intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ Tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:144

135
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ Tp. Hồ Chí Minh. Mục tiêu của luận văn là nhằm xác định thành phần các loài cá ở Khu DTSQ Cần Giờ, đánh giá đặc điểm phân bố của các loài cá theo mùa và loại hình thủy vực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ Tp. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ HÂN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁ Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ - TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC TP. HỒ CHÍ MINH - 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHƯ HÂN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁ Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ - TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60 42 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Tống Xuân Tám TP. HỒ CHÍ MINH - 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Tống Xuân Tám - người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô của Trường, Phòng Sau đại học, Khoa Sinh học, bộ môn Sinh thái học, Động vật học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu RNM Cần Giờ, Viện Sinh học Nhiệt đới, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thủy sản, Trung tâm Quan trắc TP. Hồ Chí Minh và nhân dân địa phương ở khu vực nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này. Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013 HỌC VIÊN Nguyễn Thị Như Hân 1
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1 MỤC LỤC .................................................................................................................... 2 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................4 2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................5 3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................................5 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ....................................................................................... 6 1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá nội địa ở Nam Bộ và khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ .......................................................................................................................................6 1.1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá nội địa ở Nam Bộ .................................................6 1.1.2. Lược sử nghiên cứu cá ở Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ ..................................9 1.2. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của huyện Cần Giờ ...................................................10 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................10 1.2.2. Đặc điểm xã hội ...................................................................................................17 1.2.3. Tình hình nguồn lợi thủy sản ...............................................................................18 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 21 2.1. Thời gian, địa điểm và tư liệu nghiên cứu ..............................................................21 2.1.1. Thời gian nghiên cứu ...........................................................................................21 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................21 2.1.3. Tư liệu nghiên cứu ...............................................................................................21 2.2. Phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng nước ..........................................21 2.3. Phương pháp nghiên cứu cá .....................................................................................22 2.3.1. Ngoài thực địa......................................................................................................22 2.3.2. Trong phòng thí nghiệm ......................................................................................23 CHƯƠNG 3:. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................. 28 3.1. Khảo sát một số chỉ tiêu môi trường nước ở khu DTSQ Cần Giờ .......................28 3.1.1. Màu sắc và mùi vị của nước ................................................................................28 3.1.2. Nhiệt độ ...............................................................................................................28 3.1.3. Độ mặn.................................................................................................................29 3.1.4. Độ pH...................................................................................................................31 3.1.5. Giá trị DO ............................................................................................................32 2
  5. 3.2. Thành phần các loài cá ở khu DTSQ Cần Giờ.......................................................34 3.2.1. Danh sách các loài cá ở Khu DTSQ Cần Giờ .....................................................34 3.2.2. Danh lục cá ở Khu DTSQ Cần Giờ .....................................................................53 3.2.3. Đặc điểm khu hệ cá ở Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ .....................................91 3.2.4. Tình hình các loài cá trong Sách Đỏ ở Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ ...........97 3.2.5. Độ thường gặp của các loài cá ở Khu DTSQ Cần Giờ........................................97 3.2.6. So sánh mức độ gần gũi với các khu hệ cá khác .................................................98 3.3. Phát triển bền vững nguồn lợi cá ở khu DTSQ Cần Giờ ......................................99 3.3.1. Tình hình khai thác nguồn lợi cá .........................................................................99 3.3.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn lợi cá ........................................................100 3.3.3. Các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ...............................................102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 106 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 112 3
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khu Dự trữ Sinh quyển (DTSQ) Cần Giờ là “lá phổi xanh” của Thành phố Hồ Chí Minh, là khu phòng hộ có vai trò quan trọng trong việc cân bằng sinh thái, điều hòa khí hậu, chắn sóng, chống xói lở và ngăn sự xâm lấn của biển. Do các tính năng quan trọng đó, ngày 21/01/2000, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ” [23]. Khu DTSQ Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là vùng đất ven biển đang được hình thành do quá trình bồi tụ - xói lở của các quá trình động lực sông - biển và bị phân cắt mạnh do hệ thống sông rạch. Đây là nơi trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực và hệ sinh thái trên cạn, giữa hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn [61]. Với nhiều nỗ lực khôi phục, chăm sóc, bảo vệ của chính quyền và người dân địa phương, hiện nay Khu DTSQ Cần Giờ đã trở nên đa dạng, phong phú về hệ sinh thái động - thực vật, tài nguyên thiên nhiên của rừng ngập mặn cũng không ngừng được gia tăng. Đây cũng là một trong những địa điểm lí tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái. Hệ thống sông, kênh, rạch ở Khu DTSQ Cần Giờ chằng chịt, được hình thành bởi hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn; có sự hòa trộn đáng kể giữa nước ngọt và nước mặn tại hai cửa chính dạng hình phễu là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái. Đây là cơ sở cho nguồn thủy sản rất phong phú và đa dạng. Với vùng sông nước này, từ lâu, cá không chỉ được xem là nguồn thực phẩm chủ yếu của người dân, mà còn được dùng làm giống, làm cảnh, xuất khẩu, phòng dịch, chữa bệnh,... Nhìn thấy được tiềm năng to lớn này, nên việc đánh bắt và nuôi cá ở đây luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Cần Giờ. Tuy nhiên, trong những năm qua, khu hệ cá ở đây đang gặp phải những thách thức do sự ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và cạn kiệt nguồn trữ lượng tự nhiên, sự khai thác của con người dưới nhiều hình thức cùng với tác động do sự phát triển kinh tế không bền vững, sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến khu hệ cá. Việc nghiên cứu về đa dạng thành phần loài, môi trường sống, sự phân bố và tình hình khai thác nguồn lợi cá ở Khu DTSQ Cần Giờ nhằm góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu cá cho Nam Bộ nói chung và Cần Giờ nói riêng. Đồng thời, làm cơ sở khoa học để bảo tồn tính đa dạng sinh học, cùng với việc ổn định sinh kế, nâng cao đời sống cộng đồng, giúp các tổ 4
  7. chức và cá nhân có liên quan đề ra những biện pháp bảo vệ, khai thác hợp lí và phát triển bền vững nguồn lợi cá ở nơi đây. Từ những lí do trên, luận văn “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ - TP.HCM” được thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Xác định thành phần các loài cá ở Khu DTSQ Cần Giờ. 2.2. Đánh giá đặc điểm phân bố của các loài cá theo mùa và loại hình thủy vực. 2.3. Bước đầu đánh giá tình hình nguồn lợi và đề xuất những biện pháp bảo vệ, khai thác hợp lí và phát triển bền vững nguồn lợi cá. 3. Đối tượng nghiên cứu Các loài cá và mẫu nước thu được ở Khu DTSQ Cần Giờ - TP.HCM. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Thu mẫu cá, lập danh sách các loài cá, mô tả bổ sung những đặc điểm sai khác về hình thái cá so với các mô tả trước; đánh giá sự biến động về thành phần và số lượng các loài cá ở Khu DTSQ Cần Giờ; tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động. 4.2. Nghiên cứu đặc điểm phân bố theo mùa, theo loại hình thủy vực; sự di cư, di nhập của các loài cá; phân tích một vài thông số chất lượng nước mặt để tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân bố ấy. 4.3. Nghiên cứu tình hình nguồn lợi, thực trạng khai thác và bảo vệ cá ở Khu DTSQ Cần Giờ. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5.1. Ý nghĩa khoa học: đóng góp chung vào công việc điều tra đa dạng cá ở Việt Nam và các quy luật phân bố tự nhiên của chúng. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn: cung cấp những dẫn liệu bổ sung, cập nhật về khu hệ cá, phục vụ cho việc quản lí, bảo vệ và khai thác hợp lí nguồn lợi cá ở Khu DTSQ Cần Giờ; bộ mẫu, hình ảnh và tư liệu phục vụ cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu. 5
  8. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá nội địa ở Nam Bộ và khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 1.1.1. Lược sử nghiên cứu khu hệ cá nội địa ở Nam Bộ Trước năm 1975, các công tác nghiên cứu khu hệ cá Nam Bộ còn rải rác, chưa tập hợp được nhiều nhà Ngư loại học tham gia. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu do các nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện như Kuronuma K. (1961), “Danh lục cá Việt Nam” đã tổng hợp được chủ yếu ở Nam Bộ gồm 139 loài; Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964); Yamanura M. (1966); Kawamoto N., Nguyễn Viết Trương, Trần Thị Túy Hoa (1972) với công trình “Danh lục cá nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long”, các tác giả đã thu thập, định loại, thống kê và mô tả được 93 loài cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long [53]. Sau năm 1975, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, công tác nghiên cứu cá được tiến hành rộng khắp. Các công trình nghiên cứu đã tham gia phục vụ cho công tác nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học của các khu vực. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu là: Công tác điều tra khu hệ cá nước ngọt ở Nam Bộ được nhiều tác giả tiến hành như Akihito và Merguro K. (1976); Trần Thị Thu Hương (1977); Mai Đình Yên (1982); Nguyễn Văn Thiện (1979, 1985); Lê Hoàng Yến và cộng sự (1979 - 1985) [51]; Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1985), “Một số kết quả về điều tra ngư loại sông Đồng Nai” gồm 167 loài, 111 giống, 50 họ, 13 bộ [44]; Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng (1988), “Thành phần cá nước ngọt Nam Bộ” với 255 loài trong 139 giống thuộc 43 họ và 14 bộ [50]; Hoàng Đức Đạt, Lê Ngọc Bích (1990), “Thành phần loài cá hồ chứa Trị An, tỉnh Đồng Nai và tình hình nghề cá ở đây” thu được 46 loài, thuộc 18 họ, 6 bộ [9]; Hoàng Đức Đạt (2001), “Về thành phần các loài cá ở Bàu Sấu vườn Quốc gia Cát Tiên” với 39 loài, thuộc 27 giống, 10 họ, 5 bộ [10]; Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí (2001), “Khảo sát ngư loại và tình hình nghề cá ở sông Đồng Nai trên đoạn thuộc vùng quy hoạch xây dựng thủy điện Đồng Nai3 và Đồng Nai4” thu được 54 loài, thuộc 4 bộ [11]; Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí (2001), “Xây dựng bộ mẫu các loài cá nước ngọt ở các tỉnh phía Nam Việt Nam” với 120 loài, thuộc 41 họ, 14 bộ [12]; Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí (2001), “Khu hệ cá và nghề cá ở Đồng Tháp Mười” đã công bố 125 loài, 66 giống, 34 họ và 6 phân họ, 14 bộ và 4 phân bộ [13]; Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí (2001), “Danh lục về các loài cá nước ngọt thuộc các vùng nghiên cứu: Đồng 6
  9. Tháp Mười, sông Đồng Nai, Khu bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc - huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng, Bàu Sấu vườn quốc gia Cát Tiên” gồm 177 loài [14]; Nguyễn Hồng Nhung, Nguyễn Hữu Dực (2005), “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá nội địa thuộc địa phận tỉnh Cà Mau” gồm 179 loài, 125 giống, 56 họ, 17 bộ [33]; Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân (2001 - 2005), “Cá nước ngọt Việt Nam” cho thấy về sự đa dạng thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản trong thủy vực nước ngọt Việt Nam rất lớn, có 1.027 loài cá nước ngọt thuộc 427 giống, 98 họ, 22 bộ trong đó các bộ cá Chép (392 loài), bộ cá Nheo (126 loài), bộ cá Vược (249 loài) có số lượng loài nhiều và giá trị kinh tế cao hơn cả, có trên 100 loài cá kinh tế; có 36 loài cá quý hiếm ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) [20]; Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Xuân Thư, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Đồng (2008), “Đa dạng sinh học khu hệ cá đồng bằng sông Cửu Long” với 253 loài, thuộc 132 giống, 42 họ và 11 bộ [15]; Nguyễn Xuân Đồng, Thái Ngọc Trí, Hoàng Đức Đạt (2009), “Điều tra, đánh giá về thành phần loài cá khu vực Búng Bình Thiên, huyện An Phú, tỉnh An Giang” với 103 loài, thuộc 25 họ và 10 bộ [17]; Nguyễn Xuân Đồng, Hoàng Đức Đạt (2009), “Thành phần các loài cá có tiềm năng làm cá cảnh ở các thủy vực nội địa các tỉnh Nam Bộ” gồm 149 loài, 77 giống, 31 họ và 9 bộ [18]; Nguyễn Xuân Đồng (2011), “Khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu về khu hệ cá ở các vùng nước nội địa TP.HCM” xác định được 207 loài cá của 65 họ, thuộc 135 giống của 18 bộ khác nhau [19]; Tống Xuân Tám (2012), “Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố và tình hình nguồn lợi cá ở lưu vực sông Sài Gòn” thống kê được 264 loài thuộc 155 giống, 68 họ và 16 bộ [40]. Theo tác giả Nguyễn Văn Chiêm - Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản - Bộ Thủy sản cho thấy, cá nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 260 loài thuộc 43 họ, 130 giống. Cá kinh tế có 55 loài, trong đó có khoảng 20 loài nuôi để làm thực phẩm. Cá được chia thành 3 nhóm chính: nhóm cá có nguồn gốc biển (nhóm cá nước ngọt cấp 2), nhóm cá sông (nhóm cá trắng) và nhóm cá đồng. Trong giai đoạn này, một số sách tổng hợp các kết quả nghiên cứu về khu hệ cá Nam Bộ cũng đã được xuất bản. Các sách này mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái, phân bố, ý nghĩa kinh tế và lập khóa định loại của các loài cá như: Công trình tiêu biểu nhất là của nhóm tác giả Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan (1992), “Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ”. Có thể nói, đây là cuốn sách đã tập hợp tất cả các công trình nghiên cứu về cá nước ngọt ở Nam Bộ từ trước đây đến năm 1992 [49]. 7
  10. Tác giả Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương (1993) xuất bản cuốn sách “Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long” với 173 loài, 99 giống, 39 họ, 13 bộ [30]. Tác giả Phạm Thược và cộng sự (1994) với công trình nghiên cứu “Đặc điểm tự nhiên và nguồn lợi thủy sản vùng triều Việt Nam” gồm 258 loài, 140 giống, 70 họ. Dựa vào địa lí phân bố cá của Mai Đình Yên, các tác giả đã chia khu hệ cá ven biển Việt Nam thành 6 đơn vị địa lí và đã xếp các loài theo từng vùng như sau: ven biển tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng có 105 loài (vùng 1), ven biển tỉnh Thái Bình và Nam Định có 53 loài (vùng 2), ven biển Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh có 105 loài (vùng 3), ven biển miền Trung đến Thuận Hải có 52 loài (vùng 4), ven biển Đồng Nai đến Cửu Long có 86 loài (vùng 5), ven biển các tỉnh Cà Mau và Kiên Giang có 46 loài (vùng 6). Tác giả Thái Ngọc Trí, Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Văn Sang (2012), “Nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu hệ cá ở vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang” trong 3 năm (2008 - 2011), đã thu thập và xác định được 111 loài cá thuộc 27 họ, 10 bộ. Cũng theo thống kê của nhóm tác giả này, vùng cửa sông ven biển đồng bằng sông Cửu Long có 169 loài cá trong đó bộ cá Vược (Perciformes) có 87 loài chiếm ưu thế (51,38 %), nhóm cá nước lợ cửa sông chiếm ưu thế 115 loài (68,05%), nhóm cá di cư giữa nước mặn và nước ngọt 22 loài (13,03 %) [47]. * Nhận xét Từ các công trình trên cho thấy, cơ sở dữ liệu về khu hệ cá Nam Bộ nước ta khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, do sự phát triển không ngừng về công tác nghiên cứu trong thời gian qua đã góp phần bổ sung thêm thành phần và dữ liệu cho nhiều loài cá. Vì vậy, các công trình trên cần phải thường xuyên cập nhật bổ sung, chỉnh sửa để hoàn chỉnh hơn. Cùng với sự phát triển của khoa học - xã hội, các nghiên cứu về khu hệ cá nội địa Việt Nam đã có những bước phát triển trên nhiều mặt. Các công trình nhìn chung đã thống kê được thành phần loài và không bó hẹp trong những phạm vi nhất định. Mặt khác, các công trình ngày càng đi sâu vào nghiên cứu sinh thái, tình hình nguồn lợi; từ đó đề xuất các hướng khai thác, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi cá, phục vụ cho thực tiễn đời sống của con người. Tuy nhiên, trong nghiên cứu còn một số tồn tại như: trang thiết bị, kĩ thuật chưa thật đáp ứng tối ưu cho nghiên cứu; chưa thống nhất sử dụng chung một hệ thống phân loại nên gây khó khăn cho việc đánh giá, đối chiếu và so sánh. Các nghiên cứu mới chưa được cập nhật, bổ sung; chưa có một công trình nào thống kê đầy đủ về thành phần và sự phân bố của 8
  11. các loài cá ở Nam Bộ; chưa có nhiều công trình với quy mô toàn diện và đi sâu vào sự biến động số lượng và thành phần loài do tác động con người, biến đổi khí hậu như: xây hồ chứa nước, làm đập thủy điện, làm ô nhiễm môi trường nước và sự tăng nhiệt độ, sự xâm lấn của nước biển. 1.1.2. Lược sử nghiên cứu cá ở Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ Trong công trình “Khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh (1978 - 2000)” của hội Khoa học Kĩ thuật Lâm nghiệp TP.HCM và theo kết quả điều tra khu hệ động vật RNM Cần Giờ sau phục hồi của các tác giả Phạm Văn Miên và cộng sự (1992), Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1996), Bùi Lai (1997), Hoàng Đức Đạt (1997), Đỗ Văn Nhượng (2000) cho biết khu hệ cá ở đây có 139 loài thuộc 39 họ, 13 bộ, phân bố trên các sông, kênh, rạch nước lợ [23]. Tác giả Thái Ngọc Trí (2008) “Dẫn liệu về thành phần loài cá và hiện trạng nghề cá ở vùng hạ lưu cửa sông ven biển thuộc huyện Cần Giờ, TP.HCM” đã thu thập và định loại được 102 loài thuộc 35 họ, 12 bộ. Trong đó xác định có 54 loài có giá trị kinh tế, 1 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2000), bậc R (hiếm, có thể có nguy cấp) là loài cá Mang rổ Toxotes chatareus (Hamilton, 1822) [45]. Tác giả Thái Ngọc Trí (2010) với đề tài “Điều tra hiện trạng khai thác nguồn lợi cá ở huyện Cần Giờ và bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài cá Chìa vôi Proteracanthus sarissophorus Cantor, 1849”, kết quả khảo sát cho thấy hiện nay tại vùng biển Cần Giờ có 74 loài cá, thuộc 32 họ, 10 bộ. Trong số này, có 1 loài là cá Mang Rổ Toxotes chatareus (Hamilton, 1822) hiện đang nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 (bậc VU, là loại hiếm, sắp nguy cấp). Một số loài cá khác có giá trị kinh tế cao như cá Dứa, cá Ngát, cá Chìa vôi, cá Đối mục,… Đáng lưu ý là riêng loài cá Chìa vôi trong thời gian gần đây do việc đánh bắt quá nhiều, nên đã sút giảm mạnh về số lượng [46]. Tác giả Tống Xuân Tám và cộng sự (2012), “Góp phần nghiên cứu về đa dạng thành phần loài cá ở hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ, TP.HCM” ghi nhận được 74 loài xếp trong 42 họ, 12 bộ [39]. Tác giả Nguyễn Hữu Dực (2011), “Danh sách thành phần loài cá và các điểm thu mẫu ở Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ - TP.HCM” đã giới thiệu 107 loài. Đây là công trình nghiên cứu khá hoàn chỉnh và đầy đủ về cá ở Khu DTSQ Cần Giờ. Tuy nhiên tác giả chưa nghiên cứu về đặc điểm phân bố và tình hình nguồn lợi cá ở nơi đây [7]. * Nhận xét: Các nghiên cứu về cá ở Khu DTSQ Cần Giờ còn một số tồn tại: 9
  12. Danh mục các loài cá chưa được tu chỉnh và sắp xếp theo hệ thống thống nhất của Eschmeyer W. N. (2013) nên gây nhiều khó khăn trong việc thống kê, đối chiếu, so sánh và tra cứu về cơ sở dữ liệu; chưa phản ánh được đầy đủ và chính xác về số lượng và thành phần các loài cá ở Khu DTSQ Cần Giờ; biến động về thành phần và số lượng của các loài cá ở Khu DTSQ Cần Giờ, chưa được nghiên cứu; đặc điểm phân bố và tình hình nguồn lợi cá chưa được nghiên cứu kĩ; tác động của con người đến khu hệ cá ở đây cũng chưa được đề cập. 1.2. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của huyện Cần Giờ 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lí Huyện Cần Giờ cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km về phía Đông Nam. Tọa độ địa lí từ 10°22’14” đến 10°40’39’’ vĩ độ Bắc, từ 106°46’12’’ đến 107°00’50” kinh độ Đông. Phía Bắc ngăn cách với huyện Nhà Bè (TP.HCM) và huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) bởi sông Nhà Bè và sông Lòng Tàu; phía Nam giáp biển Đông; phía Tây ngăn cách với hai huyện Cần Giuộc và huyện Cần Đước (tỉnh Long An), huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) và huyện Nhà Bè (TP.HCM), ranh giới là sông Soài Rạp và sông Nhà Bè; phía Đông và Đông Bắc tiếp giáp với huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai), huyện Tân Thành (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), ranh giới là sông Đồng Tranh, sông Gò Gia, sông Thị Vải và sông Cái Mép. Cần Giờ giống như một hòn đảo với bốn bề là sông và biển (hình 1.1) [5]. 1.2.1.2. Đặc điểm địa hình Tổng diện tích tự nhiên là 70.421 ha (năm 2010), đứng hàng đầu về diện tích và chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố. Trong đó, diện tích mặt nước là 25.075 ha, bằng 35% diện tích tự nhiên của huyện; diện tích đất rừng và rừng là 32.000 ha, chiếm 47,25%, đa số là đất rừng ngập mặn (rừng Sác và Đước). Địa hình tương đối bằng phẳng, có thể chia huyện Cần Giờ thành 6 dạng địa hình [31]: Bảng 1.1. Các dạng địa hình của huyện Cần Giờ Cao trình Diện tích % so với STT Dạng địa hình (m) (ha) toàn huyện 1 Không ngập 2,0 - 3,0 50 0,07 2 Ngập theo chu trình nhiều năm 1,5 - 2,0 9.600 13,80 3 Ngập theo chu kì năm 1,0 - 1,5 15.000 21,00 4 Ngập theo chu kì tháng 0,5 - 1,0 16.150 23,40 5 Ngập theo chu kì ngày đêm 0,0 - 0,5 6.000 8,90 10
  13. 6 Bãi bồi ven biển và cửa sông < 0,0 5.295 7,34 “Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Cần Giờ” Hình 1.1. Bản đồ các lưu vực sông ở Cần giờ và các điểm thu mẫu 11
  14. 1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu Huyện Cần Giờ nằm trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu, cận xích đạo mang tính chất nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của hướng gió Tây Nam; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của hướng gió Đông Bắc. Tuy nhiên, là huyện ven biển nên ở đây có một phần pha trộn khí hậu hải dương [31]. Nhiệt độ của khu vực này tương đối cao và ổn định, trung bình là 25,80C. Đầu mùa mưa, nhiệt độ còn cao và sau đó giảm dần, đến giữa mùa khô nhiệt độ lại tăng dần. Nhiệt độ trung bình thường thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2 [31]. Xét trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, huyện Cần Giờ có lượng mưa thấp, trung bình từ 1.300 - 1.400 mm/năm. Trong mùa mưa, lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100 mm, nhiều nhất khoảng 240 mm. Lượng mưa không ổn định theo thời gian và phân bố không đều theo không gian, tập trung chủ yếu trong mùa mưa (tháng 7, 8 và 9), số ngày mưa trong năm không quá 160 ngày [31]. 1.2.1.4. Đặc điểm thủy văn a) Sông ngòi: Hệ thống sông rạch ở huyện Cần Giờ chằng chịt, đan xen nhau, chiếm khoảng 31,05% diện tích của huyện. Sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp là hai hệ sông chính, chi phối toàn bộ thủy văn của các kênh, rạch khác. Bên cạnh đó, còn có sông Vàm Cỏ, sông Thị Vải, sông Gò Gia và các phụ lưu của nó. Có sự hòa trộn đáng kể giữa nước mặn và nước ngọt tại hai cửa sông là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái. Phần lớn các sông có hướng Bắc - Đông Bắc, từ đó có ảnh hưởng làm thay đổi địa hình khu vực và thay đổi thực vật chính cảnh. Hiện sông Lòng Tàu là đường giao thông thủy chính, cho phép các tàu thuyền có tải trọng dưới 20.000 tấn ra vào cảng Sài Gòn [31]. Bảng 1.2. Các sông chính ở Cần Giờ Sông Dài (km) Rộng (m) Sâu (m) Nhà Bè 29,5 1.670 10 - 20 Soài Rạp 14,5 3.100 < 10 Đồng Tranh 67,5 1.800 10 - 25 Lòng Tàu 32,0 550 10 - 25 Ngã Bảy 10,0 900 10 - 30 Gò Gia 12,0 600 10 - 20 (Nguồn: Lê Đức Tuấn và cộng sự, 2002) [31] 12
  15. Ngoài các sông chính kể trên, huyện Cần Giờ còn có nhiều sông rạch rộng từ 100 - 200 m như sông Dừa, sông Vàm Sát, sông Lò Rèn, sông Dinh Bà, sông Dần Xây và nhiều rạch nhỏ khác tạo thành một mạng lưới thủy vực chằng chịt, với nhiều điểm giáp nước phức tạp kéo theo sự biến đổi sinh cảnh phong phú và đa dạng [31]. b) Chế độ thủy triều: Huyện Cần Giờ chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông. Mỗi ngày xuất hiện hai lần nước lớn và hai lần nước ròng. Biên độ triều khoảng 2 m khi triều trung bình và 4 m khi triều cường. Mỗi lần nước ngập khoảng 2 - 3 giờ, nước lớn thường bằng nhau, còn nước ròng thì khác nhau nhiều. Số ngày nhật triều trong tháng không đáng kể, mỗi tháng chỉ có khoảng hai ngày nhật triều không đều, thường xuất hiện vào 2 - 3 ngày giữa và cuối tháng âm lịch. Theo lịch âm thì hàng tháng có hai kì triều cường và hai kì triều kém. Hai kì triều cường xảy ra sau ngày trăng rằm và sau ngày mùng 1 âm lịch từ 2 - 3 ngày, lúc đó hầu như toàn bộ rừng bị ngập mặn. Hai kì triều kém thường xảy ra sau ngày thượng huyền (ngày 9 - 10) và ngày hạ huyền (ngày 23 - 24) âm lịch. Thủy triều là tác động chính đến sự biến động của mực nước trong ngày, trong tháng và trong năm [31]. Với mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc và chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông nên Cần Giờ là vùng có đặc điểm thủy văn phức tạp, ổn định trong trạng thái động và rất nhạy cảm. Môi trường nước biến đổi tạo nên một sinh cảnh phong phú và đa dạng. Đó cũng là yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường và sự phân bố của các loài cá. c) Độ mặn: Độ mặn lớn nhất khi triều cường và nhỏ nhất khi triều kém. Diễn biến ngập mặn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa thủy triều biển Đông và lưu lượng nước ở thượng nguồn sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Vào tháng 4 hàng năm, nước biển chiếm ưu thế hơn trong mối tương tác sông - biển, cho nên nước mặn xâm nhập sâu hơn vào trong đất liền làm độ mặn của nước trong rừng tăng lên. Ngược lại, vào thời gian tháng 9 đến tháng 10, mưa nhiều, các sông giữ vai trò ưu thế hơn, nước ngọt từ sông đẩy lùi nước mặn ra biển, làm hạ bớt độ mặn trong khu vực. Độ mặn ở Cần Giờ được chia làm 3 vùng: Vùng 1: Vùng Bắc huyện Cần Giờ trung bình từ 8 - 13 ‰. Vùng 2: Vùng giữa huyện Cần Giờ có độ mặn từ 13 - 24 ‰. Vùng 3: Vùng ven biển huyện Cần Giờ có độ mặn từ 24 - 30 ‰ [31]. 1.2.1.5 Chất lượng nước sông, kênh, rạch 13
  16. Tác giả Lê Văn Khoa (2007) lấy mẫu, phân tích và đánh giá tại 4 trạm (mũi Nhà Bè, Tam Thôn Hiệp - sông Lòng Tàu, Lý Nhơn - sông Soài Rạp, cửa sông Vàm Cỏ) và kết hợp các kết quả nghiên cứu từ năm 1989 đã đánh giá nồng độ các chất ô nhiễm có xu hướng tăng lên, đặc biệt là hệ sông Gò Gia - Thị Vải, các sông, kênh, rạch nối sông Lòng Tàu và sông Nhà Bè như rạch Lá, sông Vàm Sát. Môi trường nước sông, kênh, rạch huyện Cần Giờ thuộc loại giàu dinh dưỡng có dấu hiệu nhiễm bẩn hữu cơ và chỉ đạt chất lượng nước loại B [31]. Tác giả Lê Trình (2008) dựa vào kết quả đo đạc liên tục diễn biến chất lượng nước trên sông, kênh, rạch vùng ven biển huyện Cần Giờ vào mùa khô năm 2007 tại 5 điểm (sông Lòng Tàu, sông Hào Võ, sông Mũi Nai, sông Đồng Tranh, sông Gò Gia, sông Nhà Bè) cho thấy: vào mùa khô, các sông rạch ở đây bị nhiễm mặn cao, mức độ ô nhiễm hữu cơ ở vùng Nhà Bè - Cần Giờ giảm đáng kể so với các sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Tuy nhiên, tại hạ lưu sông Đồng Tranh - rạch Tắc Cua, khu vực nối với sông Thị Vải - Gò Gia, nồng độ DO khá thấp (3 - 4 mg/l) cho thấy tác động rõ của nguồn ô nhiễm hữu cơ của sông Thị Vải đến vùng nước phía Đông của huyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy huyện Cần Giờ có 4 phân vùng như sau [48]: Bảng 1.3. Phân vùng nước huyện Cần Giờ Phân Đặc điểm CLN Khả năng sử Sông/ kênh Đoạn loại theo WQI dụng Cấp nước cho thủy Không nhiễm sản (lợ, mặn), du Từ phà Bình . Sông Soài phèn. Nhiễm mặn lịch, thể thao dưới Khánh đến II Rạp quanh năm. Ô nước. Không sử cửa Soài Rạp nhiễm nhẹ. dụng cho thủy lợi, sinh hoạt. Cấp nước cho thủy 2. Lòng Tàu – Nhiễm mặn sản (lợ, mặn), du Ngã Bảy, Toàn tuyến II quanh năm. ô lịch, thể thao dưới Vàm Sát nhiễm nhẹ. nước. Cấp nước cho thủy Nhiễm mặn sản không an toàn. quanh năm. ô Không sử dụng Đồng Tranh - nhiễm nhẹ (đối Toàn tuyến II - III cho thủy lợi, sinh Gò Gia với Đồng Tranh) hoạt. có thể phục đến trung bình vụ du lịch, thể thao (đối với Gò Gia). dưới nước. Nhiễm mặn Cấp nước cho thủy Khu vực xã quanh năm. ô sản không an toàn. . Thị Vải III Thạnh An nhiễm trung bình Không sử dụng đến nặng. cho thủy lợi, sinh 14
  17. Phân Đặc điểm CLN Khả năng sử Sông/ kênh Đoạn loại theo WQI dụng hoạt. có thể phục vụ du lịch, thể thao dưới nước. “Nguồn: Tổng hợp của tác giả Lê Trình, 2008” Chú thích: WQI: Water Quality Index - chỉ số chất lượng nước. Tác giả Nguyễn Xuân Đồng (2011), với đề tài “Khảo sát và xây dựng cơ sở dữ liệu về khu hệ cá ở các vùng nước nội địa TP.HCM” đã khảo sát chất lượng nước mặt vào năm 2010 (lần 1) và năm 2011 (lần 2) tại 3 địa điểm thuộc huyện Cần Giờ như sau [19]: Bảng 1.4. Kết quả khảo sát chất lượng nước mặt tại huyện Cần Giờ Chỉ tiêu Thời gian Đ01 Đ02 Đ03 QCVN 08 Mùa khô 6,7 7,1 7,3 Lần 1 pH Mùa mưa 7,3 7,28 7,15 6 - 8,5 (mg/l) Mùa khô 6,9 7,2 7,4 Lần 2 Mùa mưa 7,6 7,3 7,4 Mùa khô 8,2 12,4 13,1 Lần 1 Độ mặn Mùa mưa 5,6 7,9 9,2 Không quy (‰) Mùa khô 7,9 10,8 12,5 định Lần 2 Mùa mưa 6,3 8,7 11,5 Lần 1 Mùa khô 4,8 5,2 4,3 DO Mùa mưa 6,9 6,4 6,8 ≥5 (mg/l) Mùa khô 4,4 5,0 4,4 Lần 2 Mùa mưa 7,2 6,0 7,4 Mùa khô 0,015 0,080 0,020 Lần 1 Không quy P tổng Mùa mưa 0,013 0,063 0,015 định (mg/l) Mùa khô 0,016 0,078 0,021 Lần 2 Mùa mưa 0,014 0,065 0,013 Mùa khô 1,773 2,264 2,370 Lần 1 N tổng Mùa mưa 1,534 1,854 1,883 Không quy (mg/l) Mùa khô 1,540 2,338 2,134 định Lần 2 Mùa mưa 1,230 1,780 1,708 Mùa khô 0,016 0,023 0,018 Lần 1 N - NO2- Mùa mưa 0,012 0,017 0,009 0,01 - A1 (mg/l) Mùa khô 0,020 0,026 0,020 0,02 - A2 Lần 2 Mùa mưa 0,012 0,019 0,010 Mùa khô 1350 1050 1240 Lần 1 TDS Mùa mưa 260,9 220,5 320,4 Không quy (mg/l) Mùa khô 1150 1100 1120 định Lần 2 Mùa mưa 240,9 330,6 340,8 “Nguồn: Nguyễn Xuân Đồng, 2011” [19] Chú thích: Đ01: Ngã ba sông Soài Rạp và sông Vàm Cỏ - Lý Nhơn - Cần Giờ Đ02: Sông Lòng Tàu - Tam Thôn Hiệp - Cần Giờ 15
  18. Đ03: Sông Ngã Bảy - Thạnh An - Cần Giờ. Kết luận: - Giá trị pH biến đổi không nhiều qua 2 mùa, kết quả pH năm 2011 có cao hơn năm 2010 và đều nằm trong giá trị cho phép đối với đời sống thủy sinh vật. - Độ mặn của nước cao hơn vào mùa khô, biến thiên từ 5,6 ‰ - 12,5 ‰, có chiều hướng giảm dần qua 2 năm: chứng tỏ, đây là vùng nước ngọt và nước lợ, chưa có sự xâm lấn sâu của biển. Giá trị độ mặn có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phân bố của cá, độ mặn xâm lấn sâu có thể làm thu hẹp phạm vi phân bố của các loài cá nước ngọt. - Giá trị DO (mg/l): Theo QCVN 08/2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì giá trị DO tối thiểu cho đời sống thủy sinh vật là 5 mg/l [2]. DO tại 3 điểm khảo sát nhìn chung thấp, có hơi tăng vào mùa mưa do dòng chảy lớn. Đặc biệt tại sông Ngã Bảy là không thuận lợi cho đời sống thủy sinh. - Giá trị phốt pho tổng (mg/l): QCVN 08/2008/BTNMT không quy định nhưng khi so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam 6774 - 2000 (≤ 4 mg/l) thì giá trị Phốt pho tổng rất thấp tại phạm vi cho phép. - Giá trị nitơ tổng (mg/l): biến thiên từ 1,230 - 1,730 mg/l; QCVN 08/2008/BTNMT không quy định về chỉ tiêu này. Tiêu chuẩn nước sạch số 09/2005/QĐ-BYT quy định amôni nhỏ hơn 3 mg/l, nitrit nhỏ hơn 3 mg/l và nitrat nhỏ hơn 50 mg/l. Khi hàm lượng nitơ trong nước cao cộng thêm hàm lượng phốt pho có thể gây phú dưỡng làm nước có màu và mùi khó chịu đặc biệt là lượng ôxy hoà tan trong nước giảm mạnh gây ngạt cho cá và hệ thủy sinh vật. Như vậy giá trị Nitơ tổng tại các điểm khảo sát đều nằm trong khoảng cho phép. - Giá trị N - NO2- (mg/l): tại ngã ba sông Soài Rạp - Vàm Cỏ, sông Ngã Bảy giá trị đo được nằm trong phạm vi cho phép. Riêng tại sông Lòng Tàu giá trị này là 0,023 – 0,026 mg/l trong mùa khô, như vậy là cao hơn giá trị giới hạn theo QCVN 08/2008/BTNMT quy định cho nguồn nước đối với đời sống thủy sinh vật (0,02 mg/l). Nitrit được hình thành do vi khuẩn phân hủy nitơ hữu cơ và amôni, sau đó nitrit sẽ được oxy hóa thành nitrat. - TDS (mg/l): so sánh với giới hạn TDS (tổng chất rắn hoà tan) cho đời sống sinh vật theo TCVN 6774 - 2000 (1000 mg/l) thì tại các điểm khảo sát có kết quả như sau: trong mùa khô, đều cao hơn, tuy nhiên không quá cao và mùa mưa, giá trị này đều nằm trong phạm vi cho phép. Tại nơi có giá trị TDS cao thì khu vực đó nước có mùi, pH thấp, ôxi hòa tan cũng thấp. 16
  19. Nhìn chung, ô nhiễm hữu cơ ở các sông, kênh, rạch Cần Giờ chỉ ở mức nhẹ chưa ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản và du lịch. 1.2.2. Đặc điểm xã hội 1.2.2.1. Đơn vị hành chính và đặc điểm dân số Huyện Cần Giờ bao gồm thị trấn Cần Thạnh và 6 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Thạnh An, Long Hòa. Trong đó có một xã đảo (xã Thạnh An), và hai xã, thị trấn giáp biển (xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh). Theo thống kê của UBND huyện Cần Giờ, năm 2012, dân số huyện là 71.780 người, tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 0,9%. Dân cư phân bố không đều, mật độ trung bình là 100,39 người/km2, chủ yếu tập trung thành từng cụm dân cư, xóm, ấp và các xã nằm ven bờ rừng. Các xã có mật độ cao là Bình Khánh, An Thới Đông và Long Hòa [6]. 1.2.2.2. Đặc điểm kinh tế, văn hoá - xã hội Hoạt động kinh tế chủ yếu là các ngành nông - lâm - ngư nghiệp và một số hoạt động du lịch. Ngành nghề sinh sống chủ yếu của người dân ở huyện Cần Giờ là nuôi trồng và khai thác thủy sản, sản xuất muối, trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ. Tuy nhiên, quy mô sản xuất, kinh doanh còn nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất còn nhiều rủi ro do thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thời tiết, thiên tai, đời sống người dân ven biển còn nhiều khó khăn, mức sống thấp. Tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn 12 triệu đồng/người/năm khoảng 25,37%. Theo thống kê năm 2010 của UBND huyện Cần Giờ, tổng số dân trong độ tuổi lao động là 37.395 người [49]. Bảng 1.5. Sự phân bố dân cư theo các thành phần kinh tế của huyện Cần Giờ Hoạt động kinh tế Số dân Tỉ lệ (%) Ngành nông nghiệp 2.176 5,97 Ngành nuôi trồng thủy sản 13.865 38,06 Ngành thương mại, dịch vụ 6.103 16,759 Các ngành khác 14.285 39.211 “Nguồn: UBND huyện Cần Giờ, 2007” Theo quy hoạch phát triển kinh tế đến năm 2010, huyện Cần Giờ có bờ biển dài gần 20 km, vùng biển có thể nuôi trồng nhiều loài thủy sản như: nghêu, tôm, sò, hàu, cá. Biển là nguồn lợi to lớn của ngư dân huyện Cần Giờ. Vì vậy, trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện, ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ. 17
  20. 50000 45000 40000 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 đến t11/2012 sản lượng thủy sản Hình 1.2. Sản lượng thủy sản hàng năm của huyện Cần Giờ “Nguồn: UBND huyện Cần Giờ, 2012” Sản lượng thủy sản hàng năm đang ngày càn ổn định và phát triển. Bên cạnh đó, việc bố trí ổn định dân cư trên địa bàn huyện Cần Giờ luôn được TP. Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi thiên tai xảy ra, đặc biệt là bão lụt, sạt lở đất ven sông, ven biển, trước hết là cù lao Phú Lợi thuộc xã đảo Thạnh An, những hộ dân có nhà ở sinh sống ven biển, ven sông, kênh, rạch, trong rừng phòng hộ do địa hình chia cắt bởi nhiều sông, rạch. 1.2.3. Tình hình nguồn lợi thủy sản Nghề khai thác thủy hải sản ở TP. Hồ Chí Minh tập trung chủ yếu ở huyện Cần Giờ với hơn 90% số lượng tàu thuyền. Theo thống kê của phòng kinh tế huyện Cần Giờ, năm 2012, huyện có 33 phương tiện khai thác xa bờ (có 14 phương tiện khai thác ven bờ nâng công suất để hoạt động xa bờ, 9 tàu tăng từ 20 CV lên 30 - 45 CV, 5 tàu tăng từ 45 CV lên trên 90 CV) và 1.412 phương tiện khai thác ven bờ hoạt động ổn định (gồm 198 phương tiện cào, te, 658 ghe lưới, rập xếp, 556 phương tiện phục vụ cho 913 khẩu đáy sông và 860 hộ hành nghề đánh bắt thủ công). Trên địa bàn huyện Cần Giờ, do khó khăn trong việc khai thác hải sản nên việc tổ chức các tổ, đội sản xuất trong khai thác thủy sản thực hiện chưa được đồng đều và toàn diện. Tuy nhiên, các tổ ngư dân đoàn kết sản xuất đã cơ bản hình thành theo địa bàn dân cư, nghề khai thác hỗ trợ trong công tác bảo đảm an toàn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhưng chưa thực sự liên kết về mặt kinh tế. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2