BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Trần Công Danh<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG RA HOA<br />
CỦA CÂY HOÀNG LAN (CANANGA ODORATA (LAMK.)<br />
HOOK.F.& THOMSON) TRỒNG Ở HUYỆN GIỒNG TRÔM,<br />
TỈNH BẾN TRE<br />
Chuyên ngành : Sinh Thái Học<br />
Mã số : 60 42 60<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
TS. PHẠM VĂN NGỌT<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
“ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.<br />
Các số liệu và kết quả được tôi trình bày trong luận văn là trung thực và chưa<br />
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác”<br />
TRẦN CÔNG DANH<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Tôi xin chân thành bày ỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình để gửi đến<br />
t<br />
TS Phạm Văn Ngọt- một người Thầy đáng kính, đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn và<br />
truyền đạt những kiến thức về chuyên môn hết sức quý báu, những kinh nghiệm<br />
trong nghiên cứu khoa học. Thầy đã luôn động viên, chia sẻ những khó khăn, luôn<br />
bên cạnh giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận<br />
văn này.<br />
Xin chân thành cảm ơn :<br />
• Quý Thầy Cô đã giảng dạy trong suốt 3 năm học, những người đã<br />
truyền đạt kiến thức và luôn giúp đỡ tôi về chuyên môn cũng như<br />
những tài liệu tham khảo<br />
• Ban Chủ Nhiệm Khoa Sinh học trường Đại học Sư Phạm Thành phố<br />
Hồ Chí Minh đ nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,<br />
ã<br />
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này<br />
• Quý Thầy Cô Phòng Khoa Học Công Nghệ - Sau Đại Học đã giúp đỡ<br />
tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập<br />
• Quý Thầy Cô phòng thực hành phân tích Hóa – Lý đã tạo điều kiện<br />
thuân lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và học tập.<br />
• Gia đình anh Phạm Nguyễn, ấp Phú Trị, xã Châu Hoà, huyện Giồng<br />
Trôm, tỉnh Bến Tre đã giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi để<br />
tôi thực hiện luận văn.<br />
• Thầy Quách Văn Toàn Em, cùng các em sinh viên Trần Thụy Kim Hà,<br />
Bùi Thanh Phong, Nguy n Thị Như Ý đã giúp đỡ tôi trong quá trình<br />
ễ<br />
thu thập, ghi nhận các số liệu thực tiễn<br />
• Gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập<br />
và nghiên cứu để luận văn được hoàn thành<br />
TRẦN CÔNG DANH<br />
<br />
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT<br />
h<br />
<br />
: chiều cao của cây hoàng lan<br />
<br />
∆h<br />
<br />
: độ tăng trưởng chiều cao của cây<br />
<br />
d<br />
<br />
: đường kính thân<br />
<br />
∆d<br />
<br />
: độ tăng trưởng đường kính thân<br />
<br />
l<br />
<br />
: chiều dài cành cấp 1<br />
<br />
∆l<br />
<br />
: độ tăng trưởng chiều dài cành<br />
<br />
c<br />
<br />
: đường kính cành<br />
<br />
∆c<br />
<br />
: độ tăng trưởng của đường kính cành<br />
<br />
n<br />
<br />
: số cành bị tỉa<br />
<br />
∆n<br />
<br />
: số cành bị tỉa trung bình hằng tháng<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Việt Nam đang trong quá trình “ công nghiệp hoá - hiện đại hoá “ với chủ<br />
trương là tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến và đa dạng hoá mặt<br />
hàng xuất khẩu. Hằng năm chúng ta xuất khẩu tinh dầu đạt 15 triệu USD (nhưng<br />
nhập khẩu đến 25 triệu USD mà chủ yếu là hương liệu ). Điều này cho thấy nhu cầu<br />
về tinh dầu là rất lớn và là một thị trường có nhiều triển vọng<br />
Do đó, việc chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với ứng dụng<br />
tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đưa cây tinh dầu vào cơ cấu cây trồng,<br />
xây dựng các vùng sản xuất nông lâm nghiệp tập trung, kết hợp với trồng xen hợp<br />
lý - hình thành những vườn cây chất lượng cao gắn với công nghệ sau thu hoạch và<br />
chế biến xuất khẩu mở ra nhiều triển vọng mới đáp ứng được cả yêu cầu về kinh tế<br />
lẫn chính trị : giúp xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế-văn hoá, cải tạo<br />
và phục hồi hệ sinh thái bảo vệ môi trường sống…. thông qua việc sử dụng lao<br />
động nhàn rỗi, tận dụng nguồn đất trống đồi trọc ở một số vùng nhất là nông thôn<br />
và đồi núi.<br />
Nước ta có khoảng 657 loài thực vật có chứa tinh dầu, thuộc 357 chi và 114 họ<br />
(chiếm 6,3% tổng số loài, 15,8% tổng số chi và 37% tổng số họ) [14]. Tuy nhiên<br />
mới chỉ khai thác trong tự nhiên hoặc đưa vào gây trồng khoảng 20 loài (chiếm 3%<br />
số cây tinh dầu đã biết). Những cây được trồng và khai thác chủ yếu hiện nay là sả<br />
(Cymbopogon sp.), bạc hà ( Mentha arvensis), hương nhu (Ocimum gratissimum),<br />
húng quế ( Osimum basilicum), hồi ( Illicium verum), quế (Cinnamomum cassia),<br />
màng tang (Litsea cubeba), tràm (Melaleuca cajuputi ), … [15]. Việc tìm kiếm<br />
những cây tinh dầu có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất nhằm đa dạng hoá tinh<br />
dầu xuất khẩu, xây dựng một vùng nguyên liệu và chế biến tinh dầu – hương liệu có<br />
ý nghĩa chiến lược về kinh tế , chính trị và xã h . Bên cạnh đó cần có những<br />
ội<br />
nghiên cứu chuyên sâu về các điều kiện sinh thái, môi trường sống, giống, kỹ thuật<br />
trồng và chăm sóc để nâng cao sản lượng tinh dầu.<br />
<br />