intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây cao su tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

29
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá được tình hình sinh trưởng, phát triển, khả năng thích ứng của cây cao su trên địa bàn; Đánh giá được tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên cây cao su; Đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền; Nắm được những khó khăn, đề xuất các giải pháp cho vấn đề sản xuất cao su của huyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây cao su tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Lê Văn Tới PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập và nghiên cứu. Được sự quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Huế, đặc biệt là các thầy cô giáo Phòng Đào tạo sau Đại học, cùng với sự tạo điều kiện của chính quyền địa phương. Tôi đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp: “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây cao su tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai”. Qua đây, tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Nông Học đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức chuyên môn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Nguyễn Minh Hiếu, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn đến các hộ trồng cao su. Cảm ơn các anh, chị đang công tác tại Chi cục Thống kê, Nông trường cao su, Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Ia Pa đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành thực tập tốt nghiệp trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Trong quá trình thực hiện, dù đã cố gắng hết sức nhưng do kinh nghiệm và năng lực bản thân còn hạn chế. Nên đề tài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giáo xem xét và đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin kính chúc quý thầy, cô giáo lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công! Học viên thực hiện Lê Văn Tới PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................v DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. viii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.....................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................4 1.1. Giá trị và tình hình phát triển cao su ........................................................................4 1.1.1. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cây cao su ...................................................4 1.1.2. Tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới và trong nước .....................5 1.1.3. Vai trò của cao su tiểu điền trong hệ thống nông nghiệp ....................................22 1.2. Tình hình sản xuất cao su ở Gia Lai .......................................................................25 1.2.1. Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng cao su của tỉnh Gia Lai .................25 1.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su ở các huyện, thị xã, thành phố ...............25 1.2.3. Giá mủ cao su trên địa bàn tỉnh ...........................................................................30 1.2.4. Tình hình cao su tiểu điền và cao su đại điền trên địa bàn tỉnh ..........................30 1.3. Tình hình phát triển cao su tại huyện Ia Pa ............................................................31 1.4. Một số chính sách phát triển cao su của Trung ương và địa phương đã ban hành ........32 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG .....................................................................33 VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................33 2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu...............................................................................33 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv 2.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................33 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .....................................................................33 2.2.2. Điều tra, đánh giá thực trạng phát triển cây cao su .............................................33 2.2.3. Tình hình sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại của các giống cao su .............34 2.2.4. Hiệu quả của mô hình CSTĐ...............................................................................34 2.2.5. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp ........................................................................34 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................34 2.3.1. Thu thập tài liệu và số liệu ..................................................................................34 2.3.2. Xử lý số liệu ........................................................................................................39 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................40 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện tác động đến sự phát triển cây cao su ....................................................................................................................................40 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện tác động đến sự phát triển cây cao su ..................40 3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của huyện tác động đến sự phát triển cây cao su:........47 3.2. Thực trạng phát triển cây cao su ...............................................................................47 3.2.1. Vùng phân bố và quy mô diện tích cao su ..........................................................47 3.2.2. Đặc điểm vườn cây ..............................................................................................49 3.2.3. Tình hình sử dụng giống......................................................................................51 3.2.4. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật...........................................................54 3.2.5. Hình thức thu mua mủ tại vườn cao su tiểu điền và giá cả .................................62 3.3. Tình hình sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại của các giống cao su ................63 3.3.1. Tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống ..................................................63 3.3.2. Tình hình bệnh hại trên cây cao su ......................................................................72 3.4. Đánh giá được hiệu quả mô hình CSTĐ .............................................................76 3.5. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp ................................................................79 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................84 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANRPC Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su tự nhiên BVTV Bảo vệ thực vật BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ca Nguyên tố Canxi CSTĐ Cao su tiểu điền CSĐĐ Cao su đại điền CSTN Cao su tự nhiên CV Hệ số biến thiên DN Doanh nghiệp DRC Hàm lượng mủ khô ĐB Đông Bắc ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức Lương Nông nghiệp FAOSTAT Thống kê của Tổ chức Lương Nông nghiệp IRSG Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế K Nguyên tố Kali KD Kinh doanh KTCB Kiến thiết cơ bản Mg Nguyên tố Magie N Nguyên tố Ni tơ NS Năng suất P Nguyên tố Phospho QCVN Quy chuẩn Việt Nam STT Số thứ tự SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TLB Tỷ lệ bệnh UBND Ủy ban Nhân dân USD Đô-la Mỹ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su 10 nước đứng đầu thế giới. .............10 Bảng 1.2. Sản lượng CSTĐ và CSĐĐ trên thế giới qua các năm.................................14 Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su Việt Nam từ 2007-2013. .................15 Bảng 1.4. Các thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2014 .......................................................................................................................................18 Bảng 1.5. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su theo loại hình sản xuất. ...................19 Bảng 1.6. Diện tích cao su ở các vùng trên cả nước năm 2012. ...................................20 Bảng 1.7. Cơ cấu giống cao su giai đoạn 2011-2015 ...................................................21 Bảng 1.8. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su của tỉnh Gia Lai qua các năm. ........25 Bảng 1.9. Diện tích trồng cao su của các huyện, Thị xã, Thành phố qua các năm. .....26 Bảng 1.10. Diện tích cao su thu hoạch của các huyện, Thành phố qua các năm.........27 Bảng 1.11. Năng suất mủ cao su của các huyện, Thị xã, Thành phố qua các năm. .....28 Bảng 1.12. Sản lượng mủ cao su của các huyện, Thành phố qua các năm. ................29 Bảng 1.13. Tổng hợp diện tích cao su tiểu điền và cao su đại điền tỉnh Gia Lai..........30 Bảng 2.1. Thang phân cấp bệnh loét sọc mặt cạo .........................................................37 Bảng 2.2. Thang phân cấp bệnh rụng lá phấn trắng......................................................38 Bảng 2.3. Thang phân cấp bệnh khô miệng cạo ...........................................................38 Bảng 2.4. Thang phân cấp bệnh héo đen đầu lá............................................................39 Bảng 3.1. Tổng hợp các nhóm đất chính của huyện Ia Pa. ...........................................41 Bảng 3.2. Kết quả quan trắc khí hậu khu vực phía Đông Nam tỉnh Gia Lai từ 2002- 2012. ..............................................................................................................................45 Bảng 3.3. Thời tiết sáu tháng của năm 2014 và 4 tháng của năm 2015 .......................46 Bảng 3.4. Diện tích cây công nghiệp lâu năm phân theo xã. ........................................48 Bảng 3.5. Quy mô các giống phổ biến của các hộ cao su tiểu điền ..............................52 Bảng 3.6. Cơ cấu bộ giống của cao su đại điền. ...........................................................53 Bảng 3.7. Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống ..............................................63 Bảng 3.8. Tiêu chuẩn vanh thân theo tuổi cây. .............................................................64 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii Bảng 3.9. Sản lượng mủ bình quân cả năm của các giống ...........................................70 Bảng 3.10. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của CSTĐ và CSĐĐ ..........................71 Bảng 3.11. Một số bệnh hại chính trên các giống cao su KTCB ..................................73 Bảng 3.12. Một số bệnh hại chính trên các giống cao su thời kì kinh doanh ...............74 Bảng 3.13. Một số bệnh hại chính ở giai đoạn cao su KTCB .......................................75 Bảng 3.14. Một số bệnh hại chính ở giai đoạn cao su kinh doanh ...............................75 Bảng 3.15. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật ở vườn KTCB của CSTĐ ........55 Bảng 3.16. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật ở vườn kinh doanh ..................58 Bảng 3.17. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật ở vườn KTCB..........................60 Bảng 3.18. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật ở vườn kinh doanh ..................61 Bảng 3.19. Diễn biến giá mủ cao su từ tháng 6/2014 đến tháng 3/2015 ......................62 Bảng 3.20. Hoạch toán kinh tế của cây cao su trong 27 năm (tính cho 1ha) ................76 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ đất huyện Ia Pa. ................................................................................42 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Phần trăm cao su thiên nhiên được sử dụng theo từng lĩnh vực. ...............4 Biểu đồ 1.2. Diện tích cao su thu hoạch trên thế giới giai đoạn 2000-2012. ..................8 Biểu đồ 1.3. Sản lượng và năng suất khai thác cao su tự nhiên thế giới giai đoạn 2000- 2012. ................................................................................................................................8 Biểu đồ 1.4. Tiêu thụ cao su trên thế giới qua các năm ................................................11 Biểu đồ 1.5. Tiêu thụ cao su tự nhiên của các thành viên ANRPC so với thế giới ......12 Biểu đồ 1.6. Giá xuất khẩu cao su thế giới từ 12/2013 đến 12/2014 ............................13 Biểu đồ 1.7. Giá cao su của Việt Nam xuất khẩu từ 12/2013 đến 12/2014. .................16 Biểu đồ 3.1. Quy mô các hộ trồng cao su phân theo diện tích......................................49 Biểu đồ 3.2. Diễn biến năng suất mủ nước cá thể của các giống theo tháng ................66 Biểu đồ 3.3. Diễn biến hàm lượng DRC cá thể của các giống theo tháng....................67 Biểu đồ 3.4. Diễn biến lượng mủ tạp cá thể của các giống theo tháng .........................68 Biểu đồ 3.5. Diễn biến năng suất mủ khô cá thể của các giống theo tháng ..................69 Biểu đồ 3.6. Sản lượng mủ bình quân của các giống trong 7 tháng theo dõi ...............70 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây cao su (H. brasiliensis Muel, Arg.) có nguồn gốc từ vùng rừng Amazone ở Nam Mỹ, là cây của vùng nhiệt đới xích đạo. Hiện nay trên thế giới cây cao su được trồng chủ yếu quanh xích đạo, từ vĩ tuyến 16o Nam đến 18o Bắc, bao gồm nhiều nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ [15]. Cây cao su được đưa vào châu Á năm 1876. Đến năm 1897, bác sĩ Yersin đã du nhập thành công và vườn cao su đầu tiên được ông trồng tại Suối Dầu - Nha Trang. Đầu thế kỷ 20, cây cao su được trồng tại Đông Nam Bộ và đến thập kỷ 50 nó được trồng tại một số vùng Tây Nguyên, miền Trung và một số vùng ở phía Bắc [10]. Theo chủ trương của Chính phủ về việc Quy hoạch phát triển cao su Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020: đến năm 2010, tiếp tục trồng mới 70 nghìn ha để diện tích cao su cả nước đạt 650 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 800 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD; mở rộng công suất chế biến khoảng 220 nghìn tấn; đến năm 2015: tiếp tục trồng mới 150 nghìn ha, để diện tích cao su cả nước đạt 800 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 1,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD; mở rộng công suất chế biến trong 5 năm 360 nghìn tấn; đến năm 2020: diện tích cao su ổn định 800 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD. Để đạt mục tiêu 800 nghìn ha cao su, phải tiếp tục trồng mới 150 nghìn ha trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng và chuyển đổi từ đất rừng tự nhiên là rừng nghèo phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây cao su. Định hướng quy hoạch cao su ở các vùng như sau: Vùng Đông Nam Bộ: tiếp tục trồng mới 25 nghìn ha trên đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và chuyển đổi đất rừng tự nhiên là rừng sản xuất nghèo phù hợp với cao su, để ổn định diện tích 390 nghìn ha cao su; Vùng Tây Nguyên: tiếp tục trồng mới khoảng 95 - 100 nghìn ha trên đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng, chuyển đổi đất rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất nghèo phù hợp trồng cao su, để ổn định diện tích 280 nghìn ha; Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: tiếp tục trồng mới 10 - 15 nghìn ha trên đất đang sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả và chuyển đổi đất rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất nghèo phù hợp trồng cao su, để ổn định diện tích 40 nghìn ha; Vùng Bắc Trung Bộ: tiếp tục trồng mới khoảng 20 nghìn ha, chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp, để ổn định diện tích 80 nghìn ha; Các tỉnh vùng Tây Bắc: không phát triển theo phong trào, có bước đi phù hợp. Trên cơ sở quỹ đất và kết quả đánh giá hiệu quả diện tích cao su đã trồng, các địa phương quyết định mở rộng diện tích ở những địa bàn có đủ điều kiện, để đến năm 2020 toàn vùng đạt khoảng 50 nghìn ha [17]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 2 Cao su thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng. Cây cao su được xem là loại cây trồng đa mục đích: cao su vừa là cây công nghiệp tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị; vừa là cây lâm nghiệp trồng phủ xanh đất bạc màu, nghèo kiệt vì trồng sắn, trồng thay thế rừng nghèo... Thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; góp phần vào bảo vệ môi trường sinh thái. Hiện nay tỉnh Gia Lai có trên 105.064 ha cao su, trong đó cao su đại điền là 83.890,8 ha, cao su tiểu điền là 21.173,2 ha và đã có 58.019 ha cho khai thác [4]. Với diện tích này đã và đang tạo công ăn việc làm ổn định cho rất nhiều hộ gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Do đó, ngoài việc quan tâm phát triển cao su đại điền thì tỉnh Gia Lai còn chú trọng phát triển cao su tiểu điền nhằm phát huy hết tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu và lao động của tỉnh. Cây cao su mới được trồng ở huyện Ia Pa từ năm 2008, trên địa bàn có hai mô hình canh tác cây cao su là cao su đại điền (nông trường) và cao su tiểu điền (nông hộ). Trong quá trình trồng và chăm sóc đã diễn ra một số thực trạng sau: Đối với cao su đại điền là mô hình sản xuất trên diện tích đất được nhà nước giao hoặc cho thuê, việc phát triển sản xuất do tập đoàn, Công ty thực hiện. Mô hình tổ chức sản xuất tập trung, chuyên môn hóa rất cao, diện tích lớn và nhiều lao động. Ở huyện Ia Pa, cao su đại điền do Công ty cổ phần khoáng sản Hoàng Anh Gia Lai (nay là Công ty Cổ phần Trồng rừng công nghiệp Gia Lai) làm chủ đầu tư và trực tiếp quản lý, nằm trong chương trình chuyển đổi đất rừng nghèo sang trồng cây cao su theo Dự án phát triển 50.000 ha cao su trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Năm 2014, Công ty Cổ phần Trồng rừng công nghiệp Gia Lai đã phá bỏ hơn 185 ha cao su do không đảm bảo mật độ khai thác, cao su chậm phát triển. Đối với cao su tiểu điền là mô hình sản xuất cao su trên diện tích đất tự có thuộc sở hữu của các hộ nông dân, cá nhân tham gia trồng, diện tích sản xuất khoảng một vài ha. Vì cây cao su là cây mới được trồng trên địa bàn, nên trồng manh mún, tự phát, thiếu quy hoạch; nhận thức của người dân về sử dụng giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác còn nhiều hạn chế... Do đó, việc điều tra và đánh giá thực trạng cây cao su trên địa bàn huyện là rất quan trọng. Thông qua việc đánh giá thực trạng sẽ có cái nhìn tổng thể về tình hình sản xuất cao su, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các tiềm năng, khắc phục các yếu kém, định hướng một cách đúng đắn cho sự phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ia Pa. Xuất phát từ tình hình trên, tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây cao su tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai”. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được tổng thể tình hình phát triển cao su trên địa bàn huyện; Đánh giá được tình hình sinh trưởng, phát triển, khả năng thích ứng của cây cao su trên địa bàn; Đánh giá được tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên cây cao su; Đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền; Nắm được những khó khăn, đề xuất các giải pháp cho vấn đề sản xuất cao su của huyện. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học Thông qua đề tài nhằm đánh giá đúng thực trạng phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai và có cái nhìn tổng quát về: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện tác động đến sự phát triển cây cao su; phân bố và quy mô diện tích; đặc điểm vườn cây; giống và tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống; sâu bệnh hại; biện pháp kỹ thuật; thu mua mủ và giá cả; hiệu quả kinh tế, xã hội và hiệu quả môi trường của sản xuất cao su. Ý nghĩa thực tiễn Sản xuất cao su hiện nay mang lại cho người dân tại vùng miền núi một cuộc sống mới. Đối với huyện Ia Pa, cây cao su mới trồng gần đây nên việc nghiên cứu một cách có hệ thống để đánh giá đúng đắn sự tồn tại và phát triển cao su trên địa bàn huyện, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn có của địa phương, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân và góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo một cách bền vững. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Giá trị và tình hình phát triển cao su 1.1.1. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của cây cao su Theo Cục Trồng trọt- Bộ Nông nghiệp & PTNT, cao su là cây đa mục tiêu có giá trị nhiều mặt như: Cho mủ, lấy hạt và lấy gỗ; tăng độ che phủ rừng; góp phần cân bằng môi trường sinh thái ở những nơi rừng bị cạn kiệt. Cao su được dùng nhiều trong công nghiệp phục vụ sản xuất và đời sống; là cây dễ trồng, dễ chăm sóc; chu kỳ khai thác và kinh doanh dài [19]. Hiện nay mủ cao su trở thành 1 trong 4 nguyên liệu chính của ngành công nghiệp thế giới. Nó đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ. Sản phẩm cần dùng đến cao su có thể kể đến các loại sau: Cao su vỏ ruột xe chiếm 70% sản lượng cao su thế giới, kế đó là cao su dùng để làm các ống, băng chuyền, đệm giảm sóc, vật liệu chống mài mòn, các trang thiết bị hàng không, dụng cụ gia đình và dụng cụ thể thao. Liệt kê có đến trên 50.000 công dụng của cao su [1]. Cao su thiên nhiên được sử dụng phần lớn để sản xuất vỏ ruột xe, nên các thị trường ôtô phát triển nhất thế giới đều là những nước nhập khẩu cao su lớn như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil. Cao su thiên nhiên được sử dụng theo từng lĩnh vực được thể hiện ở biểu đồ sau: Nguồn: International rubber conference 2012 IRRDB, ANRPC. Biểu đồ 1.1. Phần trăm cao su thiên nhiên được sử dụng theo từng lĩnh vực PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 5 Ngoài nhóm sản phẩm chính là mủ, cây cao su còn có thể cung cấp một lượng gỗ lớn. Trong điều kiện canh tác nông nghiệp với mật độ cây trồng 400 cây/ha, sau 14 năm trồng cây cao su có thể cho từ 0,30 - 0,55 m3 gỗ/cây tùy theo giống. Khối lượng củi có thể thu bằng khoảng 30 - 40% khối lượng gỗ. Giá gỗ cao su có thể giao động từ 600 - 900 USD/m3. Sau khi trồng 7 năm, cây cao su có thể cung cấp khoảng 200 - 300 kg hạt/ha/năm với hàm lượng dầu khoảng 10 - 12% trọng lượng hạt và lượng protein đáng kể trong hạt. Dầu cao su cũng có thể được sử dụng trong công nghệ sơn, vecni, xà phòng, làm chất độn pha với thuốc kích thích mủ cao su, hoặc nếu được xử lý thích hợp có thể dùng làm dầu thực phẩm. Ngoài ra, cây cao su còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn đất, cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt là vùng trung du, miền núi. Kinh doanh cao su sẽ tạo được công ăn việc làm ổn định cho bộ phận dân cư sống ở vùng gò đồi miền núi. Trồng cao su còn có tác dụng tham gia phân bố dân cư hợp lý giữa thành thị và nông thôn, thu hút dân cư ở các vùng thành thị hoặc đồng bằng đến các vùng trung du, miền núi, đến định cư với các dân tộc ít người [7]. Về giá trị thương mại, mủ cao su thiên nhiên là loại nguyên liệu độc quyền trong thời gian đầu. Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ II do có sự xuất hiện của cao su nhân tạo là sản phẩm của dầu mỏ, cao su thiên nhiên đã bị cạnh tranh gay gắt trong nhiều thập kỷ. Cho đến nay, tỷ lệ sản xuất hai loại cao su đã giữ ở mức ổn định là 32/68 (cao su thiên nhiên/cao su nhân tạo). Giá mủ cao su thiên nhiên thường giao động và ở mức thấp là 226 USD/ tấn mủ khô tại thị trường New York năm 1930 và cao nhất là 3.079 USD/tấn tại thị trường Singapor năm 1980 [1]. Do cao su là sản phẩm quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp nên giá trị cao su luôn ổn định trong thời gian dài. Những năm gần đây do mở rộng thị trường, các nước như: Trung Quốc (trên 70%), tiếp đến là thị trường Nga, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ và một số nước khác; hơn nữa do đổi mới công nghệ nên chất lượng mủ ngày càng được cải tiến. Vì vậy, giá cao su xuất khẩu bình quân 3.053 USD/tấn đã tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ và đem lại lợi ích thiết thực cho đất nước [8]. 1.1.2. Tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới và trong nước 1.1.2.1. Lịch sử và tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới Cây cao su là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng về kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng Amazon, thuộc Châu Mỹ La Tinh, người thổ dân Mainas đã biết cây cao su cách đây gần 10 thế kỷ. Họ đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk nghĩa là “nước mắt của cây”. Do nhu cầu tăng lên và sự PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 6 phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus và Belems, thuộc Brazil [20]. Cây cao su sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngoài vùng bản địa, nó đã được nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh; đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm 1883. Vào năm 1897, một đồn điền trồng cao su đã được thành lập tại Malaysia, và ngày nay phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số khu vực Châu Phi nhiệt đới. Trong khi đó những cố gắng gieo trồng cao su tại Nam Mỹ - bản địa của nó thì lại không diễn ra tốt đẹp như vậy [20]. Vào đầu thế kỷ XX, Brazil đã bị mất thế độc quyền xuất khẩu cao su. Ba nước Anh, Pháp và Hà Lan là những nước trồng cao su đứng đầu trong giai đoạn đó. Tuy nhiên, cây cao su chỉ được trồng trên các thuộc địa của các nước này, chủ yếu thuộc vùng Đông Nam Á. Càng về sau sản lượng cao su xuất khẩu tại khu vực càng lớn. Đến nay, đã có đến hơn 90% cao su xuất khẩu từ vùng này. Các nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới là Malaysia (1.539 nghìn tấn), Indonesia (1.034 nghìn tấn), Thái Lan (782 nghìn tấn). Trong giai đoạn từ 1985 đến 1995, sản lượng mủ cao su thế giới tăng đều đặn từ 4,335 triệu tấn năm 1985 lên đến 5,870 triệu tấn năm 1995. Giữa các nước sản xuất cao su hàng đầu cũng có sự biến động về ngôi thứ. Trong giai đoạn từ 1985 đến 1995, Malaysia giảm liên tục từ 1,496 triệu tấn xuống còn 1,089 triệu tấn, trong khi Indonesia có sản lượng cao su tăng đều đặn từ 1,130 triệu tấn năm 1985 lên 1,456 triệu tấn năm 1995, Thái Lan cũng có sự gia tăng từ 0,725 triệu tấn lên 1,784 triệu tấn trong những năm tương ứng. Hai nước Ấn Độ và Trung Quốc có sản lượng tăng gấp 2 đến 3 lần so với năm 1985 và được xếp vị trí thứ 4 và 5 trong bảng xếp hạng. Tổng diện tích cao su thế giới trong những năm 1995 là 9,759 triệu ha. Sự gia tăng sản lượng cao su xuất phát từ sự gia tăng về diện tích và quan trọng hơn là sự gia tăng về năng suất mủ trên 1ha nhờ vào những cải tiến kỹ thuật đáng kể trong thời gian gần đây [5]. Về năng suất, cao su ở các nước biến động theo từng thời kỳ và phụ thuộc nhiều vào việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Những thay đổi dẫn đến sự cải thiện năng suất tại những khu vực như thế là do sự cải thiện về giống và công nghệ khai thác. Trong những năm đầu thế kỷ XX, năng suất cao su khô trên 1ha thường là 300- 400 kg. Đến nay, năng suất bình quân 1.200kg/ha/năm. Tuy nhiên, trong nhiều khu vực năng suất cao su có thể đạt 2.000kg/ha/năm [5]. Ngày nay, do điều kiện môi trường đặc thù của từng nước hoặc do yêu cầu phát triển và lợi ích kinh tế, cũng như nhờ vào bản chất chịu đựng của cây và các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chọn giống và canh tác cao su. Do vậy cây cao su đã được phát triển ngày càng xa khỏi vùng truyền thống lên đến vĩ độ 29o Bắc và xuống đến vĩ độ 23o Nam, và bình độ lên đến gần 1.200 m [21]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 7 Từ năm 1994 - 1997, giá cao su thế giới tăng nhanh nhưng khủng hoảng tài chính châu Á 1997 - 1998 đã làm nhu cầu chậm lại, giá sụt giảm mạnh và chạm đáy năm 2001, nhiều diện tích cao su bị chặt bỏ trong giai đoạn này. Do đó, nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu làm giá cao su tăng đáng kể từ năm 2005 - 2008, nhưng sau đó giá sụt giảm vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2009. Để sớm phục hồi, một số nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu có chính sách kích cầu quá mạnh nên lượng cao su tiêu thụ tăng cao trong khi nguồn cung chưa đáp ứng kịp, tạo cơ hội đẩy giá cao su tăng đột biến và đỉnh điểm là tháng 2/2011 [22]. Trong những năm 2005 đến 2011, giá cao đã thúc đẩy nhiều nước mở rộng diện tích cao su trồng mới hơn 2,98 triệu ha, trong khi tái canh chỉ khoảng 1,54 triệu ha, làm tăng 1,44 triệu ha trong 8 năm gần đây và đưa tổng diện tích cao su thế giới lên 12,5 triệu ha năm 2013. Myanmar đã tăng 431 ngàn ha, Việt Nam tăng 423 ngàn ha, Trung Quốc tăng 224 ngàn ha, Lào tăng 223 ngàn ha, Campuchia tăng 167 ngàn ha, Thái Lan tăng 124 ngàn ha và Ấn Độ tăng 112 ngàn ha. Malaysia và Indonesia giảm gần 300 ngàn ha chủ yếu chuyển qua cây cọ dầu [22]. Năm 2011, thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật và lũ lụt tại Thái Lan cùng với sự suy yếu của kinh tế châu Âu đã làm nhu cầu cao su tăng trưởng chậm từ năm 2012. Trong khi đó, diện tích trồng mới từ năm 2005 bắt đầu được thu hoạch, đẩy sản lượng cao su tăng nhanh vượt hơn nhu cầu và làm cao su dư thừa liên tiếp trong những năm gần đây. Năm 2013, sản lượng cao su thiên nhiên thế giới đạt 12,04 triệu tấn, mức tiêu thụ chỉ đạt 11,4 triệu tấn, dư thừa 644 ngàn tấn và làm cung vượt cầu trong 3 năm liên tiếp lên hơn 1,4 triệu tấn, trong đó tổng lượng cao su dự trữ tại Trung Quốc vào cuối năm 2013 còn tồn hơn 600 ngàn tấn, là mức cao nhất so với trước đây [22]. Giá cao su thiên nhiên đã giảm mạnh từ đầu năm 2014 đến nay trên thị trường thế giới do nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng chậm trong khi nguồn cung lại tăng nhanh hơn, làm lượng tồn kho quá cao, tạo áp lực đẩy giá cao su giảm liên tục từ năm 2012 kéo sang năm 2014 và nhu cầu nhập khẩu chững lại [22]. - Diện tích, năng suất, sản lượng: Thế giới: Năm 2000 diện tích cao su thu hoạch thế giới là 7,328 triệu ha, đến năm 2012 là 9,864 triệu ha tăng 2,536 triệu ha so với năm 2000, tốc độ tăng trung bình năm là 211,36 ngàn ha/năm. Diễn biến về diện tích cao su tự nhiên thế giới giai đoạn 2000-2012 được thể hiện ở Biểu đồ 1.2. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 8 Diện tích 12,000 9,864 10,000 9,289 9,222 9,454 9,688 8,727 8,301 8,481 7,328 7,574 7,672 7,890 8,000 8,000 6,000 4,000 2,000 0,000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm Nguồn: FAOSTAT. Biểu đồ 1.2. Diện tích cao su thu hoạch trên thế giới giai đoạn 2000-2012 Diễn biến năng suất, sản lượng cao su tự nhiên thế giới giai đoạn 2000-2012 được thể hiện ở Biểu đồ 1.3. Sản lượng (Triệu tấn) Năng suất (Tấn/ha) 14,00 11,03 11,45 12,00 10,14 10,23 9,76 10,29 8,94 9,22 9,99 10,00 8,19 8,00 6,95 7,29 7,52 6,00 4,00 0,95 0,96 0,98 1,04 1,12 1,06 1,20 1,20 1,10 1,06 1,09 1,14 1,16 2,00 0,00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nguồn: FAOSTAT. Biểu đồ 1.3. Sản lượng và năng suất khai thác cao su tự nhiên thế giới giai đoạn 2000 - 2012 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 9 Năm 2000, sản lượng cao su tự nhiên thế giới chỉ đạt 6,95 triệu tấn, đến năm 2012 là 11,45 triệu tấn, sản lượng tăng gần gấp đôi so với năm 2000. Từ năm 2000 đến năm 2008 sản lượng cao su tự nhiên thế giới có sự tăng đều, đến năm 2009 sản lượng có xu hướng giảm và tăng trở lại từ năm 2010 đến năm 2012. Năng suất cao su tự nhiên thế giới giai đoạn 2000 - 2012 trung bình đạt 1,08 tấn/ha. Năng suất cao su của các nước sản xuất cao su trên thế giới là khác nhau. Tính đến thời điểm năm 2012, trong 10 nước có diện tích cao su lớn của thế giới thì đứng đầu về năng suất là Ấn Độ 1,82 tấn/ha, trong khi Nigeria chỉ đạt năng suất 0,42 tấn/ha. Năm 2013, diện tích cao su thế giới là 12,5 triệu ha, sản lượng đạt 12,04 triệu tấn [22]. Năm 2014, tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) dự báo sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ tăng 2% lên 12,275 triệu tấn, và tăng lên 12,635 triệu tấn năm 2015. Theo IRSG, nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu sẽ tăng 4,5% lên 11,904 triệu tấn trong năm 2014 và 12,433 triệu tấn năm 2015. Như vậy, sản lượng cao su thiên nhiên thế giới sẽ vượt nhu cầu 202.000 tấn trong năm 2015, giảm so với 371.000 tấn năm 2014 và 650.000 tấn năm 2013. Nhìn chung, dư thừa cao su thiên nhiên thế giới trong năm 2015 giảm 46% do nhu cầu tiêu thụ tăng và nông dân giảm khai thác mủ do giá mủ giảm [23]. Châu lục: Theo FAOSTAT năm 2012, tổng diện tích cao su thu hoạch trên thế giới đạt 9,86 triệu ha, trong đó khu vực có diện tích cao su thu hoạch đứng đầu thế giới là châu Á chiếm 90,1% tổng diện tích, đứng thứ hai là châu Phi chiếm 7,2%, đứng thứ ba là châu Mỹ chiếm 2,5% và đứng thứ tư là châu Đại Dương chiếm 0,15%. Đứng đầu về năng suất là khu vực châu Mỹ đạt 1,50 tấn/ha, đứng thứ hai là khu vực châu Á đạt 1,18 tấn/ha, đứng thứ ba là khu vực châu Phi đạt 0,82 tấn/ha và cuối cùng là châu Đại Dương đạt 0,66 tấn/ha. Về sản lượng, khu vực châu Á có diện tích lớn nhất và năng suất trung bình đạt ở mức khá, do đó đứng đầu về sản lượng, tiếp theo là châu Phi, châu Mỹ và sản lượng thấp nhất là châu Đại Dương [25]. Một số nước đứng đầu thế giới: Theo FAOSTAT năm 2012, trong 10 nước có diện tích cao su thu hoạch lớn trên thế giới, Indonesia có diện tích lớn nhất, thứ hai là Thái Lan, thứ ba là Malaysia, thứ tư là Trung Quốc và Việt Nam đứng thứ năm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 10 Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su 10 nước đứng đầu thế giới Diện tích Năng suất Sản lượng Quốc gia (nghìn ha) (Tấn/ha) (nghìn tấn) Brazil 137,8 1,29 177,1 Philippines 176,2 0,93 164,2 Myanmar 200,0 0,76 152,0 Nigeria 345,0 0,42 143,5 Ấn độ 442,0 1,82 805,0 Việt Nam 505,8 1,71 863,8 Trung Quốc 600,0 1,30 780,0 Malaysia 1.200,0 0,81 970,0 Thái Lan 2.050,0 1,71 3.500,0 Indonesia 3.484,1 0,87 3.040,4 Nguồn: FAOSTAT. Về năng suất, Ấn độ là nước có năng suất trung bình cao nhất đạt 1,82 tấn/ha, thứ hai là Việt Nam đạt 1,708 tấn/ha, thứ ba là Thái Lan đạt 1,707 tấn/ha. Sản lượng cao su của Thái Lan cao hơn Indonesia, mặc dù Indonesia có diện tích cao su thu hoạch lớn hơn Thái Lan nhưng năng suất bình quân thấp hơn Về tỷ trọng sản lượng cao su tự nhiên của một số nước năm 2011, đứng đầu là Thái Lan chiếm 31% tỷ trọng, đứng thứ hai là Indonesia chiếm 27% tỷ trọng, đứng thứ ba là Malaysia chiếm 9% tỷ trọng, đứng thứ tư là Ấn Độ chiếm 8% tỷ trọng, đứng thứ năm là Trung Quốc và Việt Nam cùng chiếm 7% tỷ trọng, và một số nước khác chiếm 11% tỷ trọng. - Về tiêu thụ: Năm 1995, tỷ lệ sản xuất hai loại cao su tự nhiên và cao su nhân tạo đã giữ ở mức ổn định là 32/68, đến năm 2000 tỷ lệ sản cao su tự nhiên và cao su nhân tạo là 38/62, năm 2012 tỷ lệ này là 39/61. Chứng tỏ nhu cầu cao su tự nhiên có chiều hướng tăng, dần rút ngắn khoảng cách với cao su nhân tạo. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 11 Tình hình tiêu thụ cao su tuân theo quy luật thị trường, giai đoạn 2000 - 2007, với sự phát triển của kinh tế thế giới nhu cầu cao su tăng liên tục, đến năm 2008 - 2009 vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nhu cầu tiêu thụ cao su sụt giảm. Sau đó, một số nền kinh tế lớn đã có chính sách kích cầu nên lượng cao su tiêu thụ tăng trở lại. Diễn biến tình hình tiêu thụ cao su thế giới được thể hiện ở biểu đồ dưới đây: Nguồn: Natural rubber statistics 2012, Malaysia Rubber Board. Biểu đồ 1.4. Tiêu thụ cao su trên thế giới qua các năm Nhận định của Hiệp hội cao su Việt Nam về tình hình thị trường cao su hiện nay, nhu cầu cao su của thế giới đang tăng trưởng trở lại theo đà phục hồi của nền kinh tế thế giới, được dự báo sẽ từ 11,4 triệu tấn năm 2013 lên 15,0 - 15,5 triệu tấn năm 2020 [22]. Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) là tổ chức liên chính phủ được thành lập từ năm 1970, đến nay có 11 hội viên là các quốc gia: Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea, Philippines, Singapore, Srilanka, Thai Lan và Việt Nam. Các nước thành viên ANRPC chiếm trên 90% sản lượng cũng là nơi tiêu thụ nhiều cao su tự nhiên, với mức tiêu thụ trên 50% tổng mức tiêu thụ toàn thế giới. Đứng đầu về tiêu thụ cao su tự nhiên là Trung Quốc: 3.603 ngàn tấn năm 2011 (33% so với tiêu thụ trên thế giới), kế đến là Mỹ: 1.029 ngàn tấn (9%) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 12 và Ấn độ: 958 ngàn tấn (9%). Chỉ có 3 thành viên của ANRPC là Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ đã tiêu thụ đến 47 % lượng CSTN toàn cầu. Nguồn: International rubber conference 2012 IRRDB, Challenges in natural rubber supply by memmbers of ANRPC Biểu đồ 1.5. Tiêu thụ cao su tự nhiên của các thành viên ANRPC so với thế giới - Giá xuất khẩu: Từ năm 2001 đến năm 2008 do cầu vượt cung, giá cao su tăng liên tục. Cuối năm 2008 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm nhiều ngành công nghiệp chững lại, nhu cầu cao su thiên nhiên đột ngột giảm xuống, làm giá cao su sụt giảm mạnh. Năm 2010 và năm 2011, nhờ các chính sách kích cầu của các nước phát triển, nhu cầu về cao su thiên nhiên tăng lên, đẩy giá cao su lên cao và đạt đỉnh điểm vào tháng 2/2011. Sau đó, do tác động của của thiên tai, kinh tế châu Âu suy yếu vì khủng hoảng nợ công kéo dài kể từ đầu năm 2011 làm cho nhu cầu tiêu thụ cao su của ngành sản xuất lốp xe và một số ngành công nghiệp khác bị thu hẹp, giá cao su tự nhiên sụt giảm liên tục. Năm 2013 tiếp tục giảm và thấp hơn năm 2012, năm 2013 giá SMR 20 (Malaysia) đạt 2.537 USD/tấn, giảm 20,1% so với năm 2012 và giảm 44,1% so với năm 2011. Tương tự, SVR 31 của Việt Nam đạt bình quân 2.581 USD/tấn, giảm 18,0% so với năm 2012 và giảm 44,4% so với năm 2011 [6]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0