Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hoá học: Nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh Trung học phổ thông thông qua sử dụng công nghệ hình ảnh trong dạy học chủ đề Nhôm, Sắt
lượt xem 7
download
Mục đích của luận văn là thiết kế chủ đề dạy học nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Nghiên cứu nguyên tắc, qui trình tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề nhôm, sắt góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Hoá học trong trường phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hoá học: Nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh Trung học phổ thông thông qua sử dụng công nghệ hình ảnh trong dạy học chủ đề Nhôm, Sắt
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN QUANG NGỌC NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ NHÔM, SẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC HÀ NỘI – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN QUANG NGỌC NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ NHÔM, SẮT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN HÓA HỌC Mã số: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Minh Trang HÀ NỘI – 2020
- LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Vũ Minh Trang đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện luận văn; Ban Giám hiệu, tập thể GV và HS trƣờng THPT Quốc Oai và trƣờng THPT Cao Bá Quát-Quốc Oai, thành phố Hà Nội, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm để hoàn thành luận văn; Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và những ngƣời thân đã luôn luôn quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. Dù đã rất cố gắng hoàn thành nghiên cứu bằng lòng nhiệt tình và tâm huyết, song không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành từ quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 8 năm 2020 Tác giả Nguyễn Quang Ngọc i
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ tƣơng ứng 1 CNHA Công nghệ hình ảnh 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 DH Dạy học 4 DHTCĐ Dạy học theo chủ để 5 GIS Geographic Information System 6 GV Giáo viên 7 HS Học sinh 8 KTDH Kỹ thuật dạy học 9 PPDH Phƣơng pháp dạy học 10 THPT Trung học phổ thông ii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................. 2 4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3 5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3 6. Giả thuyết khoa học ............................................................................................... 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 8. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................................ 4 9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC ............................ 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 6 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về dạy học theo chủ đề có ứng dụng công nghệ hình ảnh ................................................................................................ 6 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.......................................................................................................................... 8 1.2. Công nghệ hình ảnh trong dạy học ..................................................................... 9 1.2.1. Công nghệ 4.0 trong dạy học ....................................................................... 9 1.2.2. Công nghệ hình ảnh trong dạy học ............................................................ 10 1.2.3. Công nghệ hình ảnh trong dạy học Hóa học .............................................. 10 1.2.4. Công nghệ GIS trong dạy học .................................................................... 13 1.3. Hứng thú học tập môn Hóa học của học sinh trung học phổ thông ................. 15 1.3.1. Hứng thú ..................................................................................................... 15 1.3.2. Vai trò của hứng thú trong dạy học ............................................................ 17 1.3.3. Hứng thú học tập môn Hóa học ................................................................. 18 1.4. Chủ đề dạy học ................................................................................................. 19 1.4.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề .................................................................. 19 1.4.2. Đặc điểm dạy học theo chủ đề ................................................................... 20 iii
- 1.4.3. Các bƣớc dạy học theo chủ đề ................................................................... 21 1.5. Kế hoạch dạy học theo chủ đề .......................................................................... 22 1.5.1. Khái niệm kế hoạch dạy học ...................................................................... 22 1.5.2. Đặc trƣng của kế hoạch dạy học theo chủ đề ............................................. 22 1.5.3. Các mô hình dạy học theo chủ đề .............................................................. 22 1.6. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực.............................................................. 23 1.6.1. Dạy học nhóm ............................................................................................ 23 1.6.2. Dạy học dự án ............................................................................................ 24 1.6.3. Dạy học giải quyết vấn đề .......................................................................... 26 1.7. Thực trạng của đề tài ........................................................................................ 27 1.7.1. Thực trạng về việc sử dụng GIS-STORY MAP trong giảng dạy và tổ chức dạy học......................................................................................................... 27 1.7.2. Thực trạng hứng thú học tập môn hóa học của học sinh ........................... 35 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................... 39 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHẦN NHÔM, SẮT CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ HÌNH ẢNH NHẰM NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH ................................... 40 2.1. Vị trí, mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần nhôm, sắt ......................................... 40 2.1.1. Vị trí, mục tiêu phần kim loại – Hóa học 12 .............................................. 40 2.1.2. Cấu trúc, nội dung phần kim loại – Hóa học 12 ........................................ 40 2.1.3. Vị trí, mục tiêu, cấu trúc, nội dung phần nhôm, sắt ................................... 40 2.1.4. Những điểm lƣu ý về nội dung và PPDH phần nhôm, sắt ......................... 41 2.2. Nguyên tắc thiết kế chủ đề dạy học nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh ............................................................................................................................ 40 2.2.1. Nguyên tắc bám sát mục tiêu dạy học và khai thác tối ƣu các lợi thế của công nghệ hình ảnh ........................................................................................ 42 2.2.2. Nguyên tắc phù hợp đặc điểm tâm lí lứa tuổi ............................................ 43 2.2.3. Nguyên tắc vừa sức, nâng cao hứng thú trong học tập .............................. 43 2.2.4. Nguyên tắc chính xác, khoa học ................................................................ 43 2.3. Qui trình thiết kế các chủ đề dạy học nhôm, sắt có sử dụng CNHA ................ 44 2.3.1. Xác định mục tiêu dạy học ......................................................................... 44 iv
- 2.3.2. Xây dựng nội dung của chủ đề dạy học nhôm, sắt..................................... 44 2.3.3. Lựa chọn các tiện ích và các phƣơng tiện công nghệ hình ảnh phù hợp với nội dung chủ đề dạy học ................................................................................ 44 2.3.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho công nghệ hình ảnh GIS ............................... 45 2.4. Nguyên tắc tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh ....................... 46 2.4.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung kiến thức để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh .......................................................................................................... 46 2.4.2. Nguyên tắc lựa chọn phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh .............................................................................. 46 2.5. Qui trình tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh .................................................................................................. 46 2.6. Thiết kế một số chủ đề dạy học nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh ........................................................ 47 2.7. Một số kế hoạch dạy học chủ đề nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh ................................................. 47 2.7.1. Kế hoạch dạy học chủ đề nhôm có sử dụng công nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh .............................................................. 47 2.7.2. Kế hoạch dạy học chủ đề sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh .............................................................. 60 2.8. Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập và sự hứng thú học tập của học sinh trung học phổ thông với môn Hóa học...................................................... 72 2.8.1. Thiết kế bảng kiểm quan sát đánh giá mức độ hứng thú học tập môn Hóa học của học sinh ........................................................................................... 72 2.8.2. Thiết kế phiếu hỏi học sinh về mức độ hứng thú học tập môn Hóa học của học sinh .......................................................................................................... 77 2.8.3. Đánh giá qua bài kiểm tra .......................................................................... 78 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................... 79 CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................ 80 3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ....................................................................... 80 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ..................................................................................... 80 v
- 3.3. Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm ....................................................................... 80 3.3.1. Chọn địa bàn và đối tƣợng thực nghiệm .................................................... 80 3.3.2. Tiến hành các giờ dạy theo kế hoạch dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả sau mỗi chủ đề dạy học ................................................................................. 81 3.3.3. Thu thập kết quả thực nghiệm sƣ phạm và xử lí thông tin thu đƣợc ......... 81 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm .......................................................................... 81 3.4.1. Đánh giá kết quả thực nghiệm qua phiếu hỏi ............................................. 81 3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm qua bảng kiểm quan sát............................. 92 3.4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm qua kết quả bài kiểm tra .......................... 103 Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................... 108 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 109 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ..... 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 112 vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Ý kiến của GV về mức độ sử dụng các phần mềm để mô phỏng cho quá trình giảng dạy môn Hóa học .................................................. 29 Bảng 1.2. Ý kiến của HS về mức độ sử dụng các phần mềm để hỗ quá trình học tập môn Hóa học............................................................................. 30 Bảng 1.3. Ý kiến của HS về mức độ hứng thú học tập môn hóa học của bản thân .... 37 Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá mức độ hứng thú học tập của HS ............................. 73 Bảng 2.2. Bảng kiểm quan sát các mức độ hứng thú học tập của HS dành cho GV ......................................................................................................... 75 Bảng 2.3. Phiếu tự đánh giá các mức độ hứng thú học tập của HS dành cho HS .......................................................................................................... 76 Bảng 2.4. Phiếu hỏi đánh giá mức độ hứng thú học tập của HS PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỨNG THÚ HỌC TẬP .................................. 77 Bảng 3.1. Ý kiến của HS lớp đối chứng về mức độ hứng thú học tập môn Hóa học của bản thân khi học chủ đề Sắt ............................................. 82 Bảng 3.2. Ý kiến của HS lớp thực nghiệm về mức độ hứng thú học tập môn Hóa học của bản thân khi học chủ đề Sắt ............................................. 84 Bảng 3.3. Ý kiến của HS lớp đối chứng về mức độ hứng thú học tập môn Hóa học của bản thân khi học chủ đề Nhôm......................................... 87 Bảng 3.4. Ý kiến của HS lớp thực nghiệm về mức độ hứng thú học tập môn Hóa học của bản thân khi học chủ đề Nhôm......................................... 89 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá của GV về mức độ hứng thú học tập của HS lớp đối chứng ở chủ đề Sắt .......................................................................... 92 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá của GV về mức độ hứng thú học tập của HS lớp thực nghiệm ở chủ đề Sắt ...................................................................... 93 Bảng 3.7. Ý kiến của HS lớp đối chứng về mức độ hứng thú học tập của bản thân ở chủ đề Sắt ................................................................................... 95 Bảng 3.8. Ý kiến của HS lớp thực nghiệm về mức độ hứng thú học tập của bản thân ở chủ đề Sắt ............................................................................ 96 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá của GV về mức độ hứng thú học tập của HS lớp đối chứng ở chủ đề Nhôm ..................................................................... 98 vii
- Bảng 3.10. Kết quả đánh giá của GV về mức độ hứng thú học tập của HS lớp thực nghiệm ở chủ đề Nhôm ................................................................. 99 Bảng 3.11. Ý kiến của HS lớp đối chứng về mức độ hứng thú học tập của bản thân ở chủ đề Nhôm ............................................................................ 101 Bảng 3.12. Ý kiến của HS lớp thực nghiệm về mức độ hứng thú học tập của bản thân ở chủ đề Nhôm ..................................................................... 102 Bảng 3.13. Bảng thống kê điểm kiểm tra chủ đề Sắt của lớp TN và lớp ĐC ........ 104 Bảng 3.14. Bảng tính tần suất và tần suất tích lũy chủ đề Sắt của lớp TN và ĐC ....................................................................................................... 105 Bảng 3.15. Bảng thống kê điểm kiểm tra chủ đề Nhôm của lớp TN và lớp ĐC ... 106 Bảng 3.16. Bảng tính tần suất và tần suất tích lũy chủ đề Nhôm của lớp TN và ĐC ....................................................................................................... 107 viii
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Mức độ ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Hóa học của GV ...... 28 Biểu đồ 1.2. Mức độ ứng dụng CNTT trong học tập môn Hóa học của HS ........... 28 Biểu đồ 1.3. Ý kiến của GV về thời gian sử dụng phần mềm STORY MAP ......... 31 Biểu đồ 1.4. Ý kiến của HS về thời gian sử dụng phần mềm STORY MAP .......... 31 Biểu đồ 1.5. Ý kiến của GV về tần suất sử dụng STORY MAP trong giảng dạy môn Hóa học ................................................................................ 32 Biểu đồ 1.6. Ý kiến của HS về tần suất sử dụng STORY MAP trong học tập môn Hóa học ....................................................................................... 32 Biểu đồ 1.7. Đánh giá của GV về hiệu quả mà STORY MAP mang lại cho giảng dạy môn Hóa học ...................................................................... 33 Biểu đồ 1.8. Ý kiến của HS về hiệu quả mà STORY MAP mang lại cho việc học tập môn Hóa học .......................................................................... 33 Biểu đồ 1.9. Đánh giá của GV về những khó khăn khi sử dụng phần mềm STORY MAP trong giảng dạy các nội dung Hóa học ........................ 34 Biểu đồ 1.10. Ý kiến của HS về những khó khăn khi sử dụng phần mềm STORY MAP trong học tập các nội dung Hóa học ............................ 34 Biểu đồ 1.11. Đánh giá của GV về sự tích cực của HS khi tham gia tiết Hóa học .... 35 Biểu đồ 1.12. Đánh giá của GV về sự hứng thú của HS khi thực hiện những công việc, nhiệm vụ học tập môn Hóa học ......................................... 35 Biểu đồ 1.13. Đánh giá của GV về cảm xúc của HS khi đƣợc nghỉ tiết Hóa học ..... 36 Biểu đồ 1.14. Đánh giá của GV về khả năng vận dụng kiến thức hóa học của HS đã đƣợc học để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong đời sống ..................................................................................................... 36 Biểu đồ 1.15. Ý kiến của HS về việc tự đánh giá trình độ học lực môn Hóa học của bản thân ........................................................................................ 38 Biểu đồ 3.1. Ý kiến của HS lớp đối chứng về số lần xung phong phát biểu trong tiết học chủ đề Sắt...................................................................... 86 Biểu đồ 3.2. Ý kiến của HS lớp thực nghiệm về số lần xung phong phát biểu trong tiết học chủ đề Sắt...................................................................... 87 ix
- Biểu đồ 3.3. Ý kiến của HS lớp đối chứng về số lần xung phong phát biểu trong tiết học chủ đề Nhôm ................................................................. 91 Biểu đồ 3.4. Ý kiến của HS lớp thực nghiệm về số lần xung phong phát biểu trong tiết học chủ đề Nhôm ................................................................. 91 Biểu đồ 3.5. Phân bố tần suất điểm chủ đề Sắt của lớp TN và ĐC ....................... 104 Biểu đồ 3.6. Đƣờng lũy tích chủ đề Sắt của lớp TN và ĐC .................................. 105 Biểu đồ 3.7. Phân bố tần suất điểm chủ đề Nhôm của lớp TN và ĐC .................. 106 Biểu đồ 3.8. Đƣờng lũy tích chủ đề Nhôm của lớp TN và ĐC ............................. 107 x
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Từ trƣớc đến nay giáo dục luôn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam giáo dục cũng luôn đƣợc coi trọng, đại hội đảng lần thứ XII vẫn tiếp tục khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.” Với tầm quan trọng nhƣ vậy thì việc đổi mới và phát triển giáo dục là vấn đề cấp thiết cần đƣợc thực hiện ở mọi cấp bậc. Hiện nay chúng ta đang xây dựng một nền giáo dục nhằm phát triển toàn diện những năng lực của học sinh, phát triển khả năng tƣ duy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học. Để làm đƣợc điều đó chúng ta cần đổi mới toàn diện từ nội dung, phƣơng pháp đến hình thức kiểm tra, đánh giá trong đó việc đổi mới phƣơng pháp là rất quan trọng. Phƣơng pháp dạy học không thể là phƣơng pháp truyền thụ một chiều mà phải là phƣơng pháp phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của học sinh, phát huy khả năng tự học, hợp tác, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, không những thế mà phƣơng pháp đó phải giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và làm chủ kiến thức một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Dạy học thông qua các chủ đề có sử dụng công nghệ hình ảnh là một phƣơng pháp dạy học đƣợc tiến hành trong nhà trƣờng giúp học sinh rèn luyện rất tốt tính tích cực, chủ động, khả năng tƣ duy và phát triển các năng lực và đặc biệt là giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và làm chủ kiến thức một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Hóa học là một môn khoa học Lí thuyết và thực nghiệm, các quá trình đều diễn ra ở cấp độ vi mô, trong đó có rất nhiều quá trình diễn ra nhanh, phức tạp, nhiều quá trình diễn ra với các loại hóa chất độc hại. Bởi vậy việc sử dụng công nghệ hình ảnh, đặc biệt là công nghệ GIS (Geographic Information System) trong dạy học Hóa học sẽ giúp học sinh tiếp cận và làm chủ kiến thức một các nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời kích thích, gây hứng thú cho học sinh, học sinh hào hứng tham gia các hoạt động từ đó giúp các em phát triển đƣợc các năng lực cần thiết và góp phần nâng cao hiệu quả học tập. Trong chƣơng trình Hóa học phổ thông thì phần kim loại lớp 12 bao gồm hai chƣơng: Chƣơng VII. Sắt và một số kim loại quan trọng; Chƣơng VI. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm. Đây là hai chƣơng có nhiều kiến thức có thể đƣợc mô phỏng 1
- rõ nét nhất qua công nghệ hình ảnh, đặc biệt là công nghệ GIS nhƣ nội dung về trạng thái tự nhiên, ứng dụng, sản xuất của nhôm, sắt và các hợp chất. Khi dạy học giáo viên có thể áp dụng nhiều loại phƣơng tiện công nghệ để tích cực hóa ngƣời học và giúp ngƣời học dễ dàng tiếp cận và làm chủ tri thức. Vì những lí do trên chúng tôi chọn đề tài “Nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh trung học phổ thông thông qua sử dụng công nghệ hình ảnh trong dạy học chủ đề nhôm, sắt” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu - Thiết kế chủ đề dạy học nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. - Nghiên cứu nguyên tắc, qui trình tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề nhôm, sắt góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Hoá học trong trƣờng phổ thông. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài: + Nghiên cứu cơ sở lí luận về công nghệ thông tin và công nghệ hình ảnh. + Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học theo chủ đề. + Nghiên cứu cơ sở lí luận về hứng thú học tập môn Hóa học của học sinh trung học phổ thông. + Nghiên cứu cơ sở lí luận về các hình thức tổ chức dạy học. + Nghiên cứu cơ sở lí luận về các phƣơng pháp dạy học tích cực. + Nghiên cứu cơ sở lí luận về kế hoạch dạy học. + Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức dạy học theo chủ đề nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh tại các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. - Nghiên cứu mục tiêu, nội dung và những lƣu ý khi dạy học chủ đề nhôm, sắt. - Đề xuất nguyên tắc và qui trình thiết kế chủ đề dạy học nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh trung học phổ thông. - Thiết kế chủ đề dạy học nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Hóa học cho học sinh trung học phổ thông. - Nghiên cứu nguyên tắc, qui trình tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề nhôm, 2
- sắt góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Hoá học trong trƣờng phổ thông. - Thiết kế một số kế hoạch dạy học chủ đề nhôm, sắt nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Hóa học cho học sinh trung học phổ thông. - Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập và sự hứng thú của học sinh trung học phổ thông với môn Hóa học. - Tiến hành điều tra, khảo sát về mức độ hứng thú học tập môn Hóa học cũng nhƣ kết quả học tập của học sinh trƣớc và sau khi thực nghiệm đề tài. - Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm, thu thập và xử lí dữ liệu để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của đề tài. 4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu - Quá trình dạy học môn Hóa học. - Hứng thú học tập môn Hóa học của học sinh trung học phổ thông. 4.2. Đối tượng nghiên cứu - Chủ đề dạy học nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh. - Vận dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực để thiết kế các kế hoạch dạy học chủ đề nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu gồm những kiến thức liên quan tới nhôm và sắt - Số lƣợng giáo viên và học sinh: toàn bộ giáo viên Hóa học (14 giáo viên), học sinh trƣờng THPT Cao Bá Quát-Quốc Oai và trƣờng THPT Quốc Oai (1195 học sinh). - Thực hiện nghiên cứu tại trƣờng THPT Cao Bá Quát-Quốc Oai và THPT Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh nhƣ thế nào để nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Hóa học cho học sinh? 6. Giả thuyết khoa học - Nếu giáo viên biết cách thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh thì sẽ nâng cao hứng thú và kết quả học tập 3
- môn Hóa học cho học sinh, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học Hóa học ở trƣờng trung học phổ thông. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu tổng quan và hệ thống hóa các vấn đề lí luận đƣợc trình bày trong sách, báo, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhƣ: chủ đề dạy học, hứng thú học tập, các kiến thức liên quan đến các chƣơng kim loại, công nghệ hình ảnh, công nghệ thông tin,… 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Sử dụng phƣơng pháp điều tra, thu thập thông tin: Phát phiếu thăm dò cho học sinh và giáo viên để điều tra thực trạng việc tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Hóa học cho học sinh. - Sử dụng phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm để đánh giá hiệu quả của việc tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Hóa học cho học sinh. - Phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Hỏi ý kiến các giảng viên khoa sƣ phạm và giáo viên Hóa học ở trƣờng trung học phổ thông. 7.3. Phương pháp xử lí thống kê toán học kết quả thực nghiệm - Dùng phƣơng pháp toán học thống kê để xử lí các số liệu điều tra và các kết quả thực nghiệm sƣ phạm để rút ra những kết luận cần thiết. 8. Đóng góp mới của đề tài - Đề xuất nguyên tắc, qui trình thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Hóa học của học sinh. - Thiết kế các chủ đề dạy học nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Hóa học của học sinh. - Thiết kế một số kế hoạch dạy học chủ đề nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh nhằm nâng cao kết quả học tập môn Hóa học cho học sinh. - Điều tra, đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề có sử 4
- dụng công nghệ hình ảnh trong dạy học Hóa học chủ đề nhôm, sắt ở trƣờng THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai và trƣờng THPT Quốc Oai thành phố Hà Nội. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh THPT thông quan sử dụng công nghệ hình ảnh trong dạy học. Chƣơng 2. Thiết kế các chủ đề và kế hoạch dạy học chủ đề nhôm, sắt có sử dụng công nghệ hình ảnh nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh. Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm. 5
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về dạy học theo chủ đề có ứng dụng công nghệ hình ảnh 1.1.1.1. Trên thế giới Theo tác giả Mohammad Robiul Hussain, hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một công cụ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hữu ích giúp thu hẹp khoảng cách giữa các yêu cầu và thực tế. Trong đó, điều đáng nói là hệ thống GIS có thể giúp trả lời các câu hỏi và giải quyết các vấn đề dựa trên cơ sở dữ liệu đƣợc cung cấp một cách nhanh chóng và dễ dàng chia sẻ bởi GIS có thể liên kết các dữ liệu riêng lẻ trên cơ sở vị trí địa chung, tạo thông tin mới từ nguồn dữ liệu hiện có. Dựa trên những lợi ích của GIS, Nihal Ugurul đã nghiên cứu việc sử dụng GIS cho các mục đích giáo dục tại Thổ Nhĩ Kỳ khi nhận thấy việc sử dụng CNTT trong môi trƣờng học tập có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu tích hợp giữa các hoạt động dạy và học cùng với công nghệ của chƣơng trình giảng dạy trong xã hội hiện đại nhằm đƣa giáo dục và các quá trình sƣ phạm trong trƣờng học gắn liền với các điều kiện của cuộc sống. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ra việc sử dụng GIS cho mục đích giáo dục đã mang lại các kết quả tích cực, đó là GIS đã hỗ trợ cho việc cấu trúc môi trƣờng học tập theo hƣớng tích cực và phù hợp với môi trƣờng học tập lấy học sinh (HS) làm trung tâm dựa trên các bản đồ tƣơng tác. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chứng minh mức độ tác động tích cực của các bản đồ GIS về sự biểu đạt khác nhau của dữ liệu không gian đối với kỹ năng tƣ duy học tập và thái độ tích cực với các công cụ công nghệ của HS [28]. Kế tiếp công bố của Nihal Ugurul, năm 2012, Soon Singh Bikar Singh và cộng sự đã tiếp tục thực hiện cuộc khảo sát về việc sử dụng GIS trong dạy học môn Địa lý tại 6 trƣờng học thông minh ở Sabah, Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy gần 90% các giáo viên (GV) dạy môn Địa lý đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của GIS trong giảng dạy Địa lý và đặc biệt là đƣa ra khuyến cáo cho Ban xây dựng chƣơng 6
- trình và Bộ giáo dục Malaysia nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng mới các chủ đề dạy học Địa lý theo hƣớng tích hợp công nghệ GIS [26]. Năm 2018, Yavuz Degirmenci đã thực hiện một nghiên cứu định tính ý kiến của các GV tại các trƣờng học khác nhau thuộc một thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ thông qua hình thức phỏng vấn bán cấu trúc đƣợc phát triển bởi nhà nghiên cứu và chuỗi dữ liệu thu đƣợc bằng cách phân tích thông qua phƣơng pháp phân tích nội dung. Và các kết quả thu thập đƣợc cũng chỉ ra các GV ở đây đều đồng ý về sự cần thiết sử dụng GIS trong các bài học Địa lý bởi GIS trong các bài học địa lý đã góp phần phát triển kỹ năng đọc và hỏi bản đồ ở HS [23]. Ngoài ra một số tác giả cũng đã có công trình nghiên cứu về GIS, StoryMap nhƣ: - Kathryn Keranen, Lyn Malone, and Michael Wagner, Teach with GIS Implementation Guide For the classroom, The Science of Where, ESRI, 2018. - Sarah E. Battersby and Kevin C. Remington, Story maps in The Classroom, Computer Lab Activities Develop Spatial Reasoning and Analysis Skills, Education, 2013. - Caitlin Strachan, Jerry Mitchell, Teachers’ Perceptions of Esri Story Maps as Effective Teaching Tools, Review of International Geographical Education Online, 4 (3), 2014. 1.1.1.2. Ở Việt Nam Tại Việt Nam, các nhà giáo dục cũng đã bắt đầu nhận thức đƣợc tính năng nổi trội của công nghệ hình ảnh (CNHA), đặc biệt là GIS khi ứng dụng vào quá trình giảng dạy các môn học. Cụ thể: - Điển hình là công trình nghiên cứu của tác giả Phan Văn Trung đã chứng minh đƣợc GIS khi đƣợc tích hợp trong giảng dạy và nghiên cứu môn Lịch sử sẽ “Phát huy tƣ duy trừu tƣợng và tƣ duy thực tiễn cho ngƣời học thông qua chuyển kênh chữ thành kênh hình, tạo hứng thú cho ngƣời học thông qua kênh hình trực quan, phát huy tƣ duy logic thông qua bản đồ khung, bổ sung thêm phƣơng tiện dạy theo xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học” và là “Công cụ hỗ trợ đắc lực cho nghiên cứu lịch sử chuyên sâu” [18]. - Năm 2019, tác giả Bùi Thị Thanh Hƣơng và cộng sự đã giới thiệu các ứng dụng của GIS trong giảng dạy các môn Vật lý, Hóa môi trƣờng, Khoa học trái đất và Sinh thái học ở cấp độ giảng dạy đại học trên cơ sở phát triển các quy trình triển khai 7
- dạy học với GIS của các môn học này và bƣớc đầu cũng đã chứng minh đƣợc tính hiệu quả của GIS trong dạy học (Bùi Thị Thanh Hƣơng, Phạm Kim Giang, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, “Geographic information system (GIS) in teaching: Principles and paradigms”). 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh Đến nay, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về hứng thú học tập của HS nhƣ: Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đào Thị Liên (2014) với đề tài: “Những yếu tố ảnh hƣởng đến hứng thú học tập của sinh viên năm nhất” đã đƣa ra hệ thống hóa cơ sở lý luận về hứng thú học tập và những yếu tố ảnh hƣởng đến hứng thú học tập của sinh viên năm nhất. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Vân (2014) với đề tài: “Tạo hứng thú học tập cho HS yếu kém trong quá trình dạy học phần Phi kim - Hóa học 11 THPT” đã đƣa ra một số biện pháp giúp tạo hứng thú học tập cho HS, đồng thời tác giả đƣa ra kế hoạch dạy học của một số bài trong phần Phi kim với mục tiêu tạo hứng thú học tập cho HS. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Nhâm (2014) với đề tài: “Nâng cao hứng thú học tập cho HS trong dạy học chƣơng oxi – lƣu huỳnh, Hóa học lớp 10 khi có sử dụng thí nghiệm Hóa học”, trong luận văn tác giả đã đƣa ra hệ thống cơ sở lý luận về hứng thú học tập và đề xuất một số kế hoạch dạy học cụ thể nhằm nâng cao hứng thú học tập cho HS. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Mai Trang (2015) với đề tài: “Dạy học phân hóa phần dẫn xuất của hidrocacbon nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh trung học phổ thông”, trong luận văn tác giả đã đƣa ra hệ thống cơ sở lý luận về dạy học phân hóa và kế hoạch dạy học cụ thể nhằm nâng cao hứng thú học tập cho HS. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Minh Ngọc (2016) với đề tài: “Tạo hứng thú học tập cho HS trung bình và yếu trong quá trình dạy học chƣơng Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm – Hóa học 12 – THPT” đã đƣa ra những nguyên nhân dẫn đến việc HS học yếu kém và một số biện pháp giúp tạo hứng thú học tập cho HS, đồng thời tác giả đƣa ra kế hoạch dạy học của một số bài trong chƣơng Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm với mục tiêu tạo hứng thú học tập cho HS. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Ruộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Sử dụng Padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường Trung học phổ thông Hoa Lư A - Ninh Bình
136 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ứng dụng lượng giác vào đại số
148 p | 56 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo hướng khám phá toán
13 p | 122 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật: Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
95 p | 21 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa
131 p | 49 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông
47 p | 56 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Xây dựng và sử dụng bài tập Hóa học theo tiếp cận PISA trong dạy học phần hợp chất hữu cơ chứa oxi Hóa học 11 trung học phổ thông nhằm phát triển cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề
120 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên ở trường Sĩ quan Lục quân 1 môn Hoá học Đại cương
128 p | 31 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 71 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kĩ năng giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit cho học sinh lớp 12 Ban nâng cao
12 p | 66 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán học: Dạy học chủ đề phương trình mũ và logarit theo hướng phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông
114 p | 32 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường trung học phổ thông
121 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Hoá - Trường THPT Chuyên Thái Bình qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cương
126 p | 47 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua dạy học chương Số phức lớp 12 – Ban nâng cao
12 p | 44 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học Chương Nitơ - Photpho Hóa học 11 Trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
118 p | 29 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học hệ phương trình vô tỉ ở trung học phổ thông
12 p | 41 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Các định luật Chất khí
13 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn