intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tái cơ cấu tổ chức Công ty TNHH sản xuất thương mại Cơ khí Hồng Ký

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:148

61
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến thực trạng hoạt động trong mô hình cơ cấu tổ chức và cách vận hành của mô hình hiện hành làm ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Từ đó, luận văn đề xuất tái cơ cấu tổ chức bằng việc xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức mới phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và mục tiêu chiến lược của công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tái cơ cấu tổ chức Công ty TNHH sản xuất thương mại Cơ khí Hồng Ký

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIỀU NHI TÁI CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH SX-TM CƠ KHÍ HỒNG KÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ NGÀNH : 60340102 TP.HỒ CHÍ MINH, Tháng 07 năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIỀU NHI TÁI CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH SX-TM CƠ KHÍ HỒNG KÝ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ NGÀNH : 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THẾ KHẢI TP.HỒ CHÍ MINH, Tháng 07 năm 2016
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN THẾ KHẢI (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 18 tháng 09 năm 2016. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Chủ tịch 2 TS. Lê Quang Hùng Phản biện 1 3 TS. Trần Anh Minh Phản biện 2 4 TS. Nguyễn Đình Luận Ủy viên 5 TS. Võ Tấn Phong Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày tháng năm 2016 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Thị Kiều Nhi Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 05/04/1990 Nơi sinh: Bến Tre Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV:1441820117 I- Tên đề tài: “Tái cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Cơ khí Hồng Ký” II- Nhiệm vụ và nội dung: Nhiệm vụ và nội dung của đề tài như sau:  Tổng hợp và phân tích các cơ sở lý luận về cơ cấu tố chức và tái cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.  Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động và cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Cơ khí Hồng Ký. Từ đó, xác định các điểm mạnh, điểm yếu, xác định nguyên nhân của các vấn đề còn tồn tại làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.  Đề tài đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu và giải quyết các vấn đề tồn tại của công ty. III- Ngày giao nhiệm vụ: 23/01/2016 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 28/07/2016 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thế Khải CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Thị Kiều Nhi
  6. ii LỜI CÁM ƠN Xin cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Thế Khải đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cám ơn đến các thầy, cô giáo khoa Quản trị kinh doanh và khoa Sau đại học Trường đại học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập. Xin cám ơn lãnh đạo và nhân viên Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Cơ khí Hồng Ký đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được nghiên cứu và thu thập số liệu giúp tôi hoàn thành luận văn. Xin cám ơn chân thành đến bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tinh thần, hỗ trợ nhiều tài liệu tham khảo bổ ích cũng như đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ này. Xin trân trọng cám ơn Tác giả Luận văn Nguyễn Thị Kiều Nhi
  7. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Môi trường kinh doanh thay đổi làm cho chiến lược mục tiêu của doanh nghiệp cũng thay đổi. Đây là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Để tái cơ cấu một tổ chức đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích, đánh giá lại cơ cấu tổ chức của mình để nhận thấy được những điểm mạnh và những hạn chế trong cơ cấu tổ chức. Một tổ chức mới được xây dựng phải đảm bảo tính thống nhất mục tiêu, tính tối ưu, tính tin cậy, tính linh hoạt và tính hiệu quả. Muốn vậy việc viết kế cơ cấu tổ chức phải dựa trên các chuẩn mực cơ bản là nguyên tắc xác định theo chức năng, nguyên tắc tương xứng giữa chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn – trách nhiệm, nguyên tắc quyền hạn theo cấp bậc, nguyên tắc quản lý sự thay đổi. Ngày nay, do sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng trong môi trường kinh doanh, mà các doanh nghiệp xây dựng cơ cấu tổ chức theo các xu hướng như: Phạm vi kiểm soát rộng và ít cấp quản lý, tăng cường phi tập trung hóa, mở rộng cách tiếp cận nhóm đội, thay đổi nguyên lý một thủ trưởng, cắt giảm quy mô nhân sự và xây dựng tổ chức không ranh giới. Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Cơ khí Hồng Ký xuất thân từ một tổ hợp sản xuất nhỏ, sau hơn 30 năm đã phát triển thành một thương hiệu Hồng Ký lớn mạnh. Tại thị trường Việt Nam công ty Hồng Ký được biết thông qua các sản phẩm chất lượng cao như: Máy tiện, máy phay, máy bào, máy hản điện tử, máy sản xuất gỗ và các loại máy công cụ phục vụ cho các ngành sản xuất và cơ khí. Sản phẩm của Hồng Ký được phân phối qua 10 cửa hàng cùng với hơn 300 đại lý trải dài từ Bắc đến Nam. Tuy vậy, các sản phẩm của công ty chịu sự cạnh tranh rất cao với các sản phẩm tương tự ở các nước công nghiệp phát triển như Nhật, Đức, Mỹ… Để đứng vững trong cạnh tranh đòi hỏi công ty phải tái cấu trúc, đầu tư vốn và thay đổi công nghệ hoặc hợp tác sâu rộng với các đối tác nước ngoài. Mặc dù là một công ty đang phát triển ở Việt Nam và đang hướng đến xuất khẩu sản phẩm sang các nước ASEAN nhưng khả năng phản ứng với môi trường
  8. iv kinh doanh từ các yếu tố nội bộ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp còn kém. Bộ máy cơ cấu tổ chức quản trị cồng kềnh do tập trung đến 3 nghành nghề kinh doanh có đặc điểm khác nhau vào một công ty: nghành sản xuất và kinh doanh thép, sản xuất máy móc thiết bị cơ khi và công cụ, ngành sản xuất cơ điện. Hệ thống thông tin quản trị và kiểm soát trong nội bộ công ty còn kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của cấp quản lý. Sự sắp xếp các bộ phận phòng ban và bố trí con người chưa khoa học và hợp lý. Tư duy quản trị công ty theo kiểu gia đình còn tồn tại là một áp lực đối với công ty, ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của CBNV cũng như khả năng thu hút nhân tài. Để khắc phục những điểm yếu cũng như giải quyết các vấn đề còn tồn tại của công ty hiện nay thì phương án tái cơ cấu tổ chức sẽ là yếu tố cốt lõi. Tác giả đã đề xuất tái cơ cấu tổ chức công ty Hồng Ký bằng cách tách 3 hoạt động sản xuất kinh doanh hiện hữu thành ba công ty riêng biệt, chuyên trách sản xuất, tập trung vào chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm. Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Cơ khí Hồng Ký là công ty mẹ thực hiện chức năng đầu tư vốn, cung ứng, nghiên cứu phát triển, tiêu thụ sản phẩm. Công ty mẹ có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, kết hợp với mô hình nhóm sản phẩm, phân vùng địa lý và hướng về khách hàng. Hoạt động của công ty mẹ được tổ chức thành 3 bộ phận chiến lược đó là trung tâm cung ứng, trung tâm kinh doanh và phòng kiểm soát nội bộ. Để tái cơ cấu tổ chức thành công thì công ty Hồng Ký phải chuyển từ cơ chế quản lý tập trung sang hình thức quản lý phi tập trung dựa trên cơ sở trao quyền và ủy quyền. Mọi hoạt động và điều hành công việc phải dựa vào vị trí chức năng và các quy trình đã được ban hành, tránh tình trạng chỉ đạo bằng mệnh lệnh theo kiểu gia đình trị đã không còn phù hợp với quy mô và sự thay đổi của môi trường kinh doanh hiện nay. Muốn vậy, thì sự thay đổi tư duy quản trị của các thành viên trong gia đình trở thành yếu tố quyết định trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức mới.
  9. v ABSTRACT The changing business environment entails the change in the enterprise's objectives. This is an important factor which leads to the change in the organizational structure of the enterprise. To restructure an organization, the enterprise is required to analyze and reassess its organizational structure to realize its strengths and weaknesses in the organizational structure. A newly-established organization needs to assure the consistency of its objective, optimization, flexibility and efficiency. Thus, the design of the organizational structure must be based on the basic standards, including the principle of determination by function - mission - right - responsibility, the principle by level and the principle of managing change. Hong Ky Production Trading and Mechanic Co., Ltd has grew from a small manufacturing establishment to a strong Hong Ky Brand after 30 years. In Vietnam market, Hong Ky is known with high-quality products such as: Lath, milling machine, planer, electronic welding machine, timber production machine and other types of machine to serve the manufacturing and engineering sectors. Products of Hong Ky are distributed through 10 stores, along with over 300 agents spreading from the North to the South. However, the products of the company face very strong competition from the similar products in developed industrial countries such as Japan, Germany and the United States. To be able to stand firmly, it is required that the company needs to restructure and invest in changing technology or cooperate deeply and widely with foreign partners. Despite being a developing company in Vietnam and targeting to export products to ASEAN countries, the ability to react to the business environment from internal factors and external factors of the company remains weak. The organizational structure remains cumbersome because up to three business lines with different characteristics are concentrated in the same company: Manufacturing
  10. vi and trading steel, manufacturing mechanical machinery and equipment and manufacturing electromechanical products. The internal information, the management system and the control system of the company remain weak and have not lived up to the demand from the management level. The arrangement of departments, divisions and personnel is unscientific and unreasonable. The family management mindset still exists and is a pressure to the company, affecting the creativeness of officers and staffs and the ability to attract talented people. To overcome its weaknesses well as to solve the existing problems of the company at present, the reorganization plan will be the key factor. The author has mentioned the restructuring of Hong Ky Company by separating the three existing production activities into three separate companies which are specialized in the production, focused on the quality and improved the product patterns. Hong Ky Production Trading and Mechanic Co., Ltd is the parent company which functions in investing in the capital, supply, research & development and product sales. The parent company is structured with an online functional model combined with the model of group of products, geographical division and customer orientation. The operation of the parent company is structured into three strategic divisions, including the supply center, sales center and internal control department. To restructure the company successfully, Hong Ky Company must be transformed from the centralized management mechanism into the decentralized management form based on the empowerment and authorization. All the operations and the management activities of the company must be based on the promulgated functions and procedures to avoid the direction by orders under the family style which is no longer suitable with the current business environment. Thus, the changing of the management mindset of the family's members becomes the decisive factor in the development of the new organizational structure.
  11. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. xiv DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................xv PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TÁI CƠ CẤU TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP ......................................................................................5 1.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP ...........................................................5 1.1.1. Khái niệm về tổ chức và cơ cấu tổ chức .........................................................5 1.1.2. Những yêu cầu đối với một cơ cấu tổ chức ....................................................6 1.1.2.1. Tính thống nhất trong mục tiêu............................................................6 1.1.2.2. Tính tối ưu ............................................................................................7 1.1.2.3. Tính linh hoạt .......................................................................................7 1.1.2.4. Tính tin cậy ..........................................................................................7 1.1.2.5. Tính hiệu quả .......................................................................................7 1.1.3. Các hình thức cơ cấu tổ chức doanh nghiệp ...................................................7 1.1.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức theo trực tuyến ..............................................7 1.1.3.2. Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng ..............................................9 1.1.3.3. Mô hình cơ cấu tổ chức theo trực tuyến – chức năng .......................10 1.1.3.4. Mô hình mơ cấu tổ chức theo trực tuyến – tham mưu .......................11 1.1.3.5. Mô hình cơ cấu tổ chức theo ma trận ................................................12
  12. viii 1.1.3.6. Mô hình cơ cấu tổ chức theo sản phẩm .............................................13 1.1.3.7. Mô hình cơ cấu tổ chức theo khách hàng ..........................................14 1.1.3.8. Mô hình cơ cấu tổ chức theo địa lý....................................................15 1.1.3.9. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ phận theo đơn vị chiến lược...................16 1.1.4. Các xu hướng của cơ cấu tổ chức .................................................................17 1.1.4.1. Xu hướng phạm vi kiểm soát rộng hơn và ít cấp quản lý hơn ...........17 1.1.4.2. Tăng cường phi tập trung hóa ...........................................................18 1.1.4.3. Mở rộng cách tiếp cận nhóm đội .......................................................18 1.1.4.4. Xây dựng tổ chức không ranh giới.....................................................18 1.1.4.5. Cắt giảm quy mô nhân sự ..................................................................19 1.1.4.6. Thay đổi nguyên lý thống nhất một thủ trưởng..................................19 1.2. TÁI CƠ CẤU TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP .............................................20 1.2.1. Khái niệm tái cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ...........................................20 1.2.2. Cơ sở để tái cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ..............................................20 1.2.2.1. Đặc điểm ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh...................................20 1.2.2.2. Mục tiêu chiến lược và định hướng phát triển kinh doanh ................20 1.2.2.3. Đặc điểm của các quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp ...........21 1.2.2.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức hiện tại ......................................................21 1.2.2.5. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp ....................................................21 1.2.2.6. Tính cạnh tranh ..................................................................................21 1.2.2.7. Công nghệ doanh nghiệp đang áp dụng ............................................22 1.2.2.8. Quan điểm hội nhập và toàn cầu hóa ................................................22 1.2.3. Quá trình xây dựng một cơ cấu tổ chức ........................................................22
  13. ix 1.2.3.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng lên cơ cấu tổ chức và xác định mô hình cơ cấu tổ chức tổng quát .................................................................................23 1.2.3.2. Xác định tập hợp các chức năng, nhiệm vụ, công việc ......................24 1.2.3.3. Xây dựng các bộ phận trong cơ cấu tổ chức .....................................24 1.2.3.4. Xây dựng cơ chế phối hợp và vận hành tổ chức ................................24 1.2.3.5. Thể chế hóa cơ cấu tổ chức ...............................................................25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .....................................................................................26 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY HỒNG KÝ .............................................................................27 2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY HỒNG KÝ ..............................................................27 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................27 2.1.2. Các thành tích đạt được ................................................................................28 2.1.3. Các đơn vị trực thuộc ....................................................................................29 2.1.4. Các sản phẩm kinh doanh chính hiện nay.....................................................29 2.1.5. Cơ cấu tổ chức của công ty hiện nay ............................................................29 2.1.6. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong cơ cấu tổ chức ..........................31 2.2. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY ...............................................................................................................35 2.2.1. Môi trường kinh tế ........................................................................................35 2.2.2. Hội nhập quốc tế ...........................................................................................37 2.2.3. Yếu tố chính trị-pháp luật .............................................................................37 2.2.4. Yếu tố văn hóa-xã hội ...................................................................................38 2.2.5. Môi trường tự nhiên ......................................................................................38
  14. x 2.2.6. Yếu tố dân số - lao động ...............................................................................39 2.2.7. Yếu tố môi trường khoa học công nghệ ........................................................40 2.2.8. Sản phẩm của công ty ...................................................................................41 2.2.9. Khách hàng ...................................................................................................41 2.2.10. Nhà cung cấp...............................................................................................41 2.2.11. Đối thủ cạnh tranh .......................................................................................42 2.2.12. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ..........................................................................42 2.2.13. Đánh giá các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến công ty - ma trận EFE.......43 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY HỒNG KÝ ..............................................................................................................44 2.3.1. Thực trạng về hoạt động kinh doanh ............................................................44 2.3.1.1. Cơ sở vật chất ....................................................................................44 2.3.1.2. Máy móc thiết bị.................................................................................45 2.3.1.3. Quản lý chất lượng và chất lượng sản phẩm .....................................45 2.3.1.4. Thị trường tiêu thụ .............................................................................45 2.3.1.5. Hệ thống kênh phân phối ...................................................................45 2.3.1.6. Hoạt động marketing và truyền thông ...............................................46 2.3.1.7. Uy tín và năng lực của nhà lãnh đạo .................................................46 2.3.1.8. Tình hình quản lý nhân sự nhân sự ....................................................46 2.3.1.9. Tiền lương và chính sách đãi ngộ nhân sự ........................................48 2.3.1.10. Tuyển dụng và đào tạo .....................................................................49 2.3.1.11. Hoạt động văn hóa tinh thần ...........................................................50 2.3.2. Tình hình tài chính ........................................................................................50
  15. xi 2.3.2.1. Kết quả kinh doanh ............................................................................50 2.3.2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn ..........................................................51 2.3.2.3. Các tỷ số tài chính..............................................................................52 2.3.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức của công ty .........................................................54 2.3.3.1. Vấn đề sản xuất kinh doanh tập trung ...............................................54 2.3.3.2. Quá trình kinh doanh .........................................................................55 2.3.3.3. Cơ chế quản lý ...................................................................................56 2.3.3.4. Vận hành hoạt động của tổ chức .......................................................56 2.3.3.5. Quản lý hoạt động cung ứng ..............................................................57 2.3.3.6. Quản lý hệ thống kho .........................................................................57 2.3.3.7. Vấn đề kiểm soát hệ thống .................................................................57 2.3.3.8. Tổ chức bán hàng...............................................................................58 2.3.3.9. Hệ thống thông tin quản lý ................................................................59 2.3.4. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của công ty .............................................59 2.4. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI ........................................61 2.4.1. Nguyên nhân chủ quan..................................................................................61 2.4.2. Nguyên nhân khách quan ..............................................................................62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................63 CHƯƠNG 3 TÁI CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY HỒNG KÝ .......................64 3.1. CÁC GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN ĐỂ TÁI CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY HỒNG KÝ ..............................................................................................................64 3.1.1. Phải xây dựng chiến lược kinh doanh ...........................................................64 3.1.2.Thay đổi tư duy quản trị trong quản lý ..........................................................65
  16. xii 3.1.3. Xây dựng cơ chế vận hành và tổ chức vận hành bộ máy tổ chức .................67 3.1.4. Hình thành chuỗi cung ứng ...........................................................................69 3.1.5. Giải pháp liên quan đến nhân sự ...................................................................70 3.1.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ...............................................72 3.1.7. Quản lý khách hàng và kênh phân phối ........................................................73 3.2. TÁI CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY HỒNG KÝ ......................................73 3.2.1. Mục tiêu của việc xây dựng cơ cấu tổ chức công ty Hồng Ký .....................73 3.2.2. Mô hình cơ cấu tổ chức của Nhóm công ty Hồng Ký ..................................74 3.2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty mẹ .....................................................................78 3.2.3.1. Định hướng quá trình kinh doanh .....................................................81 3.2.3.2. Cơ chế quản lý phi tập trung .............................................................84 3.2.3.3. Cơ chế vận hành tổ chức mới ............................................................84 3.2.3.4. Chức năng các phòng ban .................................................................85 3.3. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TÁI CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY ...................................................................................90 3.3.1. Truyền thông về công tác tái cơ cấu tổ chức của công ty .............................90 3.3.2. Xây dựng chính sách nhân sự .......................................................................92 3.3.3. Xây dựng lộ trình cho việc tái cơ cấu tổ chức ..............................................93 3.3.4. Quản lý quá trình tái cơ cấu ..........................................................................94 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................95 KẾT LUẬN ............................................................................................................96 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................98
  17. xiii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBNV : Cán bộ nhân viên Công ty Hồng Ký: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Cơ khí Hồng Ký CRM : Customer Relationship Management – Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng. ERP : Enterprise Resource Planing - Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp Ma trận EFE : External Factors Environment matrix - Ma trận đáng giá các yếu tố môi trường bên ngoài tổ chức. Ma trận IFE : Internal Factors Environment matrix - Ma trận đáng giá các yếu tố môi trường bên trong tổ chức. PTGĐ : Phó tổng giám đốc TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TPP : Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương ROA : Return On Assets – Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. ROE : Return On Equity – Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. SX-TM : Sản xuất Thương mại WTO : World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
  18. xiv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ năm 2011-2015 ................36 Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động Việt Nam năm 2015 ...............................39 Bảng 2.4. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty ..............................43 Bảng 2.5. Tình hình nhân sự của công ty năm 2015...............................................47 Bảng 2.6. Tình hình nhân sự và tiền lương của công ty năm 2015 ........................48 Bảng 2.7. Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2012 đến 2015 .......................50 Bảng 2.8. Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2012 đến 2015 .....................52 Bảng 2.9. Các chỉ tiêu tài chính công ty từ năm 2012 đến 2015 ............................53 Bảng 2.11. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của công ty ..............................60
  19. xv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Hệ thống quản trị theo kiểu tổ chức trực tuyến ........................................8 Hình 1.2 Hệ thống cơ cấu tổ chức theo kiểu chức năng ...........................................9 Hình 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức theo trực tuyến - chức năng ..................................10 Hình 1.4. Cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến – tham mưu ...................................11 Hình 1.5.Cơ cấu tổ chức theo kiểu ma trận ............................................................12 Hình 1.6. Mô hình cơ cấu tổ chức theo sản phẩm ..................................................13 Hình 1.7. Mô hình cơ cấu tổ chức theo đối tượng khách hàng ...............................14 Hình 1.8. Mô hình cơ cấu tổ chức theo địa lý .........................................................16 Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Hồng Ký ............................................30 Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Hồng Ký Group .............................................77 Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty mẹ…………………………………80 Hình 3.3. Sơ đồ mô tả quá trình kinh doanh ...........................................................82
  20. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hội nhập quốc tế là một tất yếu và khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay. Việt Nam gia nhập WTO và tham gia TPP mở ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất cơ khí nói riêng. Để đáp ứng sự thay đổi của môi trường kinh doanh này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tái cấu trúc hoạt động kinh doanh của mình trên cơ sở xác định lại mục tiêu và chiến lược kinh doanh. Trong đó, việc tổ chức lại công ty trên cơ sở tinh gọn bộ máy tổ chức, cải tiến các quy trình và cơ chế quản lý nội bộ là hết sức cần thiết. Ngày nay công nghệ thông tin phát triển như vũ bão đã làm cho thế giới thay đổi, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa trở nên nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Sự phát triển của internet, các thiết bị di động thông minh là một điển hình, đã làm thay đổi suy nghĩ của con người, kết nối thế giới gần nhau hơn, cách thức tiếp cận và dịch vụ cho khách hàng đã thay đổi đáng kể. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công nghệ thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản trị, điều hành của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải thay đổi cách thức quản lý, cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động, phương pháp tiếp cận khách và phục vụ khách hàng theo hướng áp dụng công nghệ thông tin hiện đại là cần thiết. Từ năm 2008 đến nay, Việt Nam chứng kiến nhiều bất ổn trong hoạt động kinh tế vĩ mô, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái thế giới cũng như những nội tại của nền kinh tế. Từ năm 2012, hệ thống ngân hàng trở nên bất ổn với các lợi ích nhóm, tình hình nợ xấu gia tăng, hoạt động yếu kém, năm 2013 Chính phủ buộc phải tái cơ cấu toàn diện hệ thống ngân hàng. Từ đó, tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản, tình trạng hợp nhất và sát nhập diễn ra phổ biến. Để tồn tại và phát
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0