intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản trị văn phòng: Tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ tại Bệnh viện K

Chia sẻ: Tomcangnuongphomai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

61
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là phân tích thực trạng công tác tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ tại Bệnh viện K. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ tại Bệnh viện K.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị văn phòng: Tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ tại Bệnh viện K

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Trần Thị Minh Huệ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỒ SƠ, TÀI LIỆU LƯU TRỮ TẠI BỆNH VIỆN K LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG HÀ NỘI - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Trần Thị Minh Huệ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỒ SƠ, TÀI LIỆU LƯU TRỮ TẠI BỆNH VIỆN K Chuyên ngành: Quản trị văn phòng Mã số: 60 34 04 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Đào Đức Thuận XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Chủ tịch hội đồng chấm luận văn Giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ khoa học PGS.TS. Vũ Thị Phụng PGS.TS. Đào Đức Thuận HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đào Đức Thuận. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng.......năm 2019 Tác giả Trần Thị Minh Huệ
  4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm và lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn tới các giảng viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng nói riêng và các giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) nói chung, đã truyền đạt cho em những kiến thức, kỹ năng cần thiết để em thực hiện hoạt động nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sỹ của mình. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Đào Đức Thuận, Thầy đã hướng dẫn tận tình, chỉ bảo, định hướng và cho em những lời khuyên, những nhận định hữu ích. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Bệnh viện K cùng gia đình đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin, tài liệu, thời gian phục vụ cho đề tài. Mặc dù tôi đã dành nhiều nỗ lực, cố gắng để thực hiện đề tài, song do thời gian có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong quý thầy, cô góp ý để Luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Trần Thị Minh Huệ
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỆNH VIỆN K VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỒ SƠ, TÀI LIỆU LƢU TRỮ TẠI BỆNH VIỆN K...... 8 1.1. Khái quát chung về Bệnh viện K ......................................................................... 8 1.1.1. Lịch sử hình thành của Bệnh viện K ............................................................. 8 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện K......................................................... 9 1.1.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 13 1.2. Khái quát về tài liệu hình thành trong hoạt động của Bệnh viện K ................... 17 1.2.1. Số lượng tài liệu hình thành trong hoạt động của Bệnh viện K ................. 17 1.2.2. Nội dung và thành phần tài liệu hình thành trong hoạt động của Bệnh viện K ............................................................................................................... 18 1.2.3. Đặc điểm hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Bệnh viện K ..... 22 1.2.4. Ý nghĩa của tài liệu hình thành trong hoạt động của Bệnh viện K ............ 24 1.3. Trách nhiệm, nguyên tắc, nội dung và sự cần thiết của việc Tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Bệnh viện K..................................... 28 1.3.1. Trách nhiệm tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Bệnh viện K ........................................................................................................ 28 1.3.2. Nguyên tắc tổ chức, quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Bệnh viện K ........................................................................................................ 31 1.3.3. Các nội dung tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Bệnh viện K. ....................................................................................................... 32 1.3.4. Sự cần thiết của việc tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Bệnh viện K ....................................................................................... 37 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 39 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỒ SƠ, TÀI LIỆU LƢU TRỮ TẠI BỆNH VIỆN K ......................................................... 40 2.1. Tổ chức xây dựng, ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy định về văn thư lưu trữ ....................................................................................... 40 2.2. Tuyển dụng, phân công, bố trí cán bộ................................................................ 42 2.3. Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ văn thư lưu trữ .................................................. 43 2.3.1. Thống nhất về phương pháp lập hồ sơ ....................................................... 43 2.3.2. Thu thập, giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan ........................................... 47 2.3.3. Tổ chức chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu, thống kê, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ ............................................................................................. 49 1
  6. 2.4. Ứng dụng KHCN vào công tác quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ .......................... 57 2.5. Tổ chức đào tạo cán bộ và công tác thi đua khen thưởng.................................. 59 2.6. Nhận xét, đánh giá ............................................................................................. 61 2.6.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 61 2.6.2. Hạn chế ....................................................................................................... 62 2.6.3. Nguyên nhân ............................................................................................... 63 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 65 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HIỆU QUẢ HỒ SƠ, TÀI LIỆU LƢU TRỮ TẠI BỆNH VIỆN K ......................................................... 66 3.1. Nhóm giải pháp tham mưu để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ của ngành y tế ......................................................................... 66 3.1.1. Ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu cho các cơ sở khám chữa bệnh ..................................................................... 66 3.1.2. Lãnh đạo phòng Hành chính cần nghiên cứu để tham mưu xây dựng riêng một Trung tâm lưu trữ để lưu giữ, bảo quản lâu dài khối tài liệu đặc thù của bệnh viện ............................................................................................................ 68 3.1.3. Tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo cán bộ chuyên môn, các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, chương trình tư vấn về tổ chức công tác lưu trữ ......................................................................................................... 72 3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ tại Bệnh viện K ....................................................................... 74 3.2.1. Đổi mới về nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu ....................................................................................................................... 74 3.2.2. Bệnh viện K cần nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về chuyên môn nghiệp vụ lưu trữ và tổ chức thực hiện các quy định tại văn bản ........ 83 3.2.3. Kiện toàn tổ chức nhân sự làm công tác văn thư lưu trữ ........................... 86 3.2.4. Chú trọng, tăng cường đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất và ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào công tác văn thư lưu trữ ............................ 88 3.2.5. Lãnh đạo Bệnh viện K cần tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra về văn thư lưu trữ........................................................................................ 92 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 95 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 98 2
  7. BẢNG KÝ KIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT Cụm từ viết tắt Cụm từ viết đầy đủ 1 CB Cán bộ 2 CBNV Cán bộ nhân viên 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 HC Hành chính 5 HSTL Hồ sơ, tài liệu 6 KHCN Khoa học công nghệ 7 NXB Nhà xuất bản 8 VTLT Văn thư lưu trữ 9 TLLT Tài liệu lưu trữ 10 TW Trung ương 3
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tài liệu lưu trữ là một sản phẩm của lịch sử, là nguồn tài nguyên thông tin quá khứ vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia. Giá trị của tài liệu lưu trữ đã được công nhận trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục… Trong mọi cơ quan, tổ chức, tài liệu lưu trữ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng như cung cấp thông tin có giá trị pháp lý cao và chính xác nhất. Bệnh viện K là Bệnh viện chuyên khoa ung bướu trực thuộc Bộ Y tế, có chức năng cấp cứu, khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu khoa học. Ngày 13/6/2017 thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Bệnh viện K thực hiện kế hoạch khảo sát, kiểm tra tình hình thực hiện 5 năm triển khai Luật Lưu trữ. Trong kết quả báo cáo, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều những bất cập và hạn chế trong công tác văn thư lưu trữ: hồ sơ công việc được lập nhưng không đầy đủ, bộ phận lưu trữ thuộc phòng Hành chính chưa tiến hành thu thập tài liệu vào lưu trữ cơ quan, chưa xây dựng được danh mục hồ sơ nộp lưu hàng năm, chưa có các văn bản quy định, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, hệ thống kho tàng bảo quản tài liệu cũng hạn chế, chưa xây dựng được kho lưu trữ chuyên dụng…. Do đó, đặt ra yêu cầu đối với Bệnh viện K là phải có sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư hơn nữa của lãnh đạo Bệnh viện đến công tác này trên các mặt: nhân sự, cơ sở vật chất, kinh phí, hệ thống văn bản. Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ tại Bệnh viện K” làm luận văn Thạc sĩ với mong muốn làm thay đổi công tác tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ hình thành trong hoạt động Bệnh viện phục vụ công tác quản lý, khám chữa bệnh. 4
  9. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1.Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, đặc biệt là đối với khối tài liệu hành chính. 2.2.Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Để nghiên cứu đề tài này, tôi tiến hành khảo sát tình hình tổ chức quản lý tài liệu của Bệnh viện tại cơ sở Tân triều trong 10 năm trở lại đây đối với tài liệu hành chính. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu tình hình tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu của Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác tổ chức quản lý HSTL của Bệnh viện K cơ sở Tân Triều với các nội dung: Nhận thức của lãnh đạo, CBNV trong Bệnh viện về công tác tổ chức quản lý HSTL, việc bố trí và tổ chức nhân sự chuyên trách; việc xây dựng và ban hành văn bản quy định về văn thư lưu trữ; tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ; ứng dụng CNTT và khoa học công nghệ vào quá trình quản lý HSTL; Đào tạo bồi dưỡng nhân sự đảm nhận công tác văn thư lưu trữ… 3. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, tác giả tập trung làm rõ 2 mục tiêu cơ bản sau: -Phân tích thực trạng công tác tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ tại Bệnh viện K. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ tại Bệnh viện K. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định như sau: - Khảo sát về hoạt động của Bệnh viện K (lịch sử hình thành, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức). - Khảo sát, thống kê thành phần, khối lượng, nội dung tài liệu lưu trữ hình thành trong hoạt động của Bệnh viện K. 5
  10. - Phân tích mục đích, ý nghĩa của việc quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ, sự cần thiết phải tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ hình thành trong hoạt động của Bệnh viện K. - Đánh giá ưu điểm, hạn chế của công tác tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ tại Bệnh viện K. - Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu tại Bệnh viện K 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả dự kiến sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, cụ thể là phương pháp luận của khoa học quản trị, lưu trữ học và khoa học tổ chức, khoa học quản lý. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thêm một số phương pháp cụ thể như : - Phương pháp lịch sử và phương pháp hệ thống: được vận dụng khi nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện K, qua đó để xác định các nhóm tài liệu hình thành chủ yếu trong hoạt động của Bệnh viện. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế khối lượng, nội dung thành phần tài liệu…, qua đó có những đánh giá khách quan về khối tài liệu hình thành trong hoạt động của Bệnh viện. - Phương pháp phân tích tổng hợp: dựa trên các thông tin thu thập được từ thực tế để tổng hợp theo từng nội dung và giải quyết các vấn đề. 6. Dự kiến đóng góp của đề tài Nếu đề tài được thực hiện thành công sẽ là một công trình đầu tiên nhìn nhận, đánh giá được thực trạng tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu tại Bệnh viện K trong thời gian qua. Qua việc đánh giá và phân tích các kết quả và hạn chế của công tác tổ chức quản lý hồ sơ tại Bệnh viện K, tác giả sẽ đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý hồ sơ tại Bệnh viện K trong thời gian tới. 6
  11. 7. Bố cục của đề tài Chương 1: Khái quát chung về Bệnh viện K và công tác tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ tại Bệnh viện K. Chương 2: Thực trạng tổ chức quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ tại Bệnh viện K. Chương 3: Giải pháp tổ chức quản lý hiệu quả hồ sơ, tài liệu lưu trữ tại Bệnh viện K. Qua đây, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo tại Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội và đặc biệt là PGS.TS. Đào Đức Thuận - Giảng viên hướng dẫn khoa học đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này. Học viên Trần Thị Minh Huệ 7
  12. CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỆNH VIỆN K VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ HỒ SƠ, TÀI LIỆU LƢU TRỮ TẠI BỆNH VIỆN K 1.1 . Khái quát chung về Bệnh viện K 1.1.1 Lịch sử hình thành của Bệnh viện K Bệnh viện K có tên tiếng Việt được quy định trong bản Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện là: Bệnh viện K. Tên viết tắt tiếng Việt: BVK Tên tiếng Anh: National Cancer Hospital Trụ sở chính: Bệnh viện K cơ sở 3 (Bệnh viện K cơ sở Tân Triều), số 30 đường Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội. a) Địa chỉ cơ sở 1 và cơ sở 2: - Bệnh viện K cơ sở 1 (Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ): số 43 phố Quán Sứ, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. - Bệnh viện K cơ sở 2 (Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp): Thôn Tựu Liệt, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Bệnh viện K, tiền thân là Viện Radium Đông Dương được thành lập ngày 19 tháng 10 năm 1923, là Bệnh viện chuyên khoa ung bướu trực thuộc Bộ Y tế được thành lập theo Quyết định số 711/QĐ-BYT ngày 17 tháng 7 năm 1969 của Bộ trưởng Bộ Y tế, được khẳng định lại theo Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Bộ Y tế, có tư cách pháp nhân, có 3 con dấu; được mở tài khoản theo quy định của pháp luật, có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội. Bệnh viện chịu sự quản lý nhà nước về y tế của Bộ Y tế; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của địa phương nơi Bệnh viện đặt trụ sở làm việc. 8
  13. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện K Theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện K ban hành kèm theo Quyết định số 5737/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 26/9/2018 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện K, thì Bệnh viện có chức năng như sau: + Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng chuyên khoa ung bướu và các bệnh trong khả năng của Bệnh viện cho người bệnh trong nước, nước ngoài. + Đào tạo và tham gia đào tạo cán Bộ Y tế, làm công tác chỉ đạo tuyến, tham gia phòng chống dịch bệnh theo nhiệm vụ được Bộ Y tế phân công. + Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ người bệnh và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực y tế. Với chức năng này, Bệnh viện K thực hiện những nhiệm vụ trọng điểm như: - Công tác khám bệnh, chữa bệnh: + Tổ chức cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu chuyên khoa ung bướu và các bệnh trong khả năng của Bệnh viện cho người bệnh trong nước, người bệnh là người nước ngoài, phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; + Tổ chức triển khai thực hiện các kỹ thuật y học hiện đại; + Tham gia công tác giám định y khoa được Bộ Y tế giao; + Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng; + Nghiên cứu, áp dụng, mở rộng quy mô, phạm vi các hoạt động dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật; + Tư vấn, khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe cho đối tượng có nhu cầu; + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Y tế. 9
  14. - Công tác nghiên cứu khoa học: + Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các kỹ thuật mới, phương pháp mới trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; tham gia nghiên cứu để giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân tại địa phương và trong cả nước; + Chủ trì và tham gia các công trình nghiên cứu khoa học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền; + Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học theo quy định của pháp luật; + Thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy định của pháp luật. - Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế: + Là cơ sở thực hành của một số cơ sở đào tạo nhân lực y tế theo quy định của pháp luật và của Bộ Y tế; + Tham gia đào tạo điều dưỡng, kỹ thuật viên, bác sĩ, bác sĩ nội trú, thạc sĩ y học, tiến sĩ y học, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II; + Tham gia đào tạo sinh viên, thực tập sinh và nghiên cứu sinh nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Bệnh viện; + Đào tạo liên tục và đào tạo phát triển nghề nghiệp cho cán bộ, viên chức trong Bệnh viện và các cơ sở y tế khác có nhu cầu; + Hướng dẫn thực hành khám bệnh, chữa bệnh cho người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam có nhu cầu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. - Công tác chỉ đạo tuyến: + Tham mưu giúp Bộ Y tế xây dựng hệ thống mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh và phòng bệnh cho các tỉnh, thành phố trong cả nước quy định tại Quyết định số 4026/QĐ-BYT ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các văn bản có liên quan; 10
  15. + Tham gia hỗ trợ tuyến dưới tổ chức triển khai các chương trình, dự án phát triển y tế cơ sở. + Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho các tuyến theo quy định của cấp có thẩm quyền và các đơn vị khác có nhu cầu; + Theo dõi, giám sát các hoạt động chuyên môn khu vực được phân công; + Thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo tuyến khác khi được phân công. - Hợp tác quốc tế: + Chủ động khai thác, thiết lập các mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám bệnh, chữa bệnh; nghiên cứu khoa học; đào tạo cán bộ với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; xây dựng các dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật; + Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế của Bệnh viện; cử cán bộ, viên chức, học viên đi học tập, nghiên cứu, công tác ở nước ngoài; hợp tác trao đổi và tiếp nhận giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Bệnh viện và ngược lại theo quy định của pháp luật; quản lý đoàn ra, đoàn vào trong phạm vi hoạt động của Bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế; + Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi của Bệnh viện quản lý theo quy định của pháp luật. - Phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa: + Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt; + Thực hiện các nhiệm vụ phòng bệnh, phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền. 11
  16. - Quản lý chất lượng Bệnh viện: + Áp dụng, triển khai và xây dựng kế hoạch từng bước thực hiện theo Tiêu chí chất lượng Bệnh viện do Bộ Y tế ban hành và các tiêu chuẩn chất lượng khác có liên quan; + Tự đánh giá chất lượng, công khai chất lượng hoạt động Bệnh viện và chịu sự kiểm định chất lượng của Bộ Y tế và các cơ quan liên quan khác; + Xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng của Bệnh viện; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ do Bệnh viện cung cấp. - Quản lý Bệnh viện: + Phát huy quyền tự chủ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển Bệnh viện, tổ chức các hoạt động dịch vụ y tế, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế; + Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi ngân sách của Bệnh viện, từng bước cải tiến công tác quản lý tài chính theo quy định của pháp luật; + Huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Bệnh viện theo quy định của pháp luật; sử dụng nguồn thu từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng phạm vi hoạt động của Bệnh viện, chi trả lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật; Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị của Bệnh viện theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa; + Tạo thêm nguồn kinh phí cho Bệnh viện từ các hoạt động dịch vụ, các dự án đầu tư trong nước và quốc tế. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ Y tế. 12
  17. 1.1.3 Cơ cấu tổ chức Tổ chức bộ máy và nhân sự được cơ cấu như sau: Lãnh đạo, quản lý Bệnh viện - Giám đốc và các Phó Giám đốc Bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm, cách chức. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc và các Phó Giám đốc được thực hiện theo quy định của pháp luật. Giám đốc chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Bệnh viện. Phó Giám đốc giúp Giám đốc một số công việc được phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về công việc được giao. Một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền thay mặt Giám đốc điều hành và giải quyết các công việc của Bệnh viện K khi Giám đốc vắng mặt. - Trưởng, phó các khoa, phòng và tổ chức tương đương thuộc thẩm quyền Thủ trưởng đơn vị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, miễn nhiệm, cách chức được thực hiện theo quy định quy trình của đơn vị, của Bộ Y tế; chức danh khác thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế thì đơn vị thực hiện quy trình báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định. Thực hiện nguyên tắc hạn chế tối đa kiêm nhiệm chức vụ quản lý; chức vụ quản lý do cấp có thẩm quyền nào bổ nhiệm thì có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận cho kiêm nhiệm chức vụ quản lý khác trong đơn vị. - Kế toán trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Liên Bộ Tài chính - Nội vụ và các văn bản pháp luật có liên quan; Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về mọi công việc trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của kế toán trưởng theo quy định của pháp luật. 13
  18. Các Hội đồng trong Bệnh viện Các Hội đồng trong Bệnh viện để phục vụ nhiệm vụ chính trị theo quy chế và quy định của pháp luật, gồm: a) Hội đồng Quản lý Bệnh viện; b) Hội đồng Khoa học và Công nghệ; c) Hội đồng Đào tạo; d) Hội đồng Thuốc và điều trị; e) Hội đồng chuyên môn; f) Hội đồng Dinh dưỡng; g) Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn; h) Hội đồng Y đức; i) Hội đồng Thi đua và Khen thưởng. Các hội đồng khác được thành lập khi có nhu cầu thực tế và theo quy trình, quy định của Bệnh viện và của Bộ Y tế. Hoạt động của các Hội đồng thực hiện theo quy định của pháp luật. Bệnh viện K hiện nay có 3 cơ sở: Cơ sở chính Tân triều, cơ sở Tam Hiệp, cơ sở Quán Sứ. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đi vào giới thiệu về cơ sở chính Tân Triều. Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, gồm: + Khối phòng - trung tâm: 12 phòng và 01 trung tâm Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Công nghệ thông tin Phòng Điều dưỡng Phòng Hợp tác quốc tế Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Quản lý chất lượng Phòng Tài chính Kế toán Phòng Công tác xã hội Phòng Vật tư - Thiết bị y tế Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học Phòng Hành chính Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến Phòng Quản trị 14
  19. + Các khoa lâm sàng, gồm: 35 khoa và 2 trung tâm: Khoa Khám bệnh. Khoa Ngoại Đầu cổ. Khoa Ngoại Tai - Mũi - Họng. Khoa Ngoại Thần kinh. Khoa Ngoại Vú. Khoa Ngoại Lồng ngực. Khoa Ngoại Tiêu hóa trên. Khoa Ngoại Tiêu hóa dưới. Khoa Ngoại Tiết niệu. Khoa Ngoại Phụ khoa. Khoa Ngoại Cơ - Xương - Khớp. Khoa Ngoại Gan - Mật - Tụy. Khoa Phẫu thuật tạo hình. Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức. Khoa Hồi sức sau mổ. Khoa Hồi sức tích cực. Khoa Hồi sức cấp cứu. Khoa Nội Hệ tạo huyết. Khoa Nội Đầu cổ. Khoa Nội Vú - Phụ khoa. Khoa Nội Tiêu hóa trên và hệ tiết niệu. Khoa Nội Tiêu hóa dưới và phổi. Khoa Nội Nhi. Khoa Ngoại Nhi. Khoa Xạ Đầu cổ. Khoa Xạ Vú - Phụ khoa. Khoa Xạ Tiêu hóa - Tiết niệu. 15
  20. Khoa Xạ Tổng hợp. Khoa Xạ áp sát. Khoa Vật lý xạ trị. Khoa Y học hạt nhân. Khoa Y học cổ truyền. Khoa Phục hồi chức năng. Khoa Khám bệnh theo yêu cầu. Khoa Điều trị theo yêu cầu. Khoa Quốc tế. Trung tâm Phẫu thuật nội soi robot ung bướu. Trung tâm khám và điều trị theo yêu cầu. + Các khoa cận lâm sàng, gồm 06 khoa và 03 trung tâm: Khoa Sinh hóa - Miễn dịch; Khoa Huyết học; Khoa Vi sinh; Khoa Nội soi - Thăm dò chức năng; Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn; Khoa Dược; Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng; Trung tâm Giải phẫu bệnh và sinh học phân tử; Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh. Giám đốc Bệnh viện quyết định thành lập các khoa, phòng; xây dựng và phê duyệt mối quan hệ công tác; chức năng nhiệm vụ của các khoa, phòng và đơn vị thuộc Bệnh viện có trong Quy chế này theo đúng thẩm quyền; tổ chức thành các bộ phận tương ứng với các khoa, phòng, trung tâm để bố trí hợp lý tại các cơ sở Quán Sứ, Tam Hiệp bảo đảm hoạt động thông suốt; xây dựng Đề án thành lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định thành lập, Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị chưa được cấp có thẩm quyền phân cấp. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2