intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

71
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu vềtình hình, đặc điểm tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Điện Biên, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH ĐỨC CƯỜNG TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH TÔN GIÁO HỌC Hà Nội, năm 2019
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH ĐỨC CƯỜNG TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY Ngành: Tôn giáo học Mã số: 8229009 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM THANH HẰNG Hà Nội, năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Thanh Hằng. Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày ……. tháng ……. năm 2019 Tác giả Đinh Đức Cường i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Tôn giáo học tại Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã giảng dạy và cho tôi nhiều kiến thức trong quá trình học tập. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ PHẠM THANH HẰNG, người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đồng thời tôi xin cảm ơn các Ban ngành của huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình làm luận văn tại địa phương. Tác giả luận văn Đinh Đức Cường ii
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÀ TÔN GIÁO Ở HUYỆN ĐIỆN BIỆN, TỈNH ĐIỆN BIÊN .............................................. 11 1.1. Một số vấn đề lý luận về công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ................................................................................... 11 1.2. Tôn giáo ở huyện Điện Biên ............................................................ 20 Chương 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ...................................... 34 2.1. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên........................................................................... 34 2.2. Bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra .................................. 53 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN ......................................................................................... 61 3.1. Phương hướng .................................................................................. 61 3.2. Giải pháp .......................................................................................... 66 3.3. Kiến nghị .......................................................................................... 71 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 80 iii
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT QLNN: Quản lý nhà nước UBND: Ủy ban nhân dân iv
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình đạo Tin Lành qua các năm ..................................... 26 Bảng 1.2. Tình hình Công giáo qua các năm .......................................... 27 v
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã hội, ra đời và phát triển từ hàng nghìn năm nay. Từ khi ra đời, tôn giáo đã trải qua những thăng trầm và không ngừng biến đổi theo sự biến đổi của tồn tại xã hội, nhưng chung nhất, nó luôn là một nhu cầu tinh thần của đa số nhân loại. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo có sức ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đến tập quán của nhiều quốc gia, của các tộc người trong một quốc gia, theo cả hai chiều kích tích cực và tiêu cực. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, bên cạnh các tôn giáo lớn có tổ chức với số lượng tín đồ đông đảo còn có các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống. Tôn giáo đã và đang trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, các hoạt động của tôn giáo được khôi phục và phát triển mạnh mẽ, số người theo tôn giáo ngày càng tăng. Nhưng bên cạnh những sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội lành mạnh, tuân thủ pháp luật thì vẫn còn có hiện tượng một số người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, mê hoặc nhân dân, thậm chí là phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc... Trước tình hình đó, công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo càng cần phải được tăng cường, không chỉ trên tầm vĩ mô mà còn ở các địa phương trong cả nước. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa quyết định sự thành bại của công tác tôn giáo trong tình hình mới. Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về công tác tôn giáo đều nhấn mạnh đến vai trò của công tác này. Điện Biên là một tỉnh thuộc miền Bắc nước ta, là một tỉnh Tây Bắc cách Hà Nội 504km về phía Tây. Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc dài hơn 400km, với 33 dân tộc sinh sống. Người theo tôn giáo chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin Lành. Huyện Điện Biên nằm ở phía Tây Nam tỉnh Điện Biên, phía Bắc giáp huyện Mường Lay, phía Tây và Nam giáp Lào, phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông, có cửa khẩu Tây Trang ngăn cách với 1
  9. Lào, phân chia hành chính 25 xã. Đây là một trong những huyện lớn có vai trò quan trọng của tỉnh Điện Biên. Trong những năm qua, tình hình tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Điện Biên nói riêng tương đối ổn định, sinh hoạt tôn giáo và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra đúng với chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Đại bộ phận chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trong tỉnh an tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng.Về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội; huyện Điện Biên đã tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Điện Biên vẫn nổi lên các vấn đề liên quan đến tôn giáo theo hướng tiêu cực như lợi dụng tôn giáo nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc,.... Huyện Điện Biên cũng có lượng người dân tộc theo tôn giáo và công tác QLNN đối với tôn giáo còn nhiều vấn đề đáng lưu tâm, Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình chung của tỉnh Điện Biên đã xảy ra một số vụ việc bất ổn liên quan trực tiếp đến vấn đề tôn giáo như vấn đề Tin Lành trong người Mông, sự vụ Mường Nhé, …. Dó đó, vấn đề quản lý tôn giáo đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Điện Biên nói riêng. Để làm tốt công tác này đòi hỏi chúng ta phải đi từ cơ sở, từ gốc rễ. Nghiên cứu một huyện lớn như huyện Điện Biên đóng vai trò làm hình mẫu quan trọng cho các địa bàn khác trên toàn tỉnh từ đó tạo thành một lối quản lý hiệu lực, hiệu quả, tạo điều kiện cho các mặt an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội –ổn định và phát triển trong khi vẫn đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng chính đáng của người dân. Từ thực tế tình hình trên, tôi chọn đề tài: “Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện nay” để làm luận văn Thạc sỹ Tôn giáo học. 2. Tình hình nghiên cứu Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn có thể được phân chia theo một số hướng cơ bản như sau: 2
  10. Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo. Nghiên cứu tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam nói riêng từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả. Ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo ở nhiều góc độ khác nhau. Riêng về vấn đề QLNN đối với hoạt động tôn giáo, trong thời gian qua cũngđã có khá nhiều công trình nghiên cứu. “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Hữu Khiển năm 2001 tập trung làm rõ quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, nêu nên tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ ra quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về tôn giáo và công tác tôn giáo, những nguyên tắc trong quản lý nhà nước đối với tôn giáo. “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam, lý luận – thực tiễn” của GS.TS Đỗ Quang Hưng năm 2008. Đây là công trình nghiên cứu có tính tổng hợp và toàn diện về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng, từng bước hoàn thiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Cuốn sách là tài liệu tham khảo rất cần thiết phục vụ cho các nhà nghiên cứu và quản lý về công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay. “Mác-Ăngghen bàn về tôn giáo” của PGS. TS Nguyễn Đức Sự chủ biên (bổ sung năm xuất bản). Tác giả nhận định, về phương diện tôn giáo, một hình thái ý thức tư tưởng đặc biệt, một tồn tại xã hội đa dạng, phong phú và phức tạp vốn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như triết học, xã hội học, tôn giáo học,… Trong cuộc đời sự nghiệp của Mác, Ăngghen không có nhiều điều kiện nghiên cứu về tôn giáo nhưng trong một số tác phẩm của mình có những luận đề các ông đã đề cập đến vấn đề tôn giáo đến nay vẫn được coi là những quan điểm có tính cơ bản về phương pháp luận trong lĩnh vực nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng tôn giáo. Có thể kể đến là luận điểm về bản chất và nguồn gốc của tôn giáo, tiến trình phát triển tôn giáo, lịch sử, vai trò xã hội của tôn giáo cũng như vấn đề 3
  11. con người, các thể chế xã hội với tôn giáo,… luôn có tính thời sự và sống động trong thực tiễn của nhân loại. Tác giả khẳng định đây là những vấn đề có tính vận dụng trong thực tiễn, là ngọn đèn pha để từ đó đóng góp nhiều mặt trong đó có công tác quản lý tôn giáo. “Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam” của GS. Đặng Nghiêm Vạn (bổ sung năm xuất bản). Ngoài việc nhắc đến và làm rõ những vấn đề đã bàn trong cuộc trao đổi năm 1997 về vấn đề tôn giáo của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cuốn sách còn từ góc độ kinh tế thử lý giải một số hiện tượng tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam; làm rõ hơn về sự tôn thờ của người Công giáo Việt Nam, về Phật pháp; bàn về tôn giáo và mê tín. Đối với công tác quản lý tôn giáo mà nói đây là những vấn đề đáng quan tâm, làm rõ để có phương hướng thực hiện một cách trọng điểm, chú tâm. “Giáo trình quản lý xã hội về tôn giáo” của PGS, TS Hoàng Quốc Bảo chủ biên- năm 2016. Giáo trình đã làm rõ đối tượng quản lý và phương pháp nghiên cứu quản lý xã hội về tôn giáo đồng thời phân tích cách nhìn nhận của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với vấn đề quản lý tôn giáo, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về quản lý tôn giáo. Giáo trình cũng đi sâu tìm hiểu một số tôn giáo ở Việt Nam từ đó nêu ra nguyên tắc, phương pháp,…đối với các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam. “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” của PGS, TS Nguyễn Thanh Xuân chủ biên năm 2015. Cuốn sách mang đến với người đọc bức tranh khái quát về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Đồng thời cuốn sách nói đến các chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ. “Quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của PGS, TS Nguyễn Hồng Dương, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2012. Cuốn sách nêu ra và phân tích những quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo; phác họa nên bức tranh tôn giáo ở Việt Nam hiện nay; đồng thời phân tích kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam từ cái nhìn đối sách với một số nước: Trung Quốc, Thái Lan, Xinhgapo; trên cơ sở đó, tác giả phân 4
  12. tích những vấn đề đặt ra và đề xuất một số khuyến nghị đối với công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. “Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền” của GS Đỗ Quang Hưng, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2014. Điểm nổi bật của công trình không chỉ quan tâm đến mối quan hệ Nhà nước với Giáo hội mà còn đi sâu vào khía cạnh nhà nước pháp quyền và tôn giáo. Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về luật pháp tôn giáo ở Việt Nam hiện nay từ pháp lý đến quyền pháp nhân, thể nhân tôn giáo. Đó là những cơ sở để xác định hai nhóm giải pháp lớn về lý luận chính sách tôn giáo và các chính sách tôn giáo cụ thể, bao quát từ việc hoàn thiện mô hình nhà nước thế tục và luật pháp tôn giáo, điều chỉnh mô hình và thay đổi phương thức QLNN đối với tôn giáo. “Quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về tôn giáo và Công giáo – những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Hoàng Minh Đô và PGS, TS Đỗ Lan Hiền, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2015 đã khái quát một số nội dung cơ bản: Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin về tôn giáo và Công giáo; Quan điểm của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và Công giáo; Thực trạng việc thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo và Công giáo ở Việt Nam; Kinh nghiệm của một số nước: Pháp, Hoa Kỳ, Liên xô (trước đây), Trung Quốc trong việc thực hiện chính sách đối với Công giáo và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. “Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác – Lênin đến thực tiễn Việt Nam” của PGS, TS Ngô Hữu Thảo, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, năm 2012 đã phân tích quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin về công tác tôn giáo như: nhận thức về công tác tôn giáo của hệ thống chính trị, nguồn gốc tôn giáo, vai trò tôn giáo và những yêu cầu đối với người cộng sản về phương pháp nhìn nhận đúng đắn đối với tôn giáo. Luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1975 đế n nay” của Bùi Hữu Dược năm 2014. Luận án nêu nên cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam. Đáng giá, phân tích về quá trình, kết quả 5
  13. quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam từ 1975 đến nay, từ đó đưa ra khuyến nghị, dự báo xu hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về tôn giáo ở Việt Nam trong thời gian tới. Luận văn tốt nghiệp đại học chính trị “Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay” của Nguyễn Tiến Dũng năm 2012. Luận văn khái quát một số vấn đề chung về QLNN đối với hoạt động tôn giáo, phân tích tình hình tôn giáo ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay và các hoạt động liên quan đến tôn giáo, từ đó đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra, kiến nghị và nêu ra một số giải pháp của công tác quản nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ triết học “Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn quận Hà Đông hiện nay” của Đinh Ngọc Tú năm 2013. Luận văn đã đánh giá thực trạng tôn giáo và công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo Hà Đông, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhắm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động tôn giáo địa bàn quận. Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự đối với hoạt động của đạo Công giáo trong tình hình hiện nay ở tỉnh Hà Nam” của Lê Thị Cúc năm 2012. Luận văn trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận cũng như thực trạng công tác QLNN về an ninh trật tự đối với hoạt động của đạo Công giáo ở tỉnh Hà Nam, đề tài đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về lĩnh vực này tại địa phương. Luận văn thạc sĩ tôn giáo học “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Bình phước hiện nay” của Phạm Thị Hằng 2015. Luận văn trên cơ sở nghiên cứu thực trạng QLNN đối với đạo Tin lành ở tỉnh Bình phước, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh. Luận văn tốt nghiệp đại học chính trị “Quản lý nhà nước đối với đạo Công giáo tại địa bàn tỉnh Nghệ An – thực trạng và giải pháp” của Trần Hải Hà năm 6
  14. 2009. Luận văn nêu khái quát về đặc điểm tỉnh Nghệ An, làm rõ thực trạng hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh, từ đó đề ra phương hướng, giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam: 25 năm nhìn lại” của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội năm 2016. Công trình gồm các bài nghiên cứu về cơ sở và thực tiễn của đường lối, quan điểm đổi mới về tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng Cộng sảnViệt Nam từ năm 1990 đến nay; đánh giá hiệu quả của chính sách tôn giáo, tín ngưỡng trong thời kỳ đổi mới đối với đời sống xã hội nói chung và đời sống tôn giáo ở Việt Nam nói riêng; cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng và tôn giáo trong thời gian tới. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam trong bối cảnh mới” của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2018. Công trình gồm các bài nghiên cứu tập trung phân tích những xu hướng và động thái mới trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng trên thế giới hiện nay dưới tác động mạnh mẽ của hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Từ đó nêu bật sự tác động của những xu hướng và động thái mới trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng trên thế giới, sự hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư nói riêng đến đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay; và đưa ra những khuyến nghị, giải pháp có tính khả thi cho việc tiếp tục hoàn thiện chính sách và pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng cũng như nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo của Việt Nam trong thời gian tới. Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về tôn giáo ở tỉnh Điện Biên. Luận án tiến sĩ “Vấn đề đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc Hmông và Dao ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” củaNguyễn Khắc Đức năm 2011 nghiên cứu sự xâm nhập, phát triển của đạo Tin Lành tỏng dân tộc Hmông và Dao ở các tỉnh miền núi phía Bắc (trong đó có Điện Biên), từ đó đề xuất kiến nghị nhằm đưa 7
  15. đạo Tin Lành hoạt động theo hướng ổn định, tuân thủ pháp luật, đảm bảo tính hiệu lực của chính sách đối với tôn giáo này trên địa bàn nghiên cứu. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 11&12 “Tôn giáo và đời sống gia đình, bản làng của người Mông” của PGS, TS Nguyễn Quang Hưng năm 2016 nghiên cứu tôn giáo trong đời sống tinh thần của người Mông, từ đó nhấn mạnh tôn giáo là hạt nhân của văn hóa. Bài viết tạp chí của Lê Bá Trình đăng ngày 01 tháng 11 năm 2018 trên website: tapchimattran.vn về “Sinh hoạt tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía bắc hiện nay”. Trong bài viết, tác giả nghiên cứu tình hình tôn giáo ở đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía bắc trong đó có tỉnh Điện Biên (chủ yếu tình hình Phật giáo, Công giáo, Tin lành) chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài viết của Lê Vui trên website của giáo xứ Sa Pa về “ Tình hình tôn giáo ở Tây Bắc thực trạng và giải pháp” ngày 06 tháng 06 năm 2019. Bài viết nói về tình hình tôn giáo ở các tỉnh Tây Bắc (Lào Cai, Điện Biên,…) từ đó đưa ra các biện pháp, những việc cần hành động để ổn định tôn giáo, đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xuyên tạc chống phá Đảng và nhà nước. Bài viết của Nguyễn Trường Giang trên trang baodienbienphu.info.vn “Nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo trong tình hình mới” ngày 03/08/2017 đã thống kê sơ bộ số lượng người theo tôn giáo tại tỉnh Điện Biên. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những việc Cấp ủy, chính quyền đã làm được nhằm nâng cao công tác quản lý tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Từ đó chỉ ra những khó khăn trong công tác quản lý và đưa ra những giải pháp để công tác quản lý tôn giáo đạt hiệu quả hơn. Tổng quan có thể thấy các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, về cả phương pháp luận và cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của vấn đề quản lý nhà nước đối với công tác tôn giáo. Các công tình đã đặt tôn giáo vào thực tiễn của từng địa phương để nêu lên những thực trạng của vấn đề 8
  16. quản lý nhà nước đối với tôn giáo và từ đó đề ra các giải pháp để giải quyết các khó khăn trong quản lý tôn giáo. Các công trình này sẽ là nguồn tài liệu để tham khảo và học tập cho luận văn này. Trên địa bàn Điện Biên, vì nhiều lý do khác nhau nên hiện nay vấn đề nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể. Vì vậy, hướng đề tài mà tôi lựa chọn hy vọng sẽ làm sáng tỏ hơn về vấn đề QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tìm hiểu về tình hình, đặc điểm tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Điện Biên, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề chung về công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo và tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. - Đánh giá thực trạng, rút ra bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra trong công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. - Đề xuất phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu là tôn giáo và công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. * Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu tôn giáo và công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu từ năm 2008 đến nay. 9
  17. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc tôn giáo; đồng thời xuất phát từ thực tiễn tình hình QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Điện Biên. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp chuyên ngành như tổng hợp và phân tích, khái quát hoá, thống kê, so sánh, lịch sử và lôgic, xã hội học, …. Các phương pháp nghiên cứu này đều nhằm hướng tới phân tích thực trạng của hoạt động quản lý tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 6. Đóng góp mới của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Bước đầu luận văn làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về QLNN đối với hoạt động tôn giáo; đưa ra khái quát mang tính lý luận từ thực tiễn công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở Điện Biên 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo nhằm định hướng xây dựng chủ trương, biện pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên và các huyện trong và ngoài tỉnh Điện Biên - có tình hình tôn giáo tương tự với huyện Điện Biên. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. 10
  18. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÀ TÔN GIÁO Ở HUYỆN ĐIỆN BIỆN, TỈNH ĐIỆN BIÊN 1.1. Một số vấn đề lý luận về công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo 1.1.1. Khái niệm “công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo” Công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo là một vấn đề quan trọng luôn được ưu tiên trong hoạt động quản lý của nhà nước. Để hiểu rõ hơn về QLNN đối với hoạt động tôn giáo, trước hết ta cần hiểu về các khái niệm.  “Quản lý”: Nhiều tác giả đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về quản lý dựa theo mục tiêu và góc độ nghiên cứu, tuy nhiên hiểu một cách đơn giản, quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý thông qua các công cụ nhằm đạt được mục tiêu đề ra.  “Quản lý nhà nước" là một dạng của quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực của nhà nước để điều chỉnh hành vi cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì ổn định và phát triển của xã hội. Theo nghĩa rộng, QLNN gồm 3 chức năng cơ bản là Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp do các cơ quan Nhà nước được phân công thực hiện. Theo nghĩa hẹp, QLNN là dạng quản lý xã hội mang quyền lực Nhà nước để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật.  “Tôn giáo” là một thuật ngữ không thuần Việt, được du nhập từ nước ngoài vào từ cuối thế kỷ XIX. Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người, của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu nhiên trần thế” (tác phẩm "Chống Đuyrinh") [2, Tr.437]. Trong tác phẩm của mình, C.Mac đã khẳng 11
  19. định “Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người” [3, Tr.569]. Qua đó có thể thấy, tôn giáo là sản phẩm của con người nên tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh tồn tại xã hội đã sản sinh ra nó. Tôn giáo là sản phẩm của một xã hội con người, do đó tôn giáo là một hiện tượng xã hội. Xét bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội vừa thể hiện sự phản kháng trước những đau khổ, bất hạnh của con người, vừa biểu thị sự bất lực của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội. Khoản 5, Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14), đã đưa ra định nghĩa về tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.” Như vậy, khi nói đến một tôn giáo hoàn chỉnh bao gồm: tôn giáo là đại diện cho một cộng đồng người có chung niềm tin vào thế lực siêu nhiên, huyền bí; có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi; có tổ chức hoạt động từ Giáo hội xuống cơ sở khá chặt chẽ.  “Hoạt động tôn giáo” theo Khoản 11 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14: “Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo”. Truyền bá tôn giáo (còn gọi là truyền đạo) là việc tuyên truyền những lý lẽ về sự ra đời, về luật lệ của tôn giáo. Sinh hoạt tôn giáo (còn gọi là hành đạo) là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý giáo luật, lễ nghi tôn giáo. Hoạt động quản lý tổ chức tôn giáo (còn gọi là quản đạo) nhằm thực hiện quy định của giáo luật, hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo, đảm bảo duy trì trật tự, hoạt động trong tổ chức tôn giáo.  “Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo”: Từ các khái niệm trên, khái niệm về công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo cũng được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa rộng: là quá trình dùng quyền lực nhà nước (quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp) của các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật để tác động, điều chỉnh, hướng các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được mục tiêu cụ thể của chủ thể quản lý. Nghĩa hẹp: là một dạng quản lý xã hội mang tính chất nhà nước; là 12
  20. chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, đó là sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động của các tín đồ, chức sắc trong việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo; quản lý nơi thờ tự, đồ dùng việc đạo, cơ sở vật chất xã hội của các tôn giáo. 1.1.2. Khách thể và chủ thể của công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là quá trình tác động, điều hành, điều chỉnh của các cơ quan hành pháp để các hoạt động tôn giáo diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. Có thể thấy, QLNN đối với hoạt động tôn giáo bao gồm các yếu tố: đối tượng quản lý (khách thể quản lý), chủ thể quản lý. Trước hết, đối tượng (khách thể) của QLNN đối với hoạt động tôn giáo bao gồm các tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc và các cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tôn giáo như cơ sở tôn giáo, cơ sở vật chất khác và các đồ dùng phục vụ hoạt động tôn giáo. Tổ chức tôn giáo, tại Khoản 12 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14: “Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo”. Tổ chức tôn giáo thường bao gồm cơ cấu tổ chức (cơ quan quyền lực – giáo quyền) từ trung ương đến cơ sở, hệ thống nơi thờ tự, tu viện, các trường đào tạo chức sắc, cùng với hội đoàn tôn giáo và nguồn tài chính duy trì các hoạt động tôn giáo,…Việt Nam có nhiều tổ chức tôn giáo khác nhau. Mỗi tôn giáo đều có hệ thống tổ chức bộ máy khác nhau. Hệ thống tổ chức, bộ máy của tổ chức tôn giáo được quy định trong hiến chương, điều lệ, các quy định của tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận. Tín đồ tôn giáo, tại Khoản 6 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14: “Tín đồ người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2