intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:159

359
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung về cơ sở lý luận, thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học: Biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Hoàng Thị Thu Thủy BIỂU HIỆN TÌNH CẢM CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Hoàng Thị Thu Thủy BIỂU HIỆN TÌNH CẢM CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Tâm lí học Mã số : 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ QUỐC MINH Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong một công trình nào khác. Tác giả Trần Hoàng Thị Thu Thủy
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô của khoa Tâm lý – Giáo dục, phòng Sau đại học và trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã tạo điều kiện tốt nhất cho tập thể lớp cao học Tâm lý học khóa 23 trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Quốc Minh, người đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý Cô giáo và tập thể các cháu mầm non khối lớp lá ở trường Mầm non Thực Hành và Mầm non Sài Gòn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài . Tôi xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH CẢM CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI ................................................................................................. 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề xúc cảm, tình cảm...................................................... 6 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề xúc cảm, tình cảm trên thế giới .......................... 6 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề xúc cảm, tình cảm ở Việt Nam ........................... 8 1.2. Lý luận về biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ................................. 12 1.2.1. Một số khái niệm có liên quan ..................................................................... 12 1.2.2. Đặc điểm tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........................................... 27 1.2.3. Biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ... 30 1.2.4. Nội dung lĩnh vực tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong Chương trình giáo dục mầm non và trong bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi ........... 36 1.2.5. Vai trò của tình cảm đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........ 39 1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ... 43 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 52 Chương 2. THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN TÌNH CẢM CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................... 54 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ........................................................................... 54 2.1.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 54 2.1.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 54 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 54
  6. 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ............................................................................ 61 2.2.1. Đánh giá chung về thực trạng biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi... 61 2.2.2. Thực trạng biểu hiện tình cảm trí tuệ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............... 63 2.2.3. Thực trạng biểu hiện tình cảm đạo đức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............ 66 2.2.4. Thực trạng biểu hiện tình cảm thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi ............. 71 2.2.5. Kết quả so sánh biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trên các phương diện.................................................................................................. 75 2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ... 91 2.2.7. Kết quả nghiên cứu trường hợp bằng test tranh vẽ người............................ 94 2.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao mức độ biểu hiện tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ................................................................................................... 101 2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ............................................................................. 101 2.3.2. Các nhóm biện pháp nâng cao mức độ biểu hiện tình cảm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .......................................................................................... 103 2.3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .......................... 109 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 113 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 118 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CPTTENT : Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi CTGDMN : Chương trình giáo dục mầm non ĐLC : Độ lệch chuẩn ĐTB : Điểm trung bình ĐVTCĐ : Đóng vai theo chủ đề HĐVC : Hoạt động vui chơi MG : Mẫu giáo MNSG : Mầm non Sài Gòn MNTH : Mầm non Thực Hành TCTT : Tình cảm trí tuệ TCĐĐ : Tình cảm đạo đức TCTM : Tình cảm thẩm mỹ Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mô tả khách thể quan sát ...........................................................................55 Bảng 2.2. Mức độ biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi .....................................62 Bảng 2.3. Biểu hiện tình cảm trí tuệ của trẻ MG 5 – 6 tuổi .......................................63 Bảng 2.4. Đánh giá của giáo viên về biểu hiện TCTT của trẻ MG 5 – 6 tuổi ...........65 Bảng 2.5. Biểu hiện tình cảm đạo đức của trẻ MG 5 – 6 tuổi ....................................66 Bảng 2.6. Đánh giá của giáo viên về biểu hiện xúc cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi ........68 Bảng 2.7. Đánh giá của giáo viên về biểu hiện TCĐĐ của trẻ MG 5 – 6 tuổi ..........70 Bảng 2.8. Biểu hiện tình cảm thẩm mĩ của trẻ MG 5 – 6 tuổi ...................................71 Bảng 2.9. Đánh giá của giáo viên về biểu hiện TCTM của trẻ MG 5 – 6 tuổi ..........73 Bảng 2.10. So sánh biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 - 6 tuổi theo giới tính ...............75 Bảng 2.11. So sánh các nhóm biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi theo giới tính ..77 Bảng 2.12. So sánh biểu hiện TCTT của trẻ MG 5 – 6 tuổi theo giới tính ..................78 Bảng 2.13. So sánh biểu hiện TCĐĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi theo giới tính .................80 Bảng 2.14. So sánh biểu hiện TCTM của trẻ MG 5 – 6 tuổi theo giới tính .................82 Bảng 2.15. So sánh biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 - 6 tuổi theo trường .................84 Bảng 2.16. So sánh các nhóm biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 - 6 tuổi theo trường .....85 Bảng 2.17. So sánh biểu hiện TCTT của trẻ MG 5 – 6 tuổi theo trường .....................87 Bảng 2.18. So sánh biểu hiện TCĐĐ của trẻ MG 5 – 6 tuổi theo trường ....................88 Bảng 2.19. So sánh biểu hiện TCTM của trẻ MG 5 – 6 tuổi theo trường ....................90 Bảng 2.20. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi ..92 Bảng 2.21. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...........110
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mức độ biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi ................................62 Biểu đồ 2.2. Mức độ biểu hiện các loại tình cảm của MG 5 – 6 tuổi ........................74 Biểu đồ 2.3. So sánh biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi theo giới tính..........76 Biểu đồ 2.4. So sánh các nhóm biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi theo giới tính .............................................................................................................................77 Biểu đồ 2.5. So sánh biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 – 6 tuổi theo trường ............84 Biểu đồ 2.6. So sánh các nhóm biểu hiện tình cảm của trẻ MG 5 - 6 tuổi theo trường ....................................................................................................................................86
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Tranh vẽ người của bé trai N.G.H ................................................................. 95 Hình 2.2. Tranh vẽ người của bé trai N.G.T ................................................................. 98
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhận thức, ý chí và tình cảm là ba mặt cơ bản trong đời sống tâm lý của con người, trong đó tình cảm là một lĩnh vực khó đánh giá nhất và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người [32, tr.69], [61]. Vấn đề xúc cảm, tình cảm đã được đề cập ngay từ thời Cổ đại trong quan điểm của Platon, Aristote, sau này là Descartes, Spinoza và rất nhiều nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới như W.James, S.Freud, R. Solomon, S.Tomkins, P.Ekmen, C.Izard, R.Plutchik,... Nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học và xã hội học như H. Gardner, P. Salovey, J. Mayer, D. Goleman đã đưa vấn đề giáo dục tình cảm lên hàng đầu với hai lý do: Một là nhiều hiện tương tiêu cực liên quan đời sống của cá nhân và xã hội gia tăng đến mức báo động mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là để cho những xúc cảm tiêu cực của trẻ phát triển không được chế ngự như hiện tượng vô cảm, rối loạn cảm xúc, không diễn đạt được cảm xúc... Hai là trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, con người dường như sống trong một môi trường vô cảm từ nhỏ, làm tàn lụi đi những xúc cảm tích cực hết sức cần thiết cho sự phát triển của mỗi con người. Những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở các đô thị chịu sự ảnh hưởng của những hiện tượng này rõ nhất. Cùng lúc đó, trẻ tiếp nhận một cách vô thức từ môi trường xung quanh, từ người lớn, từ các phương tiện truyền thông và bắt chước cách thể hiện đó làm cho tình cảm của trẻ có xu hướng bất ổn định [45, tr.381]. Trong quá trình trưởng thành, con người tiếp thu rất nhiều thứ để phát triển trí óc nhưng tình cảm là cái phải được nuôi dưỡng và bồi dưỡng từ nhỏ. Nhận thức được điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục tình cảm vào trong “Chương trình giáo dục mầm non” (CTGDMN) ban hành ngày 25 tháng 7 năm 2009. Tình cảm và kỹ năng xã hội trở thành một trong năm lĩnh vực được quan tâm phát triển cho trẻ, bên cạnh thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và thẩm mĩ. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đưa tình cảm vào thành một trong những nội dung đánh giá của bộ “Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi” (CPTTENT) ban hành kèm theo thông tư số 23/2010/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 [6], [7].
  12. 2 Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm vận động, tâm lý xã hội... đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai. Sự phát triển về mặt tình cảm đan cài trong sự phát triển của trẻ ở các lĩnh vực khác. Đặc biệt là đối với lứa tuổi mẫu giáo, tình cảm thống trị tất cả các mặt trong hoạt động tâm lý của đứa trẻ. Sự chậm phát triển ở lĩnh vực tình cảm có thể dẫn đến sự chậm phát triển ở các lĩnh vực khác và ngược lại [4], [43]. Chính vì lẽ đó, tình cảm thường được nghiên cứu trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác của nhân cách như đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ của PGS.TS. Nguyễn Thạc “Nghiên cứu đặc điểm nhân cách của trẻ em mẫu giáo 5 - 6 tuổi” (2001); “Nghiên cứu đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo 5 tuổi” của TS. Phan Thị Ngọc Anh (2010-2012). Những nghiên cứu gần đây của một số tác giả lại quan tâm đến những biểu hiện cụ thể của xúc cảm, tình cảm như: “Mức độ thể hiện xúc cảm bản thân của trẻ 4 – 5 tuổi qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non” của Lê Thị Luận; “Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc của trẻ 5 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh” của Ngô Thị Thạch Thảo; “Biểu hiện xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi 7 – 11 tuổi qua tranh vẽ tại làng SOS Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Thị Thu Vân. Tôi nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu những biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong khi việc tìm hiểu những biểu hiện tình cảm đặc trưng của giai đoạn lứa tuổi này rất có ý nghĩa, vì lí do đó tôi chọn đề tài “Biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh để đề xuất một số biện nhằm nâng cao mức độ biểu hiện tình cảm của trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
  13. 3 3.2. Khách thể nghiên cứu Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết nghiên cứu Tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh đã biểu hiện phong phú, sâu sắc và bền vững. Có sự khác biệt giữa các tham số nghiên cứu (giới tính, trường mầm non) của đề tài. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu − Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài. − Nghiên cứu thực trạng biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi và đề xuất một số biện pháp nhằm làm cho biểu hiện tình cảm của trẻ phong phú, sâu sắc và bền vững hơn. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Người nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động vui chơi. Trong đó, trọng tâm là nghiên cứu 31 biểu hiện cụ thể của ba loại tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ ở góc độ xu hướng phát triển tình cảm của trẻ. − Giới hạn về địa bàn: Vì thời gian và kinh phí có hạn, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu đề tài này trên 100 trẻ, 20 giáo viên, 10 phụ huynh tại 2 trường mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM). + Trường mầm non Thực Hành (MNTH), địa chỉ: 182 Nguyễn Chí Thanh, P. 3, Q.10. + Trường mầm non Sài Gòn (MNSG), địa chỉ: 449 Lê Hồng Phong, P. 2, Q.10. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận − Mục đích: tìm ra cơ sở lí thuyết, hệ thống hóa nội dung và xây dựng công cụ nghiên cứu cho đề tài. − Cách thức: nghiên cứu hệ thống các tài liệu đã được xuất bản, các trang thông tin điện tử và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát
  14. 4 − Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. − Mục đích quan sát: xác định thực trạng biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. − Khách thể quan sát: 100 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. − Nội dung quan sát: các biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở trường. − Cách thực hiện: + Lập biên bản quan sát các biểu hiện tình cảm trên từng trẻ. + Lập kế hoạch quan sát trẻ trong các hoạt động vui chơi ở trường. + Tiến hành quan sát và đánh dấu vào biên bản. + Ghi lại kết quả quan sát vào biên bản. + Xử lý các cứ liệu thu thập được. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp − Mục đích: nghiên cứu sâu các biểu hiện tình cảm của một cá nhân qua tranh vẽ, xác định nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm của trẻ. − Các bước tiến hành: + Nghiên cứu tiến hành trên 2 trẻ MG 5 – 6 tuổi, đang học lớp lá 2 tại trường mầm non Thực Hành. + Yêu cầu trẻ vẽ người, quan sát hoạt động vẽ và trò chuyện với trẻ để làm rõ nguyên nhân. + Phỏng vấn giáo viên và phụ huynh để bổ sung một số thông tin phục vụ cho việc phân tích. + Phân tích những biểu hiện tình cảm của trẻ thể hiện qua tranh vẽ. 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi − Mục đích: tìm hiểu đánh giá của giáo viên về biểu hiện tình cảm của những trẻ 5 – 6 tuổi, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tình cảm của trẻ và các biện pháp tác động mà giáo viên đã áp dụng. − Cách thức xây dựng phiếu điều tra: + Dựa trên cơ sở lý thuyết để thiết kế nội dung câu hỏi.
  15. 5 + Thiết kế bảng câu hỏi mở để trưng cầu ý kiến, lấy đó làm cơ sở để xây dựng phiếu điều tra hoàn chỉnh. − Thu thập số liệu tiến hành trên giáo viên mầm non có phụ trách các lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi. − Xử lý và phân tích số liệu sau khi thu thập được. 7.2.4. Phương pháp phỏng vấn − Mục đích: khai thác thông tin của trẻ về nguyên nhân của một số biểu hiện từ kết quả quan sát và sản phẩm tranh vẽ, thu thập ý kiến của giáo viên mầm non nhằm làm rõ một số biểu hiện về tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở các lớp phụ trách, thu thập ý kiến của phụ huynh có con em đang học lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi về một số biểu hiện về tình cảm của trẻ ở nhà và trong đời sống. − Cách thức: + Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn dự kiến. + Trò chuyện với một số trẻ trong quá trình quan sát trẻ chơi, vẽ tranh của trẻ. + Tiến hành phỏng vấn giáo viên tại trường và phỏng vấn phụ huynh tại điểm hẹn. Có ghi chép, thu âm và ghi hình nếu được phép. 7.3. Phương pháp thống kê toán học − Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu như: tình tần số, tỷ lệ phần trăm, trị số trung bình, kiểm nghiệm T... từ đó bình luận kết quả để làm rõ các dữ liệu định lượng của đề tài. 8. Đóng góp của đề tài 8.1. Về mặt lý luận − Đề tài tổng hợp được cơ sở lý luận về biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 8.2. Về mặt thực tiễn − Đề tài làm rõ được thực trạng biển hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh. − Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao mức độ biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
  16. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH CẢM CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề xúc cảm, tình cảm 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề xúc cảm, tình cảm trên thế giới Trong khi phản ánh thế giới khách quan con người không chỉ nhận thức thế giới đó mà còn tỏ thái độ của mình với nó. Những hiện tượng tâm lý biểu thị thái độ của con người đối với những cái mà họ nhận thức được, hoặc làm ra được gọi là xúc cảm và tình cảm. Vì lẽ đó, vấn đề xúc cảm, tình cảm sớm đã được đề cập từ thời cổ đại trong quan điểm của Platon, Aristote, Descartes, Spinoza, Hobbes, Hume... Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại xem xúc cảm là một dạng đặc biệt của nhận thức, còn trạng thái hài lòng hay đau khổ liên qua đến biểu tượng về lợi ích hay tai họa. Các nhà triết học Phục Hưng như J.Locke, G.Leibnis... cũng có cái nhìn tương tự về vấn đề xúc cảm [25, tr.758]. Nhưng việc nghiên cứu về xúc cảm chỉ thực sự bắt đầu khi Charles Darwin cho ra đời tác phẩm “Sự biểu hiện xúc cảm ở người và động vật” (1872). Đây là một công trình nghiên cứu khoa học cụ thể đầu tiên về xúc cảm. Darwin cho rằng xúc cảm là sản phẩm của sự tiến hóa, nó cũng phát triển thông qua chọn lọc tự nhiên và có tính phổ quát xuyên văn hóa. Theo Darwin, sự biểu hiện của xúc cảm liên quan đến nhiều hệ thống: biểu hiện trên khuôn mặt, phản ứng hành vi và phản ứng vật lý, trong đó bao gồm sự thay đổi về sinh lý , tư thế và giọng nói [35, tr.407]. Từ đó có rất nhiều hướng nghiên cứu khác nhau về xúc cảm. Hướng nghiên cứu khía cạnh sinh lý về xúc cảm có thể kể đến một số lý thuyết sau: Thuyết sinh lý về xúc cảm của Jame – Lange là lý thuyết tương đối đầy đủ đầu tiên và đơn giản nhất về xúc cảm, ra đời nhờ sự kết hợp của nhà triết học, tâm lý học người Mỹ, William James và nhà sinh lý người Đan Mạch, Carl Lange. Thuyết này coi xúc cảm là tổng hợp các thay đổi sinh lý của cơ thể, xuất hiện trước một tác động từ bên
  17. 7 ngoài được con người nhận thức, chẳng hạn “Bạn đang run rẩy do đó bạn mới cảm thấy sợ hãi” [9, tr.8]. Mặc dù lý thuyết James – Lange còn nhiều điểm khó chấp nhận nhưng nó cũng có sức ảnh hưởng vào những năm 20 – 40 của thế kỷ XX, sau đó Walter Canon và Philip Bard đã chứng minh rằng các trạng thái xúc cảm và những thay đổi sinh lý của cơ thể xảy ra đồng thời nhưng độc lập với nhau, không có quan hệ hệ quả như lý thuyết của James – Lange, gọi là lý thuyết Cannon-Bard [50]. Nhiều năm sau, Stanley Schachter và học trò của ông, Jerome Singer đã bổ sung thêm yếu tố mới trong lí thuyết Schachter-Singer của mình. Họ cho rằng xúc cảm diễn ra nhờ quan sát hoàn cảnh hiện tại của chúng ta và so sánh bản thân chúng ta với người khác. Do đó xúc cảm là kết quả của quá trình gồm hai giai đoạn: kích thích sinh lý nói chung và kinh nghiệm của cảm xúc [53]. Lí thuyết của Schachter-Singer đi theo hướng nhận thức về xúc cảm. Theo hướng nghiên cứu này còn có các nhà tâm lý học như H. Spencer (1890), W.Wundt (1896), R.S.Woodworth (1938), S.L.Rubinxtein (1946), P.M.Iacovson (1956), M.B.Arnold (1960), A.N.Leonchiev (1971), P.K.Anokhin (1964), R.Lazarus (1964), P.V.Ximonov (1981), Luk (1982)... Các kết quả nghiên cứu của họ đã chứng minh rằng nguồn gốc xúc cảm của con người là từ nhận thức [21]. Chẳng hạn lý thuyết thẩm định xúc cảm (appraisal theory) của Magda B. Arnold và Richard Lazarus cho rằng chất lượng và cường độ của cảm xúc được điều khiển bởi quá trình nhận thức [52]. P.M. Iacovson cũng chỉ ra rằng xúc cảm của người xuất hiện khi các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan tác động vào bộ não người mà họ nhận thức và làm ra được [33]. Những nghiên cứu gần đây tập trung vào mối quan hệ giữa những thay đổi biểu hiện khuôn mặt và sự trải nghiệm các xúc cảm khác nhau. Năm 1974, lý thuyết quá trình đối lập của xúc cảm (Opponent – Process theory) được phát triển bởi hai nhà tâm lý học R. Solomon và J. Corbit. Thuyết này cho rằng mỗi trạng thái hoặc xúc cảm mà chúng ta trải nghiệm sẽ kích thích một động lực khác để trải nghiệm xúc cảm đối lập. Ví dụ: niềm vui tạo ra sự đối lập với nó là nỗi đau, trầm cảm đối lập với hứng khởi [54].
  18. 8 Silvan Tomkins (1962,1963) là người đã làm sống lại học thuyết của Darwin và nghiên cứu về các biểu hiện xúc cảm của khuôn mặt, sau đó được Carroll E. Izard (1971, 1972) và Paul Ekman (1972), Wallace Friesen (1971), Robert Plutchik (1980) tiếp tục phát triển. C. Izard chủ yếu nghiên cứu về vai trò của xúc cảm trong sự phát triển nét mặt của con người và đã cho ra đời nhiều tác phẩm như: Bộ mặt của các cảm xúc (1971), Những phức hợp các cảm xúc (1972) và “Những cảm xúc ở người” (1977). P. Ekman đã bỏ ra hơn 40 năm quan sát nét mặt của con người và tạo ra “bản đồ cảm xúc” (atlas of emotions) với hơn 10.000 biểu hiện xúc cảm khác nhau trên khuôn mặt. Còn Plutchik lại dùng một “bánh xe cảm xúc” (wheel of emotions) để minh họa 8 xúc cảm cơ bản của con người, mô hình này đã chứng minh rằng các xúc cảm khác nhau có thể được kết hợp hoặc pha trộn với nhau [10], [34], [51], [58]. Lĩnh vực xúc cảm, tình cảm ngày càng được nghiên cứu mở rộng về nhiều phía bởi các nhà tâm lý học trên khắp thế giới. Trí tuệ xúc cảm là một nhánh nghiên cứu tương đối mới trong tâm lý học và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tâm lý học lẫn xã hội học như Howard Gardner, Peter Salovey, John Mayer, Daniel Goleman... Tiến sĩ Daniel Goleman không phải là người đầu tiên đề cập tới thuật ngữ “trí tuệ xúc cảm” nhưng ông là người đi tiên phong trong việc nghiên cứu các chỉ số tình cảm và giới thiệu rộng rãi đến đọc giả thông qua quyển Emotional Intelligence xuất bản năm 1995. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ, lập luận để đánh giá đúng đắn về tầm quan trọng ngang bằng giữa phần lý trí và phần xúc cảm của não bộ [13]. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề xúc cảm, tình cảm ở Việt Nam Tình cảm là một nội dung cơ bản và quan trọng, hiện diện trong các lĩnh vực tâm lý học khác nhau, từ tâm lý học đại cương, tâm lý học nhân cách, tâm lý học lứa tuổi cho đến tâm lý học xã hội của các tác giả Việt Nam. So với đời sống nhận thức thì đời sống tình cảm là một lĩnh vực tâm lí đặc biệt phức tạp và tế nhị. Chính vì lẽ đó mà rất ít công trình nghiên cứu khoa học về tình cảm, chủ yếu các tác giá đề cập đến xúc cảm hoặc khai thác các khía cạnh khác nhau của tình cảm. Rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học về trí tuệ xúc cảm trên các đối tượng khác nhau như giáo viên, học sinh, sinh viên, giám đốc doanh nghiệp, nhà tham vấn tâm lý... như luận án tiến sĩ của các tác giả Dương Thị Hoàng Yến (2010), Nguyễn
  19. 9 Ngọc Quỳnh Dao (2013), Võ Thị Tường Vy (2013); luận văn thạc sĩ của các tác giả Phan Trọng Nam (2007), Võ Hoàng Anh Thư (2010); và nhiều bài viết đăng trên tạp chí Tâm lý học của Nguyễn Công Khanh (2005), Nguyễn Hồi Loan (2007), Nguyễn Thị Dung (2007), Đỗ Thị Hạnh Nga (2009), Nguyễn Thị Hiền (2009). Một số vấn đề lí luận tổng quát về xúc cảm được các tác giả Nguyễn Văn Thiêm (2005), Nguyễn Đức Sơn (2005), Lê Khanh (2007), đề cập trong các bài viết của mình như “Xúc cảm dẫn đường cho logic như thế nào”, “Xúc cảm hướng dẫn lựa chọn”, “Vấn đề xúc cảm và sự cần thiết nghiên cứu xúc cảm trong hoạt động dạy học”, “Ý thức và vô thức trong lĩnh vực xúc cảm – tình cảm của con người”. Một số tác giả khác lại nghiên cứu xúc cảm trong những hoàn cảnh cụ thể như “Cảm xúc của trẻ lang thang kiếm sống trên đường phố Hà Nội” của tác giả Văn Thị Kim Cúc và Hoàng Gia Trang (2004), “Cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con” của Trần Thị Phương Thảo (2010), “Ảnh hưởng của cảm xúc giận dữ lên hành vi ứng xử của người lao động trí thức trẻ tuổi tại Tp HCM” của Đinh Quỳnh Châu (2011), “Cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên thành phố Huế” của Đinh Thị Hồng Vân (2014). Ở đề tài này, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những công trình nghiên cứu về xúc cảm, tình cảm của trẻ em và chúng tôi tìm thấy các công trình nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Ánh Tuyết, PGS.TS. Nguyễn Thạc, TS. Hàn Nguyệt Kim Chi, TS. Phan Thị Ngọc Anh, TS. Nguyễn Minh Anh có liên quan đến vấn đề này. Điểm chung là các tác giả đều nghiên cứu trẻ trong độ tuổi mẫu giáo và xúc cảm, tình cảm là một phần của nội dung nghiên cứu. Cụ thể, luận án phó tiến sĩ tâm lý học của Nguyễn Ánh Tuyết (1978) nghiên cứu các đặc trưng về tư duy, ngôn ngữ, xúc cảm, tình cảm của trẻ có năng khiếu thơ. Tác giả Nguyễn Thạc (2001) nghiên cứu đặc điểm nhân cách của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Tác giả Hàn Nguyệt Kim Chi và Phan Thị Ngọc Anh cùng nghiên cứu đặc điểm phát triển của trẻ về các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mĩ.... Nhưng đề tài của tác giả Phan Thị Ngọc Anh (2013) nghiên cứu 14 đặc điểm tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các trường mầm non tại 4 tỉnh: Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An và Long An và đối chiếu với bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, kết quả cho thấy trẻ
  20. 10 có khả năng thực hiện đa số các chỉ số cho bộ Chuẩn sau những năm học ở trường mầm non. Còn tác giả Hàn Nguyệt Kim Chi (2005) lại nghiên cứu theo chiều dọc về diễn biến, đặc điểm phát triển của trẻ từ 37 đến 72 tháng tuổi ở các trường mầm non tại Hà Nội, kết quả cho thấy trẻ phát triển bình thường về lĩnh vực quan hệ tình cảm – xã hội nhưng tốc độ phát triển tăng nhanh theo từng quý, trẻ thành thị thực hiên các chỉ số về qua hệ tình cảm – xã hội tốt hơn trẻ nông thô, đặc biệt lĩnh vực quan hệ tình cảm – xã hội có mối tương quan thuận với các lĩnh vực khác [11]. Tác giả Nguyễn Minh Anh chỉ nghiên cứu 2 mặt trí tuệ và cảm xúc của trẻ 5 – 6 tuổi tại Tp HCM thông qua phương pháp tranh vẽ người. Trong đó kết quả tranh vẽ cho thấy: đặc điểm cảm xúc đáng chú ý của trẻ 5 – 6 tuổi Việt Nam là tính cởi mở thể hiện ở trẻ nam có phần trội hơn ở trẻ nữ và tính biểu lộ là đặc điểm tâm lý nổi trội của trẻ nữ so với nam; trương lực tâm vận động của phần lớn trẻ 5 – 6 tuổi trong nghiên cứu này là bình thường; ở những trẻ có sự không ổn định về cảm xúc, trầm cảm và lo âu thì yếu tố quan hệ gia đình không thành công là nguyên nhân chính gây ra những rối loạn này [2]. Tình cảm ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong tâm lý học và tách riêng thành một nội dung nghiên cứu độc lập trong các đề tài về biểu hiện xúc cảm, tình cảm của các lứa tuổi. Tác giả Đào Thị Oanh (2008) nghiên cứu thực trạng biểu hiện của một số xúc cảm và kỹ năng đương đầu với xúc cảm tiêu cực của hơn 2000 học sinh thiếu niên thuộc các khu vực Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, Hà Tây. Kết quả cho thấy học sinh thiếu niên có biểu hiện xúc cảm tích cực là chủ yếu, không có sự khác biệt giữa học sinh nam và nữ, giữa học sinh nội thành và ngoại thành, giữa các khối lớp về xu hướng biểu hiện chung của các xúc cảm. Các em cũng chưa biết cách đương đầu hiệu quả với các xúc cảm tiêu cực [31]. Tác giả Lê Mỹ Dung (2013) nghiên cứu thực trạng biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học tại Hà Nội và Đà Nẵng. Từ kết quả nghiên cứu tác giả thấy được xúc cảm tiêu cực của học sinh tiểu học biểu hiện khá rõ với các biểu hiện chủ yếu nhất là thờ ơ, sợ hãi, tức giận và buồn [12].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0