intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercaria) trên cá nuôi thịt ở thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nahwmf 3 mục tiêu: Xác định thành phần loài metacercariae trên mẫu cá nuôi thịt thu được; đánh giá tỉ lệ nhiễm metacercariae trên cá nuôi thịt ở thành phố Hồ Chí Minh; xác định các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm của sán lá song chủ trên cá nuôi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercaria) trên cá nuôi thịt ở thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Nguyễn Phúc An NGHIÊN CỨU TỈ LỆ NHIỄM SÁN LÁ SONG CHỦ (Giai đoạn metacercaria) TRÊN CÁ NUÔI THỊT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Nguyễn Phúc An NGHIÊN CỨU TỈ LỆ NHIỄM SÁN LÁ SONG CHỦ (Giai đoạn metacercaria) TRÊN CÁ NUÔI THỊT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 8420120 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM CỬ THIỆN Thành phố Hồ Chí Minh – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả công bố trong bất kì công trình nào. Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài liệu tham khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2018 HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN Lê Nguyễn Phúc An
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Cử Thiện - người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô của Phòng Sau Đại học, Khoa Sinh học, phòng thí nghiệm bộ môn Sinh lí Người và Động vật - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này. Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 9 năm 2018 HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN Lê Nguyễn Phúc An
  5. i MỤC LỤC Lời cam đoan   Lời cảm ơn   Mục lục ........................................................................................................................ i  Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................... iiiiiiiii  Danh mục bảng ......................................................................................................... iiv  Danh mục hình............................................................................................................ v  MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1  I.  LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................. 1  II.   MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3  III.   ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 3  IV.   NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3  V.   PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3  Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4  1.1. Đặc điểm của sán lá song chủ truyền qua cá ................................................ 4  1.2. Lược sử nghiên cứu sán lá song chủ ........................................................... 12  1.2.1. Trên thế giới ........................................................................................... 12  1.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................ 13  1.3. Đặc điểm sơ lược của các loài cá thu mẫu .................................................. 16  1.3.1. Cá Chẽm Lates calcarifer (Bloch, 1790) ............................................... 16  1.3.2. Cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) ....................... 16  1.3.3. Cá Trê lai Clarias sp. ........................................................................... 18  1.3.4. Cá Điêu hồng Oreochromis sp. ............................................................ 19  1.3.5. Cá Tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878) ...................... 20  1.3.6. Cá Sặc điệp Trichopodus microlepis (Günther, 1861) ........................... 21  Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 23  2.1. Thời gian, địa điểm, tư liệu nghiên cứu ...................................................... 23  2.1.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 23  2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 23  2.1.3. Tư liệu nghiên cứu ................................................................................. 24 
  6. ii 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 24  2.2.1. Ngoài thực địa ........................................................................................ 24  2.2.2. Trong phòng thí nghiệm ......................................................................... 25  Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 28  3.1. Tỉ lệ nhiễm metacercariae trên cá nuôi ở 4 huyện ngoại thành, tp. Hồ Chí Minh ................................................................................................................... 28  3.1.1. Loài cá khảo sát ...................................................................................... 28  3.1.2. Tỉ lệ nhiễm metacercariae ...................................................................... 28  3.2. Thành phần loài Sán lá song chủ giai đoạn metacercariae trên cá nuôi ..... 29  3.2.1. Sán lá Exorchis oviformis....................................................................... 29  3.2.2. Sán lá ruột nhỏ Centrocestus sp. .......................................................... 30  3.2.3. Sán lá ruột nhỏ Procerovum sp. ........................................................... 30  3.2.4. Sán lá ruột nhỏ Haplorchis pumilio ....................................................... 31  3.3. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sự nhiễm sán lá song chủ trên cá nuôi và giải pháp kĩ thuật làm giảm nguy cơ nhiễm sán ................................................ 32  3.3.1. Mối liên hệ giữa sự nhiễm sán với yếu tố mùa, loài cá và khu vực thu mẫu cá ...................................................................................................................... 32  3.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố kĩ thuật nuôi đến sự nhiễm metacercariae ... 34  3.3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro khác ................................................... 37  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 39  TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 40
  7. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh SLGN Sán lá gan nhỏ SLRN Sán lá ruột nhỏ
  8. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Thời gian thu mẫu ở 4 huyện ngoại thành, tp. HCM ............................... 23 Bảng 3.1 Loài cá thịt thu mẫu ở 4 huyện ngoại thành (Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh), thành phố Hồ Chí Minh .................................................................... 28 Bảng 3.2 Tỉ lệ nhiễm metacercariae trên mẫu cá nuôi thịt ...................................... 28 Bảng 3.3 Tỉ lệ nhiễm metacercariae trên ao nuôi cá thịt ......................................... 28 Bảng 3.4 Kết quả phân tích hồi qui Binary logistic regression để tìm mối liên hệ giữa sự nhiễm sán với yếu tố mùa, loài cá và khu vực thu mẫu cá thịt ở Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh ................................................................................................ 32 Bảng 3.5 Kết quả phân tích hồi qui Binary logistic regression để tìm yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự nhiễm sán trong ao nuôi cá thịt ở mùa mưa và mùa khô .................. 34 Bảng 3.6 Kết quả phân tích hồi qui Binary logistic regression để tìm mối liên quan giữa các yếu tố rủi ro khác đến sự nhiễm sán lá trên cá .......................................... 37
  9. v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Vòng đời của sán lá song chủ ...................................................................... 4 Hình 1.2 Điểm mắt và túi bài tiết hình chữ V của Exorchis oviformis ...................... 7 Hình 1.3 Giác bụng của Haplorchis pumilio .............................................................. 8 Hình 1.4 Hạt bài tiết lớn của Procerovum sp. .......................................................... 9 Hình 1.5 Răng ở giác miệng và tuyến bài tiết hình chữ X của Centrocestus armatus .................................................................................................................................. 10 Hình 1.6 Răng ở giác miệng và tuyến bài tiết hình chữ X của Centrocestus formosanus .................................................................................................................................. 11 Hình 1.7 Cá Chẽm Lates calcarifer .......................................................................... 16 Hình 1.8 Cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus ....................................................... 17 Hình 1.9 Cá Trê lai Clarias sp. ................................................................................ 18 Hình 1.10 Cá Điêu hồng Oreochromis sp. .............................................................. 19 Hình 1.11 Cá Tra Pangasianodon hypophthalmus ................................................. 20 Hình 1.12 Cá Sặc điệp Trichopodus microlepis ...................................................... 21 Hình 2.1 Bản đồ khu vực thu mẫu ở thành phố Hồ Chí Minh ................................ 23 Hình 3.1 Nang sán Exorchis oviformis (x100) ......................................................... 29 Hình 3.2 Túi bài tiết hình chữ V của Exorchis oviformis (x40 và x100) ................. 30 Hình 3.3 Ấu trùng metacercaria của Centrocestus sp. bị phá nang (x100) .............. 30 Hình 3.4 Tuyến bài tiết hình chữ X ở Centrocestus sp. (x100)................................ 30 Hình 3.5 Nang sán Procerovum sp. (x40) ................................................................ 31 Hình 3.6 Giác bụng của Haplorchis pumilio (x100) ................................................ 31 Hình 3.7 Nang sán Haplorchis pumilio (x100) ........................................................ 32 Hình 3.8 Đất lẫn trùng chỉ, ốc được sử dụng làm thức ăn cho cá Trê ...................... 35
  10. 1 MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Con người và vật nuôi trên thế giới (đặc biệt ở khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam) là những đối tượng thường nhiễm sán lá song chủ qua ký chủ trung gian cá [1]. Nhiễm sán lá đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng được cả thế giới quan tâm, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á [2]. Sán lá có nguồn gốc từ cá nhiễm trên hơn 50 triệu người trên thế giới [3]. Ước tính trên thế giới có 750 triệu người có nguy cơ bị nhiễm sán từ thực phẩm, khoảng 35 triệu người bị nhiễm Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis [4]. Sán lá gan C. sinensis cũng rất phổ biến ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam [5]. Khoảng 10 triệu người ở khu vực Đông Nam Á cũng nhiễm Sán lá gan Opisthorchis viverrini [6]. Tỉ lệ nhiễm Sán lá ruột nhỏ cũng rất được quan tâm. Trên thế giới có hơn 50 loài Sán lá ruột nhỏ và phần lớn thuộc khu vực châu Á [7]. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển có nền nuôi trồng truyền thống lâu đời cùng với đặc điểm khí hậu thích hợp cho sự phát triển và lây truyền sán lá nên nhiễm sán lá trở thành vấn đề dịch tễ quan trọng cần được quan tâm [1], [8]. Sán lá song chủ ở giai đoạn ấu trùng metacercariae kí sinh trên cá. Vì vậy, khi ăn cá sống hoặc cá chưa chín thì con người và một số động vật (chó, mèo,…) sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm metacercariae [9]. Sau khi xâm nhập, ấu trùng metacercariae phát triển thành sán lá trưởng thành. Người bị nhiễm sán lá kéo dài sẽ bị các bệnh như viêm ruột, viêm phổi, tổn thương gan, lá lách, tụy, mật,… nguy hiểm nhất là ung thư gan [10] và ung thư ống mật [11], [12]. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh nhiễm sán lá ở giai đoạn đầu thường không có hoặc có nhưng biểu hiện không rõ ràng, nên khi có các triệu chứng rõ ràng như tổn thương gan, mật thì người ta không nghĩ nguyên nhân do nhiễm sán lá, vì vậy cũng chưa có những biện pháp cụ thể để phòng chống nhiễm sán lá. Hiện nay, nghề đánh bắt cá đang được sử dụng hết công suất, sản lượng đánh bắt đạt đỉnh điểm 86,4 triệu tấn vào năm 1996, sau đó có xu hướng giảm và chỉ còn 80,9 triệu tấn năm 2013 [13]. Nguồn thực phẩm từ cá tự nhiên dần không đủ
  11. 2 cung cấp cho người dân dẫn đến việc nuôi trồng thủy sản đang dần được coi trọng và trở thành nguồn cung cấp thực phẩm giàu protein thay thế [14], [15]. Số lượng cá trên thị trường phần lớn được cung cấp từ việc nuôi trồng thủy sản, làm giảm áp lực về nguồn cung cấp từ đánh bắt cá tự nhiên và ổn định giá cả [16]. Cùng với sự gia tăng dân số ở Việt Nam, việc cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein từ cá càng được coi trọng. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi có nền kinh tế phát triển và dân cư đông, vì vậy nhu cầu về thực phẩm giàu protein như cá là rất lớn. Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong những nơi tiêu thụ sản lượng cá lớn của cả nước và để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá này thì nhiều hộ gia đình ở các huyện ngoại thành đã tiến hành nuôi cá với quy mô lớn. Kinh tế của các hộ phụ thuộc vào lợi nhuận từ cá. Tuy nhiên, cá nhiễm sán lá thì thường sinh trưởng kém, năng suất không cao do ấu trùng sán kí sinh khiến cá gầy, hô hấp khó khăn, tắc mạch máu, rối loạn hệ tuần hoàn - trao đổi chất và có thể gây chết [17]. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của các hộ nuôi cá, đồng thời khiến người tiêu dùng trong nước e ngại chất lượng cá nuôi và cũng có thể trở thành rào cản về xuất khẩu cá ra các nước phát triển. Vì vậy, chất lượng cá nuôi cần được quan tâm để có thể đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu, vượt qua rào cản về chất lượng thủy sản được đặt ra. Vì vậy cần có nhiều nghiên cứu về sán lá song chủ trên các loài cá nuôi ở Hồ Chí Minh để đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội hiện nay. Qua tra cứu các tài liệu, các trang web bằng nhiều cách khác nhau và tiến hành khảo sát đề tài “Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ (giai đoạn metacercariae) trên cá nuôi thịt ở thành phố Hồ Chí Minh” tại Trung Tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP. HCM cho thấy đến thời điểm hiện tại đề tài chưa được nghiên cứu. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài này chưa được tác giả nào thực hiện, không bị trùng lặp và có tính mới. Ngoài việc xác định tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ trên cá, đề tài còn đề ra biện pháp hạn chế, phòng ngừa bệnh kí sinh trùng trên người có nguồn gốc từ thủy sản và xác định các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm sán lá.
  12. 3 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác định thành phần loài metacercariae trên mẫu cá nuôi thịt thu được. Đánh giá tỉ lệ nhiễm metacercariae trên cá nuôi thịt ở thành phố Hồ Chí Minh. Xác định các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm của sán lá song chủ trên cá nuôi. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Ấu trùng sán lá song chủ (metacercariae) trên cá nuôi thịt thu được ở 4 huyện Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Thu mẫu cá nuôi thịt vào mùa mưa và mùa khô. Phỏng vấn về một số kĩ thuật nuôi, chuẩn bị ao nuôi của các hộ thu mẫu. Xác định tỉ lệ nhiễm sán lá trên mẫu cá nuôi thịt, đánh giá tình trạng nhiễm sán lá ở cá ở thành phố Hồ Chí Minh. Định loại sán lá nhiễm trên cá dựa vào tiêu chuẩn hình thái. Xem xét các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỉ lệ nhiễm của sán lá trên cá nuôi thịt và đưa ra giải pháp về kĩ thuật để làm giảm tỉ lệ nhiễm sán lá. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Hộ nuôi cá thịt ở 4 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh: Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh.
  13. 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm của sán lá song chủ truyền qua cá Sán lá gây bệnh cho người lây truyền qua động vật thủy sản (Fishborne Zoonotic Trematode – FZT) hay còn gọi sán lá lây truyền qua cá. Sán lá song chủ truyền qua cá bao gồm Sán lá gan nhỏ (SLGN) và Sán lá ruột nhỏ (SLRN). Kích thước cơ thể sán lá thường sai khác rất lớn, trong, không màu. Giác hút miệng nhỏ ở phía trước cơ thể, giác hút bụng có thể lớn hơn giác hút miệng. Sán lá song chủ đẻ trứng và giao phối trên cùng một cơ thể. Trứng sán nhỏ và có số lượng nhiều [17].  Vòng đời của sán lá song chủ truyền qua cá Sán lá song chủ truyền qua cá có vòng đời phức tạp và đa dạng [17]. Từ trứng sán để phát triển thành sán trưởng thành, chúng truyền qua các vật chủ khác nhau; vật chủ trung gian thứ 1 (thường là ốc), mỗi một loài sán thường phát triển trong một số loại ốc đặc trưng; vật chủ trung gian thứ 2 (cá); vật chủ cuối cùng (người và động vật ăn cá). Hình 1.1 Vòng đời của sán lá song chủ [18]
  14. 5 Hình 1.1 mô tả vòng đời chung của Sán lá song chủ truyền qua cá. Sán trưởng thành kí sinh trong nội tạng của vật chủ (6), sản sinh ra trứng (1) thoát ra ngoài theo phân vào môi trường nước. Ốc (2) – Vật chủ trung gian thứ 1, trong môi trường nước đã thụ động hoặc chủ động nhiễm trứng sán trong quá trình tìm kiếm thức ăn. Trong vật chủ ốc thích hợp, trứng phát triển qua một số giai đoạn (2a, 2b, 2c, 2d) thành ấu trùng cercariae (2d). Sau một thời gian thì ấu trùng cercariae thoát ra cơ thể ốc vào trong môi trường nước bơi lội tự do (3). Sau đó, ấu trùng cercariae xâm nhập vào vật chủ trung gian thứ 2 – cá, mất đuôi và kết nang tạo thành ấu trùng metacercaria (4). Vật chủ cuối cùng - người hoặc động vật ăn cá sống hoặc cá nấu chưa chín có chứa ấu trùng metacercariae dẫn đến bị nhiễm sán. Trong cơ thể vật chủ thích hợp, sán non thoát khỏi nang (5) và phát triển thành sán trưởng thành (6) di chuyển tới một số cơ quan để kí sinh và lại bắt đầu một chu trình mới. Như vậy, quá trình phát triển của Sán lá song chủ khá phức tạp. Kí chủ trung gian thứ nhất là ốc và một số động vật không xương sống, còn kí chủ trung gian thứ hai thường là cá và kí chủ cuối cùng thường là động vật có xương sống như: bò sát, chim, thú trong đó có con người. Tỉ lệ nhiễm sán lá trên người phụ thuộc vào các yếu tố như vật kí sinh, vật chủ trung gian, môi trường và thói quen ăn uống [1].  Hình dạng, cấu tạo của ấu trùng metacercariae Ấu trùng metacercariae hầu hết có dạng elip hoặc hình cầu, tồn tại trong nang nên chỉ vận động nhẹ nhàng và có cấu tạo cơ thể phát triển gần với con trưởng thành [18]. Metacercariae gồm các bộ phận sau: Thành nang (Cyst wall): Bao quanh bên ngoài metacercariae, thành dày có 1 hoặc 2 lớp trong suốt như thủy tinh, một số ít có 3 lớp. Giác bám (Sucker): Thường có 2 giác bám, giác miệng ở đằng trước mở vào bên trong, dẫn tới hệ tiêu hóa và giác bụng ở giữa cơ thể, được sử dụng để bám chắc. Hầu, thực quản và ruột (Pharynx, Esophagus, Ceca): Là đường dẫn thức ăn bắt đầu từ hầu (cơ quan nghiền) đi vào thực quản rồi vào ruột. Ở thực quản và ruột, thức ăn được tiêu hóa và ngấm vào thành ruột.
  15. 6 Mầm sinh dục (Genital primosdium): Là cơ quan sinh dục đang phát triển (tinh hoàn, buồng trứng) được thấy trong giai đoạn ấu trùng metacercariae nhưng nó thường ở trong trạng thái không xác định. Gonotyl: Là một phần cơ thể phát triển ra ngoài gần với lỗ sinh dục, thường ăn sâu vào cơ thể bên trong khoang, túi sinh dục bụng mở tách biệt nhưng gần với giác miệng. Chức năng của nó là giao phối và chuyển tinh dịch. Gai miệng (Oral spines): Là gai lớn xung quanh giác miệng, thường kèm theo vòng da quanh giác miệng. Lỗ sinh dục và cơ quan tiếp nhận (Seminal vesicle and receptacle): Là phần cuối của ống dẫn tinh, lỗ có thể ngụy trang với các răng nhỏ (gọi là gai xương hay móc). Túi bài tiết (Excretory vesicle): Là một bong bóng hay phần túi sau của cơ thể tập trung các chất bài tiết tập trung từ các ống bài tiết. Có thể được dồn đầy các hạt đặc trưng hoặc các túi nhỏ mà thường có ích trong việc phân biệt các loài. Tế bào lửa (Flame cells): Là một hệ thống song song của các tế bào chứa lông đặc biệt có chức năng để tập trung tế bào chất thải bài tiết hình thành qua cơ thể. Làm thông ống mao mạch dẫn tới ống bài tiết. Tế bào lửa có thể được thể hiện bằng một công thức, sử dụng trong phân loại. Noãn hoàng (Vitellaria): Là các tuyến bao quang buồng trứng mà tiết ra nguyên liệu vỏ trứng.
  16. 7  Sán lá song chủ trên cá nước ngọt ở Việt Nam Sán lá lây truyền qua cá chủ yếu thuộc họ Opisthorchidae (SLGN), họ Heterophyidae và Echinostomatidae (SLRN) [18], [23], [48].  Sán lá Exorchis oviformis Kobayashi, 1915 Ngành: Platyhelminthes (Schneider, 1878) Lớp: Trematoda (Rudolphi, 1808) Bộ: Opisthorchiida (La Rue, 1957) Họ: Cryptogonimidae Ward, 1917 Giống: Exorchis Kobayashi, 1915 Loài: Exorchis oviformis Kobayashi, 1915 Ấu trùng metacercaria của Exorchis oviformis có hình elip, kích cỡ 0,18 - 1,2 x 1,13 - 1,15 mm, thành rất mỏng và trong, có 2 điểm mắt ở hai bên hầu, giác bụng nhỏ hơn giác miệng, tuyến bài tiết hình chữ V [18]. Quan sát hình 1.2, ấu trùng metacercariae của sán lá Exorchis oviformis có 2 điểm mắt ở hai bên hầu và có tuyến bài tiết hình chữ V, đây là hai đặc điểm nhận dạng của loài sán này. Hình 1.2 Điểm mắt và túi bài tiết hình chữ V của Exorchis oviformis [18]
  17. 8  Sán lá Haplorchis pumilio (Looss, 1896) Ngành: Platyhelminthes (Schneider, 1878) Lớp: Trematoda (Rudolphi, 1808) Bộ: Opisthorchiida (La Rue, 1957) Họ: Heterophyidae (Odhner, 1994) Giống: Haplorchis (Looss, 1899) Loài: Haplorchis pumilio (Looss, 1896) Ấu trùng metacercaria của Haplorchis pumilio có hình elip dài, có kích thước 0,16 - 0,19 x 0,14 - 0,19 mm, thành nang dày. Giác bụng biến đổi và không tương đồng với giác miệng, có 36 - 42 vòng răng nhỏ xếp thành 1 - 2 hàng quanh vòi sinh dục bụng hoàn chỉnh, không có gonotyl, có một tinh hoàn, tuyến bài tiết hình chữ O và chiếm một phần lớn cơ thể phía sau [18]. Hình 1.3 Giác bụng của Haplorchis pumilio [18]
  18. 9  Sán lá Proccevorum sp. Ngành: Platyhelminthes (Schneider, 1878) Lớp: Trematoda (Rudolphi, 1808) Bộ: Opisthorchiida (La Rue, 1957) Họ: Heterophyidae (Odhner, 1994) Giống: Procerovum Onji & Nishio, 1916 Loài: Procerovum sp. Ấu trùng metacercariae của sán lá ruột nhỏ Procevorum sp. có hình elip, có các hạt sắc tố màu nâu vàng trong cơ thể ở khúc đường ruột và một túi bài tiết hình chữ D với các hạt bài tiết [49]. Quan sát hình 1.4, ấu trùng metacercariae của sán lá ruột nhỏ Procevorum sp. có các hạt bài tiết lớn, đây là một trong đặc điểm đặc trưng của giống Procevorum. Hình 1.4 Hạt bài tiết lớn của Procerovum sp. [18]
  19. 10  Sán lá Centrocestus sp. Ngành: Platyhelminthes (Schneider, 1878) Lớp: Trematoda (Rudolphi, 1808) Bộ: Opisthorchiida (La Rue, 1957) Họ: Heterophyidae (Odhner, 1994) Giống: Centrocestus (Looss, 1899) Loài: Centrocestus sp. Ấu trùng metacercariae của sán lá ruột nhỏ Centrocestus sp. có đặc điểm chung là có hình elip dài, răng xếp thành 2 hàng xung quanh giác miệng (khoảng 30 - 40 răng), tuyến bài tiết hình chữ X [18]. Quan sát hình 1.5, ấu trùng metacercariae của sán lá ruột nhỏ Centrocestus armatus có các răng xếp thành 2 hàng xung quanh giác miệng (40 - 44 răng), tuyến bài tiết hình chữ X, đây là đặc điểm đặc trưng cho các loài sán lá giống Centrocestus. Hình 1.5 Răng ở giác miệng và tuyến bài tiết hình chữ X của Centrocestus armatus [18]
  20. 11 Hình 1.6 Răng ở giác miệng và tuyến bài tiết hình chữ X của Centrocestus formosanus [18] Quan sát hình 1.6, ấu trùng metacercariae của sán lá ruột nhỏ Centrocestus formosanus có hình elip dài, kích cỡ 0,15 - 0,20 x 0,1 - 0,12 mm, có khoảng 32 răng xếp vòng tròn quanh giác miệng thành 2 hàng, tuyến bài tiết hình chữ X.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2