intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

116
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng HĐTTXH của các tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang (cụ thể là Phật giáo và Công giáo) và đề xuất các giải pháp phát huy hiệu quả HĐTTXH của các tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- TRẦN HOÀN KIẾM HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY (Qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo) LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC Hà Nội - 2020 i
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- TRẦN HOÀN KIẾM HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY (Qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo) Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 60 22 03 09 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG: NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THANH XUÂN PGS.TS. LÊ BÁ TRÌNH Hà Nội - 2020 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Luận văn này được thực hiện sau quá trình học tập ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội và qua quá trình nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tiễn về hoạt động từ thiện xã hội của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đặc biệt Phật giáo và Công giáo do chính học viên thực hiện. Các số liệu nghiên cứu, các nhận định, đánh giá, tài liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, các nội dung của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Kiên Giang, ngày …. tháng …. năm 2020 Ngƣời cam đoan Trần Hoàn Kiếm iii
  4. LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ với đề tài “Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay” (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo) của cá nhân tôi được hoàn thành trên cơ sở kiến thức thu được trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều người, nhiều tổ chức, đơn vị, sự động viên của người thân, gia đình, đồng nghiệp và quý thầy cô. Do đó, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến: Chư tôn đức lãnh đạo Ban trị sự GHPGVN tỉnhViệt Nam tỉnh Kiên Giang, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang, Chư tôn Hòa Thượng, Thượng tọa, Đại đức, tăng ni, quý Linh mục, Ban quản trị; các Trung tâm Từ thiện xã hội của Phật giáo và Công giáo trong tỉnh và các tín đồ theo đạo. Xin gửi lời cảm ơn đến Bộ môn Tôn giáo học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập thu thập kiến thức tại trường. Đặc biệt là tôi xin dành sự kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Bá Trình, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn khoa học này, thầy không chỉ là người trực tiếp hướng dẫn mà còn định hướng những vấn đề cần nghiên cứu, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn của mình. Kiên Giang, ngày …. tháng …. năm 2020 Tác giả luận văn iv
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA CÁC TÔN GIÁO ....................................................................................................10 1.1. Khái niệm về HĐTTXH; chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về các tôn giáo tham gia HĐTTXH:.............................. 10 1.1.1. Khái niệm TTXH và HĐTTXH: .................................................... 10 1.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các tôn giáo tham gia HĐTTXH: .................................................................................. 14 1.2. Quan niệm của các tôn giáo về HĐTTXH ........................................ 18 1.2.1. Phật giáo: ........................................................................................ 18 1.2.2. Công giáo: ....................................................................................... 22 Tiểu kết Chƣơng 1 ..................................................................................... 28 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY .............30 2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt đông của Phật giáo và Công giáo ở tỉnh Kiên Giang: ......................................................................................... 30 2.1.1. Phật giáo tỉnh Kiên Giang: ............................................................. 30 2.1.2. Công giáo tỉnh Kiên Giang: ............................................................ 37 2.2. Nội dung và phƣơng thức thực hiện HĐTTXH của Phật giáo và Công giáo ở tỉnh Kiên Giang: ................................................................... 41 2.2.1. Nội dung và phương thức thực hiện HĐTTXH của Phật giáo: ...... 41 2.2.2. Nội dung và phương thức thực hiện HĐTTXH của Công giáo: .... 50 2.3. Đánh giá về kết quả HĐTTXH của Phật giáo và Công giáo ở tỉnh Kiên Giang:................................................................................................. 61 2.3.1. Thành tựu tích cực: ......................................................................... 61 2.3.2. Khó khăn, hạn chế: ......................................................................... 63 1
  6. 2.3.3. Nguyên nhân: .................................................................................. 66 Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................... 72 Chương 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HĐTTXH CỦA PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG ..........................................................................................................74 3.1. Một số vấn đề đặt ra đối với HĐTTXH của Phật giáo và Công giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay: ...................................................................... 74 3.1.1. Một số vấn đề đặt ra đối với HĐTTXH của Phật giáo ở tỉnh Kiên Giang: .............................................................................................. 74 3.1.2. Một số vấn đề đặt ra đối với HĐTTXH của Công giáo ở tỉnh Kiên Giang: .............................................................................................. 75 3.2. Dự báo xu hƣớng tác động đến HĐTTXH của Phật Giáo và Công giáo tỉnh Kiên Giang:................................................................................. 76 3.2.1. Dự báo xu hướng chung: ................................................................ 76 3.2.2. Dự báo xu hướng HĐTTXH đối với Phật giáo: ............................. 78 3.2.3. Dự báo xu hướng HĐTTXH đối với Công giáo: ........................... 79 3.3. Đề xuất giải pháp và kiến nghị .......................................................... 80 3.2.1. Giải pháp chung: ............................................................................. 80 3.2.2. Giải pháp cụ thể: ............................................................................. 84 3.2.3. Kiến nghị: ....................................................................................... 87 Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................... 91 KẾT LUẬN ..............................................................................................................93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................95 PHỤ LỤC ẢNH 2
  7. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT ĐỌC LÀ GHPGVN Giáo hội Phật giáo Việt Nam GHCGVN Giáo hội Công giáo Việt Nam UBĐKCGVN Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam HĐTTXH Hoạt động từ thiện xã hội HĐTT Hoạt động từ thiện TTXH Từ thiện xã hội Lc Sách Kinh Thánh Lu ca Mt Sách Kinh Thánh Ma thêu Ga Sách Kinh Thánh Gio an MTTQ Mặt trận Tổ quốc 3
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo thống kê, đến năm 2016 có 1/5 dân số thế giới và 9,45% dân số Việt Nam phải sống trong điều kiện nghèo khó. Số người cần trợ giúp xã hội ở Việt Nam chiếm hơn 25% dân cư trong cả nước. Trong đó có khoảng 9,4 triệu người cao tuổi; 7,2 triệu người khuyết tật; trên 9 triệu người có vấn đề sức khỏe tâm thần; 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; khoảng 1,8 triệu lượt hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm; 234.000 người nhiễm HIV được phát hiện; 204.000 người nghiện ma tuý, hơn 48.000 người bán dâm, khoảng 30.000 nạn nhân bị bạo lực, bạo hành trong gia đình; ngoài ra, còn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị mua bán, bị xâm hại hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố; đồng thời, có khoảng 10% hộ nghèo, 5% hộ cận nghèo… đang rất cần những tấm lòng hảo tâm cưu mang, giúp đỡ [44, tr. 2, 3]. Giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên cùng với cộng đồng, xã hội không chỉ là mục tiêu an sinh xã hội của mỗi quốc gia, cộng đồng quốc tế mà còn là hoạt động mang tính nhân văn, cao cả của xã hội văn minh. Thời gian qua, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã rất nỗ lực thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo; kêu gọi, khuyến khích, tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, trong đó có các tổ chức tôn giáo thực hiện các hoạt động nhân đạo từ thiện, giúp đỡ người nghèo khổ, bất hạnh. HĐTTXH của các tôn giáo nói chung và của Phật giáo, Công giáo nói riêng ở nước ta xuất phát từ chức năng xã hội của tôn giáo và là một nhu cầu tự thân trong việc thực hành giáo lý, giáo luật của chức sắc, tín đồ… 1
  9. Xuất phát từ quy định của giáo lý, GHPGVN và GHCGVN rất chú trọng đến HĐTTXH với mong muốn thực hiện vai trò “nhập thế” của mình; trên cơ sở đó, GHPGVN và GHCGVN xác định HĐTTXH chính là trách nhiệm của mỗi Phật tử, mỗi Kitô hữu và cũng là một nội dung hành đạo của giáo hội. Với số lượng tín đồ chỉ chiếm 14,5% tổng dân số cả nước, những tín đồ Phật giáo và Công giáo Việt Nam với phương châm sống “Tốt đời đẹp đạo”, “Đồng hành cùng dân tộc” và tinh thần thương yêu tha nhân như chính mình, đã có những đóng góp không nhỏ cho công tác TTXH. Kiên Giang là một trong những địa phương mà Phật giáo và Công giáo có nhiều hoạt động tích cực. Tinh thần từ bi, bác ái, giàu lòng thương yêu tha nhân của tín đồ Phật giáo và Công giáo hòa trộn với bản tính rộng rãi, khoáng đạt, trọng tình, trọng nghĩa, năng động, dám nghĩ, dám làm… là nét tính cách riêng có của người phương Nam đã tạo nên một cộng đồng Phật giáo và Công giáo ở tỉnh Kiên Giang nhiệt huyết, say mê làm việc thiện. Công tác TTXH của hai tôn giáo này được tiến hành dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, nhân đạo, TTXH… mang lại sự hỗ trợ thiết thực cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Các hoạt động nhân ái này không chỉ góp phần tự củng cố đức tin cho người Phật giáo và Công giáo ở tỉnh Kiên Giang, mà còn đem đến cho họ sự trân trọng và tình cảm yêu thương của cộng đồng các dân tộc ở địa phương, là điều kiện để họ thực hiện phương châm sống “Tốt đời- đẹp đạo”. Bên cạnh những đóng góp cho an sinh xã hội, HĐTTXH của các tôn giáo nói chung, của GHPGVN và GHCGVN nói riêng cũng còn nhiều khó khăn, bất cập, còn nhiều hoạt động hiệu quả chưa cao. Cùng với việc chưa bảo đảm tính chuyên nghiệp của công tác xã hội, HĐTTXH của hai tôn giáo trên ở Kiên Giang còn tiềm ẩn các yếu tố tiêu cực, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của địa phương, nhất là việc lợi 2
  10. dụng chính sách tôn giáo cởi mở và sự khuyến khích tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia các HĐTT, nhân đạo của Đảng và Nhà nước, một số tổ chức, cá nhân nước ngoài đã thông qua các hoạt động tài trợ, phối hợp với các tôn giáo với HĐTHXH để móc nối, kết cấu với các đối tượng xấu trong nước nhằm thực hiện âm mưu chống phá chế độ và truyền đạo trái pháp luật. Cần phải có giải pháp cụ thể để phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế những khó khăn, yếu kém. Đây là một trong những vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược trong công tác tôn giáo hiện nay. Xuất phát từ tình hình trên, việc nghiên cứu thực trạng HĐTTXH của GHPGVN và UBĐKCGVN ở tỉnh Kiên Giang để đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy những hiệu quả và giảm thiểu những hạn chế, tiêu cực trong hoạt động này sẽ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cả về mặt lý luận và thực tiễn, là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược hiện nay. Vì vậy, học viên chọn nội dung nghiên cứu HĐTTXH của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo) làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ Tôn Giáo học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu về HĐTTXH của các tôn giáo nói chung và của Phật Giáo, Công giáo nói riêng; những chủ trương, chính sách, pháp luật và một số cuốn sách, bài báo, tạp chí, bài tham luận Hội thảo, báo cáo về HĐTTXH của tôn giáo và các tấm gương tiêu biểu trong hoạt động này, trong đó có các công trình đáng chú ý sau: 1. Trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Trách nhiệm xã hội trong nền kinh tế thị trường” (2009), PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ có bài viết “Vai trò của GHCG trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, bài viết đã khái quát tình hình đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và nêu lên vai trò, trách nhiệm của GHCG với dân tộc và xã hội trong nền kinh tế thị trường; Bài viết 3
  11. “Cái nhìn và tâm tư của nữ tu trước xã hội” của Nữ tu Trần Thị Quỳnh Giao có đề cập đến đời sống của các nữ tu Công giáo ở Việt Nam trước và sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, những tâm tư, trăn trở của họ trước các vấn đề xã hội và những đóng góp của họ trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo… và Bài viết của TS. Nguyễn Văn Khảm, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh có bài viết bàn đến mối tương quan giữa trách nhiệm của Giáo hội Công giáo và chính quyền trước những vấn đề xã hội. 2. Đăng trên Nguyệt san Công giáo và Dân tộc (số 100, tháng 4/2003), tác giả Nhật Tảo có bài viết “Thánh Gioan Baptiste de Salle – Đấng bảo trợ các nhà giáo dục (1651- 1791), bài viết đề cập đến những nguyên nhân dẫn dắt Thánh Gioan Baptiste de Salle quyết định dấn thân vào sự nghiệp giáo dục từ thiện cho trẻ em nghèo. 3. Đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử (10/01/2015) tác giả Nguyễn Hữu Tuấn có bài viết “Tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia chủ trương xã hội hóa y tế, từ thiện nhân đạo”, trong đó, nêu lên sự tham gia của các tổ chức, cá nhân tôn giáo vào hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo đã góp phần làm đa dạng việc huy động các nguồn lực xã hội cho công tác xã hội nói chung, chăm sóc y tế nói riêng; chia sẻ gánh nặng với chính quyền địa phương, với Nhà nước và xã hội. 4. Đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (Số 389, năm 2016), các tác giả Hoàng Thu Hương, Bùi Phương Thanh viết về “Tâm thế tham gia HĐTT của Phật tử ở Việt Nam hiện nay”, bài viết có nêu sự xuất hiện của nhiều câu lạc bộ, nhóm từ thiện cũng như sự gia tăng vai trò của các tổ chức Tôn giáo với HĐTT. 5. Đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội (số 07, 2018), tác giả Hoàng Văn Chung dịch bài viết “Hướng tới một khung tìm hiểu các hoạt động kinh tế và từ thiện của các tôn giáo - Trường hợp nước Mỹ”, Brett G. Scharrffs, 4
  12. bài viết đã giới thiệu những loại hình hoạt động từ thiện mà các tôn giáo thực hiện và đề xuất một khung pháp lý quản lý các HĐTT, kinh tế của các giáo hội ở Mỹ. 6. Đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (số 11, 2009), tác giả Nguyễn Ngọc Sơn viết “Trách nhiệm xã hội của Ủy ban Bác ái xã hội - Caritas Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường”, bài viết đã nêu bật những kết quả trong hoạt động bác ái xã hội mà Ủy ban Bác ái xã hội Caritas Việt Nam đã đạt được. 7. Cuốn sách “Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam”, PGS.TS Trần Hồng Liên (2010), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo và xã hội trong tình hình phát triển kinh tế-xã hội của vùng đất Nam Bộ góp phần vào việc tìm hiểu vai trò xã hội của Phật giáo, thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa tôn giáo và xã hội. 8. Đăng trên Website Mặt trận (12/9/2017) PGS.TS Lê Bá Trình, có bài viết “Phát huy vai trò của các tôn giáo Việt Nam tham gia công tác xã hội từ thiện”, Bài viết khẳng định việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các tôn giáo ở Việt Nam tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện là một yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng trong tình hình hiện nay. 9. Trong cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện” của PGS.TS. Lê Bá Trình, PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh, TS. Trần Văn Anh (đồng chủ biên) , Nxb Tôn giáo, 2017 có nhiều bài viết đề cập trực tiếp đến HĐTTXH của Phật giáo cả nước: giáo dục mầm non, nuôi dạy trẻ mồ coi, khuyết tật, khám chữa bệnh từ thiện, những giải pháp của Phật giáo góp phần an sinh xã hội,… và đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát huy vai trò của Phật giáo trong HĐTTXH. Đáng chú ý là có một số bài viết đề cập đến HĐTTXH của Phật giáo Kiên Giang như: “Từ Trung tâm từ thiện Phật Quang, nghĩ về những giải pháp phát triển bền vững cho HĐTTXH Phật giáo” của PGS.TS Trần Hồng Liên; “Nhà 5
  13. dưỡng lão, mái ấm tình thương và trách nhiệm của xã hội” Thượng tọa. Thích Minh Tiến, Trưởng Ban quản lý nhà dưỡng lão Thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang; “Trung tâm TTXH Phật Quang, một mô hình nhập thế của Phật giáo Kiên Giang”,… 10. Đăng trong cuốn Đào tạo Tôn Giáo học ở Việt Nam: quá trình hình thành và phát triển (2016), TS. Từ Thành Đạt có bài viết “Hoạt động giáo dục tại Trung tâm TTXH Phật Quang” bài viết đề cập đến khá chi tiết các hoạt động giáo dục của một cơ sở TTXH điển hình ở tỉnh Kiên Giang… Ngoài ra tác giả còn nghiên cứu, tìm hiểu nhiều bài viết, công trình nghiên cứu khác đề cập đến vấn đề HĐTTXH theo từng mức độ, các góc độ và một phần liên quan đến HĐTTXH. Các công trình nghiên cứu trên đây là những tư liệu, tài liệu quý liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa công tác nhân đạo, TTXH nói chung, của các tôn giáo nói riêng. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về HĐTTXH một cách tổng thể của Phật giáo và Công giáo ở tỉnh Kiên Giang. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng HĐTTXH của các tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang (cụ thể là Phật giáo và Công giáo) và đề xuất các giải pháp phát huy hiệu quả HĐTTXH của các tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐTTXH của các tôn giáo nói chung và HĐTTXH của Phật giáo và Công giáo ở tỉnh Kiên Giang nói riêng trong bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển thực hiện cơ chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 6
  14. Phân tích, đánh giá thực trạng về HĐTTXH của các tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang; những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của hoạt động này trong thời gian qua. Đồng thời nêu lên những xu hướng, cơ hội và thách thức đối với việc phát huy vai trò của tôn giáo với HĐTTXH trong nhiệm vụ phát triển kinh tế, ổn định xã hội ở tỉnh Kiên Giang hiện nay và định hướng phát triển trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là HĐTTXH của Phật giáo và Công giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Nghiên cứu HĐTTXH của Phật giáo và Công giáo trong 15 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang - Thời gian: Các số liệu, dẫn liệu để phân tích, đánh giá chủ yếu trong giai đoạn 2010 - 2018 có tham chiếu số liệu từ năm 2006 và dự báo đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp lý luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tôn giáo; giáo lý, giáo luật liên quan đến HĐTTXH của Phật giáo, Công giáo và những chủ trương, định hướng của tỉnh Kiên Giang về xã hội hóa HĐTTXH. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành Tôn Giáo học; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác 7
  15. như: kết hợp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, điều tra xã hội học, nhân học, thống kê, tổng kết thực tiễn… Các số liệu được sử dụng trong luận văn chủ yếu được thu thập từ nguồn dữ liệu của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh, Cục thống kê tỉnh, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh, HĐTTXH của UBĐKCG, Hội đồng Giám mục Việt Nam, GHPGVN tỉnh Kiên Giang và tìm hiểu, khảo sát thực tế tại hai tôn giáo Phật giáo và Công giáo. 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn Góp phần làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan HĐTTXH của tôn giáo với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và ở tỉnh Kiên Giang nói riêng. Đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của các tôn giáo nói chung, của Phật giáo và Công giáo nói riêng tham gia vào HĐTTXH ở tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và mở rộng ra trong phạm vi cả nước. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Với kết quả đạt được, luận văn góp phần làm rõ thêm lý luận về tôn giáo với HĐTTXH nói chung và tôn giáo với HĐTTXH ở tỉnh Kiên Giang nói riêng, từ đó giúp cho người đọc nhận thức đúng hơn về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng ở Kiên Giang trong công tác lãnh đạo, quản lý nhằm phát huy hiệu quả của tôn giáo với HĐTTXH phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; làm tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo ở địa phương; đồng thời làm cơ sở phát triển việc nghiên cứu ở tầm mức cao hơn những nội dung liên quan đến đề tài. 8
  16. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương 8 tiết. Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐTTXH và HĐTTXH của các tôn giáo. Chương 2: Thực trạng về HĐTTXH của Phật giáo và Công giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay. Chương 3: Xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả HĐTTXH của Phật giáo và Công giáo ở tỉnh Kiên Giang. 9
  17. Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA CÁC TÔN GIÁO 1.1. Khái niệm về HĐTTXH; chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam về các tôn giáo tham gia HĐTTXH: 1.1.1. Khái niệm TTXH và HĐTTXH: Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (Nguyễn Như Ý chủ biên), do nhà xuất bản Văn hóa và Thông tin xuất bản năm 1999, “Từ thiện có nghĩa là có lòng lành, hay thương người, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó, khổ đau để làm phúc” Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1994 (do Hoàng Phê chủ biên) giải thích: “Từ thiện: (người có của) có lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó để làm phúc”. Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (Hoàng Phê chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2008 định nghĩa “Từ thiện là có lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó để làm phúc”. Còn “hoạt động”, theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (Nguyễn Như Ý chủ biên), do nhà xuất bản Văn hóa và Thông tin xuất bản năm 1999, có nghĩa là “làm những việc khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội”. Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (Hoàng Phê chủ biên), Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2008 định nghĩa: “Hoạt động là tiến hành những việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm một mục đích chung, trong một lĩnh vực nhất định”. 10
  18. Từ là lòng thương, sự hiền lành. Thiện là điều tốt. Từ thiện theo nghĩa thông thường là lòng thương yêu, muốn làm điều tốt cho người khác. Tiếng Anh/ Pháp: Charity/ Charité, có gốc Latin là Caritas, Carus nghĩa là tình thương quảng đại. Từ thiện được hiểu theo nghĩa là sự giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thường được thể hiện bằng những hoạt động biếu tặng tiền bạc, thức ăn, giúp đỡ những người đang cần giúp đỡ vì họ đang bệnh hoạn, nghèo khổ, không nơi nương tựa… Trong ý nghĩa này, từ thiện là sự thể hiện của Từ bi, Bác ái. Từ bi, Bác ái theo quan niện của Phật giáo và Công giáo không chỉ có nghĩa là thương yêu chúng sinh mà còn có nghĩa là thể hiện lòng thương yêu ấy bằng hành động, bằng việc làm cụ thể, tức là từ thiện. Như vậy, ta có thể hiểu rằng: TTXH là những việc làm, hành động tốt đẹp hướng đến cá nhân hoặc cộng động xã hội nhằm giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Đối với khái niệm “hoạt động xã hội” là toàn bộ những hành động của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp cho xã hội nói chung, con người nói riêng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội, đem lại cho con người cuộc sống ngày càng hạnh phúc, tươi đẹp hơn. Đối với khái niệm “xã hội” thì các từ điển trên giải thích “Xã hội là một tập thể hay nhóm những người được phân biệt với các nhóm người khác được các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thể chế và có cùng văn hóa”. HĐTTXH được hiểu là việc tiến hành những việc làm tốt đẹp hướng đến các cá nhân và tập thể trong cộng đồng xã hội nhằm giúp đỡ những người gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. 11
  19. Đối tượng của HĐTTXH là những người có hoàn cảnh khó khăn, khiếm khuyết về trí tuệ hoặc thể chất, nghèo đói, neo đơn, bệnh tật, hoặc các nạn nhân thiên tai, những người mắc các căn bệnh xã hội như mại dâm, nghiện ma túy, HIV/AIDS... Nguồn lực để thực hiện HĐTTXH là nguồn đóng góp của các tổ chức và cá nhân có lòng hảo tâm chia sẻ những khó khăn cho những người bất hạnh. HĐTTXH được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức có lòng hảo tâm, thương xót những người có hoàn cảnh bất hạnh. Trên thế giới có rất nhiều tổ chức TTXH, dưới đây là một số tổ chức TTXH đang hoạt động tại Việt Nam như: Phong trào Chữ thập đỏ-Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế là tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới, thường được gọi là Hội Chữ thập đỏ hay Hội Hồng thập tự. Tổ chức trên được thành lập ngày 29/10/1863 tại Geneve (Thụy Sỹ) gồm Ủy ban Chữ Thập đỏ quốc tế ở Geneve, Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ và 183 Hội Chữ thập đỏ và Trăng liềm đỏ quốc gia; có hơn 115 triệu tình nguyện viên... Tổ chức này hoạt động ở Việt Nam từ ngày 23/11/1946, có trụ sở tại 82, Nguyễn Du, Hà Nội. Quỹ Phẫu thuật Nụ cười (Operation Smile) là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận hoạt động trên lĩnh vực y tế, sức khỏe con người. Tổ chức này thành lập vào năm 1982, trụ sở tại Norfolk, Virginia (Hoa Kỳ); mục tiêu hoạt động là tiến hành các ca phẩu thuật bị sứt môi và hở hàm ếch cho trẻ em trên toàn thế giới, đồng thời giúp trang bị cho các nước năng lực cần thiết để tiến hành các ca phẩu thuật này. Quỹ Phẫu thuật Nụ cười hoạt động tại Việt Nam từ năm 1989, có trụ sở tại 16, Ngô Quyền, Hà Nội. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (United Nations Children‟s Fund) là một quỹ cứu tế do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thành lập ngày 12
  20. 11/12/1946, Quỹ này hoạt động tại Việt Nam vào năm 1975, có trụ sở tại 81A Trần Quốc Toản, Hà Nội. Một số tổ chức TTXH của công giáo: sau Chiến tranh Thế giới thứ Nhất (1914 - 1918), nhiều tổ chức Công giáo quốc tế chuyên HĐTTXH được thành lập trên phạm vi toàn cầu. Mục tiêu của các tổ chức này là tham gia xây dựng xã hội trần thế và dấn thân phục vụ Giáo hội địa phương, nhằm “đem sức mạnh cứu độ của Đức Kitô đến với mọi quốc gia, các tổ chức chính trị, kinh tế, các lĩnh vực văn hóa, văn minh và phát triển”. Điển hình trong số các tổ chức này là Hiệp hội Từ thiện Quốc tế (International Association of Charities), lập năm 1617 tại Chatillon les Dombes, Pháp. Ủy ban Công giáo Quốc tế Điều dưỡng viên Chăm sóc Y tế và Xã hội (International Catholic Committee of Nurses and Medico-Social Assistants), lập năm 1933 tại Bỉ. Caritas Quốc tế (Caritas Internationalis), thành lập năm 1951 tại Roma, Italia, hiện đang hoạt động tại 194 nước. Ngoài ra, nhiều tổ chức Công giáo khác tham gia trợ giúp người di cư, giúp phát triển y tế cho các nước đang phát triển, giúp đỡ bệnh nhân, người khuyết tật…, điển hình như: Huynh đoàn Kitô cho Bệnh nhân và Người khuyết tật (Christian Fraternity of the Sick anh Handicapped) trụ sở tại Thụy Sĩ, Y học Quốc tế Toàn cầu (Medicus Mundi Internationalis) thành lập năm 1964 tại Đức. Giáo hội Công giáo hết sức đa dạng, nhưng đều có chung động lực là góp phần giảm bớt đau khổ, giúp con người thăng tiến. Tính đến ngày 1/1/2003, Giáo hội Công giáo hoàn vũ có 11.675 viện điều dưỡng, 8.968 cô nhi viện, 14.432 viện dưỡng lão, 678 trại phong, 16.526 trạm y tế, 5.393 bệnh viện. Đối với các tổ chức TTXH trong các tôn giáo, đây là các tổ chức có vai trò quan trọng trong việc liên kết, chắp nối để hoạt động TTXH các tôn giáo trong đó có Phật giáo và Công giáo được tiến hành rộng khắp, mang lại hiệu 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2