Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Sinh học: Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương I sinh học 11 ban cơ bản
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài là xây dựng hệ thống câu hỏi tự luận ngắn tổng quát về nội dung kiến thức của chương I sinh học 11 ban cơ bản; chấm bài, lập được bảng trọng số về các phương án sai và tỉ lệ từng phương án sai là bao nhiêu phần trăm trong số các phương án sai mà học sinh gặp phải; xây dựng câu hỏi trắc nghiệm để sử dụng vào quá trình giảng dạy chương I sinh học 11 ban cơ bản
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Sinh học: Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương I sinh học 11 ban cơ bản
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ---------- LƢƠNG THỊ QUANG KIỂM TRA KIẾN THỨC HỌC SINH BẰNG CÁC CÂU HỎI TỰ LUẬN ĐỂ LỰA CHỌN CÁC PHƢƠNG ÁN NHIỄU CHO HỆ THỐNG CÂU HỎI KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƢƠNG I SINH HỌC 11 BAN CƠ BẢN LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC HÀ NỘI - 2009 1
- Lêi c¶m ¬n Víi tÊm lßng biÕt ¬n s©u s¾c, em xin bµy tá lßng biÕt ¬n ch©n thµnh tíi GS- TS §inh Quang B¸o, ng-êi thµy ®· tËn t×nh chØ b¶o cho em trong suèt qu¸ tr×nh lµm luËn v¨n. Em xin bµy tá lßng biÕt ¬n ch©n thµnh ®Õn c¸c thµy c« gi¸o ®· nhiÖt t×nh gi¶ng d¹y ®Æc biÖt lµ c¸c thµy c« trong khoa S- ph¹m, §¹i häc Quèc Gia Hµ Néi ®· t¹o mäi ®iÒu kiÖn cho em trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ lµm luËn v¨n. Xin göi lêi c¶m ¬n ®Õn c¸c thµy c« gi¸o vµ c¸c em häc sinh tr-êng THPT Lª Quý §«n - H¶i Phßng, tr-êng THPT chuyªn TrÇn Phó ®· gióp ®ì t¸c gi¶ thùc hiÖn c¸c thùc nghiÖm s- ph¹m. MÆc dï ®© rÊt cè g¾ng song b¶n luËn v¨n kh«ng tr¸nh khái nh÷ng thiÕu sãt vµ h¹n chÕ. T¸c gi¶ rÊt mong ®-îc sù chØ dÉn, ®ãng gãp ý kiÕn cña c¸c thµy c« gi¸o, c¸c nhµ khoa häc, c¸c b¹n ®ång nghiÖp vµ nh÷ng ng-êi quan t©m ®Õn vÊn ®Ò nªu trong luËn v¨n ®Ó luËn v¨n ®-îc hoµn thiÖn vµ cã gi¸ trÞ thùc tiÔn h¬n. Xin ch©n thµnh c¸m ¬n! Hµ néi, ngµy 15 th¸ng 5 n¨m 2009 T¸c gi¶ L-¬ng ThÞ Quang 2
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DI Độ phân biệt GD - ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên ĐHQG Đại học quốc gia ĐHSP Đại học sư phạm HS Học sinh KT- ĐG Kiểm tra - đánh giá MCQ Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học THPT Trung học phổ thông TNKQ Trắc nghiệm khách quan FV Độ khó 3
- MỤC LỤC Trang Phần mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3 4. Khách thể nghiên cứu 3 5. Mẫu khảo sát 3 6. Giả thuyết nghiên cứu 3 7. Phương pháp nghiên cứu 3 8. Luận cứ 4 9. Những đóng góp mới của luận văn 4 10. Cấu trúc của luận văn 5 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 6 1.1. Cơ sở lý luận 6 1.1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6 1.1.1.1. Trên thế giới 6 1.1.1.2. Trong nước 8 1.1.2. Những khái niệm cơ bản về kiểm tra đánh giá. 11 1.1.2.1. Kiểm tra 11 1.1.2.2. Đánh giá. 12 1.1.2.3. Đo 12 1.1.2.4. Lượng giá 12 1.1.3. Vai trò của kiểm tra đánh giá 13 1.1.4. Các hình thức kiểm tra đánh giá 14 4
- 1.1.5. Quy trình kiểm tra đánh giá. 18 1.1.5.1. Những nguyên tắc trong kiểm tra đánh giá 18 1.1.5.2. Quy trình kiểm tra đánh giá. 19 1.1.6. Những hạn chế trong thực tế về kiểm tra đánh giá 19 1.1.7. Trắc nghiệm dạng MCQ trong dạy học 20 1.1.7.1. Ưu điểm của trắc nghiệm khách quan. 20 1.1.7.2. Ưu điểm của trắc nghiệm khách quan dạng MCQ 23 1.1.8. Vai trò của phương án nhiễu trong xây dựng hệ thống câu hỏi MCQ 23 1.1.9.Quan hệ giữa câu hỏi tự luận và câu hỏi MCQ 24 1.2 Cơ sở thực tiễn 26 Chƣơng 2. Xây dựng hệ thống câu hỏi tự luận chƣơng I Sinh học 11 cơ bản 29 2.1. Đặc điểm cấu trúc chương trình Sinh học 11 cơ bản 29 2.2. Xây dựng bảng trọng số chung 30 2.3. Xây dựng bảng trọng số chi tiết 31 2.4. Xây dựng các câu tự luận ngắn bao quát nội dung kiến thức chương I - Sinh học 11 cơ bản 33 2.4.1. Nguyên tắc xây dựng các câu hỏi tự luận ngắn. 33 2.4.2. Quy trình xây dựng câu tự luận ngắn 35 2.4.3.Kết quả xây dựng các câu tự luận ngắn. 36 2.4.4. Sử dụng câu tự luận ngắn để kiểm tra kiến thức học sinh tìm ra phương án nhiễu. 44 Chƣơng 3. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho chƣơng ISinh học 11 cơ bản 86 5
- 3.1 Tiêu chuẩn một câu hỏi trắc nghiệm, một bài trắc nghiệm dạng MCQ 86 3.1.1. Tiêu chuẩn của một MCQ 86 3.1.2. Tiêu chuẩn của một bài trắc nghiệm 87 3.2. Các nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 88 3.3. Quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ. 91 3.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu định lượng của câu hỏi trắc nghiệm, bài trắc nghiệm dạng MCQ. 93 3.4.1. Xác định độ khó của câu trắc nghiệm. 93 3.4.2. Xác định độ phân biệt của các câu hỏi 94 3.4.3. Xác định độ tin cậy tổng thể của bài trắc nghiệm 95 3.4.4. Xác định độ tin cậy tổng thể của bộ MCQ 96 3.4.5. Phân biệt độ giá trị và độ tin cậy của bài trắc nghiệm 98 3.5. Thực nghiệm định lượng cho bộ câu hỏi MCQ 99 3.5.1. Phương án tiến hành thực nghiệm 99 3.5.2. Phân tích các chỉ số về độ khó và độ phân biệt 99 3.5.3. Kết quả phân tích tổng thể xác định độ tin cậy, tính giá trị 102 Kết luận và đề nghị 105 Phụ lục 106 6
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự tiến bộ mạnh mẽ của các ngành khoa học cơ bản, khoa học công nghệ, lí luận dạy học cũng có những bước phát triển đáng kể trong mấy thập kỉ trở lại đây. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (2000- 2020), sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên đường tiến vào thế kỉ XXI bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy và học. Trong xu thế phát triển chương trình và đổi mới quan niệm về SGK của giáo dục phổ thông trong khu vực và trên thế giới, từ năm 2001 Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đã thực hiện triển khai thực hiện đổi mới chương trình, SGK cho các bậc học từ tiểu học đến THPT. Trong những vấn đề cần phải đổi mới của dạy học thì đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá là rất cấp thiết. Có thể coi kiểm tra đánh giá là công cụ chủ yếu điều chỉnh hoạt động dạy và học của thày và trò, là động lực để đổi mới phương pháp, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. KTĐG trong dạy học giúp làm sáng tỏ mức độ HS đạt và không đạt về kiến thức, kĩ năng và thái độ, phát hiện những nguyên nhân sai sót, giúp HS điều chỉnh hoạt động học, tạo cơ hội cho HS phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp HS nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích và thúc đẩy quá trình học tập, giúp GV có cơ sở thực tế để tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Để đáp ứng được mục tiêu đổi mới KTĐG nêu trên, việc lựa chọn và hoàn thiện hình thức KTĐG phù hợp là rất quan trọng. Có rất nhiều hình thức kiểm tra đánh giá và hiện nay, một trong những hình thức được quan tâm là bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ). Trắc nghiệm khách quan được 7
- quan tâm do: có thể đánh giá phạm vi kiến thức rộng hơn hình thức thi tự luận, số lượng câu hỏi trong một bài kiểm tra nhiều hơn tự luận, mỗi câu lại có nhiều phương án trả lời nên đề cập được khối lượng kiến thức lớn, có thể bao quát hầu hết nội dung của chương trình học. Đề trắc nghiệm khách quan với số lượng câu hỏi nhiều có thể phủ khắp phạm vi kiến thức của môn học trong chương trình THPT. Vì vậy, bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, HS sẽ không học tủ, học lệch mà phải học đầy đủ, toàn diện và không được bỏ qua bất cứ một kiến thức cơ bản nào có trong chương trình. Việc chấm và cho điểm dễ bảo đảm khách quan hơn so với trắc nghiệm tự luận. Có thể dễ dàng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tổ chức thi, chấm bài một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bộ ngân hàng câu hỏi TNKQ dùng để KTĐG còn ít về số lượng và chưa hoàn thiện về chất lượng thể hiện ở nhiều khía cạnh, trong đó các phương án nhiễu thường còn áp đặt, mang nhiều tính chủ quan của người ra đề, thậm chí có phương án sai không có lý. Cần phải có một bộ ngân hàng TNKQ bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa (SGK), đo được nhiều mức độ nhận thức khác nhau như: ghi nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp,... Xuất phát từ việc nhận thức vai trò quan trọng của phương án nhiễu trong xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan (MCQ) chúng tôi chọn đề tài: “Kiểm tra kiến thức học sinh bằng các câu hỏi tự luận để lựa chọn các phương án nhiễu cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương I sinh học 11 ban cơ bản.” 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Xây dựng hệ thống câu hỏi tự luận ngắn tổng quát về nội dung kiến thức của chương I sinh học 11 ban cơ bản. 8
- - Chấm bài, lập được bảng trọng số về các phương án sai và tỉ lệ từng phương án sai là bao nhiêu phần trăm trong số các phương án sai mà học sinh gặp phải. - Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm để sử dụng vào quá trình giảng dạy chương I sinh học 11 ban cơ bản. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu Các câu MCQ mà các phương án nhiễu được lựa chọn từ các câu trả lời sai khi học sinh trả lời các bài kiểm tra tự luận ngắn. 4. Khách thể nghiên cứu Học sinh khối 11 học môn sinh học ban cơ bản. 5. Mẫu khảo sát: Học sinh khối 11 của 2 trường THPT: - Trường THPT chuyên Trần Phú - Hải Phòng. - Trường THPT Lê Quý Đôn - Hải Phòng. 6. Giả thuyết nghiên cứu Sử dụng hệ thống các câu hỏi tự luận ngắn kiểm tra kiến thức học sinh từ đó phân tích kết quả làm bài có thể lựa chọn được các phương án nhiễu phù hợp để xây dựng được các câu hỏi MCQ. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng phối hợp các phương pháp sau: 7.1. Nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu văn bản nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ giáo dục - Đào tạo về đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá. Nghiên cứu chương trình dạy bộ môn Sinh học ở trường THPT. 9
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan : Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, các luận án, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ có liên quan. 7.2. Phương pháp điều tra Khảo sát trực tiếp việc KT-ĐG kết quả học tập môn Sinh để thấy được thực trạng của việc KT-ĐG môn Sinh ở trường THPT hiện nay. Khảo sát bằng cách dự giờ, sử dụng phiếu điều tra để biết được thực trạng của việc thực hiện KT- ĐG môn Sinh ở trường THPT hiện nay. 7.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: thực nghiệm bằng cách kiểm tra học sinh bằng các câu hỏi ngắn để xác định các phương án trả lời mà học sinh hay nhầm lẫn. 7.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các phép thống kê trong xử lý các số liệu thu được trong các khảo sát và thực nghiệm. 8. Luận cứ: + Hệ thống câu hỏi tự luận ngắn cung cấp nguồn phương án nhiễu hiệu quả để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chất lượng. + Câu hỏi trắc nghiệm khách quan là một công cụ để đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. 9. Những đóng góp mới của luận văn 9.1 Xác định thực trạng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm MCQ trong dạy học bộ môn Sinh học 11 ở trường THPT hiện nay. 9.2. Bổ sung, hoàn chỉnh quy trình xây dựng MCQ 9.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi tự luận ngắn kiểm tra kiến thức HS để tìm các phương án nhiễu hiệu quả để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chất lượng. 10
- 9.4. Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm MCQ chương I Sinh hoc 11 ban cơ bản bảo đảm độ tin cậy cao để đưa vào sử dụng trong dạy học Sinh học 11 ở trường THPT. 10. Cấu trúc của luận văn - Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn. Chương 2: Xây dựng hệ thống các câu hỏi tự luận chương I Sinh học 11 ban cơ bản. Chương 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương I Sinh học 11 ban cơ bản 11
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998) - Lí luận dạy học sinh học, NXB GD. 2. Đinh Quang Báo, Đặng Thị Dạ Thuỷ, Đỗ Thị Phƣợng, Nguyễn Thị Nghĩa - Một số vấn đề về PP giảng dạy sinh học. 3. Benjamin S. Bloom (1956) - Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục, Đoàn Văn Điều dịch, NXB Giáo dục Hà Nội 1995. 4. Hoàng Đức Cự (2006) - Sinh học thực vật, NXB ĐHQG Hà Nội. 5. Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Văn Vụ (đồng chủ biên) và các tác giả khác - Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình thay sách giáo khoa 11 môn sinh học, NXB GD 2007. 6. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội. 7. Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Viết - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên GV THPT chu kỳ 2004 - 2007, NXB ĐHSP. 8. Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (chủ biên), Nguyễn Nhƣ Khanh - SGK và Sách GV Sinh học 11 (ban cơ bản), NXB GD 2007. 9. Trần Bá Hoành (2003) - Lí luận cơ bản về dạy và học tích cực, dự án phát triển GV THPT, Bộ GD&ĐT. 10. Trần Bá Hoành (1995) - Đánh giá trong giáo dục, NXB GD. 11. Trần Bá Hoành (2006) - Đổi mới PP dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm. 12. Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan (1996) - PP trắc nghiệm trong kiểm tra ĐG kết quả học tập, NXBGD Hà Nội. 13. Ngô Văn Hƣng, Trần Văn Kiên (2007) - Bài tập sinh học 11, NXB GD. 12
- 14. Ngô Văn Hƣng (chủ biên), Đỗ Mạnh Hùng, Trần Minh Hƣơng - Đề thi olympic quốc tế môn Sinh học (1999, 2000, 2001), NXB GD. 15. Nguyễn Thị Hƣờng (2007), Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ chương I và chương II sinh học 11 nâng cao THPT để đánh giá kết quả học tập của học sinh, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 16. Trần Đăng Kế (chủ biên), Nguyễn Nhƣ Khanh (2001) - Sinh lý học Thực vật (tập 1), NXB GD. 17. Nguyễn Nhƣ Khanh (2002) - Sinh học phát triển thực vật, NXB GD. 18. Trần Văn Kiên - Phạm Văn Lập (2000)- Giới thiệu đề thi HS giỏi quốc gia và olympic quốc tế môn sinh học năm 2004 - 2005, NXBGD. 19. Nguyễn Quang Kính (biên dịch và giới thiệu), Phạm Đỗ Nhật Tiến (hiệu đính) - Cải cách giáo dục cho thế kỷ XXI bảo đảm để dẫn đầu trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hoá, Uỷ ban cải cách giáo dục trực thuộc Tổng thống Hàn Quốc. 20. Nguyễn Kỳ - Mô hình dạy học lấy người học làm trung tâm, Trung tâm trường Cán bộ quản lý, Bộ GD&ĐT Hà Nội 1996. 21. Vũ Đình Luận (2005) - Xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ MCQ để nâng cao chất lượng dạy học môn di truyền ở trường cao đẳng sư phạm, luận án tiến sĩ giáo dục. 22. Vũ Đức Lƣu (2007) - Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 11 (Chương trình chuẩn và nâng cao), NXB GD. 23. Magumi sichino, NIER, Cải cách giáo dục Nhật Bản hướng tới thế kỷ XXI, Thông tin KHGD, số 48/95. 24.Vũ Văn Nam (2007), Tường minh hoá mục tiêu bài học bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (MCQ) phần chuyển hoá 13
- vật chất và năng lượng (Chương I, Sinh học 11 nâng cao), Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội. 25. Lƣu Xuân Mới (2000) - Lí luận dạy học đại học, NXB GD. 26. Nguyễn Duy Minh (Chủ biên), Cao Xuân Phan, Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn Sinh học 11, NXBGD. 27. Lê Đức Ngọc (1997) - Vắn tắt về kiểm tra - đánh giá, NXB ĐHQG Hà Nội. 28. Lê Đức Ngọc (2001), Đánh giá học lực của học sinh (Trích trong Giáo dục đại học - Lý luận và thực tiễn), NXB ĐHQGHN. 29. Lê Đức Ngọc (2003), Bài giảng: Đo lường và đánh giá trong giáo dục. 30. Lê Đức Ngọc (2003), Bất cập và giải pháp về đo lường và đánh giá trong giáo dục (Tham luận tại hội thảo khoa học: Đo lường và đánh giá trong giáo dục). 31. Lê Đức Ngọc (2004), Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan là công cụ để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, Tạp chí Phát triển giáo dục số 10. 32. Lê Đức Ngọc (2004), Cơ sở khoa học của đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trích trong Giáo dục đại học - Quan điểm và giải pháp), NXB ĐHQGHN. 33. Lê Đức Ngọc (2005), xây dựng cấu trúc đề thi và biểu điểm, Tài liệu tập huấn - nâng cao năng lực cho giảng viên Cao đẳng sư phạm. 34. Patrick Griffin và John Izard - Những cơ sở của kĩ thuật trắc nghiệm, Lâm Quang Thiệp biên tập và giới thiệu 1994. 35. Đỗ Thị Phƣợng (2004) - Xây dựng và sử dụng câu hỏi - bài tập để tổ chức HĐ tự lực của HS trong dạy học Sinh thái học THPT, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. 14
- 36. Quentin Stodola, Ph.D. và Kalmer Stordahl, Ph.D - Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục, Bộ GD&ĐT 2000, Nghiêm Xuân Nùng biên dịch, Lâm quang Thiệp hiệu đính và giới thiệu. 37. Robert J.Marzano - Debra J. Pockering - Jane E. Pollock - Các PP dạy học hiệu quả (Classroom instruction that works), Hồng Lạc dịch, NXBGD 2005. 38. Nguyễn Đức Thành - Tổ chức HĐ dạy HS học trong trường THPT, giáo trình cho học viên Cao học. 39. Nguyễn Đức Thành - Tổ chức HĐ học tập trong dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông, Chuyên đề giảng dạy Cao học, ĐHSP Hà Nội. 40. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004) - Học và dạy cách học, NXB ĐHSP. 41. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Trƣờng (1997) - Quá trình dạy - Tự học, NXB GD. 42. Dƣơng Thiệu Tống (1998) - Trắc nghiệm theo tiêu chí, NXBGD Hà Nội. 43. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tuấn (1999) - Sinh lý học thực vật, NXB GD. 44. Vũ Văn Vụ, Phan Tuấn Nghĩa, Ngô Tự Thành, Lê Đình Tuấn - Một số chuyên đề sinh học bồi dưỡng HS giỏi hệ THPT năm 2006 (tài liệu bồi dưỡng GV THPT chuyên). 45. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lƣu, Nguyễn Nhƣ Hiền, Ngô Văn Hƣng, Nguyễn Đình Quyến, Trần Quý Thắng - Sách giáo khoa sinh học 11 nâng cao, NXB GD. 15
- 46. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lƣu, Nguyễn Nhƣ Hiền, Ngô Văn Hƣng, Nguyễn Đình Quyến, Trần Quý Thắng - Sách GV sinh học 11, sách nâng cao, NXB GD. 47. Phạm Viết Vƣợng (2001) - PP luận nghiên cứu khoa học, NXB ĐHQG Hà Nội . 48. Hải Yến - Xu hướng giáo dục trên toàn thế giới, Giáo dục thời đại, số 99, năm 2002. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Ruộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Sử dụng Padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường Trung học phổ thông Hoa Lư A - Ninh Bình
136 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ứng dụng lượng giác vào đại số
148 p | 56 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo hướng khám phá toán
13 p | 122 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật: Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
95 p | 21 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa
131 p | 49 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông
47 p | 55 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Xây dựng và sử dụng bài tập Hóa học theo tiếp cận PISA trong dạy học phần hợp chất hữu cơ chứa oxi Hóa học 11 trung học phổ thông nhằm phát triển cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề
120 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên ở trường Sĩ quan Lục quân 1 môn Hoá học Đại cương
128 p | 31 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 70 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kĩ năng giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit cho học sinh lớp 12 Ban nâng cao
12 p | 66 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán học: Dạy học chủ đề phương trình mũ và logarit theo hướng phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông
114 p | 32 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường trung học phổ thông
121 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Hoá - Trường THPT Chuyên Thái Bình qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cương
126 p | 47 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua dạy học chương Số phức lớp 12 – Ban nâng cao
12 p | 44 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Sử dụng hệ thống bài tập hóa học Chương Nitơ - Photpho Hóa học 11 Trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
118 p | 29 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học hệ phương trình vô tỉ ở trung học phổ thông
12 p | 41 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Các định luật Chất khí
13 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn