intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí Miền Trung I và II

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

80
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Phân tích tính khả thi của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí Miền Trung I và II" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ cơ sở đầu tư dự án, khảo sát thực trạng, từ đó phân tích các yếu tố, đặc biệt là kinh tế - tài chính để phân tích tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí Miền Trung I và II, đưa ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro nâng cao tính khả thi của Dự án, làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích tính khả thi của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí Miền Trung I và II

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGОẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY ĐIỆN KHÍ MIỀN TRUNG I VÀ II Ngành: Quản trị kinh doanh NGUYỄN THÀNH LÊ Hà Nội - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGОẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY ĐIỆN KHÍ MIỀN TRUNG I VÀ II Ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Nguyễn Thành Lê Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trọng Hải Hà Nội - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan rằng: Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh này do chính Tác giả nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu sử dụng trong Luận văn này hoàn toàn trung thực, chính xác và có căn cứ. Lập luận, phân tích, đánh giá, kiến nghị được đưa ra dựa trên quan điểm cá nhân, sự nghiên cứu và kinh nghiệm của Tác giả Luận văn. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nhận xét đưa ra trong Luận văn. Tác giả Luận văn Nguyễn Thành Lê
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, Tác giả đã luôn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của các Thầy/Cô giáo, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, Tác giả xin được gửi tới Thầy/Cô trường Đại học Ngoại Thương lời cảm ơn chân thành nhất. Để hoàn thiện bài Luận văn này, Tác giả xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hải - người đã định hướng, trực tiếp dẫn dắt và cố vấn cho Tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và đồng nghiệp tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - nơi Tác giả hiện đang công tác, đã hết sức tạo điều kiện và tận tâm giúp đỡ Tác giả hoàn thiện bài Luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Luận văn Nguyễn Thành Lê
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................... x PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ........................................................................................ 7 Tổng quan về đầu tư ...................................................................................... 7 Khái niệm về đầu tư ................................................................................. 7 Phân loại đầu tư ........................................................................................ 8 Tổng quan về Dự án đầu tư xây dựng ....................................................... 10 Khái niệm về Dự án đầu tư xây dựng .................................................... 10 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng ..................................................... 11 Phân loại dự án đầu tư xây dựng ............................................................ 12 Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng ............................................ 13 Phân tích tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng ................................... 16 Phân tích tính pháp lý ............................................................................. 17 Phân tích tình hình kinh tế - xã hội, thị trường ...................................... 18 Phân tích địa điểm xây dựng và đánh giá tác động đến môi trường ...... 19 Phân tích công nghệ, kỹ thuật ................................................................ 20 Phân tích tổng mức đầu tư, nguồn vốn và huy động vốn ....................... 21 Phân tích kinh tế - xã hội, tài chính ........................................................ 23 Phân tích rủi ro ....................................................................................... 35 CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY ĐIỆN KHÍ MIỀN TRUNG I VÀ II............................................................. 37 Giới thiệu chung Dự án ............................................................................... 37 Giới thiệu Chủ đầu tư .................................................................................. 38
  6. iv Sự cần thiết và quy mô của Dự án .............................................................. 45 Sự cần thiết đầu tư .................................................................................. 45 Quy mô chuỗi dự án khí – điện Miền Trung và dự án NMĐ Miền Trung I và II ................................................................................................................ 49 Địa điểm thực hiện Dự án ........................................................................... 51 Nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên ................................................................ 51 Cung cấp nhiên liệu khí, dầu ...................................................................... 52 Nhiên liệu khí ......................................................................................... 52 Nhiên liệu dầu ........................................................................................ 54 Biện pháp bảo vệ môi trường...................................................................... 54 Công nghệ nhà máy điện khí ...................................................................... 56 Công nghệ nhà máy ................................................................................ 56 Máy phát điện ......................................................................................... 56 Tổ chức vận hành ......................................................................................... 57 Tiến độ dự kiến thực hiện Dự án .............................................................. 57 Hình thức đầu tư, cơ cấu vốn.................................................................... 58 Tổng mức đầu tư ........................................................................................ 58 Thực trạng Dự án ...................................................................................... 58 Cơ sở khảo sát chuẩn bị thông tin và xử lý thông tin ............................. 58 MỘT SỐ HÀM Ý PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY ĐIỆN KHÍ MIỀN TRUNG I VÀ II ........... 61 Phân tích tính khả thi về pháp lý ............................................................... 61 Phân tích ................................................................................................. 61 Nhận xét – Đánh giá ............................................................................... 62 Phân tích tình hình kinh tế - xã hội, thị trường ........................................ 62 Hiện trạng kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ............ 62 Kịch bản kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 xét tới 2050 ............... 63 Các yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với sự tăng trưởng của ngành điện ........................................................................................................ 65 Nhận xét – Đánh giá ............................................................................... 65 Phân tích tính khả thi địa điểm xây dựng và đánh giá tác động môi trường . ...................................................................................................................... 66
  7. v Địa điểm xây dựng ................................................................................. 66 Tác động môi trường .............................................................................. 68 Nhận xét – Đánh giá ............................................................................... 68 Phân tích tính khả thi phương án công nghệ, kỹ thuật ............................ 69 Phương án cung cấp nhiên liệu .............................................................. 69 Lựa chọn công nghệ nhà máy điện khí .................................................. 72 Thiết bị chính ......................................................................................... 78 Phương án đấu nối.................................................................................. 78 Nhận xét – Đánh giá ............................................................................... 81 Phân tích tính khả thi tổng mức đầu tư, nguồn vốn và hình thức huy động vốn ............................................................................................................... 82 Tổng mức đầu tư .................................................................................... 82 Nguồn vốn đầu tư của Dự án ................................................................. 83 Các hình thức huy động vốn đề xuất ...................................................... 87 Kế hoạch nguồn vốn............................................................................... 93 Nhận xét – Đánh giá ............................................................................... 94 Phân tích tính khả thi về kinh tế - xã hội, tài chính Dự án ...................... 95 Điều kiện và cơ sở cho việc phân tích kinh tế - tài chính ...................... 95 Thu nhập của Dự án ............................................................................... 98 Phân tích kinh tế - xã hội...................................................................... 100 Phân tích tài chính ................................................................................ 103 Phân tích độ nhạy ................................................................................. 106 Nhận xét – Đánh giá ............................................................................. 108 Phân tích rủi ro và đề xuất giải pháp giảm thiểu đảm bảo tính khả thi của Dự án ........................................................................................................... 109 Các rủi ro trong quá trình chuẩn bị dự án ............................................ 109 Các rủi ro trong quá trình thực hiện dự án ........................................... 115 Các rủi ro trong quá trình vận hành ..................................................... 121 Tổng hợp – Đánh giá chung ...................................................................... 124 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 129 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 131
  8. vi DANH MỤC VIẾT TẮT Tên chữ Diễn giải Giải thích viết tắt Các thuật ngữ bằng tiếng Việt BCN Bộ Công Nghiệp BCNCKT Báo cáo nghiên cứu khả thi BCNCTKT Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi BCT Bộ Công Thương BXD Bộ Xây dựng ĐTXD Đầu tư xây dựng HĐ Hợp đồng HSMT Hồ sơ mời thầu KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư KSNB Kiểm soát nội bộ NMĐ Nhà máy điện QCVN Quy chuẩn Việt Nam QHĐ Quy hoạch điện QLDA Quản lý dự án TBKHH Tuabin khí hỗn hợp TGĐ Tổng Giám đốc TNDN Thu nhập doanh nghiệp UBND Ủy ban nhân dân Các thuật ngữ bằng tiếng Anh ASTM American Society for Testing and Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Materials Hoa Kỳ CIP Carriage and Insurance Paid to Cước và bảo hiểm tới điểm đến DO Diesel Oil Dầu đi ê zen EC Engineering - Construction Thiết kế - Thi công ECAs Export Credit Agencies Tổ chức tín dụng xuất khẩu EPC Engineering, procurement, and Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi construction công xây dựng công trình EVN Vietnam Electricity Tập đoàn Điện lực Việt Nam FDP Field Development Plan Kế hoạch phát triển mỏ GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm Quốc nội GSA Gas Sale Agreement Hợp đồng mua bán khí HHV High Heating Value Nhiệt trị cao IFC International Finance Corporation Tổ chức Tài chính Quốc tế IPP Independent Power Producer Nhà máy phát điện độc lập IRR Internal Rate of Return Suất sinh lợi nội tại LHV Low Heating Value Nhiệt trị thấp
  9. vii NPV Net Present Value Giá trị hiện tại thuần O&M Operation & Mantenance Vận hành và bảo dưỡng ODP Outline Development Plan Kế hoạch đại cương phát triển mỏ PPA Powe Purchase Agreement Hợp đồng mua bán điện PVN PetroVietnam Tập đoàn Dầu khí Việt Nam TFP Total Factor Productivity Năng suất nhân tố tổng hợp WACC Weighted Average Cost of Capital Chi phí sử dụng vốn bình quân
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 2-1: Hình ảnh Dự án .........................................................................................37 Hình 2-2: Mô hình tổ chức quản lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ......................40 Hình 2-3: Sơ đồ chuỗi giá trị hiện tại của PVN ........................................................42 Hình 2-4: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2019.................................................43 Hình 2-5: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2018.................................................44 Hình 2-6: Vị trí mỏ khí Cá Voi Xanh .......................................................................50 Hình 2-7: Doanh thu của tập đoàn ExxonMobil .......................................................53 Hình 2-8: Lợi nhuận của ExxonMobil ......................................................................53 Hình 3-1: Phương án xử lý khí..................................................................................70 Hình 3-2: Phương án đấu nối ....................................................................................80 Hình 3-3: Lợi nhuận sau thuế các năm của PVN ......................................................94
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2-1: Cơ cấu nguồn điện toàn quốc đến 2030 – khi không có nguồn Nhà máy điện khí Miền Trung I và II .......................................................................................45 Bảng 3-1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 .................63 Bảng 3-2: Tổng hợp dự báo tăng trưởng GDP toàn quốc và các miền .....................64 Bảng 3-3: Kết quả dự báo nhu cầu thụ điện toàn quốc đến năm 2045 .....................65 Bảng 3-4: Dự báo tốc độ tăng trưởng phụ tải các giai đoạn đến 2045 .....................65 Bảng 3-5: Hiện trạng và dự báo tiêu thụ điện Quảng Nam và Quảng Ngãi .............68 Bảng 3-6: Nhu cầu khí cho Nhà máy điện khí Miền Trung I và II ...........................70 Bảng 3-7: Nhu cầu nhiên liệu dự phòng ...................................................................71 Bảng 3-8: Ảnh hưởng của việc sử dụng nhiên liệu khí đốt ......................................73 Bảng 3-9: Cấu hình và gam công suất ......................................................................76 Bảng 3-10: Cân bằng công suất nguồn – tải tỉnh Quảng Nam và khu vực lân cận giai đoạn năm 2030 và mùa mưa .....................................................................................79 Bảng 3-11: Cân bằng công suất nguồn – tải tỉnh Quảng Nam và khu vực lân cận giai đoạn đến năm 2030 vào mùa khô ..............................................................................79 Bảng 3-12: Tổng mức đầu tư Dự án .........................................................................82 Bảng 3-13: Kế hoạch huy động vốn trong thời gian xây dựng .................................93 Bảng 3-14: Thông số kỹ thuật cơ bản của nhà máy ..................................................96 Bảng 3-15: Thu nhập của Dự án ...............................................................................99 Bảng 3-16: Dòng tiền kinh tế của Dự án.................................................................101 Bảng 3-17: Kết quả phân tích các chỉ tiêu kinh tế ..................................................103 Bảng 3-18: Giá bán điện của Dự án ........................................................................104 Bảng 3-19: Dòng tiền tài chính ...............................................................................104 Bảng 3-20: Kết quả phân tích các chỉ tiêu tài chính ...............................................106 Bảng 3-21: Đánh giá chung.....................................................................................125 Bảng PL-3-22: Tổng hợp số giờ vận hành của các mẫu TBK có thể xem xét tham khảo cho Dự án ....................................................................................................... viii
  12. x TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong gần 35 năm qua, nền kinh tế Việt Nam luôn có tốc độ phát triển nhanh với tỷ lệ tăng trưởng GDP hơn 6%/năm, trong đó, ngành năng lượng đóng vai trò rất quan trọng. Việc tiếp cận với nguồn năng lượng ổn định và có chi phí tốt là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế. An ninh năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng là một trong những vấn đề được ưu tiên trong chính sách năng lượng Quốc gia. Trong những năm gần đây, đầu tư cho ngành năng lượng suy giảm tạo ra khoảng trống, gây áp lực lên an ninh năng lượng của nước ta. Hiện nay với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, nên vấn đề an ninh năng lượng cần được coi là trụ cột trong chính sách phát triển kinh tế ở Việt Nam. Sản lượng khí tự nhiên khai thác tại Việt Nam trung bình vào khoảng 9-10 tỷ m3 khí/năm. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của Việt Nam như hiện nay đòi hỏi một lượng khí lớn hơn để phục vụ nhu cầu điện năng. Việc phát hiện và triển khai đưa vào sử dụng mỏ khí Cá Voi Xanh sẽ cung cấp ổn định, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia. Do vậy Tác giả lựa chọn đề tài: “Phân tích tính khả thi của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí Miền Trung I và II” để phân tích tính khả thi của Dự án. Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Thứ nhất, Luận văn nghiên cứu, tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng để làm khung lý luận cho nghiên cứu về sau. Thứ hai, trình bày thuyết minh tổng quan về Dự án Nhà máy điện khí Miền Trung I và II, đưa ra các thông tin cơ bản để làm đầu vào phân tích như sự cần thiết đầu tư, quy mô Dự án, địa điểm thực hiện, công nghệ nhà máy, tiến độ thực hiện… Thứ ba, tiến hành phân tích tính khả thi của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí Miền Trung I và II. Cụ thể Luận văn đi vào phân tích trên các góc độ sau: Tính khả thi về pháp lý. Phân tích tình hình kinh tế - xã hội, thị trường.
  13. xi Phân tích khả thi địa điểm xây dựng và đánh giá tác động môi trường. Phân tích tính khả thi phương án công nghệ, kỹ thuật. Phân tích tính khả thi Tổng mức đầu tư, nguồn vốn và hình thức huy động vốn. Phân tích tính khả thi về kinh tế - xã hội, tài chính Dự án. Phân tích rủi ro của Dự án. Trên cơ sở phân tích tính khả thi cũng như khó khăn, hạn chế, rủi ro của Dự án. Tác giả đã đề xuất được một số kiến nghị, giải pháp nhằm đảm bảo, nâng cao tính khả thi cũng như hiệu quả của Dự án.
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năng lượng là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người và là một yếu tố đầu vào không thể thiếu được của hoạt động kinh tế. Khi mức sống của người dân càng cao, trình độ sản xuất của nền kinh tế ngày càng hiện đại thì nhu cầu về năng lượng ngày càng lớn, và việc thỏa mãn nhu cầu này thực sự là một thách thức đối với hầu hết mọi quốc gia. Việt Nam cũng đang phải đối mặt với thách thức của an ninh năng lượng khi các nguồn điện hiện hữu chưa đủ đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng luôn ở mức cao. Điều này dẫn đến tình trạng ngành điện phải nhập khẩu điện từ các nước láng giềng. Hiện nay, nhiệt điện than và thủy điện chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn điện tại Việt Nam (theo dự báo đến năm 2030, thủy điện chiếm 32% và nhiệt điện than chiếm 45% trong tổng sản xuất điện). Cho đến nay các dự án thủy điện lớn có công suất trên 100 MW hầu như đã được khai thác hết, các dự án có vị trí thuận lợi, có chi phí đầu tư thấp cũng đã được triển khai thi công, có thể nói rằng tiềm năng phát triển thủy điện tại Việt Nam không còn nhiều. Theo dự báo đến năm 2025 nhu cầu than nhập khẩu cho phát điện toàn quốc sẽ lên tới 60 triệu tấn và năm 2030 là 90 triệu tấn, việc nhập khẩu than với số lượng lớn là một khó khăn thách thức với Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nhu cầu nhập khẩu than của các nước lớn tăng rất nhanh. Vì vậy phát triển nguồn điện dựa vào nhiệt điện than nhập khẩu tiềm ẩn một rủi ro rất lớn. Mặt khác, hai nguồn năng lượng trên kéo theo nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường (nhiệt điện than) và các vấn đề xã hội, di cư, mất đất canh tác (thủy điện). Do đó, vấn đề đa dạng hóa các nguồn năng lượng nhằm tăng cường sản lượng điện, giảm thiểu rủi ro, tránh ảnh hưởng đến môi trường là rất cấp bách. Với việc xuất hiện nguồn khí Cá Voi Xanh, đề xuất xây dựng các nhà máy nhiệt điện khí nhằm tận dụng tài nguyên trong nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, hạn chế phát thải CO2 ra môi trường, góp phần đa dạng hóa các nguồn nhiên liệu và đảm bảo an ninh năng lượng trong nước. Để phân tích cụ thể tính khả thi của một dự án điện khí nằm trong cả chuỗi giá trị khí - điện, Tác giả
  15. 2 đã chọn đề tài “Phân tích tính khả thi của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí Miền Trung I và II”. 2. Tổng quan nghiên cứu Ngành công nghiệp xây dựng là nền tảng và là cơ sở cho sự phát triển của các nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới, điều này cũng không ngoại lệ ở Việt Nam. Trong những năm qua, là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam có nhu cầu rất lớn về cơ sở vật chất phục vụ quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Do đó, rất nhiều dự án đầu tư xây dựng nói chung và các dự án phát triển nguồn điện nói riêng đang được triển khai và hoàn thành. Trong công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng thì việc phân tích tính khả thi là một bước hết sức quan trọng, là nền móng cho toàn bộ quá trình phát triển dự án sau này; đồng thời là cơ sở để quyết định việc đầu tư dự án, chuyển từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư sang giai đoạn đầu tư. Vậy nên việc thực hiện, nghiên cứu, phân tích và đánh giá các tiêu chí cho dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn này là hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, còn không ít tồn tại trong quá trình lập, phân tích tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác nhau, kể cả các dự án sử dụng vốn nhà nước. Dẫn đến, kết quả nhiều dự án chưa đáp ứng mục tiêu hoặc đạt được các yêu cầu đặt ra, làm giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn, giảm giá trị của dự án, nguyên nhân có thể kể như: Phương án thiết kế chưa khảo sát hoặc nghiên cứu không kỹ, một số trường hợp bỏ sót phương án đánh giá, phương án chọn còn chưa thực sự tối ưu cho quá trình sử dụng hoặc tối ưu phương án thiết kế dựa trên giá trị mục tiêu, các phương án thiết kế còn chưa đảm bảo tính dễ xây dựng, hoặc quá trình thực hiện còn nhiều bất cập. Trên thế giới đã có các nghiên cứu về việc thực hiện, quản lý dự án nói chung và đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng nói riêng, đây là các tài liệu quan trọng và cơ bản để làm lý luận chung cho việc phân tích một dự án đầu tư xây dựng trên cách nhìn của thế giới. Pmbok (2012), A Guide to the Project Management Body of Knowledge, 5th ed., Project Management Institute.
  16. 3 Gerard de Valence (2011), Modern Construction Economics, Spon Press 270 Madison Avenue, New York, NY 10016, USA. Các nhà nghiên cứu trong nước cũng đã có các nghiên cứu chi tiết cho môi trường Việt Nam đối với từng bước thực hiện dự án, phân tích đánh giá các tiêu chí. Đưa ra các trường hợp cụ thể để dẫn chứng, đồng thời chỉ ra những điểm bất cập trong công tác đầu tư xây dựng. Tiêu biểu trong số đó là một số tài liệu nghiên cứu sau: Bùi Xuân Phong (2006), Giáo trình quản trị dự án đầu tư, Nhà xuất bản Hà Nội. Phước Minh Hiệp, Lê Thị Vân Đam (2010), Giáo trình thiết lập & thẩm định Dự án đầu tư, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội. Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Giáo trình Lập và thẩm định dự án đầu tư, Nhà xuất bản Kinh Tế Quốc Dân. Thái Bá Cẩn (2017), Lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và điều hành dự án đầu tư xây dựng, Nhà xuất bản Tài Chính. Phạm Long, Vũ Thị Thanh Thủy (2018), Thẩm định tài chính dự án đầu tư, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật. Các nghiên cứu trên là tài liệu cơ bản để thực hiện việc phân tích tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn chưa cập nhật được các quy định cũng như một số đặc thù của các dự án phát triển nguồn điện tại Việt Nam hiện nay. Để giải quyết những tồn tại, Luận văn đi sâu vào việc nghiên cứu phân tích tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng nguồn điện khí và được phát triển theo chuỗi. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ cơ sở đầu tư dự án, khảo sát thực trạng, từ đó phân tích các yếu tố, đặc biệt là kinh tế - tài chính để phân tích tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí Miền Trung I và II, đưa ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro nâng cao tính khả thi của Dự án, làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
  17. 4 Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây: Thứ nhất, tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về đầu tư và dự án đầu tư xây dựng. Thứ hai, nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng theo thông lệ quốc tế và quy định pháp luật của Việt Nam. Thứ ba, thu thập dữ liệu và đánh giá sơ bộ toàn bộ Dự án. Thứ tư, phân tích tính khả thi của dự án dựa trên các yếu tố dữ liệu đầu vào đặc biệt là phân tích kinh tế tài chính, đặt trong xu hướng phát triển năng lượng của thế giới nói chung và tình hình phát triển thị trường điện của Việt Nam nói riêng để làm cơ sở cho việc quyết định đầu tư. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tính khả thi, khả năng đầu tư của một dự án nhà máy điện khí trên nhiều mặt trong bối cảnh và môi trường của Việt Nam. Đặc biệt, đối tượng nghiên cứu của Luận văn còn có cả các quy định pháp luật có liên quan đến việc đầu tư xây dựng nhà máy điện. Khách thể nghiên cứu là các dự án nhà máy điện khí và trong Luận văn đối tượng cụ thể nghiên cứu là Dự án Nhà máy điện khí Miền Trung I và II. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung: phạm vi nghiên cứu của Luận văn tập trung vào việc phân tích tính khả thi để có thể đưa ra được quyết định về việc đầu tư một dự án nhà máy điện khí trong giai đoạn hiện tại và tương lai gần trong môi trường, nền kinh tế của Việt Nam. Về mặt không gian: ngoài việc đánh giá chung tình hình phát triển của các dự án nhà máy điện khí đã hoạt động và đang triển khai tại Việt Nam thì Luận văn đi sâu vào Dự án Nhà máy điện khí Miền Trung I và II. Về thời gian: để đánh giá được tổng quan cũng như có đầy đủ dữ liệu để làm
  18. 5 luận chứng cho việc phân tích tính khả thi của một dự án lớn và có tính đặc thù thì Luận văn có đánh giá và tìm hiểu các nhà máy điện khí được phát triển tại Việt Nam từ những năm 2006 đến tháng 5/2021. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lý luận của Luận văn là Chủ nghĩa Mác Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là việc tiếp thu tri thức, kiến thức cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực cần nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng tại Chương 1. Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập dữ liệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc phân tích của Luận văn. Phương pháp sử dụng số liệu thu thập từ tham khảo tài liệu, từ thực nghiệm là đầu vào để có thể tính toán và định lượng nhằm so sánh đánh giá để đưa ra kết luận. Phương pháp này được sử dụng ở Chương 3. Phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp: được sử dụng chủ yếu ở Chương 1 và Chương 3 với mục đích làm rõ các vấn đề liên quan tới tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện khí. Phương pháp so sánh, đánh giá các dự án có quy mô tương tự: được sử dụng chủ yếu ở Chương 3 nhằm có cái nhìn và cơ sở để đánh giá dự án đầu tư xây dựng trên các vấn đề đạt được và tồn tại của các dự án, công trình khác. Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng: được sử dụng ở Chương 3 để có thể xác định chính xác các yếu tố, phục vụ việc đánh giá từng tiêu chí. 6. Những đóng góp của Luận văn Luận văn đã tổng hợp, hệ thống hóa và phát triển lý luận về phân tích tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng như khái niệm, đặc điểm, nội dung, cấu trúc, quy trình xây dựng và phát triển dự án của Việt Nam. Luận văn đã cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cũng như môi trường đầu tư, quy hoạch mới đối với vấn đề điện khí của Việt Nam hiện
  19. 6 nay và tương lai gần. Luận văn phân tích tính khả thi của dự án Nhà máy điện khí Miền Trung I và II được thực hiện theo chuỗi khí – điện tại Việt Nam. Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo, tính khả thi và hiệu quả của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí Miền Trung I và II. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn được kết cấu gồm 03 chương: Chương 1: Lý luận chung về phân tích tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng. Chương 2: Thuyết minh chung về Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí Miền Trung I và II. Chương 3: Một số hàm ý phân tích tính khả thi của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí Miền Trung I và II.
  20. 7 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Tổng quan về đầu tư Khái niệm về đầu tư Đầu tư là một hoạt động kinh tế có vai trò rất quan trọng không chỉ với nhà đầu tư mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Nhờ có hoạt động đầu tư từ các chủ thể trong nền kinh tế, trên các lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế - xã hội mà của cải vật chất được tạo ra nhiều hơn, xã hội ngày càng phát triển hơn. Hoạt động đầu tư có mục tiêu tạo ra thu nhập và làm gia tăng giá trị theo thời gian. Nói chung, bất kỳ hành động nào được thực hiện với hy vọng làm tăng doanh thu trong tương lai so với những gì đã bỏ ra ban đầu có thể được coi là đầu tư. Đầu tư chính là sự hy sinh giá trị chắc chắn ở thời điểm hiện tại để đổi lấy (khả năng không chắc chắn) giá trị trong tương lai. Đầu tư luôn tiềm ẩn một mức độ rủi ro nhất định, một khoản đầu tư có thể không tạo ra bất kỳ thu nhập nào hoặc bị mất giá trị theo thời gian. Khi đề cập đến khía cạnh rủi ro bất trắc, A.Samuelson đã quan niệm rằng “Đầu tư là đánh bạc với tương lai”, hay khi đề cập đến vai trò của tiết kiệm, các tác giả của “Kinh tế học của sự phát triển” lại cho rằng: “Đầu tư là một sự hy sinh tất cả các nguồn lực của cải của ngày hôm nay để hy vọng đạt được những lợi ích lớn hơn trong tương lai”. Theo Adam Smith thì: “Đầu tư là một hoạt động nhằm gia tăng tích tụ tự bản của các cá nhân, công ty và xã hội với mục đích cải thiện và nâng cao mức sống…”. Có thể thấy có rất nhiều quan niệm khác nhau về đầu tư, nhưng xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể hiểu đầu tư như sau: Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực nói đến có thể là tiền, tài nguyên, công nghệ, nhà xưởng, sức lao động, trí tuệ...Và các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, máy móc...), tài sản trí tuệ (trình độ chuyên môn, trình độ quản lý,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2