intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: Tri Hành | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

26
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, luận văn đã nghiên cứu giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI ÁNH DƯƠNG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI ÁNH DƯƠNG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI Ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 8.62.01.16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ SỸ TRUNG THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Bùi Ánh Dương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Lê Sỹ Trung người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa kinh tế - phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn UBND huyện Văn Bàn, Chi cục Thống kê huyện Văn Bàn, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Đảng ủy, UBND xã Văn Sơn, Khánh Yên Thượng, Nậm Dạng huyện Văn Bàn và các hộ tại 03 xã trên, đã cung cấp số liệu và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian nghiên cứu đề tài. Thái Nguyên, ngày 05 tháng 9 năm 2019 Tác giả Bùi Ánh Dương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ...................................................................................... viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 4. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài ............................................................................... 3 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ...................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ............... 4 1.1.1. Một số khái niệm về giảm nghèo bền vững ...................................................... 4 1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói ......................................................................... 6 1.1.3. Nghèo đa chiều .................................................................................................. 8 1.1.4. Lý luận về giảm nghèo bền vững .................................................................... 12 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 16 1.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới ........................................................... 17 1.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương của Việt Nam....................... 19 1.2.3. Các nghiên cứu có liên quan ........................................................................... 22 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 23 2.1. Đặc điểm địa bàn ................................................................................................ 23 2.1.1. Đặc điểm địa hình ........................................................................................... 23 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................. 28 2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 28 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 31 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 31 2.3.2. Thu thập thông tin thứ cấp .............................................................................. 32 2.4. Phương pháp phân tích thông tin ....................................................................... 32 2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích ................................................................................ 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 35 3.1. Thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn ..................... 35 3.1.1. Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ............... 35 3.1.2. Thực trạng nghèo của đồng bào thiểu số của 03 xã nghiên cứu ..................... 38 3.1.2. Thực trạng nghèo đa chiều của các hộ nghiên cứu ......................................... 42 3.1.3. Đánh giá việc thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Văn Bàn ..................................................................................................................... 44 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói của người dân ......................................... 53 3.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 53 3.2.2. Tập quán sinh hoạt và sản xuất ....................................................................... 53 3.2.3. Bệnh tật và sức khoẻ ....................................................................................... 54 3.2.4. Xuất phát điểm về kinh tế ............................................................................... 54 3.2.5. Do cơ chế, chính sách của Nhà nước .............................................................. 54 3.2.6. Nghèo do thiếu vốn và sử dụng vốn không hiệu quả ...................................... 55 3.2.7. Nghèo do thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng cho sản xuất ................ 55 3.2.8. Nghèo đói do thiếu phương tiện sản xuất ....................................................... 56 3.2.9. Nghèo do thiếu đất sản xuất ............................................................................ 56 3.2.10. Đói nghèo do đông người ăn theo ................................................................. 56 3.2.11. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển phát triển kinh tế của khu vục nghiên cứu ......................................................................................... 57 3.3. Định hướng, mục tiêu và giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn .................................................................... 59 3.3.1. Định hướng giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn .......................................................................................................... 59 3.3.2. Mục tiêu giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn .......................................................................................................... 59 3.4. Giải pháp phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc DTTS huyện Văn Bàn ............................................................................................... 60 3.4.1. Quy hoạch phát triển ....................................................................................... 61 3.4.2. Nhóm giải pháp về đất đai .............................................................................. 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v 3.4.3. Nhóm giải pháp về vốn ................................................................................... 63 3.4.4. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ................................................ 63 3.4.5. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật............................................................. 64 3.4.6. Nhóm giải pháp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn ..................................... 65 3.4.7. Nhóm giải pháp về chính sách ........................................................................ 66 3.4.8. Nhóm giải pháp nâng vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương ....... 68 3.4.9. Giải pháp về thị trường ................................................................................... 69 3.4.10. Giải pháp phát triển du lịch bền vững ........................................................... 71 3.4.11. Đào tạo nghề và xuất khẩu lao động ............................................................. 72 3.4.12. Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số ....................... 73 3.4.13. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo vùng đồng bào DTTS huyện Văn Bàn ............................... 73 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASXH : An sinh xã hội BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BQ : Bình quân CN : Công nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội CT - XH : Chính trị - xã hội ĐBKK : Đặc biệt khó khăn ĐCĐC : Định canh định cư DL : Du lịch DN : Doanh nghiệp DTTS : Dân tộc thiểu số DV : Dịch vụ ĐVT : Đơn vị tính GD và ĐT : Giáo dục và đào tạo HDI : Chỉ số phát triển con người HĐND : Hội đồng nhân dân HTCT : Hệ thống chính trị HTX : Hợp tác xã KT - XH : Kinh tế - xã hội LĐ, TB và XH : Lao động, thương binh và xã hội LLVT : Lực lượng vũ trang SXKD : Sản xuất kinh doanh THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TM : Thương mại TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân VLSS : Điều tra thu nhập dân cư XD : Xây dựng XĐGN : Xóa đói giảm nghèo XKLĐ : Xuất khẩu lao động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia) ............ 7 Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng đất huyện giai đoạn 2016-2018 .................. 27 Bảng 2.2. Cơ cấu dân tộc huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai năm 2018 .......... 28 Bảng 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ...... 35 Bảng 3.2. Thực trạng nghèo của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Văn Bàn (từ 2015-2018) ............................................................. 36 Bảng 3.3. Phân loại hộ nghèo của đồng bào DTTS huyện theo đơn vị hành chính năm 2018 .................................................................. 37 Bảng 3.4. Dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn............................................ 38 Bảng 3.5. Tỷ lệ nghèo của dân tộc thiểu số ................................................. 38 Bảng 3.6. Đặc điểm chung các hộ điều tra năm 2018 ................................. 39 Bảng 3.7. Tài sản chính của các hộ điều tra ................................................ 39 Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu về lao động ......................................................... 40 Bảng 3.9. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra năm 2018 ................. 40 Bảng 3.10. Trình độ học vấn của nhóm hộ điều tra ...................................... 41 Bảng 3.11. Trình độ chuyên môn của nhóm hộ điều tra ............................... 41 Bảng 3.12. Bình quân thu nhập của nhóm hộ điều tra .................................. 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Họ tên học viên: Bùi Ánh Dương Tên đề tài luận văn:“Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” Chuyên ngành: Phát triển nông thôn - Mã số: 8 62 01 16 Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để nghiên cứu giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp Thu thập số liệu thứ cấp, Thu thập số liệu sơ cấp, Phương pháp thu thập nhằm giảm nghèo bền vững cho đồng bào thiểu số tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 3. Kết luận + Tỷ lệ nghèo của huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai giảm đều qua 3 năm, cụ thể năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo là 35,67%, cận nghèo là 17,29% đến năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 17,64%, cận nghèo là 13,16%. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập chiếm 90,8%, nghèo do thiếu hụt các dịch vụ cơ bản là 9,2%. Với thành phần dân tộc chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số cho nên tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 86,72% số hộ nghèo toàn huyện. Năm 2018 trong 4.372 hộ nghèo thì hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số có 3.057 hộ, chiếm 80,21%. + Qua phân tích các nguyên nhân dẫn tới nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn có 3 nguyên nhân chính đó là: trình độ học vấn của chủ hộ, tài sản của hộ gia đình, nhân khẩu học; Các yếu tố ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững có yếu tố khách quan như điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô tới nền kinh tế, hệ thống chính sách giảm nghèo còn chồng chéo,… có nguyên nhân chủ quan như thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, thiếu tư liệu sản xuất,… + Đề tài đã đề xuất được 5 nhóm giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc huyện Văn Bàn đó là: Công tác lãnh đạo chỉ đạo; Nâng cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. ix năng lực và nhận thức cho cán bộ và người dân về giảm nghèo gắn với xây dựng NTM; Triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả chính sách về giảm nghèo; Huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, giám sát. - Để đạt được mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2025, đưa huyện Văn Bàn thoát ra khỏi huyện nghèo trở thành huyện khá của tỉnh Lào Cai, từng bước xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững gắn phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp với phát triển dịch vụ, du lịch và tiểu thủ công nghiệp; góp phần cùng với tỉnh xây dựng tỉnh Lào Cai trở thành Thành phố đạt loại khá, để đạt được mục tiêu đó các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cần phải đánh giá một cách khách quan khoa học những thành công và hạn chế, nguyên nhân của nó, từ đó đề ra những chủ trưởng, giải pháp để tiếp tục lãnh đạo công tác XĐGN theo hướng bền vững đạt hiệu quả cao. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu trong luận văn hy vọng sẽ đóng góp một phần vào việc hiện thực hóa mục tiêu đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, so với người Kinh, mức độ nghèo của các DTTS trầm trọng và sâu sắc hơn. Theo số liệu thống kê, đồng bào các DTTS chỉ chiếm 15% dân số nhưng lại chiếm tới 47% số người nghèo của cả nước và chiếm 68% số nghèo cùng cực. Đặc biệt, mật độ DTTS trong nhóm hộ nghèo có xu hướng tăng: nếu như năm 1993, nghèo có tính rộng khắp và hộ nghèo DTTS chỉ chiếm 20% tổng số hộ nghèo thì năm 2010 hộ nghèo DTTS chiếm khoảng 47% tổng số hộ nghèo (Đàm Hữu Đắc, 2001). Do đó, giảm nghèo đối với DTTS là mục tiêu hàng đầu trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Văn Bàn là một huyện có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng của tỉnh Lào Cai, với 2 tuyến đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai và quốc lộ 279 chạy qua, giáp tỉnh Yên Bài và tỉnh Lai Châu. Là huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai. Nhưng đây là một trong những huyện có tỷ lệ nghèo cao của tỉnh. Đặc biệt là đồng bào DTTS trên địa bàn huyện. Huyện Văn Bàn cũng là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Xa Phó, Nùng, Hà Nhì, Phù Lá…. dân số tính đến thời điểm đến năm 2016 là 86.078 người, trong đó dân tộc Kinh 13.239 người, chiếm 15,38%; dân tộc thiểu số 72,839 người, chiếm 84,62% (dân tộc Tày 41.748 người, chiếm 48,5%; dân tộc Nùng 125 người, chiếm 0,15%; dân tộc Dao 15.408 người, chiếm 17,90%; dân tộc Mông 10.579 người, chiếm 12,29%; các dân tộc thiểu số khác 4.980 người, chiếm 5,78%); trong đó tỷ lệ hộ nghèo là 28,26 % (Chi cục Thống kê huyện Văn Bàn, 2017). Trong những năm gần đây huyện Văn Bàn đã áp dụng nhiều các giải pháp giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đạt được những thành tựu nhất định. Tỷ lệ người dân được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, đời sống người nghèo được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo tính đến hết ngày 31/12/2015 là 6.622 hộ, chiếm tỷ lệ 35,16%, năm 2018 là 3.507 hộ chiếm tỷ lệ 17,64% (UBND huyện Văn Bàn, 2018).
  13. 2 Kết quả giảm nghèo tuy đạt được những mục tiêu đề ra nhưng chưa thực sự bền vững. Tỷ lệ hộ cận nghèo, hộ phát sinh còn lớn, nhất là đối với hộ đồng bào DTTS tư tưởng trông chờ, ỷ lại không muốn thoát nghèo còn diễn ra phổ biến ở một bộ phận người dân, chênh lệch người nghèo giữa các vùng và giữa các đối tượng còn lớn, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát với mức chuẩn nghèo, nguy cơ tái nghèo cao. Do vậy, vấn đề cấp thiết cần được đề ra là nghiên cứu, phân tích, đánh giá nghèo một cách đúng đắn, từ đó đưa ra các phương pháp để phát huy các thế mạnh và hạn chế các điểm yếu, nhằm đưa huyện Văn Bàn thoát nghèo bền vững có hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi thực hiện đề tài: “Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”. 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu * Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để nghiên cứu giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. * Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. - Đánh giá thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2018. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Các vấn đề kinh tế - quản lý liên quan đến chính sách giảm nghèo cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Văn Bàn.
  14. 3 - Chủ thể: Nghiên cứu các tác nhân liên quan đến nghèo. Các chủ thể nghiên cứu gồm: các hộ gia đình DTTS trong cộng đồng huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, cán bộ quản lý huyện, xã. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn 3 xã thuộc huyện Văn Bàn: Văn Sơn, Khánh Yên Thượng và Nậm Dạng (3 xã thuộc vùng 1, vùng 2, vùng 3 của huyện Văn Bàn). - Về thời gian: Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp năm 2016 - 2018, số liệu điều tra năm 2018. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng nghèo tại các địa phương và các chính sách giảm nghèo của huyện, tỉnh, trung ương đối với các xã thuộc huyện Văn Bàn, nghiên cứu tình hình giảm nghèo và hiệu quả của các chính sách giảm nghèo đối với các hộ nghèo người dân tộc tộc thiểu số của các xã thuộc huyện Văn Bàn. 4. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo, trong việc điều chỉnh các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế tại địa phương. - Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về thu nhập, các hoạt động nâng cao thu nhập của nông hộ. - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tương đồng. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của luận văn, giúp cho chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch trong hoạt động sản xuất, nâng cao thu nhập. Góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn, nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của huyện Văn Bàn đến năm 2020.
  15. 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số 1.1.1. Một số khái niệm về giảm nghèo bền vững Việt Nam thừa nhận quan điểm về đói nghèo của Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Kok - Thái Lan vào tháng 9/1993. Khái niệm đói nghèo được thể hiện như sau: + Khái niệm về nghèo “Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà các nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương” (Nguyễn Thị Bình và cs, 2006). Nói một cách cụ thể hơn, nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống ở mức tối thiểu, không thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu cơ bản ở đây chính là cái thiết yếu, cái tối thiểu để duy trì sự tồn tại của con người. Nhu cầu ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp, v.v… + Khái niệm về đói “Đói là một bộ phận của những người nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu như: cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thu nhập không duy trì cuộc sống” (Nguyễn Thị Bình và cs, 2006). “Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống. Trên thực tế một bộ phận lớn dân cư nghèo tuyệt đối rơi vào tình trạng đói và thiếu ăn” (Nguyễn Thị Bình và cs, 2006). “Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương” (Nguyễn Thị Bình và cs, 2006). Nghèo còn được nhận diện ở bốn khía cạnh là không gian, thời gian, môi trường và giới. Về thời gian: Phần lớn người nghèo có mức sống dưới mức được xác định như một chuẩn thấp nhất có thể chấp nhận trong một thời gian dài (cũng cần phải bổ sung vào số người này những người nghèo tình thế do thất nghiệp do thiên tai, rủi do hay do con người gây ra) (Nguyễn Vũ Phúc, 2012).
  16. 5 Về giới: Phần lớn người nghèo ở các nước đều là phụ nữ. Mặc dù trong gia đình, nam giới là chủ nhưng phụ nữ vẫn phải gánh chịu nhiều hơn gánh nặng của nghèo (Nguyễn Vũ Phúc, 2012). Về không gian: Nghèo diễn ra chủ yếu ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, v.v… Dù nền kinh tế có phát triển đến thế nào chăng nữa, dân cư ở các vùng kể trên vẫn dễ bị rơi vào nghèo (Nguyễn Vũ Phúc, 2012). Về môi trường: Hầu hết những người nghèo đều phải sống trong môi trường khắc nhiệt và xuống cấp nghiêm trọng, bởi vì những người nghèo không đủ khả năng và điều kiện gìn giữ, đảm bảo và cải thiện môi trường sống (Nguyễn Vũ Phúc, 2012). Tóm lại: Những quan niệm về nghèo đói do các cách tiếp cận khác nhau nên có những ý kiến khác nhau, nghèo là một khái niệm tương đối và có tính biến đổi. Các chỉ số xác định giới hạn nghèo không phải là cứng nhắc và bất biến. Nó biến đổi tùy theo sự chênh lệch, sự khác biệt giữa các vùng, miền, quốc gia. + Khái niệm giảm nghèo bền vững: Giảm nghèo bền vững là một khái niệm mới và trong thời gian gần đây được đưa vào sử dụng trên các diễn đàn, trên các hội nghị, hội thảo và các chính sách vĩ mô về công tác xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào về thuật ngữ này. Do vậy, để tìm hiểu khái niệm về giảm nghèo bền vững chúng ta cần phải tìm hiểu rộng hơn về các vấn đề này, nó bao gồm các nội dung về giảm nghèo và phát triển bền vững. Trước khi bàn về giảm nghèo và phát triển bền vững, cần tìm hiểu một số thuật ngữ hay sử dụng như nghèo kinh niên, thoát nghèo, tái nghèo, rơi xuống nghèo và thoát nghèo bền vững. Nghèo kinh niên: Một hộ được coi là nghèo kinh niên là hộ chưa bao giờ có thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức nghèo theo chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn khác nhau. Thoát nghèo: Một hộ được coi là thoát nghèo khi hộ đang là hộ nghèo theo chuẩn nghèo, đã có được thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức nghèo theo chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn 2011-2015 hộ thoát nghèo là những hộ đang là hộ nghèo vươn lên hộ có mức thu nhập trên 400.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và trên 500.000 đồng/người/tháng đối với thành thị được coi là hộ thoát nghèo.
  17. 6 Tái nghèo: Một hộ được gọi là tái nghèo khi hộ đó đã thoát nghèo nhưng vì nguyên nhân nào đó đã không còn đủ khả năng ứng phó với những bất lợi trong cuộc sống dẫn đến đói nghèo, tức là có mức thu nhập thấp hơn mức chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn. Thoát nghèo bền vững: Một hộ được gọi là thoát nghèo bền vững nếu đang là hộ nghèo đã có thu nhập ổn định và phát triển có mức thu nhập trên mức chuẩn nghèo cho từng khu vực, trong từng giai đoạn (kể cả việc tăng mức chuẩn nghèo), họ không bị tái nghèo và có các kỹ năng, đủ năng lực để ứng phó với những bất lợi xảy ra (Thái Phúc Thành, 2014). 1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói 1.1.2.1. Chuẩn mực xác định nghèo đói trên thế giới: Để đánh giá nghèo đói Liên hợp quốc (UNDP) dùng cách tính dựa trên cơ sở phân phối thu nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong thời gian nhất định. Nó không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập hay môi trường sống của dân cư mà chia đều cho mọi thành phần dân cư. Phương pháp tính là: Đem chia dân số của 1 nước, 1 châu lục hoặc toàn cầu ra làm 5 nhóm, mỗi nhóm có 20% dân số bao gồm: rất giàu, giàu, trung bình, nghèo, rất nghèo. Theo cách tính này vào những năm 1990 thì 20% dân số giàu nhất chiếm 82,7% thu nhập toàn thế giới, trong khi 20% người nghèo nhất chỉ chiếm 1,4% thu nhập toàn thế giới. Theo quan điểm chung của nhiều nước, hộ nghèo là hộ có thu nhập dưới 1/3 mức trung bình của xã hội. Do đặc điểm của nền KT - XH và sức mua của đồng tiền khác nhau, chuẩn nghèo theo thu nhập (tính theo USD) cũng khác nhau ở từng quốc gia. Ở một số nước có thu nhập cao, chuẩn nghèo được xác định là 14USD/người/ngày. Trong khi đó chuẩn nghèo của Malaixia là 28USD/người/tháng, Srilanca là 17USD/người/tháng, v.v… Ở Việt Nam khoảng 600USD/người/năm, nên so diện chung của thế giới nước ta là nước nghèo khó. Do đó, không thể lấy mức nghèo của WB để xác định nghèo của Việt Nam (Nguyễn Vũ Phúc, 2012). 1.1.2.2. Xác định tiêu trí chuẩn nghèo của Việt Nam: - Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc gia. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của chương trình XĐGN đã tiến hành rà soát chuẩn nghèo qua các thời kì. Lúc đầu, nghèo được xác định dựa trên các chỉ tiêu nhu cầu, sau đó chuyển sang chỉ tiêu thu nhập (bảng 1.1):
  18. 7 Bảng 1.1. Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia) Chuẩn nghèo đói Phân loại người Mức thu nhập bình qua các giai đoạn nghèo đói quân/người/tháng Nghèo (KV nông thôn, miền Dưới 80.000 đồng núi, hải đảo) 2001 - 2005 (mức thu Nghèo (KV nông thôn, đồng nhập tính bằng tiền) Dưới 100.000 đồng bằng trung du) Nghèo (KV thành thị) Dưới 150.000 đồng 2006 - 2010 (mức thu Nghèo (KV nông thôn) Dưới 200.000 đồng nhập tính bằng tiền) Nghèo (KV thành thị) Dưới 260.000 đồng Nghèo (KV nông thôn) Dưới 400.000 đồng 2011 - 2015 (mức thu Nghèo (KV thành thị) Dưới 500.000 đồng nhập tính bằng tiền) Cận nghèo (KV nông thôn) 401.000 - 520.000 đồng Cận nghèo (KV thành thị) 501.000 - 650.000 đồng Dưới 700.000 đồng hoặc từ 700.000 đồng đến 1 triệu Nghèo (KV nông thôn) đồng và thiếu từ 3 chỉ số đo lường mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội 2016- 2020 (mức thu Dưới 900.000 đồng hoặc từ thập tính bằng tiền) 900.000 đồng đến 1,3 triệu Nghèo (KV thành thị) đồng và thiếu từ 3 chỉ số đo Cận nghèo (KV nông thôn) lường mức độ tiếp cận các Cận nghèo (KV thành thị) dịch vụ xã hội Trên 700.000 - 1.000.000 đồng Trên 900.000 - 1.300.000 đồng Nguồn: Bộ LĐ-TB và XH (2015) Năm 2000, tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị còn 6% và nông thôn 11,2%. Đầu năm 2001 khi thay đổi chuẩn nghèo đói, nước ta còn khoảng 2,8 triệu hộ nghèo (chiếm 17,11%) đến cuối năm 2005 còn khoảng 1,6 triệu hộ nghèo, chiếm khoảng 9,5% (Nguyễn Vũ Phúc, 2012).
  19. 8 1.1.3. Nghèo đa chiều 1.3.1.1. Khái niệm Khái niệm nghèo về tiền thường được áp dụng trong nghiên cứu về đói nghèo trên thế giới. Tuy nhiên, tình trạng nghèo không chỉ được đo lường bằng chi tiêu hay thu nhập, mà còn bằng các chỉ báo về mức sống chỉ ra phúc lợi kinh tế - xã hội mà hộ gia đình có được. Theo đó, người nghèo được tiếp cận theo hướng đa chiều, có nghĩa là không chỉ có mức thu nhập bình quân dưới chuẩn nghèo mà còn thiếu hụt ít nhất một trong những nhu cầu xã hội như giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nhà ở, dịch vụ cơ bản tại nơi ở, lương thực thực phẩm…. Như vậy, khái niệm nghèo đa chiều được hiểu là tình trạng con người không được đáp ứng nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Trong những năm trước đây nghèo đói thường được đo lường thông qua thu nhập hoặc chi tiêu. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền. Người nghèo hay hộ nghèo là những đối tượng có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo. Cách thức đo lường này đã duy trì trong thời gian dài và bắt đầu bộc lộ những hạn chế. Thứ nhất, một số nhu cầu cơ bản của con người không thể quy ra tiền (như tham gia xã hội, an ninh, vị thế xã hội, v.v...) hoặc không thể mua được bằng tiền (tiếp cận giao thông, thị trường, đường xá và các loại cơ sở hạ tầng khác, an ninh, môi trường, một số dịch vụ y tế/giáo dục công v.v...). Thứ hai, có những trường hợp hộ gia đình có tiền nhưng không chi tiêu vào việc đáp ứng những nhu cầu tối thiểu (do cả những lý do khách quan như không có sẵn dịch vụ hay lý do chủ quan như do tập tục văn hóa địa phương hay do chính nhận thức của người dân). Vì những hạn chế trên nếu chỉ sử dụng chuẩn nghèo thu nhập để đo lường và xác định đối tượng nghèo đói sẽ dẫn đến bỏ sót đối tượng, nhận diện nghèo và phân loại đối tượng chưa chính xác, từ đó chính sách hỗ trợ mang tính cào bằng và chưa phù hợp với nhu cầu (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2015).
  20. 9 1.1.3.2. Các khía cạnh của nghèo đa chiều * Về thu nhập: Đa số những người nghèo có cuộc sống khó khăn cực khổ và có mức thu nhập thấp. Điều này do tính chất công việc của họ đem lại. Người nghèo thường làm công việc đơn giản, lao động chân tay, công việc cực nhọc nhưng thu nhập thấp. Công việc thường bấp bênh, không ổn định, phụ thuộc vào thời vụ và có tính rủi ro liên quan đến thời tiết (mưa, nắng, hạn hán, lũ lụt, động đất…). Các nghề thuộc về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ví dụ cho vấn đề này. Do thu nhập thấp nên chi tiêu trong cuộc sống của những người nghèo hạn chế hầu hết các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày chỉ được đáp ứng ở mức thấp thậm chí là không đủ. Điều này kéo theo hàng loạt vấn đề khác như giảm sức khỏe, giảm sức lao động từ đó giảm thu nhập đã tạo nên vòng luẩn quẩn của đói nghèo. * Y tế - giáo dục: Những người nghèo thường mắc phải những căn bệnh như cảm cúm, đau khớp… vì phải lao động cực nhọc. Ngoài ra họ còn phải sống trong những vùng có điều kiện vệ sinh, y tế còn hạn chế. Họ không được sử dụng nước sạch, không có công trình khép kín, dẫn đến tăng tỷ lệ số trẻ em bị suy dinh dưỡng và bà mẹ bị mang thai thiếu máu. Nguyên nhân là do bị đối xử bất bình đẳng trong xã hội người nghèo không được tiếp xúc với các dịch vụ an sinh xã hội so với người giàu. Bên cạnh đó trình độ nhận thức của người nghèo, họ thường không quan tâm tới sức khỏe của mình, chủ quan khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Tình trạng giáo dục đối với người nghèo cũng là vấn đề đáng quan tâm. Hầu hết những người nghèo không đủ điều kiện học đến nơi đến chốn. Tỷ lệ thất học, mù chữ ở hộ nghèo, đói rất cao. Tình trạng này do các gia đình không thể trang trải được lệ phí, học phí cho con cái hoặc do tâm lý cổ hủ lạc hậu không cho con cái đi học vì sẽ mất đi 1 lao động. Hiện nay một số hộ nghèo đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đến trường tuy nhiên vấn đề chi phí cho học tập rất là khó khăn đối với tình hình tài chính của gia đình. Tóm lại, y tế - giáo dục là một vấn đề được nhiều người quan tâm, họ cũng đã hiểu được tầm quan trọng của các yếu tố này đối với bản thân và tương lai của họ và gia đình. Nhưng do thu nhập họ quá thấp, không đủ trang trải học phí, viện phí, họ đành phải chấp nhận để con cái thôi học, người bệnh không được khám chữa kịp thời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2