Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả kích thích sinh trưởng lạc của một số chế phẩm vi khuẩn Bacillus ở Quảng Nam
lượt xem 6
download
Mục đích của đề tài nghiên cứu là xác định được chế phẩm vi khuẩn Bacillus có khả năng kích thích sinh trưởng và nâng cao năng suất lạc, làm cơ sở xây dựng quy trình ứng dụng chế phẩm vi khuẩn Bacillus trong sản xuất lạc ở Quảng Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả kích thích sinh trưởng lạc của một số chế phẩm vi khuẩn Bacillus ở Quảng Nam
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ ĐỨC LÂM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG LẠC CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM VI KHUẨN BACILLUS Ở QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ ĐỨC LÂM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG LẠC CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM VI KHUẨN BACILLUS Ở QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 8620110 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ NHƯ CƯƠNG HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Đánh giá hiệu quả kích thích sinh trưởng lạc của một số chế phẩm vi khuẩn Bacillus ở Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trên bất kì một công trình nào. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả luận văn Lê Đức Lâm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành về những sự giúp đỡ quý giá đó. Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới người hướng dẫn khoa học - thầy giáo, PGS.TS. Lê Như Cương; bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, thầy đã định hướng nghiên cứu, hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Nông học, các cán bộ phòng Đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thăng Bình, Ủy ban nhân dân xã Bình Đào, Ủy ban nhân dân xã Bình Phục, huyện Thăng Bình và bà con nông dân đã tạo điều kiện để tôi thực hiện nghiên cứu tại địa phương. Cảm ơn các em sinh viên chuyên ngành Bảo vệ thực vật, Khoa học cây trồng khóa 48 đã đồng hành cùng tôi trong thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, người thân và bạn bè đã dành cho tôi tình cảm, sự động viên để tôi hoàn thành khóa học này. Quảng Nam, tháng 5 năm 2018 Tác giả luận văn Lê Đức Lâm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kích thích sinh trưởng lạc của một số chế phẩm vi khuẩn Bacillus ở Quảng Nam” nhằm mục đích xác định được chế phẩm vi khuẩn Bacillus có khả năng kích thích sinh trưởng và nâng cao năng suất lạc, làm cơ sở xây dựng quy trình ứng dụng chế phẩm vi khuẩn Bacillus trong sản xuất lạc ở Quảng Nam. Nghiên cứu sử dụng 6 chế phẩm vi khuẩn BaD-S1A1, BaD-S1F3, BaD-S13E2, BaD- S13E3, BaD- S18F11 và BaD- S20D12 được sản xuất từ 6 chủng vi khuẩn Bacillus tương ứng là Bacillus sp. S1A1, Bacillus sp. S1F3, Bacillus sp. S13E2, Bacillus sp. S13E3, Bacillus sp. S18F11, Bacillus sp. S20D12, tất cả các chế phẩm này đều có mật độ vi khuẩn là 109 cfu/gam và sử dụng vật liệu nghiên cứu là giống lạc L23. Đề tài gồm 3 nội dung chính: (1) Đánh giá hiệu quả kích thích sinh trưởng lạc của một số chế phẩm vi khuẩn Bacillus; (2) Đánh giá khả năng hạn chế một số bệnh hại chính trên cây lạc của một số chế phẩm vi khuẩn Bacillus và (3) Đánh giá ảnh hưởng của các chế phẩm vi khuẩn Bacillus đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc. Thí nghiệm được tiến hành trong 02 vụ (vụ Xuân Hè 2017 và vụ Đông Xuân 2017 – 2018) tại vùng đất cát thuộc xã Bình Đào và xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Bố trí thí nghiệm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lạc (QCVN 01-57: 2011/BNNPTNT), thí nghiệm gồm 7 công thức (6 chế phẩm vi khuẩn Bacillus và đối chứng không sử dụng chế phẩm) được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên RCBD, 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 15m2. Liều lượng chế phẩm là 1gam/m2, sử dụng theo phương pháp thêm đất rãi trên hạt lạc, mật độ trồng 33 cây/m2. Đánh giá các chỉ tiêu STPT theo QCVN 01-168: 2014/BNNPTNT và chỉ tiêu BVTV được đánh giá theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều tra dịch hại lạc trên đồng ruộng (QCVN 01-168: 2014/BNNPTNT). Kết quả nghiên cứu cho thấy BaD-S20D12 là chế phẩm tốt nhất, có khả năng làm tăng tỷ lệ mọc của giống lạc L23, tăng số lượng cành, số lá xanh còn lại, kích thích hình thành nốt sần, hạn chế được bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá và cho năng suất thực thu cao nhất trong các công thức thí nghiệm, với NSTT dao động từ 21,96 - 26,97 tạ/ha chế phẩm BaD-S20D12 cho tỷ lệ tăng so với đối chứng từ 18,29 – 21,13%. Với kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm vi khuẩn Bacillus trên các chân đất và các giống lạc khác nhau để có kết luận chính xác hơn. Đồng thời, thử nghiệm mô hình trồng lạc ứng dụng chế phẩm BaD-S20D12 tại địa bàn nghiên cứu và các vùng trồng lạc khác ở Quảng Nam để có sơ sở khuyến cáo cho bà con nông dân. Đồng thời, góp phần xây dựng quy trình sản xuất lạc ứng dụng chế phẩm vi khuẩn Bacillus tại Quảng Nam. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii TÓM TẮT ...........................................................................................................................iii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ...............................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ...................................................................................... x MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................... 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................................. 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................................... 3 1.1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................... 3 1.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................ 4 1.2. TỔNG QUAN VỀ CÂY LẠC ...................................................................................... 5 1.2.1. Nguồn gốc, giá trị của cây lạc .................................................................................... 5 1.2.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam .................................................... 7 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lạc .................................................................... 12 1.3. VI KHUẨN CÓ ÍCH VỚI CÂY TRỒNG .................................................................. 20 1.3.1. Chế phẩm sinh học ................................................................................................... 21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................... 25 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................... 25 2.1.1. Vật liệu, đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 25 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 26 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 26 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 26 2.3.1. Bố trí thí nghiệm ....................................................................................................... 26 2.3.2. Quy trình kỹ thuật ..................................................................................................... 27 2.3.3. Phương pháp đánh giá thí nghiệm ............................................................................ 28 2.4. DIỄN BIẾN THỜI TIẾT KHÍ HẬU TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM TẠI QUẢNG NAM ................................................................................................................... 31 2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................................................................................ 32 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 33 3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM VI KHUẨN BACILLUS ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN LẠC .................................................................... 33 3.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn Bacillus đến tỷ lệ mọc của lạc ......................... 33 3.1.2. Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn Bacillus đến chiều cao cây và chiều dài cành cấp 1 của lạc........................................................................................................................ 35 3.1.3. Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn Bacillus đến số lá của lạc ................................ 38 3.1.4. Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn Bacillus đến số cành của lạc............................ 40 3.1.5. Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn Bacillus đến số lượng nốt sần của lạc ............. 42 3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM VI KHUẨN BACILLUS ĐẾN BỆNH HẠI ....... 44 3.2.1. Bệnh gỉ sắt ................................................................................................................ 44 3.2.2. Bệnh đốm nâu và đốm đen ....................................................................................... 48 3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM VI KHUẨN BACILLUS ĐẾN NĂNG SUẤT LẠC .................................................................................................................................... 53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 58 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 58 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 59 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ cal Calori cfu Colony Forming Unit/ Đơn vị hình thành khuẩn lạc cs Cộng sự CT Công thức Đ/c Đối chứng ĐX Đông Xuân Food and Agriculture Organization of the United Nations/ FAO Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc g gam HT Hè Thu HXVK Héo xanh vi khuẩn International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics/ ICRISAT Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế vùng Nhiệt đới bán khô hạn IFA International Fertilizer Association/ Hiệp hội phân bón quốc tế K Kali KHKT Khoa học kỹ thuật KL Khối lượng Max Nhiệt độ cao nhất Min Nhiệt độ thấp nhất N Đạm NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu P Lân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii P100 hạt Khối lượng 100 hạt P100 quả Khối lượng 100 quả PTNT Phát triển nông thôn RBCD Randomized Block Complete Design/Thiết kế khối hoàn toàn ngẫu nhiên TGST Thời gian sinh trưởng TB Trung bình TBNN Trung bình nhiều năm UBND Ủy ban nhân dân VAAS Vietnam Academy of Agricultural Sciences/Viện khoa học Nông nghiệp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới từ năm 2011 - 2013 .................................................................................................................................... 8 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở các vùng trồng lạc chính Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016 ................................................................................................................. 9 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Quảng Nam giai đoạn 2011-2015 .......... 10 Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở huyện Thăng Bình .................................. 11 Bảng 2.1. Các chế phẩm vi khuẩn Bacillus sử dụng trong nghiên cứu ............................. 25 Bảng 2.2. Liều lượng và phương pháp xử lý chế phẩm vi khuẩn Bacillus ........................ 26 Bảng 2.3. Phân cấp bệnh hại trên lá lạc .............................................................................. 30 Bảng 2.4. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Xuân Hè 2017 và Đông Xuân 2017 - 2018 tại Quảng Nam......................................................................................................................... 32 Bảng 3.1. Tỷ lệ mọc của giống lạc L23 trong vụ Xuân Hè 2017 và vụ Đông Xuân 2017- 2018 tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam (%) ............................................................ 34 Bảng 3.2. Chiều cao thân chính và chiều dài cành cấp 1 của giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân Hè 2017 (cm) ........................................................................... 35 Bảng 3.3. Chiều cao thân chính và chiều dài cành cấp 1 của giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2017-2018 (cm).............................................................. 37 Bảng 3.4. Số lá trên thân chính và số lá xanh còn lại của giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân Hè 2017 (lá/cây) ............................................................................ 38 Bảng 3.5. Số lá và số lá xanh còn lại của giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2017 – 2018 (lá/cây) .................................................................................. 40 Bảng 3.6. Số cành của giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân Hè 2017 và vụ Đông Xuân 2017 – 2018 (cành/cây) ......................................................................... 41 Bảng 3.7. Số lượng nốt sần của giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm ...................... 43 Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh gỉ sắt trên giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm qua các kỳ điều tra trong vụ Xuân Hè 2017 (%) ................................................................ 45 Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh gỉ sắt trên giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm qua các kỳ điều tra trong vụ Đông Xuân 2017-2018 (%) .................................................. 47 Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh đốm lá trên giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân Hè 2017 (%) .................................................................................. 48 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix Bảng 3.11. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh đốm lá trên giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2017-2018 (%)..................................................................... 51 Bảng 3.12. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân Hè 2017 ......................................................................................... 54 Bảng 3.13. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2017-2018............................................................................ 56 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Triệu chứng bệnh chết rạp cây con trên lạc ........................................................ 15 Hình 1.2. Triệu chứng bệnh đốm lá trên cây lạc ................................................................ 16 Hình 1.3. Triệu chứng bệnh gỉ sắt trên cây lạc ................................................................... 17 Hình 1.4. Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây lạc ......................................... 17 Hình 1.5. Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc đen trên cây lạc............................................ 18 Hình 1.6. Triệu chứng bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây lạc .............................................. 19 Hình 3.1. Tỷ lệ bệnh đốm lá trên giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân Hè 2017............................................................................................................................... 49 Hình 3.2. Chỉ số bệnh đốm lá trên giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân Hè 2017..................................................................................................................... 49 Hình 3.3. Tỷ lệ bệnh đốm lá trên giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm trong Đông Xuân 2017-2018 ................................................................................................................. 52 Hình 3.4. Chỉ số bệnh đốm lá trên giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm trong Đông Xuân 2017-2018 ................................................................................................................. 52 Hình 3.5. Năng suất giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân Hè 2017 . 55 Hình 3.6. Năng suất giống lạc L23 ở các công thức thí nghiệm trong vụ Đông Xuân 2017- 2018 .................................................................................................................................... 57 Sơ đồ 2.1. Bố trí thí nghiệm vụ Xuân Hè 2017 tại xã Bình Đào........................................ 27 Sơ đồ 2.2. Bố trí thí nghiệm vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tại xã Bình Phục....................... 27 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp, cây thực phẩm được trồng phổ biến ở các nước trên thế giới nói chung và nói riêng. Tại Quảng Nam, cây lạc (còn gọi là cây đậu phụng) là cây trồng truyền thống, có diện tích đứng thứ 3 sau cây lúa và cây ngô và là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất khu vực Duyên Hải Nam trung Bộ. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 8.000ha lạc và tiềm năng còn có thể mở rộng hơn nữa nhờ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang được đẩy mạnh. Thêm vào đó, lạc cũng được xác định là cây trồng xóa đói, giảm nghèo cho bà con nông dân ở những vùng đặc biệt khó khăn tại Quảng Nam (Sở NN&PTNT Quảng Nam, 2016). Ở Quảng Nam, lạc được trồng chủ yếu tập trung ở vụ Đông Xuân (chiếm từ 80 - 83% diện tích); ở vụ Hè Thu phần lớn diện tích được phân bố ở vùng trung du, miền núi. Mặc dù vậy, năng suất lạc ở đây còn thấp do nhiều nguyên nhân như đất đai nghèo dinh dưỡng, giống thoái hóa (chủ yếu dùng giống lạc sẻ Tây Nguyên - năng suất thấp, nhiễm bệnh); thời tiết khắc nghiệt và dịch hại bùng phát. Chính vì vậy, để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cây lạc, bên cạnh việc lựa chọn giống lạc mới có năng suất, phẩm chất tốt thì cần có một quy trình canh tác phù hợp cho cây lạc. Nhiều năm qua, việc sử dụng phân bón hóa học để nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng đã gây tích lũy các chất độc hại trong môi trường, nông sản, dẫn đến làm suy thoái môi trường, mất cân bằng sinh thái, thậm chí gây độc hại trực tiếp đến người sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy, để phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo chất lượng nông sản, thân thiện với môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế đang là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng. Một trong những giải pháp hữu hiệu cho hướng đi này là sử dụng phân hữu cơ vi sinh, ứng dụng các chế phẩm sinh học để thay thế các hoá chất bảo vệ thực vật và các loại phân hoá học có tác động xấu đến môi trường. Các chủng vi sinh vật được sử dụng trong phân bón vi sinh vật là các chủng vi sinh vật có ích giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế bệnh hại và cho năng suất cao. Những nghiên cứu cho thấy một số vi khuẩn có khả năng hạn chế nhóm bệnh héo rũ, kích thích sinh trưởng cây lạc và làm tăng năng suất lạc đến 20% (Le et al., 2012). Trong các vi sinh vật có ích đối với cây trồng thì Bacillus là nhóm vi khuẩn kích thích sinh trưởng vùng rễ có nhiều ưu điểm như khả năng tồn tại lâu dài trong chế phẩm, ít chủng gây hại cho con người. Trên cơ sở một số chủng vi khuẩn Bacillus có ích được phân lập từ cây lạc, có nguồn gốc bản địa, với mong muốn nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất lạc trên địa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 bàn tỉnh nhà, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kích thích sinh trưởng lạc của một số chế phẩm vi khuẩn Bacillus ở Quảng Nam”. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Xác định được chế phẩm vi khuẩn Bacillus có khả năng kích thích sinh trưởng và nâng cao năng suất lạc, làm cơ sở xây dựng quy trình ứng dụng chế phẩm vi khuẩn Bacillus trong sản xuất lạc ở Quảng Nam. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đánh giá được vai trò kích thích sinh trưởng và hạn chế bệnh hại trên cây lạc của vi sinh vật đối kháng nói chung và vi khuẩn Bacillus nói riêng trong thâm canh tăng năng suất lạc và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. - Đề tài nghiên cứu tác động của các chế phẩm vi khuẩn Bacillus đến sinh trưởng, phát triển và mức độ nhiễm bệnh hại trên cây lạc giúp bổ sung nhóm chế phẩm vi sinh vật dùng cho cây lạc, thay thế dần tập quán bón phân hóa học của người dân là một trong những biện pháp hữu hiệu để sản xuất nông nghiệp sạch. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu về việc sử dụng chế phẩm vi khuẩn Bacillus là một giải pháp thiết thực. Kết quả nghiên cứu đề tài đề xuất được chủng vi khuẩn Bacillus áp dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh lạc hữu cơ ở Quảng Nam nói riêng và Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ nói chung. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Cơ sở lý luận Vi sinh vật có mặt trong tất cả các loại đất, nhưng ở những chân đất có đầy đủ chất dinh dưỡng, có kết cấu và thành phần cơ giới tốt, có độ ẩm và pH thích hợp thì ở đó vi sinh vật phát triển nhiều và phong phú về thành phần. Trái lại trên những chân đất chua mặn, nghèo dinh dưỡng, nhiều chất độc, hoặc trên những chân đất khô hạn, lầy thụt sự phát triển của vi sinh vật bị hạn chế và tạo thành một khu hệ vi sinh vật đặc biệt. Điều kiện đất đai bất lợi đã hình thành các loại hình vi sinh vật thích ứng như vi sinh vật chịu mặn, vi sinh vật chịu chua, vi sinh vật có khả năng phát triển trong môi trường nhiều H2S, nhiều CH4. Bộ rễ thực vật thường tiết ra các hợp chất như axit, đường, rượu, nhiều trường hợp còn thấy cả nucleotit, axit amin (alanin, lizin, lơxin, triozin). Trong chất bài tiết của rễ còn có những hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh lý mạnh như enzym, vitamin, chất kích thích sinh trưởng và đôi khi còn có cả ancaloit. Cường độ bài tiết lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong một số trường hợp khối lượng chất bài tiết trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của chúng có thể đạt 5% khối lượng của chúng. Các chất bài tiết của rễ giữ vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa các thực vật với nhau và giữa thực vật với vi sinh vật. Trên bề mặt rễ và lớp đất nằm sát rễ chứa nhiều chất dinh dưỡng, nên đã thu hút sự tập trung của vi sinh vật với số lượng lớn hơn vùng xa rễ hàng chục đến hàng trăm lần. Lớp đất nằm sát rễ chịu ảnh hưởng của sự hoạt động của hệ thống rễ được gọi là vùng rễ. Vùng rễ chia làm các khu vực như: Bề mặt rễ (tập trung nhiều vi sinh vật nhất), lớp đất mỏng bám sát vào rễ, vùng đất phân bố cách xa rễ cây 0,5 - 1mm. Càng xa rễ, số lượng vi sinh vật càng giảm và đến một giới hạn nhất định nào đó (cách rễ 10 - 20cm) số lượng vi sinh vật trở lại trạng thái cân bằng như trong đất bình thường. Bộ rễ cây trồng có tính chọn lọc đối với vi sinh vật. Vi khuẩn nốt sần, vi khuẩn phân giải lân, vi khuẩn cố định N2 sống tự do tập trung nhiều ở vùng rễ cây bộ đậu. Những cây nhiều rễ chùm, rễ con thu hút nhiều nấm hoại sinh, vi khuẩn phân giải xenluloza, vi khuẩn nitrat hóa, xạ khuẩn. Trong vùng rễ non chủ yếu phát triển vi khuẩn và nấm. Trong vi khuẩn loại hình không có bào tử chiếm ưu thế, trái lại Bacillus phát triển kém. Trong số vi khuẩn không sinh bào tử, Pseudomonas phát triển chiếm ưu thế, Bacterium, Micrococcus phát triển yếu. Trong vùng rễ cũng gặp nhiều loại vi sinh vật khác như vi khuẩn nitrat hóa, nấm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 men, rong, tảo và nguyên sinh động vật. Nấm men, nấm mốc chiếm không quá 10% tổng số vi sinh vật vùng rễ. Vi khuẩn kích thích sinh trưởng vùng rễ (PGPR: Plant growth promoting rhizobacteria) tác động đến cây trồng theo một hoặc nhiều hướng: trực tiếp kích thích tăng trưởng thực vật; tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng; gián tiếp ức chế các tác nhân gây bệnh cây trồng và cảm ứng kháng ở thực vật chống lại tác nhân gây bệnh cho cây. PGPR được tìm thấy trong một phạm vi rất rộng. Một số ví dụ bao gồm: Acinetobacter, Agrobacterium, Arthrobacter, Azospirillum, Bradyrhizobium, Burkholderia, Cellulomonas, Frankia, Pantoea, Pseudomonas, Rhizobium, Serratia, Streptomyces, Thiobacillus và Bacillus. Trên thế giới, những nhóm PGPR khác đang được nghiên cứu nhiều nhưng chưa được ứng dụng rộng rãi. Còn ở nước ta, chưa có nhiều nghiên cứu về nhóm vi khuẩn này. Vi khuẩn vùng rễ có mối quan hệ cộng sinh quan trọng với thực vật, nó thúc đẩy sự tăng trưởng của thực vật thông qua việc chuyển đổi nitơ trong không khí thành nguồn dinh dưỡng cho cây sử dụng. Một số nghiên cứu cho rằng: sử dụng các chủng vi khuẩn Bacillus (B. subtilis, B. megaterium, và B. firmis) làm tăng khả năng nảy mầm của hạt giống, rễ và chiều dài cành, trọng lượng khô và năng suất của lạc. Tuy nhiên, không có tương quan giữa hiệu quả và khả năng của các vi khuẩn này để hòa tan lân và sản xuất auxin; Nghiên cứu về Pseudomonas cho thấy, việc nhiễm Pseudomonas vào hạt giống lạc làm kích thích tăng trưởng các đặc điểm sinh trưởng của cây lạc. Theo Dey và cộng sự (2004): Có sự tương quan giữa khả năng phân giải lân khó tiêu của một số chủng với việc tăng năng suất quả và các chỉ số tăng trưởng thực vật khác. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn Thực tế sản xuất đã ghi nhận, lạm dụng phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp đã gây tích lũy chất độc hại trong môi trường, tồn dư trên nông sản phẩm, gây độc hại trực tiếp đến người sản xuất và tiêu dùng. Việc nghiên cứu và đưa vào sử dụng các chủng vi sinh vật có ích giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế bệnh hại và cho năng suất cao, vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái và sản xuất nông nghiệp bền vững. Vi sinh vật được ứng dụng trực tiếp trong nông nghiệp bằng các tác động trực tiếp của vi sinh vật đến cây trồng thể hiện qua sự tổng hợp, khoáng hoá hoặc chuyển hoá các chất dinh dưỡng xảy ra trong quá trình chuyển hoá vật chất của vi sinh vật như quá trình cố định nitơ, phân giải lân, sinh tổng hợp auxin, giberellin, etylen .v.v. Những vi khuẩn này có khả năng giúp cây trồng tăng khả năng huy động và dễ dàng sử dụng các nguồn dinh dưỡng từ môi trường. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Với cây lạc, từ lâu vi khuẩn kích thích sinh trưởng đã được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế như sử dụng các vi khuẩn cố định đạm cộng sinh (Bradyrhizobium, Rhizobium) để nâng cao năng suất lạc. Sử dụng vi sinh vật dưới dạng phân bón vi sinh vật (gọi tắt là phân vi sinh) - là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ đạt theo tiêu chuẩn hiện hành. Thông qua các hoạt động của vi sinh vật sau quá trình bón vào đất tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng sử dụng được (ví dụ: N, P, K) hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Phân vi sinh bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến người, động thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản. Hiệu quả của vi sinh vật trong việc làm tăng khả năng sinh trưởng phát triển cây trồng, hạn chế sử dụng phân bón hoá học cũng như tăng năng suất, chất lượng nông sản đã được khẳng định trong nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới. Ví dụ: Chế phẩm Nitragin, Azotobacterin chứa các vi sinh vật có khả năng cố định nitơ tự do trong không khí. Chế phẩm Photphobacterin chứa các vi sinh vật có khả năng phân giải photpho khó tan trong đất. Hoặc các chế phẩm nấm rễ, chế phẩm tảo lam. Hiện nay, việc ứng dụng các vi sinh vật để bảo vệ thực vật đang được quan tâm vì nó ít gây độc hại và đảm bảo cân bằng sinh thái; có thể kể đến một số các chế phẩm sau: virus gây bệnh cho côn trùng, vi khuẩn gây bệnh cho côn trùng và chuột, vi sinh vật đối kháng. Người ta đã sản xuất được chế phẩm để trừ sâu xanh, sâu róm thông bằng cách làm cho sâu ngừng ăn, ít hoạt động, trương phù; một số chế phẩm từ vi khuẩn gây bệnh cho côn trùng và chuột như chế phẩm Bt. để trừ sâu tơ, sâu xanh bướm trắng hại rau hoặc chế phẩm Biorat, chế phẩm Miroca để gây bệnh đường ruột cho chuột. Ngoài việc ứng dụng các vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng và dịch hại như trên, người ta đã nghiên cứu tìm ra các loài nấm, các loài vi khuẩn, các loài virus đối kháng với các vi sinh vật gây bệnh hoặc cỏ dại tức là khi có mặt những loài vi sinh vật này thì các vi sinh vật gây bệnh mà đối kháng với chúng sẽ không phát sinh, phát triển được. Ví dụ: sử dụng nấm Penicillium (các loài Penicillium oxalicum, Penicillium frequentans, Penicillium vermiculatum, Penicillium nigricans, Penicillium chrysogetum) để đối kháng với các nấm Pythium spp. Rhizoctonia solani, Sclerotium cepivorum, Vertcillium alboatrum; sử dụng vi khuẩn Steptomyces griseoviridy để đối kháng với bệnh nấm Fusarium. 1.2. TỔNG QUAN VỀ CÂY LẠC 1.2.1. Nguồn gốc, giá trị của cây lạc Cây lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là cây trồng thích ứng rộng với các vùng sinh thái khác nhau, từ ôn đới đến nhiệt đới nên cây lạc phân bố rất rộng từ 400 vĩ Bắc đến 400 vĩ Nam, cao hơn 1000m so với mặt nước biển. Tuy nhiên, lạc chủ yếu được PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 trồng tập trung ở các nước thuộc châu á, châu phi và châu Mỹ…. Lạc còn là một trong những cây trồng nông nghiệp chủ yếu của nhiều nước và được xếp thứ mười ba trong các cây thực phẩm của thế giới. Cây lạc là một cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị cao về nhiều mặt: Về giá trị dinh dưỡng: lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu về lipit và protein. Hạt lạc có hàm lượng dầu cao, nên năng lượng cung cấp rất lớn: cứ 100g hạt lạc cung cấp 590cal (trong khi đó 100 g hạt đậu tương cung cấp 411cal, 100g thịt lợn nạc cung cấp 286cal, trứng vịt chỉ có 189 cal…). Hạt lạc được sử dụng trực tiếp như ép dầu, khô dầu chế biến thành nước chấm và thực phẩm khác. Ngày nay, công nghệ chế biến thực phẩm phát triển người ta chế biến thành nhiều mặt hàng khác như kẹo lạc,bơ lạc, rút dầu, phomat lạc, sữa lạc. Về giá trị kinh tế: hạt lạc là mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại kim ngạch cao của nhiều nước. Theo FAO hiện nay ở Senegal giá trị từ lạc chiếm gần ½ thu nhập và chiếm tới 80% giá trị xuất khẩu. Sản xuất lạc đạt hiệu quả kinh tế rất cao, đạt tỷ suất lợi nhuận tới 31,86% (cao hơn một số nông sản khác) và xuất khẩu lạc đóng góp 15,11% cho nguồn hàng nông sản xuất khẩu. Về giá trị trong công nghiệp: hạt lạc được dùng trong công nghiệp ép dầu. Dầu lạc làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm như làm bánh kẹo, làm bơ, nước chấm, mì ăn liền, sữa hộp đặc, và làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến xà phòng, chất tẩy rửa. Dầu lạc tinh khiết dùng trong y học (thẩm mỹ) và trong nghề tiểu thủ công nghiệp, trong mỹ nghệ. Ngoài ra, dầu lạc còn làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như xi mực in, chất dẻo, làm dung môi cho thuốc bảo vệ thực vật. Khô dầu lạc còn được dùng làm thức ăn cho người và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Giá trị trong nông nghiệp: cây lạc có vai tròng quan trọng không chỉ trong chăn nuôi mà cả ngành trồng trọt. Sau khi ép 100kg lạc sẽ thu được từ 30-35kg dầu các loại và 65-70kg khô dầu. Khô dầu lạc có thành phần dinh dưỡng tương đối cao, đứng thứ 3 trên thế giới trong các loại khô dầu thực vật (sau khô dầu đậu tương và bông). Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong khô dầu còn khá cao nên dùng làm thức ăn trong chăn nuôi rất tốt. Các nghiên cứu bổ sung khô dầu trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm đều làm tăng trọng nhanh cho lợn và tăng sản lượng trứng gà, vịt. Thân, lá lạc có năng suất từ 5-10 tấn/ha chất xanh (sau thu hoạch quả) có thể dùng trong chăn nuôi đại gia súc. Cám vỏ quả lạc: Vỏ quả lạc chiếm 25-30% trọng lượng quả. Trong chế biến thực phẩm chúng ta thường chỉ sử dụng phần hạt, phần vỏ có thể nghiền thành cám phục vụ cho chăn nuôi. Đối với trồng trọt: lạc là cây trồng rất có ý nghĩa đối với nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước nghèo vùng nhiệt đới. Cây lạc có ý nghĩa trong việc cải tạo đất đai nhờ khả năng cố định đạm, rễ lạc có thể tạo ra vi khuẩn nốt sần do các vi sinh vật PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 cộng sinh, nhưng so với nốt sần của các loại cây họ đậu khác thì nốt sần của cây lạc lớn và khả năng cố định đạm cao hơn. Chính vì vậy, mà sau khi thu hoạch lạc thành phần lý hóa tính của đất được cải thiện đáng kể, lượng đạm trong đất tăng và khu hệ vi sinh vật háo khí trong đất được tăng cường có lợi cho cây trồng sau. Ngoài ra, trong thân lá lạc cũng có một lượng chất khoáng N, P, K không thua kém gì phân chuồng. Tuy nhiên, khi sử dụng cần chú ý chế biến để ít hao hụt các chất dinh dưỡng. 1.2.2. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới Mặc dù là cây trồng có tính thích ứng rộng nhưng trên thế giới lạc được trồng chủ yếu tập trung ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Trong đó, châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất, chiếm 63,4% diện tích và 71,7% sản lượng. Châu Phi chiếm 31,3% diện tích và 18,6% sản lượng. Bắc Trung Mỹ và các nước còn lại chiếm 3,7% diện tích và 7,5% sản lượng. Trên 60% sản lượng lạc của thế giới thuộc về 5 nước sản xuất chính là Ấn Độ 31% sản lượng lạc của toàn thế giới, Trung Quốc 15% sản lượng lạc của toàn thế giới, sau đó là Senegal, Nigiênia, Mỹ. Theo số liệu thống kê của FAOSTAT (2013), tình hình sản xuất lạc trên thế giới từ năm 2011- 2013 được thể hiện ở Bảng 1.1. Kết quả Bảng 1.1. cho thấy: Diện tích trồng lạc toàn thế giới dao động từ 24,74 - 25,41 triệu ha/năm. Trong đó, khoảng 90% diện tích trồng lạc tập trung ở lục địa Á Phi (ở Châu Á 60% và châu Phi 30%). Các nước có diện tích trồng lạc lớn là Ấn Độ, với diện tích trồng từ 4,77 - 5,31 triệu ha/năm, Trung Quốc trồng từ 4,60 - 4,71 triệu ha/năm, Nigiêria trồng từ 2,35 - 2,65 triệu ha/năm. Năng suất lạc của các nước trên thế giới có sự khác biệt khá lớn. Những nước khoa học kỹ thuật phát triển thường có năng suất cao, và ngược lại thì một số nước dù có diện tích lạc tăng đáng kể nhưng năng suất lạc vẫn còn rất thấp. Năng suất lạc trung bình của thế giới đạt từ 1,63 - 1,79 tấn/ha. Trung Quốc là quốc gia có năng suất lạc cao nhất là Trung Quốc, năng suất trung bình đạt 3,49 - 3,65 tấn/ha, tiếp đến là Mỹ, năng suất trung bình đạt 2,96 - 3,51 tấn/ha. Nhìn chung, những nước có diện tích trồng lạc lớn lại có năng suất thấp và mức tăng năng suất không đáng kể trong thời gian qua. Một số nước sản xuất lạc chính có mức tăng năng suất không nhiều. Ấn Độ chỉ tăng 13%, Xênêgan, Trung Quốc năng suất hầu như không tăng. Tình trạng chênh lệch năng suất giữa các nước rất đáng kể. Về sản lượng: số liệu ở Bảng 1.1. cho thấy trên 70% sản lượng lạc thuộc về 5 nước sản xuất lạc chính gồm: Trung Quốc chiếm khoảng 37,26%, Ấn Độ 20,74%, Mỹ 8,13%, Nigiêria 6,57%, Inđônêxia 2,94%. Các nước sản xuất lạc còn lại chỉ chiếm dưới 30% sản lượng lạc của toàn thế giới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới từ năm 2011 - 2013 Khu vực Diện tích Năng suất Sản lượng (triệu ha) (tấn/ha) (triệu tấn) Quốc gia 2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013 Thế giới 24,74 24,80 25,41 1,63 1,64 1,79 40,47 40,79 45,65 Trung Quốc 4,60 4,71 4,65 3,49 3,57 3,65 16,11 16,85 17,01 Ấn Độ 5,31 4,77 5,25 1,31 0,98 0,18 6,96 4,6 9,47 Nigieria 2,35 2,65 2,36 1,25 1,24 1,27 2,96 3,31 3,00 Indonesia 0,53 0,55 0,51 2,13 2,23 2,58 1,15 1,25 1,34 Mỹ 1,01 1,27 1,15 2,96 3,51 3,21 3,00 4,46 3,71 Senegal 0,86 0,70 0,76 0,60 0,94 0,92 0,52 0,67 0,70 Xudan 1,69 1,61 2,16 0,69 0,63 0,81 1,18 1,03 1,76 Cameroon 0,50 0,42 0,46 0,11 1,50 1,37 0,56 0,63 0,63 Việt Nam 0,22 0,22 0,21 2,09 2,13 2,27 0,46 0,47 0,49 1.2.2.2. Tình hình sản suất lạc ở Việt Nam Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), ở Việt Nam cây lạc được trồng ở 62/64 tỉnh thành (hai tỉnh không trồng lạc là Hậu Giang và Cà Mau). Diện tích trồng lạc tập trung chủ yếu ở 5 vùng sinh thái gồm đồng bằng Sông Hồng (30.500ha), Đông Bắc (40.350 ha), Bắc Trung bộ (75.300ha), Duyên hải Nam Trung bộ (33.100ha) và Đông Nam bộ (29.575ha). Năm 2013, có 10 tỉnh có diện tích trồng lạc lớn là Nghệ An (19.600 ha), Hà Tĩnh (17.300 ha), Thanh Hóa (13.500 ha), Bắc Giang (11.700 ha), Quảng Nam (10.800ha), Bình Định (10.200ha), Long An (8.100ha), Hà Giang (7.800 ha), Tây Ninh (6.700ha), Nam Định (6.300ha), Quảng Ngãi (5.900ha). Năng suất giữa các tỉnh chênh lệch nhau khá lớn, năng suất giai đoạn 2009-2013 đạt từ 1,513- 5,043 tấn/ha, cao nhất là tỉnh Trà Vinh và thấp nhất là tỉnh Đăklak. Những tỉnh có năng suất cao nhất như: Trà Vinh (5,043 tấn/ha), Nam Định (3,968 tấn/ha), Tây Ninh (3,492 tấn/ha), Bình Định (2,941 tấn/ha), Long An (2,938 tấn/ha), Tuyên Quang (2,625 tấn/ha), Ninh Bình (2,551 tấn/ha), Bắc Giang (2,416 tấn/ha), Hà Tĩnh (2,358 tấn/ha), Nghệ An (2,270 tấn/ha).... Trong 5 năm trở lại đây (2011 – 2016), tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam có nhiều biến động (Bảng 1.2). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 346 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 287 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 349 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 208 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 178 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 148 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 38 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 59 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 59 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 52 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 134 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 69 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn