intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng nghèo tiếp cận đa chiều ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm nghèo tiếp cận đa chiều ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng: Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH VŨ THỊ HỒNG HOA ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGHÈO THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐA CHIỀU Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH VŨ THỊ HỒNG HOA ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGHÈO THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐA CHIỀU Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Văn Hiểu THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn: "Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Thị Hồng Hoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự hướng dẫn rất tận tình của TS. Dương Văn Hiểu cùng với những ý kiến đóng góp quý báu để tôi hoàn thành luận văn của mình. Ngoài ra, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các thầy trong Trường, khoa Kinh tế, phòng Đào tạo - bộ phận sau đại học đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới lãnh đạo, anh chị em tại Ủy ban nhân dân huyện Phú Lương đã tận tình giúp đỡ trong quá trình hoàn thành luận văn của mình. Xin cảm ơn sự động viên, hỗ trợ của gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Thị Hồng Hoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................... vi DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 3 5. Đóng góp mới................................................................................................ 3 6. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU ..... 5 1.1 Cơ sở lý luận về nghèo tiếp cận đa chiều.................................................... 5 1.1.1 Một số khái niệm ...................................................................................... 5 1.1.2 Tiêu chí phân loại nghèo tiếp cận đa chiều .............................................. 8 1.1.3. Nội dung thực trạng nghèo tiếp cận đa chiều........................................ 17 1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến nghèo tiếp cận đa chiều .................................... 19 1.2 Cơ sở thực tiễn giảm nghèo tiếp cận đa chiều tại một số địa phương và bài học cho huyện Phú Lương .............................................................................. 26 1.2.1 Kinh nghiệm giảm nghèo tiếp cận đa chiều tại một số địa phương và bài học cho huyện Phú Lương .............................................................................. 26 1.2.2. Bài học kinh nghiệm giảm nghèo tiếp cận đa chiều cho huyện Phú Lương . 28 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..................... 30 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 30 2.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.2.1 Phương pháp tiếp cận ............................................................................. 30 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 31 2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 32 2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 33 Mô hình hồi quy Binary logistic ..................................................................... 35 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 35 Chương 3 THỰC TRẠNG NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN .............................. 37 3.1. Đă ̣c điể m địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ......................... 37 3.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ ........................................................... 37 3.1.2. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 37 3.1.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 42 3.2. Thực tra ̣ng nghèo tiếp cận đa chiều của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 44 3.2.1. Các chính sách giảm nghèo tiếp cận đa chiều ..................................................44 3.2.2. Thực trạng nghèo tiếp cận đa chiều huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.....45 3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo tiếp cận đa chiều huyện Phú Lương ...................................................................................................... 56 3.4. Những kết đạt được và chưa đạt được trong việc thực hiện giảm nghèo tiếp cận đa chiều tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên..................................... 66 3.4.1. Hiệu quả công tác giảm nghèo tiếp cận đa chiều thông qua các chỉ tiêu .......66 3.4.2. Kết quả đạt được ................................................................................... 67 3.4.3. Những tồn tại làm tăng tình trạng nghèo tiếp cận đa chiều .................. 69 Chương 4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN .71 4.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng giảm nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ....................................................... 71 4.1.1. Quan điểm giảm nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. v 4.1.2. Định hướng giảm nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 72 4.1.3. Mục tiêu giảm nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................ 73 4.2. Giải pháp nhằm giảm nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 74 4.2.1. Giải pháp cho Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội địa phương .......... 74 4.2.2. Giải pháp cho các chính sách nhà nước ................................................ 76 4.2.3. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng- kinh tế- xã hội ............................... 78 4.2.4. Giải pháp cho vấn đề dân số và lao động.............................................. 79 4.2.5. Giải pháp phòng tránh các rủi ro từ bệnh tật và tệ nạn xã hội cho con người, thiên tai và các rủi ro khác trong sản xuất ........................................... 82 4.2.6. Giải pháp dành riêng cho các hộ dân tộc thiểu số ............................ 83 KẾT LUẬN .................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT DTTS : Dân tộc thiểu số HND : Hội nông dân LĐTB & XH : Lao động thương binh và xã hôi LHQ : Liên hợp quốc MPI : Chỉ số nghèo đa chiều MTQG : Mục tiêu quốc gia UBND : Uỷ ban nhân dân : United Nations Development Programme: UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng tính toán sơ bộ các chiều, chỉ số, ngưỡng thiếu hụt .....................14 Bảng 2.1: Phân bổ lượng phiếu theo các địa phương .............................................32 Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế các ngành qua các năm (giá thực tế)..............................44 Bảng 3.2: Số lượng hộ nghèo theo thu nhập của huyện phú Lương......................46 Bảng 3.3: Đánh giá người dân về nguyên nhân gây nghèo theo thu nhập ............47 Bảng 3.4: Nghèo tiếp cận đa chiều theo chỉ tiêu tiếp cận Giáo dục .......................48 Bảng 3.5: Đánh giá người dân các lý do nghèo tiếp cận đa chiều do yếu tố Giáo dục ........................................................................... 49 Bảng 3.6: Nghèo tiếp cận đa chiều theo chiều tiếp cận Y tế ..................................50 Bảng 3.7: Đánh giá người dân lý do nghèo tiếp cận đa chiều theo tiêu chí y tế....51 Bảng 3.8: Tình trạng nghèo tiếp cận đa chiều theo tiêu chuẩn nhà ở ....................52 Bảng 3.9: Đánh giá người dân nguyên nhân nghèo tiếp cận đa chiều theo tiêu chí nhà ở ..........................................................................................................52 Bảng 3.10: Thực trạng nghèo tiếp cận đa chiều theo chỉ tiêu mức sống .................53 Bảng 3.11: Thực trạng sử dụng nguồn nước sinh hoạt ..............................................54 Bảng 3.12: Thực trạng nghèo tiếp cận đa chiều theo tiêu chí tiếp cận thông tin ..............................................................................................................55 Bảng 3.13. Kiểm định mối liên hệ giữa trình độ học vấn chủ hộ và nghèo đa chiều ...................................................................................................56 Bảng 3.14: Kiểm định mối liên hệ giữa dân tộc và nghèo tiếp cận đa chiều............57 Bảng 3.15: Bảng kiểm định hệ số Cronbach’s Anpha ...............................................58 Bảng 3.16: Kiểm đinh KMO và Bartlet ......................................................................59 Bảng 3.17: Giải thích sự biến thiên của các biến quan sát .........................................60 Bảng 3.18: Kết quả xoay nhân tố ................................................................................61 Bảng 3.19: Kiểm định Omnibus test ...........................................................................63 Bảng 3.20: Kiểm định Model Summary.....................................................................64 Bảng 3.21: Dự đoán xác suất nghèo tiếp cận đa chiều...............................................64 Bảng 3.22: Kết quả hồi quy .........................................................................................65 Bảng 3.23: Đánh giá hiệu quả công tác giảm nghèo tiếp cận đa chiều.....................66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Do vậy, quá trình hô ̣i nhâ ̣p quốc tế trong xu thế toàn cầ u đă ̣t ra mô ̣t thách thức nan giải đố i với nước ta đó là cần thiết phải thực hiê ̣n chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo, thực hiê ̣n tiến bô ̣ và công bằng xã hô ̣i. Ở Việt Nam, qua nhiều thập niên, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu thông qua thu nhập, dẫn đến các chính sách giảm nghèo thiếu tập trung, phân tán nguồ n lực, giảm nghèo không hiê ̣u quả. Để khắc phục những nhược điểm đó, Chính phủ đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp đo lường nghèo tiếp cận đa chiều và chuẩn nghèo mới xem xét dựa trên 5 chiều gồm: Y tế, giáo dục, điều kiện sống, tiếp cận thông tin và nhà ở. Chuyể n đổi phương pháp tiếp câ ̣n đo lường nghèo theo hướng đa chiề u sẽ ta ̣o điề u kiện để nhận da ̣ng đố i tươ ̣ng nghèo chính xác, cu ̣ thể hơn, đáp ứng đa dạng hơn các nhu cầu xã hô ̣i cơ bản của đối tươ ̣ng thu ̣ hưởng, đồ ng thời có giải pháp hỗ trợ phù hợp cho nhu cầu của hô ̣ nghèo, câ ̣n nghèo. Viê ̣c xác định mức đô ̣ thiếu hu ̣t thông qua tiếp cận đo lường nghèo đa chiề u sẽ góp phầ n tăng tính hiê ̣u quả của chính sách hỗ trơ ̣, ha ̣n chế tiǹ h tra ̣ng trông chờ, ỷ la ̣i của đố i tươ ̣ng thu ̣ hưởng, đồ ng thời là cơ sở để xây dựng kế hoa ̣ch ngân sách thực hiê ̣n chính sách giảm nghèo và an sinh xã hô ̣i phù hơ ̣p hơn. Phú Lương là huyện miền núi, nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên 22km. Nơi đây có vị trí thuận lợi lớn nhất để kinh tế huyện phát triển liên vùng vì nằm trên tuyến quốc lộ III theo trục kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên - Cao Bằng. Trong những năm qua, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã áp dụng nhiều các giải pháp giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đã đạt được những thành tựu nhất định. Tỷ lệ người dân được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, đời sống người nghèo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. 2 được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Kết quả giảm nghèo tuy đạt được những mục tiêu đề ra nhưng chưa thực sự bền vững. Do vậy, vấn đề cần quan tâm là: Tỷ lệ nghèo đơn chiều trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên là bao nhiêu? Tỷ lệ nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đang ở mức độ nào? Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo tiếp cận đa chiều ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên? Để giảm nghèo tiếp cận đa chiều, cần phải có những giải pháp như thế nào? Để trả lời những câu hỏi nghiên cứu này, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực tra ̣ng nghèo tiếp cận đa chiều ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm nghèo tiếp cận đa chiều ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo tiếp cận đa chiều. - Đánh giá được thực trạng và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiề u ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp giảm nghèo tiếp cận đa chiều ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghèo tiếp cận đa chiều ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng thu thập tài liệu là các hộ nghèo tiếp cận đa chiều theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/11/2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. 3 3.2.1. Phạm vi về nội dung: Phân tích, đánh giá các chiều nghèo, tìm ra tỷ lệ nghèo đơn chiều và đa chiều của các hộ nông dân trong cộng đồng huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 3.2.2. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 3.2.3. Phạm vi về thời gian - Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2011-2015 - Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin về các chiều nghèo được điều tra trong năm 2016 - Các giải pháp được nghiên cứu và đề xuất cho giai đoạn 2016-2020. 4. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu đề tài cung cấp những bằng chứng khoa học về sự cần thiết phải chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo sang đa chiều. Trên cơ sở nghiên cứu về các chiều nghèo của các hộ dân trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có thể biết được tỷ lệ nghèo đơn chiều và đa chiều của huyện. Mặt khác, xác định được các yếu tố gây ảnh hưởng đến nghèo của các hộ trong địa bàn huyện, từ đó, nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của các hộ và đề ra các giải pháp giải quyết các nhu cầu trước mắt, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, giáo dục, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân trên địa bàn xã. Đồng thời, đề tài giúp định hướng những kiến nghị lên cơ quan quản lý cấp trên kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm giúp địa phương giảm nghèo tiếp cận đa chiều. 5. Đóng góp mới - Tổng hợp, hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghèo tiếp cận đa chiều. - Tìm hiểu, đánh giá được thực trạng nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. 4 - So sánh được thực trạng nghèo đa chiề u theo các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. - Đề tài đưa ra giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm nghèo bề n vững tại địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Bố cục luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về nghèo tiếp cận đa chiều Chương 2: Phương pháp nghiên cứu của đề tài Chương 3: Thực trạng nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Chương 4: Một số giải pháp nhằm giảm nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU 1.1 Cơ sở lý luận về nghèo tiếp cận đa chiều 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm nghèo đói Cho đến nay, khái niệm về nghèo đói chưa hề có sự thay đổi, mặc dù chưa có định nghĩa chính thức, tuy nhiên nhiều quan niệm về nghèo đói hiện đang được các quốc gia thừa nhận; Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn” (Tuyên bố Liên hợp quốc, 6/2008, được lãnh đạo của tất cả các tổ chức UN thông qua). Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế Xã hội Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao rằng: "Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận." Theo Amartya Kumar Sen, nhà Kinh tế học Ấn Độ (đoạt giải Nobel Kinh tế): để tồn tại, con người cần có những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu; dưới mức tối thiểu này, con người sẽ bị coi là đang sống trong cảnh nghèo nàn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. 6 Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà chính trị và các học giả cho rằng nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. [1]. Nói một cách cụ thể hơn, nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống ở mức tối thiểu, không thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu cơ bản ở đây chính là cái thiết yếu, cái tối thiểu để duy trì sự tồn tại của con người. Nhu cầu ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp, v.v… “Đói là một bộ phận của những người nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu như: cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thu nhập không duy trì cuộc sống” (Vũ Thị Bình và cs, 2006).[2] “Theo nghĩa tuyệt đối, nghèo khổ là một trạng thái mà các các nhân thiếu những nguồn lực thiết yếu để có thể tồn tại” [5]. Khái niệm này nhằm vào phúc lợi kinh tế tuyệt đối của người nghèo, tách rời với phân phối phúc lợi của xã hội. Điều này có nghĩa là mức tối thiểu được xác định bằng ranh giới nghèo khổ. Ranh giới nghèo khổ phản ánh mức độ nghèo khổ của một tầng lớp dân cư nhất định trong thời gian nhất định. Nó thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế và những chính sách điều chỉnh xã hội trong các kế hoạch chung và dài hạn của quốc gia. Ranh giới nghèo khổ có thể được xếp theo cách tiếp cận “đáp ứng nhu cầu cơ bản”, trong đó chỉ rõ mức dinh dưỡng tối thiểu và những nhu cầu thực phẩm khác. “Theo nghĩa tương đối, nghèo là tình trạng thiếu hụt các nguồn lực của các cá nhân hoặc nhóm trong tương quan với các thành viên khác trong xã hội, tức là so với mức sống tương đối của họ”. Như vậy, nghèo tương đối là là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương xem xét. Khái niệm này thường được các nhà xã hội học ưa dùng vì nghèo tương đối liên quan đến sự chênh lệch về những nguồn lực vật chất, nghĩa là về bất bình đẳng phân phối trong xã hội. Phương pháp tiếp cận này cho thấy rằng nghèo khổ là khái niệm động, thay đổi theo không gian và thời gian, cũng như theo trình độ học vấn và truyền thống. Đây là cách tiếp cận đói nghèo tập trung vào phúc lợi của tỷ lệ dân số nghèo nhất, có tính đến mức phân phối phúc lợi của toàn xã hội. Từ cách hiểu trên, có thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. 7 nhận thấy, khái niệm nghèo tương đối phát triển theo thời gian, tùy thuộc vào mức sống của toàn xã hội. Những định nghĩa về nghèo đói được thay đổi nhiều lần theo thời gian và không gian khác nhau. Bởi ranh giới của nghèo đói là không được hưởng hoặc được hưởng rất ít và không được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Do vậy để đánh giá đúng mức độ của nghèo đói, thế giới thường dùng khái niệm “nghèo khổ” và nhận định nghèo khổ theo bốn khía cạnh sau: Về thời gian: phần lớn người nghèo khổ là những người sống dưới mức chuẩn” trong suốt một thời gian dài để phân biệt với số người nghèo khổ “tình thế” như những người thất nghiệp, hoặc do khủng hoảng kinh tế, thiên tai, chiến tranh, tệ nạn xã hội, rủi ro...[5]. Về không gian: về mặt này thì nghèo đói diễn ra chủ yếu ở khu vực nông thôn, miền núi, nơi có nhiều người sinh sống [5]. Về giới: theo thống kê thì những người nghèo đói là phụ nữ đông hơn là nam giới, Trong những hộ nghèo nhất thì đa phần là do người phụ nữ là chủ hộ hay chủ gia đình, còn trong những hộ nghèo đó do người đàn ông làm chủ hộ thì người phụ nữ lại khổ hơn nam giới [5]. Về môi trường: đối với những nước ở vùng sinh thái khắc nghiệt thì tỷ lệ người nghèo khá đông, ở những nước này tình trạng nghèo đói và sự xuống cấp về môi trường sinh thái ngày một trầm trọng thêm [5]. Ở Việt Nam đói và nghèo thường được chia ra làm hai khái niệm riêng biệt: Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.[5] Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Sự nghèo khổ, sự bần cùng được biểu hiện là đói, là tình trạng con người không có cái ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày và không đủ sức để lao động, để tái sản xuất sức lao động.[5] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. 8 Nhìn chung, nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng. Nghèo đói được phản ánh dưới ba khía cạnh: Thứ nhất, không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu của con người. Thứ hai, mức sống thấp dưới mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú. Thứ ba, không có cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng. 1.1.1.2. Khái niệm nghèo tiếp cận đa chiều Khái niệm nghèo về tiền thường được áp dụng trong nghiên cứu về đói nghèo trên thế giới. Tuy nhiên, tình trạng nghèo không chỉ được đo lường bằng chi tiêu hay thu nhập, mà còn bằng các chỉ báo về mức sống chỉ ra phúc lợi kinh tế - xã hội mà hộ gia đình có được. Mặc dù vậy, việc chọn lựa các chỉ báo phù hợp để đo lường nghèo tiếp cận đa chiều vẫn còn chưa rõ ràng. Cách tiếp cận Sinh kế bền vững (SLA) của Bộ Phát triển Quốc tế - Vương Quốc Anh (DFID) có quan hệ chặt chẽ với khái niệm nghèo tiếp cận đa chiều khi sử dụng một bộ các chỉ báo kinh tế - xã hội để phản ánh khả năng tiếp cập đến năm nhóm tài sản sinh kế bao gồm tài sản con người, xã hội, tự nhiên, vật chất và tài chính của hộ gia đình hoặc cá nhân. Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn” (Tuyên bố Liên hợp quốc, 6/2008, được lãnh đạo của tất cả các tổ chức UN thông qua). Theo đó, người nghèo được tiếp cận theo hướng đa chiều, có nghĩa là không chỉ có mức thu nhập bình quân dưới chuẩn nghèo mà còn thiếu hụt ít nhất một trong những nhu cầu xã hội như giáo dục, y tế, an sinh xa hội, nhà ở, dịch vụ cơ bản tại nơi ở, lương thực thực phẩm…. Như vậy, khái niệm nghèo tiếp cận đa chiều được hiểu là tình trạng con người không được đáp ứng nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.[9] 1.1.2 Tiêu chí phân loại nghèo tiếp cận đa chiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. 9 1.1.2.1. Chuẩn mực xác định nghèo đói trên thế giới Hiện nay trên thế giới tồn tại hai phương pháp chủ yếu tính toán của World Bank. - Phương pháp Atlas tức là tính theo tỷ giá hối đoái và tính theo USD World Bank chia ra làm 6 loại nước (tính toán năm 1990): + Trên 25.000 USD/người/năm là nước cực giàu. + Từ 20.000 dến dưới 25.000 UDS/người/năm là nước giàu. + Từ 10.000 đến dưới 20.000 USD/người/năm là nước khá giàu. + Từ 2.500 đến dưới 10.000 USD/người/năm là nước trung bình. + Từ 500 đến dưới 2.500 USD/người/năm là nước nghèo. + Dưới 500 USD/người/năm là nước cực nghèo. Tuy nhiên theo phương pháp trên, việc chuyển đổi thường bị sai lệch không phản ánh được tính ngang của sức mua. Do đó từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, Liên hợp quốc đã đề ra phương pháp tính bình quân thu nhập mỗi nước theo sức mua tương đương (PPP).[6] - Phương pháp sức mua tương đương (PPP) Là phương pháp sử dụng rộng rãi so sánh chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người giữa các nước, để đưa ra chỉ tiêu định lượng so sánh giữa các nước bằng cách đưa đồng tiền của mỗi nước về một đơn vị đo lường thống nhất đồng USD. World Bank sau nhiều cuộc điều tra trên toàn cầu đã đưa ra ngưỡng nghèo chung theo (PPP): + Đối với các nước có thu nhập thấp: < 1 USD/ngày + Đối với các nước có thu nhập trung bình thấp:
  19. 10 thu nhập trong đó coi thu nhập bằng tiền là tiêu chí duy nhất đại diện cho nhu cầu của con người. Các văn bản pháp luật cơ bản làm cơ sở định hướng cho xây dựng phương pháp tiếp cận nghèo tiếp cận đa chiều ở Việt Nam là Hiến pháp sửa đổi năm 2013, trong đó Điều 34 có quy định “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”. Nghị quyết 15-NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020: đưa ra các nhiệm vụ về đảm bảo an sinh xã hội trong đó có đáp ứng các nhu cầu tối thiểu về y tế, giáo dục, việc làm, nhà ở và thông tin. Nghị quyết 76/2014/QH13 của Quốc hội chỉ đạo định hướng "xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản". Thứ hai là trong qua trình chuyển đổi phương pháp tiếp cập đo lường nghèo từ đơn chiều sang nghèo tiếp cận đa chiều, chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều và chuẩn nghèo thu nhập sẽ được sử dụng song song. Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều sử dụng để phản ánh ngưỡng thiếu hụt về các nhu cầu cơ bản của con người Việt Nam. Chuẩn nghèo thu nhập thể hiện mức sống bằng tiền. Chuẩn thu nhập sẽ được dùng làm như tiêu chí bổ sung để phân loại đối tượng nghèo tiếp cận đa chiều thành cách đối tượng ưu tiên chính sách. Thứ ba là khi tiếp cận nghèo tiếp cận đa chiều phân tách rõ ràng 3 công việc: đo lường và giám sát nghèo, xác định hộ nghèo, và xác định đối tượng thụ hưởng chính sách. Thứ tư là đo lường và giám sát nghèo sẽ được tiến hành độc lập bởi cơ quan thống kê và sử dụng các chuẩn nghèo khách quan, được xây dựng trên cơ sở khoa học, nhằm giám sát và đánh giá sự thay đổi tình trạng nghèo qua thời gian, không gian, và đối tượng, cung cấp thông tin cho hoạch định chính sách vĩ mô; cơ quan thống kê sẽ chịu trách nhiệm công bố tỷ lệ nghèo hàng năm, giai đoạn của cả nước cũng như từng địa phương. Thứ năm là việc xác định hộ nghèo và các đối tượng an sinh xã hội khác được tiến hành bởi ngành Lao động, Thương binh và Xã hội từ nhận diện, lập danh sách phục vụ cho công tác quản lý, xác định đối tượng thụ hưởng, và hoạch định chính sách cả cấp trung ương và địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. 11 Thứ sáu là việc xác định đối tượng thụ hưởng chính sách: mỗi chính sách phụ thuộc vào nội dung và nguồn lực cụ thể sẽ xác định đối tượng thụ hưởng tương ứng; các đối tượng thụ hưởng cũng không nhận được sự hỗ trợ như nhau mà tùy thuộc nhu cầu mà sẽ được phân loại hỗ trợ cho phù hợp. 1.1.2.3. Mục tiêu của phương pháp đo lường nghèo tiếp cận đa chiều ở Việt Nam Đó là nhằm đạt được ba mục tiêu cơ bản sau: (1) Đo lường quy mô và mức độ nghèo tiếp cận đa chiều: Trên cơ sở đó nhằm theo dõi tiến trình giảm nghèo và đánh giá tác động của các chương trình, chính sách giảm nghèo và phát triển xã hội qua thời gian, giữa các vùng, các nhóm dân cư, đặc biệt là theo các chiều nghèo, đồng thời phục vụ cho hoạch định chương trình, chính sách phù hợp. (2) Xác định đối tượng hộ nghèo tiếp cận đa chiều:đặc biệt là những hộ nghèo nhất và các thiếu hụt của họ để đặt mục tiêu, thiết lập ưu tiên, xây dựng và thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội hiệu quả, phù hợp với các đối tượng và nhu cầu khác nhau. (3) Xác định đối tượng thụ hưởng chính sách: Thông tin về tình trạng nghèo và đối tượng nghèo kết hợp với các tiêu chí bổ sung khác sẽ giúp từng chương trình, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội xác định được các đối tượng phù hợp nhất cho các hỗ trợ của mình. Mỗi chính sách phụ thuộc vào nội dung và nguồn lực cụ thể sẽ xác định đối tượng thụ hưởng tương ứng; các đối tượng thụ hưởng cũng không nhận được sự hỗ trợ như nhau mà tùy thuộc nhu cầu sẽ được phân loại hỗ trợ cho phù hợp; 1.1.2.4. Phương pháp đo lường nghèo tiếp cận đa chiều ở Việt Nam Phương pháp luận đo lường nghèo tiếp cận đa chiều của Việt Nam áp dụng phương pháp Alkire&Foster do Tổ chức Sáng kiến phát triển con người và chống nghèo đói Oxford (OPHI) xây dựng. Phương pháp này đã được sử dụng để tính Chỉ số nghèo tiếp cận đa chiều (MPI) trong Báo cáo Phát triển Con người của Liên hợp quốc từ năm 2010. Đây cũng là phương pháp đang được nhiều quốc gia sử dụng trong đo lường và giám sát nghèo, xác định đối tượng nghèo, đánh giá và xây dựng các chính sách giảm nghèo và phát triển xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0