![](images/graphics/blank.gif)
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố hệ thống thông tin và chất lượng thông tin tác động lên lợi ích cá nhân của người sử dụng: nghiên cứu tại các Trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 2
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Luận văn "Yếu tố hệ thống thông tin và chất lượng thông tin tác động lên lợi ích cá nhân của người sử dụng: nghiên cứu tại các Trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất một mô hình cấu trúc giữa tính tương thích với công việc cảm nhận, cấu trúc hỗ trợ và sự tự tin vào năng lực bản thân tác động lên hệ thống thông tin(chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin) mang lại lợi ích cá nhân cho người sử dụng hệ thống thông tin tại các Trường đại học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Yếu tố hệ thống thông tin và chất lượng thông tin tác động lên lợi ích cá nhân của người sử dụng: nghiên cứu tại các Trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HUỲNH UYÊN YẾU TỐ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TÁC ĐỘNG LÊN LỢI ÍCH CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
- ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HUỲNH UYÊN YẾU TỐ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TÁC ĐỘNG LÊN LỢI ÍCH CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 8 34 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN THANH HÀ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoạn nội dung trong luận văn: “Yếu tố hệ thống thông tin và chất lượng thông tin tác động lên lợi ích cá nhân của người sử dụng: nghiên cứu tại các Trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Đoàn Thanh Hà, không sao chép kết quả từ nghiên cứu khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2024 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Huỳnh Uyên
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Đoàn Thanh Hà. Thầy đã tận tình hỗ trợ, hết lòng giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho bản thân tác giả và chính nhờ sự động viên, quan tâm của Thầy trong suốt thời gian qua mà tác giả mới có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Cô của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là Quý Thầy, Cô của Khoa Quản trị kinh doanh đã tạo cơ hội và điều kiện cho tác giả tiếp thu được nhiều kiến thức mới và bổ ích. Điều này đã giúp tác giả có được một nền tảng vững chắc để có thể ứng dụng vào công việc hiện tại và tương lai. Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, Anh/ Chị học viên Khóa 8 đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý và động viên tác giả trong suốt khoảng thời gian vừa qua. Xin gửi lời cảm ơn đến Anh/ Chị công tác tại các Trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả thực hiện khảo sát. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn dõi bước, ủng hộ và chấp cánh cho tác giả trên con đường học tập. Gia đình luôn động viên tinh thần, quan tâm chia sẻ khi tác giả gặp khó khăn để bản thân tác giả có thể vượt qua những thách thức đó. Đề tài được thực hiện với sự cố gắng và nỗ lực của tác giả nhưng chắc chắn sẽ có những thiếu sót. Tác giả mong sẽ nhận được những góp ý, nhận xét chân thành từ phía Thầy, Cô và bạn đọc. Tác giả xin kính chúc Quý Thầy, Cô sức khỏe dồi dào để tiếp tục sứ mệnh truyền lửa của mình cho nhiều thế hệ mai sau. TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2024 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Huỳnh Uyên
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Lợi ích của người sử dụng hệ thống thông tin là một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu về triển khai hệ thống thông tin, với ba điểm nhấn là khả năng tương tích công việc được cảm nhận, tự tin vào năng lực bản thân, cấu trúc hỗ trợ tác động lên hai giá trị cảm nhận và sự hài lòng luôn được đặt trong các triển khai hệ thống thông tin nói chung cũng như trong các hệ thống thông tin các Trường đại học nói riêng, đều đóng vai trò là tác nhân của người dùng có khả năng áp dụng năng lực của họ để mang lại lợi ích của người dùng trong khi sử dụng hệ thống thông tin. Trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số và thực hiện đề án vị trí việc làm, nghiên cứu này đề xuất một mô hình cấu trúc về các yếu tố tác động lên lợi ích của người sử dụng hệ thống thông tin trong đó các tiền tố là sự kết hợp giữa quan điểm (khả năng tương tích công việc được cảm nhận, tự tin vào năng lực bản thân, cấu trúc hỗ trợ) còn các hậu tố bao gồm kết quả cá nhân của người sử dụng hệ thống (giá trị cảm nhận, sự hài lòng) và lợi ích cá nhân (ý định tiếp tục sử dụng hệ thống thông tin). Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ (gồm nghiên cứu định tính sơ bộ, nghiên cứu định lượng sơ bộ) nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đã được thực hiện trong nghiên cứu trước đó cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và khảo sát sơ bộ bằng bảng câu hỏi với 55 mẫu để đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại, độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt của các thang đo. Nghiên cứu định lượng chính thức, phân tích cấu trúc tuyến tính với PLS – SEM được thực hiện trên 215 mẫu là người đã từng sử dụng hệ thống thông tin tại các Trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cả 09 giả thuyết nghiên cứu đề xuất. Cụ thể, các tiền tố thuộc các yếu tố tác động của người sử dụng vào hệ thống thông tin (khả năng tương tích công việc được cảm nhận, tự tin vào năng lực bản thân, cấu trúc hỗ trợ) còn các hậu tố bao gồm kết quả cá nhân của người sử dụng hệ thống (giá trị cảm nhận, sự hài lòng) tác động lên lợi ích cá nhân (ý định tiếp tục sử dụng hệ thống thông tin). Mô hình đề xuất đã giải thích được 80.6 % biến thiên của tác động của người sử dụng vào hệ thống và 50.6% biến thiên của sự hài lòng khi sử dụng hệ thống thông tin.
- iv ABSTRACT The benefits of users of information systems are an important topic in research on the deployment of information systems, with three key focuses: perceived job compatibility, self-confidence in one's capabilities, and the supportive structure impacting the two perceived values and satisfaction. These are always considered in the deployment of information systems in general, as well as in university information systems specifically. These factors play a role as agents enabling users to apply their capabilities to bring about benefits while using the information systems. In the context of applying information technology, digital transformation, and implementing job position schemes, this study proposes a structural model of factors affecting the benefits of information system users, where the antecedents are a combination of perspectives (perceived job compatibility, self-confidence in one's capabilities, supportive structure) and the conSerQuences include the personal outcomes of information system users (perceived value, satisfaction) and personal benefits (intention to continue using the information system). The research was conducted through two phases: preliminary research and formal research. The preliminary research (including qualitative preliminary research and quantitative preliminary research) aimed to adjust and supplement the observed variables that had been implemented in previous studies to suit the practical conditions in Vietnam. A preliminary survey with 55 samples was conducted to evaluate the internal consistency reliability, convergent validity, and discriminant validity of the scales. The formal quantitative research, structural equation modeling analysis with PLS-SEM, was conducted on 215 samples of individuals who had used the information system at universities in Ho Chi Minh City to test all 09 proposed research hypotheses. Specifically, the antecedents belong to the factors affecting the users of the information system (perceived job compatibility, self-confidence in one's capabilities, supportive structure) while the conSerQuences include the personal outcomes of the system users (perceived value, satisfaction) impacting personal benefits (intention to continue using the information system). The proposed model explained 80.6% of the variance in user impact on the system and 50.6% of the variance in satisfaction when using the information system.
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Cụm từ tiếng việt GD&ĐT Giáo dục và đào tạo CNTT Công nghệ thông tin HTTT Hệ thống thông tin CĐS Chuyển đổi số TP. HCM Hồ Chí Minh DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính PLS – Mô hình cấu trúc tuyến tính bình Partial Least Squares SEM SEM phương bé nhất riêng phần IQ Information quality Chất lượng thông tin SysQ System quality Chất lượng hệ thống SerQ Service Quality Chất lượng dịch vụ PV Perceived value Giá trị cảm nhận IS Information system Hệ thống thông tin PW Perceived work compatibility Tính tương thích công việc cảm nhận US User satisfaction Sự hài lòng của người dùng IB Individual benefit Lợi ích cá nhân SS Support structure Cấu trúc hỗ trợ SE Self-efficacy Tự tin vào năng lực bản thân EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính β Path coefficients Hệ số đường dẫn R2 Coefficients of determination Hệ số xác định F2 Effect size Mức độ ảnh hưởng f2 Statistical Package for the SPSS Social Sciences
- vi MỤC LỤC CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 4 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................. 4 6. Bố cục của Luận văn ........................................................................................... 5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 7 2.1 Khái niệm ....................................................................................................... 7 2.2 Tổng quan lý thuyết ..................................................................................... 10 2.3 Mô hình nghiên cứu lý thuyết ...................................................................... 23 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................32 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 32 3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 34 3.3 Thiết kế thang đo ......................................................................................... 35 3.4 Thiết kế mẫu ................................................................................................ 43 3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................... 44 CHƯƠNG 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................51 4.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ....................................................................... 51 4.2 Nghiên cứu định lượng chính thức .............................................................. 53 4.3 Thảo luận kết quả ......................................................................................... 66 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................70 5.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu ....................................................................... 70 5.2 Kết quả chính của nghiên cứu và đóng góp của đề tài ................................ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy nhất quán nội tại ............................... 52 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định độ giá trị hội tụ .................................................. 52 Bảng 4.3. Độ giá trị phân biệt đánh giá qua tiêu chuẩn Fornell Larcker ......... 53 Bảng 4.4. Thống kê mô tả theo nghề nghiệp của người sử dụng .................... 54 Bảng 4.5. Thống kê mô tả các biến định tính .................................................. 54 Bảng 4.6. Giá trị hội tụ và độ tin cậy nhất quán nội tại của các thang đo ....... 56 Bảng 4.7. Giá trị phân biệt của các thang đo ................................................... 57 Bảng 4.8. Tính đa cộng tuyến .......................................................................... 58 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc ............................................... 59 Bảng 4.10. Kết quả hệ số xác định R2.............................................................. 60 Bảng 4.11. Kết quả giá trị f2 và mức độ ảnh hưởng ........................................ 61 Bảng 4.12. Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình cấu trúc.............................. 62
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Mô hình thành công IS của D & M (DeLone và McLean, 1992) ............ 10 Hình 2.2. Mô hình thành công IS được cập nhật của D&M (DeLone và McLean, 2003) ......................................................................................................................... 12 Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Yuan Sun a, 2009 ............................................. 12 Hình 2.4. Mô hình Train công việc của Tracy Ann Sykes (2020) ........................... 13 Hình 2.5. Mô hình của Ozlem Oktal (2016) ............................................................ 14 Hình 2.6. Mô hình khái niệm TAM (Davis, 1993) .................................................. 15 Hình 2.7. Mô hình khái niệm TAM2 (Venkatesh và Davis, 2000).......................... 16 Hình 2.8. Mô hình khái niệm Wixom & Todd (Wixom và Todd, 2005) ................. 17 Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu của Adnan Aldholay (2019) ................................... 17 Hình 2.10. Mô hình Yanuar Nugroho (2018)........................................................... 18 Hình 2.11. Mô hình của Yi-Shun Wang (2008) ....................................................... 19 Hình 2.12. Mô hình nghiên cứu của Pei-Fang Hsu (2015) ...................................... 21 Hình 2.13. Mô hình đề xuất nghiên cứu ................................................................... 23 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu, hiệu chỉnh từ Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2003). .................................................................................................................................. 32 Hình 3.2. Bảng thang đo ........................................... Error! Bookmark not defined. Hình 4.13. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ................................................. 62
- 1 CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, chuyển đổi số chính là xu hướng của xã hội nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng. Việc áp dụng công nghệ vào giáo dục có vai trò vô cùng to lớn, tạo nên nhiều bước ngoặt phát triển, mở ra nhiều phương thức giáo dục mới thông minh, hiệu quả hơn. Đến nay, xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục đã và đang tác động sâu sắc đến con người. Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số. Thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và căn cứ Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 06/6/2020 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Lĩnh vực giáo dục là một trong 8 lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số Quốc gia. Chính phủ quy định Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tuyến và trực tiếp. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cụ thể hóa. Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo luôn chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ, ghi nhận hiệu quả tích cực. Việc này đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy từ truyền thống sang tích cực, giúp người dạy và người học phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục, mà còn tiết kiệm thời gian, Thầy cô có thêm thời gian cho chuyên môn, sát sao học sinh hơn. Kết quả ứng dụng CNTT và chuyển đổi số của Bộ GD&ĐT nói riêng, ngành Giáo dục và đào tạo nói chung đã đạt một số kết quả quan trọng. Có thể thấy, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của thời đại 4.0, với
- 2 những kết quả tích cực từ chuyển đổi số giáo dục đạt được thời gian qua sẽ là động lực quan trọng, để từ đó tiếp tục phấn đấu, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong thời điểm hiện tại cũng như thời gian tới. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo đà để giáo dục Việt Nam bứt phá trên tiến trình chuyển đổi số toàn diện hơn. Chuyển đổi số dần hiện hữu trong các cơ sở giáo dục, mỗi thầy cô và học trò. Không chỉ tạo chuyển biến tích cực trong ngành Giáo dục, chuyển đổi số còn là cơ hội để Trường học vùng khó xóa khoảng cách trong tiếp cận công nghệ, tri thức cho học trò. Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số. Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đòi hỏi người lao động phải có năng lực số. Và Trường học số chính là nơi đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng lực thiết yếu đó. Trường học số là tạo ra những sự sáng tạo đột phá thông qua tiến trình module hóa các chương trình giáo dục, cho phép tạo ra những sự kết hợp và phối hợp có tính thích ứng cao và hiệu quả. Điều này giúp cho mỗi cá nhân, vừa đạt được các lợi ích cá nhân hài hòa với lợi ích tổng thể nhờ sự đồng tâm trong một ngôi Trường và hướng tới sự cộng tác thông qua quá trình chia sẻ để thúc đẩy sự phát triển của tri thức. Đồng thời, nó cũng tạo ra sự an toàn trong việc đạt được các lợi ích mà tiến trình giáo dục trong các nhà Trường đem đến cho cả học sinh, giáo viên và các bên liên quan. Bên cạnh đó, năm 2023 Thủ tướng chính phủ ban hành nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành thông tư 04/2024/TT- BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học và các Trường cao đẳng công lập. Thực hiện đề án vị trí việc làm là một cơ hội tốt giúp các đơn vị sự nghiệp rà soát lại tổ chức bộ máy, đội ngũ viên chức và xác định từng vị trí trong tổ chức gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Công việc này còn giúp đơn vị phát hiện những trùng lấp về chức năng, nhiệm vụ của các vị trí việc làm, tránh sự chồng chéo khi phân công, giao việc. Nhờ đó, kiểm soát chặt chẽ, sàng lọc kỹ càng, thay thế kịp thời những người năng lực hạn chế, uy
- 3 tín thấp... để tạo ra đội ngũ cán bộ “tinh” nhưng “gọn”, rõ từng vị trí công việc sẽ buộc mỗi người phải “động não”, “động tay động chân” chứ không rơi vào cảnh đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai nên “không muốn làm”, “không dám làm”... ảnh hưởng đến quá trình phát triển của mỗi địa phương và sự phát triển chung của đất nước. Vị trí việc làm giúp đánh giá năng lực làm việc của đội ngũ gắn liền với kết quả công việc, là cơ sở vững chắc cho quá trình quy hoạch và bổ nhiệm và khen thưởng, có thể trả lương một cách công bằng, thỏa đáng để tạo động lực làm việc, cống hiến của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên Trường học. Năng lực của đội ngũ nhân sự tại các cơ quan sự nghiệp công lập nói riêng hay tại các Trường đại học nói chung được phát huy khi ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc. Ứng dụng CNTT sẽ giúp cho đội ngũ nhân sự nâng cao chất lượng hiệu quả công viêc khẳng định vị trí việc làm của mình đúng, đủ, không dư thừa trong công việc như đề án vị trí việc làm đã ban hành. Để đánh giá được chất lượng, hiệu suất làm việc khi được ứng dụng CNTT trong công việc, tác giả quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Yếu tố hệ thống thông tin và chất lượng thông tin tác động lên lợi ích cá nhân của người sử dụng: Nghiên cứu tại các Trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm lắp đầy các khoảng trống được xác định xuất pháp từ việc xem xét nghiên cứu trước về yếu tố hệ thông thông tin và chất lượng thông tin tác động lên lợi ích cá nhân của người dùng, các mục tiêu chủ yếu cần đạt được như sau: Thứ nhất, nghiên cứu đề xuất một mô hình cấu trúc giữa tính tương thích với công việc cảm nhận, cấu trúc hỗ trợ và sự tự tin vào năng lực bản thân tác động lên hệ thống thông tin(chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin) mang lại lợi ích cá nhân cho người sử dụng hệ thống thông tin tại các Trường đại học. Thứ hai, Khám phá và đo lường các yếu tố tác động lên hệ thống thông tin và chất lượng thông tin mang lại lợi ích cá nhân cho người sử dụng HTTT tại các Trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- 4 Thứ ba, Dựa trên kết quả sau khi kiểm định mô hình nêu trên trong bối cảnh các hệ thống thông tin quản lý bổ sung thêm nền tảng lý thuyết trong bối cảnh của người sử dụng tại các Trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý thiết thực đối với các nhà quản trị các Trường học trong chiến lược triển khai HTTT. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cụ thể ở trên, nội dung của nghiên cứu phải trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau: - Các yếu tố cá nhân của người sử dụng HTTT (bao gồm chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin) cấu thành lợi ích của người sử dụng hệ thống? - Mối quan hệ giữa các yếu tố chất lượng hệ thống thông tin (bao gồm chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin) và lợi ích cá nhân của người sử dụng hệ thống như thế nào? - Ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành lợi ích của người sử dụng hệ thống thông tin đến kết quả công việc của các Trường đại học như thế nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tất cả người sử dụng hệ thống thông tin tại các Trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: nhân viên, chuyên viên, giảng viên của các bộ phận phòng ban, khoa, Viện, Trung tâm của Trường Đại học. Phạm vi nghiên cứu: các Trường Đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có triển khai hệ thống thông tin. Danh sách các Trường học khảo sát đề xuất được nêu trong phần phụ lục. 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đánh giá thang đo các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu. Nội dung chính của chương 3 bao gồm: (1) Thiết kế nghiên cứu, (2) Xây dựng thang đo sơ bộ, (3) Chọn mẫu nghiên cứu định lượng và nghiên cứu chính thức, (4) Phương pháp phân tích dữ liệu. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Về mặt học thuật
- 5 Nghiên cứu góp phần mang lại những kiến thức tổng quan của yếu tố hệ thống thông tin và chất lượng thông tin tác động lên lợi ích cá nhân của người sử dụng: Nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu giúp kiểm định lại mô hình lý thuyết về các mối quan hệ của chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, chất lượng dịch vụ với tính tương thích công việc cảm nhận, tự tin vào năng lực bản thân của người sử dụng và cấu trúc hỗ trợ của nhà quản lý tác động lên giá trị cảm nhận, sự hài lòng và mang lại lợi ích cá nhân cho người dùng khi sử dụng hệ thống thông tin Trường đại học. Có thể thấy rằng việc hiểu các tác nhân ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích cá nhân sẽ góp phần gia tăng lợi ích tổ chức và tiến dần đến hiện thực lợi ích kỳ vọng tương ứng với nguồn lực đầu tư ban đầu khi triển khai dự án CNTT. Bên cạnh đó, đánh giá và kết hợp các lý thuyết và cách tiếp cận hiện hữu từ đó phát triển một mô hình tích hợp về người dùng nội bộ cung cấp khung khái niệm lợi ích người dùng cá nhân hỗ trợ phát triển hệ thống cho nghiên cứu trong tương lai. Từ đó, đề xuất các hàm ý quản trị cho các công ty triển khai các hệ thống thông tin quản lý có liên quan. Về mặt thực tiễn Nghiên cứu có thể làm tư liệu tham khảo cho các cơ quan, ban ngành, Trường đại hoc đang triển khai và áp dụng hệ thống thông tin Trường học nhằm nâng cao lợi ích cá nhân của người sử dụng. Điều này cho thấy rằng các nhà quản lý cần giám sát chặt chẽ chất lượng dịch vụ của nhân viên IS nội bộ, không chỉ trong quá trình cung cấp các dịch vụ liên quan đến Hệ thống thông tin mà còn trong dịch vụ thông thường của họ đáp ứng người dùng cuối mà còn để giúp nhân viên khai thác chức năng của Hệ thống thông tin, các nhà quản lý liên tục phát triển chuyên môn của nhân viên IS trong các ứng dụng Hệ thống thông tin để họ có thể cung cấp kỹ thuật hỗ trợ cập nhật và giáo dục tại chỗ mà người dùng cuối cần cho tiện ích sử dụng mở rộng. Đồng thời cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải chỉ đạo các nỗ lực quản lý trong việc định hướng phát triển IS giữa các nhóm dịch vụ cá nhân có thể cung cấp trải nghiệm dịch vụ thú vị cho người dùng cuối. 6. Bố cục của Luận văn
- 6 Ngoài Chương 1 phần mở đầu, danh mục các tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu bởi 5 chương như sau: Chương 2: Tổng quan về nghiên cứu Giới thiệu khái quát về Hệ thống thông tin Trường đại học, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với loại hình này. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện trước đây có liên quan đến đề tài, mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết trong mô hình. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bày về tổng thể, cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp nghiên cứu để kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với các giả thuyết đề ra và thông tin về mẫu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Trình bày kết quả nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết đề ra. Chương 5: Kết luận và kiến nghị Trình bày tóm tắt các kết quả chính, những đóng góp và những hạn chế của đề tài nghiên cứu nhằm định hướng cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. Tóm tắt Chương 1 Mở đầu Phần mở đầu trình bày bức tranh toàn cảnh của nghiên cứu và đưa ra các cơ sở cho các chương tiếp theo. Ở phần này tác giả cung cấp một cái nhìn tổng quan của nền tảng nghiên cứu và tác giả mô tả ngắn gọn về các vấn đề nghiên cứu, bao gồm lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và giải thích tầm quan trọng và những đóng góp của nghiên cứu. Chương 2. Tác giả sẽ hệ thống lại các lý thuyết nhằm phát triển mô hình lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa yếu tố của hệ thống thông tin và lợi ích của người sử dụng hệ thống trong các Trường đại học.
- 7 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU Chương 1 Phần mở đầu đã giới thiệu khái quát về nghiên cứu của luận văn. Chương 2. Trình bày cơ sở khoa học về các lý thuyết về hệ thống thông tin nhằm phát triển mô hình lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa yếu tố của hệ thống thông tin và lợi ích của người sử dụng hệ thống trong các Trường đại học. Chương này gồm các phần chính là 2.1 Khái niệm, 2.2 Tổng quan lý thuyết, 2.3 Mô hình nghiên cứu lý thuyết 2.1 Khái niệm và các lý thuyết liên quan 2.1.1 Tính tương thích công việc được cảm nhận (perceived work compatibility) Khả năng tương tích trong công việc chủ yếu là một cấu trúc mang tính cảm tính vì chính nhận thức về sự phù hợp giữa CNTT và công việc sẽ thúc đẩy nhân viên sử dụng hệ thống, bất kể mức độ phù hợp thực tế. Theo (Yuan Sun, 2009) khả năng tương thích công việc của người dùng hệ thống ERP hoàn toàn là sự phù hợp của công nghệ thông tin với công việc của tổ chức chứ không phải sở thích cá nhân hoặc thói quen làm việc. Các tổ chức triển khai CNTT để tạo thuận lợi cho công việc của tổ chức hơn là để phù hợp với sở thích hoặc thói quen cá nhân của người dùng. 2.1.2 Lý thuyết nhận thức xã hội (social cognitive theory) Theo lý thuyết nhận thức xã hội (Bandura, 1977) thì hành vi của một cá nhân có thể được điều chỉnh bằng cách kiểm soát cảm nhận của người đó. Nói rõ hơn, khi một cá nhân tin rằng họ đủ nguồn lực hay điều kiện để có thể giải quyết một vấn đề thì họ có nhiều khuynh hướng xuôi theo niềm tin đó để thực hiện hành vi giải quyết vấn đề của mình. Chi tiết hơn, quan điểm Nhận thức xã hội cho rằng khả năng mà một cá nhân thực hiện một số nhiệm vụ nhất định phụ thuộc vào mức độ tự tin vào năng lực bản thân (self-efficacy) của họ trong việc thực hiện những nhiệm vụ đó và theo đó, tự tin vào năng lực bản thân là một khái niệm trung tâm của nhận thức xã hội (Bandura, 1977). 2.1.3 Tự tin vào năng lực bản thân (Self-efficacy)
- 8 Là niềm tin rằng bản thân mình có khả năng và năng lực để thực hiện hành vi công việc với một mức độ thành công nhất định (Bandura, 1977). Trong bối cảnh sử dụng hệ thống thông tin Trường đại học, tự tin vào năng lực bản thân của người sử dụng chính là niềm tin của người sử dụng rằng họ có đủ khả năng tiếp cận, chuẩn bị để sử dụng hệ thống thông tin Trường đại học được cung ứng cho công việc của họ - chẳng hạn như kỹ năng đăng nhập, thao tác các chức năng được phân quyền trên hệ thống thông tin Trường đại học.v.v 2.1.4 Cấu trúc hỗ trợ (Support structure) Theo (skyes, 2019) cấu trúc hỗ trợ là loại hỗ trợ được sử dụng phổ biến nhất trong các tổ chức gồm cấu trúc hỗ trợ chính thức và cấu trúc hỗ trợ không chính thức. Cấu trúc hỗ trợ là những hỗ trợ về kỹ thuật, hỗ trợ của nhà quản lý, hỗ trợ trực tuyến khi hệ thống đang được triển khai thử nghiệm và hỗ trợ trực tiếp khi hệ thống đã đi vào vận hành.... đối với người dùng sử dụng hệ thống thông tin Trường đại học. 2.1.5 Chất lượng hệ thống thông tin (Information systerm quality) Theo Delone và MCLean (2004), mô hình chất lượng hệ thống thông tin chỉ bao gồm: Chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất lượng dịch vụ. Chất lượng hệ thống (system quality) được đánh giá bằng chức năng của hệ thống đó. Chất lượng hệ thống sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng của người sử dụng hệ thống (Lê và Benbasat, 2004), nó phản ánh sự ổn định, điều hướng bố trí và dễ sử dụng của hệ thống thông tin. Sự tương tác của hệ thống, thời gian truy cập, thời gian phản hồi và tính linh hoạt của hệ thống (nelson và cộng sự, 2005). DeLone và MCLean (2003) cho rằng các yếu tố củ chất lượng hệ thống bao gồm tính dễ sử dụng, độ tin cậy, thời gian đáp ứng và tính linh hoạt. Vance và cộng sự (2008) tiết lộ rằng chất lượng hệ thống ảnh hưởng đến niềm tin của người sử dụng đối với các sản phẩm công nghệ thông tin. Nếu chất lượng hệ thốn kém, người dùng có thể gặp phải sự gián đoạn trong việc sử dụng dịch vụ ảnh hưởng đến hiệu năng và hiệu suất của người dùng. Chất lượng thông tin (Information quality) là dựa trên thông tin được cung cấp bởi các dịch vụ trực tuyến, nó đề cập đến các yếu tố chính xác và đầy đủ của
- 9 thông tin và kích thước thông tin cung cấp cho người sử dụng hệ thống (nelson và cộng sự, 2005). Thông tin của hệ thống luôn được câp nhật kịp thời, đầy đủ và chính xác giúp người dùng tiếp cận được đầy đủ thông tin về yêu cầu của mình cần. Vì vậy họ sẽ tin tưởng vào hệ thống thông tin họ đang sủ dụng. Fung và Lê (1999) tuyên bố chất lượng thông tin có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với hệ thống. Chất lượng dịch vụ (Service quality) là chất lượng của sự tương tác giữa người sử dụng hệ thống với dịch vụ trợ giúp mà người dùng hệ thống nhận được từ bộ phận công nghệ thông tin (Ahn và cộng sự, 2007). Chất lượng dịch vụ đề cập trong nghiên cứu này là chất lượng hệ thống thông tin cung cấp các dịch vụ. Chất lượng dịch vụ phản ánh khả năng đáp ứng, đả bảo và sự đồng cảm của các dịch vụ được cung cấp cho người sử dụng hệ thống thông tin (Gefen, 2002). Chất lượng dịch vụ được thể hiện rõ khi bộ phận hỗ trợ cung cấp trả lời nhanh các câu hỏi của người sử dụng hệ thống thông tin. Chất lượng dịch vụ là một yếu tố quan trọng trong sự thành công của hệ thống thông tin trong môi Trường thương mại điện tự nơi mà dịch vụ khách hàng rất quan trọng (DeLone và MCLean, 2003). 2.1.6 Giá trị cảm nhận (Perceived value) Giá trị từ sản phẩm/ dịch vụ mà khách hàng cảm nhận là mức độ mà một người tin rầng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của học (Davis, 1989). Giá trị cảm nhận là một trong những yếu tố quan trọng trong việc chấp nhận các công nghệ mới. Nó sẽ được mô tả là sự đánh giá đơn giản, tiện lợi hoặc không tốn công sức của người dùng khi sử dụng tiện ích công nghệ (Selamat và Windasari, 2021). 2.1.7 Sự hài lòng (Satisfaction) Sự hài lòng được hiểu là trạng thái tâm lý có được sau kết quả của một quá trình đánh giá giữa lợi ích đạt được so với lợi ích mong đợi sau khi trải nghiệm sử dụng hệ thống thông tin (Bauer, Grether, 2002). Sự hài lòng của người dùng được đề cấp đến phản ứng của người nhận đối với việc sử dụng đầu ra của một hệ thống thông tin, hoặc mức độ mà người dùng cảm thấy IS đáp ứng yêu cầu của học (DeLone và McLean, 1992). Sự hài lòng là hệ quả
- 10 của trải nghiệm của người dùng trong các giai đoạn kích thích nhu cầu, tìm kiếm thông tin, lựa chọn thay thế, đánh giá, quyết định mua hàng và hành vi mua hàng (kotler, 1997). Trong nghiên cứu này, sự hài lòng của người dùng là mức độ cảm nhận được phù hợp giữa các yêu cầu của họ và chức năng hệ thống thông tin (Sedddon, 1997). 2.1.8 Lợi ích cá nhân (Individual benefit) Lợi ích cá nhân đề cập đến ảnh hưởng của thông tin đến hành vi người nhận (Delone và McLean, 1992). Việc đánh giá sau một hệ thống ERP trên một cá nhân lợi ích là cần thiết vì nó không chỉ biện minh cho các khoản đầu tư mà còn cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cách quản lý tốt hơn hành vi của nhân viên (Uwizeyemungu và Raymond, 2010). Trong nghiên cứu này, tác giả xác định lợi ích cá nhân khi nhận thức của người dùng về tầm quan trọng và tính hữu ích của hệ thống thông tin ảnh hưởng đến năng lực và hiệu quả của chúng. 2.2 Tổng quan lý thuyết 2.2.1 Mô hình thành công của hệ thống thông tin DeLone và McLean (D&M) (1992, 2003, 2016) Mô hình thành công của DeLone và McLean (1992) gồm sáu biến, các biến này có liên quan nhau chứ không phải độc lập, phụ thuộc lẫn nhau. Bảng 2.1Mô hình thành công IS của D & M (DeLone và McLean, 1992) Mô hình Hệ thống thông tin thành công của DeLone và McLean cung cấp một khuôn khổ và mô hình để đo lường biến phụ thuộc phức tạp trong nghiên cứu IS. Mô hình IS thành công của DeLone và McLean (1992, 2003) cung cấp một quan điểm hữu ích thông qua mà chúng ta có thể hiểu thành công sau khi triển khai ERP
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p |
525 |
118
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p |
454 |
83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p |
360 |
71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p |
366 |
66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p |
351 |
64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p |
383 |
63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p |
395 |
61
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p |
354 |
58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p |
361 |
50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p |
328 |
37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty công nghiệp nhựa Chinhuei trong điều kiện áp dụng mô hình capacity của Cam-I
26 p |
264 |
36
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p |
334 |
35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p |
262 |
31
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p |
229 |
26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p |
252 |
23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p |
200 |
18
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p |
246 |
11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Qquản trị quan hệ khách hàng tại công ty Thông tin di động VMS chi nhánh Kon Tum
26 p |
174 |
9
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)