intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Điều tra thực trạng sử dụng, cung ứng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:161

39
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định được hiện trạng sử dụng, cung ứng và quản lý các loại thuốc BVTV ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay, từ đó đưa ra chiến lược quản lý việc cung ứng thuốc BVTV trên toàn tỉnh, hướng dẫn sử dụng và khuyến cáo sử dụng thuốc BVTV ở nông hộ ngày càng hợp lý, hiệu quả hơn và giảm ảnh hưởng bất lợi đối với con người và môi trường sinh thái do thuốc BVTV gây ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Điều tra thực trạng sử dụng, cung ứng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại tỉnh Quảng Ngãi

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả Ngô Văn Thông PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ và động viên từ phía thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS. Trần Thị Thu Hà - Người đã dành thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, khích lệ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, Phòng quản lý Đào tạo sau đại học, các cán bộ và giáo viên Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến cán bộ, viên chức các trạm Trồng trọt và BVTV , lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Quảng Ngãi, UBND các xã (thị trấn), các chủ đại lý, bà con nông dân tại các huyện Bình Sơn, Mộ Đức và TP. Quảng Ngãi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi tấm lòng tri ân tới gia đình và đồng nghiệp. Những người thân yêu đã động viên, giúp đỡ và dành cho tôi sự quan tâm trên mọi phương diện để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn./. Quảng Ngãi, ngày 22 tháng 7 năm 2016 Tác giả Ngô Văn Thông PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT Việc quản lí về kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV là một trong những công việc rất quan trọng trong ngành Trồng trọt và BVTV, nhằm đảm bảo an toàn trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV. Chính vì vậy chúng tôi “Điều tra thực trạng sử dụng, cung ứng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại tỉnh Quảng Ngãi”. Mục đích là xác định được hiện trạng sử dụng, cung ứng và quản lý các loại thuốc BVTV ở tỉnh Quảng Ngãi, từ đó đưa ra chiến lược quản lý việc cung ứng, sử dụng thuốc BVTV một cách hiệu quả, giảm ảnh hưởng bất lợi đối với con người và môi trường sinh thái do thuốc BVTV gây ra. Phương pháp nghiên cứu là tiến hành điều tra 60 nông dân, 15 đại lí cung ứng thuốc BVTV, chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND 09 xã và 03 trưởng trạm Trồng trọt và BVTV các huyện: Mộ Đức, Bình Sơn và TP.Q.Ngãi của tỉnh Quảng Ngãi. Sử dụng bộ phiếu điều tra được soạn thảo riêng để điều tra cán bộ các cơ quan này; tiến hành thu thập số liệu thứ cấp ở cơ quan quản lý, các đại lý cấp 1, nhân viên thị trường kinh doanh thuốc BVTV và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Qua kết quả điều tra về sử dụng thuốc BVTV của nông dân, nhìn chung nhận thức của nông dân về tác động của thuốc BVTV còn nhiều rất nhiều hạn chế, hầu như không có nông dân nào phun thuốc BVTV đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng, nguy cơ về mất an toàn trong quá trình sử dụng thuốc vẫn rất cao. Bên cạnh đó là việc xử lí bao bì và lưu trữ thuốc BVTV sau khi sử dụng thì nhận thức của người nông dân vẫn chưa tốt ... Điều này đã gây ra những tác động tiêu cực tới sức khỏe của con người, động vật và môi trường sinh thái. Kết quả điều tra về kinh doanh thuốc BVTV thì chủ các đại lí đều được đào tạo kiến thức chuyên môn về thuốc BVTV nhưng tỉ lệ các đại lí có trình độ chuyên môn cao về thuốc BVTV thì chưa có, lực lượng hỗ trợ đại lí kinh doanh phần lớn chưa được đào tạo chuyên môn về thuốc BVTV, ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường của đại lý vẫn còn thấp, một số chủ đại lý vẫn đặt lợi nhuận lên hàng đầu trong việc kinh doanh thuốc BVTV, chưa quan tâm đúng mức đến phòng trừ dịch hại, hiện trạng cửa hàng và kho chứa nhìn chung chưa tốt. Đối với việc điều tra về quản lý thuốc BVTV ở Quảng Ngãi, nhìn chung công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nông dân được CQQL thực hiện thường xuyên, công tác điều tra dự tính, dự báo về phòng sâu bệnh cũng được CQQL thực hiện một các điều đặn nhưng kết quả mang lại thì chưa cao, việc quản lý sử dụng và kinh doanh thuốc BVTV của UBND cấp xã thì chưa làm hết trách nhiệm theo pháp luật quy định. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv Từ những kết quả đạt được và hạn chế nêu trên trong thời gian đến ngành Trồng trọt và BVTV ở Quảng Ngãi cần đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền hướng dẫn Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các văn bản pháp quy khác có liên quan cho người dân và chính quyền cơ sở biết để thực hiện. Công tác thanh tra, kiểm tra cần xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, tránh tình trạng gây nhũng nhiễu, phiền hà làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của đại lí cũng như bỏ sót các sai phạm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................................iii MỤC LỤC................................................................................................................................. v DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH VẼ .........................................................................................................xi MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài: ...................................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài.............................................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................................... 2 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................3 1.1. Giới thiệu chung về thuốc bảo vệ thực vật .................................................................... 3 1.1.1. Sinh vật gây hại, thuốc bảo vệ thực vật và một số khái niệm liên quan.................3 1.1.2. Lịch sử của thuốc bảo vệ thực vật .............................................................................18 1.1.3. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật .................................................................................20 1.1.4. Các hình thức tác động của chất độc ........................................................................23 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật...................................24 1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới, tại Việt Nam và tỉnh Quảng Ngãi. ....................................................................................................................26 1.2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới ......................26 1.2.2. Tình hình nhập khẩu, sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam .28 1.2.3. Tình hình sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại tỉnh Quảng Ngãi ....30 1.2.4. Xu hướng sản xuất và tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới .....................34 1.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của người nông dân thường xuyên tiếp xúc thuốc bảo vệ thực vật ........................................................................................................................37 1.3.1. Trên thế giới .................................................................................................................37 1.3.2. Tại Việt Nam ...............................................................................................................37 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi 1.4. Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp .................................39 1.5. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe con người, môi trường .........40 1.5.1. Trên thế giới .................................................................................................................40 1.5.2. Tại Việt Nam ...............................................................................................................41 1.6. Các quy định về quản lí sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam. ................................................................................................................................43 1.6.1. Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các quy định của Nhà nước về quản lý thuốc bảo vệ thực vật ...............................................................................................................................43 1.6.2. Các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát Triển nông thôn ................................44 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................48 2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu .....................................................................................48 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................................48 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................................48 2.2. Nội dung nghiên cứu: .....................................................................................................48 2.2.1. Điều tra thực trạng cung ứng thuốc BVTV tại tỉnh Quảng Ngãi. .........................48 2.2.2. Điều tra thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại tỉnh Quảng Ngãi. ............................48 2.2.3. Điều tra thực trạng quản lý thuốc BVTV tại tỉnh Quảng Ngãi..............................48 2.3. Phương pháp nghiên cứu: ..............................................................................................48 2.3.1. Điều tra, thu thập số liệu sơ cấp: ...............................................................................48 2.3.2. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp: ..............................................................................49 2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá: ........................................................................................................49 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu:.........................................................................................50 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................................53 3.1. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại tỉnh Quảng Ngãi .................................53 3.1.1. Đặc điểm của nông dân sử dụng bảo vệ thực vật tại tỉnh Quảng Ngãi.................53 3.1.2. Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông hộ .........................................58 3.1.3. Kiến thức của nông dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .....................65 3.1.4. Thái độ thực hành trong việc sử dụng và sự hiểu biết về những tác động của thuốc bảo vệ thực vật của các nông hộ ................................................................................70 3.1.5. Ý kiến, đề xuất của nông hộ.......................................................................................77 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii 3.2. Tình hình cung ứng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ..............78 3.2.1. Đặc điểm của các đại lí kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ....................................78 3.2.2. Hoạt động kinh doanh của đại lí ................................................................................80 3.2.3. Kiến thức và hiểu biết về thuốc bảo vệ thực vật của đại lí ....................................91 3.2.4. Ý kiến, đề xuất của đại lí ............................................................................................97 3.3. Tình hình quản lý thuốc bảo vệ thực vật ở tỉnh Quảng Ngãi ....................................98 3.3.1. Đặc điểm của cán bộ quản lí ......................................................................................98 3.3.2. Hoạt động chuyên môn của cán bộ bảo vệ thực vật................................................99 3.3.3. Công tác quản lý của trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật với đại lí kinh doanh và người sử dụng .......................................................................................................................100 3.3.4. Công tác quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc kinh doanh và người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. ...........................................................................................101 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................105 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................108 PHỤ LỤC ..............................................................................................................................110 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Cụm từ 1 Bộ NN và PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2 BVTV Bảo vệ thực vật 3 CP Cổ phần 4 CQCN Cơ quan chức năng 5 CQQL Cơ quan quản lý 6 DT Diện tích 7 ĐX Đông xuân FAO (Food and Agriculture 8 Tổ chức lương thực thế giới Organization) 9 HT Hè thu 10 HTX Hợp tác xã 11 IPM Hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp 12 QĐ Quyết định 13 SXNN Sản xuất nông nghiệp 14 TĐHV Trình độ học vấn 15 THCS Trung học cơ sở 16 THPT Trung học phổ thông 17 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 18 TT Thông tư 19 TP. Q.Ngãi Thành phố Quảng Ngãi PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại (theo quy định của WHO) .....................4 Bảng 1.2. Bảng phân loại độ độc thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam và các biểu tượng về độ độc cần ghi trên nhãn ...................................................................................................... 5 Bảng 1.3. Ký hiệu dạng thuốc bảo vệ thực vật....................................................................... 6 Bảng 1.4. Số liệu nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu thuốc năm 2013......................29 Bảng 1.5. Cơ cấu cây trồng và diện tích các loại cây trồng chính của tỉnh Quảng Ngãi ...30 Bảng 1.6. Doanh thu thuốc bảo vệ thực vật...........................................................................36 Bảng 3.1. Đặc điểm của nông hộ sử dụng thuốc BVTV ......................................................53 Bảng 3.2. Tỷ lệ giới tính theo nhóm tuổi của đối tượng sử dụng thuốc BVTV..................54 Bảng 3.3. Cơ cấu, diện tích và năng suất trung bình các cây trồng chính ...........................55 Bảng 3.4. Thiết bị phun thuốc BVTV và hiệu quả sử dụng .................................................56 Bảng 3.5. Người trực tiếp phun thuốc BVTV ở nông hộ ....................................................56 Bảng 3.6. Số lần phun thuốc BVTV ở các địa phương ........................................................58 Bảng 3.7. Các sản phẩm thương mại và hoạt chất thuốc BVTV phổ biến ..........................59 Bảng 3.8. Nguồn thông tin để sử dụng thuốc BVTV ...........................................................65 Bảng 3.9. Hiểu biết của người nông dân về sử dụng thuốc BVTV .....................................66 Bảng 3.10. Mục đích pha trộn thuốc BVTV của nông dân ..................................................67 Bảng 3.11. Mục đích thay đổi liều lượng thuốc BVTV so với khuyến cáo ........................68 Bảng 3.12. Các lý do thay đổi thuốc BVTV của nông hộ trong quá trình sử dụng ............69 Bảng 3.13. Các lý do nông hộ sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng hoặc dịch hại không được đăng kí ............................................................................................................................69 Bảng 3.14. Các đơn vị tập huấn, hội thảo thuốc BVTV trong năm 2015 ...........................71 Bảng 3.15. Hiểu biết về ảnh hưởng của thuốc BVTV của nông dân...................................72 Bảng 3.16. Số lượng nông dân trả lời có áp dụng các biện pháp để hạn chế sử dụng thuốc BVTV.......................................................................................................................................73 Bảng 3.17. Các lý do nông hộ không sử dụng biện pháp hạn chế sử dụng thuốc BVTV ..73 Bảng 3.18. Các quyết định sử dụng thuốc BVTV của nông hộ ...........................................74 Bảng 3.19. Tình hình sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV..............................75 Bảng 3.20. Các biện pháp an toàn sau khi sử dụng thuốc BVTV........................................76 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. x Bảng 3.21. Đặc điểm của các đại lí kinh doanh thuốc BVTV tại tỉnh Quảng Ngãi ...........78 Bảng 3.22. Tỷ lệ giới tính theo nhóm tuổi của đối tượng kinh doanh thuốc BVTV ..........79 Bảng 3.23. Thuốc BVTV được kinh doanh phổ biến nhất...................................................80 Bảng 3.24. Các mặt hàng kinh doanh của các đại lí .............................................................84 Bảng 3.25. Nguồn cung ứng của các đại lí ............................................................................85 Bảng 3.26. Những khó khăn trong kinh doanh của đại lí .....................................................88 Bảng 3.27. Phương thức xử lý thuốc BVTV hết hạn sử dụng .............................................88 Bảng 3.28. Lý do bán thuốc BVTV trên cây trồng hoặc dịch hại không đăng kí ...............89 Bảng 3.29. Hiện trạng kinh doanh thuốc BVTV của các đại lí ở Quảng Ngãi ...................91 Bảng 3.30. Tình trạng, vị trí cửa hàng bán thuốc BVTV .....................................................92 Bảng 3.31. Kiến thức chuyên môn của các đại lí kinh doanh thuốc BVTV .......................94 Bảng 3.32. Những kiến thức được tiếp thu thông qua tập huấn...........................................95 Bảng 3.33. Các loại bảo hộ lao động được đại lý sử dụng khi kinh doanh thuốc BVTV ..96 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. xi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Mục đích sản xuất của đối tượng điều tra ............................................................56 Hình 3.2. Phương thức thanh toán khi mua thuốc BVTV của nông hộ ..............................57 Hình 3.3. Tỉ lệ chi phí sử dụng thuốc BVTV để kiểm soát các đối tượng gây hại .............59 Hình 3.4. Các dạng thuốc BVTV nông dân thích sử dụng ..................................................63 Hình 3.5. Các dạng bao bì thuốc BVTV nông dân thích sử dụng ......................................64 Hình 3.6. Tỉ lệ nông dân có pha trộn thuốc BVTV trong một bình phun ...........................66 Hình 3.7. Tỷ lệ nông hộ thay đổi liều khuyến cáo so với hướng dẫn trên bao bì thuốc BVTV ..................................................................................................................................................67 Hình 3.8. Tỷ lệ nông dân thay đổi thuốc trong quá trình sử dụng .......................................68 Hình 3.9. Tỷ lệ nông dân sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng hoặc dịch hại không được đăng kí ......................................................................................................................................70 Hình 3.10. Số nông hộ tham gia tập huấn, hội thảo thuốc BVTV trong năm 2015............71 Hình 3.11. Các nông dân sử dụng biện pháp hạn chế sử dụng thuốc BVTV......................72 Hình 3.12. Thực trạng xử lý bao bì thuốc BVTV của nông hộ sau khi sử dụng ................76 Hình 3.13. Thực trạng lưu trữ thuốc BVTV của nông hộ ....................................................77 Hình 3.14. Tỷ lệ nguồn gốc hoạt chất các loại thuốc BVTV kinh doanh............................83 Hình 3.15. Chủng loại các loại thuốc BVTV kinh doanh.....................................................84 Hình 3.16. Yếu tố quyết định số lượng thuốc BVTV kinh doanh .......................................85 Hình 3.17. Nông dân mua thuốc BVTV theo hướng dẫn của đại lí ....................................86 Hình 3.18. Tỷ lệ % số lượng khách hàng của đại lý kinh doanh thuốc BVTV...................86 Hình 3.19. Tỷ lệ % chai nhựa, gói thuốc BVTV được tiêu thụ nhiều nhất .........................87 Hình 3.20. Tỷ lệ các đại lý bán thuốc BVTV trên cây trồnghoặc dịch hại không đăng kí 89 Hình 3.21. Tỷ lệ đại lý có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV...........102 Hình 3.22. Tỷ lệ UBND xã có tiến hành thanh tra, kiểm tra về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV.....................................................................................................................................103 Hình 3.23. Tỷ lệ địa phương có nơi thu gom rác thải thuốc BVTV ..................................104 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Đồng thời, nông nghiệp cũng là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Hiện nay trồng trọt là một trong những lĩnh vực thiết yếu nhất trong ngành nông nghiệp nước ta. Nhưng năng suất, chất lượng, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, giá trị thu nhập trong lĩnh vực cây trồng vẫn chưa cao và bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau và đang là vấn đề thực sự cần quan tâm. Để bảo vệ năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế, giảm thiệt hại do các yếu tố bên ngoài gây ra như cỏ dại, sâu bệnh hại, người nông dân đã biết cách áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để bảo vệ năng suất cây trồng. Việc sử dụng thuốc BVTV là một thực tế khách quan và là một yêu cầu không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp (SXNN). Thuốc BVTV là một loại hàng hoá đặc biệt do đặc tính độc hại đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái, nhưng nó cũng là một loại hàng hoá rất thông dụng đối với ngành trồng trọt. Và hiện nay, người nông dân đang ngày càng sử dụng nhiều hơn các loại thuốc BVTV vào ngành trồng trọt để tăng năng suất và bảo vệ cây trồng. Tại tỉnh Quảng Ngãi, nông dân ngày càng sử dụng rất nhiều loại thuốc BVTV khác nhau nhằm hạn chế cỏ dại, sâu, bệnh hại, kích thích sinh trưởng… để đảm bảo và tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, sự hiểu biết và ý thức của người nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV còn có nhiều khác nhau chưa thống nhất và còn bị chi phối bởi nhiều vấn đề (trình độ hiểu biết sử dụng thuốc BVTV, lạm dụng thuốc BVTV, tính chủ quan, bảo thủ của nông dân, đặc thù sinh thái của từng địa phương, thành phần cây trồng canh tác…). Từ nhu cầu thực tế của người nông dân thì các đơn vị cung ứng thuốc BVTV trên thị trường cũng ra đời với số lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc cung ứng và sử dụng thuốc BVTV chưa thực sự tuân theo đúng quy định của Nhà nước, sự hiểu biết về thuốc BVTV còn hạn chế của người kinh doanh và người sử dụng, những vấn đề phát sinh ra trong việc sử dụng thuốc BVTV đối với đời sống con người và môi trường sinh thái. Cần có một sự nhìn nhận đúng đắn hơn về các mặt tích cực và mặt trái trong việc sử dụng và kinh doanh thuốc BVTV tại tỉnh Quảng Ngãi nhằm có giải pháp giúp việc sử dụng và kinh doanh thuốc BVTV tốt hơn, hạn chế những bất lợi do thuốc BVTV gây ra. Xuất phát từ các vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Điều tra thực trạng sử dụng, cung ứng và quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại tỉnh Quảng Ngãi”. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 2 2. Mục đích của đề tài Xác định được hiện trạng sử dụng, cung ứng và quản lý các loại thuốc BVTV ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay, từ đó đưa ra chiến lược quản lý việc cung ứng thuốc BVTV trên toàn tỉnh, hướng dẫn sử dụng và khuyến cáo sử dụng thuốc BVTV ở nông hộ ngày càng hợp lý, hiệu quả hơn và giảm ảnh hưởng bất lợi đối với con người và môi trường sinh thái do thuốc BVTV gây ra. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1) Ý nghĩa khoa học Cung cấp các dữ liệu khoa học về tình hình SXNN và sử dụng thuốc BVTV tại tỉnh Quảng Ngãi. Bổ sung các thông tin khoa học về các loài sâu, bệnh hại và cỏ dại phổ biến nhất trên các loại cây trồng ở Quảng Ngãi. 2) Ý nghĩa thực tiễn Những dẫn liệu khoa học về tình hình cung ứng và sử dụng thuốc bảo vệ thực trên cây trồng là hết sức quan trọng cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó, xây dựng chiến lược quản lý sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng trong những năm tiếp theo, góp phần giảm thiểu tác hại của thuốc BVTV đến sức khoẻ con người và môi trường sinh thái. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tư liệu cho các nhà nghiên cứu tham khảo tìm ra các giải pháp hữu ích về quản lý thuốc BVTV, đáp ứng yêu cầu sản xuất của tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tư liệu để các nhà kinh doanh thuốc BVTV tham khảo để có chính sách kinh doanh và cung ứng thuốc BVTV phù hợp với điều kiện sản xuất nông sản của tỉnh Quảng Ngãi. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 3 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu chung về thuốc bảo vệ thực vật 1.1.1. Sinh vật gây hại, thuốc bảo vệ thực vật và một số khái niệm liên quan Khái niệm sinh vật gây hại Sinh vật gây hại là sinh vật gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, cỏ dại và các sinh vật có hại khác [1]. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc [1]. Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật là sản phẩm có hàm lượng hoạt chất cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định được dùng để sản xuất thuốc thành phẩm [1]. Hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc thành phần hữu hiệu có hoạt tính sinh học của thuốc bảo vệ thực vật [1]. Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm là sản phẩm được sản xuất từ thuốc kỹ thuật với dung môi, phụ gia theo quy trình công nghệ nhất định, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có nhãn hàng hóa và được phép đưa vào lưu thông, sử dụng [1]. Thuốc bảo vệ thực vật sinh học là sản phẩm có thành phần hữu hiệu là vi sinh vật sống hoặc chất có nguồn gốc từ vi sinh vật, thực vật, động vật [1]. Chất độc Chất độc là những chất khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật một lượng nhỏ cũng có thể gây biến đổi sâu sắc về cấu trúc hay chức năng trong cơ thể sinh vật, phá huỷ nghiêm trọng những chức năng của cơ thể, làm cho sinh vật bị ngộ độc hoặc chết [7]. Tính độc Tính độc là khả năng gây độc của một chất đối với cơ thể sinh vật ở một lượng nhỏ nhất định của chất độc đó [7]. Độ độc Độ độc biểu thị mức độ của tính độc, là liều lượng nhất định của chất độc cần có để gây được một tác động nào đó lên cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập vào cơ thể sinh vật. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 4 LD50 là chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một loại thuốc BVTV đối với động vật máu nóng (đơn vị tính là mg chất độc/kg trọng lượng chuột). Chỉ số LD50 chính là lượng chất độc gây chết 50% số cá thể chuột trong thí nghiệm. LD50 càng thấp thì độ độc càng cao [7]. LC50 là độ độc của một hoạt chất có trong không khí hoặc nước (đơn vị tính là mg chất độc/thể tích không khí hoặc nước). Chỉ số LC50 càng thấp thì độ độc càng cao [7]. Ngộ độc cấp tính: thuốc xâm nhập vào cơ thể một lần, gây nhiễm độc tức thời biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng. Ngộ độc mãn tính: khi thuốc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ, nhiều lần trong thời gian dài, thuốc sẽ tích luỹ trong cơ thể đến một lúc nào đó cơ thể sẽ suy yếu, có những bộ phận trong cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc phát huy tác dụng [8]. Liều lượng Liều lượng là lượng thuốc cần áp dụng cho 1 đơn vị diện tích (đơn vị tính là kg/ha, lít/ha) [8]. Liều lượng là lượng chất độc cần thiết (được tính bằng mg hay g) để gây được một tác động nhất định trên cơ thể sinh vật. Liều lượng ngưỡng: là liều lượng rất nhỏ chất độc đã gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của sinh vật, nhưng chưa có biểu hiện triệu chứng bị hại. Liều lượng độc: là liều lượng nhỏ chất độc đã gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của sinh vật và các triêu chứng ngộ độc bắt đầu biểu hiện. Liều gây chết: là liều lượng chất độc đã gây cho cơ thể sinh vật những biến đổi sâu sắc đến mức không thể hồi phục, làm chết sinh vật [15]. Bảng 1.1. Phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại (theo quy định của WHO) Trị số LD50 của thuốc (mg/kg) Mức độ độc Thể lỏng Thể rắn Qua miệng Qua da Qua miệng Qua da Rất độc 1000 Nguồn: [7]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 5 Để đánh giá tác động của chất độc đến cơ thể sinh vật, hay so sánh độ độc của các loại thuốc với nhau, người ta còn chia ra: Liều dưới liều gây chết: là liều lượng chất độc đã phá hủy những chức năng của cơ thể sinh vật, nhưng chưa làm chết sinh vật. Liều gây chết tuyệt đối: là liều lượng chất độc thấp nhất trong những điều kiện nhất định làm chết 100% số cá thể dùng trong nghiên cứu. Liều gây chết trung bình (Medium Lethal Dose), ký hiệu LD50. Trong đó LD50 là liều lượng chất độc cần thiết để gây chết cho 50% số cá thể dùng trong thí nghiệm là chuột hoặc thỏ. Đơn vị tính là mg hoạt chất/1kg thể trọng của sinh vật thí nghiệm. Đơn vị này dùng để đo qua ruột hoặc qua da ở một hợp chất đối với động vật máu nóng [7]. Giá trị của LD50 càng nhỏ thì càng độc. Bảng 1.2. Bảng phân loại độ độc thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam và các biểu tượng về độ độc cần ghi trên nhãn LD50 đối với chuột (mg/kg) Nhóm Chữ Vạch Qua miệng Qua da Biểu tượng độc đen màu Thể Thể Thể rắn Thể rắn lỏng lỏng Nhóm Rất Đầu lâu xương chéo Đỏ < 50 < 200 < 100 < 400 độc I độc trên nền trắng Nhóm Độc Chữ thập đen chéo >50 - >200 - >100 - >400 - Vàng độc II cao trên nền trắng 500 2000 1000 4000 Xanh Nhóm Nguy Vạch đen không liên 500 - >2000 - nước >1000 >4000 độc III hiểm tục trên nền trắng 2000 3000 biển Nhóm Cẩn Xanh lá Không biểu tượng >2000 >3000 >1000 >4000 độc IV thận cây Nguồn: [7]. Vệ sinh lao động Vệ sinh lao động là tổng thể các tiêu chuẩn môi trường lao động (ánh sáng, chống bụi, nóng lạnh, gió, tiếng ồn, độ ẩm…); bảo hộ an toàn lao động, trang thiết bị PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 6 bảo hộ lao động, máy móc, thiết bị sản xuất; chế độ ăn uống tối ưu thích hợp với mỗi loại lao động; vệ sinh cá nhân của người lao động và gia đình [8]. Biện pháp an toàn vệ sinh lao động Biện pháp an toàn vệ sinh lao động là việc sử dụng các trang thiết bị an toàn để giúp giảm thiểu các yếu tố tác hại nghề nghiệp, trong môi trường lao động. Các biện pháp an toàn vệ sinh lao động được chia 2 nhóm: nhóm các biện pháp chung nhằm đảm bảo an toàn lao động chung cho mọi người cùng làm việc trong một môi trường; nhóm thứ hai là các phương tiện bảo vệ cá nhân, được sử dụng để bảo vệ cho từng cá nhân người lao động, loại này phụ thuộc vào đặc thù công việc và thời điểm làm việc cụ thể của từng lao động. Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị thiết yếu mà mỗi người lao động cần sử dụng trong khi làm việc và công tác để cơ thể không bị tác động xấu của các yếu tố có hại phát sinh trong môi trường [8]. Bảng 1.3. Ký hiệu dạng thuốc bảo vệ thực vật Ký Dạng thành phẩm STT Mô tả hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt 1. AB Grain bait Bả hạt ngũ cốc Một dạng bả đặc biệt Một dạng gia công đựng trong Sol khí bình chịu lực, được phân tán 2. AE Aerosol disperser bởi một nguyên liệu khí, thành (Phân tán sol khí) giọt hay hạt khi van của bình hoạt động Dạng lỏng, chưa có mã hiệu 3. AL Any other liquid Các dạng lỏng khác riêng, được dùng ngay không pha loãng. Dạng bột chưa có mã hiệu 4. AP Any other powder Các dạng bột khác riêng, được dùng ngay không pha loãng 5. BB Block bait Bả tảng Một dạng bả đặc biệt Dạng cục rắn, ngâm vào nước 6. BR Briquette Bả bánh sẽ nhả dần hoạt chất. Sản phẩm ở thể rắn hay lỏng, 7. CB Bait concentrate Bả đậm đặc phải hoà loãng để dùng làm bả PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 7 Dạng huyền phù ổn định của các viên nang trong một chất Capsule suspension Huyền phù viên nang 8. CF lỏng, dùng để xử lý giống, for seed treatment để xử lý hạt giống không hoà loãng hoặc phải hoà loãng trước khi dùng. Thành phẩm dạng hạt, có lớp Encapsulated Viên nang 9. CG bao bảo vệ để giải phóng từ từ granule (thuốc hạt có lớp bao) hoạt chất Thuốc trừ chuột hay trừ sâu Dạng lỏng hay ge được gia công ở dạng lỏng hay 10. CL Contact liquid or gel l tiếp xúc (thuốc tiếp dạng gel dùng trực tiếp không xúc lỏng hoặc gel) hoà loãng hoặc có pha loãng nếu ở thể gel Thuốc trừ chuột hay trừ sâu ở dạng bột dùng trực tiếp không 11. CP Contact powder Thuốc bột tiếp xúc hoà loãng. Trước được gọi là dạng bột có lưu lại dấu vết (tracking power –TP) Một dạng huyền phù ổn định của các viên nang trong một 12. CS Capsule suspension Huyền phù viên nang chất lỏng, thường hoà loãng với nước trước khi phun) Thành phẩm ở dạng lỏng đồng nhất, được sử dụng như một hệ Dạng phân tán đậm Dispersible phân tán chất rắn trong nước 13. DC đặc (Dạng đậm đặc có concentrate (Ghi chú: có một số thành thể phân tán) phẩm mang đặc tính trung gian giữa dạng DC và EC) Thuốc bột (thuốc bột Dạng bột dễ bay tự do, thích 14. DP Dustable powder để phun bột) hợp cho việc phun bột Powder for dry seed Thuốc bột xử lý khô Dạng bột dùng ở dạng khô, 15. DS treatment hạt giống trộn trực tiếp với hạt giống. Dạng viên, được dùng từng Tablet for direct viên trực tiếp trên ruộng, 16. DT Dạng viên dùng ngay application không cần pha với nước để phun hoặc rải PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 8 Dạng nhũ đậm đặc Thuốc ở dạng lỏng đồng nhất, Emulsifiable 17. EC (Thuốc đậm đặc có thể được pha với nước thành một concentrate nhũ hoá) nhũ tương để phun Dạng lỏng tích điện Thành phẩm đặc biệt, dạng Electrochargeable (thuốc lỏng có lỏng, dùng trong kỹ thuật phun 18. ED liquid lỏng tĩnh điện (điện động lực) thể tích điện) Thuốc dạng hạt, được dùng như một nhũ tương dầu trong Emulsifiable Viên hạt hóa sữa (thuốc nước của hoạt chất sau khi hạt 19. EG granule hạt có thể nhũ hoá) phân rã trong nước. Sản phẩm có thể chứa những chất phụ gia không hoà tan trong nước. Thuốc ở dạng lỏng, không Nhũ nước trong dầu đồng nhất, gồm một dung dịch Emulsion (Nhũ tương nước thuốc trừ dịch hại trong nước, 20. EO water in oil được phân tán thành những trong dầu) giọt rất nhỏ trong một dung môi hữu cơ Thành phẩm dạng bột, có thể chứa những chất không tan Emulsifiable trong nước, đươc dùng như 21. EP Bột nhũ hóa powder một nhũ tương dầu trong nước của một hay nhiều hoạt chất sau khi pha loãng với nước. Dạng nhũ xử lý hạt Một hệ nhũ tương ổn định, Emulsion for seed 22. ES giống (nhũ tương dùng không hoặc có hoà loãng để xử treatment xử lý hạt giống) lý hạt giống Thành phẩm ở dạng lỏng không Dạng nhũ dầu trong đồng nhất, gồm dung dịch thuốc Emulsion oil in 23. EW nước (Nhũ tương dầu trừ dịch hại trong dung môi hữu water trong nước) cơ, được phân tán thành giọt nhỏ khi pha với nước. Hộp khói Dạng đặc biệt của thuốc tạo 24. FD Smoke tin khói xông hơi (hộp sắt tây khói) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 9 Thuốc dạng hạt có kích thước 25. FG Fine granule Hạt mịn 300-2500 µm Nến khói (nến khói Dạng đặc biệt của thuốc tạo 26. FK Smoke candle xông hơi) khói xông hơi Đạn khói (Đạn khói Dạng đặc biệt của thuốc tạo 27. FP Smoke cartridge xông hơi) khói xông hơi Que khói (que khói Dạng đặc biệt của thuốc tạo 28. FR Smoke rodlet xông hơi) khói xông hơi Flowable (*) Một huyền phù ổn định có thể Huyền phù đậm đặc 29. FS concentrate for seed dùng trực tiếp hay hoà loãng dùng xử lý hạt giống treatment để xử lý hạt giống Viên khói (Viên khói Dạng đặc biệt của thuốc tạo 30. FT Smoke tablet xông hơi) khói xông hơi Dạng thành phẩm thường ở thể rắn, đốt cháy được. Khi đốt sẽ 31. FU Smoke generator Thuốc tạo khói giải phóng hoạt chất ở dạng khói Dạng đặc biệt của thuốc tạo 32. FW Smoke pellet Hạt khói xông hơi khói xông hơi Thuốc tạo khói có những dạng: hộp khói (FD); pháo khói (FK); đạn khói (FP); hạt khói (FW); que khói (FR); viên khói (FT) Khí được nạp trong chai hay 33. GA Gas Khí bình nén 34. GB Granular bait Bả hạt (bả dạng hạt) Dạng bả đặc biệt Gas generating Sản phẩm sinh khí do một 35. GE Sản phẩm sinh khí product phản ứng hoá học Gel for seed Dạng gel dùng xử lý Thành phẩm dạng gel dùng xử 36. GF treatment hạt giống lý giống trực tiếp Thuốc hạt có kích thước hạt 37. GG Macrogranule Hạt thô 2000-6000 mm Thành phẩm gel hoá dùng như 38. GL Emulsifiable gel Gel có thể nhũ hoá một nhũ tương khi hoà với nước PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1