intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định giống ngô nếp lai và mật độ gieo trồng thích hợp tại tỉnh Phú Yên

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

27
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài nghiên cứu nhằm lựa chọn được giống ngô nếp lai có năng suất cao, sinh trưởng, phát triển tốt phù hợp với vùng đất cát pha để đưa vào sản xuất tại Phú Yên. Xác định được khoảng cách, mật độ gieo trồng thích hợp làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình trồng các giống ngô nếp lai trên vùng đất cát pha tại tỉnh Phú Yên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định giống ngô nếp lai và mật độ gieo trồng thích hợp tại tỉnh Phú Yên

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG NGÔ NẾP LAI VÀ MẬT ĐỘ GIEO TRỒNG THÍCH HỢP TẠI TỈNH PHÚ YÊN Học viên: LÊ ĐỨC THUẬN Lớp: CHKHCT21B Giáo viên: TS. NGUYỄN VĂN ĐỨC Năm 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ ĐỨC THUẬN NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG NGÔ NẾP LAI VÀ MẬT ĐỘ GIEO TRỒNG THÍCH HỢP TẠI TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP NĂM - 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ ĐỨC THUẬN NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG NGÔ NẾP LAI VÀ MẬT ĐỘ GIEO TRỒNG THÍCH HỢP TẠI TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 606201110 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN ĐỨC NĂM - 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Đức. Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và các kết quả trong luận văn này là trung thực và mới, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin tài liệu trích dẫn trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Lê Đức Thuận PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn Thầy TS. NguyễnVăn Đức đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng dạy tại trường Đại học Nông Lâm Huế, Khoa Nông Học và Phòng đào tạo Sau Đại học đã trực tiếp truyền đạt cho tôi những kiến thực quý báu trong quá trình họctập. Trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp này. Tác giả luận văn Lê Đức Thuận PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iii TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu xác định giống ngô nếp lai và mật độ gieo trồng thích hợp tại tỉnh Phú Yên” Kết quả thí nghiệm cho thấy: Các giống ngô nếp thí nghiệm đều thuộc nhóm ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng, phát triển dao động từ 67 - 71 ngày; chiều cao cây của các giống thí nghiệm thuộc loại thấp và trung bình, dao động từ 194,27 - 209,53 cm. Chiều cao cao nhất đều nằm ở mức mật độ 55.000 cây/ha. Các giống thí nghiệm đều có tỷ lệ chiều cao đóng bắp tương đối thấp chỉ dao động từ 41 - 45%. Giống có tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cuối cùng nhỏ nhất là MAX68 chỉ 41% ở mật độ 62.000 cây/ha.Điều này cho thấy khả năng chống đổ ngã của MAX68 cao hơn các giống khác.Số lá trên cây của các giống 14,87 - 17,13 lá/cây. Nhiều nhất là giống MAX68 số lá dao động từ 16,87 - 17,13 (lá/cây), nhiều nhất là ở mức mật độ 55.000 cây/ha với 17,13 (lá/cây), đều có sự sai khác rất ý nghĩa về mặt thống kê với các giống còn lại. Theo dõi chỉ số diện tích lá LAI các giống ở các mức mật độ qua các thời kỳ sinh trưởng chính cho thấy giống MAX68 có chỉ số LAI cao nhất, và ở thời kỳ chín sữa LAI của giống MAX68 là từ 5,03 - 5,54 m2lá/m2đất, LAI cao nhất ở mức mật độ 62.000 cây/m2thấp nhất ở mức mật độ đối chứng 57.000 cây/m2.Tấc cả các giống tham gia thí nghiệm đều có khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ ngã tương đối tốt, ở mức điểm từ 1 - 2. Xác định được 2 giống có năng suất cao là MAX68 (129,92 tạ/ha) và HN88 (121,6 tạ/ha) cả 2 giống này đều cho năng suất cao nhất ở mức mật độ 62.000 cây/m2và có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%. Do vậy có thể tăng mật độ trồng dày hơn để có thể tăng năng suất tối đa. Hai giống có năng suất thấp hơn giống đối chứng là MX4 (53,87 - 60,16 tạ/ha) và MX6 (63,73 - 73,92 tạ/ha) ở cả ba mức mật độ. Về năng suất thân lá tươi cả 6 giống thí nghiệm đều đạt được mức năng suất cao nhất ở mật độ 62.000 cây/m2, cao nhất là MX6 đạt 342,18 tạ/ha, thấp nhất là giống đối chứng ADI601 đạt 311,85 tạ/ha.  Đã công bố một công trình nghiên cứu trên tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp trường Đại học Nông lâm. Đại học Huế với đề tài: “Nghiên cứu xác định giống ngô nếp lai và mật độ gieo trồng thích hợp tại tỉnh Phú Yên” Tác giả: “Nguyễn Văn Đức, Lê Đức Thuận và Châu Võ Trung Thông” PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ........................................................................................ viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1 2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ....................................................................................2 Mục tiêu của đề tài...........................................................................................................2 Yêu cầu của đề tài ............................................................................................................3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................3 Ý nghĩa khoa học .............................................................................................................3 Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................4 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ........................................................................4 1.1.1. Nguồn gốc cây ngô ................................................................................................ 4 1.1.2. Đặc điểm của ngô nếp ........................................................................................... 5 1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng khoáng của cây ngô nếp.....................................................8 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu .....................................................................9 1.2.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới .............................................................................9 1.2.2. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam .................................................................11 1.2.3. Tình hình sản xuất ngô tại Phú Yên ....................................................................12 1.3. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài .....................................................13 1.3.1. Kết quả nghiên cứu và sử dụng ngô nếp trên thế giới .........................................13 1.3.2. Kết quả nghiên cứu và sử dụng ngô nếp ở Việt Nam..........................................15 1.3.3. Nghiên cứu về mật độ trồng ngô trên thế giới .....................................................17 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. v 1.3.4. Nghiên cứu về mật độ trồng ngô ở Việt Nam .....................................................20 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 21 2.1. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................21 2.2. Địa điểm thí nghiệm ............................................................................................... 21 2.3. Thời gian thí nghiệm .............................................................................................. 21 2.4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 21 2.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 21 2.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ....................................................................23 2.6.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống ngô ...........................................23 2.6.2. Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ............................................23 2.6.3. Số lá và tốc độ ra lá của các giống ngô ............................................................... 23 2.6.4. Chiều cao cây cuối cùng và chiều cao đóng bắp .................................................24 2.6.5. Độ bao phủ bắp và tổng số bắp thu hoạch ........................................................... 24 2.6.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và đổ ngã .....................................................24 2.6.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ......................................................26 2.7. Quy trình kỹ thuật áp dụng .....................................................................................27 2.8. Tình hình thời tiết, khí hậu khu vực thời gian làm thí nghiệm............................... 28 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................31 3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ngô ..........................................31 3.2. Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ...............................................32 3.3. Số lá và tốc độ ra lá của các giống ngô ..................................................................35 3.4. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá LAI của các giống .............................................38 3.5. Chiều cao cây cuối cùng và chiều cao đóng bắp của các giống ............................. 40 3.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và đổ ngã ....................................................... 43 3.7. Một số chỉ tiêu đánh giá cảm quan .........................................................................46 3.8. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống ngô ..................................47 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 53 4.1. Kết luận: .................................................................................................................53 4.2. Kiến nghị: ...............................................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 54 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCC Chiều cao cây CCCC Chiều cao cuối cùng CCĐB Chiều cao đóng bắp DTL Diện tích lá LAI Chỉ số diện tích lá NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu NS Năng suất DT Diện tích SL Sản lượng TGST Thời gian sinh trưởng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Lượng dinh dưỡng cây ngô lấy đi sau khi thu hoạch 10 tấn hạt/ha ................8 Bảng 1.2. Lượng dinh dưỡng cây ngô cần cho 10 tấn hạt/ha ..........................................9 Bảng 1.3. So sánh tăng trưởng về diện tích (DT), năng suất (NS) và sản lượng (SL) của ba cây lương thực chính từ năm 1961 đến 2014 .....................................................10 Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô toàn cầu giai đoạn 1990 - 2014 .......10 Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của các châu lục năm 2014 ..............11 Bảng 1.6. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam từ 1990 đến 2015 .......12 Bảng 1.7. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Phú Yên từ 2000 đến 2015 .........13 Bảng 2.1. Tình hình thời tiết, khí hậu vụ Xuân năm 2017. ...........................................28 Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến chín sinh lý .......................................31 Bảng 3.2. Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô ........34 Bảng 3.3. Số lá và tốc độ ra lá của các giống ngô ......................................................... 37 Bảng 3.4. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá LAI .......................................................... 39 Bảng 3.5. Chiều cao cây cuối cùng và chiều cao đóng bắp ..........................................41 Bảng 3.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và đổ ngã của các giống ngô .................44 Bảng 3.7.Chỉ tiêu đánh giá cảm quan của các giống ngô ..............................................46 Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của 6 giống ngô thí nghiệm ........................ 48 Bảng 3.9. Năng suất tươi của các giống ngô thí nghiệm ...............................................49 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. viii DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở các mức mật độ ..................................35 Đồ thị 3.2. Tốc độ ra lá của cây ở các mức mật độ ....................................................... 38 Đồ thị 3.3. Chiều cao đóng bắp của các giống ngô ....................................................... 42 Đồ thị 3.4. Chiều cao cây cuối cùng của các giống ngô................................................42 Đồ thị 3.5. Năng suất thân lá tươi của các giống ngô thí nghiệm .................................50 Đồ thị 3.6. Năng suất lý thuyết của các giống ngô thí nghiệm .....................................50 Đồ thị 3.7. Năng suất thực thu của các giống ngô thí nghiệm ......................................51 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấnđề Cây ngô (Zea mays. L.) là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, là cây nuôi sống gần 1/3 số dân trên toàn thế giới, tất cả các nước trồng ngô nói chung đều ăn ngô ở mức độ khác nhau. Toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực. Các nước ở Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi sử dụng 85% sản lượng ngô làm lương thực chính. Các nước Đông Nam Phi sử dụng 85% sản lượng ngô làm lương thực cho người; Tây Trung Phi 80%; Bắc Phi 42%; Tây Á 27%; Nam Á 75%; Đông Nam Á & Thái Bình Dương 39%, Đông Á 30%; Trung Mỹ và Caribe 61%; Nam Mỹ 12%. Nếu như ở Đông Âu và Châu Âu khẩu phần ăn cơ bản là bánh mỳ, khoai tây, sữa.Châu Á là cơm, cá, rau xanh thì ở Châu Mỹ La Tinh là bánh ngô, đậu đỗ và ớt.Vì vậy, trên phạm vi thế giới ngô sẽ vẫn còn là cây lương thực quan trọng nhất hiện nay. Các nước phát triển có nền nông nghiệp tiên tiến đã sử dụng 70 – 90% sản lượng ngô cho chăn nuôi, 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngô, 71% sản lượng ngô trên thế giới được dùng cho chăn nuôi: như Mỹ 76%, Bồ Đào Nha 91%, Italia 90%, Croatia 95%, Trung Quốc 76%, Thái Lan 96%,…(Ngô Hữu Tình , 2003) [18]. Tính đến năm 2014, tổng sản lượng ngô toàn cầu đã đạt mức 1.037,79 triệu tấn vượt qua cả sản lượng lúa mỳ (729,01 triệu tấn) và lúa nước (741,47 triệu tấn) (FAOSTAT, 2016). Khi mà đời sống của con người ngày một nâng cao thì nhu cầu sử dụng ngô làm thực phẩm ngày càng lớn, người ta dùng bắp ngô bao tử làm rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng cao và sạch, các loại ngô nếp, ngô đường (ngô ngọt) được dùng để ăn tươi (luộc, nướng), chế biến thành các món ăn được nhiều người ưa chuộng như ngô chiên, súp ngô, snack ngô hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu, việc xuất khẩu các loại ngô thực phẩm mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho một số nước như Thái Lan, Đài Loan... Ngoài sản phẩm chính là bắp ngô thì thân, lá ngô còn là một thức ănxanh và ủ chua lý tưởng cho đại đa sốgia súc trong đó đặc biệt là bòsữa. Với ngô nếp, nhờ tinh bột có tính chất đặc biệt chủ yếu là Amylopectin, đồng thời có giá trị dinh dưỡng cao, giàu Lizin và Tryptophan, từ lâu nó đã là nguồn lương thực quý của đồng bào dân tộc miền núi ở các nước Đông Nam Á. Trong những năm gần đây diện tích, năng suất và sản lượng của cây ngô trên cả nước nói chung và tại tỉnh Phú Yên nói riêng đã không ngừng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu do ngô có lợi thế là cây ngắn ngày, kỹ thuật trồng, chăm sóc đơn giản, đầu tư ít, thị trường tiêu thụ mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời cây ngô cũng thích ứng được với những ảnh hưởng tiêu cực của việc biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng bất thường hiện nay. Sản xuất ngô đang được đánh giá là một ngành sản xuất có nhiều triển vọng bởi vì nhu cầu ngô đang tăng nhanh ở quy mô toàn cầu. Trong những PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 2 năm tới, ngô vẫn là cây trồng có vai trò quan trọng trong hệ thống canh tác ở nước ta. Tình hình sản xuất ngô nếp của nước ta hiện nay ở các địa phương thay đổi theo điều kiện sinh thái nông nghiệp và kinh tế - xã hội của từng địa phương. Nhưng nhìn chung thì hiện nay năng suất bình quân đạt được của ngô nếp lai so với tiềm năng năng suất của các giống lai còn khoảng cách khá xa. Phú Yên là một tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ có điều kiện thời tiết khí hậu, đất đai màu mỡ rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Chính vì vậy, từ lâu cây ngô là một trong những cây trồng quen thuộc với người dân sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trên vùng đất cát pha, đất bồi ven sông. Những năm gần đây do có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết của từng địa phương trong tỉnh. Trong đó chú trọng thay thế diện tích cây công nghiệp lâu năm kém hiệu quả, hoặc các diện tích canh tác lúa bấp bênh về nước tưới bằng các loại cây lương thực ngắn ngày, tiết kiệm nước. Phú Yên có truyền thống trồng ngô nếp từ lâu đời, tại đây đã hình thành nhiều giống ngô nếp quý, đặc biệt là nếp vàng Phú Yên. Tuy nhiên, do việc sử dụng dụng giống thuần lâu ngày, nên các giống ngô nếp đãbị lai tạp và thoái hóa. Hiện nay, người dân đã dần tập trung sản xuất ngô nếp lai. Diện tích trồng ngô nếp lai trên địa bàn tỉnh Phú Yên ngày càng lớn theo nhu cầu thị trường. Mặc dù diện tích sản xuất ngô nếp lai ngày càng tăng, nhưng năng suất bình quân cũng như sản lượng trong toàn tỉnh lại không cao, chưa phát huy hết tiềm năng năng suất của cây ngô nếp lai. Một trong những nguyên nhân hạn chế đó là do người dân sử dụng giống và bố trí mật độ gieo trồng chưa phù hợp với từng điều kiện sinh thái cụ thể của địa phương. Như một số nơi vẫn còn sử dụng các giống thuần, giống cũ như: giống nếp Nù, ngô nếp lai Bạch Long, ngô nếp C.H 688, ...và bố trí mật độ quá dày hoặc quá thưa như một số nơi người nông dân trồng dày với mật độ ở các mật độ 95.000 cây/ha, có nơi lại trồng thưa với mật độ chỉ khoảng 50.000 cây/ha. Có thể nói yếu tố giống và mật độ luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc quyết định đến năng suất và sản lượng ngô nếp lai. Trong khi đó ở Phú Yên hiện vẫn chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về xác đinh giống ngô nếp lai và yếu tố mật độ. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi đãtiến hành thực hiệnđề tài: “Nghiên cứu xác định giống ngô nếp lai và mật độ gieo trồng thích hợp tại Phú Yên”. 2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài Mục tiêu của đề tài -Lựa chọn được giống ngô nếp lai có năng suất cao, sinh trưởng, phát triển tốt phù hợp với vùng đất cát pha để đưa vào sản xuất tại Phú Yên. - Xác định được khoảng cách, mật độ gieo trồng thích hợp làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình trồng các giống ngô nếp lai trên vùng đất cát pha tại tỉnh Phú Yên. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 3 Yêu cầu của đề tài -Nghiên cứu các khả năng sinh trưởng, phát triển và mật độ gieo trồng thích hợp của 6giống ngô nếp lai trong vụ Xuân 2017 trên vùng đất cát phahuyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. -Phân tích đượcsự tương quan giữa yếu tố giống và mật độ gieo trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất ngô nếp lai. -Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của 6 giống ngô nếp lai trong vụ Xuân 2017 trên vùng đất cát pha của huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống, cũng như ảnh hưởng của các mức mật độ gieo trồng đến sinh trưởng, phát triển của các giống ngô nếp lai trên vùng đất cát pha. - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng quy trình thâm canh đối với giống ngô nếp lai trồng trên vùng đất cát pha tại địa phương. - Luận văn thạc sĩ cũngcó thể đượcsử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tương tự và sử dụng trong các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng ngô nếp lai trên vùng đất cát pha. Ý nghĩa thực tiễn -Lựa chọn được các giống ngô nếp lai và xác định mật độ gieo trồng phù hợp với điều kiện của địa phương từ đó khuyến cáo người nông dân đưa vào sản xuất. - Làm phong phú thêm bộ giống hiện có đang sản xuất ở địa phương, tăng khả năng lựa chọn việc sử dụng giống ngô nếp lai cho người sản xuất ngô nếp lai. 4. Phạm vi nghiên cứu -Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ so sánh 6 giống ngô nếp lai và 3 mức mật độ. Các giống ngô nếp lai là những giống có triển vọng phát triển sản xuất tại địa phương tuy nhiên chưa trồng trên vùng đất cát pha. - Đề tài được thực hiện trong vụ Xuân 2017 trên vùng đất cát pha tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1.Nguồngốccây ngô Một số bằng chứng chỉ ra rằng ngô được thuần hóa từ loài cỏ Mexican hoang dại teosinte (Zea mays L.ssp. Parviglumis hoặc ssp mexicana). Bằng chứng khảo cổ học chứng minh rằng thời gian thuần hóa ngô vào khoảng 5.000 đến 10.000 năm trước đây, mặc dù nguồn gốc gần đây của ngô làtừ teosinte, những cây này khác biệt sâu sắc về hình thái. Một điểm khác biệt chủ yếu là teosinte điển hình có nhánh cờ dài trên đỉnh bông cờ trong khi ngô có nhánh đỉnh cờ ngắn bằng bắp. Phân tích di truyền nhận thấy rằng teosinte branched 1 (tb1) như là một gen tương hợp rộng điều khiển sự khác biệt này (Wang et al., 2013) [48] . Các nhà thực vật học thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 bắt đầu nghiên cứu mối quan hệ tiến hóa của teosinte đến ngô trồng, nghiên cứu trong nhiều năm từ 1700 đến 1990 và từ 1990 đến nay đã tóm tắt mối quan hệ tiến hóa của ngô làtừloàihoang dạiteosinte. Nguồn gốc ngô nếp: Nhà thực vật học Collins (1909) [38]trồng một dạng mới của ngô thu thập từ Trung Quốc và báo cáo mô tả ngô nếp đầu tiên. Báo cáo ghi rõ dạng ngô có nhiều nội nhũ sáp hơn các giống ngô khác.Sau đó ngô nếp được phát hiện ở các vùng khác của Châu Á, ngoài ra còn một số tác giả có quan điểm khác, nhưng cơ bản đều thống nhất rằng ngô nếp có nguồn gốc từ TrungQuốc. Nguồn gốc địa lý: Theo nhà thực vật học Collins, ngô nếp được phát hiện ở Trung Quốc vào đầu những năm 1900. Từ khi phát hiện ra ngô nếp ở Trung Quốc, ngô nếp cũng đã được tìm thấy ở nhiều nơi khác ở Đông Nam Á như Miến Điện, Philippine (Collins, 1909)[38]. Những nghiên cứu gần đây cho thấycác giống ngô nếp bản địa có ở Trung Quốc, nó phân bố chủ yếu ở vùng Tây Nam, đặc biệt ở Vân Nam, Quảng Châu và Quảng Tây (Huang and Rong,1998) [29]. TỉnhVân Nam là nguồn gốc của nhiều loài cây trồng quan trọng với mức độ đa dạng rất cao.Một vài nghiên cứu gợi ý rằng ngô nếp Trung Quốc có nguồn gốc từ Vân Nam và Quảng Tây, nó phù hợp với hình thái, kiểu nhân, isozymes và chỉ thị DNA.Ngô nếp có mức độ đa dạng cao về các tính trạng nông học nhưchiều cao cây, thời gian sinh trưởng, đặc điểm kinh tế, chống chịu sâu bệnh và năng suất, yếu tố cấu thành năng suất ở vùng Vân Nam, Quảng Châu và Quảng Tây. Phân tích đa dạng bằng chỉ thị phân tử SSR đãkết luận Vân Nam và Quảng Châu có thể là Trung tâm đa dạng và nguồn gốc đầu tiên của ngônếp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 5 Nguồn gốc tiến hóa của ngô nếp: một số nghiên cứu cho rằng ngô nếp là một đột biến tự nhiên ở ngô rau đã phát hiện ở Trung Quốc năm 1909 (Collins, 1909; Tian et al., 2009) [38][30]. Câyngô biểu hiện những tính trạng khác thường, các nhà tạo giống ở Mỹ một thời gian dài sử dụng các tính trạng này là chỉ thị những gen ẩn trong các chương trình chọn tạo giống ngô.Năm 1922 các nhà nghiên cứu đã phát hiện nội nhũ của ngô nếp chỉ chứa amylopectin và không có amylose đối ngược với các giống ngô thường, Đến khi người Nhật cung cấp dòng ngô nếp thì amylopectin được sử dụng chủ yếu từ ngô nếp. Colins (1909) [38] và một nhà khoa học đã xác định rằng: ngô nếp bắt nguồn từ ngô tẻ, do một đột biến đơn gen, gen trội Wx thành gen lặn wx, vì vậy ngô nếp có thể ở nhiều vùng khác nhau trên trái đất. Gen Waxy mã hóa cho enzyme granule - bound starch synthase (GBSS = protein waxy) đây là một trong những isoenzyme chính xúc tác sự tổng hợp amylose từ ADP glucose, được biểu hiện ở nội nhũ và hạt phấn. Ở ngô tẻ, isoenzyme GBSS có hoạt tính mạnh và sản phẩm của nó chủ yếu là amylose, một phần ADP glucose không thể được chuyển hóa hoàn toàn thành amylopeptin bởi enzyme starch branching (SBE), hàm lượng amylopectin được tích lũy trong nội nhũ tới gần 100% và biểu hiện kiểu hình là ngônếp. 1.1.2. Đặc điểm của ngônếp Ngô nếp (Zea mays L.subsp. ceratina Kulesh) là một trong những loài phụ chính của loài Zea mays L. Hạt ngô nếp nhìn bề ngoài tương tựa như ngô đá, bề mặt bóng hơn lớp ngoài cùng của mặt cắt nội nhũ không có lớp sừng như ở ngô tẻ, có tính chất quang học giống như sáp, do vậy còn có tên gọi là ngô sáp. Khi nấu chín có độ dẻo, mùi vị thơm ngon. Ngô nếp có hạt tròn và ngắn, màu vàng, trắng đục hoặc tím, màu của mày hạt chủ yếu là trắng. Ba thứ thường gặp chủ yếu của ngô nếp là: var. Alboceratina với màu hạt trắng, mày trắng; var. Luteoceratina với màu hạt vàng, mày trắng; var. Rubrocertina với màu hạt tím, mày trắng hoặc tím (Ngô Hữu Tình, 2009b) [20]. Là dạng ngô tẻ do biến đổi tinh bột mà thành, ở ngô nếp tinh bột dạng amylopectin trên 99% trong khi ngô khác chỉ chứa 72 - 76% amylopectin và 24 - 28% amylase. Amylopectin là dạng của tinh bột có cấu trúc phân tử gluco phân nhánh dựa trên liên kết α.1-4 và α.1-6, ngược lại amyloza nhỏ hơn có cấu trúc phân tử gluco mạch thẳng khối lượng phân tử của chúng từ 1 đến 3 triệu. Các nhà khoa học ở Đại học tổng hợp Ohio - Hoa Kỳ đã phân tích và đưa ra tiêu chuẩn dinh dưỡng của ngô nếp so với một số loại ngô khác, trong đó % protein cao tương đương với ngô giàu protein. Những giống nếp lai và các giống nếp thường, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 6 với đặc điểm dẻo, thơm ngon rất thông dụng ở châu Á như: Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam.... * Đặc điểm cơ quan sinhdưỡng của ngô nếp - Rễ ngô: Ngô có hệ rễ chùm tiêu biểu cho bộ rễ các cây họ hòa thảo, bao gồm 3 loại rễ chính là: rễ mầm, rễ đốt và rễ chânkiềng. Rễ mầm bao gồm rễ mầm sơ sinh và rễ mầm thứ sinh.Rễ mầm sơ sinh (phôi) là cơ quan xuất hiện đầu tiên sau khi ngô được gieo.Sau một thời gian ngắn xuất hiện, rễ mầm sơ sinh có thể ra nhiều lông hút và nhánh.Thường thì rễ mầm sơ sinh ngừng phát triển, khô đi và biến mất sau một thời gian ngắn vào khoảng giai đoạn lá thứ 3.Rễ mầm thứ sinh xuất hiện từ trụ gian lá mầm (mesosotyle) của phôi phía dưới mấu của bao lá mầm (coleoptyle) sau sự xuất hiện của rễchính. Rễ đốt: Còn gọi là rễ phụ cố định xuất hiện ở các đốt thấp của thân, mọc vòng quanh các đốt dưới mặt đất. Ngô ra rễ đốt đầu tiên lúc 3 – 4 lá và có số lượng lớn từ 8 – 16 rễ ở mỗiđốt. Rễ chân kiềng: Rễ chân kiềng mọc quanh các đốt trên mặt đất sát gốc. Rễ chân kiềng to, nhẵn, ít phân nhánh, không có rễ con và lông hút ở phần trên mặtđất. - Thân, lácây ngô nếp Ngô nếp thuộc họ hoà thảo song có thân khá chắc, có đường kính từ 2 – 4cm tuỳ theo giống, điều kiện sinh thái và chăm sóc. Thân có chiều cao khoảng 1,5 – 2,0 m. Thân chính của ngô có nguồn gốc từ chồi mầm (plumule) bao phủ bởi bao lá mầm (coleotyle) nằm trong phôi của hạt ngô.Thân ngô trưởng thành bao gồm nhiều lóng nằm giữa các đốt và kết thúc bằng bông cờ.Số lượng và chiều dài lóng là chỉ tiêu quan trọng trong việc phân loại các giống ngô.Thường các giống ngô nếp ngắn ngày có khoảng 14 – 15 lóng, các giống trung bình ngày 18 – 20 lóng và các giống ngô nếp dài ngày có khoảng 20 – 22 lóng.Lóng mang bắp có một rãnh dọc cho phép sự bám và phát triển bình thường củabắp. Lá ngô: Sau khi bao lá mầm mọc lên khỏi mặt đất, các lá bắt đầu lần lượt mở ra. Mỗi một lá được cấu tạo bởi bản lá (phiến lá) và bẹ lá ôm chặt lấy thân và lưỡi lá (thìa lá).Các giống khác nhau có số lá khác nhau, chiều dài chiều rộng, độ dày, lông tơ, màu lá gân lá cũng có sự thayđổi. - Hoa đực: Hoa đực thường là bông cờ nằm ở đỉnh cây.Hoa đực xếp theo chùm gồm một trục chính và nhiều nhánh. Hoa đực mọc thành bông nhỏ còn gọi là chét,bông con hoặcgié.Cácgiémọcđốidiệnnhautrêntrụcchínhhaytrêncác nhánh. Trong mỗi bông nhỏ có hai chùm hoa, một chùm cuống dài và một chùm cuống ngắn.Đôi khi một bông nhỏ có một hoặc ba chùm hoa. Mỗi chùm hoa có hai hoa, có vỏ trấu dài chung cho PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 7 hai hoa (mày trên và mày dưới) với gân và lông tơ. Ở giữa mỗi hoa có thể thấy dấu vết thoái hoá của của nhụy hoa cái, quanh đó có ba chỉ đực mang ba nhị đực và hai mày nhỏ - mày ngoài tương ứng với lá đài hoa. Khi hoa chín các mày phồng lên, các chỉ nhị dài ra, bao phấn tách ra khỏi hoa và tung các phấn hình trứng có đường kính khoảng 0,1mm. Mỗi bông nhỏ có hai hoa, mỗi hoa có ba nhị đực, mỗi nhị đực có một bao phấn, mỗi bao phấn có hai ô và trong mỗi ô (phòng) chứa khoảng 1000 – 2500 hạt phấn. Khi bắt đầu nở, các hoa ở 1/3 phía đỉnh trục chính tung phấn trước, sau đó tung phấn theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Mộtbông cờ trong mùa xuân, mùa hè đủ ấm thường tungphấntrong5–8ngày,mùalạnhkhôcóthểkéodài10– 12ngày.Hoatungphấn rộ vào khoảng 8 – 10 giờ sáng và 14 – 16 giờ chiều. Phấn ngô thích hợp cho thụ tinh tốt nhất khi thời tiết mát mẻ, nhiệt độ khoảng 18 – 200C, độ ẩm không khí khoảng 80% và ngay sau khi bứt khỏi bao phấn nếu không khả năng thụ tinh sẽ giảm. - Hoacái Hoa cái (bắp ngô) phát sinh từ chồi nách các lá, song chỉ một đến ba chồi khoảng giữa thân mới tạo thành bắp.Hoa có cuống gồm nhiều đốt ngắn, mỗi đốt trên cuống có một lá bi bao bọc, lá bi thường không có phiến lá.Trên trục đính hoa cái (cùi, lõi ngô), hoa mọc từng đôi bông nhỏ.Mỗi bông nhỏ có 2 hoa nhưng một hoa thoái hoá, chỉ còn một hoa tạo thành hạt.Phía ngoài hoa có 2 mày (dưới và trên). Tiếp đến là mày ngoài và mày trong, ngay sau mày ngoài quansátthấydấuvếtcủanhịđựcvàhoacáithứhaithoáihoáchínhgiữabầuhoa, trên bầu hoa có núm vòi nhụy vươn dài thành râu. Trên râu có nhiều lông tơ và chất tiết làm cho hạt phấn bám vào và dễ nãy mầm. Thời gian phun râu thường sau khi tung phấn 1 – 5 ngày tùy thuộc vào giống và điều kiện tự nhiên. Hiện tượng tung phấn trước phun râu thường gặp nhiều ở điều kiện Việt Nam và gọi là tính nhị chín trước (protandry). Ngược lại phun râu trước tung phấn gọi là tính nhụy chín trước (protgyhy). Ở điều kiện nước ta râu phun trong khoảng thời gian 5 – 12 ngày, Trên một bắp, hoa cái gần cuống bắp phun râu trước rồi tiến dần lên đỉnh bắp.Trên một cây ngô bắp trên thường phun râu trước bắp dưới 2 – 3ngày. - Hạtngô Hạt ngô thuộc loại quả đính gồm năm phần chính: vỏ hạt, lớp aleuron, phôi, nội nhũ và chân hạt. Vỏ hạt bao xung quanh hạt là một phần màng nhẵn.Lớp aleuron nằm dưới vỏ hạt và bao lấy nội nhũ và phôi.Nội nhũ là phần chính của hạt chứa các tế bào dự trữ chất dinh dưỡng. Nội nhũ có 2 phần: nội nhũ bột và nội nhũ sừng. Tỷ lệ này phụ thuộc vào chủng ngô và các giống ngô khácnhau. Phôi chiếm gần 1/3 thể tích của hạt và gồm các phần: ngù – phần ngăn cách giữa nội nhũ và phôi; lá mầm; trục dưới lá mầm; rễ mầm và chồi mầm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 8 1.1.3.Đặc điểm dinh dưỡng khoáng của câyngô nếp Để duy trì các hoạt động sống và tạo năng suất, cây ngô nếpphải lấy các chất dinh dưỡng từ đất.Cây ngô hút hầu hết các chất dinh dưỡng có trong lớp đất canh tác của vỏ trái đất. Cây ngô cần rất nhiều các nguyên tố đa lượng như: N, P, K, Mg, Ca, S, mộtsố nguyên tố vi lượng như: Bo, Cu, Zn, Mn, Fe, Mo và rất ít các nguyên tố siêu vi lượng như: Si, Ni, Al, Co, Str, Sn, Ag, Ba … Sự tích lũy và phân bố các chất dinh dưỡng trong cây ngô là tùy thuộc vào giống và môi trường sống do đó các kết quả thí nghiệm về dinh dưỡng khoáng ở ngô có thể không giống nhau nhưng việc tìm hiểu cơ chế và vai trò sẽ giúp ta tác động phân bón đúng lúc để nâng cao năng suất và giá trị dinh dưỡng của ngô. Theo Ngô Hữu Tình (1997) [17] để đạt năng suất 10 tấn/ha, một hecta ngô phải lấy đi từ đất một lượng dinh dưỡng rất lớn được nêu trong Bảng 1.1. Cũng theo kết quả nghiên cứu này, trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ngô chúng hút các chất dinh dưỡng và tạo lượng chất khô ở mỗi giai đoạn sinh trưởng và mỗi loại dinh dưỡng với số lượng khác nhau ở các giai đoạn khác nhau như trình bày ở Bảng1.2. Bảng 1.1.Lượng dinh dưỡng cây ngô lấy đi sau khi thu hoạch 10 tấn hạt/ha Lượng dinh dưỡng lấy đi(kg/ha) Bộ phận N P2O5 K2O Mg S Cl Tỷ lệ (%) - Hạt 190 78 54 18 16 10 52 - Thân, lá, rễ 79 33 215 38 18 9 48 Tổng số 269 111 269 56 34 19 100 Nguồn: Ngô Hữu Tình, 1997[17] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 9 Bảng1.2.Lượng dinh dưỡng cây ngô cần cho 10 tấnhạt/ha Giai đoạn Cây con Con gái Phun râu Tạo hạt Chín Tổng số sinh trưởng Lượng dinh dưỡng cây hút qua các thời kỳ (kg/ha) N 21 94 84 54 16 269 P2O5 4,5 30 40 28 9 111 K2O 25 116 81 40 7 269 Tổng chất khô 524 3.595 6.366 6.741 1.498 18.724 Tỷ lệ dinh dưỡng cây hút qua các thời kỳ (%) N 8 35 31 20 6 100 P2O5 4 27 36 25 8 100 K2O 9 41 31 14 2 100 Nguồn: Ngô Hữu Tình, 1997[17] 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1.2.1.Tình hình sản xuất ngô thế giới Ngô (Zea mays L.) được trồng trên 184,80 triệu ha ở 166 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 43,65% (80,66 triệu ha) diện tích ngô trồng ở các nước nghèo và các nước đang phát triển (FAOSTAT, 2016). Ngô được sử dụng làm lương thực, thực phẩm, đã cung cấp khoảng 15 - 56% tổng lượng calo cho con người ở khoảng 25 quốc gia đang phát triển. Sự tiêu thụ ngô bình quân đầu người cao đặc biệt ở Đông Nam Phi và Trung Mỹ. Ngô cũng quan trọng đối với một số nước nghèo ở Tây Phi, châu Á, Nam Mỹ. Theo ước tính của FAO, ở Châu Phi ngô cung cấp ít nhất 1/5 tổng lượng calo và 17 - 60% protein hàng ngày cho con người ở 12 quốc gia. Ngô vừa là cây lương thực vừa là cây thức ăn cho gia súc chính vì thế diện tích và sản lượng ngô trên thế giới tăng không ngừng trong những thập kỷ qua, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về diện tích và năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Năm 1961, năng suất ngô trung bình của thế giới chưa đến 19,42 tạ/ha, năm 2014 đạt 56,15 tạ/ha tăng 2,89 lần, trong khi lúa nước tăng 2,43 lần và lúa mỳ tăng 3,03 lần. Sản lượng ngô năm 1961 thấp hơn lúa mỳ và lúa nước, nhưng năm 2014 đã tăng hơn 5,06 lần so với 1961 vượt qua lúa nước 1,6 lần và vượt lúa mỳ 1,7 lần (FAOSTAT,2016). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0