intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh vật học và khả năng nhân giống của loài cây lá Bép (Gnetum Gnemon L.)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài lầ góp phần bổ sung kiến thức về đặc điểm sinh thái, sinh vật học và kỹ thuật nhân giống của loài rau Lá Bép (Gnetum Gnemon L) làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển cây Lá Bép tại tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng... và mở rộng sản xuất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh vật học và khả năng nhân giống của loài cây lá Bép (Gnetum Gnemon L.)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ NGOAN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, SINH VẬT HỌC VÀ KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CỦA LOÀI CÂY LÁ BÉP (GNETUM GNEMON L.) LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ NGOAN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, SINH VẬT HỌC VÀ KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CỦA LOÀI CÂY LÁ BÉP (GNETUM GNEMON L.) Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60.42.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Anh Hùng THÁI NGUYÊN - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố Tác giả luận văn Phạm Thị Ngoan i
  4. LỜI CẢM ƠN Bằng tấm lòng thành kính, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng tới: - Các thầy cô trong Ban chủ nhiệm khoa Sinh cùng toàn thể các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên của khoa Sinh trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. - Ban giám hiệu trường THPT Sông Mã, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La cùng các đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện về thời gian công tác để tôi có thể học tập và nghiên cứu khoa học. - Các vị lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Đồng Phú tỉnh Bình Phước đã ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ cung cấp số liệu, giúp tôi nghiên cứu thực địa. - Thầy giáo TS. Nguyễn Anh Hùng đã quan tâm, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày…. tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thị Ngoan ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2 3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3 4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4 1.1. Thị trường rau xanh một số nước trên thế giới............................................. 4 1.2. Các nghiên cứu về vai trò và giá trị sử dụng các loài rau ............................ 5 1.3. Nghiên cứu rau rừng trong nước ................................................................ 11 1.4. Các nghiên cứu về cây lá Bép .................................................................... 14 1.4.1. Nghiên cứu về giá trị sử dụng ................................................................. 14 1.4.2. Nghiên cứu về khả năng nhân giống ....................................................... 18 1.5. Nghiên cứu về bảo tồn tài nguyên thực vật ................................................ 19 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 28 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 28 2.2.1. Phương pháp điều tra ............................................................................... 28 2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................. 31 Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI ..................... 32 3.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 32 iii
  6. 3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ................................................................................ 32 3.1.2. Khí hậu - Thủy văn .................................................................................. 33 3.1.3. Tài nguyên đất ......................................................................................... 34 3.1.4. Tài nguyên rừng ....................................................................................... 34 3.1.5. Tài nguyên khoáng sản ............................................................................ 35 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội.............................................................................. 35 3.2.1. Một số chỉ tiêu về kinh tế xã hội của tỉnh Bình Phước ........................... 35 3.2.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .......................................................... 38 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 41 4.1. Đặc điểm hình thái và giải phẫu cây lá Bép ............................................... 41 4.1.1. Đặc điểm hình thái ................................................................................... 41 4.1.2. Đặc điểm giải phẫu .................................................................................. 43 4.2. Đặc điểm sinh thái môi trường nơi loài rau phân bố .................................. 46 4.2.1. Đặc điểm phân bố của cây lá Bép ........................................................... 46 4.2.2. Đặc điểm sinh thái môi trường nơi loài rau phân bố ............................... 47 4.3. Thực trạng khai thác và sử dụng cây lá Bép tại tỉnh Bình Phước .............. 48 4.4. Kết quả nghiên cứu nhân giống của cây Lá Bép ........................................ 52 4.4.1. Kết quả nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp gieo hạt .................. 52 4.4.2. Kết quả nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp giâm hom............... 54 4.5. Đề xuất giải pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây rau Lá Bép ..................... 57 4.5.1. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của cây rau Lá Bép...................... 57 4.5.2. Các giải pháp bảo tồn cây lá Bép ............................................................ 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 60 1. Kết luận .......................................................................................................... 60 2. Kiến nghị ....................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 62 PHỤ LỤC iv
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH-HĐH: : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa KVNC: : Khu vực nghiên cứu LSNG: : Lâm sản ngoài gỗ THPT: : Trung học phổ thông TP: : Thành phố iv
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Kết quả thống kê số lượng cây lá Bép tái sinh quanh gốc cây mẹ43 Bảng 4.2. Thành phần cát, sét, thịt trong đất ................................................ 48 Bảng 4.3. Thành phần các chất khoáng trong đất .......................................... 48 Bảng 4.4. Khối lượng rau Lá Bép người dân thu hái từ rừng vào mùa mưa . 49 Bảng 4.5. Khối lượng rau Lá Bép người dân thu hái từ rừng vào mùa khô .. 49 Bảng 4.6. Thống kê số lượng cây Lá Bép người dân lấy từ rừng tự nhiên ... 51 Bảng 4.7. Tần suất mua, sử dụng rau Lá Bép của người dân KVNC ........... 52 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của cách xử lý hạt giống đến kết quả thí nghiệm....... 53 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của độ sâu lấp đất đến kết quả thí nghiệm ................. 54 Bảng 4.10. Ảnh hưởng của nồng độ IBA, IAA và NAA đến tỷ lệ hom sống . 54 Bảng 4.11. Ảnh hưởng của loại giá thể dùng giâm hom đến tỷ lệ hom sống . 56 Bảng 4.11. Ảnh hưởng của loại giá thể dùng giâm hom đến tỷ lệ hom sống . 60 v
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước ............................................. 32 Hình 4.1. Cây Lá Bép tại xã Đak Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước . 41 Hình 4.2. Ảnh quả cây rau Lá Bép ................................................................ 42 Hình 4.3. Lát cắt ngang thân ......................................................................... 44 Hình 4.4. Lát cắt tiếp tuyến ........................................................................... 45 Hình 4.5. Lát cắt xuyên tâm .......................................................................... 45 Hình 4.6. Tế bào biểu bì mặt trên ................................................................. 46 Hình 4.7. Tế bào biểu bì mặt dưới ................................................................ 47 Hình 4.8. Bản đồ phân bố Chi dây Gắm (Gnetum) trên Thế giới [34] ......... 47 Hình 4.9. Thí nghiệm giâm hom cây lá Bép ................................................. 55 vi
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đã từ lâu, con người biết sử dụng những cây hoang dại để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Ở Việt Nam, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ, cây rau rừng đã trở thành lương thực không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Ngày nay, cây rau rừng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng, làm thuốc cho mọi tầng lớp nhân dân từ thành thị đến nông thôn, từ vùng cao đến vùng sâu, vùng xa... Trước tầm quan trọng của các loài rau hoang dại, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về thực trạng, bảo tồn, nhân giống, gây trồng, thành phần dinh dưỡng đối với các loại rau này. Trong đó, cây rau lá Bép là một loài cây rau rừng hiện đang được người dân các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắk, Bình Phước... sử dụng làm thực phẩm hàng ngày và đang có nguy cơ bị cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Ở Việt Nam, cây Lá Bép (Gnetum gnemon L.) là một loài thuộc chi dây Gắm (Gnetum), họ Dây Gắm (Gnetaceae), phân bố ở một số tỉnh thuộc miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ như ở Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Phước, Bình Thuận và Côn Đảo. Cây lá Bép thuộc thực vật Hạt trần. Là loài cây thân gỗ mảnh, kích thước từ nhỏ đến trung bình. Lá thuộc loại thường xanh, lá đơn mọc đối, không có lá kèm, mép lá nguyên, gân lá lông chim, dài 8-20 cm và rộng 3-10 cm, lúc mới mọc có màu đồng, khi trưởng thành có màu lục sẫm và bóng mặt, có mũi nhọn ở chóp, thon dẹp dần ở gốc, gân lá 5-7 cặp dính nhau. Lá có hình dạng, kích thước gần giống với lá chôm chôm, lá nhãn. Rau lá Bép đã được dùng làm rau ăn của người dân tộc thiểu số từ lâu đời, có thể ăn ở dạng xào hoặc nấu canh với cá suối... Rau lá Bép trở nên nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiếng chống Mỹ khi bộ đội Việt Nam sống trong chiến khu thiếu lương thực phải ăn rau rừng để sống trong thời kỳ chiến trường ác liệt. 1
  11. Trong quyển "Những kỷ niệm ở rừng miền Đông" của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân có kể rằng, một đơn vị bộ đội khi hành quân trên vùng Bình Phước chẳng may bị lạc rừng. Hết lương thực, đoàn quân hàng trăm người phải tìm lá cây rừng ăn cầm hơi suốt một tuần. Đó là những thứ lá rừng vị ngọt thanh, ăn khá ngon miệng. Mãi sau này, nhiều người mới biết đó là lá Bép. Để giúp bộ đội Trường Sơn chủ động tìm nguồn thức ăn khi thiếu lương thực, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân in ấn sách rau rừng dạng sổ tay khổ nhỏ, trong đó mô tả hàng trăn loại rau rừng, củ, quả và nấm rừng ăn được có hình ảnh mẫu kèm theo để giúp bộ đội đi tới đâu, gặp rau nào thì đối chiếu tìm nấu. Trong đó có loài rau Bép thuộc những cây rau chủ lực. Theo Đông y, cây lá Bép hay còn gọi là cây lá Bét có tiềm năng lớn không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng mà còn vì dược tính của nó. Không chỉ ngon, đủ calo, an toàn, nó còn chứa các hoạt chất sinh học tự nhiên cần cho sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Theo Tây y, năm 1955, Masilungan và những đồng nghiệp phát hiện chất chiết trong lá cây có chứa các chất kháng sinh. Trước tầm quan trọng như trên, cây lá Bép đã và đang bị người dân khai thác quá mức, nguồn tài nguyên này đang có nguy cơ bị cạn kiệt. Vì vậy, đề tài tập trung “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, sinh vật học và khả năng nhân giống của loài cây lá Bép (Gnetum Gnemon L.)” là một việc rất cần thiết và cấp bách. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Góp phần bổ sung kiến thức về đặc điểm sinh thái, sinh vật học và kỹ thuật nhân giống của loài rau Lá Bép (Gnetum Gnemon L) làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển cây Lá Bép tại tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng... và mở rộng sản xuất. 2
  12. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được đặc điểm sinh thái, sinh vật học của loài rau Lá Bép (Gnetum Gnemon L). - Đánh giá được thực trạng khai thác và sử dụng cây Lá Bép tại tỉnh Bình Phước. - Đánh giá được hiệu quả của kỹ thuật nhân giống cây Lá Bép bằng phương pháp giâm hom và bằng phương pháp gieo hạt. - Đề xuất được giải pháp bảo tồn cây Lá Bép 3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, sinh vật học, thực trạng khai thác, sử dụng và khả năng nhân giống cây rau Lá Bép (Gnetum Gnemon L.). - Phạm vi về không gian: Tiến hành nghiên cứu tại tỉnh Bình Phước. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu từ tháng 5/2016 đến tháng 6/2017. 4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của cây Lá Bép. - Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái môi trường nơi loài rau phân bố. - Nghiên cứu về thực trạng khai thác và sử dụng cây Lá Bép tại tỉnh Bình Phước. - Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống đối với cây Lá Bép. - Nghiên cứu giải pháp bảo tồn cây Lá Bép 3
  13. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Thị trường rau xanh một số nước trên thế giới Trong những năm gần đây, thị trường rau tươi ở châu Âu giảm về khối lượng nhưng tăng về giá trị. Ở nhiều nước phía Đông châu Âu, mức tiêu dùng sản phẩm rau tươi vẫn tiếp tục tăng và người tiêu dùng đang chuyển dần từ tiêu dùng một số loại rau cơ bản sang những sản phẩm đa dạng hơn bao gồm cả các loại nhập khẩu. Bên cạnh đó, sự tồn tại sẵn có của nhiều đồ ăn khác như thức ăn nhẹ, đồ ăn nhanh đã trở thành sản phẩm cạnh tranh gay gắt đối với sản phẩm rau tươi. Các nước như Đức, Tây Ban Nha, Ý, Pháp là những thị trường lớn nhưng đã gần như bão hòa. Chỉ có một số thị trường ngách và một số nhóm sản phẩm nhất định còn có cơ hội tăng trưởng. Đây cũng là cơ hội cho các nước đang phát triển đẩy mạnh việc xuất khẩu rau xanh và thị trường châu Âu [33]. Tại các cửa hàng bán đồ châu Á và các khu chợ buôn bán ở một số thành phố lớn như Moscow, Berlin, Praha, Warsaw, London, Paris… những mớ rau muống, mùng tơi, cải xanh, rau bí, mướp, bầu, cùng rau thơm đủ loại: rau mùi, húng láng, húng chó, tía tô, kinh giới… được bầy bán khắp nơi, nhìn qua tưởng “thuần Việt”, nhưng thật ra được trồng tại chính các nước sở tại. Nhu cầu sử dụng rau xanh của các nước trên thế giới ngày một tăng cao. Bảng theo dõi chi phí sinh hoạt các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày của Mirror.co.uk cũng cho thấy người tiêu dùng tại Anh hiện đang phải chi thêm trung bình hơn 3% so với năm 2009 để mua rau xanh [37]. Nếu ở Việt Nam, các loại rau xanh bị coi là thực phẩm “bình dân”, nhà nào cũng có trong bữa cơm gia đình thì khi đã “định cư” ở trời Tây, lại được xem là món “sơn hào hải vị”. Điển hình nhất là rau muống, từ lúc nào đã trở thành mặt hàng rất hút khách ở các nước châu Âu và chỉ dành cho những gia đình khá giả. Không chỉ người châu Á thích ăn rau muống, mà cả dân Tây cũng 4
  14. ưa chuộng. Tùy theo mùa, rau muống ở Nga có giá dao động từ 4,5 - 10 USD 1kg; ở Đức là 7 USD, Praha 5 USD… Theo ủy ban Phát triển Thị trường Trái cây và Rau quả tại Kalimati ở Ấn Độ, tổng lượng rau các loại đưa ra thị trường đã lên đến 360 tấn/ngày bắt đầu từ 17/01/2010. Trước khi lễ hội, cung lượng trung bình hàng ngày của các mặt hàng nông sản trên thị trường vào khoảng 600 - 650 tấn/ngày. Với sự cải thiện nguồn cung cấp, giá các loại rau quan trọng đã liên tục giảm trên thị trường. "Hầu hết các mặt hàng rau quả hiện đang được bán với giá thấp hơn so với giá đã ghi nhận một vài tuần trước đây", ông Ramesh Dangol, một quan chức của ủy ban cho biết. Theo tin từ ủy ban, giá cả của Cà chua lớn, khoai tây đỏ và khoai tây trắng giảm xuống lần lượt là 24 Rupi, 20 Rupi và 14 Rupi/kg từ các mức giá 26 Rupi, 22 Rupi và 16 Rupi/kg ghi nhận được trước đây hai tuần. Tương tự như vậy đối với một số loại rau khác như hành, súp lơ thường và súp lơ Tarai cũng được bán với giá lần lượt là 33 Rupi, 18 Rupi và 10 Rupi/kg, giảm từ 36 Rupi, 22 Rupi và 18 Rupi/kg tương ứng. Giá của tỏi Trung Quốc cũng giảm xuống còn 120 Rupi/kg từ 124 Rupi/kg trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, giá của dưa chuột lại tăng từ 20 Rupi/kg lên 24 Rupi/kg [18] 1.2. Các nghiên cứu về vai trò và giá trị sử dụng các loài rau Cây rau xanh là thành phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta. Những câu nói “cơm không rau như đau không thuốc” hoặc “đói ăn rau, đau uống thuốc” đã được khẳng định tầm quan trọng, sự cần thiết của rau trong bữa ăn và trong đời sống của con người [4] Nhân dân ta có rất nhiều loại rau, phổ biến nhất trong bữa ăn hàng ngày là các loại rau cải, rau muống, rau ngót... đặc biệt người dân sống ở miền núi thường sử dụng các loài rau rừng như rau Dớn (Diplazium esculentum), rau Sắng (Meliantha suavis P.)... Trong bữa ăn của người dân ta chỉ có hai loại thực phẩm (tính bằng gam) thường xuyên chiếm 3 con số là gạo và rau. Cơm rau cũng là thành ngữ quen thuộc và phổ biển ở Việt Nam. 5
  15. Khoa học dinh dưỡng đã phân tích và xác định trong rau quả hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Không những rau quả đã góp phần quan trọng và kịp thời chống đói ở những vùng đói thường xuyên hoặc bị thiên tai mà quan trọng hơn cả là vì rau là nguồn cung cấp chủ yếu vitamin, chất khoáng, chất xơ và một phần quan trọng chất đạm là những chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với hoạt động sinh lý của cơ thể [4]. Rau là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động bình thường của các chức phận sinh lý và sự chuyển hoá của các chất trong cơ thể. Lịch sử còn ghi lại 100 người trong số 160 thủy thủ của đoàn thám hiểm Vasco de Gama đi tìm đường sang phương Đông đã bị chết về bệnh scorbut, do chế độ ăn dài ngày trên biển thiếu Vitamin C. Lịch sử cũng ghi lại nhiều cuộc chiến tranh đã phải nhanh chóng kết thúc vì hàng vạn quân số của 2 bên đều bị bệnh thiếu vitamin, không còn sức chiến đấu [4]. Giá trị dinh dưỡng của rau cũng rất cao, nếu ăn mỗi ngày khoảng 300g rau rừng sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 70 - 80 calo và trên 10g protein đồng thời có thêm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể [4]. Ngày nay tuy là thời bình, thực phẩm đầy đủ nhưng vẫn còn nhiều người thiếu kiến thức về ăn uống hợp lý dẫn đến xảy ra một số bệnh như khô mắt do thiếu Vitamin A, tê phù do thiếu Vitamin B1... Thiếu Vitamin sẽ gây rất nhiều bệnh tật, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, thường xuyên gây cho người ta cảm giác mệt mỏi, thiếu sức bền bỉ, năng suất lao động và công tác sút kém [4]. Theo Farmsworth et al và cộng sự vào năm 1985 có khoảng 119 hợp chất hóa học chiết suất từ thực vật bậc cao được sử dụng vào sản xuất thuốc trên toàn thế giới. Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính là có 80% người dân ở các nước đang phát triển của thế giới hiện nay đang phụ thuộc vào các loại thuốc truyền thống để chữa bệnh và trong khoảng 85% các loại thuốc truyền thống đó có sử dụng các chiết xuất từ thực vật. Rất nhiều nước trên thế giới quan tâm đầu tư nghiên cứu tìm các hợp chất mới từ thực vật như Trung Quốc, 6
  16. Nhật Bản, Mỹ, Đức, Ấn Độ... Trong thực tế các nghiên cứu như vậy chỉ được bắt đầu từ thế kỷ 19 và công nghệ cũng phát triển rất mạnh mẽ từ đó. Tại trung tâm Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã kiểm tra rất nhiều loài thực vật để tìm kiếm chất ung thư, rất nhiều loài đã chứng tỏ có hoạt chất chống ung thư, một số hoạt chất đã được chiết xuất và nghiên cứu về cấu trúc để thử nghiệm chữa trị cho con người [18]. Tại Hồng Kông vào năm 1981 với dân số gần 5,7 triệu người, Hồng Kông có ít nhất 346 người bán cây cỏ làm thuốc và 1477 cửa hàng bán thuốc từ các loại cây cỏ, trong khi đó có 3362 thầy thuốc có đăng ký và 375 hiệu thuốc. Hiệp hội các nhà thuốc Bắc ở đây có khoảng 5.000 hội viên. Có thể nói Hồng Kông là một thị trường đông dược lớn nhất thế giới, nhập khẩu vượt con số 190 triệu đô la Mỹ mỗi năm. Chỉ có khoảng 70% các loại sản phẩm thảo dược đó là được sử dụng tại chỗ, còn 30% lại được tái xuất. Theo tính toán thì mỗi năm người dân nơi đây tiêu thụ khoảng 25 đô la Mỹ cho thuốc Bắc. Đây mới chỉ là số liệu tính riêng cho Hồng Kông mà chưa hề đưa ra các số liệu cho cả Trung Quốc, một đất nước mà từ hàng nghìn năm qua người dân đã quen sử dụng thuốc dân tộc sản xuất từ thực vật để chữa bệnh [18]. Tại Nhật Bản hệ thống y học cổ truyền được gọi là Kampo là một dạng ứng dụng y học Trung Quốc. Thuốc dân tộc bao gồm các sản phẩm từ tự nhên, mà chủ yếu là các chiết xuất từ thực vật. Tổng chi phí cho các sản phẩm thuốc tại Nhật Bản là khoảng 8,3 tỉ đô la Mỹ trong năm 1986, song các loại thuốc dân tộc chỉ chiếm 12,5 triệu đô la Mỹ. Vào năm 1984, tổng chi phí cho các loại thuốc đã lên tới 14,6 tỉ đô la Mỹ và chi phí cho thuốc dân tộc cũng tăng lên 150 triệu đô la Mỹ (Terasawa, 1986) [18]. Tonga Noweg và cộng sự (2003) nghiên cứu những loài cây làm rau lấy từ rừng của các cộng đồng trong khu vực Vườn quốc gia Crocker Range, Sabah, Malaysia cho thấy có đến 70,6% cộng đồng dân cư có lấy các loài rau từ rừng, 82% phụ nữ tham gia lấy các loại rau rừng phục vụ cho gia đình 18% vừa lấy để dùng vừa đem bán ở các chợ địa phương. 7
  17. Wang Guang-Yin và cộng sự (2002) nghiên cứu về khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên rừng tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, chỉ ra có tới 91 họ, 226 chi và 415 loài. Phân bố địa lý, sự khai thác và cách thức sử dụng được chỉ rõ và đặc tính của loài, đặc điểm sinh học, các phần có thể ăn được, thời gian thu hái và sinh cảnh của chúng cũng đề cập tới. Tugba Bayrak Ozbucak và cộng sự đã nghiên cứu phân bố các loài cây ăn được ở vùng biển đen Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy các loài cây ăn được rất phổ biến và được dân cư vùng này sử dụng thường xuyên, thống kê được có 52 loài cây ăn được thuộc trong 26 họ. Họ có số loài nhiều nhất là họ Lamiaceae (10 loài), tiếp theo là các họ Asteraceae (5loài), Apiaceae và Boraginaceae (4 loài), Liliaceae (3 loài), Orchidaceae và Polygonaceae (2 loài). Ở Thái Lan đã và đang phát triển các mô hình trồng cây rau Sắng (Melientha suavis) dưới tán các vườn cây ăn quả hay trong các mô hình nông lâm kết hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông lâm nghiệp [18]. Rau quả là một trong 4 nhóm thực phẩm cần thiết để có một bữa ăn hợp lý. Giá trị của rau quả là cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng có hoạt tính sinh học cao, đặc biệt là các vitamin (vitamin A, vitamin C) chất khoáng, vi khoáng. Ngoài ra là các chất axit hữu cơ, xenluloza. Ở các nước đang phát triển, hơn 80% nguồn vitamin A sẵn có được cung cấp từ rau quả tươi dưới dạng caroten và gần 100% vitamin C cũng được cung cấp từ rau. Trong các kết quả dưới đây cho thấy: Trong các loại rau thì rau ngót, rau đay, rau dền là những loại rau quý, có giá trị dinh dưỡng cao, đồng đều về vitamin A, caroten (tương đương 1.760 mcg retinol), vitamin C (179-64-52 mg) và hàm lượng sắt (2,8-2,5-2,1 mg %) giàu các chất muối khoáng, vi khoáng, protein gấp 3-5 lần các loại rau khác (3- 6g%). Rau muống có giá trị dinh dưỡng trung bình (380 mcg % retinol; 2,8mg% vitamin C; 1,2 g sắt) có kém rau Ngót, rau Đay nhưng được nhiều người ưa thích, sử dụng thường xuyên, quanh năm với số lượng lớn (gấp vài chục lần các loại rau khác) nên giá trị của nó không nhỏ. Các loại rau 8
  18. gia vị (mùi, tía tô, húng, thì là...) có hàm lượng vitamin A, caroten cao và đồng đều hơn so với rau ăn và quả ngọt (bình quân 400-900 mcg% retinol) cao nhất là Tía tô, Húng quế, Ớt vàng (hơn 9.000 mcg%) giàu sắt (1-3mg%). Rau gia vị lại được sử dụng tươi sống, không bị tổn thất qua nấu nướng, nên giá trị sử dụng các vitamin cao. Ngoài ra, các rau gia vị còn cung cấp nguồn kháng sinh thực vật rất có giá trị. Tác dụng của rau ngoài cung cấp vitamin, khoáng chất, phòng ngừa ung thư rất tốt, còn có khả năng chữa trị được nhiều loại chứng bệnh. Ví dụ như: hành ta, hành tây, tỏi, củ sả, cà rốt, cà chua, bí ngô, ớt... là những loại rau có nhiều beta- caroten, vitamin C và chất xơ, các chất này trong rau có hàm lượng cao hơn so với trái cây. Các chất xơ trong rau có tác dụng phòng bệnh rất tốt, mà chất xơ chủ yếu có trong rau, nên nó thúc đẩy sự hấp thụ của cơ thể đối với 3 nhóm thức ăn cơ bản (nhóm đạm, đường, béo). Nếu chỉ ăn đơn thuần các protein động vật, thì hiệu suất hấp thụ protein trong ống tiêu hóa chỉ là 70%, còn nếu ăn thêm rau thì hiệu suất hấp thụ protein sẽ đạt tới 90%. Như vậy có thể thấy, rau có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và tuổi thọ. Đồng thời không thể dùng trái cây thay thế rau xanh trong mỗi bữa ăn gia đình [35] Dược phẩm: Các loại dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ sức khoẻ trên phạm vi toàn cầu. Ước tính 80% dân số của các nước kém phát triển trông cậy vào các dược phẩm truyền thống trong việc chăm sóc sức khoẻ; và sự phụ thuộc này không hề giảm đi kể cả khi có mặt các loại tây dược. Khoảng 120 hoá chất được chiết xuất thành dạng tinh khiết từ 90 loài sinh vật đang được dùng trong y học trên toàn thế giới. Khá nhiều trong số đó không thể sản xuất nhân tạo được: digitoxin khích thích hoạt động tim, một thuốc trợ tim phổ biến nhất của đông y, được chiết xuất trực tiếp từ cây Mao địa hoàng (Digitalis); vincristine nhân tạo, được dùng để điều trị bệnh bạch cầu ở trẻ em chỉ đạt 20% hiệu quả của sản phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ cây Catharanthus roseus (Rosy Periwinkle). 9
  19. Cùng với nông nghiệp, và việc từ bỏ y học truyền thống, hiện tại chỉ còn một tỷ lệ rất nhỏ đa dạng sinh học trên thế giới có đóng góp cho chăm sóc sức khoẻ trên phạm vi toàn cầu. Nhiều dẫn chứng về những tiến bộ về công nghệ trong công nghiệp dược phẩm, và cụ thể có liên quan đến việc chế tạo và sản xuất dược phẩm nhân tạo, sẽ có nghĩa là đóng góp này sẽ giảm nhiều hơn là tăng. Tuy nhiên, tính đa dạng tự nhiên có thể ngày càng có giá trị đối với việc chế tạo ra những dược phẩm nhân tạo mới. Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Nhiều loại rau xanh sẵn có và rẻ tiền còn là những vị thuốc rất có giá trị, một số loại rau nếu biết cách kết hợp chế biến lại trở thành những "bài thuốc" chữa bệnh, làm đẹp... có hiệu quả. Ưu điểm nổi bật khi sử dụng rau xanh thay cho thuốc chữa bệnh là vừa cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vừa chữa được bệnh, lại không có ảnh hưởng phụ như khi dùng thuốc. Ngày nay, rau xanh được chế biến đến không chỉ đơn thuần là nguồn thực phẩm nuôi sống con người, mà còn được coi là nguồn dược liệu an toàn, rẻ, thông dụng và không có tác dụng phụ. Trong rau xanh chứa rất ít chất béo và calo, nhưng lại cung cấp nguồn năng lượng đáng kể . Rau xanh cũng chứa ít Natri, làm giảm lượng nước hấp thụ vào cơ thể... Ăn rau xanh thường xuyên mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Cùng với những ích lợi giảm thiểu bệnh tật, rau xanh còn là thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả. Trong rau xanh chứa rất ít chất béo và calo, nhưng lại cung cấp nguồn năng lượng đáng kể nên thường được áp dụng trong các chế độ ăn kiêng. Tất cả những đặc tính này mang lại hiệu quả cho việc giảm cân. Chất xơ trong rau xanh cũng giúp cảm thấy no nhanh hơn và do đó hạn chế được lượng thức ăn tiêu thụ. Ngoài ra, rau xanh cũng bổ sung nhưng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để đẩy mạnh quá trình sản sinh năng lượng tại các tế bào cơ. Nhờ vậy, bạn sẽ luôn cảm thấy đầy sức sống để có một ngày năng động, giúp tiêu hao nhiều năng lượng hơn nữa [32]. 10
  20. Theo một nghiên cứu mới, vitamin B9 được tìm thấy đặc biệt trong các loại rau với lá xanh có tính năng giúp những người cao tuổi phòng ngừa chứng sa sút trí tuệ. Vitamin B9, còn gọi là acid folic, đã được cô lập và tổng hợp từ năm 1945. Cơ thể không thể tự sản xuất chất này mà cần được bổ sung nhờ thực phẩm. Acid folic có mặt chủ yếu trong các lá cải, rau xanh, hạt như bắp, đậu... Vitamin B9 giúp não hoạt động tốt, tham gia trong việc tổng hợp nhiều chất dẫn truyền thần kinh, chất hóa học cho phép các tế bào thần kinh truyền tin. Trí nhớ và các chức năng nhận thức khác sẽ có chất lượng tốt hơn nếu được cung cấp đầy đủ vitamin B9. Ở người cao tuổi, lượng acid folic bổ sung thường rất thấp. Bà Katherine Tucker và các cộng sự thuộc Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng con người ở trường đại học Tufts (Mỹ) đã nghiên cứu trong suốt ba năm việc bổ sung vitamin B và khả năng trí tuệ của 321 người tuổi từ 50 đến 85. Những người tham gia đã trải qua một loạt thử nghiệm khi nghiên cứu mới bắt đầu và lặp lại các thử nghiệm này 3 năm sau. Các nhà nghiên cứu đã so sánh hai kết quả, phân tích đáp án của những người tham gia nghiên cứu trong bảng câu hỏi về chế độ ăn và cho họ xét nghiệm máu để đánh giá hàm lượng vitamin trong máu. Các bài trắc nghiệm về nhận thức nhắm vào trí nhớ, khả năng ăn nói lưu loát và định vị trong không gian. Kết quả là những người đã dùng nhiều acid folic nhất ít bị sa sút trí tuệ nhất và đặc biệt là có khả năng diễn đạt lưu loát. Theo bà Tucker, nghiên cứu này tiết lộ tác động của vitamin B9 đối với chứng sa sút trí tuệ do tuổi già [36]. 1.3. Nghiên cứu rau rừng trong nước Những nghiên cứu về rau hoang dại ở Việt Nam hiện nay tập trung chủ yếu vào rau rừng. Đến đầu thế kỷ 20 việc nghiên cứu về tài nguyên thực vật rừng, đặc biệt là tài nguyên cây rau rừng mới rõ nét. Các nhà khoa học người Việt Nam tiếp tục nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam, có thể nói rằng, ấn phẩm “Sổ tay rau rừng” của Từ Giấy, Vũ Văn Cẩn ấn hành lần đầu vào năm 1963 là công trình đầu tiên về rau rừng ở Việt Nam. Công trình đã thống kê được 620 loại rau, (128 loài rau hoang dại); 433 loại củ, quả, hạt; 144 loại nấm, rong có thể ăn được [21]. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2