 1,2,3,4,5,6 hexakisphosphate) rất khó tiêu hoá và hấp thu. ❖ Ảnh hưởng của axit phytic đến khả năng tiêu hóa của các chất dinh dưỡng - Axit phytic làm giảm khả năng tiêu hóa protein: vì nó có khả năng kết hợp với protein ở môi trường kiềm, axit và ngay cả môi trường trung tính (Anderson, 1985). Tuy nhiên thì tương tác của axit phytic với protein sẻ làm giảm khả năng hòa tan của protein và khả năng sử dụng của nó (Cheryan, 1980). Khi ở điều kiện pH thấp thì axit phytic có điện tích âm mạnh (vì có các nhóm phốt phát phân ly không hoàn toàn). Trong pH axit, axit phytic có thể gắn chặt với protein thực vật (vì điểm đẳng điện của protein này nằm trong pH từ 4,0-5,0). Ở pH 6,0 - 8,0 axit phytic và protein thực vật đều có điện tích âm nhưng phức hợp axit phytic và protein vẫn được hình thành. Việc gắn kết này làm giảm giá trị dinh dưỡng của protein thực vật (Vohra và cs, 2003). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 - Ảnh hưởng của axit phytic tới sự tiêu hóa lipit: Nhiều ý kiến cho rằng phức hợp khoáng chất không tan phytate trong đường tiêu đã hạn chế sử dụng chất béo. Vì vậy để ngăn chặn sự hình thành các phức hợp này bằng cách sử dụng phytase. Phytase sẽ làm giảm mức độ nhũ hóa trong ruột từ đó thì sẽ làm tăng việc sử dụng năng lượng có nguồn gốc từ chất béo (Ravindran và cs, 2001). - Ảnh hưởng của axit phytic tới sự tiêu hóa tinh bột: Axit phytic cũng có thể ảnh hưởng tới sự tiêu hóa tinh bột thông qua sự tương tác với amylaza (Kerovuo và cs, 2000). Lilian và cs (1986) đã nghiên cứu ảnh hưởng của axit phytic tới khả năng tiêu hóa tinh bột cho biết khẩu phần ăn sử dụng cây họ đậu thì sự có mặt của axit phytic trong thức ăn sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa tinh bột xuống còn 13-60%. Ngoài ra thì tác giả còn cho biết thêm là ngoài axit phytic trong thức ăn thực vật thì trong thức ăn nếu chứa thành phần tanin cũng sẽ làm cho tỷ lệ tiêu hóa tinh bột giảm xuống 63%. 1.1.2. Enzyme phytase và ứng dụng phytase trong chăn nuôi gia cầm 1.1.2.1. Giới thiệu về Enzyme phytase 5000 chịu nhiệt Phytase là một enzyme tiêu hóa giúp giải phóng lượng phốt pho bị giữ trong các phân tử phytate. Với việc giải phóng này, phytase không những bổ sung lượng phốt pho con vật có thể sử dụng mà còn giải phóng các nguyên tố đa lượng, vi lượng tạo phức với axit phytic như Ca2+, Zn2+, Fe2+…, giúp tăng cường tiêu hóa protein và axit amin. Do đó sử dụng phytase không chỉ giúp giảm giá thành thức ăn, tăng năng suất chăn nuôi, mà còn có tác dụng giảm mùi hôi, giúp cải thiện môi trường chăn nuôi. Phytase 5000 chịu nhiệt là sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ sinh học và kỹ thuật gen hiện đại của tập đoàn Provimi. Là thế hệ phytase thứ 3 có nguồn gốc từ vi khuẩn E. coli và có hiệu quả cao trong việc cải thiện tính khả dụng sinh học của phốt pho và các chất dinh dưỡng khác trong thành phần thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tác dụng của phytase 5000 chịu nhiệt: + Tăng khả năng tiêu hóa và sử dụng phốt pho trong thức ăn + Nâng cao tỷ lệ tiêu hóa protein, tinh bột và một số khoáng chất + Giảm tiêu tốn thức ăn và nâng cao năng suất - Thành phần: phytase 5.000.000 IU/kg - Đặc tính: + Tính lưu động tốt cho quá trình sản xuất. + pH thích hợp ở 2,5 - 5,5 + Bền ở nhiệt độ cơ thể + Chịu được nhiệt độ trong quá trình sản xuất sản phẩm ở dạng viên nén PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 280 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 208 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 176 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 38 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 58 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 50 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 133 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn