Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên nhà máy sữa thống nhất
lượt xem 9
download
Xuất phát từ tầm quan trọng của quá trình động viên lên hiệu quả hoạt động của tổ chức, đề tài được thực hiện nhằm mang lại cái nhìn rõ ràng và chính xác hơn về thực trạng động lực của nhân viên đang làm việc tại một trong những Nhà máy sản xuất của Vinamilk, qua đó đề ra những giải pháp giúp gia tăng động lực làm việc của nhân viên, góp phần vào sự thành công và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên nhà máy sữa thống nhất
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG MINH TUẤN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NHÀ MÁY SỮA THỐNG NHẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG MINH TUẤN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NHÀ MÁY SỮA THỐNG NHẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 Người hướng dẫn khoa học: PGS., TSKH. NGUYỄN NGỌC THẠCH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 09 năm 2017 Ký tên HOÀNG MINH TUẤN
- ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phó Giáo sư – Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Ngọc Thạch, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành biết ơn quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt chương trình học cao học. Xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Minh Ấn (Giám đốc Nhà máy Sữa Thống Nhất) và các anh chị trong Nhà máy đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành các bảng khảo sát. Cuối cùng tôi xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tinh thần cho tôi, giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành bài luận văn này. HOÀNG MINH TUẤN
- iii TÓM TẮT Ngày nay hầu hết các Công ty đều nhận ra tầm quan trọng của quá trình động viên nhân viên lên kết quả hoạt động của tổ chức. Chính vì vậy một trong những chức năng quan trọng của nhà quản trị là tạo ra động lực, sự hăng hái, nhiệt tình và trách nhiệm trong quá trình thực hiện công việc của nhân viên, từ đó giúp gia tăng hiệu quả công việc, giúp tổ chức hoàn thành những mục tiêu mong muốn. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thực trạng động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất đồng thời nhận diện các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên từ đó đề xuất những giải pháp giúp gia tăng động lực làm việc cho lực lượng lao động này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 6 nhóm yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất, bao gồm (1) Danh tiếng và sự phát triển của Công ty; (2) Lương, thưởng; (3) Sự công nhận của cấp trên; (4) Bản chất công việc và môi trường làm việc; (5) Mối quan hệ với cấp trên và (6) Cơ hội phát triển bản thân và nghề nghiệp. Theo đó, yếu tố tài chính không phải là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Kết quả phân tích cũng cho thấy nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất có động lực làm việc cao và mức độ khác nhau theo giới tính, tình trạng hôn nhân, độ tuổi, trình độ học vấn, vị trí công việc và bộ phận công tác.
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................iii MỤC LỤC ................................................................................................................ iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. ix DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. x DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... xi CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 1.6. Những đóng góp của nghiên cứu ....................................................................... 4 1.7. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu........................................................................... 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI DOANH NGHIỆP ........ 6 2.1. Khái niệm động lực làm việc ............................................................................. 6 2.2. Các lý thuyết liên quan đến động lực làm việc .................................................. 7 2.2.1. Các lý thuyết dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu ........................................... 7 2.2.1.1. Thuyết Maslow ......................................................................... 7 2.2.1.2. Thuyết Herzberg ....................................................................... 8 2.2.1.3. Thuyết ERG ............................................................................ 10
- v 2.2.2. Các lý thuyết dựa trên quá trình ........................................................... 11 2.2.2.1. Thuyết kỳ vọng ....................................................................... 11 2.2.2.2. Thuyết thiết lập mục tiêu ........................................................ 11 2.2.2.3. Thuyết công bằng.................................................................... 11 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về động lực làm việc ......................................... 12 2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 13 2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam................................................................ 13 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................................................. 16 3.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 16 3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 19 3.2.1. Phương pháp định tính .......................................................................... 19 3.2.2. Phương pháp định lượng....................................................................... 20 3.2.3. Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu ....................................................... 21 3.3. Đối tượng và mẫu nghiên cứu ........................................................................ 24 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 24 3.3.2. Mẫu nghiên cứu .................................................................................... 24 3.3.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 25 3.4. Thu thập và xử lý dữ liệu ................................................................................. 25 3.4.1. Các bước thu thập dữ liệu ..................................................................... 25 3.4.2. Các bước phân tích dữ liệu ................................................................... 25 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NHÀ MÁY SỮA THỐNG NHẤT ........................................................................ 27 4.1. Tổng quan về Công ty Vinamilk ................................................................... 27 4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................... 27 4.1.2. Tầm nhìn – sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Công ty .............................. 29 4.1.3. Chính sách của Công ty đối với người lao động .................................. 29 4.2. Tổng quan về Nhà máy Sữa Thống Nhất ........................................................ 30
- vi 4.3. Thực trạng động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất ........ 31 4.3.1. Chế độ lương thưởng ............................................................................ 31 4.3.2. Công việc .............................................................................................. 31 4.3.3. Sự công nhận của cấp trên .................................................................... 32 4.3.4. Cơ hội phát triển bản thân và nghề nghiệp ........................................... 33 4.3.5. Mối quan hệ với cấp trên ...................................................................... 33 4.3.6. Danh tiếng và sự phát triển của Công ty .............................................. 34 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN NHÀ MÁY SỮA THỐNG NHẤT .................................................................................................................................. 35 5.1. Thông tin cá nhân của nhân viên được khảo sát .............................................. 35 5.1.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính ..................................................................... 35 5.1.2. Cơ cấu mẫu theo tình trạng hôn nhân ................................................... 35 5.1.3. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi ....................................................................... 36 5.1.4. Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn ........................................................ 37 5.1.5. Cơ cấu mẫu theo thời gian làm việc ..................................................... 37 5.1.6. Cơ cấu mẫu theo vị trí công việc .......................................................... 38 5.1.7. Cơ cấu mẫu theo bộ phận công tác ....................................................... 39 5.1.8. Nhận xét ............................................................................................... 39 5.2. Thống kê mô tả các biến định lượng trong bảng khảo sát ............................... 40 5.3. Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất .................................................................................................................. 40 5.3.1. Chế độ lương thưởng ............................................................................ 41 5.3.2. Bản chất công việc và môi trường làm việc ......................................... 41 5.3.3. Sự công nhận của cấp trên .................................................................... 42 5.3.4. Cơ hội phát triển bản thân và nghề nghiệp ........................................... 42 5.3.5. Mối quan hệ với cấp trên ...................................................................... 43 5.3.6. Danh tiếng và sự phát triển của Công ty............................................... 43
- vii 5.3.7. Phân tích nhân tố các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất ............................................................ 43 5.3.7.1. Kiểm định độ tin cậy Cronback’s Alpha ................................ 43 5.3.7.2. Phân tích EFA ......................................................................... 44 5.4. Động lực làm việc hiện tại của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất ............. 45 5.5. Sự hài lòng hiện tại của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất đối với các yếu tố khảo sát ............................................................................................................ 46 5.5.1. Chế độ lương thưởng ............................................................................ 46 5.5.2. Bản chất công việc và môi trường làm việc ......................................... 47 5.5.3. Cơ hội phát triển bản thân và nghề nghiệp ........................................... 49 5.5.4. Mối quan hệ với cấp trên ...................................................................... 49 5.5.5. Sự công nhận của cấp trên .................................................................... 50 5.5.6. Danh tiếng và sự thành công của Công ty ............................................ 51 5.6. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ............................................................... 51 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ........................................................ 54 6.1. Kết luận ......................................................................................................... 54 6.1.1. Tổng quan về nguồn nhân lực Nhà máy Sữa Thống Nhất ................... 54 6.1.2. Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất ........................................................................................... 55 6.1.3. Động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất .............. 56 6.1.4. Sự hài lòng của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất đối với các yếu tố tác động đến động lực làm việc ............................................................ 57 6.2. Giải pháp giúp gia tăng động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất ................................................................................................... 58 6.2.1. Giải pháp dựa trên yếu tố Lương, thưởng ............................................ 58 6.2.2. Giải pháp dựa trên yếu tố Công việc .................................................... 58 6.2.3. Giải pháp dựa trên yếu tố Sự công nhận............................................... 59 6.2.4. Giải pháp dựa trên yếu tố Cơ hội phát triển bản thân và nghề nghiệp . 60 6.2.5. Giải pháp dựa trên yếu tố Mối quan hệ với cấp trên ............................ 61
- viii 6.2.6. Giải pháp dựa trên yếu tố Danh tiếng và sự phát triển của Công ty ..... 62 6.3. Khuyến nghị đối với các nghiên cứu tiếp theo ............................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 65 PHỤ LỤC ....................................................................................................................
- ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT EFA : Exploratory Factor Analysis - Phương pháp phân tích nhân tố khám phá. ERG: Học thuyết ERG của Alderfer (E: Existence – R: Relatedness – G: Growth) PXSX: Phân xưởng sản xuất QA: Quality Assurance (Bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm) Vinamilk : Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
- x DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Nhóm nhân tố động viên và duy trì của Herzberg ..................................... 10 Bảng 3.1 Các yếu tố khảo sát trong nghiên cứu ........................................................ 16 Bảng 3.2 Các biến quan sát trong sáu nhóm yếu tố .................................................. 23 Bảng 5.1 Phân hạng các nhóm yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất ......................................................................................... 40 Bảng 5.2 Cronbach’s Alpha các nhóm yếu tố ........................................................... 44 Bảng 5.3 Kết quả phân tích EFA .............................................................................. 44 Bảng 5.4 Động lực làm việc hiện tại của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất ...... 45 Bảng 5.5 Mức độ hài lòng hiện tại của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất.......... 48 Bảng 5.6 Bảng tổng kết mô hình ............................................................................... 53 Bảng 5.7 Bảng ANOVA ........................................................................................... 53
- xi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Tháp nhu cầu của Maslow ........................................................................... 8 Hình 2.2 Thuyết Herzberg – Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc ............... 9 Hình 2.3 Mô hình thuyết công bằng ......................................................................... 12 Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 17 Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 22 Hình 4.1 Số lượng lao động tại các bộ phận của Nhà máy Sữa Thống Nhất ........... 30 Hình 5.1 Cơ cấu mẫu theo giới tính .......................................................................... 35 Hình 5.2 Cơ cấu mẫu theo tình trạng hôn nhân ........................................................ 36 Hình 5.3 Cơ cấu mẫu theo độ tuổi ............................................................................ 36 Hình 5.4 Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn ............................................................. 37 Hình 5.5 Cơ cấu mẫu theo thời gian làm việc ........................................................... 38 Hình 5.6 Cơ cấu mẫu theo vị trí công việc ............................................................... 38 Hình 5.7 Cơ cấu mẫu theo bộ phận công tác ............................................................ 39 Hình 6.1 Ảnh hưởng của động lực làm việc môi trường và năng lực của nhân viên lên kết quả thưc hiện công việc của nhân viên ......................................................... 63
- 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của tổ chức, do đó quản lý nguồn nhân lực đóng một vai trò then chốt trong việc gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Một trong những chức năng quan trọng nhất của quản trị nguồn nhân lực là thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, do bản chất tự nhiên của con người rất phức tạp nên quá trình động viên không dễ áp dụng một cách hiệu quả. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu để hiểu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên hơn trước đây. Mặc dù nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiền không phải là yếu tố động viên duy nhất hay hiệu quả nhất nhưng nhiều Công ty lại đang cố gắng dùng tiền làm yếu tố chính thúc đẩy nhân viên. Gần đây, do hậu quả của khủng hoảng tài chính 2008 – 2009, nhiều Công ty và tổ chức lớn nhỏ đã tiến hành giảm chi phí thông qua việc cắt giảm lương và thưởng của nhân viên. Câu hỏi đặt ra là có những cách nào khác để thúc đẩy nhân viên có hiệu quả tương đương với tiền nhưng có chi phí thấp hơn. Tại các doanh nghiệp Việt Nam, quản trị nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Các chính sách động viên, thúc đẩy nhân viên chưa được chú trọng đúng mức hoặc thực hiện chưa hiệu quả làm cho hiệu quả công việc của người lao động giảm và người lao động ít gắn bó với doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến việc triển khai và thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Trong số các doanh nghiệp Việt Nam, Vinamilk nổi lên là doanh nghiệp tiêu biểu cho sự phát triển. Với mục tiêu trở thành một trong 10 Công ty sữa hàng đầu thế giới, vấn đề nguồn nhân lực ngày càng được quan tâm và chú trọng. Vinamilk hiện có 15 Nhà máy trong và ngoài nước. Trong đó Nhà máy Sữa Thống Nhất là một trong những Nhà máy đầu tiên góp phần quan trọng vào sự phát triển của Công ty.
- 2 Sự thành công của Vinamilk có nhiều yếu tố mang lại, một trong những yếu tố đó là sự năng động, trí tuệ và nhiệt huyết của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như công nhân viên của Công ty. Với sự hội nhập toàn cầu và định hướng phát triển thành một trong top 10 Công ty sữa hàng đầu thế giới đã đặt lên Vinamilk một thách thức rất lớn. Để thực hiện được mục tiêu đó thì nguồn nhân lực là một trong những yếu tố then chốt nhất, quyết định sự thành công của Công ty. Chính vì vậy vai trò của sự thúc đẩy, tạo động lực làm việc cho nhân viên là điều hết sức quan trọng. Xuất phát từ tầm quan trọng của quá trình động viên lên hiệu quả hoạt động của tổ chức, đề tài được thực hiện nhằm mang lại cái nhìn rõ ràng và chính xác hơn về thực trạng động lực của nhân viên đang làm việc tại một trong những Nhà máy sản xuất của Vinamilk, qua đó đề ra những giải pháp giúp gia tăng động lực làm việc của nhân viên, góp phần vào sự thành công và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nhận diện và đánh giá các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất. - Đề ra các giải pháp để gia tăng động lực làm việc cho nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng động lực của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất như thế nào? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất? - Làm cách nào để gia tăng động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất?
- 3 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố. - Phạm vi nghiên cứu: khảo sát trên tất cả các bộ phận (Hành chánh nhân sự, Sản xuất, QA, Cơ điện-kỹ thuật, Kho, Kế toán) ở tất cả các cấp (cán bộ quản lý, tổ trưởng và nhân viên). Thời gian khảo sát: từ tháng 6/2017 đến tháng 7/2017. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp định tính (phỏng vấn chuyên gia) và phương pháp định lượng, sử dụng thang đo để nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phát bảng câu hỏi trực tiếp cho nhân viên. Sử dụng thang đo Likert 5. Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết trong mô hình. Thu thập dữ liệu được thực hiện qua ba bước: - Bước 1: Thực hiện phỏng vấn chuyên gia để lựa chọn các yếu tố tác động đến động lực làm việc phù hợp với thực trạng của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất. - Bước 2: Lập bảng khảo sát và lấy dữ liệu 10 mẫu. Điều chỉnh lại bảng câu hỏi từ kết quả phản hồi. - Bước 3: Phát bảng câu hỏi chính thức và thu thập dữ liệu. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: số liệu sau khi khảo sát sẽ được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS: - Thống kê mô tả dữ liệu - Phân tích Cronbach’s Alpha và EFA để đánh giá độ tin cậy thang đo. - Phân tích hồi quy để xác định mức độ tác động của các nhân tố khảo sát đến đông lực làm việc của nhân viên. - Kiểm định Independent - Sample T Test và ANOVA để xác định ảnh hưởng của giới tính, tình trạng hôn nhân, độ tuổi, trình độ học vấn, thời gian làm
- 4 việc, vị trí công việc và bộ phận công tác đến động lực làm việc của nhân viên. 1.6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu giúp nhận diện và đánh giá các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại Nhà máy Sữa Thống Nhất, qua đó giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn về thực trạng động lực làm việc nhân viên của mình, từ đó đưa ra được các giải pháp giúp tăng động lực làm việc của nhân viên. 1.7 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu được chia thành 6 chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Mở đầu, giới thiệu những nội dung chính của đề tài nghiên cứu như tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về động lực làm việc của nhân viên tại doanh nghiệp. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến động lực làm việc của nhân viên. - Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 3 trình bày các yếu tố trong mô hình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng. - Chương 4: Thực trạng động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất. Chương 4 trình bày tổng quan về Nhà máy Sữa Thống Nhất và thực trạng động lực làm việc hiện tại của nhân viên tại Nhà máy. - Chương 5: Kết quả phân tích các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất. Chương 5 trình bày kết quả phân tích các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất.
- 5 - Chương 6: Kết luận và giải pháp, trình bày các kết luận của nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giúp gia tăng động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất và kiến nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo. TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 Chương 1 thể hiện các nội dung chính của đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động lên động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất; trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và những đóng góp của đề tài. Đây là chương quan trọng giúp định hình toàn bộ nghiên cứu.
- 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI DOANH NGHIỆP 2.1. KHÁI NIỆM ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là “Tại sao nhà quản lý cần phải động viên nhân viên?” (Herzberg 1959). Theo Smith (1994), nhà quản lý cần thúc đẩy nhân viên vì sự sống còn của tổ chức. Amabile (1993) bổ sung nhận định trên rằng nhà quản lý và người đứng đầu tổ chức cần học cách để hiểu và động viên nhân viên một cách hiệu quả vì nhân viên có động lực sẽ giúp mang lại sự thành công cho Công ty. Amabile cũng cho rằng những nhân viên không có động lực thường chỉ dành một ít thời gian cho công việc hoặc né tránh công việc dẫn đến chất lượng công việc kém. Tuy nhiên nếu quá trình động viên hiệu quả thì hoạt động của tổ chức sẽ thay đổi nhanh chóng. Thuật ngữ “động viên” (motivation) được nêu ra vào những năm 1880, có nghĩa là “điều thúc đẩy một người hành động“. Sau đó Kreitner (1995) định nghĩa động viên là “quá trình tâm lý mang lại ý định và sự định hướng hành vi”; hay “một khuynh hướng cư xử có mục đích để đạt được những nhu cầu chưa được đáp ứng (Bedeian 1993 và Lindner 1995); “sự thúc đẩy bên trong để thỏa mãn một nhu cầu chưa được đáp ứng” (Higgins 1994) và “sự quyết tâm để đạt được” (Bedeian 1993). Lin (2007) đã định nghĩa “động lực là điều khiến con người lựa chọn một công việc, gắn kết và cố gắng nỗ lực vì công việc đó” (Motivation is the force that makes people chooses a particular job, stay with that job and work hard in that job). Động lực cũng có thể được định nghĩa là “điều bên trong con người, thúc đẩy họ hành động để thỏa mãn mong đợi nào đó (Mullins 2007). Do bản chất của con người khác nhau nên mỗi người có những động lực khác nhau. Chính vì tầm quan trọng của quá trình động viên, nhà quản trị cần phải hiểu điều gì thúc đẩy nhân viên của mình. Động viên giúp tạo ra động lực, sự hăng hái, nhiệt tình, trách nhiệm từ đó làm tăng hiệu quả công việc của nhân viên, giúp tổ chức đạt được những mục tiêu mong muốn.
- 7 Một vài học thuyết về động lực đã được đưa ra nhằm nhận diện những động cơ thúc đẩy con người làm việc. 2.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC Động viên là chủ đề được nghiên cứu rộng rãi từ những năm đầu thế kỷ 20 cho đến nay. Mặc dù đã có nhiều học thuyết được phát triển nhưng các yếu tố động viên nhân viên vẫn là một chủ đề còn nhiều tranh luận. Các lý thuyết động viên có thể được chia thành 2 nhóm: nhóm các lý thuyết dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu (content theories) và nhóm các lý thuyết dựa trên quá trình (process theories). 2.2.1. Các lý thuyết dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu Các lý thuyết này tập trung vào điều gì thúc đẩy con người. Họ cho rằng con người có những nhóm mục tiêu và nhu cầu giống nhau. Đại diện cho lý thuyết này là học thuyết của Maslow, Herzberg và Alderfer. 2.2.1.1. Thuyết Maslow Thuyết Maslow (1943) được gọi là lý thuyết về hệ thống cấp bậc nhu cầu của con người. Theo Maslow thì con người làm việc để thỏa mãn nhu cầu của chính họ. Các nhu cầu được chia thành 5 loại và được sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao (gồm nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện). Theo quan điểm của Maslow, trình tự thỏa mãn nhu cầu đi từ thấp đến cao. Khi nhu cầu đầu tiên (nhu cầu sinh lý) được thỏa mãn thì nó sẽ không còn tính chất động viên nữa mà lúc đó nhu cầu cao hơn sẽ xuất hiện. Theo đó nhu cầu cao hơn chỉ xuất hiện khi nhu cầu thấp hơn được thỏa mãn. Maslow đã chia năm loại nhu cầu trên thành 2 nhóm là: nhu cầu bậc thấp và nhu cầu bậc cao (Hình 2.1). Nhu cầu bậc thấp gồm những nhu cầu cơ bản như nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn và nhu cầu xã hội. Nhu cầu bậc thấp có giới hạn và được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài. Một khi nhu cầu bậc thấp được thỏa mãn thì con người sẽ được thúc đẩy bởi các nhu cầu cao hơn (gọi là nhu cầu bậc cao) gồm nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện. Nhu cầu bậc cao được thỏa mãn chủ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 444 | 118
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 373 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 273 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 281 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 281 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 242 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 243 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 171 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 210 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 145 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn