intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Sử dụng tranh cổ động trong dạy học Lịch sử Việt Nam ( 1946 – 1954) ở trường Trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam (1946-1954) nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, thực hành bộ môn cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Sử dụng tranh cổ động trong dạy học Lịch sử Việt Nam ( 1946 – 1954) ở trường Trung học phổ thông

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ THỊ NHAN SỬ DỤNG TRANH CỔ ĐỘNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 1946 – 1954) Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2017
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ THỊ NHAN SỬ DỤNG TRANH CỔ ĐỘNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ vIỆT NAM ( 1946 – 1954) Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ CHUYÊN NGHÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN LỊCH SỬ) Mã số : 8 14 01 11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thanh Tú HÀ NỘI – 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Lời chân thành cảm ơn tôi xin đƣợc gửi tới TS. Hoàng Thanh Tú – ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội, các thầy cô giáo và các em học sinh trƣờng THPT Gia Bình số 1, trƣờng THPT Gia Bình số 2 (Gia Bình – Bắc Ninh) đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá tình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa học này. Nếu không có sự giúp đỡ và chia sẻ chân thành của thầy, cô chắc rằng luận văn của tôi sẽ không thể thực hiện đƣợc. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên tinh thần và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành kết quả nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Vũ Thị Nhan i
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DH Dạy học DHLS Dạy học lịch sử ĐHSP Đại học sƣ phạm GV Giáo viên HS Học sinh PPDHLS Phƣơng pháp dạy học Lịch sử THPT Trung học phổ thông SGK Sách giáo khoa ii
  5. MỤC LỤC Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Danh mục từ viết tắt .......................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................. iii Danh mục bảng biểu.......................................................................................... v Danh mục hình ................................................................................................. vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRANH CỔ ĐỘNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1946 - 1954) Ở TRƢỜNG THPT............................................................................. 12 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 12 1.1.1. Quan niệm về sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣờng trung học phổ thông ............................................................................. 12 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng tranh cổ động trong quá trình dạy học lịch sử ....................................................................................................... 24 1.1.3 Phƣơng hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay. .......................................................................................................... 30 1.2 Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 31 1.2.1 Thực trạng của việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam (1946-1954) ở trƣờng THPT .................................................................. 31 1.2.2 Nguyên nhân và giải pháp ...................................................................... 39 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 42 CHƢƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH CỔ ĐỘNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1946 - 1954) Ở TRƢỜNG THPT THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................... 43 2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam (1946-1954) ..... 43 2.1.1. Vị trí ...................................................................................................... 43 2.1.2. Mục tiêu................................................................................................. 43 2.1.3. Các nội dung của phần lịch sử Việt Nam ( 1946-1954). ...................... 45 iii
  6. 2.2. Lựa chọn tranh cổ động cần và có thể sử dụng trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam (1946-1954) ............................................................................... 47 2.3. Một số biện pháp sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử .............. 54 2.3.1. Sử dụng tranh cổ động trong hoạt động nhóm ...................................... 55 2.3.2 Sử dụng tranh cổ động trong tổ chức hoạt động trao đổi, đàm thoại..... 61 2.3.3. Sử dụng tranh cổ động trong dạy học dự án. ........................................ 69 2.4. Thực nghiệm sƣ phạm .............................................................................. 74 2.4.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm ..................................................... 74 2.4.2. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 74 2.4.4 Đối tƣợng thực nghiệm .......................................................................... 75 2.4.5. Quy trình tiến hành thực nghiệm .......................................................... 76 2.3.6 Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 77 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 83 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 91 iv
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Mức độ việc sử dụng tranh cổ động trong DHLS ........................... 34 Bảng 1.2 Ý kiến của GV và HS về cách thức sử dụng tranh cổ động trong DHLS nhằm phát huy tính tích cực của HS:................................................... 35 Bảng 1.3 Ý kiến của GV và HS về thái độ, hứng thú trong giờ học lịch sử có sử dụng tranh cổ động: .................................................................................... 36 Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả bài kiểm tra sau giờ học thực nghiệm và đối chứng của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. ................................................ 74 Bảng 2.2 Đánh giá của học sinh về không khí của lớp học thực nghiệm và đối chứng. .............................................................................................................. 79 Bảng 2.3 Đánh giá của học sinh về mức độ hứng thú của lớp học thực nghiệm và đối chứng. ................................................................................................... 79 Bảng 2.4 Hiệu quả của các phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên ................ 80 Bảng 2.5 Về mức độ rèn luyện kỹ năng của học sinh..................................... 80 v
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Tranh cổ động cổ vũ nhân dân đi phá đƣờng số 4 ngăn bƣớc tiến quân của giặc .................................................................................................. 17 Hình 1.2 Tranh cổ động cho phong trào mùa đông binh sĩ ............................ 21 Hình 1.3 Tranh cổ động kêu gọi nhân dân chuẩn bị chiến dịch thu – đông ... 28 Hình 1.4 Tranh cổ động kêu gọi nhân dân trở về tổ quốc chống thực dân Pháp .. 29 Hình 2.1 Tranh cổ động mừng ngày lễ kỉ niệm toàn quốc kháng chiến ......... 58 Hình 2.2 Tranh cổ động tuyên truyền đƣờng lối kháng chiến của Đảng ................. 58 Hình 2.3 Tranh cổ động cổ vũ nhân dân ủng hộ phong trào mùa đông binh sĩ .....61 Hình 2.4 Tranh cổ động cổ vũ tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân .... 63 Hình 2.5 Tranh cổ động kêu gọi nhân dân tham gia phong trào thi đua ái quốc .. 64 Hình 2.6 Tranh cổ động cổ vũ tinh thần quyết tấm phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp ................................................................................................. 65 Hình 2.7 Tranh cổ động nhân dân đi đặt chông, mìn trên đƣờng số 4, ngăn cản bƣớc tiến của giặc Pháp................................................................................... 66 Hình 2.8 Tranh cổ động Phủ tuyên truyền về kết quả thắng lợi của chiến dịch Điên Biên Phủ. ................................................................................................ 68 Hình 2.9. Tranh cổ động tuyên truyền, cổ vũ nhân dân tham gia may quần áo rét cho bộ đội trong phong trào Mùa đông binh sĩ. ......................................... 69 vi
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới ngày nay đã và đang có những chuyển biến quan trọng, đó là sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa. Do vậy nhiệm vụ của giáo dục là phải đào tạo những con ngƣời có năng lực toàn diện để thích ứng và hội nhập. Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VIII đã nêu rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tƣ duy sáng tạo của ngƣời học” [1, tr.41]. Trong dạy học Lịch sử, nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học bộ môn, góp phần nâng cao chất lƣơng hiệu quả, tạo hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập. Trong cuốn “Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm” của Hội khoa học lịch sử Việt Nam do Phan Ngọc Liên chủ biên đã đề cập đến phƣơng hƣớng, biện pháp để nâng cao chất lƣợng dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông hiện nay trong đó nhấn mạnh tới vấn đề phát huy năng lực tƣ duy của học sinh thông qua những công cụ hỗ trợ của giáo viên. Đổi mới phƣơng pháp DH là yêu cầu bắt buộc đối vớ i ngành giáo du ̣c nói chung và GV nói riêng , song trên thƣ̣c tế viê ̣c đổ i mới này chƣa đƣơ ̣c quan tâm đúng mƣ́c . GV đƣơ ̣c tham dƣ̣ các lớp về đổ i mới phƣơng pháp DH. Song nhƣng khi vể áp du ̣ng chỉ mang tính “ hình thức” hiê ̣u quả chƣa cao, do GV chƣa nắ m chắ c lý thuyế t và điề u kiện cơ sở vâ ̣t chấ t còn thiế u thố n. Chính vì vậy mà chúng ta phải quan tâm đến thực tiễn giáo dục, đƣa ra những biện pháp hợp lý. Trong công cuộc đổi mới giáo dục việc sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng đang ngày càng trở thành vấn đề quan trọng nhằm giúp các em học tập tốt hơn, qua đó phát triển các năng lực nhận thức bộ môn. Tranh ảnh thuộc nhóm đồ dùng trực quan tạo hình “có khả năng khôi phục lại hình ảnh của những con người, đồ vật, biến cố lịch sử, sự kiện lịch sử một cách chân thực”. Nhƣng tranh, ảnh lịch sử 1
  10. đƣợc sử dụng trong dạy học lịch sử phản ánh hiện thực khác nhau tuỳ thuộc vào đối tƣợng tiếp nhận và cần phải đƣợc vận dụng tối đa những mặt ƣu điểm để đạt hiệu quả tối ƣu của bài học. Bộ môn Lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông nhằm giúp học sinh có đƣợc những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, truyền thống dân tộc, cách mạng, bồi dƣỡng các năng lực tƣ duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống xã hội. Vì vậy, phƣơng pháp và hình thức dạy học môn lịch sử rất phong phú đa dạng, bao gồm cả các phƣơng pháp hiện đại và các phƣơng pháp truyền thống, trong đó phƣơng pháp sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những phƣơng pháp cơ bản của lí luận dạy học . Sử dụng tranh ảnh lịch sử tạo nên sự sôi nổi, hứng khởi trong giờ học lịch sử, giúp học sinh hiểu sâu sắc bản chất các sự kiện lịch sử, hình thành ở các em những hiểu biết cặn kẽ lịch sử từ đó có cái nhìn trân trọng, giáo dục lòng yêu quê hƣơng, tự hào với vùng đất mình đang sinh sống. “Trăm nghe không bằng một thấy”, tranh ảnh gây nên hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nhớ kĩ, hiểu rõ về tranh ảnh điều ấy đồng nghĩa với việc các em nắm vững kiến thức lịch sử. Tuy nhiên bên ca ̣nh đó có nhƣ̃ng GV có tâm huy ết đã thƣ̣c hiê ̣ n mô ̣t phầ n phƣơng pháp đổ i mới, đa ̣t đƣơ ̣c mô ̣t số kế t qu ả bƣớc đầ u . Trong quá trình dạy học, giáo viên cũng đã cố gắng sử dụng nhiều tƣ liệu trong dạy học để góp phần cho tiết học sinh động và hiệu quả. Tuy nhiên việc lựa chọn tƣ liệu phù hợp và cách thức sử dụng còn chƣa đƣợc phát huy thực sự hiệu quả. Trong khi đó tranh cổ động lịch sử là một trong những tƣ liệu lịch sử rất hay, phong phú, nó mang tính chất cổ vũ các phong trào kinh tế, chính trị xã hội. Tranh cổ động lịch sử có ƣu điểm truyền tải nội dung thông tin đến ngƣời xem rất nhanh, do vậy nếu đƣợc sử dụng trong dạy học lịch sử thì tranh cổ động sẽ giúp HS dễ dàng tiếp thu nội dung và khắc sâu kiến thức nhanh chóng. 2
  11. Hiện nay do những điệu kiện khác nhau nên việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và việc sử dụng tranh ảnh nói riêng theo hƣớng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS trong dạy học lịch sử ở trƣờng THPT vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Đặc biệt là tranh cổ động lịch sử trong dạy học chƣa đƣợc các thầy cô chú ý đến. Trên trực tế, tại trƣờng THPT đã có sử dụng tranh cổ động lịch sử để dạy học, tuy nhiên mục đích sử dụng tranh cổ động chủ yếu vẫn mang tính chất minh họa mà chƣa khai thác đƣợc hết nội dung chính của tranh cổ động Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi nhận thấy việc đổi mới phƣơng pháp dạy học môn lịch sử ở trƣởng THPT, đặc biệt là phƣơng pháp dạy học về việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 đến 1954) là rất cần thiết. Một trong những phƣơng pháp có tác dụng lớn trong việc phát huy tính tích cực học tập, những hình ảnh trực quan giúp các em dễ nhớ và hình dung, sự độc lập tƣ duy và kích thích sáng tạo, từ đó hình thành cái nhìn toàn diện cho các em. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam ( 1946 – 1954) ở trƣờng THPT” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử trên các mặt: kiến thức, bồi dƣỡng tƣ tƣởng và phát triển rèn luyện kĩ năng cho ngƣời học. 2. Lịch sử nghiên cứu Việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử không phải là điều mới và đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu đến. Tuy nhiên việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử thì hầu hết chƣa có giáo trình, tài liệu chuyên khảo nào đi sâu đề cập và chƣa đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu. Vì thế, tôi xin liệt kê một số công trình, tài liệu bài viết có liên quan đến đề tài dƣới góc độ sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử, trong đó có việc sử dụng tranh ảnh nhƣ sau: Trong các tài liệu giáo dục học: 3
  12. Nƣớc ngoài: J.A.Coomenxi(1592-1670), nhà giáo dục ngƣời Séc khẳng định nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trong dạy học và xem đây là “ nguyên tắc vàng ngọc” . Ông đã khẳng định: không có trong trí tuệ những cái mà trƣớc đó không cảm giác và có tri thức vững chắc, nhất định phải dùng phƣơng pháp trực quan ông cho rằng: “ cần tận dụng mọi giác quan để chúng sờ mó, ngửi, nhìn, nghe, nếm những thứ cần thiết khi có thể” [23,Tr.151] Usinxki(1824-1874), ngƣời Nga, cũng cho rằng trực quan là cái bắt đầu và là nguồn gốc của mọi tri thức, cảm giác cung cấp tài liệu cho hoạt động trí tuệ của con ngƣời. Trực quan làm cho quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh dễ dàng hơn, tự giác, có ý thức và vững chắc hơn; tạo ra hứng thú học tập của học sinh, kích thích tính tích cực của học sinh; là phƣơng tiện tốt nhất giúp giáo viên gần gũi với học sinh và là phƣơng tiện quan trọng để phát triển tƣ duy của học sinh. Theo ông giáo viên không chỉ dựa vào những hiện tƣợng cụ thể đƣợc hình thành trong quá trình dạy học mà phải sử dụng cả những biểu tƣợng có từ trƣớc. Ông nói rằng “ Nói chung, trẻ em suy nghĩ bằng hình dáng, màu sắc, âm thanh và cảm giác, vì thế dạy học theo trực quan đối với trẻ em là cần thiết” M.N Sácdacop trong cuốn “ tư duy học sinh” Ông đánh giá cao vai trò của việc tri giác tài liệu, phƣơng tiện trực quan với hoạt động của tƣ duy; “ tư duy diễn ra trong mối quan hệ chặt chẽ với tri giác… nhờ có tri giác mà người ta đã thu thập được thuộc tính và…nhìn thấy các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan hay mối quan hệ và liên hệ giữa chúng với nhau. Nhận thức cảm tính là nội dung cụ thể của tư duy” [21, tr.25] I.F.Kharlamop trong cuốn” Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào” (NXB Giáo dục 1979) đã khẳng định: “ lời nói sinh động của giáo viên kết hợp với tính trực quan có hiệu quả to lớn trong việc dạy học”. Việc dạy học trƣc quan không những làm cho quá trình học tập thêm phong phú mà còn góp phần rèn luyện tƣ duy phân tích và tăng tính thuyết phục trong quá trình dạy học. 4
  13. Ở Việt Nam: Trong giáo trình Giáo dục học (1987) của Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt cũng nêu rõ vai trò, ý nghĩa của đồ dùng trực quan đối với quá trình dạy học. Các tác giả đã viết: “các đồ cùng trực quan nếu được sử dụng khéo léo…tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, giảm độ mệt nhọc, gây được mối liên hệ thần kinh tạm thời, khá phong phú, phát triển năng lực chú ý, óc quan sát tò mò, tạo điều kiện cho học sinh liên hệ giữa học tập và sản xuất” [21, tr.52]. Trong tài liệu giáo dục lịch sử: Đ.N.Nikiphôrôp, trong cuốn “Nguyên tắc trực quan trong dạy học lịch sử”, NXB Giáo dục, Matxcơva, 1964 ( tài liệu dịch, Hoàng Trung dịch, 1979, ĐHSPHN) đã trình bày rất kĩ và ý nghĩa của đồ dùng trực quan - một trong những phƣơng tiện phát huy tính tích cực của học sinh. Ông khẳng định “việc sử dụng đồ dùng trực quan góp phần phát triển tư duy logic của học sinh. Vì công việc ấy đòi hỏi phải tiến hành hang loạt các hiện tượng tư duy như: phân tích, tổng hợp, các quá trình so sánh và khái quát. Rút cuộc công việc này sẽ dẫn tới việc hình thành cho học sinh các biểu tượng và khái niệm sơ giản” [12, tr.13]. Hai tập giáo trình Phƣơng pháp dạy học lịch sử do tác giả Phan Ngọc Liên biên soạn cũng đã nêu rõ ý nghĩa, vai trò của việc sử dụng đồ dùng trực quan, trình bày cụ thể từng loại đồ dùng trực quan trong dạy học bộ môn Lịch sử [19, tr.61-85]. Ngoài ra, Phan Ngọc Liên còn phối hợp với nhiều tác giả với nhiều sách khác nhau về phƣơng pháp dạy học và các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử. Đó là cuốn, Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị (chủ biên), Phƣơng pháp dạy học Lịch sử, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2004. Và cuốn, Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Một số chuyên đề phƣơng pháp dạy học Lịch sử, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2000. 5
  14. Đặc biệt tác giả Nguyễn Thị Côi có nhiều đóng góp trong vấn đề nghiên cứu và sử dụng kênh hình trong dạy học. Đó là, Nguyễn Thị Côi, kênh hình trong dạy học Lịch sử ở trƣờng THPT, tập 1, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. Ngoài ra, tác giả đã viết và phối hợp với các tác giả khác viết nhiều sách và báo trên các tạp chí khác nhau về kinh hình, ý nghĩa kênh hình trong dạy học lịch sử, nội dung hệ thống kênh hình có trong sách giáo khoa Lịch sử ở trƣờng THPT và phƣơng pháp sử dụng trong quá trình dạy học. Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hƣởng, Hƣớng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử ở trƣờng THPT, Nhà xuất bản Giáo dục, 2009. Cuốn sách đã nêu rõ cách sử dụng, khai thác kênh hình một cách hiệu quả trong sách giáo khoa. Và cuốn “Các con đƣờng biện pháp nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử ở trƣờng phổ thông” của Nguyễn Thị Côi, Nhà xuất bản Đại học Sƣ Phạm, 2006, cho rẳng: Một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả bài học là việc trình bày hình ảnh gây xúc cảm lịch sử cho học sinh. Nguồn gốc, phƣơng tiện tạo nên hình ảnh về sự kiện, con ngƣời trong dạy học Lịch sử là lời nói của giáo viên và học sinh, tranh ảnh, bản đồ, các đoạn trích trong tác phẩm văn học, nghệ thuật phim ảnh… Vũ Quang Hiển, Hoàng Thanh Tú, Phƣơng pháp dạy học môn Lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. Nội dung cuốn sách đã nêu rất rõ về cách thức sử dụng, ý nghĩa, vai trò các phƣơng pháp dạy học và tầm quan trọng của phƣơng pháp dạy học lịch sử. Tài liệu tranh cổ động: Cho đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu đi sâu tìm hiểu, phân tích đặc điểm về nội dung và hình thức các mảng khác nhau của hoạt động trong kháng chiến chống Pháp nhƣ: Thơ ca trong kháng chiến chống Pháp, báo chí trong kháng chiến chống Pháp… nhƣng lại chƣa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về tranh cổ động quần chúng trong kháng chiến chống Pháp. Về mảng này thì mới chỉ dừng lại ở các bộ sƣu tập 6
  15. do các bảo tàng, cơ quan văn hóa thực hiện. Năm 2002, Cục Thông Tin Cơ Sở của Bộ Văn Hóa- Thông Tin đã ấn hành bộ sƣu tập “Tranh cổ động Việt Nam 1945- 2000”. Đây là một bộ sƣu tập đồ sộ bao gồm tranh cổ động trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và thời kỳ nƣớc nhà thống nhất. Số lƣợng tranh cổ động trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp không nhiều. Đặc biệt bộ sƣu tập có đƣợc một số tranh cổ động của các họa sĩ chuyên nghiệp của nền mỹ thuật lúc bấy giờ nhƣ: Tô Ngọc Vân, Lƣơng Xuân Nhị, Trần Văn Cẩn. Bộ sƣu tập mới chỉ dừng lại ở mức độ sƣu tầm mà chƣa có những đánh giá khái quát về tranh cổ động thời kỳ này. Cũng trong năm 2002 Bảo Tàng Quân Đội cũng ấn hành cuốn “ Sưu tập tranh cổ động ở Bảo Tàng Quân Đội”. Bộ sƣu tập đã sƣu tầm đƣợc nhiều mẫu tranh cổ động trong suốt hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Các tranh đƣợc sắp xếp theo chủ đề. Ngoài ra bộ sƣu tập này còn đƣa ra các khái niệm và số liệu thống kê làm sáng tỏ một số vấn đề về tranh tuyên truyền cổ động. Bộ sƣu tập đã có đƣợc một số tranh cổ động của họa sĩ Nguyễn Bích trong chiến dịch Điện Biên Phủ phản ánh nhanh chóng kịp thời cuộc kháng chiến của dân tộc ta. Năm 2007 Bảo tàng cách mạng Việt Nam ấn hành bộ sƣu tập “ 9 năm kháng chiến qua tranh tuyên truyền cổ động”. Đây là một bộ sƣu tập khá đầy đủ về tranh cổ động do các đơn vị văn hóa phát hành trong kháng chiến chống Pháp. Bộ sƣu tập đã trình bày rất kĩ lƣỡng mẫu tranh, cơ quan phát hành, thời gian phát hành, kích cỡ, chất liệu và kĩ thuật in. Tuy nhiên thì bộ sƣu tập mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu tranh mà chƣa có những đánh giá khái quát thành các đặc điểm của tranh cổ động trong kháng chiến chống Pháp. Bên cạnh đó, có một số công trình luận văn đã đề cập nghiên cứu về giá trị của tranh cổ động trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Tiêu biểu: Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Thúy Hoàn, Viện nghiên cứu văn hóa dân gian về đề tài: “ Giá trị văn hóa của sưu tập tranh áp phích, cổ động giai đoạn 1946-1954 ở bảo tàng cách mạng Việt Nam”, năm 2001. Đề tài đã tập hợp phân loại và khảo tả đầy đủ tƣ liệu về sƣu tập tranh áp phích, cổ động và 7
  16. kết quả nghiên cứu về đề tài này giai đoạn 1946-1954, góp thêm tƣ liệu vào việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật thời kỳ kháng chiến chống pháp. Xác định những đặc trƣng cơ bản của tranh áp phích, cổ động giai đoạn 1946-1954, tìm hiểu giá trị lịch sử, văn hóa, văn hóa dân gian, nghệ thuật, mỹ thuật của sƣu tập này trong bối cảnh lịch sử, mỹ thuật cách mạng. Những kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở khoa học bƣớc đầu cho việc nghiên cứu tính dân gian trong nền mỹ thuật cách mạng, giúp cho việc sắp xếp, phân loại sƣu tập tranh áp phích, cổ động trong kho của bảo tàng và trƣng bày và việc gìn giữ kế thừa yếu tố dân gian truyền thống trong cuộc sống đƣơng đại. Đây là các nguồn tài liệu rất mới nếu đƣợc khai thác, sử dụng trong dạy học lịch sử ở trƣờng THPT. Sử dụng tranh ảnh - đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử không chỉ có phát huy tính tích cực của học sinh mà còn giúp học sinh phát triển năng lực. Tranh cổ động trong dạy học lịch sử lại càng thể hiện rõ hơn về sự phát triển năng lực của học sinh. Nhƣ vậy qua các tài liệu và các bài viết hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định vai trò tích cực của đồ dùng trực quan nói chung và sử dụng tranh ảnh nói riêng vào dạy học. Ở những mức độ khác nhau các giáo trình, tài liệu tham khảo, luận văn nêu trên sẽ là những cơ sở rất quan trọng về lý luận và thực tiễn giúp tôi đi sâu nghiên cứu, giải quyết tốt những mục đích, nhiệm vụ của luận văn. 3. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu - Đối tượng: “Sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam ( 1946 – 1954) ở trƣờng THPT”. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung : Đề tài nghiên cứu nội dung kiến thức giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954 và cách sử dụng tranh cổ động để dạy 8
  17. học lịch sử Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954. + Về hình thức: Tập trung bài học nội khóa trong chƣơng trình Lịch sử THPT. + Về địa bàn khảo sát, thực nghiệm: Tiến hành khảo sát tại trƣờng THPT Gia Bình số 1 và trƣờng THPT Gia Bình số 2, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tranh cổ động đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam(1946-1954) nhằm phát triển năng lực tƣ duy sáng tạo, thực hành bộ môn cho học sinh góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học môn Lịch sử ở trƣờng THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài tiếp tục giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học Lịch sử nói chung và việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử nói riêng. - Khảo sát thực trạng của việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử ở trƣờng THPT và tình hình sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954. - Đề xuất các biện pháp sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954 nhằm phát huy tính tích cực, phát trển tƣ duy sáng tạo, rèn luyện và hình thành các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống và thực hành bộ môn. - Thực nghiệm sƣ phạm và đánh giá ƣu nhƣợc điểm của việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử. 9
  18. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu + Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: - Đọc và tìm hiểu thông tin qua tài liệu sách, báo, luận án, luận văn, internet… có bàn về việc sử dụng phƣơng pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Lịch sử, trong đó có sử dụng tranh ảnh và đồ dùng trực quan trong dạy học. + Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp phỏng vấn, bảng hỏi để thu thập thông tin việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học Lịch sử. - Điều tra khảo sát thực trạng của việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử tại trƣơng THPT. - Thực nghiệm sƣ phạm - Thống kê toán học: xử lý số liệu sau khi có kết quả điều tra khảo sát và thực nghiệm sƣ phạm. 6. Giả thuyết nghiên cứu Nếu sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử theo cách thức luận văn đề xuất sẽ nâng cao hứng thú học tập của học sinh, phát triển năng lực tƣ duy sáng tạo, thực hành bộ môn cho học sinh và nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trƣờng THPT. 7. Dự kiến đóng góp của đề tài Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tranh cổ động trong dạy lịch sử Việt Nam (1946-1954) ở trƣờng THPT. Đánh giá thực trạng sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam (1946-1954) ở trƣờng THPT. Đề xuất một số biện pháp sử dụng tranh cổ động trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1946-1954) ở trƣờng THPT. 8. Ý nghĩa - Ý nghĩa khoa học: làm phong phú thêm lí luận PPDHLS nói chung và vấn đề sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử ở trƣờng THPT nói riêng. 10
  19. - Ý nghĩa thực tiễn: là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên các trƣờng Cao đẳng, Đại học Sƣ Phạm; GV môn Lịch sử ở trƣờng THPT. 9. Cấu trúc Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài nghiên cứu bao gồm 2 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học Lịch sử Việt Nam ( 1946 – 1954) ở trƣờng THPT.. Chƣơng 2: Một số biện pháp sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam ( 1946 - 1954) ở trƣờng THPT. Thực nghiệm sƣ phạm. 11
  20. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRANH CỔ ĐỘNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1946 - 1954) Ở TRƢỜNG THPT 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Quan niệm về sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông 1.1.1.1. Khái niệm tranh cổ động Theo từ điển tiếng Việt giải nghĩa: Cổ động là dùng lời nói, sách báo, tranh ảnh tác động đến tƣ tƣởng, tình cảm của số đông, nhằm lôi cuốn mọi ngƣời tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội nhất định [18, tr. 8]. Một cách giải thích khác của nhóm tác giả công trình Sưu tập tranh cổ động ở Bảo tàng Quân đội thì Cổ động đƣợc ghép bởi hai từ, trong đó từ “cổ” theo tiếng Hán là cái trống, mà trống là một trong những nhạc khí cổ xƣa, đƣợc sử dụng rộng rãi trong các hoạt động tập thể, nhƣ khi xung trận, khi chống lũ, lụt cũng nhƣ trong các lễ hội… Đó là một phƣơng tiện tác động tới tâm lý, tình cảm con ngƣời mạnh mẽ nhất đối với ngƣời phƣơng Đông nói chung ngƣời Việt Nam nói riêng [13, tr. 8]. Căn cứ theo từ vựng, tranh và cổ động là hai từ có nghĩa độc lập đƣợc ghép với nhau. Từ điển Hán Việt giải nghĩa, tranh cổ động là từ ghép của hai từ là “tranh” có nghĩa là bức vẽ và “cổ động” có nghĩa là động viên, khích lệ bằng tiếng trống, vì “cổ” có nghĩa là cái trống. Nhƣ vậy tranh cổ động là một loại tranh nhằm mục đích chuyển tải thông tin trực quan một cách ngắn gọn, nhanh chóng, rõ ràng thông qua ngôn ngữ đồ họa. Từ đó động viên, cổ vũ con ngƣời vƣơn lên; thu hút họ vào các hoạt động chính trị, xã hội cũng nhƣ các lĩnh vực khác của đời sống nhằm đạt mục đích đặt ra [15, tr. 14]. Theo từ điển bách khoa toàn thƣ trên đĩa CD- ROM ENCARTA của hang Microsoft, tranh cổ động đƣợc thể hiện bằng cụm từ tiếng Anh Posters hoặc Poster Propaganda (Tranh tuyên truyền) và đƣợc dịch nghĩa nhƣ sau: 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2