Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá công tác bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Văn Bàn. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN ANH VIỆT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAO CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN, NĂM 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN ANH VIỆT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG GIAO CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI Ngành: Phát triển nông thôn Mã số ngành: 8 62 01 16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: TS. Kiều Thị Thu Hương THÁI NGUYÊN, NĂM 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Kiều Thị Thu Hương. Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các giải pháp đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận. Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Anh Việt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Kiều Thị Thu Hương, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ủy Ban Dân Tộc và các Thầy Cô trong nhóm nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả, tác động của chính sách bảo vệ và phát triển rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số” đã hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu và sử dụng 1 số dữ liệu của đề tài. Tôi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Phát triển Nông thôn, Phòng quản lý Sau Đại học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và tập thể cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt kiểm lâm, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, Phòng Thống kê, phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Văn Bàn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn tại địa phương. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả luận văn Trần Anh Việt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ.....................................................................viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 3 3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 4 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................. 4 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................... 5 1.1.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm của rừng ............................................................................................... 6 1.1.3. Phân loại rừng ....................................................................................................... 7 1.1.4. Vai trò của rừng .................................................................................................... 9 1.15. Cơ sở pháp lý trong QLBV&PTR ..................................................................... 11 1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 12 1.2.1. Tình hình quản lý và bảo vệ rừng ở Việt Nam................................................. 12 1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng của các huyện miền núi phía Bắc.............................................................................................. 14 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan.................................................. 15 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv 2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 18 2.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 18 2.1.2. Địa hình ............................................................................................................... 18 2.1.3. Khí hậu, thủy văn ............................................................................................... 19 2.1.4. Đất đai ................................................................................................................. 21 2.1.5. Những thuận lợi khó khăn cho việc nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào cai.......................................................... 22 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 23 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 23 2.3.1. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................... 23 2.3.2. Thu thập dữ liệu.................................................................................................. 24 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................ 25 2.4.1. Chỉ tiêu về bảo vệ rừng ...................................................................................... 25 2.4.2. Chỉ tiêu về phát triển rừng ................................................................................. 25 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 26 3.1. Thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai26 3.1.1. Tài nguyên rừng ................................................................................................. 26 3.1.2. Đa dạng sinh học của rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai .......................... 28 3.2. Thực trạng các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai ................................................................................................................. 32 3.2.1. Thực trạng về nguồn nhân lực của các xã điều tra ........................................... 32 3.2.2. Tổ chức lực lượng của hạt kiểm lâm huyện Văn Bàn ..................................... 32 3.3. Đánh giá kết quả về triển khai công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai........................................................................................ 34 3.3.1. Về tuyên truyền giáo dục ................................................................................... 34 3.3.2. Về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ......................................................... 35 3.3.3. Đánh giá công tác tuần tra phát hiện vi phạm pháp luật .................................. 37 3.4. Thực trạng phát triển rừng tại huyện Văn Bàn, giai đoạn 2016-2018 ............... 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v 3.4.1. Thựctrạng trồng rừng sản xuất .......................................................................... 38 3.4.2. Thực trạng chăm sóc rừng trồng phòng hộ thay thế và Đường băng xanh cản lửa năm 3 ....................................................................................................................... 39 3.5. Vai trò của của các bên liên quan trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai........................................................................................ 40 3.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng ............. 40 3.5.2 Vai trò của sự quan tâm của các bên liên quan trong công tác bảo vệ vầ phát triển rừng ....................................................................................................................... 42 3.5.3 Phân tích phong tục tập quán và các thể chế công đồng dân cư và trong đời sống sinh hoạt sản xuất trong bảo vệ và phát triển rừng ............................................ 51 3.6. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và bảo vệ rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025 ............................................................. 53 3.6.1. Một số giải pháp chung cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai .......................................................................................................... 53 3.6.2. Một số giải pháp cụ thể cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai .......................................................................................................... 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý BTTN Bảo tồn thiên nhiên BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng BVR Bảo vệ rừng KBT Khu bảo tồn KHKT Khoa học kỹ thuật LSNG Lâm sản ngoài gỗ PCCCR Phòng chống chữa cháy rừng QLBVR Quản lý bảo vệ rừng TVVP Tang vật vi phạm UBND Ủy ban nhân dân XTTS Xúc tiến tái sinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng diện tích các loại đất loại rừng năm 2018 .................... 27 Bảng 3.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số ................................................. 32 Bảng 3.3. Kết quả công tác quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2016 - 2018 ........ 35 Bảng 3.4. Kết quả công tác pháp chế trong quản lý bảo vệ rừng ................... 37 giai đoạn 2016 - 2018 ...................................................................................... 37 Bảng 3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng ...... 41 Bảng 3.6 Phân tích mối quan tâm và vai trò của các bên liên quan .............. 42 Bảng 3.7. Mức độ quan trọng của các bên liên quan đến công tác ................. 44 quản lý và phát triển rừng ............................................................................... 44 Bảng 3.8: Các hoạt động xâm phạm vào rừng ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên ................................................................................................................ 49 Bảng 3.20. Khung giám sát, đánh giá các hoạt động đồng quản lý rừng ....... 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy Hạt Kiêm lâm huyện Văn bàn ........................ 33 Sơ đồ 3.2. Vai trò của các đối tác trong quản lý rừng huyện Văn Bàn ...... 46 Sơ đồ 3.3. Đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy hội đồng đồng quản lý rừng ... 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Tên tác giả: Trần Anh Việt 2. Tên luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai 3. Ngành; Phát triển nông thôn Mã số: 4. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Luận văn nhằm phân tích thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng đã giao cho các hộ gia đình tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai tìm ra những thuận lợi, khó khăn từ đó đề xuất một số giải pháp trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai. Với phương pháp nghiên cứu lựa chọn các xã có tỷ lệ che phủ rừng cao, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp; cộng đồng thôn bản, người dân có tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp ở địa phương, nhận và được khoán rừng; có liên hệ chặt chẽ với công tác bảo vệ và phát triển rừng. Sau đó xử lý số liệu để đưa ra những kết luận cụ thể. Kết quả nghiên cứu Văn Bàn là huyện miền núi, có diện tích đất lâm nghiệp lớn: 81.597,91 ha, chiếm 57,32 % diện tích tự nhiên toàn huyện. Hiện nay công tác quản lý, phát triển rừng tại huyện Văn Bàn chủ yếu do hộ gia đình, cá nhân (43.629,3 ha), UBND huyện (18.209,3 ha), BQL rừng đặc dụng (10.478,5ha), Doanh nghiệp nhà nước (1.774,5 ha), Cộng đồng (1.415,6 ha), các tổ chức khác (6.054,71 ha). Công tác bảo vệ và phát triển rừng đã và đang nhận được sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước theo các chương trình dự án nhờ vậy những hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đã và đang thực hiện có hiệu quả, góp phần nhất định trong phát triển kinh tế của người dân và địa phương. Tuy nhiên cơ cấu thu nhập từ trồng rừng đạt thấp chỉ chiếm 4,3 % trong tổng số thu nhập, rừng cộng đồng 2,16% so với tổng thu nhập. Như vậy có thể thấy rằng tài nguyên rừng chưa trở thành nguồn thu chính trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình.
- vii Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như: Yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán… Trong đó yếu tố phong tục - tập quán có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo vệ và phát triển rừng. Để công tác bảo vệ và phát triển rừng đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ và sử dụng đảm bảo chất lượng cao, bền vững thì một trong những vấn đề mang tính chất quyết định là làm cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trở thành hoạt động kinh tế chính của người dân. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng đã đề xuất một số giải pháp nhằm làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng như: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân, rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về bảo vệ và phát triển rừng; Xây dựng các mô hình trình diễn về kinh doanh rừng có hiệu quả...
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Rừng không những là tài nguyên có khả năng tự tái tạo và phục hồi mà rừng còn có chức năng sinh thái vô cùng quan trọng. Rừng là thành phần quan trọng của sinh quyển, là nguồn vật chất và tinh thần cơ bản thoả mãn nhu cầu của con người. Tất cả mọi đời sống xã hội, các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của con người đều có liên quan đến rừng. Trên thực tế, giá trị của rừng không chỉ là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ nhiều chức năng sinh thái quan trọng, tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, hạn chế tác hại của thiên nhiên lũ lụt, hạn hán, bảo vệ đất… Tuy nhiên trong mấy thập kỷ qua diện tích rừng đã bị thu hẹp, rừng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng nên đã dẫn đến hạn hán, lũ lụt ngày càng nhiều, bầu khí quyển bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống con người và gây thiệt hại cho sản xuất Nông lâm nghiệp. Theo đánh giá tài nguyên rừng do FAO thực hiện (FRA) diện tích rừng thế giới hiện nay có khoảng gần 4 tỷ hecta, chiếm 30% tổng diện tích đất trên hành tinh. Tuy nhiên, diện tích rừng đang tiếp tục suy giảm nghiêm trọng với diện tích rừng bị mất, trong thời kỳ 2010-2015, trung bình một năm, là 0.08% (FAO). Rừng mất đi đã kéo theo nhiều hệ lụy tất yếu, gây tổn hại lớn đối với cuộc sống con người, tình trạng hạn hán, lũ lụt, lốc xoáy diễn ra với tần suất ngày một dày đặc và nguy hiểm, thời tiết trở nên khó dự báo hơn. Nhiều hệ sinh thái đã bị phá vỡ, số lượng loài có nguy cơ bị tuyệt chủng tăng lên, xói mòn, rửa trôi diễn ra mãnh liệt, nhiều căn bệnh lạ và nguy hiểm xuất hiện đe dọa cuộc sống của con người.
- 2 Nhận thức được việc mất rừng là tổn thất duy nhất nghiêm trọng đang đe dọa sức sản sinh lâu dài của những tài nguyên có khả năng tái tạo, nhân dân Việt Nam đang thực hiện một chương trình rộng lớn bảo vệ, phát triển rừng, tiến hành xanh hóa những vùng đất bị tổn thất do chiến tranh và sửa chữa những sai lầm trong công cuộc “Phát triển nhanh” của mình trong những năm qua. Mục tiêu là trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21 phủ xanh được 40% - 50% diện tích cả nước, với hy vọng phục hồi lại sự cân bằng sinh thái ở Việt Nam, bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần vào việc làm chậm, tiến tới chặn đứng quá trình nóng lên toàn cầu Rừng của Việt Nam là 14.415.318 ha, độ che phủ tương ứng là 41,45% bao gồm rừng tự nhiên là 10.242.141 ha, rừng trồng là 4.272.177 ha (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2017). Hệ thực vật, động vật rừng còn đa dạng và phong phú về chủng loại. Tuy nhiên, hiện nay rừng Việt Nam đã và đang bị thu hẹp nhanh chóng do quá trình khai thác quá mức tài nguyên rừng cùng với phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc như: du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy và sự phát triển của ngành chăn nuôi đại gia súc đã làm cho diện tích rừng nước ta ngày càng bị thu hẹp. Theo số liệu thống kê năm 1943 độ che phủ rừng ở nước ta là 43%, đến năm 1995 chỉ còn 28%. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các cộng đồng dân cư nhận đất, nhận rừng trồng, bảo vệ, khoanh nuôi và ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, cùng nhiều văn bản nhằm hạn chế tình trạng mất rừng, đến năm 2001 độ che phủ của rừng tuy đã được nâng lên từ 33,2%, đến năm 2010 là 39,5%, đến năm 2015 tỷ lệ che phủ đạt 40,84% nhưng vẫn chưa đảm bảo mức an toàn sinh thái cho sự phát triển bền vững của đất nước. (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016) Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến việc quản lý bảo vệ (QLBV), phát triển rừng (PTR), đã có những chính sách và chương trình mục tiêu đầu tư lớn như chính sách giao đất giao rừng, Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án 661.... Nhận thức của xã hội, của các tầng lớp nhân dân và chính quyền các cấp về bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên.
- 3 Tuy diện tích rừng có tăng lên trong những năm gần đây do thực hiện các chương trình trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên… nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục bị suy giảm, do việc khai thác không đúng quy trình, khai thác bất hợp pháp. Lào Cai là một tỉnh miền núi cũng đang nằm trong tình trạng chung, liên tục trong những tháng đầu năm 2016, tình trạng phá rừng trái phép xảy ra ở nhiều địa bàn trong tỉnh. Có những địa phương tình trạng chặt hạ nhiều cây gỗ Dổi, Nghiến, Pơ mu đã xảy ra như Văn Bàn, Mường Khương, Bát Xát... Mặc dù ngành kiểm lâm đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường tuần tra bảo vệ rừng nhưng dường như tình trạng này vẫn không hề thuyên giảm, “Lâm tặc” ngày càng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để buôn bán, vận chuyển gỗ quí trái phép. Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và sử dụng trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá công tác bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Văn Bàn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. - Đánh giá được thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Văn Bàn giai đoạn 2016 - 2018. - Phân tích được những thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng - Đề xuất được giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn nghiên cứu.
- 4 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về công tác bảo vệ và phát triển rừng giao cho các hộ gia đình, các nhân trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - Về thời gian: 2016 - 2018 + Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: từ năm 2016 đến hết 31/12/2018 + Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: 2019 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Thực tiễn đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn và tổng quan các nghiên cứu về rừng, bảo vệ và phát triển rừng. Là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Việc đánh giá thực trạng công tác bảo vệ và và phát triển rừng sẽ chỉ ra được những tích cực và những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong công tác bảo vệ và phát triển rừng nguyên nhân của những tồn tại. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng trên địa bàn huyện Văn Bàn một cách bền vững, hiệu quả. - Các kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho huyện Văn Bàn nói riêng, tỉnh Lào Cai nói chung và các địa phương khác có điều kiện tương tự xây dựng phương án để nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ và phát triển rừng cho địa phương trong thời gian tới. - Các kết luận của luận văn có thể tham khảo để sử dụng cho việc giảng dạy, học tập trong nhà trường, phục vụ cho công tác nghiên cứu của các đối tượng khác có quan tâm.
- 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm rừng Ngay từ thủa sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng, bởi lẽ rừng chính là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử ngày càng phát triển thì những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng. Năm 1930, Morozov đã đưa ra khái niệm: “Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt trái đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý” (Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, 2013). Năm 1952, M.E.Tcahenco đã định nghĩa: “Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và cả vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình, chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài” (Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, 2013). Năm 1974, LS.Melekhop cho rằng: “Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu” (Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, 2013). Việt Nam, tại kỳ họp thứ 4, Quốc Hội khóa XIV nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017 tại Hà Nội, trong đó nêu rõ: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất,
- 6 núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên”(Luật Lâm nghiệp, 2017) Khái niệm bảo vệ rừng Ngoài việc quản lý rừng bền vững, nhà nước cũng cần phải thực hiện bảo vệ rừng. “Bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động nhằm bảo toàn, phát triển hệ sinh thái rừng hiện có, bao gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái” 1.1.1.2. Khái niệm phát triển rừng Theo Luật số 16/2017/QH14 do Quốc Hội ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2017 quy định: “Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng”. Việc phát triển rừng bền vững đã được các nhà khoa học, các nhà chính sách các nước trên thế giới quan tâm từ những năm 80 của thế kỷ thứ XX. Đây là tiêu chí quan trọng trong “chiến lược bảo tồn thế giới” nhằm đáp lại nhận thức và những mối lo ngại ngày càng tăng về sự suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng sự xuống cấp môi trường thế giới. Quan điểm chung của các nhà khoa học về sự phát triển bền vững là phải đảm bảo sao cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ hôm nay không làm tổn hại đến việc đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau. 1.1.2. Đặc điểm của rừng Có thể nói, rừng là một quần xã sinh vật với diện tích đủ lớn trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Trong đó, quần xã sinh vật và môi trường cùng với các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết
- 7 để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác. Do vậy, rừng có những đặc điểm cụ thể như sau: Thứ nhất, rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp đó . Thứ hai, rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng Thứ ba, rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao. Khả năng tự phục hồi giúp rừng chống lại những thay đổi nhất định Thứ tư, rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác Thứ năm, sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái Thứ sáu, rừng có phân bố địa lý theo vùng miền, địa phương. Các vùng miền, địa phương có điều kiện khác nhau có kiểu rừng khác nhau, hệ sinh thái rừng cũng có những đặc trưng riêng theo vùng miền (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006). 1.1.3. Phân loại rừng * Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau: - Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường
- 8 - Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường. - Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường * Theo Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các kiểu phân chia rừng, Cụ thể: Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành - Rừng tự nhiên, bao gồm: + Rừng nguyên sinh; + Rừng thứ sinh, bao gồm: rừng thứ sinh phục hồi và rừng thứ sinh sau khai thác. - Rừng trồng được phân theo loài cây, cấp tuổi, bao gồm: + Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng; + Rừng trồng lại; + Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng sau khai thác. Phân chia rừng theo điều kiện lập địa - Rừng núi đất, bao gồm: rừng trên các đồi, núi đất. - Rừng núi đá, bao gồm: rừng trên núi đá hoặc trên những diện tích đá lộ đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt. - Rừng ngập nước thường xuyên hoặc định kỳ, bao gồm: + Rừng ngập mặn, bao gồm: rừng ven bờ biển và các cửa sông có nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ; + Rừng ngập phèn, bao gồm: diện tích rừng trên đất ngập nước phèn, nước lợ; + Rừng ngập nước ngọt thường xuyên hoặc định kỳ. - Rừng đất cát, bao gồm: rừng trên các cồn cát, bãi cát.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
13 p | 1018 | 292
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại trường trung học bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin 2
13 p | 356 | 115
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh
18 p | 445 | 92
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 322 | 63
-
Luận văn Thạc sĩ: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
110 p | 251 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 228 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
54 p | 221 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 260 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Kon Tum
26 p | 141 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ: Phát triển huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai
127 p | 25 | 22
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ bưu chính của Bưu điện tỉnh Bình Định
26 p | 149 | 21
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
11 p | 27 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Uông Bí
10 p | 29 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Đại học FPT
8 p | 88 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
182 p | 29 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Nam Hà Nội
7 p | 12 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh
10 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
7 p | 18 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn