Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay
lượt xem 11
download
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn chỉ ra vai trò của lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân, dự báo xu hướng biến đổi của lễ hội truyền thống ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đánh giá về công tác bảo tồn, phát huy vai trò, giá trị của lễ hội truyền thống, đề xuất những khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy vai trò, giá trị của lễ hội truyền thống huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHAÂN VĂN --------------------------------- LÊ THỊ MỸ KIM LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI - 2019 0
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- LÊ THỊ MỸ KIM LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƢỜI DÂN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số : 60 22 03 09 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG: NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THANH XUÂN PGS.TS. TRẦN THỊ KIM OANH HÀ NỘI - 2019 0
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Thị Mỹ Kim 1
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Tôn giáo học đã giảng dạy, trang bị kiến thức giúp tác giả nắm vững những vấn đề lý luận và phương pháp luận để hoàn thành tốt luận văn này. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh – người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tác giả trong suốt quá trình làm luận văn. Con xin đê đầu đảnh lễ và tri ân chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng tọa lãnh đạo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quan tâm, tạo nhiều thuận duyên cho con trong suốt quá trình học tập, bên cạnh đó nhờ sự động viên và trợ duyên quý báu của gia đình cũng như đàn na thí chủ. Kính chúc Chư Liệt vị pháp thể khinh an, đạo lộ tấn pháp, chúng sinh dị độ, Phật đạo viên thành! Xin trân thành cảm ơn! Tác giả Lê Thị Mỹ Kim 2
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................. 9 1.1. Khái quát chung về điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ..................................................................... 9 1.1.1. Điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội .. 9 1.1.2. Đời sống văn hóa của người dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ...................................................................................................... 14 1.2. Lý luận chung về lễ hội truyền thống của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội .................................................................................................. 18 1.2.1. Khái niệm và cách phân loại lễ hội ................................................ 18 1.2.2. Hệ thống các lễ hội truyền thống của huyện Đông Anh ................ 22 1.2.3. Đặc trưng lễ hội truyền thống của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ...................................................................................................... 23 1.2.4. Một số lễ hội truyền thống tiêu biểu .............................................. 26 Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 33 Chương 2. VAI TRÕ CỦA LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................. 35 2.1. Vai trò của lễ hội truyền thống đối với đời sống ngƣời dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ................................................................... 35 2.1.1. Vai trò của lễ hội truyền thống đối với đời sống tinh thần của người dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. ................................................ 35 2.1.2. Vai trò của lễ hội truyền thống đối với đời sống vật chất của người dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ................................................. 49 3
- 2.2. Xu hƣớng biến đổi của lễ hội truyền thống huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội .................................................................................................. 53 2.2.1. Cơ sở dự báo xu hướng biến đổi của lễ hội truyền thống huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. ................................................................. 53 2.2.2. Các xu hướng biến đổi cụ thể của lễ hội truyền thống huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong thời gian tới .............................................. 59 Tiểu kết chƣơng 2. ..................................................................................... 61 Chương 3. VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY VAI TRÕ, GIÁ TRỊ CỦA LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY ...................................................................................................... 63 3.1. Đánh giá công tác bảo tồn, phát huy vai trò, giá trị của lễ hội truyền thống huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay 63 3.1.1. Những thành tựu đạt được trong công tác bảo tồn, phát huy vai trò, giá trị của lễ hội truyền thống huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay............................................................................................ 63 3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác bảo tồn, phát huy vai trò, giá trị của lễ hội truyền thống huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay ................................................................................... 68 3.2. Các khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy vai trò, giá trị của lễ hội truyền thống huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay ...................................................... 70 3.2.1. Khuyến nghị đối với các cơ quan chức năng huyện Đông Anh . 70 3.2.2. Khuyến nghị đối với người dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ............................................................................................................ 75 Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 77 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 79 PHỤ LỤC 4
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang trong thời đại của sự hội nhập mạnh mẽ, của sự kết nối toàn cầu, vấn đề bản sắc văn hóa được coi là “chìa khóa” để các quốc gia, dân tộc trên thế giới bước vào “thế giới phẳng” mà vẫn tự tin “không đánh mất chính mình”, để “hòa nhập chứ không hòa tan”. Việt Nam là một quốc gia đã có bề dày văn hóa hàng nghìn năm lịch sử. Bề dày văn hóa đó đã tạo nên cốt cách Việt Nam, linh hồn Việt Nam, sự trường tồn của Việt Nam trước những bão táp phong ba của lịch sử, trước những cuộc xâm lăng văn hóa dai dẳng của các nền văn hóa khác. Tiếp nối lịch sử đó, việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Huyện Đông Anh là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, có vị trí chiến lược quan trọng không chỉ về vị trí địa lý mà còn là sự tổng hòa của các yếu tố tự nhiên và đặc trưng văn hóa riêng biệt đã tạo ra vị thế đặc biệt của vùng đất này. Vì những yếu tố đó, trong lịch sử, Đông Anh đã từng hai lần được chọn là kinh đô của nước Việt: lần một là Kinh đô Cổ Loa thời An Dương Vương và lần hai là sau khi Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên dòng sông Bạch Đằng huyền thoại. “Khắc họa những nét lịch sử trên cho phép chúng ta tự hào vì Đông Anh là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa. Nơi đây những giá trị văn hóa lớn của dân tộc đã được kết tinh trong sự kiện sáng tạo nên một công trình vĩ đại: Cổ Loa - Kinh thành, Quân thành, Thị thành đầu tiên của dân tộc, mở cơ đồ cho Nhà nước Âu Lạc, thúc đẩy nền văn hóa Đông Sơn, nền văn minh lúa nước Việt Nam phát triển đến đỉnh cao” [17, tr.15]. Và “Kết quả các cuộc khai quật khảo cổ học cho thấy, trên vùng đất này đã tồn tại nhiều 1
- lớp văn hóa nối tiếp nhau, từ thời đại đồ đồng đến thời đại đồ sắt, trên chặng đường gần 20 thế kỷ trước Công nguyên” [17, tr.13]. Vùng đất nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi những khu di tích lịch sử nổi tiếng như: Cổ Loa, các đình, chùa, miếu mạo,… những nét đẹp văn hóa như hát ca trù, múa rối nước,… mà nơi đây còn nổi tiếng bởi những lễ hội truyền thống độc đáo, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa. Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, các lễ hội truyền thống có ý nghĩa văn hóa vô cùng sâu sắc: là nơi chứa đựng các giá trị, tinh túy, độc đáo. Là sự khẳng định bản sắc văn hóa của vùng. Huyện Đông Anh với vai trò sứ mệnh của mình, đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, gây ra nhiều biến đổi về mọi mặt, chính vì vậy, các lễ hội truyền thống huyện Đông Anh có vai trò quan trọng đối với đời sống người dân trên cả hai phương diện đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Chính vì vậy, phát huy vai trò, giá trị của lễ hội truyền thống trong bối cảnh hiện nay là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Là một người con đang sống trên mảnh đất Đông Anh giàu truyền thống, được hưởng thụ nhiều giá trị văn hóa của mảnh đất lịch sử ngàn năm, tôi thực sự yêu mảnh đất và con người nơi đây, và tôi đặc biệt ấn tượng sâu sắc với các lễ hội truyền thống của mảnh đất này. Hơn nữa với vai trò là một người tu hành Phật giáo, tôi có dịp được tham gia, trải nghiệm với vai trò của người thực hiện nghi lễ trong các lễ hội truyền thống đó bởi Phật giáo với văn hóa truyền thống Việt Nam từ lâu đã hòa quyện như những người bạn tri kỷ. Mỗi lần cùng nhân dân nô nức chuẩn bị cho lễ hội, hòa mình vào không khí linh thiêng nhưng vô cùng náo nhiệt của mỗi lễ hội, trong tôi lại dấy lên những cảm xúc khó viết thành lời,… Với những lý do trên đây, tôi lựa chọn đề tài "Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay" làm đề 2
- tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Hy vọng nghiên cứu này với việc chỉ ra những vai trò, giá trị của lễ hội truyền thống ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, sẽ góp phần nhỏ vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ở Đông Anh, Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập văn hóa toàn cầu với những thách thức lớn, việc khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn trong thời kỳ hội nhập văn hóa toàn cầu như hiện nay, bởi: “bản sắc văn hóa góp phần tạo nên bản lĩnh văn hóa, bản lĩnh dân tộc. Với ý nghĩa đó, bản lĩnh được coi là sức sống, sự từng trải, sự đáp trả một cách vững vàng trước những thách đố của xã hội, lịch sử của một cộng đồng, một nền văn hóa” [Xem 42]. 2. Tình hình nghiên cứu Với sự đa dạng, phong phú và đặc sắc của văn hóa lễ hội ở Việt Nam, đề tài về các lễ hội ở Việt Nam nói chung, lễ hội truyền thống Việt Nam nói riêng là đề tài thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Trong đó có thể kể đến: Cuốn Văn hóa làng Việt Nam qua lễ hội truyền thống của tác giả Vũ Kim Yến (biên soạn), cuốn sách gồm 3 phần, phần 1 là vài nét về lễ hội truyền thống của văn hóa Việt Nam; phần 2 là viết về một số lễ hội dân gian đặc sắc cụ thể như lễ hội Lồng tồng, lễ hội đền Hùng, hội Gióng,… và cả lễ hội đền Cổ Loa – một trong những lễ hội quan trọng, tiêu biểu của huyện Đông Anh, phần thứ ba, viết về tác dụng tích cực của lễ hội và những tiêu cực nảy sinh ở các lễ hội trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế những tiêu cực của lễ hội hiện này để đảm bảo giá trị nhân văn sâu sắc và yếu tố tâm linh của lễ hội. Trong cuốn sách đó tác giả khẳng định: “Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích, công trạng là dịp để con người giao lưu, trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và khát vọng cao 3
- đẹp, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình” [tr.9]. Cuốn sách Bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống người Việt của tác giả Nguyễn Quang Lê. Cuốn sách là một cách tiếp cận mới của tác giả về vấn đề lễ hội truyền thống: tiếp cận theo các lớp văn hóa được hình thành và phát triển dưới tác động của sự tiếp biến, giao lưu văn hóa với các nền văn hóa khác mà lịch sử văn hóa dân tộc đã trải qua, bao gồm: lớp văn hóa bản địa; Lớp giao lưu văn hóa với Phật giáo trong bản sắc văn hóa, chính từ đó hình thành nên lễ hội chùa; Lớp văn hóa giao lưu văn hóa với đạo giáo trong bản sắc văn hóa, nền tảng hình thành nên lễ hội thờ các vị thánh Bất tử và Đức Thánh Trần; lớp giao lưu văn hóa với Nho giáo trong bản sắc hóa: thể chế hóa hệ thống nghi lễ trong lễ hội; lớp giao lưu văn hóa với tín ngưỡng Chăm trong bản sắc văn hóa người Việt. Những vấn đề cơ bản về lễ hội cũng được đề cập đến trong cuốn sách: nguồn gốc, bản chất của lễ hội, cấu trúc và nội dung của lễ hội,… Việc bóc tách lớp văn hóa trong nghiên cứu lễ hội truyền thống cũng phần nào giúp chúng ta hiểu về cơ chế hình thành và tiếp thu các yếu tố văn hóa mới, ngoài văn hóa bản địa, đây là một nét bản sắc quan trọng của nền văn hóa ở mỗi dân tộc. GS. Ngô Đức Thịnh có cuốn sách Tín ngưỡng lễ hội cổ truyền Việt Nam (2019), Nxb Tri thức, cuốn sách giới thiệu khái quát về tín ngưỡng dân gian của các tộc người ở Việt Nam, một số hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể và đặc trưng giá trị của lễ hội cổ truyền,… Năm 2016, Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản cuốn sách Cẩm nang Lễ hội truyền thống Việt Nam của nhiều tác giả, cuốn sách tiếp cận các lễ hội truyền thống Việt Nam theo trục thời gian một năm từ mùa xuân đến mùa đông, phân chia thành bốn chương ứng với bốn mùa: Lễ hội mùa xuân, lễ hội 4
- mùa hạ, lễ hội mùa thu, lễ hội mùa đông. Trong cuốn sách các lễ hội tiêu biểu đều được trình bày khá đầy đủ, và khẳng định: lễ hội Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng cần suy tôn; lễ hội mỗi vùng miền đều mang đặc trưng văn hóa của vùng miền đó và khẳng định giá trị truyền thống quý báu của lễ hội,… Tác giả Nguyễn Phương (2018), có tác phẩm Tìm hiểu văn hóa lễ hội truyền thống của người Việt (Lễ hội truyền thống của vùng miền qua bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông), Nxb Thế giới. Cuốn sách tiếp cận không chỉ ở nội dung, điểm đặc sắc của các lễ hội truyền thống Việt Nam mà còn tiếp cận về các vấn đề lý luận về lễ hội như các vấn đề các quy định của nhà nước về việc quản lý, tổ chức; quy định ứng xử văn minh, thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, thanh tra, xử phạt trong lĩnh vực văn hóa, du lịch,… Nhà nghiên cứu Thạch Phương và Lê Trung Vũ có tác phẩm: 60 lễ hội truyền thống Việt Nam, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách là công trình miêu tả khá toàn diện và hệ thống về 60 lễ hội truyền thống tiêu biểu của Việt Nam, của các vùng miền khác nhau trong cả nước. Viết về Lễ hội Thăng Long – Hà Nội mà lễ hội Đông Anh là một phần trong đó, tác giả Lê Trung Vũ (2005) có cuốn sách Lễ hội Thăng Long, Nxb Hà Nội, cuốn sách là sự hệ thống khá đầy đủ về các lễ hội của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến. Những nét đặc trưng tiêu biểu của lễ hội vùng đất thủ đô cũng được thể hiện rõ trong công trình nghiên cứu công phu này. Liên quan trực tiếp đến đề tài có thể kể đến các công trình tiêu biểu: Cuốn Đông Anh với nghìn năm Thăng Long – Hà Nội của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đông Anh, Nxb Hà Nội (2010) là bức tranh toàn cảnh về đời sống văn hóa huyện Đông Anh từ lịch sử đến hiện tại trong bức tranh lớn là văn hóa Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến. Cuốn sách được 5
- chia làm hai phần: Phần 1. Đông Anh một số vấn đề về địa lý hành chính và các giá trị lịch sử - văn hóa, phần 2. Đông Anh trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Vấn đề lễ hội truyền thống được đề cập đến trong chương 6 (thuộc phần 1), Lễ hội và trò chơi dân gian Đông Anh, trong đó là phần khái quát về lễ hội và trò chơi dân gian huyện Đông Anh, sau đó là đề cập đến một số lễ hội tiêu biểu như: Hội Cổ Loa, hội Làng Đường Yên, hội Đình – đền làng Hội Phụ, hội làng Thụy Hà,… Cuốn sách mới nhất là cuốn Đông Anh Di tích và lễ hội của Ủy ban Nhân dân Huyện Đông Anh (2019), Nxb Hà Nội. Cuốn sách cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết thông tin tư liệu hệ thống di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến, di tích lưu niệm và lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Đông Anh. Đối với phần lễ hội truyền thống, huyện Đông Anh hiện có 93 lễ hội được phân loại theo tiêu chí không gian (địa điểm, địa danh) tổ chức lễ hội, cùng tên gọi của các loại hình di tích (là đình, chùa, đền, miếu), bao gồm: 74 lễ hội đình, 8 lễ hội chùa, 8 lễ hội đền và 3 lễ hội miếu. Trong cuốn sách 15 lễ hội tiêu biểu được lựa chọn để trình bày. Báo cáo tổng kết công tác lễ hội các năm từ 2001 – 2011 của Phòng Văn hóa thông tin huyện Đông Anh cung cấp những thành tựu, hạn chế của công tác lễ hội Đông Anh trong khoảng thời gian 10 năm, từ 2001 đến 2011. Viết về các lễ hội cụ thể ở huyện Đông Anh còn phải kể đến các luận văn “Lễ hội rước vua sống làng Nhội, thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh” của tác giả Nguyễn Thị Hải (2012), “Lễ hội truyền thống làng Xuân Trạch, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy (2013), Luận văn Thạc sĩ Quản lý Văn hóa của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo (2018) với tên đề tài: “Quản lý Lễ hội Cổ Loa huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”, … Ngoài ra còn rất nhiều các tác phẩm, công trình nghiên cứu khác,… 6
- Nhìn chung, với vị thế là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lại là vùng đất thuộc vùng văn hóa nổi tiếng đất Đông ngàn, vì vậy vấn đề văn hóa nói chung, lễ hội nói riêng của huyện Đông Anh ít nhiều được đề cập đến trong rất nhiều các công trình nghiên cứu, các công trình kể trên đều cho ta thấy bức tranh đa dạng, đầy màu sắc của các lễ hội truyền thống Việt Nam nói chung, lễ hội truyền thống của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu chuyên sâu về để chỉ ra vai trò của lễ hội đối với đời sống người dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thì còn vắng bóng. Vì thế nghiên cứu này sẽ góp phần bù đắp vào mảng trống nói trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn chỉ ra vai trò của lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân, dự báo xu hướng biến đổi của lễ hội truyền thống ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đánh giá về công tác bảo tồn, phát huy vai trò, giá trị của lễ hội truyền thống, đề xuất những khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy vai trò, giá trị của lễ hội truyền thống huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau: - Khái quát chung về điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và lễ hội truyền thống của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. - Chỉ ra vai trò của lễ hội truyền thống đối vời đời sống người dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. - Dự báo những xu hướng vận động của lễ hội truyền thống huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay. 7
- - Đánh giá về công tác bảo tồn, phát huy vai trò, giá trị lễ hội truyền thống của huyện Đông Anh giai đoạn hiện nay và đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác bảo tồn, phát huy vai trò, giá trị của lễ hội truyền thống huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Lễ hội truyền thống huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 4.1. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: từ năm 2000 đến nay Không gian: huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành của tôn giáo học và các phương pháp: thống nhất logic - lịch sử, so sánh, phân tích - tổng hợp, khái quát hóa, điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu,… 6. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần nhỏ vào công tác nghiên cứu tôn giáo nói chung, lễ hội tôn giáo nói riêng. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu về tôn giáo, đặc biệt là về lễ hội tôn giáo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. 8
- Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Khái quát chung về điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 1.1.1. Điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Về lịch sử, huyện Đông Anh ngày nay chính thức được thành lập tháng 10/1876 (tháng Chín, năm Bính Tý, đời Tự Đức) trên cơ sở tập hợp các xã của các huyện: Đông Ngàn (phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), huyện Yên Phong (phủ Từ Sơn), huyện Kim Hoa (phủ Bắc Hà), sự kiện này được ghi chép trong lịch sử như sau: “đặt thêm huyện Đông Anh (thuộc phủ Từ Sơn). Khi ấy vì thượng du Bắc Ninh, địa phận các phủ, huyện bãi bằng, đồng rộng, quân gian dễ tụ họp, cho nên đặc cách đặt thêm (3 tổng huyện Đông Ngàn, 1 tổng huyện Kim Anh, đều lấy toàn tổng). Lại lấy tổng Phù Lỗ thuộc Kim Anh (5 xã) đặt làm tổng Xuân Nộn; tổng Phương La, thuộc Yên Phong đặt làm tổng Thư Lâm, lệ thuộc vào, tất cả 38 xã thôn” [38, tr.196]. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử với nhiều biến động như sự thay đổi tên, sự sát nhập, chia tách về hành chính, có thời kỳ Đông Anh là một huyện của tỉnh Phúc Yên, sau này là Vĩnh Phúc. Đến năm 1961, thủ đô Hà Nội được mở rộng, huyện Đông Anh được chuyển về Hà Nội, là một huyện ngoại thành với 23 xã. Ngày nay, Đông Anh là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, có “diện tích tự nhiên khá rộng 185,62 km2, dân số 380.806 người phân bố tại 155 thôn làng, 40 tổ dân phố thuộc 23 xã và 1 thị trấn” [48, tr.11]. Huyện 9
- Đông Anh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu văn hóa: có vị trí địa lý thuận lợi, là cửa ngõ giao thông phía Bắc của thủ đô; có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch như hệ thống đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Quốc lộ 3, cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cảng hàng không quốc tế Nội Bài, hệ thống đường thủy trên các sông Hồng, sông Cà Lồ, sông Đuống,…; khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa vừa phải và đất đai màu mỡ do được các con sông bồi đắp thường xuyên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp;… tuy nhiên điều kiện tự nhiên ở vùng đất này cũng đặt ra không ít khó khăn cho nhân dân: địa hình không thuần nhất, cao từ phía Bắc và phía Tây hất xuống, xen lẫn là đồi, Phía Đông, Đông Nam lại nhiều vùng trũng, có nhiều sông nên mùa lũ kéo dài,… Với những đặc điểm về vị trí địa lý trọng yếu và tự nhiên phong phú như trên, Đông Anh trở thành vùng đất được cư dân Việt cổ khai phá từ rất sớm, đã từng hai lầm trở thành Kinh đô của đất nước. Về kinh tế, nhờ được thiên nhiên ưu ái cho nhiều điều kiện tự nhiên phong phú, huyện Đông Anh phát triển khá đa dạng về loại hình kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp… Nông nghiệp: người dân Đông Anh có nhiều loại cây trồng phù hợp với từng loại đất và địa hình khác nhau: ở các vùng trũng, thâm canh lúa nước đã trở thành truyền thống của người dân nơi đây, và cũng nhờ truyền thống ấy, rất nhiều giống lúa đã trở thành đặc sản của vùng như lúa chiêm cút, lúa tẻ di, lúa hương, lúa trắng,…; các vùng cao hơn có thể trồng các cây công nghiệp, cây thực phẩm: chè ở Đông Ngàn, Kim Anh, mít, trám ở Cổ Loa, các loại rau, mía, cà bẽ,…; ở các vùng ven sông có thể nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá,… Thủ công nghiệp: huyện Đông Anh có nhiều nghề thủ công truyền thống, lưu truyền, phát triển từ xa xưa đến tận ngày nay: nghề dệt vải (ở Thụy Lôi, xã Thụy Lâm), chạm khắc gỗ mỹ nghệ (ở Thiết Öng, xã Vân Hà), sơn 10
- mài (ở Châu Phong, xã Liên Hà), làm đậu phụ (làng Chài, xã Võng La), làm bún (ở Mạch Tràng, xã Cổ Loa), nấu rượu,… sản phẩm của các ngành nghề này đã trở thành thương hiệu: Nón Xuân Canh lá hồ tơ miến Làng Trùng Minh hương quyện mùi chi Hay Mã Đông Hồ gấm thêu hoa quyện Cày làng Lê dựng nghiệp nông gia Thương nghiệp: vị trí địa lý trọng yếu với hệ thống giao thông đa dạng, thuận lợi đã tạo cho vùng đất Đông Anh lợi thế lớn để phát triển các ngành thương nghiệp dịch vụ. Để trao đổi, lưu thông hàng hóa, hệ thống chợ đã được hình thành dày đặc trong toàn huyện, mỗi cụm 5, 6 làng có vài chợ họp luân phiên, một số chợ lớn của huyện được nhắc đến trong Đại Nam nhất thống chí: chợ Cổ Loa, chợ Tó, chợ Kim, chợ Vân Trì,… và cũng đã đi vào ca dao, tục ngữ: Ch Dâu câu ch Tó Ch Tó bó ch D c Ch D c c c ch a Ch a sà ch Cói Ch Cói bói ch Dâu. Ca dao Các làng ven sông thì hình thành những bến sông buôn bán tấp nập: bến Nhội, bến Mạnh Tân, bến Vạn Khê,… Ngày nay, trong không khí phát triển sôi động của cả nước nói chung, của thành phố Hà Nội nói riêng, huyện Đông Anh ra sức tập trung khai thác những thế mạnh của mình trong đó có truyền thống nghìn năm vào công cuộc đổi mới và phát triển, tập trung theo hướng: công nghiệp hóa, hiện đại hóa và 11
- tiếp tục vun đắp, chung tay xây dựng đất nước: Giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Bộ mặt kinh tế của huyện đã chuyển mình mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản, nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn được hình thành thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước, các khu đô thị, siêu đô thị được hình thành,… Tốc độ phát triển kinh tế ổn định và giữ ở mức tương đối cao (trên 10%/năm). Các ngành kinh tế đạt được nhiều thành tựu: Nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật, chăn nuôi an toàn, chủ động chuyển đổi mô hình cây trồng giá trị thấp sang trồng hoa, cây cảnh và các giống lúa thơm, ngô nếp, khoai tây Đức, sản xuất nấm rơm… cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Đông Anh cũng là một trong bốn địa phương đầu tiên của thành phố Hà Nội được công nhận là huyện nông thôn mới. Đối với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất ước tính10 tháng đầu năm 2018 đạt 18.540 tỷ đồng (tăng 11,2%); toàn huyện có 4.050 doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017; giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ đạt 10.171 tỷ đồng (tăng 15,8%). Nhờ vào vị trí đắc địa và là cửa ngõ phía Bắc của Thủ Đô, việc cơ sở hạ tầng được nâng cấp ngày một đồng bộ giúp cho Đông Anh những năm qua trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Đối với ngành thương mại, dịch vụ: Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ cũng có bước tiến vượt bậc ở tất cả các nhóm ngành nghề. Hoạt động du lịch cũng được đẩy mạnh nhằm khai thác và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa các di tích. Thống kê từ đầu năm đến nay, đã có trên 13.000 lượt du khách đến với Đông Anh, con số này đã liên tục tăng trong nhiều năm trở lại đây [Xem 58]. Trong quy hoạch chung của thành phố Hà Nội, Đông Anh được xác định là đô thị lõi, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đông Anh được kỳ vọng trở thành trung tâm thương mại, tài chính, du lịch, dịch vụ chất lượng cao của khu vực phía Bắc thủ đô. 12
- Về xã hội: Nằm trong vùng văn minh lúa nước sông Hồng, đại bộ phận cư dân trong huyện Đông Anh là nông dân, “sống trong các làng. Mỗi làng là một đơn vị tụ cư cơ bản có sự hết hợp giữa quan hệ láng giềng với quan hệ huyết thống, mang tính tự quản và tính cộng đồng rất cao. Mỗi làng có hai tên: tên Nôm (hay tên Việt cổ), dùng trong giao tiếp thường ngày và tên chữ (hay tên Hán – Việt), dùng trong giấy tờ hành chính, văn bia, được phiên âm từ tên Nôm, chẳng hạn, Chạ Chủ = Cổ Loa, Kẻ Dộc = Dục Tú, Kẻ Óng = Thiết Öng, làng Nhội = Thụy Lôi…” [17, tr. 50]. Trước đây, cũng như các làng khác của xã hội Việt Nam truyền thống, các làng của huyện Đông Anh cũng dựa trên thiết chế tổ chức huyết thống, phường hội, láng giềng,... mỗi làng có hệ thống Hương ước riêng để quản lý. Ngày nay, với sự phát triển của đất nước, lại với vị thế của một huyện ngoại thành, cửa ngõ củ thủ đô, huyện Đông Anh có sứ mệnh đặc biệt quan trọng vì vậy nhận được sự đầu tư lớn của thành phố Hà Nội, nhờ đó, đời sống xã hội nơi đây có những chuyển biến lớn. Đời sống của người dân Đông Anh ngày càng được cải thiện, thể hiện qua một số chỉ tiêu về đời sống như sau: Bảng 1: Một số chỉ tiêu đời sống của người dân Đông Anh so sánh với toàn thành phố và một số quận/huyện khác Toàn Huyện Huyện Huyện Quận Đơn vị Chỉ tiêu Thành Đông Sóc Hoài Hoàng tính phố Anh Sơn Đức Mai Diện tích nhà ở bình quân m2/người 20,8 20,1 16,7 17,4 26,6 Tỷ lệ hộ có nguồn nước % 98,94 99,95 96,64 99,88 99,99 hợp vệ sinh Tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ % 76,72 72,75 44,99 79,07 99,51 sinh Tỷ lệ hộ sử dụng Tivi % 92,64 92,32 94,48 91,86 94,64 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thoại % 62,74 68,66 60,31 50,09 78,82 cố định Tỷ lệ hộ sử dụng Mô-tô/Xe % 79,70 79,09 79,99 77,05 89,76 máy 13
- Tỷ lệ hộ sử dụng Máy Vi % 31,86 18,30 9,75 17,40 54,23 tính Tỷ lệ hộ sử dụng Điều hoà % 21,69 7,50 3,29 3,91 40,00 nhiệt độ Tỷ lệ hộ sử dụng Máy giặt % 35,44 26,55 12,11 26,42 60,10 Tỷ lệ hộ sử dụng Tủ lạnh % 56,63 51,83 35,31 48,03 82,71 Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Tp Hà Nội 01/4/2009 Hệ thống y tế khám chữa bệnh cho người dân ngày càng được cải thiện, chất lượng cũng ngày càng được nâng cao. Đến nay, 100% cơ sở y tế của các xã, trị trấn trong huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia. 1.1.2. Đời sống văn hóa của người dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Đông Anh là vùng đất có truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng. Gần 20 thế kỷ trước Công nguyên, vùng đất này nằm trong xứ văn hóa Đông Ngàn. Khi Thục Phán An Dương Vương lập ra nhà nước Âu Lạc, đã chọn mảnh đất này làm kinh đô. Dấu tích kinh thành Cổ Loa sừng sững với sự tích thần Kim Quy, nỏ thần đánh giặc – di tích lịch sử thời kỳ đầu dựng nước, đã trở thành biểu tượng văn hóa của vùng đất linh thiêng. Khái quát chung về văn hóa vùng đất Đông Anh, cuốn sách Đông Anh với nghìn năm Thăng Long – Hà Nội có viết: “Qua hàng nghìn năm lịch sử, các thế hệ cư dân Đông Anh đã tạo dựng được một cơ tầng văn hóa, dựa trên cơ sở kinh tế là nông nghiệp ruộng nước và cơ cấu tổ chức làng xã. Văn hóa làng của Đông Anh mang đặc trưng rõ nét của hai vùng Xứ Bắc và Xứ Đoài, mà những đặc điểm nổi bật nhất là cấu trúc làng xóm theo từng loại hình làng: làng nông nghiệp đồng mùa, đồng chiêm, làng ven sông đất bãi, làng nghề…; ở hệ thống các di tích thờ cúng (đình, chùa, đền miếu, văn chỉ, nhà thờ các dòng họ, nhà thờ các danh nhân). Gắn với các di tích này là các lễ thức thờ cúng, các ngày hội làng tôn vinh các vị thành hoàng có công với dân với 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo)
125 p | 115 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang
115 p | 76 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Giá trị của giáo lý Phật giáo trong việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam hiện nay
108 p | 70 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hóa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
98 p | 58 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của tôn giáo trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay
104 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII - XIX
145 p | 53 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hôn nhân và gia đình người Chăm Bani hiện nay (Qua khảo cứu tại tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận)
102 p | 43 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
104 p | 116 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội: Lịch sử và thực trạng
95 p | 36 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam (qua nghiên cứu tại 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh)
85 p | 42 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện nay
91 p | 70 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo tỉnh Lào Cai (thông qua nghiên cứu các cơ sở Phật giáo tiêu biểu; tổ chức và hoạt động của Giáo hội địa phương)
90 p | 71 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay
96 p | 85 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tổ chức Islam ở Hà Nội - Lịch sử và thực trạng
145 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay
111 p | 104 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Một số đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất sĩ từ khởi nguyên cho đến nay
95 p | 98 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Đời sống tôn giáo giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Long Xuyên - thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang
111 p | 34 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn