Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 13
download
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng hoạt động, làm rõ thực trạng và phân tích hoạt động tín dụng tại NHCSXH Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh để đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
- LỜI CAM ĐOAN Được sự giúp đỡ của TS. Trần Văn Lâm, Bí thư Thành ủy Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và sự nghiên cứu của bản thân. Tôi xin cam đoan luận văn“Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” này là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu nêu trong luận văn được thu thập từ nguồn thực tế, có nguồn gốc rõ ràng, được công bố trên các báo cáo của các cơ quan nhà nước; được đăng tải trên các tạp chí, báo chí, các website hợp pháp. Những thông tin và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn. Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, thực tế và đảm bảo tuân thủ các quy định về quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. Quảng Ninh, ngày 28 tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Mạnh Cường
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Trần Văn Lâm, Bí thư Thành ủy Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, người đã hướng dẫn tôi hết sức tận tâm, nhiệt tình, khoa học để tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ này. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo của Trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là các Thầy cô trong khoa sau Đại học đã giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, những người đã quan tâm, sát cánh bên cạnh và ủng hộ tôi là động lực cho tôi hoàn thành luận văn này một cách thuận lợi. Quảng Ninh, ngày 28 tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Mạnh Cường
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT HSSV Học sinh, sinh viên NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách Nhà nước NSTW Ngân sách trung ương TDCS Tín dụng chính sách TK&VV Tiết kiệm và vay vốn XĐGN Xóa đói giảm nghèo
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 2.1. Cơ cầu nguồn vốn của NHCSXH Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Bảng 2.2. Dư nợ TDCS tại NHCSXH Thành phố Uông Bí Bảng 2.3. Vòng quay vốn tin dung tai NHCSXH Thành ph ́ ̣ ̣ ố Uông Bí Bảng 2.4. Nợ quá hạn của NHCSXH Thành phố Uông Bí giai đoạn 20132017 Bảng 2.5. Kết quả đạt được từ hoạt động TDCS Biểu 2.1. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn TDCS Thành phố Uông Bí Biểu 2.2. Tỷ trọng nguồn vốn cân đối nhận từ Trung ương Biểu 2.3. Tỷ trọng vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất Biểu 2.4. Tỷ trọng đối tượng vay vốn
- Biểu 2.5. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức NHCSXH Thành phố Uông Bí TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và giải quyết các vấn đề còn tồn tại và bất cập trong lĩnh vực quản lý hoạt động TDCS tại Thành phố Uông Bí, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHCSXHThành phố Uông Bi, tỉnh Quảng Ninh.” là đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.Mục tiêu nghiên cứu hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động TDCS tại NHCSXH. Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của NHCSXHThành phố Uông Bí tỉnh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 20132017, để từ đó đề xuất giải pháp, cơ chế chính sách phù hợp.Để đánh giá chất lượngTDCS cuả NHCSXH tác giả phân tích nhóm Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế bao gồm Nợ
- quá hạn, nợ bị chiếm dụng, tỷ lệ thu lãi, Lãi tồn đọng… Qua nghiên cứu những vấn đề về lý luận khoa học kết hợp với thực tiễn, luận văn đã nêu được một số vấn đề: hệ thống hóa lý luận về hoạt động TDCS, vai trò, sự cần thiết nâng cao chất lượng hoạt động TDCS cua NHCSXH. Lu ̉ ận văn cũng nêu khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng nghèo đói và việc làm của Thành phố, phân tích đánh giá thực trạng các chương trình hoạt động TDCS đang thực hiện tại NHCSXHThành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh trong 05 qua, để từ đó rút ra những mặt ưu điểm, hạn chế, tồn tại, nguyên nhân của hạn chế, tồn tại. Trên cơ sở định hướng hoạt động của NHCSXH Việt Nam cũng như của NHCSXHThành phố Uông Bí Quảng Ninh, tác giả đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TDCS trong thời gian tới, góp phần thực hiện thành công Chương trình giảm nghèo bền vững, tạo việc làm và ổn định an sinh xã hội giai đoạn 2018 2020 của tỉnh Quảng Ninh.
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta không ngừng nỗ lực phát triển kinh tế, chăm lo nuôi dưỡng sức dân, thu hẹp diện đói nghèo, xóa dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải ra sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; Nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi” và “Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy thì cũng không thực hiện được”. Từ Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa VII Đảng ta đã đề ra chủ trương xóa đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của công cuộc xóa đói giảm nghèo (XĐGN) đã xác định phải đưa hộ đói nghèo thoát khỏi tình trạng túng thiếu hiện nay và sớm hòa nhập với sự phát triển chung của đất nước. Để đạt được mục tiêu trên ngoài việc cố gắng tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế gia đình, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp người nghèo hiểu và biết cách kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Chính phủ còn tăng cường chủ trương tiếp cận tín dụng người nghèo nhằm khai thác mọi nguồn vốn và biết sử dụng đồng vốn có hiệu quả để phát triển kinh tế, XĐGN tiến tới cuộc sống ngày càng giàu có hơn. Thực hiện chủ trương này Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) và các tổ chức tín dụng khác như quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... đã và đang nỗ lực rất lớn trong việc thực hiện cơ chế cho vay, nhất là thủ tục vay vốn ngày càng đơn giản để người nghèo dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận với đồng vốn hơn. Từ thực tiễn hoạt động XĐGN của nước ta trong thời gian qua cho thấy TDCS có mối liên hệ mật thiết với việc 7
- giảm tỷ lệ nghèo đói, hỗ trợ phát triển kinh tế vùng nông thôn. Việc cung cấp nguồn vốn cho các đối tượng chính sách thông qua hình thức tín dụng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với hình thức cấp phát, tài trợ cho không. Chính vì vậy hoạt động tín dụng của NHCSXH đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là công cụ quan trọng để thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Tại Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh việc xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và hỗ trợ các đối tượng chính sách vươn lên làm giàu rất được NHCSXH và chính quyền địa phương quan tâm, chính vì vậy mà kinh tế của các hộ gia đình chính sách ngày càng phát triển, đóng góp chung vào công cuộc làm giàu cho quê hương, đất nước. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng tại NHCSXHThành phố Uông Bí vẫn còn nhiều tồn đọng cần được khắc phục như: hạn chế về nguồn vốn huy động, nguồn vốn dùng để cấp tín dụng vẫn chủ yếu được bổ sung từ nguồn NSNN, bao gồm cả NSTW và NSĐP. Điều này làm gia tăng gánh nặng cho NSNN trong khi NSNN thì hạn hẹp, nợ công ngày càng cao. Việc xã hội hóa nguồn vốn, tìm kiếm nguồn vốn lãi suất thấp cho vay là một thách thức đặt ra đối với ngân hàng. Ngoài ra, NHCSXH còn gặp các vấn để rủi ro trong hoạt động cho vay, quy mô cho vay còn nhỏ, điều kiện và thủ tục cho vay cònrườm rà, việc kiểm soát nguồn vốn cho vay còn thiếu chặt chẽ khiến các đối tượng vay vốn sử dụng nguồn vốn vay chưa hiệu quả, làm phát sinh nợ xấu cho ngân hàng. Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong lĩnh vực nâng cao chất lượng hoạt động TDCS tại Thành phố Uông Bí, học viên đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHCSXHThành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” là đề tài luận văn thạc sĩ của mình với hy vọng sẽ đóng góp được những giải pháp hữu ích đối với việc quản lý hoạt động TDCS của địa phương. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài 8
- Ở Việt Nam ngân hàng Chính sách xã hội được nhà nước thành lập với mục đích hoạt động hướng đến các đối tượng là những người nghèo, có điều kiện khó khăn không đủ điều kiện vay vốn của các ngân hàng thương mại để đáp ứng cho các nhu cầu phục vụ cho đời sống, cho sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn vốn hoạt động của NHCSXH chủ yếu được cấp từ NSTW và NSĐP. Về hoạt động của NHCSXH đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả và trên nhiều khía cạnh khác nhau như: Hà Thị Hạnh (2003) với đề tài “Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của NHCSXH” tập trung vào giải quyết các vấn đề tổ chức hoàn thiện hoạt động của NHCSXH. Trương Thị Hoài Linh (2004) trong luận văn “Mở rộng cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam” tập trung vào hoạt động tín dụng của cả hệ thống NHCSXH, luận văn “Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn của NHCSXH” của Th.s. Lê Huy Du (2004) tập trung vào hoạt động huy động vốn, chủ yếu là tiết kiệm đối với ngân hàng. Khi nghiên cứu về chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thì đã có rất nhiều tác giả như: Nguyễn Thị Thu Đông (2012) trong luận án tiến sĩ “Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Nguyễn Văn Tuấn (2015) với luận án tiến sĩ “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”. Hà Thị Mai Anh (2015) với nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” đã đi sâu nghiên cứu về chất lượng tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, đưa ra các mô hình nghiên cứu định lượng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại, tuy nhiên khi đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại thì có nhiều điểm khác biệt so với đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng Chính sách xã hội vì hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại thông thường mang mục đích lợi nhuận, khi xem xét chất lượng tín dụng thì thường đứng trên quan điểm của ngân 9
- hàng. Còn hoạt động tín dụng của NHCSXH thì không mang tính lợi nhuận mà mục tiêu chủ yếu đó là thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của Chính Phủ. Vì vậy khi đánh giá chất lượng tín dụng của NHCSXH cũng cần có các bộ tiêu chí đánh giá phù hợp. Chính vì thế khi nghiên cứu về chất lượng tín dụng của NHCSXH cũng đã có nhiều tác giả tiêu biểu như: Tống Thị Mai Loan (2006) trong nghiên cứu “Rủi ro tín dụng trong cho vay ở ngân hàng Chính sách xã hội. Thực trạng và giải pháp quản lý” đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề rủi ro trong cho vay, nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu, qua đó đưa ra các giải pháp mang tính quản trị nhằm hạn chế các rủi ro tín dụng đối với nguồn vốn ưu đãi. Đỗ Thanh Hiền (2007) với đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội” tập trung phân tích chất lượng tín dụng cho hộ nghèo ở thành phố Hà Nội chưa đánh giá được đẩy đủ, tổng thể công tác cấp tín dụng cho hộ nghèo. Luận văn “Hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội” tập trung phân tích và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH Hà Nội trên phương diện kinh tế và xã hội nhưng chủ yếu là dựa trên khía cạnh ngân hàng mà chưa đánh giá hiệu quả xã hội tổng thể. Một số tác giả khác lại nghiên cứu về hiệu quả hoạt động tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH như Nguyễn Thanh Tuấn (2015), Cẩm Hà Tú (2015). Nghiên cứu về tín dụng đối với hộ nghèo thì có các công trình của tác giả Lâm Quân (2015) với đề tài “Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An”, Vũ Văn Đức (2015) với đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Tân Lạc, Hòa Bình”. Những đề tài này đã tập trung làm rõ các yếu tố về chất lượng tín dụng chính sách và vai trò của tín dụng đối với người nghèo tại các địa phương cụ thể và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp với điều kiện của từng địa phương cụ thể. Có thể nhận thấy rằng mỗi địa phương khác nhau với vị trí địa lý và tình hình kinh tế xã hội 10
- khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội của địa phương đó, trên địa bàn thành phố Uông Bí với đặc thù là một địa phương phát triển mạnh về kinh tế đặc biệt là về phát triển dịch vụ du lịch, vì vậy hoạt động tín dụng của NHCSXH có những điểm khác biệt. Mặt khác chưa có đề tài nào đánh giá một cách tổng thể về chất lượng tín dụng tại NHCSXH thành phố Uông Bí. Kế thừa những kết quả đạt được trong các nghiên cứu trước đó, trong đề tài nghiên cứu này tác giả sẽ đi sâu phân tích chất lượng tín dụng chính sách của NHCSXH thành phố Uông Bí dựa trên quan điểm của tác giả là chất lượng tín dụng trong mối quan hệ với ngân hàng, trong mối quan hệ với khách hàng và trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của chính phủ. 3. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng hoạt động, làm rõ thực trạng và phân tích hoạt động tín dụng tại NHCSXHThành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh để đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. 3.2. Câu hỏi nghiên cứu Việc nghiên cứu luận văn nhằm trả lời các câu hỏi sau: Chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng được thể hiện qua hoạt động tín dụng của NHCSXHThành phố Uông Bí như thế nào? Cần những giải pháp nào để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHCSXHThành phố Uông Bí. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXHThành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh 11
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung:Hoạt động tín dụng của NHCSXH bao gồm hoạt động huy động vốn và 12 chương trình cho vay, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ xem xét hoạt động tín dụng chủ yếu dưới góc độ hoạt động cho vay. Cụ thể cho vay đối với các chương trình: cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay giải quyết việc làm, đề tài tập trung nâng cao chất lượng của các hoạt động này. Về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Về thời gian: đề tài sử dụng dữ liệu trong phạm vi từ năm 2013 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn dữ liệu phân tích trong luận văn Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các thông tin công bố chính thức của NHCSXHThành phố Uông Bí, các ngành, các cấp địa phương Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và của Chính phủ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động TDCS, đề tài đã sử ụng các phương pháp nghiên cứu như: Thống kê, mô tả; phân tích, tổng hợp; so sánh đánh giá… để thực hiện các nội dung nghiên cứu qua đó đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các lý luận về nâng cao chất lượng hoạt động TDCS, qua đó cung cấp cho người đọc và các cơ sở đào tạo thêm một cách nhìn mới về vấn đề này.Nghiên cứu thực trạng nâng cao chất lượng hoạt 12
- động tín dụng tại NHCSXH Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninhqua đó rút ra được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất đươc các giải pháp hiệu quả nhằm giúp NHCSXH Thành phố Uông Bí mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động TDCS của mình. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục thì luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về TDCS và chất lượng TDCS Chương 2: Thực trạng hoạt động TDCS tại NHCSXH Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng TDCS tại NHCSXH Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH VÀ CHÂT LƯỢNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH 1.1. Cơ sở lý luận chung về tín dụng chính sách 1.1.1. Khái niệm tín dụng và tín dụng chính sách 1.1.1.1. Tín dụng Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả.Như vậy tín dụng là “Phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Trong quan hệ này người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho người đi vay trong thời gian nhất định, khi tới hạn trả nợ người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc giá trị hàng hóa đã vay, kèm theo một khoản lãi”. Tín dụng là một phạm trù của nền kinh tế hàng hóa, có quá trình ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa không những nhằm 13
- thỏa mãn nhu cầu điều hòa vốn trong xã hội mà còn là một tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gần đây tín dụng xem như là một công cụ quan trọng trong việc giảm nghèo. Với những khái niệm trên đây cho thấy tín dụng có ba tính chất quan trọng: (1) Tín dụng thể hiện sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền hoặc là tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng. (2) Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và được hoàn trả. (3) Giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng. Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa một bên là ngân hàng với tất cả các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế trên nguyên tắc có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định.Nó không phải là quan hệ dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi thừa vốn tạm thời đến nơi thiếu vốn tạm thời, mà là quan hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức tài chính trung gian đó là ngân hàng. Tín dụng ngân hàng có thể mở rộng cho mọi đối tượng trong xã hội, nó có thể xâm nhập vào các ngành, với nhiều loại hình và quy mô hoạt động lớn, vừa và nhỏ, không những xâm nhập vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà còn xâm nhập vào nhiều lĩnh vực như dịch vụ, đời sống. Tín dụng ngân hàng có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội. 1.1.1.2. Tín dụng chính sách Tại Nghị quyết số 05NQ/HNTW, ngày 10/6/1993 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VII), “về việc tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn”, Đảng ta chủ trương có chế độ tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ chính sách, vùng nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng căn cứ cách mạng; mở rộng hình thức cho vay thông qua tín chấp đối với các hộ nghèo… Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng và Chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 14
- 525/QĐTTg “về việc thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo”, đặt trong ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, để cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất. Sau đó để triển khai luật các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại ngân hàng nhà nước đã tách ngân hàng phục vụ người nghèo ra khỏi Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, thành lập NHCSXH. Như vậy có thể thấy rằng bản chất hoạt động tín dụng tại NHCSXH là tín dụng ưu đãi hay TDCS. Nghị định số 78/2002/NĐCP ngày 04/10/2002 của Chính phủ“về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác” có đưa ra khái niệm về Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác “là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo, ổn định xã hội”. Căn cứ vào nghị định số 78/2002/NĐCP, NHCSXH đã ban hành rất nhiều văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng cho nhiều đối tượng khác nhau nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ như: Quyết định số 157/2007/QĐTTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng chính phủ về tín dụng học sinh sinh viên (HSSV), Quyết định số 31/2007/QĐTTG ngày 05/3/2007 về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh ở vùng khó khăn, Quyết định số 15/2013/QĐ TTg ngày 23/02/2013 về tín dụng đối với hộ cận nghèo, Quyết định số 28/2015/QĐ TTg ngày 21/7/2015 về tín dụng cho hộ mới thoát nghèo…. Hiện nay NHCSXH đang thực hiện cho vay đối với 8 đối tượng khác nhau,đó là:Hộ nghèo; Hộ cận nghèo; Hộ mới thoát nghèo; Học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn; Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm; Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; Các tổ chức kinh tế và hộ 15
- sản xuất kinh doanh tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135; Các đối tượng khác khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản về tín dụng chính sách Một là,đây là kênh tín dụng không vì mục tiêu lợi nhuận; mục tiêu của tín dụng ngân hàng chính sách là nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu XĐGN, ổn định kinh tế chính trị và bảo đảm an sinh xã hội. Hai là, đối tượng vay vốn tín dụng tại NHCSXH chủ yếu là người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chỉ định của Chính phủ. Ngoại trừ một số dự án quốc tế để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, dự án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn có đối cả đối tượng vay vốn không phải là đối tượng chính sách. Ba là, nguồn vốn để cho vay tại NHCSXH chủ yếu là vốn của Nhà nước, tức là nguồn vốn từ Ngân sách và có nguồn gốc từ NSNN. Nguồn vốn huy động từ bên ngoài thông qua các hình thức gửi tiết kiệm theo lãi suất thị trường của dân cư, tổ chức kinh tế chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Bốn là, người nghèo và các đối tượng chính sách khác khi vay vốn được ưu đãi về lãi suất cho vay, điều kiện vay vốn (hầu hết các chương trình cho vay không phải thế chấp tài sản), thủ tục cho vay và cách tiếp cận với nguồn vốn TDCS xã hội. Năm là, mức cho vay của tín dụng NHCSXH thường nhỏ dưới 50 triệu và không yêu cầu người vay có tài sản thế chấp. Sáu là, phương thức cho vay được xã hội hóa thông qua hình thức tổ tiết kiệm vay vốn hay cho vay thông qua các tổ chức xã hội như hội Người mù, hội Cựu chiến binh, hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên. 1.1.3. Vai trò của tín dụng chính sách Hoạt động tín dụng của NHCSXH mang đầy đủ vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại như: huy động, tập trung vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đáp 16
- ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục, tạo công ăn việc làm góp phần nâng cao đời sống của dân cư và ổn định trật tự xã hội. Thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Tuy nhiên, tín dụng tại NHCSXH có đặc trưng là tín dụng ưu đãi và nó được ra đời bắt nguồn từ mục đích góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trươngchính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực cũng như đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tếxã hội vì thế mà nó cũng có những vai trò hết sức to lớn: Thứ nhất, hoạt động TDCS cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế trong xã hội. Nhờ đó mà các chủ thể này có thể nâng cao đời sống vật chất thúc đẩy phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội. Một hệ thống các hình thức hoạt động TDCS đa dạng không những thỏa mãn nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế mà còn làm cho sự tiếp cận các hoạt động TDCS trở nên dễ dàng, tiết kiệm chi phí giao dịch và giảm bớt các chi phí nguồn vốn cho các chủ thể kinh doanh. Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các hình thức hoạt động TDCS sẽ tạo sự chủ động cho các cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh khi nó không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tự có của bản thân. Thứ hai, TDCS xã hội là một kênh chuyển tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế (bao gồm ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm). Việc đảm bảo đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô hài hòa phụ thuộc một phần vào khối lượng và cơ cấu hoạt động TDCS xét cả về mặt thời hạn cũng như đối tượng hoạt động TDCS. Vấn đề này, đến lượt nó, lại phụ thuộc vào các điều kiện hoạt động TDCS như lãi suất, điều kiện vay yêu cầu thế chấp, cầm cố và chủ trương mở rộng hoạt động TDCS được quy định trong chính sách hoạt động TDCS từng thời kỳ. Như vậy thông qua việc thay đổi, điều chỉnh các điều 17
- kiện hoạt động TDCS, Nhà nước có thể thay đổi quy mô hoạt động TDCS hoặc chuyển hướng vận động của hoạt động TDCS, nhờ đó mà ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế cả về quy mô cũng như kết cấu. Sự thay đổi của tổng cầu dưới dạng tác động của chính sách hoạt động TDCS sẽ tác động ngược lại với tổng cung và các điều kiện sản xuất khác. Điểm cân bằng cuối cùng giữa tổng cung và tổng cầu dưới tác động của chính sách hoạt động TDCS sẽ cho phép đạt được các mục tiêu vĩ mô cần thiết. Thứ ba, TDCS là một trong các công cụ thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ. Các chính sách xã hội, về mặt bản chất được đáp ứng bằng nguồn tài trợ không hoàn lại từ NSNN hoặc một số tổ chức phi chính phủ. Song phương thức tài trợ không hoàn lại thường bị hạn chế về quy mô và thiếu hiệu quả. Để khắc phục hạn chế này, phương thức tài trợ không hoàn lại có xu hướng thay thế bởi phương thức tài trợ có hoàn lại của hoạt động TDCS nhằm duy trì nguồn cung cấp tài chính và có điều kiện mở rộng quy mô hoạt động TDCS. Thông qua phương thức tài trợ này, các mục tiêu chính sách được đáp ứng một cách chủ động và hiệu quả hơn. Khi các đối tượng chính sách buộc phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo hoàn trả đúng thời hạn thì kỹ năng lao động của họ cũng sẽ được cải thiện từng bước. Đây là sự bảo đảm chắc chắn cho sự ổn định tài chính của các đối tượng chính sách và từng bước làm cho họ có thể tồn tại độc lập với nguồn tài trợ. Đó chính là mục đích của việc sử dụng phương thức tài trợ các mục tiêu chính sách bằng con đường hoạt động TDCS vĩ mô. Thứ tư, hoạt động TDCS góp phần làm cho chính sách của Chính phủ được thực hiện thành công. Hoạt động TDCS tạo sự phát triển kinh tế đúng hướng và ổn định xã hội, góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ cho vay nặng lãi ở nông thôn. Hoạt động TDCS góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới. 18
- 1.2. Chất lượng tín dụng chính sách và các yếu tố ảnh hưởng 1.2.1. Chất lượng tín dụng ngân hàng Khi nghiên cứu về chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại có nhiều cách tiếp cận của nhiều nhà khoa học khác nhau. Theo giả Nguyễn Thị Thu Đông (2012), hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại có thể coi là hoạt động dịch vụ, cũng như các sản phẩm dịch vụ khác khi đánh giá chất lượng thì có rất nhiều tiêu chí để đánh giá như: Sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng: đây là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng, khi khách hàng hài lòng với dịch vụ của ngân hàng thì sẽ tiếp tục sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và sẽ gắn bó lâu dài với ngân hàng. Sự hoàn hảo của dịch vụ: nó được hiểu là việc giảm thiểu các sai sót trong giao dịch với khách hàng và rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Quy mô và tỉ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngân hàng không ngừng tăng lên. Một số các chỉ tiêu khác như mức độ cạnh tranh, thị phần của từng loại dịch vụ không ngừng tăng lên sẽ gia tăng uy tín cho ngân hàng. Với những nhận định như vậy thì tác giả Nguyễn Thị Thu Đông đưa ra quan điểm về chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại như sau “Chất lượng tín dụng là mức độ các ngân hàng thực hiện các hoạt động tín dụng đáp ứng vốn cho sự phát triển kinh tế của đất nước và đạt được những mục tiêu đề ra về quy mô, an toàn, sinh lời phù hợp với quy định pháp luật hiện hành trong nước và thông lệ quốc tế hay chất lượng tín dụng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Chất lượng tín dụng thể hiện năng lực quản lý hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hạn chế rủi ro nhằm đảm bảo an toàn về vốn và khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại” 19
- Dựa vào lợi ích các bên tham gia trong quan hệ tín dụng,có thể xem xét khái niệm chất lượng tín dụng trên ba khía cạnh: Đối với khách hàng: Tín dụng phát ra phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất, kỳ hạn nợ hợp lý, thủ tục giản đơn thu hút được khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. Đối với NHTM: Phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng, đảm bảo được nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi của tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong quá trình hoạt động, mang lại lợi nhuận và đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng. 1.2.2. Chất lượng tín dụng chính sách Về bản chất, hoạt động tín dụng của NHCSXH giống với hoạt động tín dụngcủa NHTM đều dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định nhưng mục đích cấp các khoản tín dụng có sự khác nhau. NHCSXH cấp tín dụng không vì mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng mà nhằm mục tiêu thực hiện tốt nhất các chương trình xã hội của Chính phủ về xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội, tất nhiên khách hàng vay vốn vẫn cần phải hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn nhằm bảo toàn và gia tăng nguồn vốn cho NHCSXH hạn chế tình trạng NSNN phải cấp bù vốn cho hoạt động của NHCSXH. Vì vậy, khi xem xét chất lượng tín dụng tại NHCSXH thì tác giả xem xét trên các góc độ khác nhau, cụ thể là: Đối với NHCSXH: hoạt động tín dụng phải đảm bảo có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.Cần nhìn nhận một cách sâu sắc rằng NHCSXH cũng là một ngân hàng một tổ chức tín dụng của nhà nước nhằm tạo ra một kênh tín dụng ưu đãi một phần lãi suất và các điều kiện tín dụng khác để hỗ trợ các hộ nghèo, hộ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 440 | 118
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 372 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 271 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 278 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 298 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 309 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 262 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 278 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 239 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần In sách giáo khoa Hòa Phát
26 p | 188 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty công nghiệp nhựa Chinhuei trong điều kiện áp dụng mô hình capacity của Cam-I
26 p | 198 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 236 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 169 | 31
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty dược TW III
14 p | 208 | 30
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 142 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 163 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p | 137 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn