intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá trong dạy học Đại số lớp 10, Ban cơ bản theo cách tiếp cận PISA

Chia sẻ: Ganuongmuoixa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu về chương trình PISA và phương pháp đánh giá PISA với Toán học nói chung và phần Đại số lớp 10, Ban cơ bản nói riêng. Xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá một số chủ đề trong Đại số lớp 10 với các bài toán tiếp cận PISA góp phần phát triển năng lực toán học cho học sinh phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán: Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá trong dạy học Đại số lớp 10, Ban cơ bản theo cách tiếp cận PISA

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ CHÍ LINH XÂY DỰNG NỘI DUNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐẠI SỐ LỚP 10, BAN CƠ BẢN THEO CÁCH TIẾP CẬN PISA LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM TOÁN Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 60140111 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Chí Thành HÀ NỘI, 2015
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, cán bộ quản lý, các thầy cô giáo trƣờng Đại học Giáo Dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình dạy bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi suốt thời gian học tập tại trƣờng. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Chí Thành đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh trƣờng Trung học phổ thông Cao Bá Quát Gia Lâm – Hà Nội đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập và thực nghiệm đề tài. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, tìm tòi để hoàn thiện luận văn của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp quý báu của thầy cô và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Chí Linh i
  3. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Đọc là ĐT Đối tƣợng GV Giáo viên HS Học sinh PISA Programme for International Student Assessment (Chƣơng trình đánh giá học sinh quốc tế) STT Số thứ tự THPT Trung học phổ thông TNKQ Trắc nghiệm khách quan TLN Trả lời ngắn TLD Trả lời dài TC Tổng cộng Tr Trang ii
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................... 3 2.1. Những nghiên cứu về chương trình PISA .......................................................... 3 2.2. Vận dụng các bài toán PISA xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá ................. 3 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 4 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 5 6. Mẫu khảo sát, địa bàn khảo sát.................................................................................. 5 7. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 5 8. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................... 5 9. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 5 9.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ....................................................................... 5 9.2. Phương pháp thực nghiệm .................................................................................. 6 10. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 6 10.1. Về mặt lý luận ................................................................................................... 6 10.2. Về mặt thực tiễn ................................................................................................ 6 11. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 6 CHƢƠNG 1 ..................................................................................................................... 7 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................................. 7 1.1. Một số vấn đề lý luận ............................................................................................. 7 1.1.1. Kiểm tra đánh giá và các hình thức kiểm tra đánh giá ................................... 7 1.1.2. Kiểm tra đánh giá trong môn Toán ............................................................... 10 1.1.3. Tổng quan về PISA ........................................................................................ 14 1.1.4. Kiểm tra đánh giá theo tiếp cận PISA trong môn Toán ................................ 17 1.2. Một số vấn đề thực tế ........................................................................................... 25 1.2.1. Khảo sát một phần thực trạng của việc kiểm tra, đánh giá trong giáo dục ở trường phổ thông ..................................................................................................... 25 1.2.2. Tính khả thi của việc áp dụng kiểm tra đánh giá theo cách tiếp cận PISA ... 27 iii
  5. 1.2.3. Các hình thức kiểm tra đánh giá trong chương trình Đại số 10, Ban cơ bản ................................................................................................................................. 28 1.2.4. Nội dung của chương trình Đại số 10, Ban cơ bản ....................................... 29 1.2.5. Phân tích đề kiểm tra đánh giá trong chương trình Đại số 10, Ban cơ bản . 30 Kết luận chƣơng 1 .................................................................................................... 31 CHƢƠNG 2 ................................................................................................................... 33 THIẾT KẾ MỘT SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CHƢƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ 10 THEO CÁCH TIẾP CẬN PISA ............................................... 33 2.1. Tiêu chí xây dựng đề kiểm tra đánh giá theo tiếp cận PISA ................................ 33 2.2. Một số lƣu ý trong việc xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá theo hƣớng tiếp cận PISA ............................................................................................................................ 34 2.2.1. Về cấu trúc câu hỏi ........................................................................................ 34 2.2.2. Về nội dung .................................................................................................... 34 2.2.3. Về dạng câu hỏi ............................................................................................. 34 2.2.4. Về hướng dẫn chấm ....................................................................................... 34 2.3. Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá chƣơng “ Mệnh đề, tập hợp” ................... 34 2.3.1. Mục tiêu của chương “Mệnh đề, tập hợp” .................................................... 34 2.3.2. Các câu hỏi kiểm tra chương “Mệnh đề, tập hợp” ....................................... 35 2.4. Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá chƣơng “Hàm số bậc nhất và hàm số bậc hai” .............................................................................................................................. 40 2.4.1. Mục tiêu của chương “Hàm số bậc nhất và hàm số bậc hai” ...................... 40 2.4.2. Các câu hỏi kiểm tra chương “Hàm số bậc nhất và hàm số bậc hai” .......... 41 2.5. Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá chƣơng “Phƣơng trình và hệ phƣơng trình” ..................................................................................................................................... 47 2.5.1. Mục tiêu của chương “Phương trình và hệ phương trình”........................... 47 2.5.2. Các câu hỏi kiểm tra chương “Phương trình và hệ phương trình” .............. 47 2.6. Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá chƣơng “Bất đẳng thức. Bất phƣơng trình” ..................................................................................................................................... 51 2.6.1. Mục tiêu của chương “Bất đẳng thức. Bất phương trình” ........................... 51 [5, tr.41-49] .............................................................................................................. 51 2.6.2. Các câu hỏi kiểm tra chương “Bất đẳng thức. Bất phương trình” ............... 52 iv
  6. 2.7. Một số đề kiểm tra ................................................................................................ 56 2.7.1. Đề kiểm tra số 1 ............................................................................................. 56 2.7.2. Đề kiểm tra số 2 ............................................................................................. 61 2.7.3. Đề kiểm tra số 3 ............................................................................................. 64 Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................... 68 CHƢƠNG 3 ................................................................................................................... 69 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................................................... 69 3.1. Mục đích, nguyên tắc và phƣơng pháp thực nghiệm ........................................... 69 3.1.1. Mục đích ........................................................................................................ 69 3.1.2. Nguyên tắc ..................................................................................................... 69 3.1.3. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................. 69 3.2. Kế hoạch tổ chức các thực nghiệm....................................................................... 70 3.3. Thực nghiệm 1: Khảo sát học sinh ....................................................................... 71 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm 1 .................................................................................. 71 3.3.2. Kết quả thực nghiệm 1 ................................................................................... 72 3.3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm 1 ................................................................... 73 3.4. Thực nghiệm 2: Khảo sát giáo viên ...................................................................... 73 3.4.1. Tổ chức thực nghiệm 2 .................................................................................. 73 3.4.2. Kết quả thực nghiệm 2 ................................................................................... 75 3.4.3. Phân tích kết quả thực nghiệm 2 ................................................................... 76 3.5. Thực nghiệm 3: Kiểm tra đánh giá theo tiếp cận PISA ....................................... 76 3.5.1. Tổ chức thực nghiệm 3 .................................................................................. 76 3.5.2. Kết quả thực nghiệm 3 ................................................................................... 76 3.5.3. Phân tích kết quả thực nghiệm 3 ................................................................... 78 3.6. Thực nghiệm 4: Đánh giá giáo viên và học sinh .................................................. 79 3.6.1. Tổ chức thực nghiệm 4 .................................................................................. 79 3.6.2. Kết quả thực nghiệm 4 ................................................................................... 80 3.6.3. Phân tích kết quả thực nghiệm 4 ................................................................... 81 Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................... 82 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................... 83 1. Kết luận ................................................................................................................... 83 v
  7. 2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 83 TÀI LI ỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 85 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 87 PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG CỦA VIỆC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG ................................................................................ 87 PHỤ LỤC 2. CÁC CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CHƢƠNG MỆNH ĐỀ, TẬP HỢP ............................................................................................................. 90 PHỤ LỤC 3. CÁC CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CHƢƠNG HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ HÀM SỐ BẬC HAI .................................................................. 98 PHỤ LỤC 4. CÁC CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CHƢƠNG PHƢƠNG TRÌNH, HỆ PHƢƠNG TRÌNH .............................................................. 109 PHỤ LỤC 5. CÁC CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CHƢƠNG BẤT ĐẲNG THỨC, BẤT PHƢƠNG TRÌNH .................................................................. 116 vi
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1. Các nội dung đánh giá PISA qua các kì ........................................................ 16 Bảng 1. 2. Mô tả ba cấp độ năng lực theo chuẩn của PISA ............................................ 18 Bảng 1. 3. Bảng ghi câu hỏi ............................................................................................ 23 Bảng 1. 4. Phiếu điều tra học sinh ................................................................................... 25 Bảng 1. 5. Phiếu điều tra giáo viên ................................................................................. 26 Bảng 1. 6. Ma trận đề kiểm tra một tiết chƣơng hàm số bậc nhất và bậc hai ................. 30 Bảng 2. 1. Ma trận đề kiểm tra số 1 ................................................................................ 57 Bảng 2. 2. Đáp án đề kiểm tra số 1 ................................................................................. 59 Bảng 2. 3. Ma trận đề kiểm tra số 2 ................................................................................ 61 Bảng 2. 4. Đáp án đề kiểm tra số 2 ................................................................................. 64 Bảng 2. 5. Ma trận đề kiểm tra số 3 ................................................................................ 65 Bảng 2. 6. Đáp án đề kiểm tra số 3 ................................................................................. 67 Bảng 3. 1. Kế hoạch tổ chức các thực nghiệm ................................................................ 70 Bảng 3. 2. Phiếu khảo sát học sinh – Phiếu số 2 ............................................................. 71 Bảng 3. 3. Kết quả trả lời câu 1 – Phiếu số 2_HS ........................................................... 72 Bảng 3. 4. Kết quả trả lời câu 2 – Phiếu số 2_HS ........................................................... 73 Bảng 3. 5. Kết quả trả lời câu 3 – Phiếu số 2_HS ........................................................... 73 Bảng 3. 6. Kết quả trả lời câu 4 – phiếu số 2_HS ........................................................... 73 Bảng 3. 7. Phiếu khảo sát giáo viên – Phiếu số 2 ........................................................... 74 Bảng 3. 8. Kết quả trả lời câu 1 – phiếu số 2_GV .......................................................... 75 Bảng 3. 9. Kết quả trả lời câu 2 – phiếu số 2_GV .......................................................... 75 Bảng 3. 10. Kết quả trả lời câu 3 – phiếu số 2_GV ........................................................ 75 Bảng 3. 11. Kết quả trả lời câu 4 – phiếu số 2_GV ........................................................ 76 Bảng 3. 12. Kết quả bài kiểm tra số 1 ............................................................................. 77 Bảng 3. 13. Kết quả bài kiểm tra số 2 ............................................................................. 78 Bảng 3. 14. Phiếu khảo sát học sinh – Phiếu số 3_HS.................................................... 79 Bảng 3. 15. Phiếu khảo sát giáo viên – Phiếu số 3_GV .................................................. 80 Bảng 3. 16. Kết quả trả lời câu 1 – phiếu số 3_HS ......................................................... 80 vii
  9. Bảng 3. 17. Kết quả trả lời câu 1 – phiếu số 3_GV ........................................................ 81 Bảng 3. 18. Kết quả trả lời câu 1 – phiếu số 3_GV ........................................................ 81 viii
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1. 1. Biểu đồ về tình hình xuất khẩu của Zedland .................................................. 21 Hình 1. 2. Bảng múi giờ quốc tế ..................................................................................... 23 Hình 2. 1. Hình mô phỏng quỹ đạo của trái đất ............................................................. 92 Hình 2. 2. Đồ thị hàm số bậc nhất trên miền xác định ................................................... 98 Hình 2. 3. Đồ thị hàm số trên miền xác định .................................................................. 98 Hình 2. 4. Biểu đồ mô tả sản lượng vật nuôi ................................................................ 100 Hình 2. 5. Vận tốc xe hơi............................................................................................... 101 Hình 2. 6. Cầu cáp treo ................................................................................................. 102 Hình 2. 7. Quỹ đạo chuyển động của quả bóng ............................................................ 102 Hình 2. 8. Cầu Gateshead Millennium ......................................................................... 103 Hình 2. 9. Biểu đồ về chiều cao trung bình của thanh thiếu niên ở Hà Lan năm 1998 104 Hình 2. 10. Biểu đồ thống kê bài kiểm tra .................................................................... 105 Hình 2. 11. Đồ thị về tốc độ của xe đua trong 3 km đầu tiên ....................................... 106 Hình 2. 12. Sơ đồ mô tả hình dạng các đường đua ...................................................... 106 Hình 2. 13. Miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất ........................................ 117 Hình 2. 14. Kích thước tấm tôn ..................................................................................... 117 Hình 2. 15. Kích thước khu đất ..................................................................................... 117 Hình 2. 16. Hình dạng hộp diêm ................................................................................... 117 ix
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình thực hiện công cuộc cải cách giáo dục của nƣớc ta, việc nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo, hội nhập giáo dục khu vực và thế giới là chủ đề đƣợc bàn luận rộng rãi trên các diễn đàn khoa học, là vấn đề trọng tâm của ngành giáo dục. Tuy nhiên, hiện nay giáo dục nƣớc ta còn mang tính hàn lâm, chƣa thực sự đào tạo ra ngƣời lao động đáp ứng yêu cầu của xã hội. Chính vì vậy, nghị quyết số 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo đã đƣợc ban hành ngày 4/11/2013. Mục tiêu chung của nghị quyết đƣa ra là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân… ”. Theo đó, xã hội cũng nhƣ Bộ GD-ĐT đã thấy đƣợc việc đổi mới chƣơng trình để theo kịp xu thế chung của thế giới là cần thiết. Môn Toán ở trƣờng trung học phổ thông cũng phải đổi mới theo xu thế đó. Theo chúng tôi việc đổi mới dạy và học toán phải trả lời thoả đáng các câu hỏi sau: - Học toán để làm gì? - Dạy toán cho ai? - Dạy toán nhƣ thế nào? - Kiểm tra đánh giá nhƣ thế nào? Qua thực tiễn giảng dạy tại trƣờng trung học phổ thông, chúng tôi rất quan tâm đến nội dung kiểm tra đánh giá học sinh trong dạy học toán. Kiểm tra, đánh giá học sinh là những khâu rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Thực tế giáo dục phổ thông cho thấy công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông trong môn toán còn nặng về nội dung lý thuyết trong sách giáo khoa, các bài tập để kiểm tra học sinh cũng tập trung vào việc vận dụng những lý thuyết đã học để giải quyết, các bài toán còn thiếu tính thực tiễn. Chính vì vậy chƣa đánh giá đƣợc năng lực phổ thông của học sinh. Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra là cần phải làm nhƣ thế nào để thay đổi nhận thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, áp dụng dụng các phƣơng pháp với các quy trình, kỹ thuật kiểm tra, đánh giá nào để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong công tác kiểm tra, 1
  12. đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đúng nhƣ mục tiêu cụ thể của nghị quyết 29 – NQ/TW đã nhấn mạnh “ Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan…”. Trong thực tiễn giảng dạy ở trƣờng trung học phổ thông và quá trình học tập, nghiên cứu sau đại học, chúng tôi thấy PISA (Programme for International Student Assessment) là một chƣơng trình đánh giá học sinh phù hợp với giáo dục Việt Nam hiện nay. Vào năm 1997, tổ chức OECD – Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế là tổ chức tập hợp các chính phủ từ 30 quốc gia phát triển trên thế giới đã khởi xƣớng chƣơng trình đánh giá học sinh quốc tế PISA (Programme for International Student Assessment). Mục đích chính của PISA là kiểm tra, đánh giá và so sánh trình độ học sinh ở độ tuổi 15 (độ tuổi kết thúc chƣơng trình giáo dục bắt buộc) giữa các nƣớc trong khối OECD và các nƣớc khác trên thế giới. Tôn chỉ của PISA không phải là để điều tra khối lƣợng kiến thức học sinh học đƣợc trong nhà trƣờng mà điều tra khả năng học sinh ứng dụng nhƣ thế nào những kiến thức học đƣợc từ nhà trƣờng vào những tình huống ứng dụng hữu ích trong cuộc sống thông qua bốn năng lực: Toán, Đọc hiểu, Khoa học và Giải quyết tình huống. PISA đƣợc tổ chức theo chu kỳ 3 năm/lần bắt đầu từ năm 2000 với 43 nƣớc tham gia, đến năm 2009 đã có 67 nƣớc tham gia. Nhờ tính độc đáo, tin cậy trong thu thập dữ liệu và phân tích, báo cáo kết quả, PISA đã chỉ ra nhiều lổ hỏng trong giáo dục của nhiều quốc gia và các định hƣớng cải cách. Cơn sốt PISA nhanh chóng lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, lần đầu tiên học sinh tham gia chƣơng trình đánh giá PISA (2012) và xếp thứ 8 về Khoa học, thứ 17 về Toán và thứ 19 về môn Đọc hiểu trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là kết quả đã gây bất ngờ cho cả thế giới. Mặt khác, trong thực tế khi dạy học phần Đại số lớp 10, Ban cơ bản chúng tôi nhận thấy đây là phần kiến thức quan trọng, làm cơ sở cho phần kiến thức toán tiếp theo mà học sinh đƣợc học ở lớp 11 và 12. Vì vậy ngoài việc chú trọng đến các phƣơng pháp dạy học, chúng ta còn đặc biệt quan tâm đến việc kiểm tra đánh giá sao cho đo lƣờng chính xác kết quả học tập cũng nhƣ phát triển năng lực của học sinh. Từ những lý do đƣợc trình bày trên đây, chúng tôi quyết tâm thực hiện Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá trong dạy học Đại số lớp 10, Ban cơ bản theo cách tiếp cận PISA”. 2
  13. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu về chương trình PISA Hiện đã có một số bài báo khoa học về PISA và đánh giá theo PISA đăng trên một số tạp chí chuyên ngành hoặc Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia cụ thể là: - Giới thiệu về PISA: “Chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) (Mục đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính” của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Hoa trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội số 25/2000; “Góp phần tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA)” của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn trên Tập san Giáo dục - Đào tạo số 3/2010; “Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA” của tác giả Đỗ Tiến Đạt trên Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về giáo dục Toán học phổ thông năm 2011… - Khai thác tiêu chuẩn của PISA nhằm rèn luyện khả năng toán học hóa: “Rèn luyện HS trung học phổ thông khả năng toán học hóa theo tiêu chuẩn của PISA” của tác giả Nguyễn Sơn Hà trên Tạp chí Khoa học Đại học Sƣ phạm Hà Nội số 4/2010 hay để nâng cao hiểu biết toán học cho HS “ Sử dụng toán học hóa để nâng cao hiểu biết định lượng cho HS trung học phổ thông” của tác giả Trần Vui trên Tạp chí Khoa học Giáo dục số 43/2009… - Vận dụng các bài toán PISA trong dạy học nhằm phát triển năng lực: luận văn “Dạy học phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA)” của Nguyễn Quốc Trịnh năm 2011. 2.2. Vận dụng các bài toán PISA xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có một số đề tài, bài báo nghiên cứu về chủ đề này nhƣ sau: - “Đánh giá năng lực toán học của học sinh theo định hướng PISA: khảo sát tại thành phố Cần Thơ” của tác giả Bùi Anh Tuấn và Nguyễn Minh Luân trên Tạp chí Khoa học trƣờng đại học Cần Thơ số 32/2014. - “Vận dụng PISA đánh giá chất lượng học tập môn Toán ở các trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Danh Nam và Nguyễn Đức Thành trên Tạp chí Giáo dục số tháng 3/2015. 3
  14. Qua tìm hiểu và nghiên cứu chúng tôi thấy rằng các công trình trên đã đề cập đƣợc đến một số vấn đề: - Giới thiệu về chƣơng trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA), đây là một chƣơng trình đánh giá giáo dục lớn nhất trên thế giới. Nó có ảnh hƣởng lớn đến việc hoạch định các chiến lƣợc giáo dục của mỗi quốc gia trên thế giới hiện nay. - Đƣa ra các bài toán PISA, chỉ ra sự gần gũi của toán học với thực tiễn, thông qua các bài toán PISA rèn luyện khả năng toán học hoá và phát triển năng lực cho học sinh. Tuy nhiên chúng tôi thấy có một số điểm mà các công trình này chƣa quan tâm: - Thứ nhất, các công trình trên mới chỉ giới thiệu chung về chƣơng trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA), đƣa ra các bài toán thi chính mà PISA đã sử dụng để tiến hành khảo sát học sinh. - Thứ hai, chƣa có công trình nào xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá môn Toán theo cách tiếp cận PISA một cách cụ thể phù hợp với chƣơng trình giáo dục của Việt Nam. - Thứ ba, các công trình nghiên cứu chƣa tập trung vào xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá vào một chủ đề, khối lớp cụ thể của cấp THPT mà ở đây đó chính là phần Đại số lớp 10, Ban cơ bản. 3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu về chƣơng trình PISA và phƣơng pháp đánh giá PISA với Toán học nói chung và phần Đại số lớp 10, Ban cơ bản nói riêng. - Xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá một số chủ đề trong Đại số lớp 10 với các bài toán tiếp cận PISA góp phần phát triển năng lực toán học cho học sinh phổ thông. - Qua việc kiểm tra đánh giá, thăm dò ý kiến giáo viên và học sinh, xem xét khả năng đáp ứng của bộ câu hỏi với yêu cầu đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và theo cấp độ năng lực toán học mà PISA đƣa ra. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về: + Kiểm tra, đánh giá trong dạy học phổ thông. + Năng lực và năng lực Toán học. 4
  15. + Kiểm tra, đánh giá với các bài toán theo cách tiếp cận PISA. - Thiết kế nội dung kiểm tra và phƣơng pháp đánh giá thông qua các bài toán theo cách tiếp cận PISA. - Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm để khảo sát thực trạng; đánh giá sự phù hợp của đề tài với điều kiện giáo dục và định hƣớng đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học toán. 5. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung sách giáo khoa Đại số 10, Ban cơ bản. - Nội dung kiểm tra, đánh giá học sinh trong môn Đại số 10, Ban cơ bản. - Cách xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá thông qua các bài toán theo cách tiếp cận PISA. 6. Mẫu khảo sát, địa bàn khảo sát Một số chủ đề trong Đại số 10, các bài toán PISA, các bài giảng với các bài toán theo cách tiếp cận PISA; học sinh khối 10, giáo viên trƣờng THPT Cao Bá Quát Gia Lâm, Hà Nội. 7. Câu hỏi nghiên cứu - Đặc trƣng của kiểm tra đánh giá theo cách PISA? - Làm thế nào để xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá theo cách tiếp cận PISA? 8. Giả thuyết nghiên cứu Xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá trong dạy học Đại số lớp 10, Ban cơ bản theo cách tiếp cận PISA sẽ phát triển đƣợc năng lực toán học phổ thông cho học sinh, phù hợp với định hƣớng đổi mới kiểm tra đánh giá, đáp ứng yêu cầu căn bản của giáo dục trong giai đoạn mới. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu 9.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, cách đặt vấn đề và phƣơng pháp giải quyết vấn đề của các bài toán PISA. - Nghiên cứu cách xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá trong lĩnh vực toán học của PISA. - Nghiên cứu một số chủ đề trong Đại số 10, Ban cơ bản. 5
  16. 9.2. Phương pháp thực nghiệm - Thực nghiệm khảo sát thực trạng của kiểm việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học toán. - Thực nghiệm kiểm tra, đánh giá mức độ hiệu quả của đề tài. 9.3. Phương pháp thống kê Thu thập và xử lý, phân tích số liệu và kết luận. 10. Đóng góp của luận văn 10.1. Về mặt lý luận Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá, kiểm tra đánh giá theo tiếp cận PISA. 10.2. Về mặt thực tiễn Luận văn xây dựng nội dung kiểm tra, đánh giá trong dạy học Đại số 10, Ban cơ bản theo cách tiếp cận PISA. Thực nghiệm đã chứng tỏ việc xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá theo tiếp cận PISA sẽ phát triển đƣợc năng lực toán học phổ thông cho học sinh, phù hợp với định hƣớng đổi mới kiểm tra đánh giá, đáp ứng yêu cầu căn bản của giáo dục trong giai đoạn mới. 11. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chƣơng 2: Thiết kế một số nội dung kiểm tra đánh giá trong chƣơng trình Đại số 10 theo cách tiếp cận PISA Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm 6
  17. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số vấn đề lý luận 1.1.1. Kiểm tra đánh giá và các hình thức kiểm tra đánh giá 1.1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến kiểm tra đánh giá a ) Khái niệm kiểm tra Theo từ điển Tiếng Việt (2013), kiểm tra đƣợc hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Nhƣ vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh. Cũng nói về kiểm tra thì tác giả Nguyễn Bá Kim cho rằng: " Kiểm tra nhằm cung cấp cho thầy và trò những thông tin về kết quả dạy học, trước hết là về tri thức và kỹ năng của từng học sinh nhưng cũng lưu ý cả về mặt năng lực, thái độ và phẩm chất của họ cùng với sự diễn biến của quá trình dạy học” [13, tr. 321]. b) Khái niệm đánh giá “Đánh giá” là thuật ngữ rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực và có nhiều định nghĩa khác nhau. Theo từ điển Tiếng Việt (2013), đánh giá đƣợc hiểu là: Nhận định giá trị. Các kết quả kiểm tra thành tích học tập, rèn luyện của học sinh đƣợc thể hiện trong việc đánh giá những thành tích học tập, rèn luyện đó. Theo tác giả Nguyễn Bá Kim thì: "Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tiến thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc" [13, tr. 321]. Định nghĩa tổng quát đó có thể đƣợc áp dụng vào giáo dục với nhiều cấp độ khác nhau. Ở đây chúng ta xét đến khái niệm đánh giá kết quả học tập của học sinh. 1.1.1.2. Mục tiêu của kiểm tra, đánh giá [11, tr.25] - Đối với học sinh: Tuyển chọn và phân loại cho đúng năng lực và trình độ của học sinh; xác định kết quả thu đƣợc dựa theo mục tiêu đã đề ra; thúc đẩy học sinh khắc phục những thiếu sót và phát huy đƣợc năng lực của bản thân. 7
  18. - Đối với giáo viên: Tạo điều kiện cho ngƣời dạy nắm vững tình hình học tập và rèn luyện của học sinh; cung cấp thông tin phản hồi có tác dụng giúp giáo viên giảng dạy và giáo dục tốt hơn; kết quả đánh giá tạo cơ sở điều chỉnh, cải tiến mục tiêu, nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng và hiệu quả của quá trình này. - Đối với nhà trƣờng: Đánh giá việc thực hiện nội dung chƣơng trình, kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, giáo viên…; đánh giá việc thực hiện nội quy, quy chế, chế độ, chính sách. - Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục: Giúp cơ quan quản lý giáo dục thấy đƣợc thực trạng, nhu cầu và định hƣớng sửa đổi mục tiêu, nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học…; đánh giá công tác quản lý giáo dục. 1.1.1.3. Các yêu cầu của đề kiểm tra đánh giá Một đề kiểm tra nói chung đòi hỏi phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: - Phản ánh đƣợc mục tiêu giáo dục, đảm bảo sự phù hợp giữa các chuẩn chƣơng trình và nội dung giảng dạy, giữa nội dung giảng dạy và nội dung kiểm tra để tạo đƣợc sự công bằng trong đánh giá và kết quả học tập của học sinh. - Phạm vi kiến thức, kĩ năng: nằm trong chƣơng trình giáo dục phổ thông. Kết quả đạt đƣợc của đề phải đảm bảo cung cấp đƣợc các thông tin về mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng đã quy định trong chƣơng trình giáo dục. - Nội dung đề đảm bảo tính chính xác, khoa học. Không sử dụng kiến thức, kĩ năng xa lạ để ra đề kiểm tra. - Mỗi câu hỏi phải đảm bảo đúng về mặt khoa học, không thừa, không thiếu dữ kiện, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kĩ thuật cho mỗi hình thức câu hỏi. - Định lƣợng đề KT: Số câu hỏi đủ để có thể bao quát đƣợc các chủ đề đã học, phù hợp với thời gian kiểm tra và trình độ của học sinh. Không nên ra nhiều câu hỏi ở một nội dung. -Tính chính xác, khoa học: không có sai sót, diễn đạt rõ ràng,chặt chẽ, truyền tải hết yêu cầu tới học sinh, các câu hỏi đảm bảo đơn nghĩa. - Có tác dụng phân hóa: Có các câu hỏi ở các mức độ nhận thức khác nhau. - Có giá trị phản hồi: Có tình huống để học sinh bộc lộ điểm mạnh, yếu về nhận thức và năng lực. 8
  19. - Tính khả thi: Câu hỏi phù hợp với trình độ, thời gian làm bài của học sinh, có tính đến thực tiễn của địa phƣơng. 1.1.1.4. Các hình thức kiểm tra đánh giá a) Hình thức đánh giá [17, tr.24-25] Để tìm hiểu và kiểm soát mức độ đạt mục tiêu giáo dục của học sinh tại các thời điểm khác nhau của một giai đoạn giáo dục, ngƣời ta có thể thực hiện các hình thức đánh giá khác nhau. - Đánh giá chuẩn đoán đƣợc thực hiện vào thời điểm đầu của mỗi giai đoạn giáo dục, nhằm xác định xem những kiến thức, kĩ năng và thái độ học sinh đã có, cần thiết cho giai đoạn giáo dục tƣơng lai ở mức nào. - Đánh giá quá trình: Đánh giá những gì học sinh đã biết, đã hiểu và đã làm đƣợc trong suốt quá trình thực hiện một giai đoạn giáo dục. Giáo viên thƣờng sử dụng hình thức đánh giá này để dõi theo sự tiến bộ của học sinh và xem xét cách tiếp cận nên đƣợc giảng dạy, các bƣớc hành động tiếp theo nên đƣợc thực hiện đối với mỗi cá nhân, cũng nhƣ đối với tập thể lớp. - Đánh giá tổng kết: Cuối mỗi giai đoạn học tập, thành công của học sinh sẽ đƣợc nhận xét tổng kết một cách có hệ thống. Đánh giá thực hiện vào thời điểm này gọi là đánh giá tổng kết. Hình thức đánh giá này không góp phần cải thiện kết quả học tập của chính giai đoạn học này, nhƣng nó góp phần quan trọng để cung cấp chứng cứ để lập kế hoạch giảng dạy trong tƣơng lai. Hơn nữa, theo phƣơng hƣớng sử dụng kết quả đánh giá, có thể phân chia ra đánh giá theo chuẩn (norm-referrenced) và đánh giá theo tiêu chí (criterion-referrenced) - Đánh giá theo chuẩn: là đánh giá đƣợc sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các cá nhân khác trong một nhóm mà trên đó việc đánh giá đƣợc thực hiện. - Đánh giá theo tiêu chí: là đánh giá đƣợc sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các tiêu chí xác định cho trƣớc. Xét theo mục tiêu dạy học sẽ có hai loại là đánh giá để cải tiến việc học tập (Assessment for Learning) và đánh giá kết quả học tập (Assessment of Learning) 9
  20. - Loại thứ nhất diễn ra trong suốt quá trình học tập, kết quả đánh giá không nhằm mục đích công nhận chứng chỉ, bằng cấp mà nhằm có thông tin phản hồi về chất lƣợng học tập của học sinh, từ đó cải thiện cách dạy và học, giúp học sinh tiến bộ - Loại thứ hai thƣờng thực hiện vào cuối mỗi giai đoạn học tập, nhằm mục đích xếp loại và công nhận chứng chỉ, bằng cấp, tuyển dụng. b) Hình thức kiểm tra Theo Chƣơng III, Điều 7 - Thông tƣ số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 15/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT đã quy định ba hình thức kiểm tra là: kiểm tra miệng, kiểm tra viết và kiểm tra thực hành; có hai loại bài kiểm tra: kiểm tra thƣờng xuyên gồm (kiểm tra miệng, kiểm tra viết dƣới một tiết, kiểm tra thực hành dƣới một tiết), kiểm tra định kỳ gồm (kiểm tra viết từ một tiết trở lên, kiểm tra thực hành từ một tiết trở lên; kiểm tra học kỳ). Theo cách phân loại hình thức kiểm tra nhƣ trên, kết hợp với thực tế tình hình kiểm tra thi cử ở nhà trƣờng phổ thông hiện nay, cùng với tính chất quan trọng của các hình thức kiểm tra khác nhau mà hai hình thức kiểm tra đầu (kiểm tra thƣờng xuyên và kiểm tra định kỳ) thƣờng gọi là kiểm tra, còn hình thức kiểm tra tổng kết thƣờng gọi là thi. 1.1.2. Kiểm tra đánh giá trong môn Toán 1.1.2.1. Các phương pháp kiểm tra đánh giá trong môn Toán Cho đến nay, trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh, ngƣời ta hay sử dụng các phƣơng pháp khá quen thuộc sau: a) Phƣơng pháp quan sát: - Phƣơng pháp quan sát là phƣơng pháp quan sát hành vi, cử chỉ xảy ra một cách tự nhiên, kéo dài trong một thời gian không nhất định, dựa trên các hoàn cảnh khác nhau đối với những học sinh khác nhau. - Có hai hình thức của phƣơng pháp quan sát: quan sát hành vi và quan sát thao tác. Nhằm xác định: bản chất sự tham gia của học sinh vào thảo luận lớp; các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm; bản chất của các câu trả lời của học sinh; các phản ứng của học sinh đối với một bài tập; cách phản ứng của học sinh đối với điểm kiểm tra; mức độ hứng thú của hoc sinh. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2