Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
lượt xem 7
download
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, luận văn nghiên cứu giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG THANH LỘC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯƠNG THANH LỘC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN Ngành: Phát triển nông thôn Mã ngành: 8620118 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THÁI THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng cá nhân tôi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả trong luận văn là trung thực và kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018 Tác giả
- ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các giảng viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại Trường. Cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên Trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình Cao học. Tác giả Luận văn xin bày tỏ tình cảm trân trọng, sự cảm ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Thái vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Thường trực UBND huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Na Rì, đồng nghiệp của cơ quan công tác đã tạo điều kiện để tác giả theo học chương trình đào tạo thạc sĩ và hoàn thành bản luận văn được thuận lợi. Cảm ơn gia đình, những người bạn đã cùng đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện bản luận văn này. Sau cùng, xin được cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ và kính mong nhận được sự quan tâm, nhận xét của các Thầy, Cô để tác giả có điều kiện hoàn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được tính hiệu quả, hữu ích khi áp dụng vào trong thực tiễn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................... vi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ...................................................................... vii MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu ............................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2 4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................ 3 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. 4 1.1.1. Một số khái niệm về giảm nghèo bền vững .................................... 4 1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói....................................................... 6 1.1.3. Nghèo đa chiều ................................................................................ 8 1.1.4. Lý luận về giảm nghèo bền vững .................................................. 13 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................. 19 1.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới ......................................... 19 1.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương của Việt Nam .... 21 1.2.3. Các nghiên cứu có liên quan ......................................................... 24 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 26 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................... 26 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Na Rì ......................... 26 2.1.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Na Rì .................... 28
- iv 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 30 2.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu ............................................................ 30 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 31 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 34 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nguồn lực và phát triển kinh tế........ 34 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng nghèo đa chiều...................... 34 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................ 35 3.1. Thực trạng nghèo trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015 - 2018.............................................................................................. 35 3.1.1. Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn . 35 3.1.2. Thực trạng nghèo đa chiều của các hộ nghiên cứu ....................... 40 3.1.3. Đánh giá việc thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Na Rì............................................................................................. 50 3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới giảm nghèo tại huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn ................................................................................................... 62 3.2.1. Nguyên nhân nghèo đói của nhóm hộ điều tra ............................. 62 3.2.2. Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến giảm nghèo đa chiều ....... 65 3.3. Định hướng, mục tiêu và giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện Na Rì ................................................ 68 3.3.1. Định hướng giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện Na Rì ................................................................................... 68 3.3.2. Mục tiêu giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện Na Rì........................................................................................ 69 3.3.3. Một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn ........................................................... 70 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 77
- v PHỤ LỤC ............................................................................................... 80 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm Y tế BQ : Bình quân CĐ : Cao đẳng CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CSHT : Cơ sở hạ tầng DTTS : Dân tộc thiểu số ĐBDTTS : Đồng bào dân tộc thiểu số ĐBKK : Đồng bào khó khăn KT - XH : Kinh tế - Xã hội KV : Khu vực LĐ : Lao động MTQG : Mục tiêu quốc gia PTSX : Phát triển sản xuất THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân UNDP : Nghèo đói Liên hợp quốc VSMT : Vệ sinh môi trường XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia) .. 7 Bảng 2.1. Cơ cấu dân tộc huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn năm 2018.... 28 Bảng 2.2. Cơ cấu mẫu điều tra .......................................................... 32 Bảng 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn 35 Bảng 3.2. Biến động tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Na Rì năm 2017 ...................................................................... 37 Bảng 3.3. Biến động tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Na Rì năm 2018 ...................................................................... 38 Bảng 3.4. Hộ nghèo theo thành phần dân tộc huyện Na Rì - Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 ....................................................... 39 Bảng 3.5. Tình hình chung của nhóm hộ điều tra ............................. 42 Bảng 3.6. Thực trạng nghèo, cận nghèo của nhóm hộ điều tra ......... 44 Bảng 3.7. Đặc điểm bằng cấp cao nhất của 1 thành viên trong gia đình của các hộ điều tra năm 2018 ........................................... 45 Bảng 3.8. Tình hình giáo dục của hộ điều tra ................................... 46 Bảng 3.9. Tình hình tiếp cận và tham gia dịch vụ y tế của các hộ điều tra năm 2018 ........................................................................... 47 Bảng 3.10. Tình hình về nhà ở và diện tích của các hộ điều tra ......... 47 Bảng 3.11. Tình hình tiếp cận thông tin của các hộ điều tra............... 48 Bảng 3.12. Tình hình về điều kiện sống của các hộ điều tra .............. 49 Bảng 3.13. Trình độ văn hóa của chủ hộ............................................. 62 Bảng 3.14. Nguyên nhân đói nghèo (số phiếu ghi có) ........................ 63 Bảng 3.15. Nguyện vọng của hộ (số phiếu ghi có) ............................. 64 Bảng 3.16. Quy mô hộ gia đình của nhóm hộ điều tra ....................... 64 Bảng 3.17. Nguyên nhân đói nghèo (số phiếu ghi có) ........................ 66
- vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Mục tiêu - Đánh giá thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2020 - 2025. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: + Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập từ các Quyết định, Nghị quyết, báo cáo… + Thu thập số liệu sơ cấp: Qua điều tra, phỏng vấn tại 3 xã Quang Phong, Cư Lễ và Văn Học với tổng 120 phiếu là các hộ nghèo và cận nghèo. - Phương pháp phân tích và xử lý:Gồm phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp giám sát đánh giá có sự tham gia, phương pháp tổng hợp tài liệu (thông tin sau khi thu thập được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel). 3. Kết quả nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng giảm nghèo và các chương trình giảm nghèo đã thực hiện ở địa phương. - Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Na Rì. - Đề xuất được các giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS huyện Na Rì giai đoạn 2020 - 2025. 4. Kết luận Luận văn phản ánh thực trạng giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn; Đánh giá phân tích được những yếu tố ảnh hưởng tới giảm nghèo cho đồng bào DTTS, các nguyên nhân dẫn đến nghèo cho đồng bào DTTS từ đó đề xuất được các giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS huyện Na Rì.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, so với người Kinh, mức độ nghèo của các dân tộc thiểu số (DTTS) trầm trọng và sâu sắc hơn. Theo số liệu thống kê, đồng bào các DTTS chỉ chiếm 15% dân số nhưng lại chiếm tới 47% số người nghèo của cả nước và chiếm 68% số nghèo cùng cực. Đặc biệt, mật độ DTTS trong nhóm hộ nghèo có xu hướng tăng: nếu như năm 1993, nghèo có tính rộng khắp và hộ nghèo DTTS chỉ chiếm 20% tổng số hộ nghèo thì năm 2010 hộ nghèo DTTS chiếm khoảng 47% tổng số hộ nghèo (Đàm Hữu Đắc, 2001). Do đó, giảm nghèo đối với DTTS là mục tiêu hàng đầu trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Na Rì là một huyện có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng của tỉnh Bắc Kạn, với 2 tuyến quốc lộ 3B và quốc lộ 279 chạy qua, giáp tỉnh Lạng Sơn và gần với cửa khẩu Pò Mã của huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn. Là huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế. Thế nhưng, một nghịch lý là đây là một trong những huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất trong tỉnh. Đặc biệt là người DTTS. Na Rì cũng là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, dân số tính đến thời điểm đến năm 2016 là 41.532 người, trong đó dân tộc Kinh 2.936 người, chiếm 7,07%; dân tộc thiểu số 38.596 người, chiếm 92,93% (dân tộc Tày 18.804 người, chiếm 45,28%; dân tộc Nùng 12.845 người, chiếm 30,93%; dân tộc Dao 6.002 người, chiếm 14,452%; dân tộc Mông 814 người, chiếm 1,96%; các dân tộc thiểu số khác 131 người, chiếm 0,7%); trong đó tỷ lệ hộ nghèo là 35,76% (Chi cục Thống kê huyện Na Rì, 2019). Trong những năm gần đây huyện Na Rì đã áp dụng nhiều các giải pháp giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đạt được những thành
- 2 tựu nhất định. Tỷ lệ người dân được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, đời sống người nghèo được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo tính đến hết ngày 31/12/2015 là 3.995 hộ, chiếm tỷ lệ 40,89%, năm 2018 là 2.843 hộ chiếm tỷ lệ 28,39% (UBND huyện Na Rì, 2018). Kết quả giảm nghèo tuy đạt được những mục tiêu đề ra nhưng chưa thực sự bền vững. Tỷ lệ hộ cận nghèo, hộ phát sinh còn lớn, nhất là đối với hộ đồng bào DTTS tư tưởng trông chờ, ỷ lại không muốn thoát nghèo còn diễn ra phổ biến ở một bộ phận người dân, chênh lệch người nghèo giữa các vùng và giữa các đối tượng còn lớn, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát với mức chuẩn nghèo, nguy cơ tái nghèo cao. Do vậy, vấn đề cấp thiết cần được đề ra là nghiên cứu, phân tích, đánh giá nghèo một cách đúng đắn, từ đó đưa ra các phương pháp để phát huy các thế mạnh và hạn chế các điểm yếu, nhằm đưa huyện Na Rì thoát nghèo bền vững có hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi thực hiện đề tài: “Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn”. 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu * Mục tiêu chung: Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để nghiên cứu giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. * Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. - Đánh giá thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2020 - 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu
- 3 - Khách thể nghiên cứu: Các vấn đề kinh tế - quản lý liên quan đến chính sách giảm nghèo cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Na Rì. - Chủ thể: Nghiên cứu các tác nhân liên quan đến nghèo. Các chủ thể nghiên cứu gồm: các hộ gia đình DTTS trong cộng đồng huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, cán bộ quản lý huyện, xã. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn 3 xã thuộc huyện Na Rì: Quang Phong, Cư Lễ và Văn Học (3 xã thuộc 3 vùng của huyện Na Rì). - Về thời gian: Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp năm 2015 - 2018, số liệu điều tra năm 2018. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng nghèo tại các địa phương và các chính sách giảm nghèo của huyện, tỉnh, trung ương đối với các xã thuộc huyện Na Rì, nghiên cứu tình hình giảm nghèo và hiệu quả của các chính sách giảm nghèo đối với các hộ nghèo người dân tộc tộc thiểu số của các xã thuộc huyện Na Rì. 4. Những đóng góp mới của đề tài Đề tài sẽ đóng góp được hệ thống cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đưa ra được giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
- 4 1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số 1.1.1. Một số khái niệm về giảm nghèo bền vững Việt Nam thừa nhận quan điểm về đói nghèo của Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Kok - Thái Lan vào tháng 9/1993. Khái niệm đói nghèo được thể hiện như sau: + Khái niệm về nghèo “Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà các nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương” (Nguyễn Thị Bình và cs, 2006). Nói một cách cụ thể hơn, nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống ở mức tối thiểu, không thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu cơ bản ở đây chính là cái thiết yếu, cái tối thiểu để duy trì sự tồn tại của con người. Nhu cầu ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp, v.v… + Khái niệm về đói “Đói là một bộ phận của những người nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu như: cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thu nhập không duy trì cuộc sống” (Nguyễn Thị Bình và cs, 2006). “Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống. Trên thực tế một bộ phận lớn dân cư nghèo tuyệt đối rơi vào tình trạng đói và thiếu ăn” (Nguyễn Thị Bình và cs, 2006). “Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương” (Nguyễn Thị Bình và cs, 2006). Nghèo còn được nhận diện ở bốn khía cạnh là không gian, thời gian, môi trường và giới. Về thời gian: Phần lớn người nghèo có mức sống dưới mức được xác định như một chuẩn thấp nhất có thể chấp nhận trong một thời gian dài (cũng
- 5 cần phải bổ sung vào số người này những người nghèo tình thế do thất nghiệp do thiên tai, rủi do hay do con người gây ra) (Nguyễn Vũ Phúc, 2012). Về giới: Phần lớn người nghèo ở các nước đều là phụ nữ. Mặc dù trong gia đình, nam giới là chủ nhưng phụ nữ vẫn phải gánh chịu nhiều hơn gánh nặng của nghèo (Nguyễn Vũ Phúc, 2012). Về không gian: Nghèo diễn ra chủ yếu ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, v.v… Dù nền kinh tế có phát triển đến thế nào chăng nữa, dân cư ở các vùng kể trên vẫn dễ bị rơi vào nghèo (Nguyễn Vũ Phúc, 2012). Về môi trường: Hầu hết những người nghèo đều phải sống trong môi trường khắc nhiệt và xuống cấp nghiêm trọng, bởi vì những người nghèo không đủ khả năng và điều kiện gìn giữ, đảm bảo và cải thiện môi trường sống (Nguyễn Vũ Phúc, 2012). Tóm lại: Những quan niệm về nghèo đói do các cách tiếp cận khác nhau nên có những ý kiến khác nhau, nghèo là một khái niệm tương đối và có tính biến đổi. Các chỉ số xác định giới hạn nghèo không phải là cứng nhắc và bất biến. Nó biến đổi tùy theo sự chênh lệch, sự khác biệt giữa các vùng, miền, quốc gia. + Khái niệm giảm nghèo bền vững: Giảm nghèo bền vững là một khái niệm mới và trong thời gian gần đây được đưa vào sử dụng trên các diễn đàn, trên các hội nghị, hội thảo và các chính sách vĩ mô về công tác xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào về thuật ngữ này. Do vậy, để tìm hiểu khái niệm về giảm nghèo bền vững chúng ta cần phải tìm hiểu rộng hơn về các vấn đề này, nó bao gồm các nội dung về giảm nghèo và phát triển bền vững. Trước khi bàn về giảm nghèo và phát triển bền vững, cần tìm hiểu một số thuật ngữ hay sử dụng như nghèo kinh niên, thoát nghèo, tái nghèo, rơi xuống nghèo và thoát nghèo bền vững. Nghèo kinh niên: Một hộ được coi là nghèo kinh niên là hộ chưa bao giờ có thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức nghèo theo chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn khác nhau. Thoát nghèo: Một hộ được coi là thoát nghèo khi hộ đang là hộ nghèo theo chuẩn nghèo, đã có được thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức nghèo theo
- 6 chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn 2011-2015 hộ thoát nghèo là những hộ đang là hộ nghèo vươn lên hộ có mức thu nhập trên 400.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và trên 500.000 đồng/người/tháng đối với thành thị được coi là hộ thoát nghèo. Tái nghèo: Một hộ được gọi là tái nghèo khi hộ đó đã thoát nghèo nhưng vì nguyên nhân nào đó đã không còn đủ khả năng ứng phó với những bất lợi trong cuộc sống dẫn đến đói nghèo, tức là có mức thu nhập thấp hơn mức chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn. Thoát nghèo bền vững: Một hộ được gọi là thoát nghèo bền vững nếu đang là hộ nghèo đã có thu nhập ổn định và phát triển có mức thu nhập trên mức chuẩn nghèo cho từng khu vực, trong từng giai đoạn (kể cả việc tăng mức chuẩn nghèo), họ không bị tái nghèo và có các kỹ năng, đủ năng lực để ứng phó với những bất lợi xảy ra (Thái Phúc Thành, 2014). 1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói 1.1.2.1. Chuẩn mực xác định nghèo đói trên thế giới Để đánh giá nghèo đói Liên hợp quốc (UNDP) dùng cách tính dựa trên cơ sở phân phối thu nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong thời gian nhất định. Nó không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập hay môi trường sống của dân cư mà chia đều cho mọi thành phần dân cư. Phương pháp tính là: Đem chia dân số của 1 nước, 1 châu lục hoặc toàn cầu ra làm 5 nhóm, mỗi nhóm có 20% dân số bao gồm: rất giàu, giàu, trung bình, nghèo, rất nghèo. Theo cách tính này vào những năm 1990 thì 20% dân số giàu nhất chiếm 82,7% thu nhập toàn thế giới, trong khi 20% người nghèo nhất chỉ chiếm 1,4% thu nhập toàn thế giới. Theo quan điểm chung của nhiều nước, hộ nghèo là hộ có thu nhập dưới 1/3 mức trung bình của xã hội. Do đặc điểm của nền KT - XH và sức mua của đồng tiền khác nhau, chuẩn nghèo theo thu nhập (tính theo USD) cũng khác nhau ở từng quốc gia. Ở một số nước có thu nhập cao, chuẩn nghèo được xác định là 14USD/người/ngày. Trong khi đó chuẩn nghèo của Malaixia là 28USD/người/tháng, Srilanca là 17USD/người/tháng, v.v… Ở Việt Nam, GDP
- 7 bình quân khoảng 600USD/người/năm, nên so diện chung của thế giới nước ta là nước nghèo khó. Do đó, không thể lấy mức nghèo của WB để xác định nghèo của Việt Nam (Nguyễn Vũ Phúc, 2012). 1.1.2.2. Xác định tiêu trí chuẩn nghèo của Việt Nam: - Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc gia. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của chương trình XĐGN đã tiến hành rà soát chuẩn nghèo qua các thời kì. Lúc đầu, nghèo được xác định dựa trên các chỉ tiêu nhu cầu, sau đó chuyển sang chỉ tiêu thu nhập (bảng 1.1): Bảng 1.1. Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia) Chuẩn nghèo Phân loại người Mức thu nhập bình đói qua các nghèo đói quân/người/tháng giai đoạn Nghèo (KV nông thôn, Dưới 80.000 đồng 2001 - 2005 miền núi, hải đảo) (mức thu nhập Nghèo (KV nông thôn, Dưới 100.000 đồng tính bằng tiền) đồng bằng trung du) Nghèo (KV thành thị) Dưới 150.000 đồng 2006 - 2010 Nghèo (KV nông thôn) Dưới 200.000 đồng (mức thu nhập Nghèo (KV thành thị) Dưới 260.000 đồng tính bằng tiền) Nghèo (KV nông thôn) Dưới 400.000 đồng 2011 - 2015 Nghèo (KV thành thị) (mức thu nhập Dưới 500.000 đồng Cận nghèo (KV nông tính bằng tiền) 401.000 - 520.000 đồng thôn) 501.000 - 650.000 đồng Cận nghèo (KV thành thị) Dưới 700.000 đồng hoặc từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng và Nghèo (KV nông thôn) thiếu từ 3 chỉ số đo lường mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội 2016- 2020 Dưới 900.000 đồng hoặc từ (mức thu thập Nghèo (KV thành thị) 900.000 đồng đến 1,3 triệu đồng và tính bằng tiền) Cận nghèo (KV nông thiếu từ 3 chỉ số đo lường mức độ thôn) tiếp cận các dịch vụ xã hội Cận nghèo (KV thành thị) Trên 700.000 - 1.000.000 đồng Trên 900.000 - 1.300.000 đồng Nguồn: Bộ LĐ-TB và XH (2015)
- 8 Năm 2000, tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị còn 6% và nông thôn 11,2%. Đầu năm 2001 khi thay đổi chuẩn nghèo đói, nước ta còn khoảng 2,8 triệu hộ nghèo (chiếm 17,11%) đến cuối năm 2005 còn khoảng 1,6 triệu hộ nghèo, chiếm khoảng 9,5% (Nguyễn Vũ Phúc, 2012). 1.1.3. Nghèo đa chiều 1.1.3.1. Khái niệm Khái niệm nghèo về tiền thường được áp dụng trong nghiên cứu về đói nghèo trên thế giới. Tuy nhiên, tình trạng nghèo không chỉ được đo lường bằng chi tiêu hay thu nhập, mà còn bằng các chỉ báo về mức sống chỉ ra phúc lợi kinh tế - xã hội mà hộ gia đình có được. Theo đó, người nghèo được tiếp cận theo hướng đa chiều, có nghĩa là không chỉ có mức thu nhập bình quân dưới chuẩn nghèo mà còn thiếu hụt ít nhất một trong những nhu cầu xã hội như giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nhà ở, dịch vụ cơ bản tại nơi ở, lương thực thực phẩm…. Như vậy, khái niệm nghèo đa chiều được hiểu là tình trạng con người không được đáp ứng nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Trong những năm trước đây nghèo đói thường được đo lường thông qua thu nhập hoặc chi tiêu. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền. Người nghèo hay hộ nghèo là những đối tượng có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo. Cách thức đo lường này đã duy trì trong thời gian dài và bắt đầu bộc lộ những hạn chế. Thứ nhất, một số nhu cầu cơ bản của con người không thể quy ra tiền (như tham gia xã hội, an ninh, vị thế xã hội, v.v...) hoặc không thể mua được bằng tiền (tiếp cận giao thông, thị trường, đường xá và các loại cơ sở hạ tầng khác, an ninh, môi trường, một số dịch vụ y tế/giáo dục công v.v...). Thứ hai, có những trường hợp hộ gia đình có tiền nhưng không chi tiêu vào việc đáp ứng những nhu cầu tối thiểu (do cả những lý do khách quan như không có sẵn dịch vụ hay lý do chủ quan như do tập tục văn hóa địa phương
- 9 hay do chính nhận thức của người dân). Vì những hạn chế trên nếu chỉ sử dụng chuẩn nghèo thu nhập để đo lường và xác định đối tượng nghèo đói sẽ dẫn đến bỏ sót đối tượng, nhận diện nghèo và phân loại đối tượng chưa chính xác, từ đó chính sách hỗ trợ mang tính cào bằng và chưa phù hợp với nhu cầu (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2015). 1.1.3.2. Các khía cạnh của nghèo đa chiều * Về thu nhập: Đa số những người nghèo có cuộc sống khó khăn cực khổ và có mức thu nhập thấp. Điều này do tính chất công việc của họ đem lại. Người nghèo thường làm công việc đơn giản, lao động chân tay, công việc cực nhọc nhưng thu nhập thấp. Công việc thường bấp bênh, không ổn định, phụ thuộc vào thời vụ và có tính rủi ro liên quan đến thời tiết (mưa, nắng, hạn hán, lũ lụt, động đất…). Các nghề thuộc về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ví dụ cho vấn đề này. Do thu nhập thấp nên chi tiêu trong cuộc sống của những người nghèo hạn chế hầu hết các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày chỉ được đáp ứng ở mức thấp thậm chí là không đủ. Điều này kéo theo hàng loạt vấn đề khác như giảm sức khỏe, giảm sức lao động từ đó giảm thu nhập đã tạo nên vòng luẩn quẩn của đói nghèo. * Y tế - giáo dục: Những người nghèo thường mắc phải những căn bệnh như cảm cúm, đau khớp… vì phải lao động cực nhọc. Ngoài ra họ còn phải sống trong những vùng có điều kiện vệ sinh, y tế còn hạn chế. Họ không được sử dụng nước sạch, không có công trình khép kín, dẫn đến tăng tỷ lệ số trẻ em bị suy dinh dưỡng và bà mẹ bị mang thai thiếu máu. Nguyên nhân là do bị đối xử bất bình đẳng trong xã hội người nghèo không được tiếp xúc với các dịch vụ an sinh xã hội so với người giàu. Bên cạnh đó trình độ nhận thức của người nghèo, họ thường không quan tâm tới sức khỏe của mình, chủ quan khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
- 10 Tình trạng giáo dục đối với người nghèo cũng là vấn đề đáng quan tâm. Hầu hết những người nghèo không đủ điều kiện học đến nơi đến chốn. Tỷ lệ thất học, mù chữ ở hộ nghèo, đói rất cao. Tình trạng này do các gia đình không thể trang trải được lệ phí, học phí cho con cái hoặc do tâm lý cổ hủ lạc hậu không cho con cái đi học vì sẽ mất đi 1 lao động. Hiện nay một số hộ nghèo đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đến trường tuy nhiên vấn đề chi phí cho học tập rất là khó khăn đối với tình hình tài chính của gia đình. Tóm lại, y tế - giáo dục là một vấn đề được nhiều người quan tâm, họ cũng đã hiểu được tầm quan trọng của các yếu tố này đối với bản thân và tương lai của họ và gia đình. Nhưng do thu nhập họ quá thấp, không đủ trang trải học phí, viện phí, họ đành phải chấp nhận để con cái thôi học, người bệnh không được khám chữa kịp thời. * Điều kiện sống: Người nghèo thường sống ở những vùng có điều kiện vệ sinh, y tế thấp, còn nhiều hạn chế, chẳng hạn, họ không được sử dụng nguồn nước sạch, không có công trình phụ hợp vệ sinh, từ đó đưa ra các giải pháp giúp họ được tiếp cận với các với nguồn nước sạch và vệ sinh hợp lý. * Tiếp cận thông tin: Sử dụng thước đo tiếp cận thông tin nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thông tin truyền thông cho người nghèo rất quan trọng vì tình trạng tiếp cận thông tin của họ rất còn hạn chế và lạc hậu. Từ đó đưa ra các phương pháp khắc phục. * Nhà ở: Không được sống và sinh hoạt trong những ngôi nhà bền vững, họ luôn phải sống trong nỗi lo sợ thiếu thốn về vật chất và tinh thần do đó mà nó làm ảnh hưởng rất nhiều tới công việc sản xuất hàng ngày, rồi từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục (Chính phủ, 2011). 1.1.3.3. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo (1) Trình độ học vấn thấp Những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ bảo đảm nhu
- 11 cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái... đến không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương lai (Nguyễn Vũ Phúc, 2012). (2) Về tài sản Do điều kiện thiếu tài sản, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, đầu tư chăn nuôi gia súc ít thậm chí không có chăn nuôi, đầu tư cho lâm nghiệp thấp, không tạo ra được sản phẩm hàng hoá cũng dẫn đến nghèo (Nguyễn Vũ Phúc, 2012)... (3) Các nguyên nhân về nhân khẩu học Quy mô hộ gia đình là "mẫu số" quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Các hộ nghèo ở nông thôn đa số là các hộ có nhiều con do ảnh hưởng quan điểm, tập tục lạc hậu và không có thói quen thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Một số trường hợp mới tách hộ, con nhỏ không có điều kiện về sinh kế. Các hộ nghèo có đặc điểm về số nhân khẩu cao hơn các hộ khác bởi vì hộ nghèo sinh đẻ không có kế hoạch do thiếu hiểu biết, quan niệm không đúng về việc sinh đẻ, muốn sinh con để có thêm lao động hoặc chạy theo sở thích con trai mà đẻ quá dày, quá nhiều. Đẻ nhiều không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của các con mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và đời sống cả gia đình. Trẻ thường bị ốm đau và suy dinh dưỡng do thiếu điều kiện để chăm sóc nên phải tốn nhiều tiền thuốc, người mẹ thì sức khỏe giảm, không có điều kiện lao động, sản xuất kém nên đời sống ngày càng khó khăn hơn. Sâu xa hơn, đẻ nhiều còn gây ảnh hưởng đến xã hội, Các dịch vụ công như y tế, giáo dục không đủ cung cấp sẽ làm thui chột những khả năng phát triển con người chưa kể còn gây những tác động xấu đến an ninh xã hội (Nguyễn Vũ Phúc, 2012).. 1.1.3.4. Chuẩn nghèo đa chiều
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
13 p | 1020 | 292
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại trường trung học bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin 2
13 p | 358 | 115
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 322 | 63
-
Luận văn Thạc sĩ: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
110 p | 253 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
54 p | 221 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 268 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Kon Tum
26 p | 142 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ: Phát triển huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai
127 p | 26 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Đại học FPT
8 p | 89 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
11 p | 31 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Uông Bí
10 p | 47 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Thực trạng và giải pháp phát triển lợn đen bản địa tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
101 p | 61 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
182 p | 30 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
7 p | 20 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh
10 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Nam Hà Nội
7 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Khẩu Tan Đón theo hướng bền vững tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
87 p | 38 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng
143 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn