Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Đời sống tôn giáo giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Long Xuyên - thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang
lượt xem 4
download
Trên cơ sở nghiên cứu đời sống tôn giáo của giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Hòn Đất), luận văn rút ra những nhận định, đề xuất khuyến nghị quan tâm, tạo điều kiện để Công giáo “sống tốt đời, đẹp đạo”. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Đời sống tôn giáo giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Long Xuyên - thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ HÀ THỊ KIM THU ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA GIÁO XỨ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM, GIÁO PHẬN LONG XUYÊN, THỊ TRẤN HÒN ĐẤT- HUYỆN HÒN ĐẤT- TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC Hà Nội - 2020 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ HÀ THỊ KIM THU ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA GIÁO XỨ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM, GIÁO PHẬN LONG XUYÊN, THỊ TRẤN HÒN ĐẤT- HUYỆN HÒN ĐẤT- TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 60 22 03 09 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG: NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐỖ QUANG HƢNG PGS.TS. NGUYỄN HỒNG DƢƠNG Hà Nội - 2020 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Luận văn này đƣợc thực hiện sau quá trình học tập ở Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và qua quá trình nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, đặc biệt đi sâu tìm hiểu Đời sống tôn giáo giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Long Xuyên, thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang. Luận văn này đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thầy: PGS.TS Nguyễn Hồng Dƣơng. Các số liệu nghiên cứu, kết quả điền dã trong luận văn là trung thực, luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào. Kiên Giang, ngày 10 tháng 2 năm 2020 Ngƣời cam đoan Hà Thị Kim Thu 3
- LỜI CẢM ƠN Em xin cảm ơn chân thành đến Thầy PGS.TS Nguyễn Hồng Dƣơng, là ngƣời trực tiếp giảng dạy và hƣớng dẫn em thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Trong suốt thời gian thực hiện, từ lúc định hƣớng đề tài, chọn đề tài và tiến hành viết nội dung luận văn, tuy công tác giảng dạy và nghiên cứu có nhiều bận rộn nhƣng Thầy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để hƣớng dẫn em chọn đề tài, định hƣớng cho em cách viết, cách lập luận, phân tích và trình bày phù hợp với yêu cầu đề tài đặt ra. Nhờ sự góp ý tận tụy và hƣớng dẫn tận tình của Thầy đã giúp em hoàn thành những kiến thức về đề tài của mình. Em xin cảm ơn đến quý thầy cô trong Bộ môn Tôn giáo học và Nhà trƣờng đã giảng dạy cho em những kiến thức nền tảng, những hiểu biết về chuyên ngành tôn giáo học. Đây là cơ sở và nguồn động lực quan trọng giúp em hoàn thành luận văn, nắm vững kiến thức chuyên ngành và tự tin hơn trong những dự định sắp tới. Em xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong cơ quan, những ngƣời đã quan tâm giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và động viên tinh thần cho em trong khoảng thời gian thực hiện luận văn cũng nhƣ trong khoảng thời gian học tập. Nhờ vậy, mà em tự tin vững bƣớc qua từng ngày trong quá trình thực hiện luận văn này. Do trình độ lý luận, kiến thức chuyên ngành cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp, sự chỉ bảo của quý thầy cô để em hoàn thiện kiến thức cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Kiên Giang, ngày 10 tháng 2 năm 2020 Học viên thực hiện Hà Thị Kim Thu 4
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH GIÁO XỨ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM................................................................................ 14 1.1. Những tiền đề lý thuyết ................................................................................14 1.1.1. Đời sống tôn giáo .....................................................................................14 1.1.2. Đời sống tôn giáo của tín đồ Công giáo ...................................................15 1.2. Lịch sử hình thành ........................................................................................15 1.2.1. Công giáo tại Nam Bộ ..............................................................................15 1.2.2. Công giáo tại Kiên Giang .........................................................................19 1.2.3. Lịch sử giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Hòn Đất) .......................................20 1.2.4. Tổ chức giáo xứ, giáo họ của giáo xứ ......................................................21 Tiểu kết chƣơng 1: ............................................................................................... 21 CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG AN SINH XÃ HỘI .. 22 2.1. Hoạt động tôn giáo ........................................................................................22 2.1.1. Các hoạt động trong năm phụng vụ .........................................................22 2.1.2. Các hoạt động của các hội đoàn ............................................................... 42 2.1.3. Đời sống bí tích tín đồ ..............................................................................63 2.1.4. Năm điều răn Hội thánh ...........................................................................79 2.1.5. Mƣời điều răn Đức Chúa Trời .................................................................81 2.1.6. Các luân lí khác trong đời sống tín đồ .....................................................85 2.2. Hoạt động an sinh, xã hội .............................................................................87 2.3. Thực trạng giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm ......................................................93 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................ 93 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 97 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... 101 5
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài ngƣời. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo đã có rất nhiều ảnh hƣởng đến, đời sống chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa, xã hội, đạo đức, lối sống cũng nhƣ phong tục tập quán của mỗi quốc gia, dân tộc. Với vị thế địa lí, Việt Nam có điều kiện tiếp xúc và tiếp biến với nhiều nền văn hóa khác nhau, một trong đó có văn hóa tôn giáo, từ đó hình thành nên đời sống tôn giáo. Với điều kiện địa lí, cũng nhƣ với tâm thế cởi mở dung hòa với cái mới, Việt Nam là nơi hội tụ của các tôn giáo. Trong đó có các tôn giáo ngoại nhập: Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Hồi giáo, và tôn giáo nội sinh: Cao Đài, Phật giáo hòa hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kì Hƣơng... Tuy Công giáo không ăn sâu vào văn hóa Việt nhƣ Nho giáo, hay có số lƣợng tín đồ đông đảo nhƣ Phật giáo, nhƣng với thời gian tồn tại khoảng 400 năm, Công Giáo đã có chỗ đứng nhất định trong văn hóa Việt Nam và có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam. Công giáo góp phần tạo ra một loại hình chữ viết mới ở Việt Nam đó là chữ Quốc ngữ. Sự du nhập của Công giáo vào Việt Nam còn mang lại nhiều thành tựu về khoa học kỹ thuật nhƣ: kỹ thuật in và kỹ thuật xây dựng kiến trúc nhà thờ của phƣơng Tây. Dù là tôn giáo nào đi chăng nữa thì điều kiện tiên quyết là phải đặt văn hóa bản địa, lợi ích dân tộc lên hàng đầu, làm sao dung hòa đƣợc giữa truyền thống tôn giáo với văn hóa bản địa. Nhờ sự dung hòa cộng hƣởng đó mà hình thành nên đời sống tôn giáo đậm đà bản sắc dân tộc và giáo pháp. Sau những thăng trầm của công cuộc truyền giáo, Công giáo dần dần thực hiện sứ mạng này, cụ thể qua Thƣ chung 1980 Giáo hội Công giáo Việt Nam đã khẳng định một cách xác tín: “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Với Giáo phận Long Xuyên thể hiện tinh thần của Thƣ chung 1980, sau năm 1977 Giám mục GB. Bùi Tuần, lên kế vị Giám mục Micae Nguyễn 1
- Khắc Ngữ. Giám mục đã vạch ra đƣờng hƣớng giúp cho giáo dân của giáo phận “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc”. Giám mục đi nhiều nơi giảng dạy và có liên lạc thƣờng xuyên với các viên chức đạo, đời để chăm lo cho Giáo hội Việt Nam. Trong thời gian nghỉ hƣu Giám mục vẫn tiếp tục dùng các phƣơng tiện truyền thông xã hội nhƣ báo chí để chia sẻ những suy tƣ của mình. Nhìn vào Giáo phận Long Xuyên ngày hôm nay vẫn đang và sẽ sống Phúc âm giữa lòng dân tộc ngày càng sâu sắc hơn. Hòa nhịp đời sống đức tin với nhịp điệu đời sống xã hội, để hình thành nên đời sống tôn giáo của Giáo phận. Giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Hòn Đất) thuộc giáo phận Long Xuyên đƣợc thành lập từ cuộc di dân của Hợp tác xã kinh 4A, xã Tân Hiệp A, mà tiền thân của nó là việc di cƣ từ năm 1954. Mang trên mình sứ mạng xứ truyền giáo, sống giữa những ngƣời lƣơng giáo với đại đa số là ngƣời miền Tây, với văn hóa vùng Tây Nam bộ, nhờ sự dung hòa giữa mục vụ của giáo phận với văn hóa bản địa, mà giáo xứ đã gặt hái nhiều thành công trong đời sống tôn giáo. Từ những lí do trên học viên xin chọn đề tài “Đời sống tôn giáo giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Long Xuyên - thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học. Do đặc thù của Công giáo, nghiên cứu về một giáo xứ cho dù ở chiều kích “Đời sống tôn giáo” cũng cố gắng hiểu những nét cơ bản về nội dung này ở các giáo xứ khác. Song nghiên cứu về đời sống tôn giáo ở một giáo xứ cụ thể, cố gắng chỉ ra đƣợc những nét đặc trƣng, nét đặc thù của một giáo xứ mà cụ thể ở đây là giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Hòn Đất). Việc nghiên cứu góp một cái nhìn sâu hơn về tiến trình hình hành giáo xứ là tín đồ miền Bắc di cƣ vào Nam năm 1954, về những biến đổi đời sống tôn giáo theo thời gian, về hội nhập văn hóa Công giáo với văn hóa truyền thống ở một vùng quê miền Tây Nam bộ, đồng thời còn thấy đƣợc tính đặc thù trong hoạt động trần thế dƣới ảnh hƣởng của tôn giáo. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Mảng đề tài nghiên cứu về vùng đất, con ngƣời tôn giáo – tín ngƣỡng Đồng bằng sông Cửu Long. 2
- Phan Huy Lê (chủ biên) (2016), “Vùng đất Nam Bộ quá trình hình thành và phát triển”, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật. Bộ sách này đƣợc chia ra làm 2 tập, đề cập đến các nội dung điều kiện tự nhiên môi trƣờng sinh thái, lịch sử cội nguồn từ thế kỉ VII đến năm 2010, cũng nhƣ các thiết chế quản lí xã hội, quan hệ tộc ngƣời, đạc biệt là đề cập đến đặc trƣng tín ngƣỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa vùng Nam bộ. Nguyễn Mạnh Cƣờng, Nguyễn Minh Ngọc (2005), “Tôn giáo - Tín ngưỡng của các cư dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Nhà xuất bản Phƣơng đông. Cuốn sách có những nội dung chính nhƣ: Trình bài khái quát về vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long, phân tích chỉ ra những nét đặc trƣng về văn hóa tôn giáo một số tộc ngƣời nhƣ: Văn hóa tôn giáo của ngƣời Khmer; Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ; ngƣời Chăm về Hồi giáo (Ixlam); một số tôn giáo nội sinh của ngƣời Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những nội dung trên, luận văn tham khảo để có cái những sâu hơn khi nghiên cứu về giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Mảng đề tài nghiên cứu về Công giáo và văn hóa Công giáo Đỗ Quang Hƣng (2012), “Công Giáo trong mắt tôi”, nhà xuất bản Tôn giáo, nội dung cuốn sách chia làm ra 4 phần: Khía cạnh lịch sử, không gian Công giáo, ngƣời Công giáo và thời cuộc, và Công giáo Việt Nam hôm nay học thuyết, đƣờng hƣớng. “Tập tiểu luận nghiên cứu này có tiêu đề Công giáo trong mắt tôi thực ra có hai hàm ý. Dĩ nhiên là có sự quan sát, tìm hiểu, và suy gẫm từ những vấn đề của lịch sử đến hiện tại, dưới nhãn quan của một nhà nghiên cứu tôn giáo. Nhưng đồng thời còn có hàm nghĩa những tình cảm quý mến, trân trọng của người viết với “thực tại Công Giáo Việt Nam” [20, tr9]. Nguyễn Hồng Dƣơng (2004), “Tôn Giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam”, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, đƣợc lần lƣợt phân tích các tôn giáo và ảnh hƣởng của tôn giáo đến văn hóa. “Vậy là trải qua thời gian văn hóa Công Giáo đã có một chỗ đứng dù còn rất khiêm tốn trong văn hóa Việt Nam. Và dù khiêm tốn, văn hóa Công giáo đã có vai trò trong phát triển ở Việt Nam” [14, tr218] 3
- Nguyễn Hồng Dƣơng (2004), “Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Với nội dung cuốn sách đƣợc chia làm 2 phần: Nghi Lễ Công giáo trong văn hóa Việt Nam, và lối sống văn hóa Công giáo Việt Nam. “Quá trình truyền giáo phát triển đạo Công giáo vào Việt Nam, nghi lễ Công giáo dần dần có sự hội nhập với văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Một lối sống Công giáo Việt Nam cũng dần dần được hình thành với những nét riêng biệt bị chi phối bởi văn hóa Kitô giáo. Nghi lễ và lối sống Công giáo trải qua quá trình lịch sử đã có những đóng góp nhất định vào nền văn hóa dân tộc Việt Nam cần được nghiên cứu, làm rõ” [10, tr5] Nguyễn Hồng Dƣơng (2016), “Những nẻo đường Phúc âm hóa Công giáo ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Tôn giáo. Đã đề cập tới nẻo đƣờng Công giáo với dân tộc Việt Nam, Làng - xứ, họ đạo Công giáo - nẻo đƣờng thành lập và đời sống đạo, cũng nhƣ nẻo đƣờng hội nhập với văn hóa Việt Nam. “Công cuộc Phúc âm hóa Công giáo ở Việt Nam là một vấn đề lớn đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu qua mô lớn để xứng tầm” [12, tr21] Nguyễn Hồng Dƣơng (2017), “Công giáo Việt Nam đối với phát triển bền vững đất nước”, Nhà xuất bản Công an nhân dân. Qua năm chƣơng tác giả đã đề cập đến 2 nội dung chính: Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nƣớc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Xây dựng trong Hội thánh một nếp sống và một lối diễn tả Đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc (Thƣ Chung 1980, đoạn 9). Nguyễn Hồng Dƣơng (2003), “Nhà Thờ Công Giáo Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Cuốn sách bƣớc đầu giới thiệu với bạn đọc đại cƣơng về nhà thờ Công giáo Việt Nam, về nghệ thuật kiến trúc với sự hội nhập theo phong cách Á Đông xen lẫn với phong cách Châu Âu. Quý Long - Kim Thƣ (biên soạn - sƣu tầm) (2013), “Văn hóa Công Giáo nhìn từ biểu tượng nhà thờ - điểm đến của những cuộc hành hương”, Nhà xuất bản Đồng Nai. Với nội dung cuốn sách gồm hai phần: Tìm hiểu về Công giáo và Nhà Thờ Công giáo trong văn hóa Việt Nam, Nhà thờ Công giáo ở Việt Nam và Thế giới- Những hành trình khám phá. “Nhìn vào văn hóa Công giáo và các yếu 4
- tố cấu thành nên nền văn hóa đó, người ta sẽ nhận thấy được nhiều giá trị tinh thần lẫn vật chất to lớn và có giá trị vĩnh hằng, bởi vậy không khó hiểu khi văn hóa Công Giáo du nhập vào Việt Nam dần dần được người Việt chấp nhận và hòa nhập mạnh mẽ vào đời sống người dân Việt, trở thành một nét văn hóa của người Việt” [31, tr5]. Mảng đề tài nghiên cứu về Công giáo Nam bộ trong đó có đề cập đến Công giáo ở Kiên Giang: Trƣơng Bá Cần (chủ biên) (2008): “Lịch sự phát triển Công giáo ở Việt Nam, tập 1, Thời kì khai phá và hình thành (từ khởi thủy cho đến cuối thế kỷ XVIII), tập II, Thời kỳ thử thách và phát triển (từ đầu thế kỷ XIX đến mùa thu 1945)”, Nhà xuất bản Tôn giáo. Đây là hai tập sách chuyên khảo về Công giáo ở Việt Nam từ buổi đầu đến năm 1945 của linh mục Trƣơng Bá Cần. Ở tập I, Công giáo ở Kiên Giang đƣợc tác giả trình bày trong phần Công giáo Đàng trong, với các giai đoạn nhƣ: từ 1640 – 1665, trong chƣơng IV và chƣơng V; Những năm bắt đầu của Hội Truyền giáo Paris ở Đàng trong (1655 - 1691) tại chƣơng XI. Ở tập II, Công giáo ở Kiên Giang đƣợc trình bày tại chƣơng X: Địa phận Tây Đàng Trong Sài Gòn- Nam Vang - Vĩnh Long. Ở các chƣơng trên trình bày về Công giáo ở Kiên Giang còn hết sức giản lƣợc. Tuy nhiên qua những nguồn tƣ liệu, luận văn kế thừa để trình bày toát yếu về Công giáo ở Nam bộ. Đỗ Quang Hƣng (chủ biên) (2001), “Tôn giáo về mấy vấn đề tôn giáo Nam bộ”, nhà xuất bản khoa học xã hội. Trong cuốn sách có hai bài nghiên cứu đáng lƣu ý: (1) Nguyễn Nghị: Cộng đồng Công giáo và nhu cầu biến đổi thích nghi. Bài viết trên cơ sở đề cập Công giáo một tôn giáo định chế, luôn duy trì căn tính đạo, nhƣng nhu cầu thực tế cần thiết phải có những biến đổi, có sự hài hòa để phát triển, chống khép kín. Bài viết cung cấp luận cứ để nhìn nhận những biến đổi Công giáo ở giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm. (2) Nguyễn Hồng Dƣơng: Tình hình đặc điểm Coongg giáo Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến nay. Bài viết cung cấp tƣ liệu để luận văn có thể lấy đó so sánh với đặc điểm Công giáo ở giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Trần Hữu Hợp (2012), “Công đồng người Việt Công giáo Đồng bằng sông cửu Long, Lịch sử hình thành và quá trình hội nhập văn hóa”, nhà xuất bản Tôn 5
- giáo. Cuốn sách đƣợc phát triển cơ sở của luận án Tiến sĩ. Cuốn sách không chỉ khái quát quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng ngƣời Việt Công giáo ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn làm rõ đƣợc một số đặc điểm lịch sử của cộng đồng này. Tác giả còn đến vấn đề bảo lƣu và hội nhập văn hóa ngƣời Việt Công giáo vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều tƣ liệu trong cuốn sách đƣợc luận văn kế thừa để trình bày về đời sống tôn giáo của giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Nguyễn Đức Lộc (2015), “Cấu hình xã hội Cộng đồng Công giáo Bắc di cư tại Nam Bộ”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã lần lƣợt phân tích tính cộng đồng Bắc di cƣ qua các tổ chức bộ máy, và các chiến lƣợc sống của cộng đồng. “Quyển sách này là kết quả của quá trình nghiên cứu trong vòng 10 năm của chúng tôi về vấn đề người Công giáo Bắc di cư năm 1954, vốn được khởi sự từ năm 2002, với tư cách vừa là thành viên của cộng đồng, vừa là người nghiên cứu trong lĩnh vực nhân học” [30, tr15] Nhìn chung đến nay vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào tìm hiểu về Đời sống tôn giáo của giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Các công trình nghiên cứu đi trƣớc đều tập trung nghiên cứu Công giáo trên phạm vi cả nƣớc. Ngay cả cuốn sách Cấu hình xã hội Cộng đồng Công giáo Bắc di cƣ tại Nam Bộ của Nguyễn Đức Lộc, chỉ phân tích cấu hình tổ chức mà thôi, chƣa đi phân tích kỹ về đời sống tôn giáo. Các công trình nghiên cứu cũng đã đƣa ra một số nét ảnh hƣởng của Công giáo trong tiến trình lịch sử ảnh hƣởng trên lĩnh vực kiến trúc, hội họa, âm nhạc, an sinh xã hội... Và những yếu tố hội nhập ấy cũng thể hiện rất rõ nét trong đời sống tôn giáo ở giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Trên cơ sở tiếp thu kết quả một số công trình nghiên cứu đi trƣớc, học viên muốn nghiên cứu một cách cụ thể và rõ nét về đời sống tôn giáo của một giáo xứ. Từ đó, giới thiệu bức tranh đời sống tôn giáo mang bóng dáng của giáo hội đến vùng văn hóa Tây Nam bộ nói chung và Kiên Giang nói riêng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 . Đối tượng Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn là Đời sống tôn giáo của giáo dân giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, đặt trong bối cảnh điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội tại vùng đất Tây Nam bộ. 6
- 3.2 . Phạm vi Đề tài đƣợc khu biệt theo phạm vi ranh giới đƣợc giáo phận phân chia cho giáo xứ. Bên cạnh đó trong điều kiện cụ thể để cho việc phân tích đánh giá khoa học hơn. Luận văn có thể có sự so sánh với một giáo xứ để thấy đƣợc những nét chung và nét đặc thù. 4 . Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 . Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu đời sống tôn giáo của giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Hòn Đất), luận văn rút ra những nhận định, đề xuất khuyến nghị quan tâm, tạo điều kiện để Công giáo “sống tốt đời, đẹp đạo”. 4.2 . Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Làm rõ quá trình hình thành, thực trạng và tổ chức giáo xứ, giáo họ của giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Hòn đất). - Nêu những nét cơ bản về đời sống tôn giáo về hoạt động anh ninh xã hội của giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Hòn đất). - Nhận định và đƣa ra một số khuyến nghị. 5 . Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 . Phương pháp luận Lấy chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về tôn giáo, luật tín ngƣỡng tôn giáo, các Nghị quyết về tôn giáo ở Kiên Giang làm sợi chỉ đỏ, nền tảng của cơ sở lí luận cho luận văn. Bên cạnh đó tác giả còn lấy các quan niệm về thần học, triết học Công giáo về nhân sinh quan và thế giới quan để nhìn nhận vấn đề. Cuối cùng là các giáo luật, huấn quyền, giáo quyền của giáo hội và định hƣớng mục vụ của giáo phận, làm bổ túc cho đề tài. 5.2 . Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp liên ngành, nghĩa là những thành tựu của các ngành nhƣ Sử học, Triết học, Văn hóa học, Dân tộc học, Xã hội học, cùng các 7
- phƣơng pháp cụ thể nhƣ: điền dã, thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp, thu thập và xử lý tài liệu... 6 . Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 .Ý nghĩa lý luận Thông qua nghiên cứu đời sống tôn giáo của giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm góp một góc nhìn sâu hơn, rõ nét hơn về cộng đồng cƣ dân Việt ở Nam bộ, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách của tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang nói riêng và Công giáo ở Việt Nam nói chung. 6.2 . Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về Công giáo, cũng nhƣ có định hƣớng thực tiễn về hoạt động tôn giáo. 7 . Một số thuật ngữ sử dụng trong luận văn Nhằm dùng những từ ngữ chuẩn nhất, tác giả đã sử dụng những thuật ngữ chuẩn của Công giáo, để tránh những từ ngữ không thể hiện rõ đƣợc nội dung về tín lí và luân lí Công giáo. Thuật ngữ gồm tiếng La Tinh, tiếng Anh, tiếng Pháp và giải thích nội dung bằng tiếng Việt: Ban hành giáo (Consilium Pastorale Paroeciae, Parish Pastoral Council, Conseil Pastoral Paroissial): Ban hành giáo là một trong những tên gọi của Hội đồng giáo xứ. Bất khả phân ly (Indissolubilitas, Indissolubility, Indissolubilité): Bất khả là không có thể. Phân là chia. Ly là lìa. Bất khả phân ly là không thể chia lìa. Bất khả phân ly là cụm từ chỉ sự gắn kết bền bỉ không thể chia lìa trong đời sống vợ chồng. Bí tích (Sacramentum, Sacrament, Sacrement): Bí là kín ẩn. Tích là dấu vết. Bí Tích là dấu vết kín ẩn.Bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng, do Đức Kitô thiết lập và ủy thác cho Hội Thánh để trao ban sự sống thần linh cho con ngƣời. Từ thế kỷ XIII, Hội Thánh xác định có bảy phép bí tích: Thánh Tẩy, Thêm Sức, Thánh Thể, Giao Hòa, Xức dầu bệnh nhân, Truyền chức thánh và Hôn Phối. Ca đoàn (Chours, Choir, Choeur/Chorale): Ca là hát. Đoàn là nhóm, hội. Ca đoàn là nhóm hát, hội hát. Ca đoàn là tập thể tín hữu, có khả năng về âm nhạc, đƣợc 8
- mời gọi và tuyển chọn giữa cộng đồng Dân Chúa để thi hành tác vụ ca hát trong phụng vụ. Chúa Thánh thần (Spiritus Sanctus, Holy Spitrit, Esprit Sanit): Chúa là từ viết tắt của Thiên Chúa. Thánh Thần là Thần khí của Đấng thiêng liêng. Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, đồng bản thể, “được phụng thờ và tôn vinh cùng Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con” Công đồng (Concilium, Council, Concile): Công là thuộc về đại chúng. Đồng là tụ tập, hội họp. Công đồng là cuộc hội họp rộng lớn. Công đồng là hội nghị các giám mục thuộc Hội Thánh Công giáo hay Chính Thống giáo, đƣợc thẩm quyền Hội Thánh triệu tập, để cùng bàn bạc và đƣa ra những quyết định liên quan đến đức tin và kỷ luật Hội Thánh. Công giáo (Catholicimus, Catholicism, Catholicisme): Đạo Công giáo là thành phần của thế giới Kitô giáo, vốn bao gồm Chính Thống giáo, các giáo hội Tin Lành, và Anh Giáo. Đất thánh (Coemeterium, Cemetery, Cimetière): Đất là nơi chốn. Thánh là thuộc về đấng thiêng liêng. Đất thánh là nơi chốn linh thánh Công giáo. Đỡ đầu (Patrinus/ Matrina, Godparents, Parrain/ Marrrine): Đỡ đầu là ngƣời nhận trách nhiệm chăm sóc về mặt thiêng liêng cho một ai đó. Đức Giám Mục (Episcopus, Bishop, Esvêque). Đức là từ tôn xƣng. Giám là coi sóc. Mục là chăm sóc. Thông thƣờng, Đức Giám mục là ngƣời đứng đầu Hội Thánh địa phƣơng (giáo phận), trong đó có thể tồn tại ba phẩm cấp giám mục trong giáo phận: Giám mục chính tòa, Giám mục phó (có quyền kế vị) , Giám mục phụ tá (không có quyền kế vị). Đức Giáo Hoàng: Đức Giáo Hoàng còn gọi là Đức Thánh Cha là Giám mục Roma, là mục tử tối cao của Hội Thánh Công giáo và là nguyên thủ quốc gia Vaticano. Đức Tin (Fides, Faith, Foi): Đức là ơn. Tin là đón nhận, nghe theo. Đức tin là ơn đón nhận, vâng theo. Đức tin là ơn Thiên Chúa ban để tín hữu tự do gắn bó trọn vẹn với Thiên Chúa, đón nhận những chân lí mặc khải trong Đức Giêsu Kitô. Đây là một trong ba nhân đức đối thần. 9
- Giáo hạt (Vicariatus Foraneus, Vicariate Forane/Deanary, Vicariat Fonrain/Doyenné): Giáo là đạo. Hạt là đơn vị thuộc tỉnh. Giáo hạt là một đơn vị trong hệ thống tổ chức của một giáo phận, bao gồm những giáo sứ lân cận, nhằm cổ võ việc chăm sóc mục vụ của giáo dân cũng nhƣ chăm lo các nhu cầu thiêng liêng và vật chất của các linh mục trong giáo hạt. Giáo khu: Giáo là đạo. Khu là viết tắt của khu xóm. Giáo khu là viết tắt của khu xóm. Giáo khu là một đơn vị phân cấp trong giáo xứ bao gồm một số gia đình trong khu vực để cổ vũ những sinh hoạt tôn giáo chung cũng nhƣ để liên đới giúp đỡ nhau đời sống đạo. Giáo phận (Dioecesis, Diocese, Diocése): Giáo là đạo. Phận là khu vực. Giáo phận là khu vực thuộc quyền giám mục chăm sóc. Giáo phận là một cộng đoàn Kitô hữu trong một khu vực đƣợc trao phó cho một vị giám mục chăm sóc, với sự cộng tác của các linh mục. Giáo họ (Quasi Paroecia, Sub - Parish, Quasi - Pả): Giáo là đạo. Họ là giáo khu ở miền Bắc, giáo xứ ở miền Nam. Giáo họ là đơn vị tổ chức hành chính và mục vụ ở dƣới cấp giáo xứ trong Hội Thánh Công giáo, do số lƣợng giáo dân ít chƣa thể phát triển thành giáo xứ. Thông thƣờng giáo họ cũng có cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất giống nhƣ giáo xứ nhƣng ở mức độ và phạm vi nhỏ hơn và trực thuộc vào cha xứ cũng nhƣ cơ cấu tổ chức của giáo xứ. Giáo xứ (Paroecia, Parish, Paroisse): Giáo là đạo. Xứ là nơi chốn. Giáo xứ là đơn vị cơ sở của một tôn giáo. Giáo xứ chỉ một cộng đoàn Kitô hữu đƣợc thiết lập cách vững bền trong Giáo hội địa phƣơng, mà trách nhiệm mục vụ đƣợc ủy thác cho cha xứ nhƣ là chủ chăn riêng của giáo xứ ấy, dƣới quyền Giám mục giáo phận. Trong giáo xứ sẽ phân ra nhiều giáo khu, do các trƣởng khu quản lí, các giới, các hội đoàn. Hội Ðồng Giáo Xứ (Consilium Pastorale Paroeciae, Parish Pastoral Council, Conseil Pastoral Paroissial): Hội đồng là việc tụ họp của những ngƣời có thẩm quyền. Mục vụ là việc Hội Thánh chăm sóc giáo dân về mặt thiêng liêng. Giáo: đạo. Xứ: nơi chốn. Hội đồng giáo xứ là một tổ chức do giám mục giáo phận thiết lập, 10
- đứng đầu là cha sở và bao gồm một số giáo dân tham gia vào việc mục vụ trong giáo xứ. Huấn Từ (Exhortatio, Exhortation, Exhortation): Huấn là lời dạy bảo. Từ là lời nói. Huấn từ là lời phát biểu của các vị hữu trách, các bề trên cấp cao nhằm khuyến khích, thúc đẩy, khuyên răn những ngƣời thuộc quyền mình. Mục vụ (Ministerium Pastorale, Pastoral, Pastorale): Mục là chăn nuôi. Vụ là việc. Mục vụ là việc Hội Thánh chăm sóc giáo dân về mặt thiêng liêng. Mục vụ là những việc trong Hội Thánh nhằm chăm sóc giáo dân, phỏng theo sứ mạng của Chúa Giêsu, bao hàm ba chiều kích giáo huấn, thánh hóa và cai quản. Nhà nguyện (Oratorium, Chapel, Chapell): Nhà nguyện là nơi đƣợc đấng bản quyền ban phép sử dụng vào việc thờ phƣợng, vì lợi ích của một cộng đoàn. Nhà xứ là hạng mục không thể thiếu trong tổng thể các công trình chung của giáo xứ. Linh mục (Peresbyter, Priest, Prêtre): Linh là tinh thần con ngƣời. Mục là ngƣời chăm sóc. Linh mục là ngƣời chăm sóc đời sống thiêng liêng, của một giáo xứ. Linh mục có hai loại: Linh mục triều và linh mục dòng. Phụng vụ (Liturgia, Liturgy, Liturgie): Phụng là tôn thờ. Vụ là việc. Phụng vụ là việc tôn thờ. Phụng vụ là việc Hội Thánh dự phần và tiếp tục công trình cứu chuộc của Đức KiTô, qua việc thực thi chức năng tƣ tế của Ngƣời trong Chúa Thánh Thần, để tôn thờ, ca ngợi và tạ ơn Chúa Cha. Rao hôn phối (Annunciatio Matrimonili, Reading of Banns, Bans de Mariage): Rao là thông báo. Hôn phối là việc nam nữ chính thức kết hợp với nhau thành vợ chồng. Rao hôn phối là công bố cho cộng đoàn (giáo xứ) tên, tuổi, địa chỉ của đôi nam nữ sắp kết hôn và tên cha mẹ của họ. Rƣớc sách (Processio, Procession, Procession): Rƣớc là đám nghinh đón. Rƣớc sách là cuộc diễu hành của đông đảo tín hữu, dƣới dự hƣớng dẫn của giáo sĩ. Sổ gia đình Công giáo (Libellus Familiae Christianae, Parish Family Book, Livret de Famille Chrétienne): Sổ là tập ghi chép. Gia đình là ngƣời trong một nhà. Công giáo là đạo có tính phổ quát. Sổ gia đình Công giáo là cuốn sổ lƣu giữ những 11
- dữ liệu liên quan đến các thành viên trong gia đình Công giáo nhƣ: danh tính, ngày tháng năm sinh, ngày lãnh nhận các Bí tích Hôn Phối, Thánh Tẩy, Thánh Thể, Thêm Sức. Tên thánh (Nomen Christianum, Christian Name, Nom Chrétien): Tên là hiệu riêng để gọi ngƣời hay vật. Thánh là ngƣời có đạo đức vƣợt trội. Tên thánh là tên riêng trong Hội Thánh mà Kitô hữu nhận đƣợc khi chịu Bí tích Thánh tẩy. Thánh Bổn mạng hay Thánh quan thầy (Sanctus Patronus, Patron Saint, Saint Patron): Bổn là bản thân. Mạng là số phận. Bổn mạng là viết tắt của “hộ mạng bản thân”. Thánh Bổn mạng, còn gọi là thánh quan thầy, là vị thánh mà Kitô hữu khi lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy nhận làm vị bảo trợ, làm gƣơng sáng sống Đức mến và chuyển cầu cho mình. Ngƣời ta cũng nhận thánh bổn mạng cho một giáo xứ, hội đoàn hay một tổ chức nào đó. Thánh lễ (Missa, Mass, Messe): Thánh là thuộc về thần linh. Lễ là nghi thức. Thánh lễ là nghi thức dành cho thần linh. Thánh lễ là việc Hội Thánh tƣởng niệm sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, hiện tại hóa Hy Tế Thập Giá của Ngƣời. Thánh Lễ gồm hai phần chính: Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể. Thần học (Theologia, Theology, Théologie): Thần là Đấng thiêng liêng. Học: sự nghiên cứu để hiểu biết. Thần học là “sự giải thích - có ý thức và có phương pháp - mặc khải của Thiên Chúa vốn đã được đón nhận và được nắm giữ trong đức tin”. Nhƣ vậy, thần học có thể gọi là “đức tin tìm kiếm sự hiểu biết”, là “khoa học của Đức tin”. Tin Mừng (Evangelium, Good News, Bonne Nouvelle): Tin là lời mách bảo, lời nhắn gửi. Mừng là vui. Tin mừng là lời nhắn nói việc bình an. Tin mừng là viết tắt của Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô. Tín điều (tín lý) (Dogma, Dogma, Dogme): Tín là tin. Điều là khoản. Tín điều là khoản phải tin. Tín điều là chân lý đức tin và luân lý, đƣợc Thiên Chúa mạc khải và các Tông đồ truyền lại trong Thánh Kinh hoặc Thánh Truyền, mà tín hữu buộc phải tin, sau khi đã đƣợc Hội Thánh định tín. 12
- Tòa Giám Mục (Episcopatus, Bishopric, Êvêché): Tòa giám mục là nơi ở và làm việc của vị giám mục chính tòa. Vì thế có văn phòng hoặc các cơ quan điều hành việc quản trị giáo phận, các hoạt động mục vụ và việc thi hành quyền tƣ pháp của giám mục. Trùm khu (Trùm họ): Trùm là ngƣời đứng đầu (phƣơng ngữ miền Bắc). Họ là cách gọi tắt của từ cổ “họ nhà thờ”, nay gọi là giáo xứ. Trùm họ (trùm khu): gọi tắt là ông trùm, là từ cổ chỉ ngƣời đứng đầu đại diện các giáo dân trong họ nhà thờ. Tự sắc (Motu Proprio, Motu Proprio, Motu Proprio): Tự là do chính mình. Sắc là sắc lệnh, chiếu chỉ của vua. Tự sắc là loại tông thƣ do sáng kiến riêng của Đức Giáo hoàng. Dù là quyết định cá nhân, tự sắc vẫn có giá trị lập pháp bởi chính quyền bính của đấng kế vị Thánh Phêrô Vạ tuyệt thông (Excommunicatio,Excommunication, Excommunication): Vạ là hình phạt theo sau sự vi phạm. Tuyệt thông là đứt sự hòa hợp giữa hai bên. Vạ tuyệt thông là hình phạt nghiêm trọng nhất, dành cho tín hữu cố tình vi phạm các điều luật mà Hội Thánh quy định rõ ràng án vạ, còn gọi là dứt phép thông công. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2 chƣơng: Chƣơng 1: Những tiền đề lý thuyết và lịch sử hình thành, tổ chức giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Hòn Đất). Chƣơng 2: Hoạt động tôn giáo và hoạt động an sinh xã hội của giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm (Hòn Đất). 13
- Chƣơng 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH GIÁO XỨ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM 1.1. Những tiền đề lý thuyết 1.1.1. Đời sống tôn giáo “Tôn giáo” bắt nguồn từ thuật ngữ “religion” (tiếng Anh) và“religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (tiếng Latinh) có nghĩa là thu lƣợm thêm sức mạnh siêu nhiên. Tôn giáo là một thuật ngữ không thuần Việt, và tính đến hiện tại thì khái niệm về Tôn giáo vẫn chƣa đƣợc thống nhất trong giới nghiên cứu về tôn giáo. Vì dƣới góc độ và nhãn quan của lĩnh vực riêng, mà có những định nghĩa khác nhau. Trƣớc tiên, đối với trƣờng phái triết học và xã hội học, quan niệm về tôn giáo rất đa dạng, tùy vào nguyên tắc và các phƣơng pháp xuất phát. Quan niệm của C. Mác (1818-1883) và Ph. Ăngghen (1820-1895) cho rằng tôn giáo là rất đa dạng, đƣợc phân biệt tùy thuộc vào các nguyên tắc và các phƣơng pháp xuất phát điểm. Hai ông đã nêu đặc trƣng tôn giáo dựa trên quan niệm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và con ngƣời. Các ông cho rằng tôn giáo không có lịch sử riêng của mình, không có bản chất đặc biệt và nội dung đặc biệt nằm ngoài thế giới. Tôn giáo phát triển trong bối cảnh lịch sử xã hội; sự tiến hóa của tôn giáo diễn ra tùy thuộc vào sự phát triển của sản xuất xã hội, của hệ thống quan hệ xã hội. Trong tôn giáo, con ngƣời biến thế giới kinh nghiệm của mình thành một bản chất tƣởng tƣợng, đứng đối lập với nó nhƣ một vật xa lạ. Nhà thần học và triết học Tin Lành giáo, R. Otto (1869-1937) cho rằng tôn giáo là “sự thể nghiệm cái thần thánh” Nhƣ vậy, có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về tôn giáo. Dƣới góc độ khoa học, mỗi nhà nghiên cứu đều có cách nhìn nhận vấn đề tôn giáo theo hƣớng nghiên cứu của mình. Mỗi khái niệm về tôn giáo đều chƣa làm cho các nhà nghiên cứu hay chính những chức sắc, tín đồ tôn giáo vừa lòng. Bởi tôn giáo là lĩnh vực 14
- tinh thần có nhiều cách hiểu, cách lý giải khác nhau theo quan điểm chủ quan của mỗi ngƣời. Trên quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen về tôn giáo, có thể nói rằng, tôn giáo là sản phẩm của con ngƣời, do con ngƣời sáng tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu về tinh thần của con ngƣời trong xã hội, tôn giáo tạo cho con ngƣời có niềm tin vào thế giới vô hình nơi hƣ vô, nhƣng con ngƣời vẫn sống trong cuộc sống hữu hình nơi trần thế, đồng thời tôn giáo quy định những luật lệ, nghi thức mang tính thiêng liêng để con ngƣời thực hành, tuân theo. Khi nhắc tới đời sống tôn giáo là phải nhắc đến từ Vie Spirituelle. Trƣớc kia từ Vie Spirituelle thƣờng đƣợc gọi là “đời sống thiêng liêng” hoặc “đời sống tinh thần”, còn ngày nay thì đƣợc gọi là “đời sống tôn giáo” . Từ Vie Spirituelle đƣợc cấu thành thừ danh từ vie và một tính từ spirituel. Tính từ spirituel gốc bởi danh từ esprit, có thể tóm trong ý nghĩa chính sau đây: Đối với nghĩa thông thƣờng thì Esprit là “tinh thần” nó bao gồm hết mọi sinh hoạt tinh thần, đối lại với sinh hoạt sinh lý thể chất. Nếu một cấp cao hơn, Esprit ám chỉ một lý tƣởng cao thƣợng, có nghĩa là cuộc sống theo một lý tƣởng và cố gắng rèn luyện đức tính để thực hiện hoài bão đó. Nói tóm lại đời sống tôn giáo là một đời sống bao gồm đời sống của tôn giáo và đạo đức. Nói cách khác đời sống tôn giáo không chỉ là đời sống của giáo luật, lễ nghi, nghi thức của tôn giáo đó, mà còn là một đời sống của đạo đức, từ thiện. 1.1.2. Đời sống tôn giáo của tín đồ Công giáo Đối với đời sống tôn giáo tín đồ Công giáo đều đƣợc quy định tại Bộ Giáo luật 1983, Giáo lí Hội Thánh Công Giáo, và Công đồng Vaticano II. Nội dung quy định từ các nghi lễ, hoạt động sinh hoạt tôn giáo, tổ chức từ thiện, bổ nhiệm… 1.2. Lịch sử hình thành 1.2.1. Công giáo tại Nam Bộ Theo tài liệu công bố của Trần Hữu Hợp, Công giáo có mặt tại Nam Bộ cùng thời điểm với sự hình thành cộng đồng ngƣời Việt tại đây. Điều này đƣợc tác giả chứng minh qua các sự kiện nhƣ: 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo)
125 p | 115 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang
115 p | 76 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Giá trị của giáo lý Phật giáo trong việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam hiện nay
108 p | 70 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII - XIX
145 p | 53 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của tôn giáo trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay
104 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hóa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
98 p | 58 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hôn nhân và gia đình người Chăm Bani hiện nay (Qua khảo cứu tại tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận)
102 p | 43 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam (qua nghiên cứu tại 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh)
85 p | 42 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay
94 p | 41 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
104 p | 116 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện nay
91 p | 70 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hôn nhân của người Công giáo tại giáo xứ Bình Hải, tỉnh Nam Định hiện nay
107 p | 65 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tổ chức Islam ở Hà Nội - Lịch sử và thực trạng
145 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay
96 p | 85 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo tỉnh Lào Cai (thông qua nghiên cứu các cơ sở Phật giáo tiêu biểu; tổ chức và hoạt động của Giáo hội địa phương)
90 p | 71 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay
111 p | 104 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Một số đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất sĩ từ khởi nguyên cho đến nay
95 p | 98 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn