Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Sinh học: Xây dựng một số chủ đề bằng tiếng anh trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12 Trung học phổ thông
lượt xem 4
download
Luận văn này được thực hiện nhằm thiết kế một số chủ đề tích hợp trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12 nhằm giúp học sinh có kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành, nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học bằng tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông chuyên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Sinh học: Xây dựng một số chủ đề bằng tiếng anh trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12 Trung học phổ thông
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THANH HUYỀN XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ BẰNG TIẾNG ANH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC HÀ NỘI – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THANH HUYỀN XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỦ ĐỀ BẰNG TIẾNG ANH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 8.14.01.11 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh HÀ NỘI – 2020
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô lãnh đạo trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện cho tác giả học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo và cán bộ khoa Sư phạm trường Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, người đã hết sức tận tâm trong việc định hướng, chỉ đạo, giúp đỡ về mặt chuyên môn cũng như động viên tác giả trong suốt quá trình làm luận văn. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo và các em HS trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả tiến hành khảo sát và tổ chức dạy học để hoàn thành các nghiên cứu trong luận văn. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2020 Tác giả NGUYỄN THANH HUYỀN i
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ DH Dạy học DHTCĐ Dạy học theo chủ đề ĐC Đối chứng GD - ĐT Giáo dục – Đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm ii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Kết quả các bài kiểm tra ................................................................. 63 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp điểm các bài kiểm tra số 1 ..................................... 64 Bảng 3.3. % học sinh đạt điểm Xi ở bài kiểm tra số 1................................... 64 Bảng 3.4. Số học sinh đạt điểm Xi trở xuống ở bài kiểm tra số 1 .................. 64 Bảng 3.5. % học sinh đạt điểm Xi trở xuống ở bài kiểm tra số 1 ................... 64 Bảng 3.6. Tỉ lệ học sinh mỗi mức điểm ở bài kiểm tra số 1 ........................... 65 Bảng 3.7. Bảng tổng hợp điểm các bài kiểm tra số 2 ..................................... 67 Bảng 3.8. % học sinh đạt điểm Xi ở bài kiểm tra số 2................................... 67 Bảng 3.9. Số học sinh đạt điểm Xi trở xuống ở bài kiểm tra số 2 .................. 68 Bảng 3.10. Số % học sinh đạt điểm Xi trở xuống ở bài kiểm tra số 2 ............ 68 Bảng 3.11. Tỉ lệ học sinh mỗi mức điểm ở bài kiểm tra số 2 ......................... 68 iii
- DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỀU ĐỒ Hình 2.1. Hệ thống hóa kiến thức chương trình Sinh học 12 ......................... 25 Hình 2.2. Hệ thống hóa kiến thức sinh thái học – Sinh học 12, THPT .......... 31 Hình 2.3. Quy trình xây dựng chủ đề Sinh thái học bằng Tiếng Anh ............ 32 Hình 2.4. Các kiểu phân bố cá thể trong quần thể .......................................... 36 Hình 2.5. Đường cong chữ J ........................................................................... 38 Hình 2.6. Đường cong chữ S........................................................................... 39 Hình 2.7. Elephant population in Africa ......................................................... 44 Hình 2.8. High-density population .................................................................. 45 Hình 2.9. Species distribution in population ................................................... 46 Hình 2.10. Examples of species distribution in population ........................... 47 Hình 2.11. J-shaped exponential growth curve ............................................... 48 Hình 2.12. S-shaped logistic growth curve ..................................................... 49 Hình 2.13. Summary of Population ecology topic .......................................... 51 Hình 3.1. Hình ảnh hoạt động nhóm nhóm của học sinh ................................ 71 Hình 3.2. Hình ảnh sản phẩm thảo luận và thuyết trình nhóm 1. ................... 72 Hình 3.3. Hình ảnh sản phẩm triển lãm của nhóm 2....................................... 73 Hình 3.4. Hình ảnh talkshow nhóm 3 ............................................................. 73 iv
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Thực trạng triển khai dạy học Sinh học bằng tiếng Anh ở các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Hà Nội .............................. 20 Biểu đồ 1.2. Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết dạy học Sinh học bằng Tiếng Anh................................................................................. 20 Biểu đồ 1.3. Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết dạy học Sinh học theo chủ đề bằng Tiếng Anh ............................................................. 21 Biểu đồ 1.4. Những khó khăn trong dạy học Sinh học bằng tiếng Anh ......... 22 Biểu đồ 1.5. Đánh giá của học sinh về mức độ cần thiết của việc học Sinh học bằng Tiếng Anh................................................................................. 23 Biểu đồ 1.6. Mức độ hứng thú của học sinh với việc học Sinh học bằng Tiếng Anh ................................................................................... 23 Biểu đồ 3.1. Trình độ HS qua bài kiểm tra số 1.............................................. 66 Biểu đồ 3.2. % học sinh đạt điểm Xi trở xuống ở bài kiểm tra số 1 ............... 66 Biểu đồ 3.3. Trình độ HS qua bài kiểm tra số 2.............................................. 69 Biểu đồ 3.4. % học sinh đạt điểm Xi trở xuống ở bài kiểm tra số 2 ............... 69 v
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỀU ĐỒ ........................................................... iv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... v MỤC LỤC ....................................................................................................... vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu .................................................. 3 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 4 5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 7. Những đóng góp mới của đề tài .................................................................... 5 8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............. 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................... 7 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 7 1.1.2. Tại Việt Nam ........................................................................................... 9 1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 11 1.2.1. Tổng quan về dạy học tích hợp ............................................................. 11 1.2.2. Tổng quan về dạy học theo chủ đề ........................................................ 13 1.2.3. Dạy học chuyên ngành bằng Tiếng Anh ............................................... 14 1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 19 1.3.1. Phiếu tham khảo ý kiến giáo viên ......................................................... 19 1.3.2. Phiếu tham khảo ý kiến học sinh .......................................................... 22 vi
- CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH THÁI HỌC – SINH HỌC 12 BẰNG TIẾNG ANH ........................ 25 2.1. Phân tích mục tiêu và cấu trúc nội dung phần Sinh thái học, Sinh học 12......25 2.1.1. Phân tích chương trình Phần Sinh thái học, Sinh học 12...................... 25 2.1.2. Các năng lực học tập phần sinh thái học cần có ................................... 29 2.1.2.1. Năng lực nhận ra kiến thức học ........................................................ 29 2.1.2.2. Năng lực tìm ra bản chất của kiến thức.............................................. 30 2.1.2.3. Năng lực hệ thống hoá được kiến thức .............................................. 30 2.2. Thiết kế quy trình xây dựng chủ đề Sinh thái học bằng Tiếng Anh ........ 31 2.3. Ứng dụng quy trình xây dựng các chủ đề Sinh thái học bằng Tiếng Anh .. 32 2.3.2. Chủ đề “Population ecology” (Sinh thái học quần thể) ........................ 42 2.4. Thiết kế giáo án thực nghiệm cho chủ đề “Population ecology” ............. 51 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................ 60 3.1. Mục đích và phương pháp thực nghiệm .................................................. 60 3.1.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 60 3.1.2. Phương pháp thực nghiệm .................................................................... 60 3.2. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 62 3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................. 62 3.3.1. Kết quả định lượng ................................................................................ 62 3.3.2. Kết quả định tính ................................................................................... 70 3.3.3. Kết luận về kết quả thực nghiệm .......................................................... 74 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 76 1. Kết luận ....................................................................................................... 76 2. Khuyến nghị ................................................................................................ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC vii
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông Trong thời điểm đổi mới giáo dục hội nhập thế giới, việc dạy học cho học sinh không chỉ dừng lại việc cung cấp kiến thức mà còn cần phải rèn cho học sinh những kỹ năng, thái độ để học sinh có thể chủ động, tích cực thu nhận, chiếm lĩnh kiến thức. Chính vì vậy, Nhiệm vụ, ưu tiên hàng đầu trong cải cách giáo dục hiện nay chính là đổi mới phương pháp dạy học không chỉ ở những cấp bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở mà cần chú trọng tới cả cấp bậc trung học phổ thông. Đây là cấp học mà học sinh đã hình thành đủ năng lực để tự tin, chủ động tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức. Trong giai đoạn 2010 – 2020 các trường phổ thông đã có nhiều thay đổi trong phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Minh chứng rất rõ cho điều này chính là rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học của học sinh phổ thông có ý nghĩa lớn trong thực tiễn, học sinh đã nhìn ra những vấn đề trong xã hội và đề ra, nghiên cứu thực nghiệm các phương hướng giải quyết. Rất nhiều đề tài được tham dự các kì thi quốc tế và đạt giải cao, chứng tỏ năng lực chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh đã được phát huy. Đặc biêt, Bộ GD & ĐT đã ban hành đề án Phát triển hệ thống trường THPT Chuyên giai đoạn 2010 – 2020 (Số 959/QĐ- TTG ngày 26 tháng 6 năm 2010). Đề án đã nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm trong các trường THPT Chuyên giai đoạn 2015- 2020 là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học, tăng cường tiếng Anh và triển khai dạy và học các môn Hóa học, Vật lí, Sinh học bằng tiếng Anh ở 30% số trường, mỗi năm tăng thêm 15 – 20% số trường và hoàn thành vào năm 2020. 1
- 1.2. Xuất phát từ đặc điểm nội dung môn Sinh học 12 Trung học phổ thông Sinh học là ngành khoa học thực tiễn, sự gia tăng hiểu biết của con người với thế giới tự nhiên chi phối đến nội dung, chương trình dạy học Sinh học của nhà trường. Do vậy rất cần một phương pháp dạy học thực sự có chất lượng, hiệu quả, giúp người học không chỉ có kiến thức về khoa học mà còn nhận thức được mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, đáp ứng những vấn đề nổi cộm của xã hội hiện nay. Phần Sinh thái học – Sinh học 12 theo bộ SGK cải cách được bổ sung, cập nhật những kiến thức mới, phù hợp với sự phát triển của Công nghệ Sinh học trên thế giới. Nội dung kiến thức truyền tải được thể hiện từ cấp độ cá thể Quần thể Quần xã Hệ sinh thái, trong đó có rất nhiều kiến thức thực tiễn và các vấn đề môi trường hiện nay. 1.3. Xuất phát từ thực tế dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12 tại các trường Trung học phổ thông chuyên Khối lượng tri thức sinh học tăng không ngừng cùng với đà phát triển chung của khoa học trên thế giới, bởi vậy không thể cung cấp cho học sinh những kiến thức sinh học rời rạc mà phải sắp xếp lại một cách khoa học có hệ thống theo một trình tự logic, phù hợp với sự tiếp thu của học sinh. Nếu chỉ dạy học Sinh thái học một cách riêng rẽ, không vận dụng kiến thức liên môn thì học sinh sẽ không thể có cái nhìn tổng quát về mối quan hệ giữa con người và môi trường sống trong thời đại hiện nay cũng như các khu vực sinh thái quan trọng, không biết ứng dụng những kiến thức này vào trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Học sinh có thể vận dụng kiến thức địa lý trong giải thích các vấn đề sinh thái học – môi trường hoặc có thể vận dụng kiến thức sinh học này vào việc giải quyết các vấn đề môi trường nổi cộm hiện nay và đề xuất các biện pháp phát triển bền vững... . Bên cạnh đó, trong thời đại công nghiệp 4.0, khả năng sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, học tập và nghiên cứu tài liệu là vô cùng cần thiết, đặc biệt 2
- trong lĩnh vực hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề môi trường. Bởi vậy, các trường Trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội đã triển khai việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành cho học sinh các lớp chuyên tương ứng. Từ những lý do trên, với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học, việc thực hiên đề tài: “Xây dựng một số chủ đề bằng Tiếng Anh trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12” là cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế một số chủ đề tích hợp trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12 nhằm giúp học sinh có kỹ năng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành, nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học bằng tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông chuyên. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu thực trạng về việc dạy và học môn Sinh học theo chủ đề bằng Tiếng Anh cho học sinh ở các trường THPT. -Nghiên cứu và thiết kế quy trình xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học sinh học bằng tiếng Anh. - Xây dựng một số chủ đề phần Sinh thái học trong dạy học Sinh học bằng Tiếng Anh. - Thiết kế các công cụ và các tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc dạy học sinh học theo chủ đề bằng Tiếng Anh. - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Các chủ đề tích hợp trong dạy học phần Sinh thái học - Sinh học 12 bằng tiếng Anh. - Phạm vi về thời gian: Từ tháng 09/2018 - tháng 03/2020 3
- 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Việc xây dựng một số chủ đề bằng Tiếng Anh trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12 Trung học phổ thông. 4.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học phần Sinh thái học - Sinh học 12 5. Giả thuyết nghiên cứu Nếu dạy học Sinh học bằng Tiếng Anh thông qua các chủ đề phần Sinh thái học thì giúp học sinh nâng cao năng lực ngoại ngữ và nâng cao chất lượng dạy học. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu tài liệu về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đề án đổi mới giáo dục của Bộ GD – ĐT. - Nghiên cứu các tài liệu, cơ sở khoa học về dạy học theo chủ đề tích hợp và dạy học bằng tiếng Anh. - Nghiên cứu về các hình thức, phương pháp và kĩ thuật DH tích cực phát triển năng lực học sinh - Nghiên cứu công cụ kiểm tra đánh giá cho các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. - Nghiên cứu và phân tích nội dung chương trình SGK hiện hành bộ môn Sinh học của cấp THPT. 6.2. Phương pháp điều tra - Khảo sát, điều tra về thực trạng dạy học và hiểu biết về dạy học theo chủ đề bằng Tiếng Anh trên các đối tượng GV và HS bằng cách sử dụng phiếu điều tra, bảng hỏi, phỏng vấn. - Điều tra về chất lượng học sinh ở các lớp để lựa chọn lớp thực nghiệm và đối chứng bằng dự giờ, tham khảo giáo án, sổ điểm giáo viên. 4
- 6.3. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia - Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các giảng viên và GV có nhiều kinh nghiệm về dạy học theo chủ đề và thuận lợi, khó khăn khi vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề trong giảng dạy Sinh học 12 bằng Tiếng Anh. 6.4. Thực nghiệm sư phạm Tổ chức giảng dạy thực nghiệm, phát phiếu điều tra; so sánh đối chiếu kết quả trước và sau quá trình thực nghiệm ở từng lớp và giữa các lớp, chiều hướng biến đổi năng lực của học sinh giữa các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm - Lớp thực nghiệm: là lớp được tiến hành giảng dạy theo chủ đề tích hợp bằng Tiếng Anh. - Lớp đối chứng: là lớp được tiến hành giảng dạy theo phương pháp truyền thống 6.5. Phương pháp xử lí số liệu - Phân tích kết quả thực nghiệm bằng phương pháp phân tích định lượng và phân tích định tính. - Sử dụng các phần mềm xử lý số liệu vào việc đánh giá kết quả thu được. 7. Những đóng góp mới của đề tài - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc dạy học theo chủ đề tích hợp trong dạy học Sinh học 12 bằng tiếng Anh. - Đề xuất quy trình thiết kế phương án dạy học theo chủ đề tích hợp trong dạy học Sinh học 12 bằng tiếng Anh - THPT. - Thiết kế các tiêu chí đánh giá năng lực cho học sinh trong dạy học theo chủ đề tích hợp bằng tiếng Anh. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được dự kiến trình bày trong 3 chương: 5
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học theo chủ đề bằng Tiếng Anh Chương 2: Dạy học theo chủ đề bằng tiếng Anh trong dạy học phần Sinh thái học- Sinh học 12- THPT Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 6
- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới Quan điểm rõ ràng đầu tiên về dạy học theo chủ đề do nhà triết học, nhà giáo dục nổi tiếng John Dewey (1859 – 1952) đưa ra. Là một trong những người tiên phong ủng hộ cải cách giáo dục, quan điểm giáo dục của John Dewey bắt nguồn từ triết học thực nghiệm, ông luôn tin rằng học tập cần phải thiết thực. Trong cuốn “Dân chủ và giáo dục” (1916), Dewey đã đề xuất học sinh cần được tham gia vào các thách thức và công việc của cuộc sống thực thông qua việc hướng dẫn của thày cô, học sinh luôn giữ vai trò trung tâm của lớp học. Năm 1968, nhà giáo dục học Ba Lan - W.Ôkôn đã hoàn thành cuốn “Những cơ sở của dạy học theo chủ đề” - một công trình khá hoàn chỉnh và có giá trị về dạy học theo chủ đề. Theo chuyên ngành Sinh học thì Giáo sư E.P.Brunov và Viện sĩ I.D. Zverev có các công trình lớn chuyên khảo về phát triển năng lực độc lập tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình học tập giáo trình sinh học nói chung và Giải phẫu sinh lí vệ sinh người nói riêng. Trong thế kỉ XXI, thế giới có những thay đổi mạnh mẽ mang tính quyết định trong lĩnh vực giáo dục. Do sức ép và thách thức lớn mang tính thời đại nên giáo dục buộc phải thay đổi cách tiếp cận từ nội dung sang tiếp cận năng lực để sản phẩm của đào tạo là HS phải “biết làm”, nghĩa là mang tính ứng dụng cao. Năng lực của con người được đánh giá trên 3 góc độ: kiến thức, kĩ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa. Muốn tăng cường năng lực cạnh tranh, rút ngắn khoảng cách ứng dụng khoa học công nghệ, thì phải biết cách giảng dạy và cách học. Trước đây, sách vở, giáo viên, nhà trường là nơi giúp ta tiếp nhận 7
- kiến thức. Ngày nay, chúng ta hoàn toàn có thể tiếp cận nhờ internet và các phương tiện truyền thông, … một cách bình đẳng, mọi lúc, mọi nơi. Như vậy, để tiếp nhận kiến thức không phải là quá khó khăn trong thời đại ngày nay mà quan trọng là biến kiến thức đó thành kĩ năng, nói như M.A. Danilop: “kĩ năng chính là kiến thức trong hành động”. Từ biết, đến hiểu, đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách rất lớn không phải ai cũng thực hiện được, cần có những bứt phá chuyển thói quen thành kĩ năng. Thế giới đã và đang thiết kế chương trình giáo dục, nội dung giáo dục, PPDH theo hướng tiếp cận năng lực và xây dựng hệ thống các năng lực chung và chuyên biệt cho từng môn học. Có thể thấy ba loại từ chương trình các nước: - Chương trình thiết kế theo NL và nêu rõ các NL cần có của HS (Úc, Canada, New Zealand, Pháp,…). - Chương trình thiết kế theo NL nhưng không nêu hệ thống NL, mà chỉ nêu tiêu chuẩn cụ thể cho chương trình theo hướng này (điển hình là chương trình của Indonesia). - Tại Phần Lan, Hàn Quốc, Hà Lan,... tuy không công bố thiết kế chương trình theo năng lực nhưng thực chất chương trình dạy học tại các nước này vẫn trên cơ sở phát triển năng lực và định hướng các năng lực cần đạt một cách rõ ràng. - Ở một số nước như Mĩ, Singapore, Thái Lan, hay các nước Tây Âu, không tách rời các môn Khoa học tự nhiên ( Vật lí, Hóa học, Sinh học) ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Ở hai cấp học này, các môn này tích hợp thành môn Khoa học, đến cấp THPT, các môn này được tách ra, nhưng cấp này cũng xây dựng các chủ đề tích hợp có tính thực tiễn cao [18, 20]. Sự tích hợp thành môn Khoa học sẽ được giảng dạy theo một số chủ đề chính, sau đó được phân cấp thành các chủ đề nhỏ hơn. Chẳng hạn, ở Úc, chương trình Khoa học gồm các chủ đề chính: Làm việc khoa học; Cuộc 8
- sống và vật thể sống; Vật liệu tự nhiên và vật liệu nhân tạo; Năng lượng và sự biến đổi; Trái đất và vũ trụ. Tại các nước khu vực Đông Nam Á, chương trình Khoa học gồm các chủ đề chính: Quá trình khoa học; Chất; Sinh vật và môi trường; Năng lượng và sự biến đổi. Xu hướng DHTCĐ đã đặt ra yêu cầu cải tiến về PPDH, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Trên con đường hướng tới một xã hội tri thức, thông tin và hợp tác toàn cầu, nhu cầu về tiếp nhận, tìm hiểu thông tin, tìm kiếm tri thức của loài người ngày càng cao, cũng như lượng tri thức cần cập nhật hàng ngày là vô cùng lớn nên HS cần có những kỹ năng như cộng tác làm việc, khả năng tìm kiếm, khai thác, xử lý, sử dụng thông tin một cách có hiệu quả. Hình thức học tập không còn bó hẹp trong lớp học mà mở ra ngoài thực tiễn; thời gian học tập để hoàn thành một nội dung, một chủ đề không nhất thiết trong một, hai tiết học mà có thể kéo dài trong một, vài tuần, tùy thuộc vào ý nghĩa, mức độ quan trọng và khó khăn của kiến thức. Việc đánh giá không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra kết quả mà HS đạt được sau một khoảng thời gian nhất định nào đó mà phải đồng thời diễn ra trong suốt quá trình dạy học (đánh giá tiến trình). 1.1.2. Tại Việt Nam Ở Việt Nam, dạy học phát triển năng lực đang được quan tâm và áp dụng rộng rãi. Trong giai đoạn hiện nay, ba mô hình dạy học được áp dụng nhiều và thu được những kết quả, những chuyển biến tích cực trong việc dạy và học của thày trò như sau [2]: - Dạy học dự án (Project – Based Learning) - Dạy học theo chủ đề (Themes – Based Learning) - Dạy học giải quyết vấn đề (Problem – Based Learning). Tuy nhiên, để áp dụng từng phương pháp dạy học vào từng phạm vi kiến thức vẫn là vấn đề đối với các giáo viên. Mỗi phương pháp cần được áp dụng phù hợp, nhuần nhuyễn mới mang lại hiệu quả học tập cao. 9
- Dựa trên tình hình thực tế như vậy, ngày 8 tháng 10 năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH, hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học, trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng, trong đó có hướng dẫn các bước xây dựng chủ đề dạy học theo 5 bước [5]. Trong đề án cải cách giáo dục sau 2015 của Bộ giáo dục và Đào tạo, nhấn mạnh việc chuyển từ “dạy học tiếp cận nội dung” sang “dạy học tiếp cận năng lực”. Ở đó sẽ tiến hành “dạy học tích hợp” , “dạy học giải quyết vấn đề” với nội dung học tập thiết kế theo chủ đề [6]. Có một số nghiên cứu về dạy học theo chủ đề tích hợp ở Việt Nam như sau: Trong công trình nghiên cứu “Vận dụng quan điểm tích hợp trong việc phát triển chương trình giáo dục Việt Nam giai đoạn sau 2015”, tác giả Cao Thị Thặng đã tổng quan về lí luận cũng như thực tiễn về những xu thế dạy học tích hợp theo chủ đề trong chương trình giáo dục của một số nước phát triển trên thế giới. Đồng thời, tác giả cũng phân tích thực trạng, những kết quả ban đầu và những bất cập còn tồn tại của việc vận dụng quan điểm dạy và học theo chủ đề tích hợp rong chương trình giáo dục Việt Nam từ đó đề xuất giải pháp phát triển chương trình trường phổ thông Việt Nam trong tương lai sau năm 2015 [15]. Đặc biệt công trình nghiên cứu của nhóm tác giả do Đỗ Hương Trà (Chủ biên), các nhà khoa học đã biên soạn 2 cuốn sách về dạy học tích hợp các môn học Khoa học tự nhiên và dạy học tích hợp các môn Khoa học xã hội. Các tác giả đã đề xuất cơ sở lí luận, quy trình các bước để thiết kế các chủ đề dạy học tích hợp, đưa ra nhiều gợi ý và định hướng kiểm tra đánh giá [17]. 10
- 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Tổng quan về dạy học tích hợp 1.2.1.1. Thế nào là dạy học tích hợp Tích hợp trong dạy học là phương pháp liên kết các vấn đề của một hay nhiều lĩnh vực khác nhau trong cùng một kịch bản dạy học [17] và là sự trình bày một cách thống nhất về tư tưởng khoa học các khái niệm, các nguyên lý, không đề cập hoặc chưa đề cập đến sự khác nhau giữa các lĩnh vực [13]. Tích hợp là một trong những nguyên tắc lựa chọn nội dung môn học quan trọng đảm bảo “sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức, khái niệm thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó” [10, 17]. Để hình thành và phát huy những năng lực cần có cho học sinh, hiện nay trên thế giới có xu hướng dạy học tích hợp, giúp học sinh sử dụng được kiến thức các lĩnh vực khác nhau cho những quá trình học tập tiếp theo hoặc áp dụng kiến thức vào thực tế. Như vậy, nhờ dạy học tích hợp, quá trình học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh. Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có khả năng giải quyết các tình huống cụ thể trong đời sống nhờ vận dụn g các kiến thức khoa học kĩ thuật, đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại ngày nay [12]. Trong quá trình dạy học tích hợp, nhà trường ngoài việc cung cấp kiến thức còn cần chú ý phát triển cho học sinh kĩ năng tìm kiếm và hệ thống hóa kiến thức. Đồng thời cần phải giúp học sinh có cơ hội vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được hình thành để giải quyết những vấn đề thực tế bằng cách chú trọng tổ chức các bài học tích hợp. 1.2.1.2. Dạy học tích hợp nhằm phát triển năng lực người học - Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, kiến thức, kĩ năng, thái độ, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Ruộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 92 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Sử dụng Padlet nhằm phát triển năng lực tự học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 11 cho học sinh trường Trung học phổ thông Hoa Lư A - Ninh Bình
136 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ứng dụng lượng giác vào đại số
148 p | 56 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học chủ đề Tổ hợp – Xác suất lớp 11 theo hướng khám phá toán
13 p | 136 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm kỹ thuật: Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn kỹ thuật điện tại trường Cao đẳng Việt – Hung
95 p | 21 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa
131 p | 53 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở trung học phổ thông
47 p | 62 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức dạy học hợp tác chương Chất khí Vật lí lớp 10 THPT với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
126 p | 27 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán học: Dạy học chủ đề phương trình mũ và logarit theo hướng phát triển tư duy phản biện cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông
114 p | 32 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường trung học phổ thông
121 p | 36 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)
40 p | 76 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kĩ năng giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit cho học sinh lớp 12 Ban nâng cao
12 p | 68 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh chuyên Hoá - Trường THPT Chuyên Thái Bình qua dạy học bài tập phần Hoá học đại cương
126 p | 49 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh qua dạy học chương Số phức lớp 12 – Ban nâng cao
12 p | 44 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng tài liệu và tổ chức hướng dẫn tự học theo môđun phần Động lực học chất điểm thuộc môn Vật lí đại cương ở trường Sĩ quan lục quân 1
115 p | 31 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương Động lực học vật rắn Vật lí 12 (nâng cao) nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí THPT
109 p | 22 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Vật lí: Tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên đề Các định luật Chất khí
13 p | 33 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Dạy học hệ phương trình vô tỉ ở trung học phổ thông
12 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn