Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn Tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vaccine H5N1
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khảo sát tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2011-2015. Việc xác định được các yếu tố nguy cơ đẫn đến dịch bệnh ở các hộ chăn nuôi là rất quan trọng, từ đó có các biện pháp phòng chống thích hợp nhằm kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả. Xác định hiệu quả đáp ứng miễn dịch trên gia cầm thông qua kiểm tra kháng thể bảo hộ bằng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI sau khi được tiêm phòng vaccine cúm gia cầm. Từ đó đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm được tiêm phòng trên địa bàn nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn Tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vaccine H5N1
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn này là chính xác và đã được chỉ rõ nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2016 Tác giả Tôn Nữ Ái Quyên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm Huế đã tạo điều kiện cho tôi được theo học chương trình đào tạo trình độ Thạc sỹ tại trường. Tập thể Lãnh đạo và cán bộ Trung tâm giống vật nuôi Bình Định, Chi cục Thú y Bình Định đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Thầy giáo, TS Nguyễn Xuân Hòa, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm Huế là người thầy hướng dẫn khoa học, trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù bản thân đã nổ lực, cố gắng, song do kiến thức và thời gian hạn chế nên không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Vì vậy, kính mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp ý từ quí thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp cho các nội dung nghiên cứu để được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2016 Tác giả Tôn Nữ Ái Quyên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Cúm gia cầm Avian influenza là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm type A thuộc họ Orthomyxovirideae gây ra cho gia cầm, bệnh có thể lây sang người và một số loài thú khác. Với mục đích giúp người chăn nuôi nhận thức rõ và giảm các yếu tố nguy cơ dẫn đến dịch bệnh, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng, chúng tôi thực hiện đề tài “Tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn Tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vaccine H5N1”. Đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định về việc khảo sát tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trong giai đoạn 2011–2015 và xác định các yếu tố nguy cơ đẫn đến dịch bệnh bằng phương pháp điều tra và phân tích dịch tể học; về việc đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau tiêm phòng 2 loại vaccine cúm gia cầm tái tổ hợp H5N1chủng Re-6 và vaccine cúm gia cầm NAVET – VIFLUVAC chủng NIBRG-14, chúng tôi đã tiến hành lấy 540 mẫu huyết thanh sau tiêm phòng và 90 mẫu huyết thanh không tiêm phòng trên đàn gà thả vườn, gà nuôi nhốt và vịt tại thị xã An Nhơn, huyện Tây Sơn và Hoài Nhơn, sau đó tiến hành xét nghiệm xác định hàm lượng kháng thể bằng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI). Các số liệu thu được từ kết quả điều tra và nghiên cứu được xử lý bằng phương pháp phân tích dịch tể và thống kê sinh học trên chương trình Microsoft Office Excel, Minitab 14 và Epicalc 2000. Kết quả cụ thể như sau: - Dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra lần đầu tiên tại tỉnh Bình Định vào ngày 20 tháng 1 năm 2004 và từ đó đến nay dịch vẫn xảy ra rải rác tại tất cả các huyện, thị xã và thành phố. Trong giai đoạn 2011 - 2015 có 3 năm xảy ra dịch (năm 2011, 2013 và 2014), năm có số ổ dịch cao nhất là năm 2014, đối tượng mắc bệnh chủ yếu là vịt. Dịch thường xảy ra vào khoảng tháng 2 và tháng 3 trong năm. - Tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh cúm gia cầm H5N1 tại Bình Định đảm bảo yêu cầu (trên 80% so với tổng đàn trong diện tiêm phòng), tuy nhiên 2 huyện Vân Canh và Vĩnh Thạnh có tỷ lệ tiêm phòng không đạt do người dân ở các địa bàn này chủ yếu chăn nuôi theo phương thức nhỏ lẻ, chăn nuôi tận dụng thả rông không có chuồng trại để nhốt, không chấp hành tiêm phòng bắt buộc đối với vaccine cúm gia cầm H5N1. - Tỷ lệ bảo hộ và đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng trên đàn gia cầm của tỉnh Bình Định khá cao đối với cả 3 loại gia cầm là gà thả vườn (88,3%), gà nuôi nhốt (88,3%) và vịt (88,9)% trong đợt tiêm phòng thứ 2 của năm 2015. - Hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng của vaccine NAVET-VIFLUVAC NIBRG- 14 cao hơn so với vaccine H5N1Re-6 trên đàn gia cầm của tỉnh. Tuy nhiên sự sai khác về tỷ lệ bảo hộ và đáp ứng miễn dịch của 2 loại vaccine trên là không có ý nghĩa về mặt thống kê. - Các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch cúm gia cầm H5N1 gồm: không tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn gia cầm (OR = 20,9); vệ sinh phòng bệnh và sử dụng hóa chất tiêu độc khử trùng (OR = 20); nuôi thả rông gia cầm (OR = 12,1); sử dụng thức ăn tận dụng cho đàn gia cầm (OR = 7,3). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... x MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................4 1.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm ....................................................................4 1.1.1. Lịch sử bệnh cúm gia cầm trên thế giới ................................................................ 4 1.1.2. Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam .............................................................. 8 1.2. Đặc điểm sinh học của virus cúm type A ............................................................... 11 1.2.1. Đặc điểm về hình thái và cấu trúc của virus........................................................11 1.2.2. Đặc tính kháng nguyên của virus cúm type A.....................................................15 1.2.3. Thành phần hóa học của virus .............................................................................16 1.2.4. Quá trình nhân lên của virus ................................................................................17 1.2.5. Độc lực của virus .................................................................................................18 1.2.6. Sức đề kháng của virus ........................................................................................19 1.2.7. Nuôi cấy và lưu giữ virus ....................................................................................19 1.3. Dịch tể học bệnh cúm gia cầm ...............................................................................20 1.3.1. Loài vật mang virus ............................................................................................. 20 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 1.3.2. Chất chứa virus ....................................................................................................20 1.3.3. Động vật cảm nhiễm ............................................................................................ 20 1.3.4. Sự truyền lây ........................................................................................................21 1.3.5. Cách sinh bệnh ....................................................................................................22 1.3.6. Mùa phát bệnh .....................................................................................................22 1.4. Miễn dịch chống bệnh của gia cầm ........................................................................22 1.4.1. Miễn dịch không đặc hiệu ...................................................................................23 1.4.2. Miễn dịch đặc hiệu .............................................................................................. 24 1.4.3. Miễn dịch chủ động ............................................................................................. 25 1.4.4. Miễn dịch thụ động .............................................................................................. 25 1.5. Triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gia cầm ........................................................26 1.5.1. Triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh cúm gia cầm chủng độc lực cao .......26 1.5.2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh do những chủng virus cúm độc lực thấp ..........27 1.6. Bệnh tích .................................................................................................................27 1.6.1. Bệnh tích đại thể. .................................................................................................27 1.6.2. Bệnh tích vi thể. ...................................................................................................28 1.7. Chẩn đoán bệnh ......................................................................................................29 1.7.1. Phân lập virus ......................................................................................................30 1.7.2. Định danh virus ...................................................................................................31 1.7.3. Sử dụng xét nghiệm nhanh BD Dir hoặc Quickvue ............................................31 1.8. Khống chế dịch cúm gia cầm .................................................................................31 1.8.1. Các biện pháp vệ sinh thú y tổng hợp. ................................................................ 31 1.8.2. Phòng bệnh bằng vaccine. ...................................................................................32 1.8.3. Điều trị .................................................................................................................34 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................................... 35 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................35 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................35 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 35 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 36 2.2.1. Khảo sát tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2011 – 2015. .........................................................................................................36 2.2.2. Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vaccine H5N1. ............................. 36 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................37 2.3.1. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất...............................................................................37 2.3.2. Phương pháp sử dụng vaccine .............................................................................37 2.3.3. Phương pháp lấy mẫu huyết thanh ......................................................................38 2.3.4. Phương pháp xét nghiệm xác định hàm lượng kháng thể: ..................................38 2.3.5. Phương pháp điều tra, phân tích dịch tể học. ......................................................41 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................41 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................43 3.1. Khái quát về tình hình chăn nuôi gia cầm của tỉnh Bình Định .............................. 43 3.2. Kết quả tiêm phòng bệnh cúm gia cầm từ 2011 - 2015. ........................................46 3.3. Tổng hợp tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Định. ......................50 3.4. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể của gia cầm sau tiêm phòng vaccine cúm ....52 3.4.1. Đánh giá hiệu giá kháng thể của gà thả vườn sau tiêm phòng. ...........................53 3.4.2. Đánh giá hiệu giá kháng thể của gà nuôi nhốt sau tiêm phòng. ..........................54 3.4.3. Đánh giá hiệu giá kháng thể của vịt sau tiêm phòng. ..........................................56 3.4.4. Đánh giá hiệu giá kháng thể của gia cầm không tiêm phòng. ............................. 57 3.5. So sánh hiệu giá kháng thể của 2 loại vaccin cúm H5N1Re-6 và NAVET- VIFLUVAC NIBRG-14 trên gia cầm. ..........................................................................58 3.5.1. So sánh tỷ lệ bảo hộ giữa 2 loại vaccin cúm H5N1Re-6 và NAVET-VIFLUVAC NIBRG-14 trên gà thả vườn. .........................................................................................59 3.5.2. So sánh tỷ lệ bảo hộ giữa 2 loại vaccin cúm H5N1Re-6 và NAVET-VIFLUVAC NIBRG-14 trên gà nuôi nhốt .........................................................................................61 3.5.3. So sánh tỷ lệ bảo hộ giữa 2 loại vaccin cúm H5N1Re-6 và NAVET-VIFLUVAC NIBRG-14 trên vịt .........................................................................................................62 3.5.4. So sánh tỷ lệ bảo hộ giữa 2 loại vaccin cúm H5N1Re-6 và NAVET-VIFLUVAC NIBRG-14 trên gia cầm. ................................................................................................ 64 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii 3.6. Kết quả xác định một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Định. ..........................................................................................66 3.7. Đề xuất các giải pháp nhằm khống chế tái xuất hiện cúm gia cầm ........................69 3.7.1. Giám sát dịch tễ ...................................................................................................69 3.7.2. Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học ...........................................................69 3.7.3. Thực hiên tốt công tác quản lý nhà nước về công tác thú y ................................ 70 3.7.4. Tiêm phòng ..........................................................................................................70 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................72 4.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................72 4.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 74 PHỤ LỤC ......................................................................................................................79 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations HA: Haemagglutination test HI: Haemagglutination inhibitory test HPAI: Highly Pathogenic Avian Influenza LPAI: Low Pathogenic Avian Influenza OIE: Office international des epizooties RNA : Ribonucleic acid WHO: World Health Organization PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kế hoạch lấy mẫu huyết thanh trên gia cầm .................................................36 Bảng 3.1. Diễn biến tổng đàn gia cầm (gà, vịt) của tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2015 ...............................................................................................................44 Bảng 3.2. Kết quả tiêm phòng vaccine cúm gia cầm năm 2015 ...................................48 Bảng 3.3. Tình hình dịch cúm gia cầm tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2011- 2015 ........51 Bảng 3.4. Kháng thể sau tiêm phòng ở gà thả vườn......................................................53 Bảng 3.5. Kháng thể sau tiêm phòng ở gà nuôi nhốt ....................................................55 Bảng 3.6. Kháng thể sau tiêm phòng ở vịt ....................................................................56 Bảng 3.7. Kháng thể trước tiêm phòng ở gia cầm .........................................................58 Bảng 3.8. Kháng thể sau tiêm phòng ở gà thả vườn......................................................59 Bảng 3.9. Kháng thể sau tiêm phòng ở gà nuôi nhốt ....................................................61 Bảng 3.10. Kháng thể sau tiêm phòng ở vịt ..................................................................63 Bảng 3.11. Kháng thể sau tiêm phòng ở gia cầm ..........................................................65 Bảng 3.12. Các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch cúm gia cầm .................67 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc virus cúm A/H5N1 ..........................................................................15 Hình 1.2. Hình ảnh bệnh tích cúm gia cầm H5N1 ........................................................28 Hình 3.1. Diễn biến tổng đàn gia cầm ở gà và vịt giai đoạn 2011 - 2015 .....................44 Hình 3.2. Kết quả tiêm phòng vaccine cúm gia cầm 2 đợt trong năm 2015 .................49 Hình 3.3. Tổng hợp tình hình dịch cúm gia cầm ở gà và vịt giai đoạn 2011 - 2015 .....52 Hình 3.4. Hiệu giá kháng thể của gà thả vườn sau tiêm phòng .....................................54 Hình 3.5. Hiệu giá kháng thể của gà nuôi nhốt sau tiêm phòng ....................................55 Hình 3.6. Hiệu giá kháng thể của vịt sau tiêm phòng ...................................................57 Hình 3.7. So sánh tỷ lệ bảo hộ giữa 2 loại vaccine cúm trên gà thả vườn ....................60 Hình 3.8. So sánh tỷ lệ bảo hộ giữa 2 loại vaccine cúm trên gà nuôi nhốt ...................62 Hình 3.9. So sánh tỷ lệ bảo hộ giữa 2 loại vaccine cúm trên vịt ...................................64 Hình 3.10. So sánh tỷ lệ bảo hộ giữa 2 loại vaccine cúm trên gia cầm .........................66 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong chăn nuôi gia cầm ngoài việc phòng ngừa các bệnh thường găp như: Dịch tả, Thương hàn, Tụ huyết trùng, Cầu trùng, Gumboro, … thì bệnh Cúm gia cầm là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Trongnhững năm gần đây,tình hình dịch bệnh cúm gia cầm thường xảy ra đã gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho người chăn nuôi, ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Bệnh Cúm gia cầm Avian influenza là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm type A H5N1 thuộc họ Orthomyxovirideae gây ra cho các loài gia cầm và có thể gây nhiễm một số loài động vật có vú trong đó có con người. Bệnh có thể lây lan trực tiếp do con vật mẫn cảm tiếp xúc với con vật mắc bệnh hoặc gián tiếp qua phân, thức ăn, nước uống bị nhiễm hoặc qua dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, côn trùng (Alexander D.J., 2000; Tô Long Thành và cộng sự, 2008). Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, từ năm 2003 đến nay đã có 450 người tử vong do cúm gia cầm trong số 851 ca nhiễm H5N1 tại 16 nước, chủ yếu ở châu Á. Ở Việt Nam, có 64 ca tử vong trong 127 người nhiễm kể từ năm2003. Từ đầu 2011 đến nay, Việt Nam có 05 bệnh nhân tử vong vì H5N1 trong tổng số 08 người mắc. Năm 2015 đến nay không có người bị nhiễm cúm H5N1. Theo báo cáo của USAID ở nước ta tính từ 2003 đến nay đã hơn 300 dịch cúm gia cầm, USAID đã hỗ trợ cho Việt Nam trên 52 triệu USD cho công tác phòng chống dịch cúm gia cầm. Tại Bình Định, dịch cúm gia cầm xảy ra từ ngày 20 tháng 01 năm 2004, tại 80 thôn của 50 xã, phường thuộc 8 huyện, thành phố, với tổng số gia cầm tiêu hủy là 294.934 con và 117.747 quả trứng các loại. Đầu năm 2005, Bình Định có xử lý tiêu hủy những đàn gia cầm dương tính kháng thể virus cúm subtype H5N1 theo chỉ đạo của Thủ Tướng Chính Phủ, với số lượng gia cầm là 31.915 con và 46.207 quả trứng vịt. Đầu năm 2011, 2013 và 2014 Bình Định xử lý tiêu hủy số lượng gia cầm lần lượt là 4.153 con, 4.300 con và 17.046 con ở những đàn dương tính kháng thể virus cúm subtype H5N1 (Chi cục thú y tỉnh Bình Định, 2014). Năm 2015 không xảy ra ổ dịch cúm gia cầm nào. Mặc dù vậy, nhưng nguy cơ tiềm ẩn vẫn còn cao vì khả năng tiếp xúc với mầm bệnh ngoài môi trường (từ các loài chim hoang dã) rất lớn của gia cầm từ phương thức chăn nuôi vịt chạy đồng cũng như chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ không đảm bảo an toàn sinh học của người chăn nuôi (Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự, 2005). Các biện pháp phòng chống dịch được áp dụng triệt để ngay từ đầu như tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm mắc bệnh; cấm buôn bán, vận chuyển gia cầm bệnh và gia cầm trong vùng có dịch; tiêu độc, khử trùng, tăng cường các biện pháp an toàn sinh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 học…đã góp phần khống chế các đợt dịch, song rất tốn kém, gây ô nhiễm môi trường và không mang lại hiệu quả mong muốn trong điều kiện chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ như ở Việt Nam. Cho đến nay, bệnh cúm gia cầm chưa được khống chế hoàn toàn và vẫn tái phát lẻ tẻ ở nhiều địa phương trong cả nước. Biện pháp chủ động và hữu hiệu để kiểm soát, ngăn chặn sự tái phát dịch cúm gia cầm chủng độc lực cao HPAI (High Pathogenic Avian Influenza) là thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi và tiêm phòng vaccine cúm cho đàn gia cầm. Tuy nhiên, khả năng bảo hộ của gia cầm sau khi được tiêm phòng vaccine cúm có thể thay đổi bởi nhiều yếu tố như kỹ thuật tiêm phòng, giống, tuổi, phương thức chăn nuôi, quy mô chăn nuôi, hướng sản xuất, điều kiện vệ sinh thú y (Lê Văn Năm, 2004b). Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh và đánh giá đáp ứng miễn dịch của vaccine cúm A trên đàn gia cầm ở Bình Định để đưa ra cảnh báo và các biện pháp phòng, chống dịch cúm và tiến tới thanh toán dịch cúm gia cầm ở Bình Định. Xuất phát từ tình hình và yêu cầu thực tế đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn Tỉnh Bình Định giai đoạn 2011- 2015 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vaccine H5N1” 2. Mục tiêu của đề tài Đề tài “Tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn Tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015 và đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vaccine H5N1” nhằm: - Khảo sát tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2011-2015. Việc xác định được các yếu tố nguy cơ đẫn đến dịch bệnh ở các hộ chăn nuôi là rất quan trọng, từ đó có các biện pháp phòng chống thích hợp nhằm kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả. - Xác định hiệu quả đáp ứng miễn dịch trên gia cầm thông qua kiểm tra kháng thể bảo hộ bằng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI sau khi được tiêm phòng vaccine cúm gia cầm. Từ đó đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm được tiêm phòng trên địa bàn nghiên cứu. - So sánh hiệu giá kháng thể sau khi tiêm giữa 2 loại vaccine cúm gia cầm tái tổ hợp H5N1chủng Re-6 và NAVET – VIFLUVAC chủng NIBRG-14. - Khuyến cáo việc sử dụng vaccine phòng bệnh cúm gia cầm cho các hộ chăn nuôi. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở thực tiễn và lý luận cho hiệu quả của chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, và có thể dùng làm tài liệu tham khảo, bổ sung thêm vào số liệu tình hình dịch bệnh cúm của tỉnh cũng như đánh giá hiệu quả của việc tiêm phòng trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm ở Việt Nam. - Chứng minh hiệu quả của việc tiêm phòng vaccine cúm gia cầm. Các kết quả thu được là cơ sở định hướng và xây dựng kế hoạch cho chương trình tiêm phòng vaccine cúm gia cầm trong phạm vi cả nước. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Hướng cho người chăn nuôi nhận thức rõ và giảm các yếu tố nguy cơ dẫn đến dịch bệnh. - Nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi nhờ vào áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Là đề tài đầu tiên tiến hành so sánh hiệu giá kháng thể sau khi tiêm giữa 2 loại vaccine cúm gia cầm tái tổ hợp H5N1chủng Re-6 và vaccine cúm gia cầm NAVET – VIFLUVAC chủng NIBRG-14 trên địa bàn Tỉnh Bình Định. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 . Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm Bệnh Cúm gia cầm Avian influenza là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm type A thuộc họ Orthomyxovirideae gây ra cho gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, chim cút, đà điểu, các loài chim cảnh và chim hoang dã; và nguy hiểm hơn bệnh có thể lây sang người và một số loài thú khác. Virus được phân chia thành nhiều subtype khác nhau dựa trên kháng nguyên HA và NA có trên bề mặt capsid của hạt virus. Nhóm virus cúm A có 16 subtype HA (từ H1 đến H16) và 9 phân type NA (từ N1 đến N9). Sự tái tổ hợp (reassortment) giữa các subtype HA và NA, về mặt lý thuyết sẽ tạo ra nhiều subtype khác nhau về độc tính và khả năng gây bệnh. Trước đây bệnh được gọi là dịch tả gà (Fowl Plague), nhưng từ hội nghị lần thứ nhất về dịch cúm gia cầm tại Beltsville, Mỹ năm 1981 đã thay thế tên này bằng tên bệnh cúm truyền nhiễm cao ở gia cầm (HPAI) để chỉ virus type A có độc lực mạnh, lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao (Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh, 2004). Dịch cúm gia cầm do virus cúm A subtype H5N1 thể độc lực cao xuất hiện ở vùng Quảng Đông, Trung Quốc năm 1996 và đã lan ra hơn 60 nước trên thế giới ở châu Á, châu Âu và châu Phi, gây nhiều thiệt hại về kinh tế do gia cầm bị chết hoặc tiêu huỷ nhằm kiểm soát dịch, được chứng minh là có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Bệnh cúm gia cầm H5N1 lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào cuối năm 2003, từ đó đến nay dịch bệnh xảy ra liên tục, đang là vấn đề dịch tễ phức tạp do xuất hiện nhiều phân dòng virus mới và là dịch bệnh cần phải giải quyết tại nước ta. Virus cúm A/H5N1 đang lưu hành ở nhiều nước, thường xuyên gây bệnh cho gia cầm và người, là nguy cơ gây đại dịch trên toàn thế giới. 1.1.1. Lịch sử bệnh cúm gia cầm trên thế giới Năm 412 trước công nguyên, Hippocrate đã mô tả về bệnh cúm gia cầm. Sau đó vào năm 1680 một vụ đại dịch cúm đã được mô tả kỹ và từ đó đến nay đã xảy ra 31 vụ đại dịch. Trong hơn 100 năm qua đã xảy ra 4 vụ đại dịch cúm vào các năm 1889, 1918, 1957, 1968 (Capua I. & Marangon S., 2000). Năm 1918, đại dịch cúm xảy ra ở châu Âu do virus cúm type A/H1N1 gây ra, gọi là dịch cúm Tây Ban Nha, làm khoảng 20 - 40 triệu người chết. Năm 1957, virus cúm type A/H2N2 xuất hiện ở miền Nam Trung Quốc, gây ra bệnh cúm châu Á. Năm 1968, virus cúm type A/H3N2 gây bệnh cúm ở Hồng Kông. Bệnh cúm gia cầm đầu tiên được mô tả như bệnh dịch tả gia cầm được Perroncito báo cáo vào năm 1878 ở Ý, đầu tiên bệnh bị nhầm lẫn với dạng nhiễm trùng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 huyết cấp tính của bệnh tụ huyết trùng gia cầm; cho đến năm 1880, Rivolto và Delprato đã phân biệt hai bệnh này dựa vào đặc điểm lâm sàng và bệnh lý học; đến năm 1901, Centanni và Savonuzzi đã chứng minh bệnh là do “virus có thể qua lọc” (filterable agent) gây ra, nhưng virus không được định danh là virus cúm.; phải đến năm 1995 Schafet mới xác định được virus đó chính là virus thuộc type A thông qua kháng nguyên bề mặt H7N1 và H7N7 gây chết nhiều gà, gà tây và chim hoang ở Bắc Mỹ, Châu Phi, Trung Cận Đông (Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh, 2004). Đầu thế kỷ 20, bệnh cúm gia cầm độc lực cao được báo cáo ở Thụy Sĩ, Nga, Hà Lan, Hungary, Anh, Ai Cập, Trung Quốc, Nhật, Brazin và Argentina. Năm 1963, virus cúm type A được phân lập từ gà tây ở Bắc Mỹ do loài thuỷ cầm di trú dẫn nhập vào đàn gà. Cuối thập kỷ 60 phân type H1N1 thấy ở lợn và có liên quan đến những ổ dịch gà tây với những biểu hiện đặc trưng là triệu trứng ở đường hô hấp và giảm đẻ. Mối liên hệ giữa lợn - gà tây là những dấu hiệu đầu tiên về virus cúm ở động vật có vú có thể lây nhiễm và gây bệnh cho gia cầm. Những nghiên cứu về phân type H1N1 đều cho rằng virus cúm type A đã ở lợn và đã truyền lây cho gà tây. Ngoài ra phân type H1N1 ở vịt còn truyền cho lợn. Một số chủng virus cúm type A điển hình gây bệnh ở gia cầm đã được phát hiện trong những ổ dịch ở động vật có vú (CDC, 2004). Việc lây nhiễm từ chim hoang dã sang gia cầm đã có bằng chứng từ trước năm 1970 nhưng chỉ được công nhận khi xác định được tỷ lệ nhiễm virus cúm cao ở một số loài thủy cầm di trú (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005). Năm 1971, Bệnh cũng được Beard. C.W mô tả tương đối kỹ qua đợt dịch cúm khá lớn trên gà tây ở Mỹ (Biswas. S.K và Nayak D.P., 1996). Những năm tiếp theo dịch cúm gia cầm xẩy ra ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Viễn Đông, Trung Đông, Châu Âu, Anh và Liên Xô cũ. Những công trình nghiên cứu về bệnh cúm gia cầm lần lượt được công bố tại các nước: ở Úc năm 1975, ở Anh năm 1979, ở Mỹ năm 1983-1984. Từ khi phát hiện ra virus cúm type A, các nhà khoa học đã tăng cường nghiên cứu và thấy virus cúm có ở nhiều loài chim hoang dã và gia cầm nuôi trên thế giới và thấy bệnh dịch nghiêm trọng nhất xảy ra đối với gia cầm là những chủng gây bệnh thể độc lực cao thuộc phân type H5 và H7, như ở Scotland năm 1959 là H5N1, ở Mỹ năm 1983-1984 là H5N2 (Capua I. & Marangon S., 2000). Sự lây nhiễm từ chim hoang dã sang gia cầm đã có bằng chứng từ trước năm 1970 nhưng chỉ được công nhận khi xác định được tỷ lệ nhiễm virus cúm cao ở một số loài thủy cầm di trú (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005c). Dịch cúm gia cầm bùng nổ liên tục khắp các châu lục trên thế giới đã thúc đẩy các hiệp hội chăn nuôi gia cầm và các nhà khoa học tổ chức nhiều Hội thảo chuyên đề PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 về bệnh. Từ đó đến nay, trong các Hội thảo về dịch tễ, bệnh cúm gia cầm luôn là một trong những nội dung được coi trọng. Điều này cho thấy bệnh cúm gia cầm ngày càng trở nên nguy hiểm, gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho ngành chăn nuôi gia cầm trên toàn cầu. Càng đặc biệt nguy hiểm hơn khi virus cúm gia cầm “vượt hàng rào về loài”, thích nghi gây bệnh ở người với tỷ lệ tử vong rất cao (Mary J. Pantin Jack Wood 2008). * Từ năm 2003 đến năm 2005: có 10 quốc gia và vùng lãnh thổ xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1 gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia, Hồng Kông, Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005a). - Hàn Quốc: dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra từ 12/12/2003 đến 24/3/2004 với gần 400 nghìn gia cầm tiêu hủy và một ổ dịch cúm gia cầm H5N2 kết thúc ngày 10/12/2004. - Nhật Bản: dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra từ 12/01/2004, đã tiêu hủy hơn 275 nghìn con gà, ổ dịch cuối cùng xảy ra ngày 05/5/2004. - Thái Lan: ổ dịch cúm gia cầm H5N1 đầu tiên được xác định vào ngày 23/01/2004 ở tỉnh Chiang Mai. Đợt thứ nhất có 190 ổ dịch ở 89 huyện thuộc 42 tỉnh; tiêu hủy khoảng 30 triệu gia cầm. Đợt dịch thứ 2 phát lại từ 03/7/2004 đến 14/02/2005 có 1.552 điểm phát dịch tại 777 xã của 264 huyện thuộc 51 tỉnh. Số gia cầm tiêu hủy là hơn 850 nghìn con gà, hơn 687 nghìn con vịt và khoảng 274 nghìn gia cầm khác. - Campuchia: dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra từ ngày 24/01/2004. - Lào: dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra từ ngày 27/01/2004 đến ngày 13/02/2004 ở 3 tỉnh, đã tiêu hủy hơn 155 nghìn con gà. - Indonesia: dịch cúm gia cầm H5N1 xuất hiện vào tháng 01/2004, đến tháng 11/2004 đã có 101 huyện thuộc 16 tỉnh có dịch. Ngày 23/3/2005 dịch tiếp tục lây lan ở nam đảo Sulawesi làm khoảng 128 ngàn con gà ở 4 tỉnh mắc bệnh, trong đó ổ dịch lớn nhất ở tỉnh Sidrap làm 101.400 con gà mắc bệnh. Tính từ khi có dịch đến nay đã có 16,23 triệu gia cầm bị chết, trong đó có 8,17 triệu con ở trung tâm đảo Java (Indonesia không thực hiện chính sách tiêu hủy đàn mắc bệnh). - Trung Quốc: ổ dịch cúm gia cầm H5N1 đầu tiên được phát hiện vào ngày 27/01/2004 ở tỉnh Quảng Tây, sau đó lan ra 15 tỉnh khác đặc biệt các tỉnh có biên giới với Việt Nam đều có dịch. Từ ngày 28/7/2004, Trung Quốc không phát hiện thêm ổ dịch mới. Số gia cầm tiêu hủy là hơn 5,6 triệu con gà; hơn 1,7 triệu con vịt, 16 nghìn chim cút và các loại chim khác. - Malaysia: dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra từ ngày 19/8/2004 đến ngày 22/11/2004 ở tỉnh Kalantan, số gia cầm tiêu hủy hơn 18 nghìn con. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 - Hồng Kông: dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra từ ngày 26/01/2004 đến ngày 10/02/2005. Ngoài các ổ dịch do virus cúm A/H5N1 nêu trên, còn có 7 nước và vùng lãnh thổ khác có dịch cúm gia cầm do các chủng virus cúm khác là: Đài Loan xảy ra dịch cúm gia cầm H5N2 từ 20/01/2004 đến 05/3/2004. Pakistanxảy ra dịch cúm do H7N3 và H9N2 trên gà tây từ tháng 11/2003 đến tháng 3/2004, số gia cầm chết và tiêu hủy là 1,7 triệu con. Canada xảy ra 2 ổ dịch cúm gia cầm H7N3 (LPAI) trên gà vào các ngày 19/02/2004 và 09/3/2004, ca bệnh cuối cùng được ghi nhận vào ngày 20/4/2004. Hoa Kỳ xảy ra 01 ổ dịch cúm gia cầm H7N2 (LPAI) duy nhất trên gà vào ngày 11/02/2004 tại bang Delaware. Nam Phi xảy ra 01 ổ dịch cúm H6 trên gà công nghiệp, kết thúc ngày 25/3/2004; 01 ổ dịch do H5N2 ngày 06/8/2004 trên đà điểu, kết thúc vào đầu tháng 12/2004. Ai cập đã phát hiện 01 ổ dịch H1N7 trên vịt hoang dã trong năm 2004. Triều Tiênxảy ra dịch cúm gia cầm H7N3 ở Bình Nhưỡng từ ngày 25/02 đến ngày 26/3/2005, đã tiêu hủy khoảng 219 nghìn gà ở 3 trại trong vòng bán kính 5km. Bên cạnh đó, vào cuối tháng 3/2005 tại Myanmar đã phát hiện hàng nghìn gà chết nghi bệnh cúm gia cầm, tuy nhiên không có báo cáo xác định bệnh cúm xảy ra. * Năm 2007: có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới báo cáo xuất hiện dịch cúm gia cầm do virus cúm A/H5N1, đặc biệt là tại Indonesia, dịch cúm gia cầm xảy ra kéo dài và tại một số quốc gia Châu Phi - nơi được cho là virus cúm gia cầm có nguy cơ biến đổi cũng đã phát dịch. Các nước khác trong khu vực như: Lào, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan cũng đã tái phát dịch. Các quốc gia khác có ngành chăn nuôi tiên tiến như Hàn Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia ở Châu Âu như Nga, Hungari, Rumani, Anh, ... cũng ghi nhận có các ổ dịch trên gia cầm. * Năm 2008: dịch cúm gia cầm phát ra tại 22 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Israel, Ả-rập Saudi, Thụy Sỹ, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên bang Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Pakistan, Nigeria, Bangladesh, Togo, Hồng Kông, Ai-cập, Đức, Indonesia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. * Năm 2010: dịch cúm trên gia cầm phát ra tại các quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Bangladesh, Bhutan, Bungari, Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Israel, Lào, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Rumani, Nga, Tây Ban Nha và Việt Nam. * Năm 2011: dịch cúm trên gia cầm phát ra tại các quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Israel, Nhật Bản, Mông Cổ, Myanmar, Hàn Quốc, Hy Lạp, Hồng Kông và Việt Nam. * Năm 2012: dịch cúm gia cầm xảy ra tại Úc (H7N7), Bangladesh, Nepal, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc (H5N1), Đài Loan(H5N1, H5N2), Hồng Kông PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 (H5N1), Ấn Độ, Iran, Israel, Mexico (H7N3), Myanmar, Nam Phi (H5N2) và Việt Nam (H5N1). * Năm 2013: dịch cúm gia cầm xảy ra tại Úc (H7N7, H7N2), Bangladesh, Bhutan, Nepal, Campuchia, Trung Quốc (H5N1), Đài Loan (H5N2), Hồng Kông (H5N1), Ấn Độ, Ý (H7N7), Triều Tiên, Mexico (H7N3), Nam Phi (H5N2) và Việt Nam (H5N1). * Năm 2014: dịch cúm gia cầm xảy ra tại Úc (H7N7), Campuchia, Lybia, Nepal (H5N1),Canada (H5N2), Trung Quốc (H5N1, H5N2, H5N3, H5N6, H5N8), Đài Loan (H5N2), Đức, Ý, Nhật, Anh (H5N8), Ấn Độ (H5N1), Triều Tiên (H5N1), Hàn Quốc, Netherlands (H5N8), Lào (H5N6), Mexico (H7N3), Nga (H5N1, H5N8), Mỹ (H5N2, H5N8) và Việt Nam (H5N1, H5N6). * Năm 2015: dịch cúm gia cầm xảy ra tại Bhutan, Burkina Faso, Bungari, Campuchia, Côte d’Ivoire, Ghana, Ấn Độ, Iran, Israel, Kazakhstan, Lybia, Myanmar, Niger, Nigeria, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ (H5N1), Canada, Mỹ (H5N1, H5N2, H5N8), Trung Quốc (H5N1, H5N2, H5N6), Đài Loan (H5N2, H5N3, H5N8), Pháp (H5N1, H5N2, H5N9), Đức, Anh (H5N8, H7N7), Hồng Kông, Lào (H5N6), Hungary, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Netherands, Thụy Sĩ (H5N8), Mexico (H7N3), Palestinian Auton. Territories (H5N1, H5), Nga (H5N1, H5N8) và Việt Nam (H5N1, H5N6). * Năm 2016 (cập nhật đến 30/6/2016): dịch cúm gia cầm xảy ra tại Bangladesh, Burkina Faso, Campuchia, Cameroon, Côte d’Ivoire, Ghana, Ấn Độ, Iraq, Lebanon, Myanmar, Niger, Nigeria(H5N1), Canada (H5N8), Trung Quốc (H5N1, H5N2, H5N6), Đài Loan (H5N2, H5N3, H5N8), Pháp (H5N1, H5N2, H5N9), Hồng Kông (H5N6), Ý (H7N7), Hàn Quốc (H5N8), Mexico (H7N3), Palestinian Auton. Territories (H5), Nga (H5), Mỹ (H7N8) và Việt Nam (H5N1, H5N6) Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO, kể từ năm 2003 đến nay có 851 người nhiễm bệnh tại 16 quốc gia, trong đó 450 người đã tử vong, gồm: Azerbaijan (5 người chết/8 người nhiễm), Bangladesh (1/8), Campuchia (37/56), Canada (1/1), Trung Quốc (31/53), Djibouti (0/1), Ai Cập (117/351), Indonesia (167/199), Iraq (2/3), Lào (2/2), Myanmar (0/1), Nigeria (1/1), Pakistan (1/3), Thái Lan (17/25), Thổ Nhĩ Kỳ (4/12) và Việt Nam (64/127). 1.1.2. Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam Từ cuối năm 2003 đến nay đã có 5 đợt dịch lớn bùng phát tại Việt Nam. - Đợt dịch thứ nhất từ tháng 12/2003 đến 30/3/2004: lần đầu tiên tại nước ta dịch cúm gia cầm được phát hiện vào cuối tháng 12 năm 2003 ở tỉnh Hà Tây (cũ), Long An và Tiền Giang. Dịch lây lan rất nhanh, chỉ trong vòng 2 tháng, đến ngày 27/02/2004 dịch đã xuất hiện ở 2.574 xã, phường (chiếm 24,6% số xã, phường), 381 huyện, quận, thị xã (60%) thuộc 57 tỉnh, thành phố. Các tỉnh xảy ra dịch nặng là Long PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hà Tây (cũ), Hải Dương ... Tổng số gà và thủy cầm mắc bệnh chết, tiêu hủy hơn 43,9 triệu con, chiếm 16,8% tổng đàn, trong đó gà 30,4 triệu con, thủy cầm 13,5 triệu con. Ngoài ra còn có 14,76 triệu con chim cút và các loài chim khác bị chết và buộc phải tiêu hủy. Ba người nhiễm H5N1 xác định đã tử vong. - Đợt dịch thứ hai từ tháng 4 đến tháng 11/2004: trong giai đoạn này, dịch phát ra rải rác với quy mô nhỏ ở các hộ gia đình chăn nuôi gia cầm; dịch bệnh xuất hiện ở 46 xã, phường tại 32 huyện, quận, thị xã thuộc 17 tỉnh. Thời gian cao điểm nhất là tháng 7 sau đó giảm dần, đến tháng 11 cả nước chỉ có 1 điểm phát dịch. Tổng số gia cầm chết và phải tiêu hủy trong giai đoạn này là 84.078 con, trong đó 55.999 gà, 8.132 vịt và 19.947 chim cút. Có 27 người mắc bệnh và 9 ca tử vong. - Đợt dịch thứ ba từ tháng 12/2004 đến tháng 5/2005: trong khoảng thời gian này dịch đã xuất hiện ở 670 xã tại 182 huyện thuộc 36 tỉnh, thành phố (15 tỉnh phía Bắc, 21 tỉnh phía Nam). Số gia cầm chết và tiêu hủy là 470.495 gà, 825.689 vịt, ngan và 551.029 chim cút. Bệnh xuất hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, những tỉnh bị dịch nặng là Long An, Tiền Giang, Bạc Liêu và Đồng Tháp. - Đợt dịch thứ 4 từ tháng 10/2005 đến tháng 01/2006: dịch xảy ra ở cả 3 miền với 24 tỉnh, thành phố tái phát. Trong đó miền Nam có 3 tỉnh (Bạc Liêu, Đồng Tháp, Long An), miền Trung có 3 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị) và 18 tỉnh, thành phố miền Bắc (HàNội, Bắc Giang, Hòa Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Sơn La, Quảng Ninh, Yên Bái, Thái Nguyên, Ninh Bình, Cao Bằng và Hà Giang). Tổng số gia cầm chết, tiêu hủy là 3.972.763 con, trong đó 1.338.378 gà, 2.135.081 thủy cầm và loài khác. - Năm 2006: ở Việt Nam không xảy ra dịch, do sự chỉ đạo phòng dịch quyết liệt của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia và hiệu quả của chiến dịch tiêm phòng. Đến cuối năm lại xuất hiện các ổ dịch trên đàn vịt chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa tiêm phòng vaccine. Đợt dịch thứ 5 bắt đầu và kéo dài trong suốt năm 2007. Tổng số gia cầm mắc, chết và tiêu hủy là 236.582 con. Dịch không tập trung mà rải rác, lẻ tẻ ở khắp nơi và chia thành nhiều đợt. - Năm 2007: từ tháng 12/2006 và năm 2007, toàn quốc có 283 xã, phường thuộc 115 huyện quận của 33 tỉnh, thành phố (18 tỉnh miền Bắc, 10 tỉnh miền Nam, 5 tỉnh miền Trung) có tái phát các ổ dịch cúm. Dịch chủ yếu tập trung vào 2 đợt chính (đợt 1 từ 06/12/2006 - 07/3/2007 và đợt 2 từ 01/5/2007 - 23/8/2007). Tổng số gia cầm bệnh, chết và tiêu hủy là 314.268 con, trong đó gà chiếm 16,68%, vịt chiếm 80,82% và ngan chiếm 2,50%. Các ổ dịch chủ yếu xảy ra trên đàn vịt trước, sau đó lây nhiễm cho đàn gà. Theo ghi nhận ban đầu, các ổ dịch chủ yếu xảy ra trên vịt nhỏ, dưới 3 tháng tuổi, chưa được tiêm phòng vaccine cúm. Một số đàn mới tiêm nhưng chưa đủ thời gian PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 sinh kháng thể bảo hộ. Các ổ dịch xảy ra trên đàn gia cầm chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ (quy mô dưới 500 con là phổ biến) tại các hộ gia đình. - Năm 2008: dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 80 xã thuộc 54 huyện, quận, thị xã của 27 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm chết và buộc phải tiêu hủy là 106.508 con (gồm 40.525 gà, 61.027 vịt và 4.506 ngan). Chỉ xuất hiện ở các đàn gia cầm quy mô 100-2000 con, không tiêm phòng vaccine hoặc mới tiêm 1 mũi. - Năm 2009: cả nước đã có 129 ổ dịch tại 71 xã, phường, thị trấn của 35 huyện, thị xã thuộc 18 tỉnh, thành phố phát dịch cúm gia cầm là: Bạc Liêu, Bắc Ninh, Cà Mau, Điện Biên, Đồng Tháp, Hậu Giang, Khánh Hòa, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Nội, Vĩnh Long và Cao Bằng. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 105.601 con, trong đó gà 23.733 con (chiếm 22,51 %), vịt 79.138 con (chiếm 74,94 %) và ngan 2.690 con (chiếm 2,55 %). Dịch chỉ xuất hiện rải rác, nhỏ lẻ, phân bố ở nhiều tỉnh trong các khoảng thời gian khác nhau. Các ổ dịch xuất hiện thường được địa phương bao vây, xử lý ngay nên các ổ dịch đều xảy ra trong phạm vi hẹp, hầu như không có hiện tượng lây lan diện rộng. - Năm 2010: dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 64 xã, phường của 38 huyện, quận thuộc 23 tỉnh, thành phố là Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bến Tre, Cà Mau, Đắc Lắc, Điện Biên, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Kon Tum, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thái Bình, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 147.399 con, trong đó gà là 43.068 con (chiếm 29,2%), vịt là 102.363 con (chiếm 69,5%) và ngan là 1.968 con (chiếm 1,3%). - Năm 2011: dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 82 xã, 43 huyện, quận thuộc 22 tỉnh, thành phố là Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Cà Mau, Đắc Lắc, Hà Nam, Kon Tum, Lạng Sơn, Long An, Nam Định, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thái Bình, Thái Nguyên, Tiền Giang, Hải Phòng, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc. Tổng số gia cầm mắc bệnh là 110.311 con gia cầm trong đó có 39,126 con gà, 70,020 con vịt và 1.165 ngan con; tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là 151.356 con gia cầm trong đó 60,787 con gà, 89,204 con vịt và 1,365 con ngan. - Năm 2012: dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 296 xã, 121 huyện, quận thuộc 32 tỉnh, thành phố là Bắc Kạn, Bắc Giang, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Cà Mau, Đắc Lắc, Điện Biên, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hòa Bình, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quãng Nam, Quãng Ninh, Quãng Ngãi, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tiền Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Hà Nội và Hải Phòng. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 616.109 con gia cầm trong đó 117.946 con gà (chiếm 19,14%), 479.859 con vịt (chiếm 77,89 %) và 18.304 con ngan (chiếm 2,97%). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp: Giải pháp Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng tại Công ty Lâm nghiệp Đăk N’Tao huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông
147 p | 345 | 105
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa Vạn Thọ lùn lùn (Tagetes patula L.) và Lộc Khảo (Phlox drummoldi Hook.) trồng trong chậu phục vụ trang trí tại Hà Nội
136 p | 278 | 71
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây lô hội (Aloe vera Linne.var Sinensis Berger) bằng phương pháp nuôi cấy nuôi cấy in vitro và phương pháp giâm hom
108 p | 207 | 57
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của một số giống lúa lai tại tỉnh Đăk Nông
109 p | 176 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của giống lợn Vân Pa nuôi tại Quảng Trị và Hà Nội
94 p | 153 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp hoá học và cơ giới đến sự ra hoa, hình thành quả của giống vải chín sớm Bình Khê tại tỉnh Bắc Giang
114 p | 124 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
82 p | 37 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ từ bánh dầu cho cây măng tây xanh trồng tại Thừa Thiên Huế
108 p | 55 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ nấm Botrytis cinerea pers. gây bệnh thối xám trên cây trồng
91 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ném trong tái cơ cấu cây trồng vùng cát ven biển phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
108 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Vai trò và tính bền vững của tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế
110 p | 49 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác hiệu quả trên đất bán ngập thủy điện Ialy và Pleikrông huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum
27 p | 132 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất một số giống lúa chất lượng trong vụ Xuân năm 2011 tại huyện Lâm Thoa và thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ
70 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Xác định lượng giống và tổ hợp phân bón thích hợp trong thâm canh lúa hương thơm số 1 tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên – Vụ xuân năm 2007
123 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn