intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Sinh học: Thiết kế và sử dụng CH, BT dạy học chuyên đề Sinh lí học động vật – Sinh học 11, Trung học phổ thông chuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

40
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài là xây dựng hệ thống CH, BT phần chuyên đề sinh lý học động vật, Sinh học 11, THPT chuyên nhằm cung cấp nguồn tài liệu cho học sinh tự học và giúp giáo viên vận dụng vào dạy học, bồi dưỡng nâng cao chất lượng học tập của học sinh chuyên sinh học, đáp ứng yêu cầu sinh giỏi Quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Sinh học: Thiết kế và sử dụng CH, BT dạy học chuyên đề Sinh lí học động vật – Sinh học 11, Trung học phổ thông chuyên

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN VĂN BÌNH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CH, BT DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ SINH LÍ HỌC ĐỘNG VẬT – SINH HỌC 11, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC HÀ NỘI – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN VĂN BÌNH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CH, BT DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ SINH LÍ HỌC ĐỘNG VẬT – SINH HỌC 11, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN CHUYÊN NGÀNH: LL&PPDH SINH HỌC Mã số: 8140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS – TS Mai Văn Hƣng HÀ NỘI – 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn này là một công trình nghiên cứu khoa học rất quan trọng đối với bản thân tôi. Bởi vì trong quá trình thực hiện, tôi có điều kiện tổng hợp, củng cố kiến thức và tích lũy thêm các kinh nghiệm cần có trong chuyên môn và nghiệp vụ. Luận văn đƣợc hoàn thành tại Khoa Sƣ phạm, Trƣờng Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội. Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy/cô giáo, các cán bộ của nhà trƣờng, các bạn bè đồng nghiệp, các em học sinh và ngƣời thân. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô trong văn phòng khoa Sƣ phạm đã tạo điều kiện cho học viên hoàn thành quá trình học tập tại trƣờng. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Văn Hƣng đã tận tâm giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh trƣờng THPT Chuyên Hƣng Yên, trƣờng THPT chuyên Lào Cai, trƣờng THPT Hoàng Văn Thụ - Hòa Bình đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi điều tra, tiến hành thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các học viên lớp cao học Sinh QH-2018S, trƣờng Đại học Giáo dục đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Bình i
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CH,BT CH, BT DH Dạy học DHSH Dạy học sinh học ĐC Đối chứng GDPT Giáo dục phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh HSG Học sinh giỏi KT –ĐG Kiểm tra – Đánh giá NXB Nhà xuất bản PPDH Phƣơng pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm ii
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Kết quả điều tra ý kiến của GV ....................................................... 20 Bảng 1.2. Kết quả điều tra đối với HS ............................................................ 26 Bảng 3.1. Điểm kiểm tra các lớp..................................................................... 45 Bảng 3.2. Tần số tích lũy điểm kiểm tra lần 1 ................................................ 45 Bảng 3.3 Các tham số đặc trƣng kiểm tra lần 1 .............................................. 47 Bảng 3.4.Bảng tần số tích lũy điểm kiểm tra lần 2 ......................................... 47 Bảng 3.5 Các tham số đặc trƣng kiểm tra lần 2 .............................................. 49 Bảng 3.6. Bảng tần số tích lũy điểm kiểm tra lần 3 ........................................ 49 Bảng 3.7 Các tham số đặc trƣng kiểm tra lần 3 .............................................. 51 iii
  6. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 3.1 Phân bố tần số điểm của HS lần 1 ............................................... 46 Biểu đồ 3.2 Phân bố tần số điểm của HS lần 2 ............................................... 48 Biểu đồ 3.3 Phân bố tần số điểm của HS lần 3 ............................................... 50 Đồ thị 3.1 Tần số tích lũy điểm kiểm tra lần 1 ............................................... 46 Đồ thị 3.2. Tần số tích lũy điểm kiểm tra lần 2 .............................................. 48 Đồ thị 3.3. Tần số tích lũy điểm kiểm tra lần 3 .............................................. 50 iv
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ .......................................................... iv MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. ...................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu. ................................................................................ 3 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu. ......................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học. ................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................... 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 5 7. Dự kiến đóng góp của luận văn. ............................................................... 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................. 7 1. 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 7 1.1.1. Trên thế giới .................................................................................... 7 1.1.2. Ở Việt Nam ..................................................................................... 8 1. 2. Cơ sở lý luận của đề tài ......................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm câu hỏi, bài tập .............................................................. 9 1.2.2. Vai trò của CH, BT trong dạy học Sinh học ................................ 12 1.2.3. Vai trò của tổ chức dạy học Sinh học thông qua câu hỏi, bài tập ............................................................................................................ 13 1.2.4. Phân loại câu hỏi, bài tập ............................................................. 14 1.2.5. Cấu trúc của câu hỏi, bài tập ......................................................... 18 1.2.6. Các yêu cầu sƣ phạm của câu hỏi, bài tập .................................... 18 1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................... 19 1.3.1 Thực trạng sử dụng CH, BT trong dạy học Sinh học .................... 19 v
  8. 1.3.2. Yêu cầu của việc sử dụng câu hỏi, bài tập trong công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi. ................................................................................ 30 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 31 CHƢƠNG 2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP PHẦN SINH LÝ HỌC ĐỘNG VẬT SỬ DỤNG TRONG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC, THPT ...................................................................... 32 2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung các chuyên đề thuộc phần Sinh lý học động vật ....................................................................................................... 32 2.2. Thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập sử dụng bồi dƣỡng học sinh giỏi phần Sinh lý học động vật ........................................................................... 36 2.2.1. Các nguyên tắc xây dựng CH, BT trong dạy học Sinh học ......... 36 2.2.2. Quy trình xây dựng bộ CH, BT để dạy học .................................. 37 2.3. Quy trình sử dụng CH, BT phần Sinh lý học động vật dùng cho bồi dƣỡng học sinh giỏi ............................................................................... 39 2.3.1. Quy trình sử dụng CH, BT giúp học sinh tự học kiến thức mới phần Sinh lý học động vật ............................................................... 39 2.3.2. Quy trình sử dụng câu hỏi, bài tập giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức phần Sinh lý học động vật ....................................... 41 2.3.3. Thiết kế một số giáo án sử dụng trong dạy học phần sinh lý học động vật lớp 11 trung học phổ thông chuyên ................................... 41 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 42 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 43 3.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................... 43 3.2. Nội dung tiến hành thực nghiệm .......................................................... 43 3.3.1. Chọn trƣờng và học sinh thực nghiệm .......................................... 43 3.3.2. Bố trí thực nghiệm ........................................................................ 43 3.4. Kết quả và biện luận............................................................................. 44 3.4.1. Kết quả định tính ........................................................................... 44 vi
  9. 3.4.2. Kết quả định lƣợng ........................................................................ 45 Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 55 PHỤ LỤC vii
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Đất nƣớc ta đã và đang trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập mạnh mẽ và sự bùng nổ của cách mạng 4.0. Nền giáo dục nƣớc nhà đang trong xu thế đổi mới căn bản và toàn diện, giáo dục phổ thông cần giải quyết đƣợc những mâu thuẫn sau: Lƣợng tri thức do con ngƣời tạo ra ngày càng tăng, tuổi thọ của tri thức ngày càng ngắn (các tri thức con ngƣời phát hiện ra nhanh chóng trở lên lạc hậu và bị thay thế bởi các nguồn tri thức mới), trong khi đó thời gian để học sinh lĩnh hội các tri thức khi ngồi trên ghế nhà trƣờng là có hạn. Giáo dục tạo cần đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, đào tạo ra những con ngƣời có tri thức khoa học, có năng lực để thực hiện nghề nghiệp cho bản thân, có khả năng hội nhập cạnh tranh với quốc tế, có tính năng động, sáng tạo giúp giải quyết tốt những khó khăn gặp phải trong thực tiễn. Đất nƣớc ta là một nƣớc đang phát triển với sự lạc hậu, thua kém cả về kinh tế, khoa học kĩ thuật so với nhiều nƣớc phát triển trên thế giới. Đặc biệt trong xu thế bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật 4.0 chúng ta đang đứng trƣớc cơ hội lớn cho sự hòa nhập, phát triển để theo kịp các nƣớc phát triển. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức không nhỏ đòi hỏi chúng ta phải bắt kịp xu thế, đi tắt đón đầu, nếu không nguy cơ tụt hậu sẽ càng xa hơn nữa, giáo dục không nằm ngoài xu thế đó. Thực tế, trong nhiều năm qua, giáo dục nƣớc ta liên tục đổi mới về chƣơng trình, phƣơng thức tiếp cận, phƣơng pháp giảng dạy, phƣơng pháp kiểm tra – đánh giá. Dù vậy, nhiều ngƣời cho rằng việc đổi mới của chúng ta chƣa thực sự hiệu quả, càng đổi mới càng hỏng, dƣ luận phàn nàn về chƣơng trình học nặng nề về kiến thức, nhiều mô hình giáo dục mới còn cồng kềnh kém hiệu quả,... Hiện nay, việc đổi mới căn bản toàn diện trong giáo dục hi vọng mang lại những bƣớc tiến vƣợt bậc, hƣớng tới phát triển tối đa năng lực ngƣời học, định hƣớng phân luồng nghề nghiệp sớm đáp ứng nguồn nhân lực phù hợp với kỉ nguyên 4.0. Việc đổi mới này chỉ thực sự 1
  11. hiệu quả khi ta thực hiện tốt việc xây dựng chƣơng trình, có đƣợc phƣơng pháp giảng dạy và học tập hiệu quả nhằm phát huy đƣợc những năng lực tiềm ẩn của ngƣời học. Theo luật giáo dục 2005: “ Phƣơng pháp giáo dục phải phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học; bồi dƣỡng cho ngƣời học có khả năng tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vƣơn lên”. Chƣơng trình giáo dục phổ thông cũng khẳng định: “Đối với học sinh có năng khiếu cần vận dụng hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục phù hớp nhằm phát triển năng khiếu, bổi dƣỡng tài năng THPT”. Riêng hệ thống trƣờng chuyên có nhiệm vụ đặc biệt là bồi dƣỡng nguồn nhân tài, nhân lực chất lƣợng cao, tạo ra các nhà khoa học tƣơng lai cho đất nƣớc nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – giáo dục cho đất nƣớc. Chúng ta đã xây dựng chƣơng trình chuyên sâu 2009 và gần đây là chƣơng trình 2019 nhằm đáp ứng mục tiêu nói trên. Tuy nhiên, cần có những sự thay đổi mạnh mẽ về phƣơng pháp dạy và phƣơng pháp học để học sinh chuyên có khả năng phát triển tốt nhất, đặc biệt là phát triển việc đào tạo bồi dƣỡng học sinh giỏi các cấp. Đối với hệ thống các trƣờng Chuyên, sự bổ sung của các nguồn học liệu bổ trợ là vô cùng cần thiết ví trên thực tế yêu cầu của các kì thi học sinh giỏi khu vực, quốc gia, quốc tế còn cao hơn nhiều so với chƣơng trình chuyên sâu đã xây dựng. Những nội dung này biến đổi cả về mức độ và phạm vi theo từng năm. Do vây, khi giảng dạy cho học sinh chuyên Sinh, đặc biệt là bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Sinh học cần lựa chọn các nội dung phù hợp từ các tài liệu khoa học khác nhau, xây dựng hệ thống CH và BT giúp giảng dạy và học tập có hiệu quả. Bên cạnh đó, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh hiện đang còn rất hạn chế. Đứng trƣớc nguồn học liệu vô cùng đa dạng và phong phú, nhiều học sinh không biết lựa chọn tài liệu nào để học tập, có đƣợc tài liệu rồi 2
  12. cũng chƣa chắc đã sử dụng chúng một cách hiệu quả. Điều này sẽ là một trở ngại lớn cho hành trình trở thành các học sinh giỏi của các em. Do đó cần phải có một nguồn tài liệu cụ thể, có định hƣớng cho việc tự rèn luyện và học tập của học sinh khi tham gia bồi dƣỡng HSG. Xuất phát từ yêu cầu tham gia các kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực và cấp quốc gia với yêu cầu ngày càng cao. Với CH “làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi môn Sinh học?” Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc phát triển nền giáo dục nƣớc nhà, với kinh nghiệm dạy học của bản thân, tôi đã lựa chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng CH, BT dạy học chuyên đề Sinh lý học động vật – Sinh học 11, THPT Chuyên” 2. Mục đích nghiên cứu. Xây dựng hệ thống CH, BT phần chuyên đề sinh lý học động vật, Sinh học 11, THPT chuyên nhằm cung cấp nguồn tài liệu cho học sinh tự học và giúp giáo viên vận dụng vào dạy học, bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh chuyên sinh học, đáp ứng yêu cầu sinh giỏi Quốc gia. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Thiết kế và sử dụng hệ thống CH, BT phần chuyên đề sinh lý động vật, Sinh học 11, THPT chuyên. 3.2. Khách thể nghiên cứu. Quá trình dạy học, bồi dƣỡng học sinh giỏi tại trƣờng THPT Chuyên Hƣng Yên. 4. Giả thuyết khoa học. Nếu xây dựng đƣợc hệ thống CH, BT phần Sinh lý học động vật sẽ giúp học sinh có khả năng tự học, ôn tập tốt hơn và nâng cao hiệu quả công tác bồi bồi dƣỡng học sinh giỏi tại trƣờng THPT. 3
  13. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài. Nghiên cứu các khái niệm về CH và BT, ý nghĩa của việc sử dụng hệ thống hệ thống CH BT trong dạy học sinh học. Cấu trúc của CH BT, các yêu cầu sƣ phạm của CH, BT. Phân loại CH, BT và các nguyên tắc xây dựng CH BT,… Quy trình xây dựng hệ thống CH, BT. Sử dụng hệ thống CH, BT trong dạy học, bồi dƣỡng học sinh giỏi. 5.2 Phân tích thực trạng việc học tập nội dung Sinh lí học động vật trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Chuyên Hưng Yên. Thực tế giảng dạy tại trƣờng THPT Chuyên Hƣng yên cho thấy một số năm học sinh thực hiện khá tốt phần thi nhƣng cũng nhiều năm học sinh thực hiện chƣa tốt nhiệm vụ của mình. Việc học tập của học sinh đôi khi còn chƣa đạt hiệu quả cao do phƣơng pháp học tập chƣa phù hợp, thiếu các CH định hƣớng, ôn tập chuyên sâu và kiểm tra lại kiến thức của học sinh hoặc CH chƣa đƣợc thiết kế phù hợp và chƣa sử dụng hiệu quả. Từ thực tế đó đòi hỏi cần phải nghiên cứa để thiết kế và sử dụng hệ thống CH phần sinh lý học động vật hiệu quả hơn góp phần nâng cao chất lƣợng công tác bồi dƣỡng HSG quốc gia. 5.3 Nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và chuyên sâu phần Sinh lý học động vật. Sinh lý học động vật thuộc phần sinh học cơ thể sinh vật của sinh học 11. Trong chƣơng trình chuyên, tài liệu đƣợc viết sâu hơn theo các chuyên đề, có tính hệ thống, logic, có tính thực tiễn cao, nhiều kiến thức vận dụng đòi hỏi tƣ duy sâu sắc của học sinh. Vì vậy, cần có hệ thống CH phù hợp giúp giảng dạy và học tập tốt các nội dung kiến thức này. 4
  14. 5.4. Phân tích quy trình xây dựng CH, BT Sinh học Để có đƣợc hệ thống CH, BT phù hợp, sử dụng hiệu quả trong giảng dạy, cần nghiên cứu kĩ càng qui trình để biết đƣợc yêu cầu, cách thức xây dựng một CH, đánh giá xem CH có phù hợp không. 5.5. Xây dựng hệ thống CH và BT phần Sinh lí học động vật. Hệ thống CH,BT phần sinh lý học động vật đƣợc xây dựng theo bài và theo chuyên đề giúp giảng dạy, học tập và ôn luyện nâng cao nhằm đạt hiệu quả cao trong học tập và thi cử. 5.6. Thực nghiệm sư phạm để khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài. Sau khi xây dựng hệ thống CH,BT cần tiến hành thực nghiệm tại các lớp chuyên và có tiến hành so sánh đối chứng để xem xét mức độ phù hợp và hiệu quả của đề tài, đánh giá mức độ hoàn thành giả thuyết đã đặt ra. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu. 6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tìm hiểu, thu thập, đọc các tài liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài. 6.2. Phương pháp điều tra Sử dụng hệ thống các phiếu hỏi để điều tra ý kiến của giáo viên về thực trạng xây dựng và sử dụng CH trong dạy học sinh học phần sinh lý học động vật. Sử dụng phiếu hỏi để điều tra ý kiến của học sinh về thực trạng học tập, vai trò của CH đối với hoạt động nhận thức. 6.3. Phương pháp chuyên gia. Hỏi ý kiến chuyên gia về phƣơng pháp nghiên cứu, thực hiện đề tài, xin ý kiến về các nội dung kiến thức liên quan đến đề tài, cách thức xử lí số liệu. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: - Xây dựng hệ thống CH, BT từ cơ bản đến nâng cao thuộc nội dung chuyên đề Sinh lí ngƣời và động vật. 5
  15. - Thực nghiệm: Đối tƣợng: Học sinh lớp 11 chuyên sinh, đội dự tuyển lớp 11 Sinh, học sinh đội tuyển HSG QG của một số trƣờng THPT Chuyên. 6.5 Phương pháp thống kê toán học - Sử dụng toán thống kê để phân tích, xử lí số liệu thu thập đƣợc. 7. Dự kiến đóng góp của luận văn. Xây dựng đƣợc hệ thống CH BT có tính logic phù hợp cho bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng học sinh giỏi phần Sinh lí ngƣời và động vật. 8. Cấu trúc của luận văn. - Phần I: Mở đầu. - Phần II: Nội dung. - Phần III: Kết luận và kiến nghị. Ngoài ra còn có tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần nội dung chính có 3 phần: Bao gồm: + Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. + Chƣơng 2: Xây dựng hệ thống CH, BT phần Sinh lý học động vật dùng cho bồi dƣỡng học sinh giỏi. + Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm. 6
  16. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Trên thế giới, các nội dung về dạy – học đã đƣợc nghiên cứu từ rất sớm. John Dewey (1859-1952) đã phát biểu: “Học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phƣơng tiện giáo dục”. Và một loạt các PPDH theo quan điểm này đã đƣợc sử dụng: Phƣơng pháp dạy học hợp tác; phƣơng pháp dạy học nêu vấn đề; phƣơng pháp dạy học dự án; phƣơng pháp công não; các phƣơng pháp dạy học tích cực khác. Đây là các phƣơng pháp mà GV tổ chức các hoạt động hoặc sử dụng hệ thống CH để để kích thích hoạt động học tập của HS và lĩnh hội tri thức. Những năm đầu thế kỉ XX, các nhà sƣ phạm Mỹ đã xây dựng lí luận cho PPDH dự án. Để thực hiện phƣơng pháp này, ngƣời học cần phải thực hiện một chuỗi các nhiệm vụ học tập gồm: xác định mục đích, lập kế hoạch sau đó thực hiện dự án. Học sinh cũng phải kiểm tra lại, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện dự án đã đề ra. Phƣơng pháp sử dụng sơ đồ tƣ duy đƣợc Tony Buzan đã đề xuất giúp ngƣời học phát triển tƣ duy. Ngƣời học có thể hệ thống hóa các kiến thức, mở rộng và nhấn mạnh các ý tƣởng, kết nối chúng với nhau từ đó có thể bao quát đƣợc kiến thức trên một phạm vi sâu rộng. [31] Năm 1984, dựa trên kết quả về việc "Khảo sát nhiệm vụ thực hành trong các môn khoa học bậc ĐH". Spickler và một số nhà giáo dục Bắc Mỹ đã chỉ ra rằng: Cần thiết phải đƣa HS tham gia vào quá trình học tập tích cực; nâng cao trách nhiệm của học sinh, HS lựa chọn và thực hiện các thí nghiệm một cách hứng thú; đồng thời HS phải sử dụng nhiều kỹ năng xử lý thí nghiệm, đáp ứng đƣợc yêu cầu tự nghiên cứu, tự học, phát triển năng lực tƣ duy và phát huy tính sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 7
  17. Năm 1930, Alex Born đã đƣa ra kĩ thuật công não - một kĩ thuật đề cập đến việc tìm ra lời giải cho vấn đề nào đó bằng cách tập hợp tất cả các ý kiến của mọi ngƣời phát sinh trong cùng một khoảng thời gian theo một quy tắc đƣợc đề ra từ trƣớc. Năm 2008, tác giả Adam Khoo xuất bản Cuốn sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế! Nội dung cuốn sách đã phản ánh tiềm năng trí tuệ, sự thông minh, sang tạo của con ngƣời vƣợt xa khỏi những gì chúng ta đã biết tới và đang suy nghĩ. 1.1.2. Ở Việt Nam Việc xây dựng và sử dụng CH của giáo viên trong quá trình dạy học là một yếu tố vô cùng quan trọng. Những giáo viên giảng dạy nhiều năm cho rằng, thiết kế và sử dụng CH trong quá trình giảng dạy là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp. CH không chỉ là kiến thức mà còn là kinh nghiệm sống, là nghệ thuật trong tình huống cụ thể. Vì vậy, nhiều ngƣời cho rằng, thông qua CH ta có thể biết ngay trí tuệ của một ngƣời nào đó. Bên cạnh đó, lƣợng kiến thức Sinh học rất đa dạng, thể hiện ở nhiều lĩnh vực, điều đó dễ khiến học sinh quá tải và dần lãng quên. Do đó, cần thiết xây dựng một hệ thống CH giúp học sinh có thể dễ dàng hệ thống hóa các nội dung bài học, khắc sâu kiến thức. Khi nghiên cứu về việc sử dụng hệ thống CH, BT, chúng tôi đã tìm đƣợc một số nguồn tài liệu nhƣ sau: Tác giả Trần Bá Hoành, với “Dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm” đã đề cập đến các kĩ thuật đặt CH sử dụng trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. [20] Trong “Kĩ thuật dạy học sinh học” tác giả Trần Bá Hoành đã đề cập đến việc cần phải chú ý rèn luyện phƣơng pháp tự học cho HS.[23] Các luận văn, luận án và tài liệu khác tôi có tham khảo: Luận án: “Sử dụng CH, BT trong dạy học sinh học” của tác giả Đinh Quang Báo (1991) đã cung cấp những cơ sở lí thuyết quan trọng về việc sử dụng CH, BT trong dạy học sinh học. 8
  18. Luận án tiến sỹ: “Sử dụng CH, BT để tích cực hoá hoạt động của HS trong dạy học sinh thái học 11- THPT” của Lê Thanh Oai (2003) cũng là một tài liệu giúp định hƣớng cho GV về các phƣơng pháp và kĩ năng thiết kế CH, BT trong các bƣớc của quá trình lên lớp. Chuyên đề: “CH, BT trong dạy học sinh học” (dùng cho cao học). [9] của PGS. TS Lê Đình Trung cũng rất hữu ích. + Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Bích Ngọc “Sử dụng CH, BT để rèn luyện năng lực tự học SGK sinh học THPT cho học sinh qua dạy học phần sinh học vi sinh vật” (2008) Luận văn thạc sĩ của Đặng Thị Giao Thủy: “Xây dựng và sử dụng hệ thống CH, BT rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS qua dạy học phần Sinh học tế bào - chƣơng trình Trung học phổ thông” (2016) Trong kết quả nghiên cứu của mình, các tác giả đều chỉ ra rằng việc sử dụng hệ thống CH, BT trong dạy học là phƣơng pháp, phƣơng tiện hiệu quả để ngƣời dạy tổ chức hoạt động học tập cho HS. Đồng thời các tác giả cũng đƣa ra các nguyên tắc, qui trình xây dựng cũng nhƣ biện pháp sử dụng CH, BT trong DHSH nói chung và trong DH từng phần khác nhau của chƣơng trình sinh học THPT nói riêng. Tuy nhiên, các đề tài cũng chƣa đƣa ra đƣợc qui trình cụ thể về thiết kế, sử dụng CH/BT theo các bƣớc để giáo viên có thể vận dụng. Đặc biệt, cho đến nay chƣa có một đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về cơ sở lí luận, thiết kế và sử dụng CH, BT trong dạy học chuyên đề sinh lí học động vật – sinh học 11, THPT chuyên. Vì vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu để xây dựng các qui trình thiết kế, sử dụng CH, BT đồng thời tiến hành xây dựng hệ thống CH, BT để đƣa vào sử dụng trong học tập và giảng dạy. 1. 2. Cơ sở lý luận của đề tài 1.2.1. Khái niệm câu hỏi, bài tập 1.2.1.1 Câu hỏi Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội – 1992, (trang 455) thì “Hỏi” có nghĩa là: 9
  19. - Bày tỏ những điều mình mong muốn thông qua việc trả lời. - Nói ra những điều mình cần ngƣời ta đáp ứng. Theo Đại từ điển tiếng Việt, “CH là câu biểu thị sự cần biết hoặc không rõ với những đặc trƣng của ngữ điệu và từ hỏi”. Trên thế giới, Socrate ngày trƣớc đƣợc biết đến là ngƣời thuyết phục giỏi nhất thế giới. Ông đã rất thành công trong việc bán những ý kiến của mình đến nỗi ngày nay ngƣời ta vẫn còn học hỏi ông. Yếu tố quyết định lớn nhất đến sự thành công của ông chính là đƣa ra những CH. Aristotle cho rằng, đặc trƣng cơ bản của CH chính là ngƣời hỏi cần phải lựa chọn các cách thức có tính trái ngƣợc nhau, từ đó giúp con ngƣời phải có cách hiểu khác nhau. Theo Aristotle, CH là một mệnh đề trong đó phải chứa đựng cả cái đã biết và cái chƣa biết. Đềcac lại cho rằng, nếu không có CH thì sẽ không thể xuất hiện tƣ duy cá nhân và cũng không có tƣ duy nhân loại. Ông đã chỉ ra dấu hiệu bản chất của CH, đó là CH phải có mối quan hệ giữa những cái đã biết và cái cần biết. Chủ thể nhận thức chỉ xác định đƣợc phƣơng hƣớng cần làm để trả lời đƣợc CH khi có tỉ lệ phù hợp giữa hai yếu tố này. Khi chủ thể nhận thức xác định đƣợc cái mình đã biết và cái mình cần biết thì lúc đó mới đƣợc đặt CH và khi đó CH mới thực sự trở thành sản phẩm của quá trình nhận thức. Theo GS Trần Bá Hoành, khi sử dụng CH kích thích tƣ duy tích cực của HS là phải đặt ra cho HS một nhiệm vụ chinh phục tri thức, vừa khích lệ vừa đòi hỏi HS phải nỗ lực với trí tuệ cao nhất, tự mình tìm ra câu trả lời thông qua việc sử dụng các kĩ năng tƣ duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá để chiếm lĩnh kiến thức mới và đƣợc làm quen với các phƣơng pháp nghiên cứu[22]. Thuật ngữ CH có nghĩa là: Một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh lệnh đòi hỏi phải trả lời, phải thực hiện. Về cách thức biểu diễn đạt thì ngôn ngữ sử dụng trong CH đều có dạng một mệnh đề nghi vấn, chứa động từ nghi vấn. 10
  20. Ngoài ra, còn có những cách hiểu khác nhau về CH. Tuy nhiên, dù hiểu nhƣ thế nào thì CH cần thể hiện đƣợc một số yêu cầu sau: + Thể hiện đƣợc sự tƣơng quan giữa cái đã biết và cái chƣa biết, từ những điều đã biết xuất hiện điều cần biết, cần tìm. Nội dung cái đã biết phải phù hợp với cái chƣa biết, đủ để kích thích và tìm ra cái chƣa biết. + Về hình thức biểu đạt ngôn ngữ, CH là một mệnh đề nghi vấn hay đƣợc diễn đạt bằng một ngữ điệu đặc trƣng. + CH là một phạm trù khái niệm rộng rãi, với mỗi CH cần một lƣợng thông tin thích hợp. Đồng thời, thái độ, trạng thái tâm lí của ngƣời đƣợc hỏi trƣớc những thông tin cũng khác nhau. Các CH vô cùng quan trọng trong cuộc sống nói chung và trong quá trình dạy học nói riêng. Trong quá trình dạy học, sử dụng CH chỉ là một yếu tố vô cùng quan trọng. Khi giáo viên sử dụng CH phù hợp, hiệu quả sẽ giúp học sinh hiểu bài nhanh chóng và hình thành các kĩ năng tƣ duy ở mức độ cao, hình thành năng lực cho học sinh từ đó sẽ nâng cao chất lƣợng dạy học. 1.2.1.2. Bài tập BT là nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đƣa ra cho HS, yêu cầu HS phải biết sử dụng các kiến thức đã biết hoặc các kinh nghiệm thực tiễn, sử dụng các thao tác tƣ duy hay hành kinh nghiệm để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức. BT có thể là một CH, một thí nghiệm, một bài toán hay một bài toán nhận thức.BT chỉ ra một định hƣớng nhận thức cho ngƣời học để ngƣời học hƣớng tới việc tìm hiểu, sử dụng vốn hiểu biết tri thức, định hƣớng bổ sung thêm những kiến thức mới từ tài liệu sách giáo khoa. Từ đó HS thu đƣợc một lƣợng kiến thức mới từ BT. Về cấu trúc của CH và BT: Mỗi CH, BT đều chứa đựng những điều đã biết và điều chƣa biết, nó kích thích sự tìm tòi, khám phá, vận dụng các kiến thức, các kĩ năng đã biết để giải quyết vấn đề đặt ra trong CH, BT. Trong CH, nội dung CH và động từ nghi vấn xác định mức độ cần hỏi. Cấu trúc BT thƣờng dƣới dạng bài toán, có giả thiết và kết luận. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2