intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Thực trạng chăn nuôi lợn rừng tại huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

47
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích thực trạng chăn nuôi lợn rừng ở địa bàn huyện Minh Hóa làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn rừng trên địa bàn huyện, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Thực trạng chăn nuôi lợn rừng tại huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN BẮC VIỆT THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG TẠI HUYỆN MIỀN NÚI MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN BẮC VIỆT THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN RỪNG TẠI HUYỆN MIỀN NÚI MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Mã số: 8620116 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ THỊ HOA SEN HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Thực trạng chăn nuôi lợn rừng tại huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Thị Hoa Sen. Các số liệu, kết quả phân tích nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn được sử dụng trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc, đảm bảo trích dẫn theo đúng qui định. HỌC VIÊN Nguyễn Bắc Việt PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học và đề tài nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của quý Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu Nhà trường; Khoa Phát triển nông thôn; Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm Huế. Xin gửi tới quý Thầy, Cô lòng biết ơn chân thành và tình cảm quý mến nhất. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Cô giáo PGS.TS. Lê Thị Hoa Sen đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, đồng thời góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thành Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân: UBND huyện Minh Hóa; Phòng ban liên quan; UBND các xã, thị trấn, đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến các anh chị em trong lớp Cao học Phát triển nông thôn K21B, bạn bè đã động viên, chia sẽ, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành tốt Luận văn. Một lần nữa xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ quý báu đó! Huế, ngày tháng 11 năm 2017 HỌC VIÊN Nguyễn Bắc Việt PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, diện tích đất canh tác ít (chiếm 4,8% diện tích tự nhiên) nên sản xuất nông nghiệp của huyện gặp khó khăn lại bị ảnh hưởng nặng nề của những điều kiện thời tiết và khí hậu bất lợi (hạn hán vào mùa khô, lũ lụt, bão lớn vào mùa mưa) [22]. Nhưng, điều kiện về địa hình với diện tích đồi núi chiếm phần lớn (92,7%) trong tổng diện tích đất tự nhiên nên Minh Hóa có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó có chăn nuôi lợn rừng. Trong những năm gần đây nền kinh tế phát triển, đặc biệt là ngành du lịch phát triển tương đối mạnh, nhu cầu thịt lợn rừng nuôi của người dân ngày càng tăng vì vậy việc chăn nuôi lợn rừng địa phương để lấy thịt được xem là một hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế tại địa phương. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành đánh giá một cách toàn diện hệ thống chăn nuôi lợn rừng tại huyện để có các định hướng quản lý phù hợp. - Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với các công cụ cơ bản như: + Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập tài liệu đã được các cơ quan chức năng thu thập, công bố. + Phương pháp điều tra thông tin sơ cấp: Thông qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra, bảng hỏi các nông hộ. - Nguồn thông tin: + Thu thập các thông tin thứ cấp: + Thu thập các thông tin sơ cấp: Đã tiến hành phỏng vấn sâu, phỏng vấn bán cấu trúc Qua quá trình điều tra, nghiên cứu thực trạng chăn nuôi lợn rừng trên địa bàn huyện Minh Hóa. Chúng tôi có một số kết luận như sau: Nhìn chung các hộ dân chăn nuôi lợn rừng ở huyện Minh Hóa ngày càng phát triển. Năm 2012 có 12 hộ nuôi, số lượng chỉ mới 89, đến năm 2016 số hộ nuôi tăng gấp hai lần lên 24 hộ, trong khi đó số lượng tăng tăng gấp 5,359 lần, đến thời điểm điều tra tổng số lợn rừng toàn huyện lên đến côn số 447 con. Về thức ăn để nuôi lợn rừng rất dồi dào, có thể sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương. Minh Hóa là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đàn lợn rừng. Quy mô chăn nuôi lợn rừng từ 1 - 5 con có một hộ, từ 6 - 10 con có năm hộ, từ 11 - 20 con có mười hai hộ và trên 21 con có sáu hộ. Chăn nuôi lợn rừng ở quy mô từ trên 20 con cho hiệu quả và mang lại nguồn thu nhập cao cho hộ gia đình. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii TÓM TẮT ............................................................................................................. iii MỤC LỤC .............................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vii DANH MỤC HÌNH ..............................................................................................viii MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................... 2 CHƯƠNG 1 ............................................................................................................. 3 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................ 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 3 1.1.1. Khái niệm chăn nuôi ...................................................................................... 3 1.1.2. Vị trí, vai trò của ngành chăn nuôi.................................................................. 3 1.1.3. Nguồn gốc của lợn rừng ................................................................................. 3 1.1.4. Phân bố lợn rừng ............................................................................................ 3 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn ...................................................... 4 1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chăn nuôi........................................................ 6 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 10 1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................. 10 1.2.1. Nghiên cứu ở trong nước .............................................................................. 11 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 13 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................... 13 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 13 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 13 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ................................................................. 13 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................. 13 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin. ................................................................... 13 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu: ........................................................................... 15 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................... 16 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 16 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MINH HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH. ..................................................................................................... 16 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 16 3.1.2. Kinh Tế - xã hội ........................................................................................... 24 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện ................ 28 3.2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN RỪNG CỦA HUYỆN MIỀN NÚI MINH HÓA QUA CÁC NĂM GẦN ĐÂY ....................................................................... 29 3.2.1. Tình hình chung ........................................................................................... 30 3.2.2. Đặc điểm hộ điều tra .................................................................................... 36 3.2.3. Sản xuất chăn nuôi các hộ điều tra ............................................................... 37 3.2.4. Thu nhập và các nguồn thu nhập ở nông hộ.................................................. 38 3.2.5. Tình hình chăn nuôi lợn ............................................................................... 39 3.3. CHUỔI THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ THAM GIA CỦA MÔI GIỚI ....................... 41 3.4. TÁC ĐỘNG CỦA CHĂN NUÔI LỢN RỪNG ............................................... 44 3.4.1. Kết quả của việc chăn nuôi lợn..................................................................... 44 3.4.2. Hiệu quả kinh tế dựa trên kết quả so sánh giữa hai nhóm nông hộ ................ 44 3.4.3 Quan điểm về hiệu quả kinh tế ...................................................................... 46 3.4.4 Quan điểm về hiệu quả xã hội ....................................................................... 47 3.4.5 Quan điểm về phân công lao động................................................................. 48 3.4.6 Quan điểm về hiệu quả môi trường ............................................................... 49 3.4.7 Quan điểm về các yếu tố thuận lợi, khó khăn trong chăn nuôi ....................... 50 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 53 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 53 ĐỀ NGHỊ............................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 55 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Dịch nghĩa BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn CP Chính phủ GO Giá trị tổng sản lượng HĐND Hội đồng nhân dân IC Chi phí trung gian MI Thu nhập hỗn hợp NXB Nhà xuất bản Pr Lợi nhuận QĐ Quyết định TC Tổng chi phí TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân VA Giá trị gia tăng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất của huyện Minh Hóa năm 2016............................... 25 Bảng 3.2: Tình hình phát triển chăn nuôi lợn rừng của huyện Minh Hóa................ 30 năm 2012 - 2016. ................................................................................................... 30 Bảng 3.3: Đặc điểm xã hội của nhóm hộ điều tra năm 2016 ................................... 31 Bảng 3.4: Tình hình nguồn nhân lực của các hộ chăn nuôi lợn rừng và lợn thường 32 Bảng 3.5: Cơ cấu lao động nam và nữ của các hộ chăn nuôi lợn rừng và lợn thường .............................................................................................................................. 33 Bảng 3.6: Một số vật nuôi chính của các hộ chăn nuôi lợn rừng và lợn thường ...... 34 Bảng 3.7: Tình hình sử dụng đất của các hộ chăn nuôi lợn ..................................... 35 Bảng 3.8: Các nguồn thu nhập chính của hộ........................................................... 35 Bảng 3.9: Đặc điểm thức ăn chăn nuôi lợn rừng và lợn thường trong ngày ............ 37 tại huyện Minh Hóa. .............................................................................................. 37 Bảng 3.10: Khối lượng và tốc độ sinh trưởng của lợn rừng trong một ngày ở các tháng tuổi. .............................................................................................................. 38 Bảng 3.11: Khả năng sinh sản của lợn rừng trong huyện. ....................................... 38 Bảng 3.12: Số hộ nuôi theo quy mô đàn lợn tại thời điểm điều tra. ........................ 39 Bảng 3.13: Một số đặc điểm của nhóm hộ nuôi lợn rừng và lợn thường ................. 40 Bảng 3.14: Các chi phí bình quân cho chăn nuôi lợn rừng và lợn thường ............... 43 của hộ năm 2016 .................................................................................................... 43 Bảng 3.15: Chi phí bình quân nuôi 1 con lợn/năm của hộ nuôi lợn rừng và hộ nuôi lợn thường năm 2016 ............................................................................................. 44 Bảng 3.16: Hiệu quả từ chăn nuôi lợn rừng và lợn thường của các hộ điều tra ....... 45 Bảng 3.17: Quan điểm của hộ về hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn rừng ............. 46 Bảng 3.18: Quan điểm của hộ về hiệu quả xã hôi của chăn nuôi lợn rừng .............. 47 Bảng 3.19: Mức độ phân công lao động của hộ chăn nuôi lợn................................ 48 Bảng 3.20: Quan điểm của hộ về hiệu quả môi trường của chăn nuôi lợn rừng ...... 49 Bảng 3.21: Quan điểm của hộ về các yếu tố thuận lợi trong chăn nuôi lợn rừng..... 50 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ huyện Minh Hóa.......................................................................... 16 Hình 3.2: Chuỗi thị trường tiêu thụ lợn rừng của các hộ chăn nuôi......................... 42 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Người nông dân Việt nam có thói quen thuần hóa các loại động vật không thông dụng như ba ba, ếch nhai, lợn rừng, hươu nai, rắn rết, kỳ đà… để sử dụng làm thực phẩm… Đặc biệt trong thập kỷ vừa qua, do sự thất bát trong chăn nuôi bằng các giống vật nuôi thông thường, kể cả các giống "cao sản" nhập từ các nước phát triển, đồng thời với nhu cầu tăng nhanh về các loại thực phẩm từ các loại động vật trên, thì việc chăn nuôi các động vật không thông dụng có dịp nảy sinh. Lợn rừng là một trong loại động vật đó. Việc thuần hóa lợn rừng và lai tạo chúng với các loại lợn rừng bản địa có ở các vùng miền núi bắt đầu từ một vài nông dân tại Bình phước vào năm 2003. Sau đó nó lan tỏa đi các nơi khác do công việc nuôi dưỡng đơn giản, tận dụng được thức ăn rẻ tiền, và thu nhập cao, thậm chí phải nói là “hấp dẫn” nhờ thịt lợn rừng được xem là “đặc sản”. Tiếp đó, người ta phát hiện tại Thái lan nông dân cũng đã thành công trong nuôi loại vật trên, và một số lái buôn và doanh nghiệp đã nhập giống về [26]. Huyện Minh Hoá là một huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình. Phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào với 89 km đường biên giới, phía Bắc giáp huyện Tuyên Hoá, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Bố Trạch. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính gồm 15 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là 1.412,709 km 2 [22]. Dân số năm 2016 là trên 50.302 người, trong đó, dân số ở độ tuổi lao động trên 32.563 người. Minh Hoá có dân tộc Kinh chiếm đa số và các dân tộc ít người Bru - Vân Kiều, Chứt với 6.500 người, tập trung ở các xã biên giới [2]. Huyện Minh Hóa nằm trên trục đường Quốc lộ 12A từ cảng Vũng Áng, cảng Hòn La theo đường Quốc lộ 12A chạy qua trung tâm huyện nối với đường Hồ Chí Minh đi qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo; đường Hồ Chí Minh chạy theo hướng Bắc - Nam suốt chiều dài của huyện. Do có 3 trục đường quốc lộ đi qua, có cửa khẩu Quốc tế Cha Lo nên Minh Hóa rất có lợi thế về vận chuyển hàng hóa và giao thương với các tỉnh Bắc - Nam. Huyện Minh Hóa là 01/62 huyện được hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ [22]. Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, diên tích đất canh tác ít (chiếm 4,8% diện tích tự nhiên) nên sản xuất nông nghiệp của huyện gặp khó khăn lại bị ảnh hưởng nặng nề của những điều kiện thời tiết và khí hậu bất lợi (hạn hán vào mùa khô, lũ lụt, bão lớn vào mùa mưa) [22]. Nhưng, điều kiện về địa hình với diện tích đồi núi chiếm phần lớn (92,7%) trong tổng diện tích đất tự nhiên nên Minh Hóa có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó có chăn nuôi lợn rừng. Việc sử dụng hợp lý và hữu hiệu điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi lợn rừng sẽ mang lại một nguồn lợi đáng kể cho kinh tế địa phương nói chung và kinh tế hộ chăn nuôi nói riêng, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 2 nhất là những hộ nông dân nghèo. Hơn nữa, hoạt động chăn nuôi lợn rừng là một loài vật nuôi hoàn toàn không cạnh tranh lương thực với con người và là một ngành sản xuất phù hợp với huyện miền núi Minh Hóa nơi có điều kiện sản xuất lương thực gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây nền kinh tế phát triển, đặc biệt là ngành du lịch phát triển tương đối mạnh, nhu cầu thịt lợn rừng nuôi của người dân ngày càng tăng vì vậy việc chăn nuôi lợn rừng địa phương để lấy thịt được xem là một hướng đi mới trong việc phát triển kinh tế tại địa phương. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành đánh giá một cách toàn diện hệ thống chăn nuôi lợn rừng tại huyện để có các định hướng quản lý phù hợp. Với những lý do trên, đề tài nghiên cứu: “Thực trạng chăn nuôi lợn rừng tại huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình” được lựa chọn để thực hiện. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu chung của đề tài là phân tích thực trạng chăn nuôi lợn rừng ở địa bàn huyện Minh Hóa làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn rừng trên địa bàn huyện, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Ngoài ra, các kết quả của đề tài còn góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hiệu quả chăn nuôi lợn rừng. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1) Ý nghĩa khoa học Cung cấp thêm dữ liệu về tình hình chăn nuôi lợn rừng trên địa bàn huyện Minh Hóa, giúp làm tài liệu cho việc nghiên cứu tiếp theo. 2) Ý nghĩa thực tiễn Giúp cho nhân dân trong huyện nắm được một số đặc điểm sinh học cơ bản của lợn rừng và quy trình nuôi một cách có khoa học nhằm nâng cao hiệu quả của việc chăn nuôi lợn rừng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Khái niệm chăn nuôi Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, với đối tượng là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người [19]. 1.1.2. Vị trí, vai trò của ngành chăn nuôi Chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta ngành chăn nuôi cung cấp khoảng 30% tổng sản phẩn nông nghiệp [19]. Việc nâng cao đời sống vật chất của các tầng lớp nhân dân, cải thiện điều kiện dinh dưỡng và chất lượng bữa ăn phụ thuộc một phần đáng kể vào sự phát triển của ngành chăn nuôi. Ngành chăn nuôi cung cấp cho con người các loại thực phẩm và các chế phẩm có giá trị cao, hiện nay hàng năm ngành chăn nuôi cung cấp khoảng trên 1,6 triệu tấn thịt các loại, trên 40 ngàn tấn sữa và trên 3 tỷ quả trứng [19]. Chính vì thế ngành chăn nuôi của Việt Nam trong những năm gần đây đã góp phần chủ đạo vào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho người dân, đặc biệt là người dân nông thôn. Ngành chăn nuôi thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến phát triển, các cơ sở chế biến sữa, thịt ... được hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển chăn nuôi. Ngành chăn nuôi còn cung cấp các nguyên liệu công nghiệp như: da, lông, sừng, móng để sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị. Ngoài ra ngành chăn nuôi còn cung cấp một lượng phân bón hữu cơ cho trồng trọt, góp phần tăng năng suất cây trồng, mặt khác ngành chăn nuôi còn sử dụng các sản phản của ngành trồng trọt kể cả phụ phẩm, thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển. 1.1.3. Nguồn gốc của lợn rừng Theo danh mục động vật thông thường ban hành kèm Theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT, ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lợn rừng thuộc bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ lợn (Sus), loài lợn rừng (Sus Scrofa) [18]. 1.1.4. Phân bố lợn rừng Lợn rừng được phân bố từ Châu Âu, Châu Á và Bắc Phi. Tuy nhiên Theo chân con người, nay đã có mặt nhiều nơi trên thế giới. Lợn rừng sống chủ yếu vùng núi, ẩm ướt. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 4 Lợn rừng là giống lợn hoang dã đang được thuần hóa ở Thái Lan, Việt Nam... Lợn rừng, thường có hai nhóm giống: Nhóm giống mặt dài và nhóm giống mặt ngắn. Lợn rừng hay còn được gọi là lợn lòi có thể được coi là tổ tiên của lợn nhà [15]. 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn 1.1.5.1. Nhân tố tự nhiên Đối với ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn rừng chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên, khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm) có tác động trực tiếp và gián tiếp tới vật nuôi. Nếu thời tiết khí hậu và môi trường quá khắc nhiệt thì hoạt động chăn nuôi lợn cũng không thể phát triển được. Bên cạnh đó phát triển chăn nuôi lợn thì đất đai, nguồn nước là yếu tố cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của lợn. Đất đai nói chung là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất chăn nuôi như xây dựng chuồng trại, trồng rau làm thức ăn cho lợn. Do đó, để phát triển chăn nuôi lợn rừng cần có một diện tích đủ lớn theo quy mô chăn nuôi. 1.1.5.2. Nhân tố kinh tế Vốn sản xuất: Nguồn vố ảnh hưởng việc chăn nuôi lợn, là điều kiện quyết định đến hành vi chăn nuôi của người dân. Không có vốn hoặc vốn ít thì hoạt động chăn nuôi lợn chỉ dừng lại hình thức nuôi tận dụng, sản phẩm làm ra chỉ phục vụ nhu cầu chính mình hoặc như một hình thức tiết kiệm của người sản xuất. Nếu được đầu tư vốn, chăn nuôi sẽ được mở rộng về quy mô và đi vào nâng cao chất lượng như nuôi theo quy mô lớn hoặc tổ chức trang trại chăn nuôi, ngoài ra vốn được sử dụng để xây chuồng trại, mua con giống,… Mặc dù vốn đầu tư ban đầu cho chăn nuôi lợn rừng tương đối cao song do thời gian sinh trưởng và đặc điểm ngoại hình của lợn rừng mà người dân vẫn chưa mạnh dạn đầu tư. Khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ cũng là một nhân tố quan trọng không kém trong chăn nuôi lợn rừng. Áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các khâu chăn nuôi sẽ làm cho ngành chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn rừng nói riêng trở thành một ngành công nghiệp chăn nuôi thực sự, sản phẩn mang lại sẽ được nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng cho người tiêu dùng, không chỉ là thị trường nội địa mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài. 1.1.5.3. Nhân tố kỹ thuật Giống: Cũng như rất nhiều ngành chăn nuôi khác, chọn lợn rừng giống nuôi phải đảm bảo khỏe mạnh không dịch bệnh, có khả năng tăng trưởng tốt… thì mới đạt hiệu quả kinh tế, con giống có chất lượng tốt sẽ đảm bảo cho phát triển của lợn sau này. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 5 Thức ăn: Có ý nghĩa rất quan trọng đến sự sinh trưởng của lợn, Lợn rừng vốn là loại động vật hoang dã trong rừng và tự tìm kiếm thức ăn, nước uống. Hơn nữa, do đặc điểm của giống loài cộng với sức sống hoang dã qua nhiều thế hệ đã tạo cho lợn rừng có cấu tạo về hình dáng bên ngoài rất thích hợp với việc tìm kiếm, đào bới thức ăn, thức ăn của lợn rừng như thân lá cây non, các loại rễ, các loại củ, các loại rau cỏ, các loại trái cây rụng trên mặt đất, ngoài ra chúng còn ăn giun đất, dế, châu chấu, cào cào... thậm chí xá cây, xác động vật chưa thối rữa hết lợn rừng vấn ăn và tiêu hóa bình thường, lợn rừng cũng ăn thức ăn công nghiệp mà hay dùng nuôi lợn nhà. Phương thức nuôi: Kiểu chuồng tự nhiên: Lợn rừng là động vật hoang dã mới thuần dưỡng nên khá nhạy cảm, tính cảnh giác cao là loài có linh cảm tốt nên chúng ưa nhất kiểu sống trong các kiểu chuồng trại càng gần với tự nhiên càng tốt. Khu đất xây dựng trang trại lợn rừng cần có nhiều cây bóng mát, bụi cây nhỏ rậm rạp để làm mát cho lợn rừng vì lợn rừng không chịu được nóng và thích chui rúc trong các lùm cây để ẩn nấp vào ban ngày. Kiểu chuồng thâm canh: Dùng lưới B40 (loại cọng lớn) vây thành các ô nuôi. Trụ đỡ cho bờ rào lưới là các thân cây gỗ lớn có đường kính ít nhất 10cm, mổi thân gỗ cách nhau 10 -15cm. Chân bờ tường chuồng và chân bờ rào có móng kiên cố xây tường bao quanh cách mặt đất khoảng 50cm để vô hiệu hoá khả năng đào hang của lợn rừng. Mỗi ô chuồng quây lưới cao 1,2 - 1,5m trở lên, có diện tích rộng 4 - 6m2 tức rộng 2m, dài 3m cho mỗi con. 1.1.5.4. Nhân tố kinh tế xã hội Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Đây là khâu then chốt của sản xuất hàng hóa, thị trường chính là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Dù chăn nuôi dưới hình thức nào thì mục đích của người chăn nuôi cũng để bán, để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngày nay, khi đời sống kinh tế xã hội phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao đòi hỏi thị trường phải cung cấp sản phẩm thịt lợn có chất lượng cao. Đáp ứng nhu cầu đó, người chăn nuôi đã đầu tư nuôi lợn rừng hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng thịt và an toàn song còn gặp phải nhiều khó khăn do thị trường mang lại như biến động giá cả, các sản phẩm cạnh tranh, thay thế,… Vì vậy thị trường tiêu thụ có tác động tích cực đến chăn nuôi lợn rừng. Lao động: Chăn nuôi lợn rừng đã có từ lâu nên người dân tích lũy được nhiều kinh nghiệm, mặt khác chăn nuôi lợn rừng là một công việc không vất vả lắm, có thể sử dụng lao động dư thừa. Do vậy ở những nơi lao động nhàn rỗi nhiều thì hoạt động chăn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 6 nuôi lợn nói chung và lợn rừng nói riêng cũng phát triển, chính vì có sự ảnh hưởng của yếu tố này nên hoạt động chăn nuôi chủ yếu tập trung nhiều ở vùng nông thôn. Nhân tố xã hội: Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sức quan trọng. Nó có thể khuyến khích sự phát triển của một ngành sản xuất nào đó hoặc ngược lại, kìm hãm sự phát triển của ngành đó. Chăn nuôi lợn rừng đã có nhiều chuyển biến song vẫn rất cần sự can thiệp của Nhà nước theo hướng thúc đẩy phát triển. 1.1.5.5. Nhân tố tổ chức sản xuất Lựa chọn một hình thức tổ chức hợp lý sẽ tạo thế mạnh cho phát triển chăn nuôi. Trước kia, nước ta chỉ có hai hình thức sản xuất được tổ chức chủ yếu đó là quốc doanh và tập thể. Chăn nuôi trong nông hộ chỉ được coi là sản xuất phụ, không được chú ý đầu tư thậm chí còn bị kìm hãm. Đến năm 1986, hộ gia đình được khẳng định như là một đơn vị kinh tế tự chủ, có điều kiện phát huy thế mạnh của mình nhằm khai thác triệt để các tiềm năng về đất đai, lao động, tiền vốn, tạo cho nông nghiệp nước ta một bước tiến vượt bậc. Chăn nuôi nước ta hiện nay chỉ còn hai hình thức chăn nuôi cơ bản là quốc doanh và hộ gia đình, song chăn nuôi các nông hộ đã thực sự làm thay đổi về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp lên một cách rõ rệt. 1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chăn nuôi Trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng phải sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế được chia thành hai nhóm: các chỉ tiêu thể hiện kết quả và chi phí sản xuất và các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sản xuất. Các chỉ tiêu thể hiện kết quả là: Giá trị tổng sản lượng (GO): là chỉ tiêu tổng hợp được tính bằng tiền phản ánh kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. (GO) = Tổng sản lượng * đơn vị sản phẩm. Chi phí (TC): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ khoản chi phí bỏ ra đầu tư vào quá trình sản xuất kể cả chi phí vật chất để dành từ chu kỳ trước (giống, phân chuồng,…) và phần lao động gia đình, trong đó có cả thuế nông nghiệp. Chi tiêu này nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào quy mô canh tác, trình độ kỹ thuật canh tác từng hộ. CP = Chi phí vật chất + chi phí lao động. Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Chi phí trung gian được thể hiện bằng công thức: IC = Số lượng đầu tư của đầu vào thứ j * đơn giá đầu vào thứ j PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 7 Khác với các ngành sản xuất phi nông nghiệp, việc tính toán giá thành sản xuất trong nông nghiệp là vấn đề khó khăn do việc tính toán chi phí về lao động, đặc biệt là trong kinh tế hộ gia đình. Gía thành sản xuất chỉ có thể tính toán chính xác ở các cơ sở sản xuất mà đơn giá tiền công đã được xác định. Vì vây, ngoài chỉ tiêu giá thành sản xuất, người ta thường dung chỉ tiêu chi phí trung gian hay cho chỉ tiêu giá thành. Thu nhập hỗn hợp (MI) theo Lê Thanh Hải, 2015: MI = GO – IC – A – Lãi Suất Vay Trong đó: A là khấu hao tài sản cố định (là phần giá trị củ tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải được trích rút để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm, đề tài này tính khấu hao chi phí chuồng trại, công cụ, dụng cụ,thiết bị phục vụ chăn nuôi…). Lợi nhuận (Pr): là chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất. Đây là khoản chênh lệch giữa giá trị tổng sản lượng và chi phí bỏ ra. Pr = Gía trị tổng sản lượng (GO) – tổng chi phí sản xuất (TC). Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: phản ánh cứ mỗi đồng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuân/chi phí Tỷ suất thu nhập trên chi phí: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ suất thu nhập trên chi phí = Thu nhập/chi phí Tỷ suất doanh thu trên chi phí: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ suất doanh thu trên chi phí = Doanh thu/chi phí Chỉ tiêu hiệu quả xã hội Một chỉ tiêu nữa mà hoạt động sản xuất cần đạt tới đó là hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội là tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả mà xã hội đạt được như tăng việc làm, cải thiện môi trường sinh thái, cải thiện điều kiện sống, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo và tăng phúc lợi xã hội. Xem xét hiệu quả xã hội, chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi ở một số tỉnh Việt Nam (2003 - 2005) của Văn phòng dự án khí sinh học Trung ương đã xác định thông qua các chỉ tiêu sau: Sử dụng khí sinh học thay đổi tập quán đun nấu của người dân theo hướng công nghiệp, văn minh, giảm thiểu thời gian cho người phụ nữ kiếm củi và đun nấu. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 8 Vậy hiệu quả xã hội được xác định thông qua các chỉ tiêu mang tính chất định tính, như: Thay đổi tập tính sản xuất của người dân từ chăn nuôi tận dụng sang chăn nuôi thâm canh, có đầu tư. Tăng khả năng tham gia của người dân vào cộng đồng. Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Trong thực tế, kết quả đạt được của các hoạt động sản xuất rất đa dạng và phong phú, có thể thu được trên phương diện kinh tế tài chính, cũng có kết quả thu được trên phương diện xã hội và môi trường như giảm chất thải, cải thiện môi trường sinh thái. Do đó, hình thành nên các khái niệm về hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều có mục đích chủ yếu là hiệu quả kinh tế. Tuy vây, hiệu quả kinh tế không phải là cái đích chung nhất mà các hoạt động sản xuất kinh doanh mong đạt được. Vì các hoạt động này còn tạo ra nhiều kết quả khác liên quan đến đời sống kinh tế xã hội của con người như cải thiện chất lượng cuộc sống và việc làm, nâng cao đời sống tinh thần, cải thiện môi trường,… Tóm lại là đạt được kết quả xã hội và môi trường. Hiệu quả kinh tế xã hội: Là tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về được các mặt kinh tế xã hội. Phát triển kinh tế và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất. Do đó, khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta cần tìm hiểu trên quan điểm kinh tế xã hội. Thông thường, hiệu quả kinh tế thường đi kèm với hiệu quả xã hội. Vì thế, mà hình thành nên khái niệm hiệu quả kinh tế - xã hội. Đó là tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được về mặt kinh tế và xã hội. Phát triển kinh tế và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, mục tiêu phát triển kinh tế là phát triển xã hội và ngược lại. Do đó, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất. Và khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta phải hiểu trên hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội. Khi phân tích khía cạnh xã hội của một phương án sản xuất, cần chú ý đến các đối tượng phục vụ của nó. Các tiêu chuẩn xã hội có tính chất tương đối vì nó phụ thuộc vào từng quốc gia, từng thời kỳ nhưng thường bao gồm các tiêu chuẩn như: phân phối thu nhập, dân số, việc làm, văn hóa, giáo dục, thay đổi cơ cấu xã hội. Ngoài ra, còn đánh giá tác động xã hội thông qua khả năng góp phần thỏa mãn tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực “Hoàng Mạnh Quân, 2006”. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 9 Chỉ tiêu hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường theo quan điểm của Nguyễn Văn Kha (2009) “là phản ánh việc khai thác và sử dụng các nguồn lực trong sản xuất với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nhưng phải xem xét mức tương quan giữa kết quả đạt được về kinh tế với việc đảm bảo vệ sinh, môi trường và điều kiện làm việc của người lao động và khu vực dân cư”. Xem xét về hiệu quả môi trường thì chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi ở một số tỉnh Việt Nam (2003 - 2005) của Văn phòng dự án khí sinh học Trung ương đã xác định thông qua: Nguồn dinh dưỡng có giá trị cao cho nông sản sạch; xử lý chất thải nông thôn giảm thiểu rất lớn về ô nhiễm môi trường; việc không dùng củi trong đun nấu đã hạn chế phần nào nạn chặt phá rừng, tác nhân gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Theo tác giả Trần Nhân Ái (2005) xem xét hiệu quả môi trường trên hai khía cạnh: Quản lý và thay thế chất đốt gây hiệu ứng nhà kính bằng sử dụng khí gas an toàn và quản lý phân: Sử dụng phân để sản xuất khí sinh học. Ngoài các hiệu quả kinh tế, xã hội thì bất kỳ phương án sản xuất nào cũng đều có hiệu quả về mặt môi trường. Đó là tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được về khía cạnh môi trường như sự ô nhiễm môi trường không khí, cải tạo tài nguyên đất nước,… Có thể hiểu đơn giản rằng: Hiệu quả môi trường là tác động đến môi trường sinh thái của một phương án sản xuất cụ thể, nó thường đi kèm với tác động kinh tế và xã hội. Bảo vệ môi trường là nội dung quan trọng trong hoạt động phát triển. Ngày nay bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu, nó không chỉ là nhiệm vụ của một vùng hay một quốc gia nào. Để đánh giá được tác động của con người với môi trường là rất khó khăn vì ảnh hưởng này thường ở dạng vô hình, phản ứng dây chuyền và nhiều khi cần thời gian mới có thể đánh giá được. Do vậy, việc đánh giá tác động môi trường của một hoạt động sản xuất cũng rất khó khăn. Hoạt động nông nghiệp và nông thôn đều có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái theo hai chiều hướng: Tích cực và tiêu cực. Do đó, phương án sản xuất sẽ được chấp nhận nếu: Có chiều hướng tác động tích cực đến bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái và có ác động tiêu cực (nếu có) phải là nhỏ nhất hoặc không vượt quá tiêu chuẩn cho phép của nhà nước. Thông thường các tác động môi trường được xem xét trên các khía cạnh như: Tác động đến việc bảo vệ và cải tạo đất, tác động đến việc bảo vệ và cải tạo nguồn nước, tác động đến việc bảo vệ và cải tạo nguồn dưỡng khí cho con người, tác động đến việc bảo vệ và duy trì các công trình xây dựng, thủy lợi, thủy điện và các công trình khác, tác động đến việc bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học, phát triển cảnh quan và tái tạo các giá trị vẻ đẹp của tự nhiên “Hoàng Mạnh Quân, 2006”. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 10 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Lợn rừng vốn chính là thủy tổ của các giống lợn nhà hiện nay. Từ 2500 năm trước, con người đã có những hiểu biết và khai thác lợn rừng. Theo tài liệu của nhiều nước thì lợn rừng được thuần hóa và bắt đầu đưa vào hệ thống vật nuôi từ thế kỷ XVI. Ngày nay lợn rừng đã được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Pháp (hiện có 800 trang trại chuyên nuôi lợn rừng), Ba Lan, Thái Lan, Canada, Anh, Trung Quốc, Đức, ấn Độ, Braxin, Mexico, Tây Ban Nha, Italia, Đan Mạch, Nhật Bản, Nga, Nepan, Angeri, Indonesia,... và Việt Nam. Lợn rừng phân bố chủ yếu trên thế giới là ở các vùng Bắc Phi, châu Âu, phía nam Nga, Trung Quốc, vùng Trung Đông, ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia (Sumatin, Java, Sumbawa), đảo Corse, Sardiaigue, những vùng sâu, xa của Ai Cập và Sudan [10]. Tài liệu khác thì lợn rừng cũng được tìm thấy rất nhiều ở miền Tây ấn Độ, Hoa Kỳ (California, Texas, Florida, Virginia, Hawai...) Australia, New Zealand và các đảo thuộc vùng biển nam Thái Bình Dương ... Tại các nước ôn đới, lợn thường đẻ một năm một lần vào mùa xuân. Còn ở các vùng nhiệt đới, lợn đẻ quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa ẩm ướt. Có chu kỳ động dục là 21 ngày, động dục trong 3 ngày liên tục, thời gian chửa là 115 ngày (100 - 140) ngày. Số con đẻ 1 lứa là 1 đến 12 con, trung bình là 4 đến 8 con. Tuổi thành thục sinh dục là 8 - 10 tháng tuổi, nhưng thường đẻ lần 1 sau 18 tháng và tuổi đẻ đến 5 năm. Cho con bú đến 3 - 4 tháng. Có tuổi thọ đến 27 năm. Sống thành từng đàn có khi đến 100 con và thường là 20 con. Được thuần hoá 4000 năm trước Công nguyên. Không có nguy cơ tuyệt chủng do số lượng lớn và sinh sản nhanh, nhiều. Theo nghiên cứu của Trung tâm hợp tác nghiên cứu và phát triển nông nghiệp quốc tế (Pháp) thì lợn rừng có tới 36 giống. Phổ biến nhất là các giống: Lợn rừng thần, lợn rừng lông nhím, lợn rừng hươu, lợn rừng sông, lợn rừng lông dài, lợn rừng ấn Độ, lợn rừng ria trắng châu Phi, lợn rừng Nam Mỹ,... và được phân bố rất rộng, hầu như trên khắp thế giới từ châu Âu, châu Á đến châu Mỹ và châu Phi. * Ở Thái Lan: Đàn lợn và kỹ thuật nuôi lợn rừng của Việt nam xuất phát từ đây. Theo Kvisna Keo Sưa Um và Phira Krai Xeng Xri (2005) (Thái Lan) thì việc nuôi lợn rừng xảy ra tự phát ở Thái Lan từ 10 năm trước đây và không bị cấm đoán do lợn rừng không thuộc loại đối tượng bị cấm. Hơn nữa việc nuôi lợn rừng làm giảm việc săn bắn, lợn rừng cũng dễ nuôi và ít bệnh. Thịt ít mỡ, thơm. Việc thuần hóa cũng bắt đầu từ những nông dân vùng gần biên giới Thái - Miến Điện. Có hai dòng lợn mặt dài và mặt ngắn. Loại đầu giống lợn rừng, thân hình cao, mỏng, ít thịt, nuôi 4 năm mới đạt Khối lượng bán thịt, có nhiều hơn loại mặt ngắn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2