Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hôn nhân của người Công giáo tại giáo xứ Bình Hải, tỉnh Nam Định hiện nay
lượt xem 10
download
Mục đích của luận văn là làm rõ thực trạng hôn nhân Công giáo tại giáo xứ Bình Hải, tỉnh Nam Định, trong đó tập trung chủ yếu vào việc chỉ ra và phân tích những khó khăn, thách thức đối với hôn nhân Công giáo tại giáo xứ Bình Hải trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn làm rõ sự biến đổi của hôn nhân Công giáo tại giáo xứ Bình Hải và những vấn đề đặt ra đối với hôn nhân Công giáo tại giáo xứ Bình Hải trong bối cảnh hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hôn nhân của người Công giáo tại giáo xứ Bình Hải, tỉnh Nam Định hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ VĂN ĐẠT HÔN NHÂN CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO TẠI GIÁO XỨ BÌNH HẢI, TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC Hà Nội - 2020 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ VĂN ĐẠT HÔN NHÂN CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO TẠI GIÁO XỨ BÌNH HẢI, TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học Mã số: 60 22 03 09 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG: NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐỖ QUANG HƢNG PGS.TS. NGUYỄN QUANG HƢNG Hà Nội - 2020 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Vũ Văn Đạt 3
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô giáo trong Bộ môn Tôn giáo học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cũng như bạn bè, người thân đã dành cho tôi nhiều sự giúp đỡ quý báu trong quá trình học tập và làm luận văn. Một cách đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới người thầy - PGS.TS. Nguyễn Quang Hưng. Bằng tất cả tình yêu nghề, lòng nhiệt thành và cả sự nhẫn nại, thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Do những hạn chế về năng lực và điều kiện nghiên cứu, luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tác giả luận văn Vũ Văn Đạt 4
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Ga Tin mừng theo Gio-an GLHTCG Sách giáo lý của Hội thánh Công giáo Lc Tin mừng theo Lu-ca Mc Tin mừng theo Mác-cô Mt Tin mừng theo Mát-thêu NXB Nhà xuất bản tr trang 5
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO VÀ GIÁO XỨ BÌNH HẢI ................................................................................. 12 1.1. Tổng quan về hôn nhân Công giáo ........................................................ 12 1.2. Tổng quan về giáo xứ Bình Hải ............................................................. 23 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HÔN NHÂN CỦA NGƢỜI CÔNG GIÁO TẠI GIÁO XỨ BÌNH HẢI ................................................................................... 34 2.1. Những thủ tục, nghi lễ trong hôn nhân .................................................. 34 2.2. Tình hình hôn nhân trong những năm gần đây ...................................... 44 2.3. Khó khăn trong việc lãnh nhận bí tích Hôn phối và tình trạng sống thử, quan hệ trước hôn nhân .......................................................................... 47 2.4. Thách thức trong việc duy trì tính bền vững của hôn nhân Công giáo và vấn đề hôn nhân khác tôn giáo ................................................................. 54 CHƢƠNG 3. BIẾN ĐỔI CỦA HÔN NHÂN CÔNG GIÁO TẠI GIÁO XỨ BÌNH HẢI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY ................ 65 3.1. Biến đổi của hôn nhân Công giáo tại giáo xứ Bình Hải ........................ 65 3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi hôn nhân Công giáo tại giáo xứ Bình Hải ................................................................................................... 71 3.3. Một số vấn đề đặt ra đối với hôn nhân Công giáo tại giáo xứ Bình Hải trong bối cảnh hiện nay ................................................................................. 77 KẾT LUẬN .................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 92 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 97 1
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với người Công giáo, hôn nhân có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính thánh thiêng, do chính Thiên Chúa thiết lập và thánh hóa. Hôn nhân là một màu nhiệm lớn lao, biểu trưng cho sự kết hợp giữa Ðức Kitô và Hội Thánh, phản ánh tình yêu và sự trung thành của Thiên Chúa dành cho con người. Ở Việt Nam, hôn nhân Công giáo luôn được đánh giá cao bởi tính bền vững cũng như những nét đẹp trong đời sống hôn nhân và gia đình. Trong xã hội hiện nay, con người ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần, cuộc sống ngày càng tiện nghi và năng động. Tuy nhiên, cũng chính xã hội hiện đại ngày nay đang đặt nhân loại trước những biến động to lớn về văn hóa - đạo đức; nói như cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II (John Paul II), nhân loại đang sống trong một “nền văn minh sự chết” vốn phát sinh từ lối sống buông thả, sa đọa, hưởng thụ, thiên trọng về vật chất. Trong xã hội ngày nay, hôn nhân - chế cổ kính nhất trong nền văn hóa nhân loại, vốn là một giá trị truyền thống tốt đẹp hướng tới sự gắn kết con người - đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Hôn nhân Công giáo không nằm ngoài thực trạng đó. Trong mấy chục năm trở lại đậy, chưa bao giờ vấn đề quan hệ trước hôn nhân, vấn đề hôn nhân khác đạo, vấn đề ly hôn hay sự xem nhẹ ý nghĩa của hôn nhân - gia đình,… lại nhức nhối đối với Giáo hội Công giáo như hiện nay. Đó là chưa kể đến những vấn đề mới đang ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội như hôn nhân đồng tính, hôn nhân giữa những người chuyển giới,… Những thách thức trên là vấn đề chung của toàn xã hội, nhưng đối với Giáo hội Công giáo, những vấn đề đó càng trở nên nhức nhối, nặng nề, trực tiếp hoặc gián tiếp thách thức đến những giáo điều vốn là truyền thống bền vững của Giáo hội. Hôn nhân và gia đình trở thành đề tài nóng bỏng đối với Giáo hội Công giáo trong những năm gần đây. 2
- Trên thực tế, hôn nhân Công giáo ở Việt Nam đang đứng trước nhiều vấn đề, nhưng lâu nay, các nghiên cứu thường quan tâm nhiều hơn đến những giá trị, ý nghĩa, nói cách khác là những thành tựu của hôn nhân Công giáo mà chưa (hoặc ít) quan tâm đến những thách thức (trong vấn đề hôn nhân) mà người Công giáo Việt Nam đang phải đối mặt. Do đó, việc nhìn thẳng vào vấn đề, mạnh dạn chỉ ra những thách thức này là việc làm có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, những khẳng định vốn không dễ dàng này rất cần thiết phải căn cứ trên một nghiên cứu thực tế. Là một giáo xứ thuộc giáo phận Bùi Chu, giáo xứ Bình Hải được thành lập từ đầu thế kỷ XX ở miền duyên hải tỉnh Nam Định, trên vùng đất được hình thành từ quá trình quai đê lấn biển, khai hoang lập ấp trải qua hàng trăm năm. Có nhiều lý do thúc đẩy tác giả luận văn lựa chọn giáo xứ Bình Hải làm địa bàn nghiên cứu: Thứ nhất, giáo xứ Bình Hải thuộc giáo phận Bùi Chu - Nam Định - cái nôi của Công giáo Việt Nam; thứ hai, giáo xứ Bình Hải là một làng Công giáo toàn tòng, do đó dấu ấn Công giáo thể hiện sâu đậm; thứ ba, giáo xứ Bình Hải cũng chính là quê hương của tác giả luận văn và đó chính là một thuận lợi cho tác giả trong công tác điền dã thực địa. Kế thừa kết quả nghiên cứu của những tác giả trước, kết hợp với nghiên cứu thực tế tại giáo xứ Bình Hải, luận văn mong muốn phác họa bức tranh về hôn nhân Công giáo tại giáo xứ Bình Hải, chỉ ra những thách thức mà người Công giáo tại giáo xứ Bình Hải đang gặp phải trong vấn đề hôn nhân. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Hôn nhân của người Công giáo tại giáo xứ Bình Hải, tỉnh Nam Định hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu về hôn nhân Công giáo Hôn nhân Công giáo là một đề tài đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, cả Công giáo và ngoài Công giáo. 3
- Các cuốn sách: Giáo lý Công giáo hôn nhân và gia đình của Hội đồng Giám mục Việt Nam; Hôn nhân Kitô giáo của Phaolô Nguyễn Bình Tĩnh, Hôn nhân Công giáo của Toà giám mục Xuân Lộc, Giảng trong lễ hôn phối của Linh mục Nguyễn Hữu Triết; Suy niệm với các bí tích của Hương Việt; Cho đôi bạn tâm tình của Bùi Văn Khiết Tâm;... đề cập đến những nội dung căn bản của hôn nhân Công giáo được ghi trong Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo như: Sự hình thành hôn nhân Công giáo, mục đích của hôn nhân Công giáo, đặc tính của hôn nhân Công giáo,... là một bí tích mà chính Thiên Chúa thiết lập để liên kết hai người nam nữ; do đó, hôn nhân Công giáo là đơn nhất và bất khả phân ly. Nhìn chung, những tác phẩm này cung cấp những nhận thức mang tính bản lề về hôn nhân Công giáo. Bên cạnh những cuốn sách mang tính “giáo khoa” về hôn nhân Công giáo là những tác phẩm đề cập đến những nội dung, chủ đề rộng lớn hơn xoay quanh vấn đề này. Cuốn Hội nhập văn hoá trong hôn nhân và gia đình Việt Nam theo Tông huấn Familiaris Consortio của Linh mục Augustinô Nguyễn Văn Dụ (Trung tâm mục vụ Việt Nam - Italia ấn hành năm 2006) là một công trình chuyên sâu nghiên cứu về sự hội nhập văn hoá Công giáo với văn hoá dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Bên cạnh việc phân tích kế hoạch của đấng Tạo hoá về hôn nhân, tác giả cũng chỉ ra những thách đố đối với hôn nhân Công giáo trong bối cảnh hiện nay và đề ra một số giải pháp cho công tác mục vụ hôn nhân - gia đình. Như nội dung của tựa đề sách, cuốn Đạo Công giáo thiên niên kỷ thứ ba (NXB Tôn giáo, 2010) là một tác phẩm rất có giá trị của Thomas P. Rausch bàn về những vấn đề rất cơ bản và thời sự của đạo Công giáo trong thiên niên kỷ thứ ba. Trong những nỗ lực để “nói lên một cái gì đó đang xảy ra trong Hội Thánh Công giáo đương thời”, tác giả đã bàn về “Hôn nhân trong Đức Kitô” với những vấn đề thời sự nóng bỏng như “Các cuộc hôn nhân khác 4
- đạo” và vấn đề tiêu hôn xảy ra “khi một cuộc hôn nhân nào đó chết”. Theo tác giả, đó chính là “những thắc mắc đau đớn nhất Hội Thánh ngày nay đang phải đương đầu” [30, tr. 201-207]. Năm 2012, Trung tâm mục vụ Công giáo Việt Nam thuộc Giáo phận Trier, Cộng hòa liên bang Đức đã xuất bản cuốn sách của linh mục Nguyễn Hữu Thy với tựa đề Những suy tư đúng đắn về hôn nhân và gia đình Công giáo [31]. Không chỉ cung cấp những nhận thức đúng đắn, quan phương về hôn nhân Công giáo, cuốn sách còn chỉ ra thực trạng của hôn nhân Công giáo ngày nay với rất nhiều thách đố như ngoại tình, ly hôn, phá thai, hôn nhân đồng tính… Với mối quan tâm tương tự, cuốn sách Hôn nhân và Gia đình do linh mục Nguyễn Khắc Hy chủ biên (Liên đoàn Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ ấn hành năm 2015) [21] là sự tổng hợp những bài viết về đề tài hôn nhân và gia đình của người Công giáo Việt Nam, trong đó đề cập đến nhiều vấn đề đáng lưu tâm như hôn nhân khác đạo, vấn đề tiêu hôn,... Đây là những đóng góp đáng ghi nhận của cộng đồng Công giáo hải ngoại trong nghiên cứu về hôn nhân Công giáo nói chung, hôn nhân của người Công giáo Việt Nam nói riêng. Ý thức về những khó khăn mà hôn nhân Công giáo đang vấp phải, ngày 8/4/2016, Giáo hoàng Phanxicô (Francis) đã ban hành Tông huấn Amoris Leatitia (Niềm vui yêu thương), trong đó nhấn mạnh đến việc cần trang bị tốt hơn cho các cặp vợ chồng về những gì liên quan đến hôn nhân [10]. Trên tinh thần đó, trong Thư chung gửi cộng đồng dân Chúa năm 2016, các giám mục Việt Nam đã đưa ra chủ đề mục vụ cho 3 năm (2016 - 2019), trong đó đặt trọng tâm là vấn đề hôn nhân - gia đình. Đây là những tài liệu quan trọng thể hiện quan điểm chính thức của Giáo hội về hôn nhân Công giáo trong thế giới ngày nay. Trong cuốn Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam (NXB Khoa học xã hội, 2001), tác giả Nguyễn Hồng Dương đã có phần bàn 5
- về “Vấn đề cưới xin” của người Công giáo, trong đó đề cập đến hai nội dung chủ yếu là lịch sử vấn đề hôn nhân Công giáo ở Việt Nam và những nghi lễ cưới xin của người Công giáo. Về những thách thức đối với hôn nhân Công giáo, tác giả chỉ ra rằng, việc kết hôn với người ngoại đạo là một vấn đề rất nan giải [7, tr. 261-272]. Trong cuốn Hôn nhân và nếp sống đạo trong gia đình người Việt Công giáo (NXB Văn hóa - Thông tin, 2012), tác giả Lê Đức Hạnh đã tiếp cận nghiên cứu hôn nhân của người Công giáo từ một giáo họ cụ thể (giáo họ Nỗ Lực, tỉnh Phú Thọ). Đây là công trình nghiên cứu công phu về hôn nhân Công giáo với những dẫn chứng cụ thể; đặc biệt, trong chương 4, tác giả chỉ ra và phân tích “một số vấn đề đặt ra” đối với hôn nhân Công giáo trong xã hội hiện nay, đó là: vấn đề sinh đẻ có trách nhiệm, quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái [11, tr. 175-253]. Cũng về hôn nhân Công giáo, trong luận án tiến sĩ với tựa đề Giá trị của hôn nhân và gia đình Công giáo ở Việt Nam hiện nay (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2014), tác giả Đỗ Thị Ngọc Anh đã có những nghiên cứu khá sâu về những giá trị của hôn nhân Công giáo trong xã hội hiện nay. Tác giả cho rằng, trong xã hội đương thời, hôn nhân Công giáo chứa đựng nhiều giá trị có ý nghĩa quan trọng như: tính tự nguyện, tính chung thuỷ trọn đời, tính thánh thiêng và hướng tới việc duy trì và phát triển xã hội… Bên cạnh đó, trong chương 4, tác giả chỉ ra “Những thách đố trong việc phát huy giá trị của hôn nhân, gia đình Công giáo trong cộng đồng giáo dân Việt Nam hiện nay”, đó là: vấn đề kết hôn với người khác tôn giáo, vấn đề ly dị, vấn đề hôn nhân đồng tính, vấn đề kế hoạch hoá gia đình, vấn đề nạo, phá thai,... Năm 2017, tại Học viện Khoa học Xã hội, nghiên cứu sinh Cao Kỳ Hương đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành Văn hóa học với đề tài Ly hôn trong các gia đình người Việt theo Công giáo (qua nghiên cứu giáo xứ Chợ Mới, Nha Trang, Khánh Hòa). Trong luận án, tác giả cho thấy: “Từ thập 6
- niên 90 của thế kỷ XX đến nay, ly hôn trong các gia đình Công giáo đang có chiều hướng gia tăng… Điều này cho thấy giá trị hôn nhân của Công giáo đang bị tổn thương, giáo lý về hôn nhân “bất khả phân ly” và bí tích hôn phối đang trở nên bất khả toàn” [20, tr. 01]. Đây chính là một trong những thách thức đối với hôn nhân Công giáo mà chúng tôi đề cập trong luận văn này. Bên cạnh các công trình sách báo đã được xuất bản, không thể không nói đến những bài viết về hôn nhân Công giáo được đăng tải trên các website. Nguồn tài liệu này thường nhỏ lẻ, ít tính hệ thống nhưng cung cấp nhiều nội dung mang tính thời sự, được cập nhật thường xuyên và dễ tiếp cận. Như vậy, nghiên cứu về hôn nhân Công giáo không phải là một chủ đề mới mẻ; trên thực tế đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm bàn đến và đã đạt được những kết quả nhất định. Song, điều dễ nhận thấy là hầu hết các tác giả tập trung nghiên cứu về vấn đề hôn nhân của người Công giáo ở khía cạnh giáo lý, giáo luật hoặc nhấn mạnh những giá trị của hôn nhân Công giáo; còn việc chỉ ra những khó khăn, thách thức trong hôn nhân mà người Công giáo Việt Nam đang phải đối mặt chưa được bàn nhiều. 2.2. Nghiên cứu về hôn nhân Công giáo tại giáo xứ Bình Hải Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về một giáo xứ, giáo họ cụ thể như những nghiên cứu của Nguyễn Hồng Dương về làng Công giáo Lưu Phương (Ninh Bình), nghiên cứu của Lê Đức Hạnh về giáo họ Nỗ Lực (Phú Thọ), hay nghiên cứu của Cao Kỳ Hương về giáo xứ Chợ Mới (Khánh Hòa),… Tuy nhiên, những nghiên cứu như vậy chưa nhiều. Trong bối cảnh đó, cho đến nay, chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về giáo xứ Bình Hải, tỉnh Nam Định. Trong cuốn Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Nghĩa Phú do Ban Chấp hành Đảng bộ xã Nghĩa Phú (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) xuất bản năm 1993 [3], giáo xứ Bình Hải được đề cập đến như một vùng đất, một thôn, làng của xã Nghĩa Phú dưới góc nhìn lịch sử; các khía cạnh văn hóa - tôn giáo nói chung, hôn nhân Công giáo nói riêng hầu như không được đề 7
- cập. Trong Kỷ yếu giáo phận Bùi Chu [28] có phần điểm qua về các giáo xứ trong giáo phận, trong đó có giáo xứ Bình Hải. Vấn đề hôn nhân của người Công giáo ở đây không được đề cập. Như vậy, việc nghiên cứu về một giáo xứ cụ thể, đặc biệt là vấn đề hôn nhân trong cộng đồng giáo xứ đó, vẫn còn là một đề tài khá mới mẻ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm rõ thực trạng hôn nhân Công giáo tại giáo xứ Bình Hải, tỉnh Nam Định, trong đó tập trung chủ yếu vào việc chỉ ra và phân tích những khó khăn, thách thức đối với hôn nhân Công giáo tại giáo xứ Bình Hải trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn làm rõ sự biến đổi của hôn nhân Công giáo tại giáo xứ Bình Hải và những vấn đề đặt ra đối với hôn nhân Công giáo tại giáo xứ Bình Hải trong bối cảnh hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về hôn nhân Công giáo và tổng quan về giáo xứ Bình Hải. - Làm rõ thực trạng hôn nhân Công giáo tại giáo xứ Bình Hải, tỉnh Nam Định; chỉ ra những khó khăn, thách thức đối với hôn nhân Công giáo trong bối cảnh hiện nay. - Làm rõ sự biến đổi của hôn nhân Công giáo tại giáo xứ Bình Hải và những vấn đề đặt ra hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hôn nhân của người Công giáo tại giáo xứ Bình Hải, tỉnh Nam Định hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề nghiên cứu Hôn nhân của người Công giáo là một đề tài rộng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, trong khuân khổ luận văn này, tác giả tập trung 8
- chủ yếu vào việc phân tích thực trạng hôn nhân của người Công giáo, nhấn mạnh đến những khó khăn, thách thức mà hôn nhân Công giáo đang phải đối diện, từ đó chỉ ra sự biến đổi của hôn nhân Công giáo tại giáo xứ Bình Hải. Vấn đề hôn nhân và gia đình thường đi liền với nhau, tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả chủ yếu nghiên cứu hôn nhân, không nghiên cứu những khía cạnh rộng lớn của đời sống gia đình. - Phạm vi không gian nghiên cứu Luận văn dựa trên những nghiên cứu thực tế tại giáo xứ Bình Hải (nằm trên địa bàn xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định). Giáo xứ Bình Hải bao gồm nhiều giáo họ, nhưng luận văn này chỉ tiếp cận giáo xứ Bình Hải như một làng Công giáo, không nghiên cứu các giáo họ trực thuộc. - Phạm vi thời gian nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về hôn nhân Công giáo tại giáo xứ Bình Hải trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, coi tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, chịu sự tác động của tồn tại xã hội, biến đổi cùng với sự biến đổi của tồn tại xã hội. Bên cạnh đó, luận văn dựa trên quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và về hôn nhân, khẳng định tôn giáo có những giá trị cần được phát huy trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chủ đạo sử dụng trong luận văn này là phương pháp nhân học. Phương pháp nhân học được thực hiện thông qua những nghiên cứu thực địa của tác giả luận văn trong nhiều thời điểm khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2018; đây là 6 tháng cuối năm, cũng được coi là “mùa cưới” ở giáo xứ Bình Hải. Để thu thập thông tin, tác giả đã triển khai, vận dụng các kỹ năng sau: 9
- Quan sát tham dự: Quan sát tham dự nhằm trải nghiệm bối cảnh nghiên cứu thông qua các kinh nghiệm cá nhân trực tiếp tại thực địa, như quan sát tham dự tại các lễ cưới của người Công giáo. Thông qua kỹ năng này, tác giả luận văn có thể kiểm chứng được các sự kiện văn hóa đang diễn ra một cách chân thực nhất, đồng thời thiết lập được mối quan hệ thân thiết với cộng đồng đối tượng nghiên cứu của mình, giúp cho những thông tin phục vụ cho nghiên cứu sát thực để có kết quả nghiên cứu gắn với thực tiễn. Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là kỹ năng quan trọng được sử dụng để thu thập các thông tin làm nền tảng cho luận văn này. Do người Công giáo luôn có ý thức bảo vệ cộng đồng mình nên rất khó để khai thác những thông tin về đời sống hôn nhân, nhất là những thông tin nhạy cảm. Những thông tin mà tác giả luận văn thu được chủ yếu qua các cuộc trò chuyện thân mật với trên 30 người (bao gồm nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, chức vụ khác nhau như: Giáo chức, giáo dân, cán bộ làm công tác văn hóa xã hội ở địa phương,…) Thông tin thu được khá phong phú, tuy nhiên trong luận văn này, tác giả tập trung khai thác thông tin từ 12 cuộc phỏng vấn để có cái nhìn sâu hơn. Trong luận văn này, khi trích dẫn các nội dung phỏng vấn, tác giả cố gắng giữ nguyên văn phong của người được phỏng vấn, để qua đó thấy được cả quan điểm và cảm xúc của họ thông qua cách sử dụng từ ngữ. Theo nguyên tắc đạo đức khoa học cũng như yêu cầu của người được phỏng vấn, tác giả đã cam kết giữ bí mật danh tính của họ. Vì thế, tất cả danh tính người phỏng vấn được dẫn trong luận văn này đều được thể hiện ở chế độ ẩn danh. - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Phương pháp này giúp thu thập những kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau, qua đó kế thừa những thành quả nghiên cứu trước. - Luận văn còn sử dụng các thao tác của nghiên cứu khoa học nói chung như: Phân tích, so sánh, tổng hợp,… 10
- 6. Đóng góp và ý nghĩa khoa học của luận văn Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề thực tiễn của hôn nhân Công giáo hiện nay, qua nghiên cứu trường hợp một giáo xứ cụ thể. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu về tôn giáo học, văn hóa học và các khoa học khác liên quan; cung cấp tư liệu cho cho sinh viên quan tâm tới vấn đề hôn nhân của người Công giáo Việt Nam. 7. Kết quả nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết. 11
- Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO VÀ GIÁO XỨ BÌNH HẢI 1.1. Tổng quan về hôn nhân Công giáo 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm hôn nhân Theo cách hiểu thông thường và phổ biến, hôn nhân là hình thức “sống chung” giữa một người nam và một người nữ mang tính bền lâu qua việc trao hiến thân xác cho nhau. Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người đàn bà được gọi là vợ. Điều 3 trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 giải thích: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”. Tuy nhiên, khái niệm này không phải là một tiêu chí được áp dụng cho mọi thời đại và mọi nền văn hóa. Ở một số nước, nhất là các nước Hồi giáo, vẫn thừa nhận rằng hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ..., nhưng đồng thời còn cho phép một người đàn ông thực hiện sự kết hợp đó với nhiều người đàn bà cùng một lúc. Đó là chế độ hôn nhân đa thê. Chế độ đa thê cũng có thời kỳ được thừa nhận ở phương Ðông (Việt Nam, Trung Quốc,...) nhưng nay đã bị bãi bỏ. Bên cạnh đó, ở một vài bộ tộc sống theo nề nếp hình thành từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh, chế độ đa phu được thừa nhận: một người đàn bà có thể chung sống với nhiều người đàn ông cùng một lúc. Mặt khác, ở một số nước lại xuất hiện xu hướng cho rằng sự khác biệt giới tính không phải là điều kiện bắt buộc của hôn nhân; ở đó những người cùng giới tính vẫn có thể chung sống với nhau và tạo thành một gia đình. Các nước Bắc Âu là nơi phát triển mạnh nhất của xu hướng này. Riêng Hà Lan là nước đầu tiên đã thông qua một đạo luật cho phép kết hôn giữa những người có cùng giới tính. 12
- Ngoài ra còn tồn tại một số biến dị của hôn nhân khác như: hôn nhân tạm là việc 2 người chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn; tảo hôn là việc người chưa đủ tuổi nhưng vẫn kết hôn... Thật vậy, đã và đang có đủ loại hình thức phối hợp bền vững giữa một người nữ và nhiều người nam, hay giữa một người nam và nhiều người nữ. Hình thức sống chung giữa một người nam và một người nữ được coi là một cuộc thay đổi lớn lao về khái niệm hôn nhân trong phần lớn các nền văn hóa trên thế giới mà ngày nay chúng ta gọi là đơn hôn. Hôn nhân một vợ - một chồng là loại hình hôn nhân cơ bản nhất, được pháp luật công nhận ở hầu hết quốc gia, trong khi các biến dị khác của hôn nhân thì chỉ được chấp nhận ở một số quốc gia trong một số giai đoạn lịch sử. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi năm 2013), điều 36 quy định: “Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”. Theo nguyên tắc này, vợ - chồng tại Việt Nam bình đẳng với nhau trước pháp luật. Đồng thời, nguyên tắc một vợ - một chồng có nghĩa rằng các dạng thức hôn nhân khác như đa thê (nhiều vợ - một chồng) hoặc hôn nhân đồng tính (không có vợ hoặc không có chồng) là vi hiến và pháp luật Việt Nam không công nhận. Luật Hôn nhân và Gia đình cũng quy định, một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam là: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng” (Điều 2). Còn theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của trường Đại học Luật Hà Nội, hôn nhân được hiểu là: “sự liên kết giữa người nam và người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, theo điều kiện và trình tự nhất định, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc và hoà thuận” [32, tr. 148]. Hôn nhân là một định chế được xã hội loài người công nhận và chấp nhận, được xã hội bảo vệ và chuẩn nhận bằng vô số những quy ước, phong tục, và điều luật thích ứng với những trường hợp khác nhau. Vì thế, hôn nhân 13
- không chỉ ảnh hưởng đến đương sự mà còn liên quan đến cả xã hội; do đó, việc nam nữ kết hợp bền chắc trong hôn nhân không thể là chuyện thuần túy riêng tư, nhưng là một khế ước cần phải được xã hội nơi mình sinh sống công nhận. Khế ước hôn nhân có thể được biểu tỏ một cách khác nhau tùy theo phong tục, văn hóa của từng thời đại và từng dân tộc. Tựu trung lại, ý nghĩa của khế ước hôn nhân là biểu tỏ sự ưng thuận của người nam và người nữ muốn kết nối với nhau trong đời sống chung thành vợ chồng, kiến tạo mái ấm gia đình, hai người biểu tỏ cho nhau một tình yêu hiến dâng trong tâm hồn lẫn thể xác. Vì mang đặc tính xã hội, cho nên, đối với tất cả các nền văn hóa nhân loại, hôn nhân luôn được hình thành từ một khế ước được biểu hiện qua một chuỗi hành vi mang tính biểu tượng mà ý nghĩa của nó được làm sáng tỏ qua tín ngưỡng hay tôn giáo. Trong nền văn hóa cổ xưa, các phong tục về hôn nhân thường được tôn kính và coi như thánh thiêng, do đó, theo nghĩa rộng cũng có tính tôn giáo. 1.1.1.2. Khái niệm hôn nhân Công giáo Hôn nhân không phải là “sản phẩm” của riêng Kitô giáo mà là di sản của toàn thể nhân loại. Giáo hội Công giáo đã khẳng định: Hôn nhân nằm ngay trong bản tính tự nhiên của con người (GLHTCG số 1603) [15, tr. 478]. Khái niệm hôn nhân Công giáo có thể được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất, hôn nhân Công giáo là hôn nhân của người Công giáo. Trong trường hợp này, đương sự trong cuộc hôn nhân có thể cả hai đều là người Công giáo hoặc một người là người Công giáo còn người kia thì không. Người Công giáo là người đã được rửa tội theo nghi thức Công giáo. Có nhiều cách để một người được rửa tội và trở thành tín đồ Công giáo. Thông thường, người Công giáo trở thành tín đồ như là sự kế thừa truyền thống từ cha ông thông qua nghi lễ rửa tội khi còn là trẻ sơ sinh. Đối với những người Công giáo “gốc” này, họ được truyền dạy giáo lý Công giáo ngay từ nhỏ và 14
- thực hành các nghi lễ tôn giáo theo quy định của Giáo hội và sự đôn đốc của các bậc phụ huynh. Người ta có thể trở thành người Công giáo khi đã trưởng thành. Có nhiều động cơ để một người trưởng thành xin gia nhập đạo Công giáo: Trường hợp thứ nhất, nhiều người trở lại đạo để được lấy vợ lấy chồng là người Công giáo một cách thuận lợi nhất. Trường hợp thứ hai, người ta trở lại đạo thuần túy vì sự thôi thúc của niềm tin, tức theo đạo để được “ơn cứu độ”; trong số đó có rất nhiều người khi hấp hối muốn được rửa tội và lãnh nhận các bí tích Công giáo để được ơn tha tội và được Chúa đưa lên Thiên Đàng. Trường hợp thứ ba, có những người trở lại đạo để được thỏa mãn những lợi ích thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của họ, nói cách khác, họ gia nhập đạo vì được cho cơm, áo, gạo, muối,… Trường hợp này thường xảy ra đối với các tín đồ dân tộc ít người trên các vùng cao nơi mà kinh tế còn nhiều khó khăn như Tây Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên. Trong các trường hợp nêu trên, theo thống kê của Giáo hội Công giáo Việt Nam, đa số những người đã trưởng thành xin trở lại đạo để được kết hôn với người Công giáo. Nghĩa thứ hai, hôn nhân Công giáo tức là giáo lý, giáo luật, những nghi lễ, thủ tục,… của Giáo hội Công giáo về vấn đề hôn nhân. Trong Giáo lý Công giáo, hôn nhân là một đề tài lớn, một vấn đề rất quan trọng. Từ trang đầu tới trang cuối, Kinh Thánh vừa đề cập tới hôn nhân và con người vừa đề cập tới mầu nhiệm tình yêu và hạnh phúc của loài người. Những trang đầu Kinh Thánh đã tường thuật về việc Thiên Chúa sáng tạo con người: Ban đầu Thiên Chúa đã sáng tạo loài người không gồm hai người nam hoặc hai người nữ, mà gồm một người nam và một người nữ để họ chung sống với nhau mà cộng tác với Thiên Chúa trong việc sáng tạo liên tục của Ngài [13, tr. 32]. Như thế, hôn nhân đã nằm ngay trong ý định sáng tạo nguyên sơ của Thiên Chúa. Hơn nữa, ngay trong trật tự sáng tạo, Thiên Chúa đã sáng tạo người nam và người nữ theo hình ảnh Ngài; mà Ngài là tình yêu, 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo)
125 p | 115 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang
115 p | 76 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Giá trị của giáo lý Phật giáo trong việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam hiện nay
108 p | 70 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII - XIX
145 p | 53 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của tôn giáo trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay
104 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hóa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
98 p | 58 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hôn nhân và gia đình người Chăm Bani hiện nay (Qua khảo cứu tại tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận)
102 p | 43 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam (qua nghiên cứu tại 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh)
85 p | 42 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay
94 p | 41 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
104 p | 116 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện nay
91 p | 70 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tổ chức Islam ở Hà Nội - Lịch sử và thực trạng
145 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay
96 p | 85 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo tỉnh Lào Cai (thông qua nghiên cứu các cơ sở Phật giáo tiêu biểu; tổ chức và hoạt động của Giáo hội địa phương)
90 p | 71 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay
111 p | 104 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Một số đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất sĩ từ khởi nguyên cho đến nay
95 p | 98 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Đời sống tôn giáo giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Long Xuyên - thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang
111 p | 34 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn