Luận văn thạc sĩ Nông nghiêp: Nghiên cứu biện pháp canh tác ngô, lúa nương bền vững trên đất dốc tại xã Ia Dom huyện Đức Cơ tỉnh Gia Lai
lượt xem 33
download
Mục tiêu nghiên cứu: xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất ngô và lúa nương trên đất dốc xã Ia Dom, xác định biện pháp canh tác bảo vệ, ổn định độ phì nhiêu đất dốc trồng ngô và lúa nương tại xã Ia Dom.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Nông nghiêp: Nghiên cứu biện pháp canh tác ngô, lúa nương bền vững trên đất dốc tại xã Ia Dom huyện Đức Cơ tỉnh Gia Lai
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ----------------------------- LƯƠNG ĐỨC TRÍ NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CANH TÁC NGÔ, LÚA NƯƠNG BỀN VỮNG TRÊN ĐẤT DỐC TẠI XÃ IA DOM HUYỆN ĐỨC CƠ TỈNH GIA LAI LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Buôn Ma Thuột năm 2009
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ----------------------------- LƯƠNG ĐỨC TRÍ NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP CANH TÁC NGÔ, LÚA NƯƠNG BỀN VỮNG TRÊN ĐẤT DỐC TẠI XÃ IA DOM HUYỆN ĐỨC CƠ TỈNH GIA LAI Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Mã số: 4.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Trình Công Tư Buôn Ma Thuột năm 2009
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn ñề: Đất dốc chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền nông nghiệp của cả nước. Đây là vùng có môi trường sinh thái rất mỏng manh. Do ảnh hưởng của ñịa hình, khí hậu, hoạt ñộng canh tác bất hợp lí của con người…ñã gây nên hiện tượng xói mòn, rửa trôi và hàng loạt các quá trình thổ nhưỡng bất thuận khác ñã biến những vùng ñất vốn dĩ rất màu mỡ thành hoang hoá, bạc màu giảm sút sức sản xuất. Ở Việt nam, ñất ñồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, là ñịa bàn cư trú của hơn 28 triệu người thuộc 54 dân tộc anh em. Do sức ép dân số, ñất dốc vùng sâu vùng xa thậm chí kể cả rừng cấm ñầu nguồn cũng ñã và ñang bị xâm hại (Thái Phiên 1998)[15]. Phần lớn diện tích ñất có ñộ dốc dưới 15o ñã ñược sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Do thiếu ñất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên ñất có ñộ dốc lớn hơn 25o chịu xói mòn rất mạnh và thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng ñược 2-3 vụ cây lương thực ngắn ngày với năng suất thấp, cuộc sống của nông dân trong vùng rất khó khăn ( Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm 2002)[16], (Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chabanne 2006)[2] Ia Dom là một xã vùng sâu, giáp biên giới Cam Pu Chia. Đây là vùng ñất có nhiều ñồi núi, ñịa hình phân cắt, quá trình xói mòn ñang ñe dọa, ñộ phì nhiêu không ñồng ñều giữa các vùng trong xã. Lượng mưa khá cao trong năm, song phân bố tập trung theo mùa, thường gây nên hạn hán trong mùa khô, ngập lụt trong mùa mưa, ảnh hưởng rất lớn ñến chất lượng mùa màng. Trong khi ñây là vùng có dân trí thấp, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp cũng như thâm canh cây trồng chưa cao.
- 2 Lúa nương và ngô là những loại cây trồng chủ ñạo, ñem lại nguồn thu nhập chính cho người dân tại xã Ia Dom. Song kỹ thuật canh tác 2 loại cây trồng này còn nhiều hạn chế. Người dân ở ñây chủ yếu sử dụng giống ñịa phương có ñộ lẫn tạp cao, không ñầu tư ñúng mức về phân bón, áp dụng chưa thoả ñáng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao ñộ phì nhiêu ñất...nên năng suất thu ñược thường thấp, bấp bênh, ñất ñai bị xói mòn, rửa trôi mạnh, ñộ phì nhiêu nhanh chóng sụt giảm, có trường hợp chỉ qua 3 - 5 năm canh tác ñất ñã bị thoái hoá ñến mức mất sức sản xuất. Nhằm từng bước khai thác hợp lý và có hiệu quả tiềm năng ñất dốc tại ñịa phương, ổn ñịnh ñời sống xã hội và gìn giữ môi trường, chúng tôi tiến hành ñề tài: “Nghiên cứu biện pháp canh tác Ngô, lúa nương bền vững trên ñất dốc tại xã Ia Dom huyện Đức Cơ tỉnh Gia Lai”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Xác ñịnh các biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất ngô và lúa nương trên ñất dốc xã Ia Dom - Xác ñịnh biện pháp canh tác bảo vệ, ổn ñịnh ñộ phì nhiêu ñất dốc trồng ngô và lúa nương tại xã Ia Dom 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài: 3.1. Ý nghĩa khoa học : - Bổ sung thêm luận cứ khoa học cho việc khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên ñất dốc. - Làm phong phú thêm tư liệu về nghiên cứu và sử dụng ñất dốc ở Việt Nam nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Chỉ ra ñược các giải pháp canh tác ngô và lúa nương phù hợp trên ñất dốc, trên cơ sở ñó cải thiện và ổn ñịnh ñời sống của cư dân và bảo vệ môi trường thiên nhiên miền núi.
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài: Các tác nhân gây xói mòn ñất là do ñịa hình dốc, kết hợp với ñộ che phủ lớp mặt kém và cường ñộ mưa lớn. Khi hạt mưa rơi trực tiếp xuống mặt ñất, ñộng năng của hạt mưa sẽ phá vỡ các hạt kết khỏi ñất và chuyển dịch ñi nơi khác theo dòng chảy (Beasley R. P. 1972) [27]. Như vậy ñất bị xói mòn, rửa trôi ngày càng trầm trọng, nếu chúng ta không có biện pháp tích cực ngăn chặn, hậu quả là ñất thoái hoá bạc màu, khô cằn trơ sỏi ñá, mất sức sản xuất. Muốn giảm thiểu xói mòn ñất do mưa, trước hết mặt ñất phải ñược che phủ ñể hạn chế tối ña hạt mưa rơi trực tiếp xuống mặt ñất và giảm tối ña lượng nước chảy tràn bề mặt, ñồng thời cần phải có những biện pháp hữu hiệu làm giảm ñộ cao của ñịa hình. Để thực hiện ñược ñiều ñó một cách hiệu quả, khi canh tác cây trồng trên ñất dốc cần phải áp dụng những biện pháp kỹ thuật tiến bộ và thâm canh, luân canh giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao ñộ che phủ cho ñất ñồng thời kết hợp bằng biện pháp công trình hay những băng chắn bằng sinh học ñể ngăn chặn dòng chảy bề mặt, hạn chế ñất bị xói mòn. Với cây lương thực như ngô và lúa nương, khả năng che phủ ñất vốn dĩ ñã kém, kết hợp với phương thức trồng ñộc canh theo tập quán ñịa phương ñã làm cho ñất bị xói mòn, rửa trôi ngày càng trầm trọng Bên cạnh những tác ñộng xấu của thiên nhiên ñối với ñất ñồi núi dốc, thì con người cũng là một trong những tác nhân gây không ít ñến sự sụt giảm và thoái hoá ñất ñai thông qua quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất người ta chỉ biết khai thác dinh dưỡng trong ñất một cách triệt ñể, mà ít
- 4 nghĩ ñến việc trả lại dinh dưỡng cho ñất khi cây trồng ñã lấy ñi. Có chăng chỉ trả lại bằng cách bón phân nhưng không thể bù ñắp ñược. Đặc biệt là những vùng ñất ñồi núi dốc nơi ñồng bào dân tộc thiểu số canh tác hầu như người ta không nghĩ ñến chuyện bón phân cho cây trồng, ñồng thời những phụ phế phẩm của cây trồng cũng ñưa ra khỏi ruộng hoặc ñốt. Bên cạnh ñó không có những biện pháp chống xói mòn bảo vệ ñất, vì vậy sự trả lại dinh dưỡng cho ñất là rất khiêm tốn. Độ phì nhiêu ñất bị suy giảm dẫn ñến mất sức sản xuất. Hướng tiếp cận tốt nhất ñể cải tạo và giữ gìn chất lượng ñất là áp dụng các biện pháp luân canh, thâm canh, tái sử dụng tàn dư cây trồng và sử dụng phân hữu cơ, kết hợp phân hoá học trong nông nghiệp, tăng cường áp dụng các loại cây che phủ, nhất là cây họ ñậu ñể vừa bảo vệ vừa cải tạo ñất. Cần quan tâm phát triển các kỹ thuật nhằm tăng ñộ che phủ mặt ñất và tính liên tục của lớp phủ ñể chống xói mòn ñất, tăng cường các quá trình tái tạo dinh dưỡng, tái tạo các tính chất cơ bản của ñất như cấu tượng ñất, hàm lượng hữu cơ, ñộ xốp, hoạt tính sinh học, ñộ pH... Tất cả những nỗ lực trên nhằm tạo ñiều kiện tốt nhất cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, ñặc biệt ñối với cây trồng trên ñất dốc (Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chabanne, 2006)[2] 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và sử dụng ñất dốc trên thế giới: Đất dốc chiếm một diện tích ñáng kể trong tổng diện tích ñất ñai toàn cầu. Theo tài liệu của FAO thì diện tích ñất dốc trên toàn thế giới khoảng 973 triệu ha. Ở Châu á ñất dốc chiếm 35% tổng diện tích. Đất dốc việt nam chiếm tỉ lệ khá cao 75%, Lào 73,7%, Hàn Quốc 49,8%, Malaysia 47,8%...(Trích dẫn từ Nguyễn Duy Sơn, 2000)[21]. Vì vậy nghiên cứu có hệ thống ñối với ñất dốc là ñòi hỏi cấp thiết. Thực trạng ñã cho thấy, quá trình canh tác trên ñất ñồi núi dốc không chỉ riêng Việt Nam mà trên toàn cầu nếu không có các biện pháp bảo
- 5 vệ ñất thì một thời gian không lâu ñất canh tác sẽ bị sụt giảm dinh dưỡng dẫn ñến quá trình ñất bị thoái hoá bạc màu mất sức sản xuất. Theo tính toán của Oldeman R.L. và ctv (1990) [36], trong vòng 45 năm (từ 1945 ñến 1990) có 1,97 tỷ hecta ñất bị thoái hoá, trong ñó có khoảng 330 triệu hecta thoái hoá nặng và ước chừng 9 triệu hecta bị thoái hoá trầm trọng. Các châu lục có diện tích ñất thoái hoá lớn nhất là Châu á: 453 triệu hecta, châu Phi: 321 triệu hecta, làm ảnh hưởng không nhỏ ñến sức sản xuất lương thực trong nước cũng như trên toàn cầu. Thống kê của Hary Eswaran, Rattan Lal và Paul F. Reich (1999) [30] cho thấy: Bình quân hàng năm trên phạm vi toàn cầu mất ñi 75 tỷ tấn ñất do xói mòn từ diện tích ñất canh tác và ñất không ñược che phủ. Trong các châu lục, ñất bị xói mòn mạnh nhất là Châu á, Châu Phi và Nam Mỹ. Theo tính toán của Lal R. and Stewart B.A., (1990) [32], bình quân xói mòn ñất khoảng 30-40 tấn/ha/năm. Trong khi ñó khả năng hình thành ñất từ ñá mẹ qua quá trình phong hoá nhiều nhất cũng không quá một tấn /ha/năm. Đó là nguyên nhân chính làm mỏng dần tầng canh tác, ñất thoái hoá trơ sỏi ñá, dẫn ñến sản xuất không hiệu quả. Xói mòn ñã làm giảm mạnh năng suất cây trồng, như ở Châu Phi từ 2 ñến 40%, Châu á ước tính lương thực hàng năm cũng bị giảm 36 triệu tấn/ năm, tương ñương với 5,4 tỷ ñôla. Chính vì vậy mặc dù xói mòn ñất xảy ra từ hàng thế kỷ nay, nhưng hiện tại và tương lai trong thế kỷ 21 vẫn sẽ là nội dung cần phải quan tâm nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu. Để minh chứng cho sự quan tâm ñầu tư trí tuệ của các nhà khoa học không chỉ riêng ở Việt nam mà trên toàn thế giới, cũng như chính phủ các nước ñối với việc nghiên cứu các vấn ñề bức xúc vùng ñất dốc ñã ñưa lại những kết quả rất khả quan. Qua những kết quả nghiên cứu cho thấy: Ở Queensland ( Úc), phương pháp phủ ñất tốt nhất là ñể lại toàn bộ phế phụ phẩm trên ñồng ruộng sau khi thu hoạch, xói mòn ñất giảm xuống chỉ
- 6 còn 20 tấn/ha/năm so với 130 ñất/ha/năm ở ñất không ñể lại phế phụ phẩm. Đồng thời phủ ñất còn làm tăng ñộ ẩm tầng 0 - 30cm từ 16,6% lên 19,2% vào tháng 8-9, và từ 15% ñến 20% vào tháng 2-3, bên cạnh ñó năng suất cây trồng cũng tăng lên rõ rệt (Trương P. N. V.and Prove B. G 1988) [40]. Theo Coughlan K.J (1995) [29], trồng băng chắn theo ñường ñồng mức, tận dụng sinh khối cây trồng phủ ñất, sẽ có những tác dụng: Tăng năng suất lúa nương, ngô, sắn, giảm xói mòn một cách có hiệu quả, ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại, tăng nguồn hữu cơ cho ñất, giảm ñộ chặt và giữ ẩm cho ñất. Coughlan còn cho rằng: khi có 10% ñộ che phủ, lượng ñất xói mòn giảm từ 30-50% so với ñất trống. Khi tăng ñộ che phủ lên 30% lượng ñất ñược giữ lại ñến 90%. Một ưu ñiểm nữa của băng chắn theo Sam Fujisaka, (1998) [38] là làm cho ñộ dốc trong diện tích canh tác giảm dần theo từng năm. Từ năm thứ nhất ñến năm thứ ba theo thứ tự 9%, 8%, và 7% do sự hình thành dần bậc thang, vì ñất ñược giữ lại và tích tụ phía trên băng chắn. Do ñó, nhiều nghiên cứu ñi ñến kết luận: Trồng xen băng chắn hạn chế ñược xói mòn ñất, bổ sung, phục hồi và duy trì ñược ñộ phì nhiêu của ñất, làm tăng năng suất sắn, ngô, lúa, mía... Theo Siegfried Lampe (1997) [18], việc sử dụng phân bón có hiệu lực và cân ñối là chìa khoá cho việc ñưa ñến năng suất bền vững. Tác giả ñã nhận ñịnh: Một cánh ñồng ñược bón phân sẽ nuôi dưỡng một bộ lá dày ñể chống xói mòn, hấp thu CO2 từ không khí nhiều hơn và giải phóng O2 nhiều hơn, ñã hạn chế rất lớn về tổn thất do xói mòn, rửa trôi và bay hơi của phân khoáng. Đồng thời cây trồng ñược bón phân thì hiệu lực sử dụng nước cao hơn rất nhiều so với cây không ñược bón phân, ñặc biệt là ñối với những vùng canh tác trên ñất dốc dựa vào nước mưa là chính. Qua theo dõi thí nghiệm cây lương thực, tác giả còn ñưa ra nhận xét: Bón phân không những làm tăng sinh khối cây ngô một cách rõ rệt mà còn kéo dài tuổi thọ của lá trên cây, ñồng thời năng suất tăng từ 20 - 36% và ổn ñịnh nhiều năm so với ñối chứng.
- 7 Thái Lan là một quốc gia khá thành công trong lĩnh vực sử dụng ñất dốc. Các công thức ñộc canh lúa nương hiệu quả thấp ñược thay thế bằng ñậu tương - lúa ñã làm cho tổng giá trị sản phẩm tăng gấp ñôi, mức ñộ xói mòn ít hơn và ñộ phì nhiêu ñất cũng ñược cải thiện hơn. Ở Mabini, Thái Lan người ta nghiên cứu các biện pháp trồng ngô theo băng, kết hợp bón phân cho thấy: Hạn chế ñược lượng nước trôi và ñất mất do xói mòn rất ñáng kể, năng suất cây trồng tăng 65 – 98% và hiệu quả kinh tế thu ñược cũng cao hơn so với phương thức canh tác truyền thống của nông dân (Maglinao, 1995)[33] Các nghiên cứu ñối với ngô trồng trên ñất dốc ở miền nam Trung Quốc theo Yin Dixin (1995)[44] kết luận: Trồng ngô theo biện pháp canh tác truyền thống của nông dân ñịa phương thì ñất mất do xói mòn hàng năm là rất lớn, tới 42tấn/ha/năm. Trong khi ñó trồng ngô theo băng kết hợp trồng xen cây cốt khí và có bón phân thì lượng ñất trôi hàng năm giảm xuống còn 25tấn/ha/năm. ñồng thời ñộ phì nhiêu của ñất cũng sụt giảm rất ít, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao hơn, tăng 38% - 75% so với biện pháp canh tác của nông dân. Ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc): Sau khi làm ñất xong, trồng sắn xen lạc, xen ngô hoặc ñậu tương. Với cơ cấu xen canh như vậy, không chỉ tăng năng suất sắn, tăng thu nhập do ña dạng sản phẩm, mà còn chống xói mòn rất hiệu quả, ñồng thời duy trì ñược ñộ phì ñất từ lượng sinh khối của tàn dư thực vật trả lại ñất. Cũng tương tự, Trung tâm Nghiên cứu cây trồng Rayong, Thái Lan có nhận xét: trồng sắn, ngô kết hợp trồng xen 2 hàng lạc, không chỉ tăng thu nhập cho người dân, mà còn giảm xói mòn ñất ñến 30% (Tongglum A. và ctv, 1998) [39]. Theo Chenxuhui và cộng sự (1994)[28] trồng ngô, lúa nương không sử dụng biện pháp bảo vệ thì mức ñộ xói mòn ñất rất mạnh, cùng ñộ dốc 20o lượng ñất mất lên tới 120 – 242 tấn/ha/năm ñối với ngô và 100 – 150
- 8 tấn/ha/năm ñối với lúa. Các công thức trồng ngô theo băng và kết hợp trồng xen cây họ ñậu ñã hạn chế lượng ñất mất do xói mòn, xuống còn 65 – 135 tấn/ha/năm và năng suất ngô cao hơn 18 - 45%. Đối với lúa nương công thức có bón phân kết hợp với biện pháp bảo vệ ñất, lượng ñất mất giảm xuống ñáng kể, còn 45 – 85 tấn/ha/năm và năng suất tăng 42% so với công thức không có các biện pháp bảo vệ ñất. Cũng tương tự như vậy, khi ñánh giá về ñộ phì nhiêu ñất, Virginia C. Cuevas và F. C. Diez (1988) [42] kết luận: Giải pháp dùng cây phân xanh làm băng chắn bảo vệ ñất ñồi núi dốc, kết hợp cắt tỉa lượng sinh khối chất xanh từ băng chắn vùi vào ñất, ñã duy trì ñược tốt nhất hàm lượng hữu cơ và ñạm trong ñất, nên năng suất cây trồng cao nhất và ổn ñịnh qua 3 năm liên tục ( 3,7 tấn/ha ñối với lúa nương, 0,431 kg/m2 ñối với tỏi). Do ñó, có thể nói băng chắn hạn chế ñược xói mòn ñất, ñồng nghĩa với duy trì ñược ñộ phì nhiêu của ñất, làm tăng năng suất cây trồng. Khi nghiên cứu hệ thống canh tác trên ñất dốc Naik Sinukaban (1994)[35] ñã rút ra ñược kết luận: Khi áp dụng các biện pháp canh tác trên ñất dốc ñối với cây ngắn ngày như lúa nương, ngô, lạc.. thì cần phải kết hợp trồng xen các giống cây phân xanh cây họ ñậu, hoặc sử dụng băng cỏ phủ ñất và trồng theo ñường ñồng mức sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, năng suất cây trồng chính sẽ tăng 25 - 50% và mức ñộ thiệt hại do xói mòn, rửa trôi cũng giảm xuống, ñộ phì nhiêu của ñất ñược bảo vệ tốt hơn. Việc nghiên cứu về bón phân cải thiện ñộ phi nhiêu của ñất dốc, làm tăng năng suất cây trồng cũng thường xuyên ñược các nhà khoa học ñề cập. Theo Ernt Mutert và Thomas Fairhust (1997)[4] nguyên nhân làm cho ñộ phì nhiêu của ñất dốc kém là do ñộ ñộc của nhôm, mangan, sắt bên cạnh thiếu lân, canxi, kali... Phần lớn ñất dốc xẩy ra phong hoá mạnh và dễ bị rửa trôi các chất dinh dưỡng. Vì vậy cần bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu và duy trì ñộ phì nhiêu của ñất bằng cách thông qua con ñường bón phân.
- 9 Theo Siegfried Lampe (1997)[18] Việc sử dụng phân bón không ñầy ñủ trong sản xuất nông nghiệp thì hoàn toàn không thể ñáp ứng ñủ lương thực cho con người và thức ăn gia súc. Sự gia tăng dân số ñã gây áp lực mạnh ñến ñất ñai sản xuất cho nên việc canh tác trên ñất dốc và ñồi núi cũng như các diện tích ñất xấu là không tránh khỏi. Vì vậy canh tác cần phải chú trọng ñến việc bổ sung dinh dưỡng cho ñất thông qua con ñường bón phân, ñể dảm bảo ñược sự bền vững của ñất và năng suất cây trồng. Ở Lào với kết quả nghiên cứu vùng ñất ñộ dốc dao ñộng trong khoảng từ 30-60%, cơ cấu cây trồng chính là lúa nương, kê và ngô, có bón phân và sử dụng băng cây xanh chắn xói mòn theo ñường ñồng mức; lượng ñất xói mòn ra khỏi lưu vực chỉ từ 0,58 – 0,72 tấn/ha/năm. Nhờ bảo vệ rừng ñầu nguồn và áp dụng băng cây xanh chắn xói mòn, mà ñã tăng khả năng giữ nước cho ñất canh tác trong lưu vực và giảm xói mòn ñất và năng suất cây trồng tăng một cách ñáng kể (Ty Phommasack và ctv, 2000) [41]. Nhờ bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý trên ñất dốc, Trung Quốc ñã làm tăng ñược 43% sản lượng ngũ cốc. Các tỉnh Hắc Long Giang, Tế Lâm, Liêu Ninh ñã làm tăng năng suất ngũ cốc lên ñến 15 tấn/ha, ñó là nhờ sử dụng biện pháp xen canh ngô, lúa và dùng các loại phân bón thâm canh cây trồng. Theo Viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt ñới Hải Nam, Trung Quốc (CATAS) với ñất có ñộ dốc từ 15 - 25o trồng cây ngắn ngày như sắn, bắp, ñậu ñỗ, lúa cạn...cần áp dụng các biện pháp trồng xen một số cây họ ñậu, kết hợp bón phân, năng suất tăng 5% -25%, xói mòn có thể giảm ñến 38% - 42% so với biện pháp canh tác cổ truyền. Mặt khác, duy trì ñược ñộ phì nhiêu của ñất thông qua con ñường phân giải phụ phế phẩm từ cây trồng xen (Wargiono J. và ctv1998) [43]. Đồng thời tác giả cũng nhận xét rằng: Nếu thâm canh có bón phân kể cả trồng xen cũng như không trồng xen, ñều có tác dụng giảm xói mòn ñất và tăng năng suất cây trồng, vì bón phân làm cho cây phát triển tốt, tăng khả năng che phủ, hạn chế ñược hạt mưa rơi trực tiếp xuống bề mặt
- 10 ñất. Wargiono J. và ctv cho rằng ngay cả khi bón phân cho sắn trồng thuần, cho lúa - ñậu tương xen canh và cho ngô trồng thuần thì năng suất tăng 1,5 - 2 lần, ñồng thời xói mòn ñất cũng giảm so với không bón theo thứ tự là 35%, 11% và 19%, còn nếu bón phân cho hệ thống cây trồng xen lạc-sắn có băng cỏ voi chắn xói mòn hiệu quả cao hơn rất nhiều. Tại Philippin, người ta sử dụng biện pháp trồng cây hàng năm theo băng kết hợp trồng một số cây làm hàng rào theo ñường ñồng mức. Kết quả cho thấy ñây là biện pháp canh tác bảo vệ ñất chống xói mòn hiệu quả nhất trên ñất ñồi, giảm lượng nước trôi và ñất xói mòn xuống còn 20 - 70% so với kỹ thuật của nông dân là trồng dọc dốc. Độ phì nhiêu của ñất cũng ñược cải thiện thông qua tàn dư hữu cơ từ hàng rào ñược cắt xén vùi vào ñất hàng năm, năng suất lúa ngô, sắn cũng ñược tăng lên rất ñáng kể, từ 15 – 40%. Hàng rào trồng theo ñường ñồng mức còn có tác dụng làm giảm ñộ dốc của ñất ñồi, hình thành ruộng bậc thang dần (Hernandez. L. G. 1996)[31]. Mohd Noor Yusoff (1994)[43] cho rằng: Bón phân hữu cơ cho ñất ñồi trồng cây ngắn ngày như bắp, lúa cạn hay cây lâu năm như cao su, ñồng thời trồng xen cây họ ñậu ñã có tác dụng làm tăng ñộ xốp, giảm dung trọng ñất cũng như vùi tàn dư cây trồng trên ruộng ñã làm tăng pH, giảm nhôm di ñộng và tăng CEC rất ñáng kể, ñã ñưa năng suất cây trồng tăng 15% ñối với cao su, 20% ñối với lúa cạn và 33% ñối với bắp. Việc sử dụng phân bón không chỉ ảnh hưởng tới năng suất, phẩm chất cây trồng mà còn ảnh hưởng ñến môi trường ñất cũng như tuổi thọ canh tác của ñất. Theo Ernst và Thomas Faihurst (1997) [4], canh tác trên ñất dốc, sự làm giảm ñộ phì là do xói mòn, rửa trôi, ñồng thời cây trồng ñã lấy ñi chất dinh dưỡng trong ñất ñể tạo nên sinh khối thực vật và sản phẩm của cây. Qua kết quả nghiên cứu tác giả ñã ñưa ra nhận xét; Khi bón phân khoáng cho cây trồng canh tác trên ñất dốc sẽ giảm ñược ñộ ñộc của nhôm, mangan và sắt
- 11 ñồng thời ổn ñịnh ñược lân, canxi, kali trong ñất. Không những phân bón hoá học mà phân bón hữu cơ ñối với cây trồng và ñất hết sức quan trọng, nó tác ñộng rất lớn ñến các tính chất khác nhau của ñất tạo cho ñất có môi trường hoá, lý tính và cấu trúc thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Chất hữu cơ trong ñất vừa là một chất ñệm tăng cường sự hấp thu các chất dinh dưởng trong ñất, ñồng thời là nguồn năng lượng nuôi các hệ vi sinh vật trong ñất từ ñó chúng tạo nên nguồn dinh dưỡng ñáng kể thông qua hoạt ñộng của các hệ vi sinh vật. Vì vậy cây trồng sinh trưởng tốt và cho năng suất ổn ñịnh nhiều năm. 1.3.Tổng quan tình hình nghiên cứu và sử dụng ñất dốc tại Việt Nam: Đất ñồi núi việt nam là hợp phần quan trọng của quỹ ñất, chiếm 3/4 lãnh thổ toàn quốc, tập trung ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong những năm gần ñây các nghiên cứu về phương thức canh tác trên ñất dốc ñã và ñang ñược chú trọng một cách ñáng kể. Ngoài việc phát triển cây dài ngày, cây ăn quả còn có hướng chú trọng ñến phát triển tập trung thâm canh cây ngắn ngày, nhằm tăng thu nhập trước mắt cho người dân tại chổ một phần ñóng góp ñáng kể vào an ninh lương thực cho quốc gia. Muốn có năng suất cao và ổn ñịnh lâu dài, trước hết phải bảo vệ ñất, ñặc biệt là khi canh tác trên ñất dốc. Xu thế hiện nay của các nhà khoa học ñất và các nhà canh tác học trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là tập trung nghiên cứu các biện pháp canh tác hợp lý, trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa kiến thức bản ñịa và công nghệ tiên tiến ñể bảo vệ ñất. Nhằm tiến tới một nền nông nghiệp bền vững, có hiệu quả. Tuỳ từng ñiều kiện cụ thể của từng vùng, từng ñịa phương mà ñưa ra những giải pháp cho phù hợp. Những giải pháp ñược người dân chấp nhận thường ñơn giản, dễ làm nhưng có hiệu quả. Vì có sự kết hợp hài hoà giữa ñiều kiện tự nhiên và tính ñặc thù của từng vùng kinh tế ñể thiết lập các hệ thống canh tác phù
- 12 hợp. Đối với cây nông nghiệp ngắn ngày như lúa, ngô, sắn và ñậu ñỗ ñã có nhiều nghiên cứu ñưa lại kết quả khả quan: Lương Đức Loan và ctv (1979) [9] ñã ñưa ra những giải pháp chống xói mòn ñất như giải pháp công trình, giải pháp trồng băng cây phân xanh ngang dốc, giải pháp trồng xen, trồng gối, giải pháp tủ gốc. Tác giả cho rằng giải pháp công trình là giải pháp hữu hiệu nhất, vì về cơ bản nó triệt tiêu ñược dòng chảy, lượng ñất trôi hầu như không ñáng kể, nhưng nông dân khó thực hiện, và ñó là một biện pháp tốn kém (một hecta mất 300-550 công), hơn thế nữa tầng mùn bị xáo trộn dẫn ñến ñại ña số trường hợp năng suất cây trồng vụ ñầu ñều thấp, buộc phải ñầu tư phân hữu cơ, phân hóa học mới có thu hoạch cao. Đào mương ñắp bờ cũng là một biện pháp hữu hiệu: Đào mương lượng ñất xói mòn giảm 60% và năng suất lúa nương tăng 200% so với ñối chứng. Giải pháp trồng băng cây phân xanh ngang dốc cho kết quả khá tốt : Với hai loại cây phân xanh dùng ñể trồng là muồng lá tròn (Crotalaria strata) và cỏ Stylo (Stylosanthes gracilis), lượng ñất xói mòn giảm ñến 70% và năng suất lúa tăng 29% so với ñối chứng. Đặc biệt nếu trồng cỏ stylo có xen dứa, hàng năm cắt cỏ ép xanh cho dứa, năng suất dứa tăng 47%, tăng thu nhập cho người dân một cách ñáng kể. Ở vùng ñồi núi ñất có ñộ dốc trên 10o thường chiếm 50 - 60% diện tích ñất nông nghiệp hiện ñang ñược khai thác. Do ñó nghiên cứu khai thác ñất nông nghiệp vùng ñồi núi thực chất là vấn ñề nghiên cứu khai thác trên ñất dốc hay canh tác trên nương rẩy, nghiên cứu quan hệ giữa hệ thống cây trồng trên ñất dốc với vấn ñề rửa trôi xói mòn ñất, nghiên cứu ứng dụng hệ thống canh tác nông lâm nghiệp kết hợp trên ñất dốc (Trần Văn Thủy, 2005)[23]. Tác giả Cù Xuân Đồng (1997)[3] ñã ñề nghị: Nhằm bảo vệ ñất dốc qua tác ñộng của xói mòn rửa trôi, khi canh tác cần sử dụng 2 nhóm biện pháp chính: Nhóm biện pháp sinh học và nhóm các biện pháp công trình kỹ thuật.
- 13 Trong ñó cần ưu tiên nhóm biện pháp sinh học vì ñây là biện pháp dễ làm, ít tốn kém mà mang lại hiệu quả cao. Tác giả còn ñưa ra các biện pháp sinh học bao gồm: Trồng xen các băng cây họ ñậu giữa các hàng cây trồng chính, cần trồng xen các loại cỏ có thảm phủ tốt không tranh chấp dinh dưỡng ñối với cây trồng chính, cần luân canh hợp lý, phối hợp với cây có bộ rễ ăn sâu với cây có bộ rễ ăn nông, xen cây lương thực với cây chăn nuôi. Trong canh tác cây trồng trên ñất dốc ngoài việc sử dụng các biện pháp công trình như mương bờ, ruộng bậc thang thì biện pháp sinh học luôn ñược áp dụng. Phổ biến như trồng cây bờ lô, hàng rào cây phân xanh, tận dụng phế phụ phẩm ñể che phủ ñất, cụ thể trồng ngô, sắn, lúa nương xen các loại ñậu ñỗ vừa thu ñược các sản phẩm của cây trồng xen vừa dùng tàn dư thân lá, rễ làm vật liệu giữ ẩm và làm phân bón. (Nguyễn thị Dần, 1996)[1]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Đậu Cao lộc(1998)[12], canh tác trên ñất dốc ở Hoà Bình cho thấy trong các biện pháp sử dụng băng chắn cho các cây ngắn ngày ñã làm giảm dòng chảy trên bề mặt xuống so với không có băng chắn là 58 - 69%, lượng ñất xói mòn giảm xuống còn 48 – 51%. Biện pháp ñầu tư phân bón cho cây trồng cũng có tác dụng làm giảm xói mòn ñất xuống 10%. Trong các cây trồng: sắn, ngô, lạc, ñậu ñen, ñậu hồng ñáo, lúa nương trồng băng cốt khí, muồng hoa vàng, lượng nước trôi và mất ñất ít nhất và năng suất thu ñược tăng cao nhất. Trong 6 năm nghiên cứu lượng nước trôi 3.932m3/ha(33%) và ñất mất 21,8tấn/ha/năm (31%) so với các cây trồng thuần và năng suất cây trồng chính tăng từ 25 – 48%. Theo Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1997)[14] ,canh tác lúa nương rẫy trên ñồi bón ñầy ñủ các loại phân: Phân chuồng, N, P, K ñã làm tăng năng suất lúa lên rất ñáng kể. Sử dụng phân bón kết hợp với các biện pháp canh tác như trồng cây theo ñường ñồng mức, trồng băng chắn cây muồng hoa vàng, cốt khí có tác ñộng rất tích cức ñến việc bảo vệ ñất xói mòn, rửa trôi và năng suất cây trồng tăng lên từ 25 – 47%.
- 14 Nếu như trên ñất ñồng bằng thâm canh quá trình thuộc hóa ñất là xu thế chủ ñạo thì trên ñất dốc do quá trình canh tác bất hợp lý diễn ra từ lâu trong những ñiều kiện bất lợi, quá trình thoái hoá ñất xãy ra phổ biến. Hiện tượng thoái hoá này chủ yếu do con người gây ra qua quá trinh canh tác và thiếu chiến lược khai thác trên quan ñiểm bảo vệ ñất, bảo vệ môi trường sinh thái cho ngày nay và cho mai sau (Nguyễn Tử Siêm 1999)[19]. Phương thức phát rẫy làm nương theo tập quán quảng canh, ñộc canh dọc theo sườn dốc là nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái nguồn rừng, nghèo kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và biến những vùng ñất phì nhiêu trở thành những vùng ñất thoái hoá, bạc màu trơ sỏi ñá do xói mòn, rửa trôi. Với tập quán canh tác như vậy, chỉ sau 5 năm sử dụng ñất, hàm lượng hữu cơ giảm một cách ñáng kể, ñặc biệt là trồng cây ngắn ngày (Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, 1991) [13]. Lương Đức Loan và ctv (1991)[11] cũng có nhận xét: Chỉ sau 4-5 năm canh tác lúa nương, sắn và ngô, tổng lượng chất hữu cơ trong ñất giảm 70% so với lượng hữu cơ ban ñầu mới khai hoang. Hàm lượng hữu cơ mất ñã kéo theo sự thoái hoá về lý tính ñất, khả năng thấm của ñất giảm. Ở Tây Nguyên, ñối với ñất trồng lúa, ngô và trồng sắn do hậu quả của du canh, ñồng thời canh tác theo tập quán của người dân, ñất bị xói mòn hàng năm từ 119-246 tấn/ha và năng suất cây trồng ngày một giảm (Nguyễn Xuân Quát, 1994)[17]. Lương Đức Loan và ctv (1986)[10], nhận xét rằng nếu quảng canh lúa nương, sau 2 - 3 năm, thậm chí sau hơn một vụ, tầng ñất mặt mất khả năng canh tác bởi các chất dinh dưỡng bị rửa trôi. Các cation kiềm, kiềm thổ trôi dần, trong khi ñó hàm lượng sắt, nhôm trao ñổi tích luỹ dần (từ 2,44- 4,09 meq/100g ñất tăng lên 8-12 meq/100g ñất) dẫn ñến ñất bị chua hoá. Để sản xuất nông nghiệp có hiệu quả và sử dụng lâu bền ñất ñồi thoái hoá thì cần phải sử dụng các phương pháp canh tác tổng hợp như: Luân
- 15 canh, xen canh, ñầu tư phân bón, sử dụng cây phân xanh giống họ ñậu làm băng chắn ñể bảo vệ ñất giảm dòng chảy, giảm cường ñộ xói mòn, ñồng thời làm tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế, Trần Đức Toàn, Huỳnh Đức Nhân và ctv (1998) [24]. Nghiên cứu một số biện pháp canh tác hợp lý cho các cây trồng chính tại huyện Cư Mgar- Dak Lak, Lê Phú Hanh (2003)[5] ñã nhận xét: Trên ñất dốc ñối với cây hàng năm nói chung và cây ngô, lạc nói riêng, nếu canh tác không có biện pháp bảo vệ ñất tốt thì mức ñộ xói mòn rất lớn, lớn hơn nhiều các loại cây lâu năm. Do vậy trong quá trình canh tác nên sử dụng các biện pháp trồng xen băng phân xanh ñể hạn chế tối ña lượng ñất trôi và dinh dưỡng mất ñi do xói mòn. Bên cạnh ñó cần phải biết sử dụng những giống có năng suất cao, phẩm chất tốt và có chế ñộ bón phân hợp lý. Theo Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên ( 1993 – 1995)[20], trên vùng ñất dốc Tây nguyên có thể dùng các loại cây phân xanh bảo vệ và cải tạo ñất chống xói mòn, ñó là cây cốt khí, cây muồng hoa vàng và ñậu mèo thái lan. Tác giả ñã nhận ñịnh về các ñặc tính ưu việt của từng loại cây: Cây cốt khí, cây muồng hoa vàng thích nghi với mọi ñiều kiện của khí hậu, cây chịu hạn tốt, thời gian sinh trưởng phát triển dài, cho sinh khối lớn 30 – 36tấn/ha. Hàm lượng dinh dưỡng trong thân, lá, rễ rất cao do vậy hàng năm có khả năng cung cấp một lượng dinh dưỡng lớn cho ñất. Đối với cây ñậu mèo Thái Lan có tốc ñộ sinh trưởng phát triển mạnh, khả năng che phủ ñất nhanh, cung cấp một lượng chất xanh lớn, rễ cây có nhiều nốt sần do vi khuẩn cố ñịnh ñạm tạo nên. Cây sinh trưởng tốt trong mùa mưa, mùa nắng cây khô héo tạo thành một lớp thảm phủ hữu cơ dày. Cây có tác dụng bảo vệ ñất chống xói mòn, hạn chế cỏ dại, khả năng giữ ẩm tốt, cải thiện tính chất lý, hoá ñất. Lạc dại, ñậu mèo, cỏ Ghinê, ñậu stylo, Cassia... có giá trị sử dụng cao và cũng có khả năng che phủ tốt nên có thể sử dụng ñể tiêu diệt ñược các loài cỏ dại khác. Trên cơ sở ñó làm tăng năng suất cây trồng. Năng suất ngô
- 16 ñạt trên 4tấn/ha mà không phải làm cỏ, làm ñất. Năng suất lúa nương vượt trên 15%, so với canh tác bình thường. Dưới tán cây trồng chính, lạc dại, ñậu mèo, cỏ Ghinê, ñậu stylo, cassia vẫn phát triển tốt và cho sinh khối cao. Ngoài ra các cây ñó còn cung cấp nhiều ñạm và lượng sinh khối hữu cơ lớn cho ñất nên năng suất cây trồng vụ sau sẽ cao hơn vụ trước và giảm ñầu tư phân bón (Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn 2006)[2] Đinh Ngọc Lan và ctv (2000) [8], khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại cây dùng làm băng phân xanh (vetiver, cốt khí, ñậu công) ñến khả năng bảo vệ ñất ñã ñưa ra kết luận: Đối với cây nông nghiệp ngắn ngày như sắn, ngô, lúa nương, trồng băng cây xanh theo ñường ñồng mức chắn xói mòn ñều có hiệu quả. Tuy nhiên, băng cỏ vetiver tỏ ra hữu hiệu hơn cả, ñặc biệt là băng kép cỏ vetiver kết hợp với cốt khí ñã làm giảm xói mòn ñất 54,5% so với ñối chứng và năng suất cây trồng (sắn) tăng ổn ñịnh từ 2-2,9 tấn/ha bởi không chỉ chắn xói mòn tốt, mà còn bổ sung một lượng dinh dưỡng ñáng kể từ thân lá cốt khí sau mỗi lần cắt tỉa hàng năm. Đối với lúa nương, băng cốt khí trồng theo ñường ñồng mức ñã làm giảm ñáng kể lượng nước chảy tràn và lượng ñất mất. Tuy nhiên, trồng băng cốt khí kết hợp băm nhỏ thân lá cốt khí tủ trên bề mặt ñất có tác dụng tốt hơn, với phương pháp này ñã làm giảm dòng chảy ñến 64%, do vậy lượng ñất mất ñã giảm ñến 57%. Chính những ưu ñiểm ñó năng suất lúa nương tăng một cách ổn ñịnh từ 15- 20%. Trong nghiên cứu canh tác truyền thống trên ñất dốc, với vấn ñề sử dụng bền vững, Thái phiên, Mai Văn Trịnh, Elizabeth (1998) [15] nhận xét: Các hình thức canh tác nương rẫy không có biện pháp cải tạo, bón phân, bảo vệ ñất…làm ñất bị rửa trôi, xói mòn, năng suất cây trồng ngày một giảm, sức sản xuất của ñất giảm sút. Vì vậy tác giả ñã kết luận: Trước sự giảm sút về năng suất cây trồng, ñất ngày một bị nghèo kiệt thì người dân cần áp dụng bón phân, ñồng thời kết hợp với những biện pháp chống xói
- 17 mòn, cụ thể ñối với ngô bón 30kg N/ha + 20kg K2O, năng suất ngô tăng lên 2,5tấn/ha so với không bón. Đối với cây ngắn ngày, canh tác trên ñất dốc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ ñồng thời bón phân cho cây trồng chính, kết hợp trồng băng cây phân xanh bảo vệ ñất ñã ñưa năng suất tăng từ 30 – 90% ñối với cây ngắn ngày như lúa, ngô, lạc ñồng thời làm giảm lượng ñất xói mòn từ 20 – 60% so với phương thức canh tác của nông dân. Như vậy vừa bón phân vừa trồng băng cây xanh chống xói mòn là biện pháp kỹ thuật cho năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế cao nhất (Trần thị Tâm, Thái Phiên, La Nguyễn 1998)[22]. Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (2002)[16] có nhận xét: Biện pháp sinh học tạo ra lớp phủ cây trồng có ý nghĩa quyết ñịnh trong việc giảm lượng nước bị trôi và lượng ñất bị xói mòn xuống 50 - 60% so với ñối chứng. Năng suất ngô, lúa tăng 15 - 25%, mặc dù hàng rào cây xanh họ ñậu chiếm khoảng 10% diện tích. Việc trả lại chất hữu cơ thông qua chất xanh cắt tỉa từ hàng rào cây xanh và từ phụ phẩm cây trồng có tác dụng lớn vì có thể làm nguyên liệu phủ ñất, tăng cường hữu cơ cho ñất, cải thiện ñộ phì nhiêu, chống xói mòn. Nguyễn Thế Hùng và ctv (1999)[7], cho rằng kết hợp bón phân và trồng băng chắn cây phân xanh, không chỉ tăng năng suất cho cây trồng mà còn hạn chế ñược xói mòn, kể cả trồng lúa nương, sắn thuần nếu kết hợp bón phân cũng làm cho cây phát triển nhanh, tốc ñộ ra lá cũng như tuổi thọ của lá cao hơn nhiều so với ñối chứng không bón. Có nghĩa là bón phân làm cho tỷ lệ che phủ cao hơn và duy trì lâu hơn, ñã làm giảm xói mòn một cách ñáng kể. Nghiên cứu mô hình canh tác trên ñất dốc, Nguyễn Huệ, Thái Phiên, Trần Đức toàn (1998)[6] ñã ñi ñến kết luận: Trên ñất dốc, một cơ cấu cây trồng hợp lý với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý như cây ngắn ngày có trồng băng cốt khí chống xói mòn ñất, sau vài năm năng suất ổn ñịnh và bắt ñầu có chiều hướng tăng, ñồng thời hạn chế ñược khoảng 30% lượng ñất trôi. Trồng băng cốt khí có xen thêm lạc, sản lượng cây trồng tăng 40 –
- 18 60% và lượng ñất trôi giảm từ 60 – 75%, bón phân khoáng sản lượng cây trồng tăng gần 50% và lượng ñất trôi giảm hơn 50% so với canh tác truyền thống của nông dân. Theo Nguyễn Công Vinh, Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên, Nguyễn Thị Mai (1998)[26]: Việc trồng xen lạc với các cây trồng khác, ñồng thời bón phối hợp NPK và phân chuồng ñã mang lại hiệu quả ñáng kể. Đối với lạc, ngô, lúa nương, sắn tăng 60 - 70% so với ñối chứng. Đồng thời ñất canh tác luôn duy trì ñược ñộ phi nhiêu, giảm ñộ chặt của ñất. Biện pháp canh tác truyền thống của nhân dân ñịa phương là trồng thuần không ñầu tư hay ñể ñất trống thì lượng nước trôi và ñất mất rất lớn trung bình hàng năm 2.700 - 3.700m3 nước trôi/ha, 2,1 - 2,7 tấn ñất mất/ha. Các biện pháp có ñầu tư phân bón thấp hoặc cao kết hợp trồng xen băng cốt khí hoặc kết hợp trồng xen keo lá tràm ở tầng cao lượng nước trôi giảm xuống chỉ còn 56 - 59%, ñất mất 37 - 45% so với ñất trống (Nguyễn Văn Trường, 1994)[25] Đất bazan ở Tây nguyên năm ñầu khai phá rừng hàm lượng hữu cơ trong ñất từ 5,5 - 6,2%, nhưng sau 5 năm canh tác lúa, ngô, không ñầu tư phân bón cũng như không có biện pháp bảo vệ ñất lượng hữu cơ trong ñất chỉ còn lại 1,8 - 2,3%. Nghiên cứu trên ñất phiến thạch sét (Phú Thọ) cũng cho kết qủa tương tự: hàm lượng hữu cơ trong ñất ban ñầu là 3,5%, sau 5 năm trồng lúa nương, ngô, sắn, không bón phân lượng hữu cơ chỉ còn lại 0,9%, ñất không còn khả năng sản xuất (Thái Phiên, Trần Đức Toàn, 1997) [14].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 280 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 208 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 176 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 38 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 58 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 50 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 133 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn