Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
lượt xem 19
download
Mục tiêu của đề tài là nhằm đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Phân tích thực trạng loại hình du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Đánh giá nhu cầu của du khách về du lịch sinh thái. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi tham quan du lịch sinh thái. Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Trầ n Thái Bin ̀ h PHÂN TÍ CH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LICH ̣ SINH THÁI TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN LUẬN VĂN THẠC SI ̃ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh -Năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THÁI BÌ NH PHÂN TÍ CH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LICH ̣ SINH THÁI TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số : 60340410 LUẬN VĂN THẠC SI ̃ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Huỳnh Phước Thành phố Hồ Chí Minh -Năm 2016
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1 2. Sự cần thiết của đề tài .............................................................................................1 3.Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................3 4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4 7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.....................................................................................4 CHƯƠNG 1 ...............................................................................................................5 TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................................5 1.1 CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI ..........................................................5 1.2 CÁC NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM .........................................................8 CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................13 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................13 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI ...............................................13 2.1.1 Khái niệm ..................................................................................................13 2.1.2 Các loại hình du lịch ..................................................................................20 2.1.3 Thành phần tham gia du lịch .....................................................................21 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................22 2.2.1 Các bước nghiên cứu .................................................................................22 2.2.2 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .........................................................25 2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................25 2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................26 CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................29 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................................................29 3.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH CẦN THƠ ...............29 3.1.1 Các hoạt động du lịch chủ yếu tại Cần Thơ ..............................................29 3.1.2 Tình hình hoạt động ngành du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2015 ...............................................................................................................31 3.2 TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN SINH THÁI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ......................................................................................33 3.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ..............................................................33 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ..........................................................................35 3.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH HUYỆN PHONG ĐIỀN ......................................................................................................................37 3.3.1 Khái quát tình hình hoạt động tại của các điểm du lịch ............................37 3.3.2 Cơ sở vật chất hiện có tại các điểm du lịch ...............................................42 3.3.3 Trình độ và kinh nghiệm quản lý của người điều hành tại các điểm du lịch ............................................................................................................................43
- 3.3.4 Lực lượng lao động và trình độ lao động tại các điểm du lịch..................45 3.3.5 Tổ chức hoạt động tại các điểm du lịch.....................................................47 3.3.6 Những nhân tố gây trở ngại đối với các điểm du lịch ...............................49 3.3.7 Phản ứng của du khách khi tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện Phong Điền ..............................................................................................50 3.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN ..........................................52 3.4.1 Những ưu điểm ..........................................................................................52 3.4.2 Những hạn chế ...........................................................................................53 CHƯƠNG 4 ..............................................................................................................54 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ....................54 4.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ........................................................................54 4.1.1 Đặc điểm cá nhân ......................................................................................54 4.1.2 Số lần tham quan du lịch ...........................................................................57 4.1.3 Mục đích của chuyến đi.............................................................................57 4.1.4 Kênh quảng bá ...........................................................................................59 4.1.5 Phương tiện và người đi cùng ...................................................................60 4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN .................................................62 4.2.1 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng Cronbach’s Alpha ..............62 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ..............................................................63 4.2.3 Nhận xét chung của du khách đối với chất lượng dịch vụ tại điểm du lịch ............................................................................................................................69 4.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..........................................................................70 4.3.1 Căn cứ đề ra giải pháp ...............................................................................70 4.3.2 Một số giải pháp để phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ .............................................................................................70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................76 1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................76 2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................77 2.1 Đối với những người làm du lịch.....................................................................77 2.2 Đối với Sở Du Lịch thành phố Cần Thơ..........................................................77 2.3 Đối với Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Cần Thơ .............................................78
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong điều kiện kinh tế xã hội như hiện nay, du lịch đã ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế nước ta, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, phát triển du lịch sẽ thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Mục tiêu Chính phủ đề ra đối với ngành du lịch là phải phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả; khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh của mình. Để thực hiện tốt mục tiêu của Chính phủ, mỗi địa phương cần xây dựng kế hoạch và đưa ra giải pháp cụ thể để phát triển lĩnh vực này. Cần Thơ là vị trí kinh tế quan trọng của khu vực miền Tây Nam Bộ, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, khí hậu ôn hòa, cây trái tươi tốt quanh năm và đa dạng về chủng loại, cùng với những nét văn hóa mộc mạc. Với những đặc trưng đó, thành phố Cần Thơ là một địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch miệt vườn sông nước. Trong đó Phong Điền là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, có vườn trái cây quanh năm với diện tích lớn, phong phú về chủng loại là một trong những điểm tiêu biểu phù hợp để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước của thành phố Cần Thơ. Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái đang được nhiều người lựa chọn khi đến tham quan tại thành phố Cần Thơ. Vì vậy loại hình du lịch này thu hút được ngày càng nhiều du khách không chỉ là khách nội địa mà cả khách quốc tế. Thực tế thời gian qua, việc khai thác tiềm năng du lịch xanh tại Phong Điền cũng được triển khai, tuy nhiên hiệu quả mang lại chưa cao. Đó là do nhiều cơ sở du lịch chưa được đầu tư và khai thác hết các tiềm năng vốn có. 2. Sự cần thiết của đề tài Phong Điền được mệnh danh là huyện vành đai và là “lá phổi xanh” của thành phố Cần Thơ, là đầu mối giao thông tiếp giáp nhiều quận, huyện nên rất thuận lợi trong việc giao lưu, trao đổi hàng hóa và khai thác du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn.
- 2 Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, cùng với tiềm năng và lợi thế, việc khai thác phát triển du lịch sinh thái đang là hướng đi phù hợp của huyện Phong Điền, thu hút du khách bằng chính những sản vật miệt vườn gắn với tham quan các khu di tích lịch sử, văn hóa. Du lịch sinh thái phát triển sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lao động phổ thông và nâng cao thu nhập cho người dân; đẩy nhanh quá trình phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực; tạo động lực cho sự ra đời và phát triển làng nghề cùng với nhiều loại hình dịch vụ khác,… Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì việc phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền là một mục tiêu phát triển quan trọng trong Quy hoạch. Chính quyền địa phương từ huyện đến thành phố đều có sự quan tâm hỗ trợ về định hướng cũng như đưa ra nhiều chính sách nhằm phát triển loại hình du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, việc tham gia và đầu tư, cải tạo vườn cây ăn trái theo mô hình vườn cây ăn trái kiểu mẫu gắn với phát triển du lịch sinh thái của người dân địa phương đang diễn ra mạnh mẽ và tích cực. Đây là lợi thế và là thời điểm thích hợp để lãnh đạo các ban ngành của huyện chỉ đạo, quản lý kịp thời nhằm phát triển loại hình du lịch này đi đúng theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên quá trình phát triển du lịch sinh thái tại địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn và bất cập đó là: chủ vườn còn thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý các hoạt động du lịch; thiếu vốn đầu tư; thiếu sự liên kết hợp tác giữa các nhà vườn do tâm lý làm ăn còn nhỏ lẻ, phân tán rời rạc; chưa giữ chân được khách hàng lâu vì thiếu các dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí,… Xuất phát từ những tồn tại trên, để đánh giá đúng thực trạng, xác định nhu cầu của du khách và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển loại hình du lịch này, đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” được thực hiện.
- 3 3.Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài nhằm đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Mục tiêu cụ thể Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: - Phân tích thực trạng loại hình du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ (1). - Đánh giá nhu cầu của du khách về du lịch sinh thái; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi tham quan du lịch sinh thái (2). - Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ (3). 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. 5. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn về nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Để đưa ra được các giải pháp, đề tài sẽ phân tích về những thuận lợi và khó khăn của các cơ sở kinh doanh du lịch hiện có trên địa bàn. Bên cạnh đó, dựa vào đánh giá nhu cầu của du khách để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái. - Giới hạn về vùng nghiên cứu Trong phạm vi địa giới hành chính huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ - Giới hạn về thời gian nghiên cứu Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi dự kiến thực hiện từ tháng 05/2016 đến tháng 06/2016. Số liệu thứ cấp được thu thập đến năm 2015.
- 4 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu thông qua việc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi. + Đối tượng phỏng vấn: Các điểm du lịch sinh thái; Khách du lịch trong nước đến tham quan tại các điểm du lịch sinh thái. + Phương pháp chọn mẫu: Đối với các điểm du lịch: chọn một số cơ sở có hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái với quy mô tương đối lớn. Đối với khách du lịch: chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện. - Số liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo thống kê của: Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ; Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại du lịch thành phố Cần Thơ; phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Phong Điền; Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại du lịch huyện Phong Điền; phòng Thống kê huyện Phong Điền; từ các tạp chí, sách, báo du lịch, các trang web về du lịch và các số liệu từ các cơ quan có liên quan. Phương pháp phân tích số liệu Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ phân tích số liệu nghiên cứu. các phương pháp phân tích được sử dụng để giải quyết các mục tiêu của đề tài. 7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các cơ quan quản lý du lịch tại huyện Phong Điền nắm rõ hơn về thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn, đồng thời có được những thông tin về nhu cầu của khách hàng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi tham quan du lịch sinh thái tại huyện Phong Điền. Từ đó, các cơ quan quản lý đưa ra các chương trình, mục tiêu nhằm phát triển du lịch sinh thái trong thời gian tới.
- 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI Đã có nhiều nghiên cứu về sự phát triển của ngành du lịch trên thế giới và đặc biệt là những nghiên cứu về ngành du lịch sinh thái. Có thể kể đến một vài nghiên cứu: - Vanessa Slinger-Freidman (2009), “Ecotourism in Dominica: Studying the Potential for Economic Development, Environmental Protection and Cultural Conservation”. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch sinh thái tại Dominica. Nội dung nghiên cứu về tiềm năng của phát triển kinh tế, Bảo vệ môi trường và Bảo tồn văn hóa, đây là nghiên cứu thực địa và số liệu thứ cấp được lấy từ năm 1999 – 2008, số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp các cá nhân từ các cơ sở lưu trú, nhà hàng, công ty du lịch, hướng dẫn viên, và người bán hàng thủ công từ khắp nơi trên Dominica. Trong đó gồm: 75 cơ sở lưu trú, 21 nhà hàng, 43 người bán hàng thủ công, 5 cửa hàng lặn, 18 công ty du lịch và 20 hướng dẫn viên, 26 hãng taxi, và 56 nông dân, ngư dân, và người bán lẻ. Dữ liệu thứ cấp cũng được tập hợp từ năm 2000-2008 từ các tài liệu chính thức của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ khác, và các tài liệu nghiên cứu có liên quan. Nghiên cứu này tập trung vào ba lĩnh vực nghiên cứu chính: (1) tạo việc làm, cơ hội kinh tế và phát triển hạ tầng; (2) mối liên kết được hình thành giữa du lịch và các lĩnh vực khác của nền kinh tế Dominica; và (3) bảo tồn môi trường và văn hóa bản địa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, (1) về tác động kinh tế: có sự đa dạng về cơ hội việc làm đang được tạo ra trong ngành công nghiệp du lịch sinh thái ở Dominica, kể cả các vị trí trong lĩnh vực nhà ở, xây dựng, chế biến thực phẩm, sản xuất thủ công địa phương và doanh số bán hàng, nông nghiệp, đánh bắt cá, bảo trì công viên, lặn, và lưu diễn ở cả khu vực nông thôn và thành thị của Dominica; (2) về mối liên hệ giữa các ngành: Kết quả cho thấy rằng, du lịch ở Dominica xuất hiện để được bổ sung và liên kết với các ngành khác như nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp bằng cách tạo ra một nhu cầu gia tăng đối với hàng hóa và dịch vụ từ
- 6 các ngành này; (3) tác động về môi trường và văn hóa: Kết quả khảo sát cho thấy, có sự tác động của du lịch sinh thái lên yếu tố môi trường và văn hóa bản địa. Bài viết cho thấy, du lịch sinh thái tác động có hiệu quả thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực và làm tăng mối liên kết với các ngành kinh tế khác, đồng thời du lịch sinh thái cũng giúp phát triển bền vững hơn về môi trường và ảnh hưởng tích cực của văn hóa bản địa. Để đạt được kết quả như vậy đó là nhờ vào các yếu tố: điều kiện tự nhiên tại vùng đất này là một đảo nhỏ; chính sách tập trung phát triển du lịch sinh thái của chính phủ và sự phát triển của các cơ sỏ kinh doanh du lịch tại địa phương. Các loại hình du lịch sinh thái đã phát triển ở Dominica có thể có tiềm năng phát triển ở các khu vực hòn đảo nhỏ tương tự dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của nó. Ngoài ra, du lịch sinh thái trên Dominica đang tạo ra cơ hội việc làm cho người dân bản địa với một mức thu nhập cao, cũng như góp phần phát triển nền kinh tế ở cả khu vực thành thị và nông thôn của đất nước. Bên cạnh một số kết quả đạt được của nghiên cứu này, du lịch sinh thái tại Dominica vẫn còn tồn đọng một số vấn đề cần giải quyết: (1) thiếu các đánh giá tác động tại các điểm du lịch bổ sung nơi có sự gia tăng đáng kể về số lượng khách du lịch; (2) việc phát triển thủy điện ở Trafalgar Falls, Titou Gorge, và hồ nước ngọt đã làm tăng ô nhiễm tiếng ồn tại các khu du lịch và giảm lưu lượng nước đến Trafalgar Falls, một điểm thu hút du lịch trọng điểm; (3) việc xem xét xây dựng một hệ thống cáp treo để thu hút số lượng lớn du khách đến Công viên quốc gia Morne Trois Pitons nhưng đã được ngừng lại do phản đối của UNESCO, (4) việc Chính phủ biểu quyết tại cuộc họp Ủy ban cá voi quốc tế vào năm 2002, đứng về phía Nhật Bản chống lại một lệnh cấm săn bắn cá voi. Xét rằng ngành du lịch Dominica cũng dựa trên cá voi để thu hút du khách đến du lịch sinh thái, việc bỏ phiếu này có vẻ trái ngược với hoạt động hiện có ở Dominica; (5) kế hoạch của Chính phủ sẽ xây dựng một sân bay quốc tế, việc xây dựng này sẽ phải di dời các cộng đồng nông nghiệp, phá hủy núi và chặt phá rừng; (6) ngừng việc thực hiện dự án xây dựng khách sạn lớn (250 phòng) có vốn đầu tư của nước tại Dominica.Sự phát triển của du lịch sinh thái ở Dominica cung cấp một mô hình tiềm năng cho các đảo khác thực hiện theo.
- 7 - Frida Eriksson & Matilda Lidsröm (2013), “Sustainable development in ecotourism: Tour operators managing the economic, social and environmental concerns of sustainable development in Costa Rica”. Luận án này là nhằm trả lời các câu hỏi: "Làm thế nào nhà điều hành tour du lịch sinh thái góp phần cân bằng giữa kinh tế, xã hội và khía cạnh môi trường của sự phát triển bền vững ?". Với mục tiêu kiểm tra xem công ty lữ hành du lịch sinh thái xử lý các khía cạnh của phát triển bền vững trong điều kiện đất nước đang phát triển từ đó quản lý khai thác tour du lịch dựa trên cácvấn đề kinh tế, xã hội và môi trường, các yếu tố này có tác động thế nào trong việc cân bằng giữa ba chiều. Nghiên cứu định tính này được thực hiện trong bối cảnh các công ty lữ hành du lịch sinh thái ở Costa Rica thông qua các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc. Chín người trả lời tham gia trong nghiên cứu này, đại diện cho bảy công ty lữ hành du lịch sinh thái địa phương. Các công ty có địa điểm trụ sở chính ở các khu vực khác nhau, bốn trong số đó hoạt động chủ yếu từ khu vực San José trong khi một công ty có kinh doanh chính của mình tại Quepos và hai công ty có trụ sở chính ở La Fortuna. Các dữ liệu thu thập được về cân bằng của du lịch sinh thái và phát triển bền vững đã lần lượt được phân tích với tham chiếu đến một khung lý thuyết được thiết lập sẵn. Kết quả nghiên cứu đạt được dựa trên các khía cạnh: (1) Xử lý vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường: Nghiên cứu cho rằng, công ty lữ hành du lịch sinh thái trong trường hợp các nước đang phát triển của Costa Rica đang tích cực tham gia vào việc hỗ trợ phát triển bền vững. Về kinh tế,các tour du lịch sinh thái đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế xã hội tại địa phương, bằng cách sử dụng người dân địa phương, giữ các khoản đầu tư của họ tại địa phương, có chủ sở hữu địa phương, người lao động và quan hệ đối tác, các công ty du lịch sinh thái có thể phục vụ để tạo ra lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương. Về xã hội, công ty lữ hành du lịch sinh thái ở Costa Rica tham gia vào hỗ trợ giáo dục và cung cấp các công cụ cho cộng đồng trong việc tự quản lý trong vòng du lịch sinh thái và phát triển bền vững. Về môi trường, có những yếu tố bên ngoài, các tổ chức, các công ty đại chúng, du lịch, khách du lịch vô trách nhiệm đối với môi trường mà các nhà khai thác du lịch sinh thái không thể kiểm soát. Vì vậy,
- 8 điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức của người dân để góp phần bảo vệ môi trường. Nhà điều hành tour du lịch sinh thái có thể tham gia thực hiện việclàm sạch, hạn chế hao mòn nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường,…;(2) cân bằng giữa du lịch sinh thái và phát triển bền vững: luận án này xác định rằng, các công ty du lịch lo ngại các vấn đề về kinh tế xã hội và môi trường. Có thể thấy rõ ràng nhất là những nổ lực của xã hội và môi trường đòi hỏi phải có sự đầu tư của các công ty. Nếu các công ty du lịch sinh thái tại các quốc gia đang phát triển thiếu các nguồn lực tài chính cần thiết thì những nỗ lực của xã hội và môi trường có thể cân bằng có lợi cho mối quan tâm đang triển của công ty. Để kiểm soát các tác động đến môi trường, cần phải hạn chế các nhóm du lịch, làm cho mỗi tour du lịch ít lợi nhuận hơn. Điều này có thể lần lượt làm hỏng tính xác thực những kinh nghiệm du lịch, giảm thu du lịch, ảnh hưởng đến nỗ lực của xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển tiêu cực. Ngoài ra còn có sự đánh đổi giữa mối quan tâm về môi trường và xã hội, lợi ích môi trường đôi khi mâu thuẫn với các khía cạnh xã hội. 1.2 CÁC NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM - Nguyễn Hoàng Tâm (2010), “Phân tích thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vĩnh Long đến năm 2015”, đề tài nghiên cứu về thực trạng du lịch sinh thái tại tỉnh Vĩnh Long qua các năm để từ đó đưa ra giải pháp phát triển đến năm 2015. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng du lịch sinh thái Vĩnh Long gồm: giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và phân tích tần số. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm tham khảo ý kiến của năm chuyên gia về sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Từ đó, xây dựng ma trận các yếu tố bên trong (IFE), ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh để so sánh du lịch sinh thái giữa 03 tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang và Bến Tre. Đề tài còn dựa vào ma trận SWOT để đưa ra đưa ra các giải pháp phát triển, đồng thời dựa vào ma trận QSPM để lựa chọn chiến lược cần thiết cho sự phát triển du lịch sinh thái Vĩnh Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực trạng du lịch sinh thái Vĩnh Long trong những năm qua phát triển đáng kể: số lượng du khách tăng dần qua các năm, số lượng cơ sở cung cấp dịch vụ cũng
- 9 tăng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch vẫn còn yếu, sản phẩm chưa đặc sắc còn trùng lắp giữa các nhà vườn. Mặc dù có vị trí địa lý thuận lợi, sinh thái đa dạng, tài nguyên du lịch sẵn có nhưng du lịch sinh thái Vĩnh Long có vị trí khiêm tốn so với các tỉnh lân cận. Sau khi tổng hợp và phân tích dựa trên ma trận QSPM, tác giả đưa ra 06 giải pháp để phát triển loại hình du lịch sinh thái tại Vĩnh Long: Nâng cao chất lượng sản phẩm; Thu hút và tận dụng cơ hội đầu tư; Phát triển sản phẩm mới; Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. - Nguyễn Thị Yến Oanh (2011), “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh An Giang”. Đề tài phân tích thực trạng hoạt động du lịch sinh thái của tỉnh An Giang giai đoạn 2006 – 2010; Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các tiềm năng và lợi thế của tỉnh An Giang để có thể khai thác và phát triển du lịch sinh thái từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch sinh thái của tỉnh An Giang. Số liệu thu thập từ 100 mẫu là du khách trong và ngoài nước đến An Giang. Tác giả sử dụng các phương pháp: phương pháp phân tích tần số, phương pháp phân tích ma trận SWOT, tổng hợp, thống kê, so sánh và lấy ý kiến chuyên gia ngành du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy: An Giang là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, có đồng bằng, có đồi núi, hệ sinh vật đa dạng và hệ thống sông ngòi chằng chịt, rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Lượng khách đến du lịch tại An Giang tăng qua các năm. Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu kém như: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa phát triển đồng bộ; tốc độ phát triển chậm, chưa khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của tỉnh,… từ việc phân tích tiềm năng và thực trạng ngành du lịch, tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái cho An Giang giai đoạn 2011 – 2020. Trong đó có 03 nhóm giải pháp chính: Nhóm giải pháp khai thác tài nguyên du lịch sinh thái; Nhóm giải pháp bảo tồn giá trị du lịch sinh thái; Nhóm giải pháp phát triển cộng đồng và huy động nguồn lực phát triển du lịch sinh thái. - Giang Khánh Thuận (2011), “Phân tích tiềm năng và giải pháp phát triển vườn cây ăn trái gắn với văn hóa lễ hội tỉnh Tiền Giang”. Đề tài tập trung phân tích ngành
- 10 du lịch sinh thái miệt vườn Tiền Giang nói chung và du lịch sinh thái vườn xoài cát Hòa lộc tại Cái Bè Tiền Giang nói riêng về các mặt: thực trạng số lượng du khách và doanh thu du lịch qua các năm 2006 – 2010. Cách tiếp cận phân tích tiềm năng du lịch sinh thái Tiền Giang dựa vào số liệu thứ cấp và sơ cấp để xác định sự đóng góp của du lịch sinh thái vườn xoài cát Hòa lộc vào sự phát triển chung của ngành du lịch sinh thái Tiền Giang. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua đánh giá của du khách về các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch sinh thái như: phong cảnh, môi trường, cơ sở hạ tầng, dịch vụ vui chơi giải trí,… các phương pháp được sử dụng trong đề tài gồm: phương pháp thống kê mô tả biểu đồ, sơ đồ, xếp hạng và phân tích bảng chéo dùng để phân tích hiện trạng hoạt động của các điểm sinh thái vườn cây ăn trái tại Tiền Giang. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích tần số, xây dựng mô hình hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của du khách. Sử dụng ma trận SWOT đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ, thách thức của du lịch sinh thái vườn ăn trái tại Tiền Giang để từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Tiền Giang. - Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự (2014), “Đánh giá mức độ hài lòng của du khách Quốc tế đối với du lịch chợ nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận”. Đề tài nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách quốc tế đối với du lịch chợ nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận. Qua đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của họ về loại hình du lịch này. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả (tần số và trung bình), kiểm định Chi – bình phương (Chi-Square), phân tích tương quan giữa hai biến (sử dụng hệ số tương quan Pearson). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi đối với 108 du khách quốc tế đến tham quan du lịch tại chợ nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận, nhóm tác giả chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện. Mức độ hài lòng của du khách được đo lường bởi 8 nhóm yếu tố: (1) Môi trường tự nhiên; (2) Cơ sở hạ tầng; (3) Sự đáp ứng và đảm bảo an
- 11 toàn của phương tiện vận chuyển; (4) Dịch vụ ăn uống, tham quan, mua sắm, giải trí; (5) Cơ sở lưu trú; (6) An ninh trật tự an toàn; (7) Hướng dẫn viên; (8) Giá cả dịch vụ. Kết quả phân tích cho thấy đánh giá của du khách về chợ nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận ở mức khá hấp dẫn với số điểm 3,99 theo thang đo 5 mức độ (từ 1: thấp nhất và 5: cao nhất). Đề tài cũng đưa ra 7 giải pháp để nâng cao mức độ hài lòng của du khách: (1) giải pháp đối với môi trường tự nhiên, cảnh quan cần bảo vệ môi trường sông nước thông qua việc giáo dục ý thức cho người dân; (2) đối với cơ sở hạ tầng cần được đặc biệt quan tâm đầu tư mở rộng; (3) đối với phương tiện vận chuyển tham quan cần trang bị áo phao, dụng cụ y tế và đào tạo nhân viên một cách chuyên nghiệp; (4) đối với dịch vụ ăn uống mua sắm và giải trí cần phát triển hệ thống nhà hàng và đầu tư thêm các loại hình giải trí khác; (5) đối với cơ sở lưu trú cần đầu tư thêm hệ thống khách sạn ở Cái Bè, nâng cao phong cách phục vụ của nhân viên; (6) đối với vấn đề an ninh trật tự và an toàn cần khắc phục tình trạng chèo kéo, thách giá và ăn xin ở các bến tàu du lịch; (7) đối với giá cả các loại dịch vụ cần cải thiện cho hợp lý hơn. - Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự (2015), “ Đánh giá của du khách đối với du lịch miệt vườn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch miệt vườn. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị và kỳ vọng đưa “tiếng nói của du khách” đến những đối tượng có liên quan để tìm ra giải pháp phát triển loại hình du lịch này. Số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi với 160 du khách nội địa theo phương pháp phi xác suất kiểu thuận tiện. Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong đề tài gồm: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch miệt vườn: (1) Nguồn nhân lực và dịch vụ; (2) Giá cả dịch vụ; (3) Hạ tầng kỹ thuật; (4) An ninh trật tự và an toàn; (5) Cơ sở lưu trú. Bên cạnh đó đề tài còn đưa ra một số kiến nghị và quan điểm để nhằm phát triển loại hình du lịch miệt vườn trong tương lai.
- 12 Kết luận: từ các nghiên cứu trên, ta có thể thấy đa phần các tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng hoạt động du lịch. Một số tác giả sử dụng ma trận SWOT để đưa ra giải pháp phát triển du lịch sinh thái dựa trên các thế mạnh và cơ hội. Đối với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách quốc tế đối với du lịch chợ nổi ở Cần Thơ và vùng phụ cận trong một nghiên cứu khác nhóm tác giả cũng sử dụng phương pháp này để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa từ các nghiên cứu trước đó. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái gồm 6 thành phần: (1) Nguồn nhân lực; (2) Cơ sở hạ tầng; (3) Cơ sở lưu trú; (4) Dịch vụ; (5) Giá cả dịch vụ; (6) An ninh trật tự và an toàn. Đề tài còn kế thừa các phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu theo phương pháp thuận tiện; sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng du lịch tại huyện Phong Điền; đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha; sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái Phong Điền. Đề tài mong muốn được ứng dụng kết quả nghiên cứu và thực tế giúp phát triển du lịch sinh thái tại địa phương.
- 13 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 2.1.1 Khái niệm 2.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch a. Khái niệm du lịch Có rất nhiều định nghĩa về du lịch, sau đây là một số định nghĩa về du lịch tương đối đầy đủ và được sử dụng nhiều nhất: Theo Hội nghị Liên hợp Quốc tế về Du lịch ở Roma năm 1963 đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Định nghĩa của Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch Otawa, Canada (tháng 6/1991): “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một môi trường ngoài môi trường thường xuyên (nơi thường xuyên của mình), trong một khoản thời gian ít hơn thời gian khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. Theo pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại Điều 10, thuật ngữ “Du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Theo Luật du lịch Việt Nam, định nghĩa du lịch: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian nhất định”. b. Khái niệm về du lịch sinh thái Theo điều 4 của Luật du lịch được Quốc Hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc Hội khóa XI, cụ thể: “Du lịch sinh thái là hình thức du
- 14 lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa bản địa, với sự tham gia tích cực của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Trong hội thảo về “xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam”, năm 1999: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái Hoa kỳ năm 1998 thì: “Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”. Còn theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới thì: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”. Với định nghĩa thuần túy về du lịch sinh thái thì ta hiểu đây là loại hình khai thác triệt để điều kiện thiên nhiên của vùng. Du lịch sinh thái dựa vào văn hóa bản địa và bảo tồn, bảo vệ môi trường sinh thái và văn hóa địa phương. Thông qua hoạt động du lịch sinh thái, du khách có được nhận thức về tự nhiên, đồng thời sẽ giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường và bảo tồn thiên nhiên. Tóm lại: cho dù du lịch sinh thái theo một định nghĩa nào đi chăng nữa thì nó cũng phải hội đủ 2 yếu tố: - Sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường. - Trách nhiệm với xã hội và cộng đồng. Du lịch sinh thái còn có thể được hiểu với những tên gọi khác nhau: + Du lịch thiên nhiên; + Du lịch môi trường; + Du lịch xanh. “Miệt vườn là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm các khu chuyên canh trồng cây ăn trái, hoa, cá cảnh cùng với văn minh miệt vườn và
- 15 cảnh quan vườn tạo nên một dạng tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc có lực hấp dẫn rất lớn đối với việc tham quan du lịch của du khách. Mô hình du lịch sinh thái được áp dụng tại đồng bằng Sông Cửu Long được biến đổi thích ứng với điều kiện hình thành một loại hình du lịch mới đó là du lịch sinh thái vườn. Điều kiện hình thành loại hình du lịch này là các vườn cây ăn trái miệt vườn, sông ngòi, kênh rạch… và đặc trưng độc đáo của vùng sông nước đồng bằng Sông Cửu Long. Du lịch sinh thái ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long như một loại hình du lịch nông thôn. Do đó, phát triển du lịch sinh thái vườn được nhìn nhận như một cách làm tăng thu nhập, hỗ trợ chống đói nghèo và tổ chức lại nông thôn thông qua sự phát triển du lịch như một ngành nghề phi nông nghiệp. Cộng đồng cư dân nông thôn là lực lượng chính tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch ở nông thôn, dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn và xã hội vùng nông thôn đó. 2.1.1.2 Du khách - Khách du lịch: Là chủ đề của hoạt động du lịch, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động du lịch. Nó là chỗ dựa khách quan cho sự phát sinh và phát triển của ngành du lịch, là đối tượng chủ yếu và xuất phát điểm cơ bản của khai thác kinh doanh, phục vụ ngành du lịch. Theo Luật du lịch Việt Nam 2005, khách du lịch là người du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc ngành nghề để thu nhập tại nơi đến. Năm 1965, Liên Hiệp Quốc triệu tập Hội nghị Lữ hành và du lịch ở La Mã (còn gọi là Hội Nghị La Mã) đã nêu ra khái niệm tổng thể du khách (Visitor): Du khách chỉ bất cứ người nào tới một nơi không phải một nơi thường trú của mình để thăm viếng với bất cứ nguyên nhân gì trừ mục đích thù lao. Du khách bao gồm: + Du khách qua đêm: du khách tới một nơi thăm viếng với thời gian tối thiểu lưu lại 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với mục đích như nghỉ dưỡng, tham quan thăm viếng, tham dự hội nghị, tôn giáo, thể thao…
- 16 + Du khách quay về trong ngày: du khách tới một nơi thăm viếng thời gian ngắn, lưu lại không đủ 24 giờ và không lưu trú qua đêm. - Khách du lịch quốc tế: Năm 1989, Hội nghị Liên minh Quốc Hội về du lịch tổ chức tại Lahaye (Hà Lan) đã đưa ra khái niệm về khách du lịch quốc tế trên tinh thần khái niệm được đưa ra ở Roma năm 1963 như sau: + Trên đường đi tham quan hoặc đang tham quan một nước khác với nước mà họ đang cư trú thường xuyên. + Mục đích của chuyến đi là tham quan, thăm viếng hoặc nghỉ ngơi với thời gian không quá 3 tháng. + Không được làm bất cứ chuyện gì để được trả thù lao tại nước đến do ý muốn của khách hay do yêu cầu của nước sở tại. + Sau khi kết thúc đợt tham quan (hay lưu trú) phải rời nước tham quan để về nước thường trú hoặc đi đến một nước khác. Theo Luật du lịch Việt Nam 2005, khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào VIệt Nam để du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú vào Việt Nam ra nước ngoài để du lịch. - Khách nội địa: Là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 2.1.1.3 Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của sự khai thác hợp lý các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch, không dịch chuyển được, không thể cất trữ, tồn kho. Quá trình tạo ra sản phẩm du lịch và tiêu dùng trùng nhau về không gian và thời gian. Nội dung cơ cấu sản phẩm du lịch rất phong phú, liên quan đến nhiều ngành nghề . Nhưng xét về ý nghĩa, các
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ, công chức hành chính cấp phường (xã) tại thành phố Đà Nẵng
14 p | 340 | 120
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 288 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư Xây dựng cơ bản tại thành phố Đà Nẵng
26 p | 117 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
105 p | 48 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
141 p | 47 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động đối với tổ chức – Trường hợp nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Sở giao dịch 2
141 p | 15 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế: So sánh hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trong và ngoài mô hình sản xuất theo phương thức cánh đồng lớn tại huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang
146 p | 29 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế: Phân tích hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa trong mô hình cánh đồng lớn: Nghiên cứu địa bàn huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang
82 p | 37 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Đà Nẵng
100 p | 7 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hệ thống thông tin phục vụ Tự kiểm định chất lượng ở trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên
125 p | 27 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu và ứng dụng kiến trúc hướng dịch vụ để xây dựng hệ thống quản lý cung cấp dịch vụ truyền hình IP tại Viễn thông Đà Nẵng
26 p | 92 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá kết quả thí điểm thực hiện văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp tại 4 tỉnh thành phố (Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nam, Đồng Nai) và nhận diện các vấn đề chính sách khi triển khai đồng loạt
43 p | 30 | 4
-
Luận văn thạc sĩ: Dàn dựng hát Then tại Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc
104 p | 51 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đạt chuẩn văn minh đô thị
29 p | 12 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích đình Hoàng Sơn, xã Ninh Tiến, thành phố Ninh Bình
25 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ
103 p | 30 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi thu nhập của người dân sau khi thu hồi đất tại trung tâm điện lực Sông Hậu tỉnh Hậu Giang
97 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn