intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

25
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài luận văn "Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam" cung cấp những cơ sở lý luận về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, phân tích nguyên nhân và tác động của nợ xấu, đồng thời tham khảo kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu một số nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ,GIÁO,DỤC,VÀ,ĐÀO,TẠO NGÂN,HÀNG,NHÀ,NƯỚC,VIỆT,NAM TRƯỜNG,ĐẠI HỌC,NGÂN,HÀNG,THÀNH PHỐ HỒ,CHÍ,MINH NGUYỄN TRƯỜNG GIANG GIẢI-PHÁP-PHÒNG-NGỪA-VÀ-XỬ-LÝ-NỢ-XẤU CỦA CÁC-NGÂN-HÀNG-THƯƠNG-MẠI-VIỆT-NAM LUẬN-VĂN-THẠC-SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34,,02,,01 Thành phố Hồ,Chí,Minh – Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TRƯỜNG GIANG GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HÀ VĂN DŨNG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung bài luận văn "Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam" là công trình được nghiên cứu và hoàn thành từ quan điểm của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn này được sử dụng một cách trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2023 Nguyễn Trường Giang
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu và luôn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi cũng xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến Thầy PGS. TS. Hà Văn Dũng đã quan tâm và tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Trong quá trình thực hiện, tôi đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn, đồng thời trao đổi, tiếp thu ý kiến từ các Thầy/Cô, bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu, song cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi từ Quý thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc Quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên mọi lĩnh vực. Tôi xin chân thành cảm ơn. TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2023 Nguyễn Trường Giang
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tóm tắt: Nợ xấu tại Việt Nam ngày càng gia tăng do các yếu tố tích tụ từ quá khứ và tác động từ các yếu tố kinh tế trong nước cũng như quốc tế. Nợ xấu tác động tiêu cực đến dòng luân chuyển vốn, đến tổng thể nền kinh tế, tiềm ẩn rủi ro đối với sự an toàn của hệ thống tài chính quốc gia, cũng như sự phát triển của mạng lưới ngân hàng. Vì vậy, việc ngăn ngừa và xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tài chính của hệ thống ngân hàng là hết sức cần thiết. Bài luận văn cung cấp những cơ sở lý luận về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, phân tích nguyên nhân và tác động của nợ xấu, đồng thời tham khảo kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu một số nước. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu, công tác phòng ngừa và xử lý trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời xác định nguyên nhân gốc rễ của nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Bằng việc thu thập dữ liệu và áp dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích lý thuyết kết hợp với luận giải thực tiễn và khuyến nghị các bên liên quan, luận án đề xuất các giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu phù hợp với thực tế của ngành ngân hàng Việt Nam. Từ khóa: giải pháp phòng ngừa, nợ xấu, xử lý nợ xấu, ngân hàng thương mại Việt Nam.
  6. iv ABSTRACT Thesis Title: Prevention and Resolution Solutions for Non-Performing Loans of Vietnamese Commercial Banks. Summary: Non-performing loans in Vietnam have been on the rise due to accumulated factors from the past and impacts from both domestic and international economic factors. Non-performing loans have negative effects on the flow of capital, the overall economy, and pose risks to the safety of the national financial system, as well as the development of the banking network. Therefore, it is crucial to prevent and resolve non-performing loans to strengthen the financial health of the banking system. This thesis provides theoretical foundations on non-performing loans in credit activities of banks, analyzes the causes and impacts of non-performing loans, and references experiences in preventing and resolving non-performing loans in some countries. Based on that, it conducts analysis and evaluation of the current situation of non-performing loans, prevention and resolution efforts in Vietnamese banking system, and identifies the root causes of non-performing loans in the current banking system of Vietnam. By collecting data and applying statistical, synthesis, comparison, and theoretical analysis methods combined with practical interpretation and recommendation for relevant stakeholders, the thesis proposes appropriate prevention and resolution solutions for non-performing loans in line with the reality of the Vietnamese banking industry. Keywords: prevention solutions, non-performing loans, resolution of non- performing loans, Vietnamese commercial banks.
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt Diễn giải đầy đủ AMC Công ty quản lý tài sản DATC Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam DNNN Doanh nghiệp Nhà nước HĐKD Hoạt động kinh doanh NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTC Tổ chức tài chính TCTD Tổ chức tín dụng TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TSBĐ Tài sản bảo đảm VAMC Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt Nhóm chuyên gia tư vấn của Liên AEG American Education Group Hiệp Quốc Basel Committeeion BCBS Uỷ ban Basel về Giám sát ngân hàng Banking Supervision CAR Capital Adequacy Ratio Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Korean Asset Management KAMCO Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc Corporation Thailand Asset TAMC Công ty quản lý tài sản Thái Lan Management Corporation
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN .........................................................................................iii ABSTRACT ............................................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT......................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ........................................................ vi DANH MỤC BẢNG............................................................................................... xi DANH MỤC HÌNH............................................................................................... xii MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................... 1 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU......................................................................... 2 3.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 2 3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................ 2 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 3 7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3 8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 3 9. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ........................................ 4 10. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN ......................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................... 5 1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng và nợ xấu trong hoạt động của các ngân hàng thương mại ................................................................................................................ 5 1.1.1. Rủi ro tín dụng ........................................................................................... 5 1.1.2. Nợ xấu ........................................................................................................ 6 1.1.3. Nguyên nhân của nợ xấu ............................................................................ 7 1.1.4. Tác động của nợ xấu .................................................................................. 9
  10. viii 1.1.5. Các chỉ tiêu đo lường nợ xấu ................................................................... 10 1.2. Phòng ngừa và xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại ............................. 11 1.2.1. Nội dung phòng ngừa và xử lý nợ xấu..................................................... 11 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả phòng ngừa và xử lý nợ xấu ..................... 12 1.3. Kinh nghiệm phòng ngừa, xử lý nợ xấu trong thực tiễn của một số nước và bài học cho Việt Nam ............................................................................................. 13 1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản ...................................................................... 13 1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc .................................................................... 17 1.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan ...................................................................... 20 1.3.4. Bài học cho Việt Nam .............................................................................. 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................... 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................ 27 2.1. Tổng quan hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ................................. 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................... 27 2.1.2. Hệ thống các NHTM Việt Nam hiện nay ............................................... 28 2.1.3. Tình hình cấp tín dụng của các NHTM Việt Nam .................................. 30 2.2. Thực trạng nợ xấu của hệ thống NHTM tại Việt Nam ................................ 33 2.2.1. Quy mô ..................................................................................................... 33 2.2.2. Cơ cấu nợ xấu: ......................................................................................... 36 2.2.3. Nợ xấu tại một số NHTM ........................................................................ 38 2.3. Nguyên nhân nợ xấu ..................................................................................... 40 2.3.1. Nhóm môi trường pháp lý ........................................................................ 40 2.3.2. Nhóm nội bộ hệ thống tài chính ............................................................... 44 2.3.3. Nhóm cơ chế xử lý nợ xấu ....................................................................... 47 2.3.4. Nhóm hoạt động giám sát, thanh tra của NHNN ..................................... 47 2.4. Thực trạng xử lý nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam ................................. 48 2.4.1. Quy định liên quan ................................................................................... 48 2.4.2. Các biện pháp phòng ngừa nợ xấu của NHTM:....................................... 50 2.4.3. Các biện pháp xử lý nợ xấu của NHTM .................................................. 51
  11. ix 2.5. Đánh giá chung công tác phòng ngừa, xử lý nợ xấu .................................... 53 2.5.1. Những kết quả đạt được ........................................................................... 53 2.5.2. Hạn chế, tồn tại, kết quả chưa đạt được ................................................... 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 59 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ...................................................... 60 3.1. Quan điểm định hướng trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu ......................... 60 3.2. Giải pháp phòng ngừa nợ xấu ....................................................................... 61 3.2.1. Vận hành tốt quá trình khai thác và phân tích tín dụng ........................... 61 3.2.2. Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát tín dụng độc lập ...................... 62 3.2.3. Kiểm soát chặt chẽ cũng như hạn chế việc giải ngân bằng tiền mặt ....... 62 3.2.4. Siết chặt quy trình thẩm định tài sản bảo đảm ......................................... 63 3.2.5. Kiểm tra, giám sát sau giải ngân .............................................................. 63 3.2.6. Tích cực theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ gốc, lãi......................................... 63 3.2.7. Nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cán bộ ................ 64 3.2.8. Đa dạng hóa trong cấp tín dụng nhằm phân tán rủi ro ............................. 64 3.3. Giải pháp xử lý nợ xấu ................................................................................. 65 3.3.1. Thành lập, nâng cấp bộ phận chuyên trách xử lý nợ xấu......................... 65 3.3.2. Xác định nguyên nhân dẫn đến nợ xấu .................................................... 65 3.3.3. Xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro ................................................... 66 3.3.4. Phát triển thị trường mua bán nợ .............................................................. 66 3.3.5. Bán nợ ...................................................................................................... 66 3.3.6. Tái cơ cấu nợ ............................................................................................ 67 3.3.7. Chứng khoán hoá các khoản nợ ............................................................... 67 3.3.8. Chuyển nợ thành vốn góp ........................................................................ 68 3.4. Một số kiến nghị ........................................................................................... 69 3.4.1. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước ........................................................... 69 3.4.2. Về phía các ngân hàng thương mại ........................................................... 70 3.4.3. Về phía khách hàng vay vốn .................................................................... 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................... 72
  12. x KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... i PHỤ LỤC................................................................................................................. v
  13. xi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2015 – 2021 .................................... 28 Bảng 2.2. Hệ thống TCTD Việt Nam thời điểm 31/12/2021 ................................... 29 Bảng 2.3. Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2015 – 2021 ........................................................33 Bảng 2.4. Cơ cấu tín dụng theo ngành của các TCTD Việt Nam năm 2021 ...........36 Bảng 2.5. Tỷ lệ nợ xấu của 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2015 – 2021 ............... 38
  14. xii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các nguyên nhân gây ra nợ xấu ............................................................... 8 Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2015 – 2021 ................................ 30 Hình 2.2. Tổng dư nợ tín dụng và mức tăng trưởng toàn hệ thống giai đoạn 2015 - 2021 .......................................................................................................................... 32 Hình 2.3. Tình hình tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2015 – 2021 .........................................33 Hình 2.4. Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2015 – 2021 .........................................................36 Hình 2.5. Dư nợ tín dụng theo ngành của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2015 – 2021 .......................................................................................................................... 37 Hình 2.6. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM (2021) ........................................................ 39
  15. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nền kinh tế hiện nay, hệ thống ngân hàng được ví như huyết mạch quan trọng của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng hoạt động một cách thông suốt, lành mạnh là tiền đề để các nguồn lực tài chính được phân bổ, luân chuyển, kích thích hoạt động sản xuất phát triển, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Song để mở rộng và hoàn thiện quá trình sản xuất không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng tại các nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, hệ thống tài chính còn non trẻ lại luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cũng vì vậy mà việc xuất hiện các khoản nợ xấu trong hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) là điều không tránh khỏi. Sau một thời gian dài, việc tín dụng tăng trưởng nhanh cùng với khả năng kiểm soát rủi ro vẫn còn nhiều hạn chế, đồng thời nền kinh tế đang gặp phải nhiều yếu tố bất lợi (thị trường bất động sản sụt giảm và đóng băng kéo dài, tăng trưởng kinh tế chậm lại, HĐKD khó khăn, lạm phát cao, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng giảm sút,…), làm nợ xấu của hệ thống ngân hàng bắt đầu lộ diện và tăng nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, hiệu quả hoạt động của TCTD, làm cho nhiều TCTD lâm vào tình trạng thua lỗ, khó khăn. 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thời gian qua nợ xấu đã trở thành một vấn đề được quan tâm nhiều hơn ở Việt Nam. Việc nợ xấu ở mức cao đang tạo áp lực cho hoạt động của các NHTM và đồng thời làm giảm tốc độ phát triển nền kinh tế. Bản chất của nợ xấu là những tài sản không có khả năng sinh lời trong nền kinh tế, được hệ thống ngân hàng tài trợ thông qua các khoản tín dụng. Vì vậy, công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu trở nên cấp thiết và là một nhiệm vụ quan trọng của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt, cần có sự tham gia tích cực từ cả hệ thống chính trị và xã hội nhằm giúp tháo gỡ vốn đang bị đóng băng trong các khoản nợ xấu và đồng thời lành mạnh hóa tài chính cho các TCTD, trong đó đầu tàu là các NHTM. Do đó tác giả đã chọn đề tài: "Giải pháp
  16. 2 phòng ngừa và xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam" làm hướng nghiên cứu. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu tổng quát Thông qua nghiên cứu này, tác giả đưa ra những phân tích và đánh giá về thực trạng nợ xấu, công tác phòng ngừa, xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó, tham khảo kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu của một số nước trên thế giới, tác giả đề xuất một số giải pháp phòng ngừa, xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam. 3.2. Mục tiêu cụ thể Một là, phân tích và đánh giá về thực trạng nợ xấu, công tác phòng ngừa, xử lý nợ xấu hiện nay. Hai là, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Ba là, đề xuất giải pháp phòng ngừa, xử lý nợ xấu phù hợp với thực tế của ngành ngân hàng Việt Nam, cùng kiến nghị đối với các chủ thể có liên quan. 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam ra sao? Nguyên nhân gây ra nợ xấu? Giải pháp cụ thể nào giúp công tác phòng ngừa, xử lý dứt điểm nợ xấu dành cho các NHTM Việt Nam? 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Nợ xấu và xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Đề tài chỉ tập trung vào nội dung phòng ngừa, xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Về thời gian: số liệu, thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu được lấy chung cho toàn hệ thống ngân hàng và số liệu về tỷ lệ nợ xấu của 22 NHTM đang niêm yết trong giai đoạn từ năm 2015 – 2021.
  17. 3 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn nhằm làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu, đưa ra những vấn đề cơ bản về nợ xấu, phòng ngừa, xử lý nợ xấu, phân tích tình hình hiện nay và đề ra các giải pháp hiệu quả. 7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu tập trung vào các nội dung: − Tổng quan về nợ xấu, phòng ngừa, xử lý nợ xấu trong hoạt động của các NHTM. − Phân tích và đánh giá thực trạng nợ xấu, các nguyên nhân gây ra nợ xấu, thực trạng phòng ngừa, xử lý nợ xấu ở Việt Nam giai đoạn năm 2015 – 2021 để có cái nhìn tổng quan. − Nghiên cứu các mô hình và giải pháp xử lý nợ xấu thành công của nước ngoài. So sánh mô hình xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam với nước ngoài để tìm ra những ý tưởng phù hợp có thể ứng dụng vào tình hình thực tế Việt Nam. − Đi sâu vào nghiên cứu công tác phòng ngừa, xử lý nợ xấu, đánh giá những kết quả đã đạt được, những vướng mắc, khó khăn và đề xuất biện pháp giúp các NHTM Việt Nam nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, đồng thời thu thập kiến nghị từ các chủ thể liên quan để hoàn thiện đề tài. 8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Thông qua việc đánh giá tình hình phòng ngừa, xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về những chỉ đạo trong phòng ngừa, xử lý nợ xấu tác động ra sao đến tình hình nợ xấu và từ đó đề xuất những bước đi đúng đắn cho tương lai. Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất giải pháp đồng bộ, khả thi và thực tiễn, đồng thời đề xuất các kiến nghị với các bên liên quan, giúp các nhà quản lý điều hành hoạt động, thiết lập biện pháp phòng ngừa, xử lý nợ xấu hiệu quả hơn. Nghiên cứu còn là cơ sở khuyến khích sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khác đến nợ xấu của ngân hàng. Trở thành nguồn tài liệu tham khảo thông tin cho các nghiên cứu sau.
  18. 4 9. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Các công trình nghiên cứu về nợ xấu của các tác giả trong nước như: Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ (Nguyễn Thị Mùi, 2012); Tình hình nợ xấu của Việt nam và một số giải pháp khắc phục (Bùi Bảo Ngọc, 2012); Bàn về giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay (Lê Quốc Phương, 2013). Một số đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu về nợ xấu ở Việt Nam: Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng (Lê Thị Hoài Diễm, 2012); Phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng TMCP Việt Nam (Nguyễn Thị Huệ, 2014). Tuy nhiên khi xem xét nội dung thì tác giả nhận thấy: − Một là: Một số nghiên cứu chưa mở rộng ra toàn bộ hệ thống ngân hàng mà chỉ dừng lại ở một ngân hàng cụ thể. − Hai là: Một số nghiên cứu có giải pháp chưa thật sự phù hợp tình hình thực tế, thông lệ quốc tế, định hướng xử lý nợ xấu của Việt Nam. − Ba là: Phần lớn các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các giải pháp xử lý nợ xấu hoặc công tác phòng ngừa sự phát sinh nợ xấu, nhưng chưa có sự kết hợp toàn diện giữa hai vấn đề này. Bên cạnh đó, năm 2015 là một năm quan trọng đối với ngành ngân hàng trong giải quyết nợ xấu. Nhiều biện pháp mới được triển khai và số liệu liên quan đến nợ xấu cũng thay đổi liên tục, cùng với đó giai đoạn này chịu nhiều tác động từ dịch bệnh Covid19 diễn biến phức tạp. Tác giả hy vọng tuy rằng nghiên cứu về nợ xấu là một vấn đề đã cũ, nhưng sẽ mang lại những giá trị mới và quan trọng, tập trung vào tính hiệu quả và thiết thực của nó. 10. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về phòng ngừa và xử lý nợ xấu trong hoạt động của Ngân hàng thương mại. Chương 2. Thực trạng phòng ngừa và xử lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 3. Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
  19. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng và nợ xấu trong hoạt động của các ngân hàng thương mại 1.1.1. Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng hiểu một cách khái quát nhất là rủi ro phát sinh trong quá trình ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, khi cam kết của khách hàng – thanh toán cả tiền gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn – không được thực hiện, từ đó gây ra những tổn thất tài chính cho ngân hàng. Như vậy, khái niệm rủi ro tín dụng đề cập đến cả hai đối tượng "tiền gốc" và "tiền lãi", cũng như hai tính chất "đầy đủ" và "đúng hạn". Điều đó có nghĩa là việc vi phạm vào một trong bốn biến trên đều kích hoạt rủi ro tín dụng xuất hiện. Bên cạnh khái niệm trên, theo định nghĩa của Hiệp ước Basel 2010 và Rose (2002) thì rủi ro tín dụng là khả năng mà ngân hàng sẽ mất một phần hoặc toàn bộ khoản vay từ những sự kiện đe dọa khả năng thanh toán của khách hàng. Các sự kiện không mong muốn này bao gồm phá sản của khách hàng hoặc sự cố tình từ chối thanh toán khoản nợ của khách hàng. Theo quan điểm này, những sự kiện đe dọa khả năng thanh toán của khách hàng là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và nó có thể là do khách quan hay do chủ quan từ chính khách hàng. Theo Timothy W.Koch: Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lời, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn – có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hẹn (Bank Managerment,University of South Carolina, The Dryden Press, page 107). Theo Henie Van Greuning; Sonja Brajovic Bratanovic: rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng, đây là thuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không chi trả được toàn bộ. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng (WB).
  20. 6 Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có định nghĩa: "Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng" là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Cũng theo khoản 1 điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 rủi ro tín dụng cũng có thể được hiểu: "Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết". 1.1.2. Nợ xấu Có một số thuật ngữ được sử dụng khi nói về nợ xấu như "non-performing loan", "bad debt" hay "doubtful debt" (Fofack, 2005). Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Thực tế hiện nay đang tồn tại nhiều khái niệm nợ xấu khác nhau. Có thể nhắc đến một số khái niệm nợ xấu, như sau: − Khái niệm nợ xấu của Ủy ban Basel (BCBS): BCBS xác định việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày; Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi Ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi (Basel committee on banking Supervision, 2005). − Khái niệm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): nợ xấu theo quan điểm của IMF được xác định dựa trên hai yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày, hoặc (ii) khả năng trả nợ bị nghi ngờ (IMF's Compilation Guide on Financial Soundness Indicators, 2004). − Khái niệm của nhóm chuyên gia tư vấn Advisory Expert Group (AEG): AEG thống nhất định nghĩa như sau: Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2