Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay
lượt xem 9
download
Luận văn phân tích về vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ huyện An Biên, đề xuất những khuyến nghị nhằm phát huy vai trò tích cực, hạn chế những tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống cộng đồng phụ nữ huyện. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ LÊ THANH NHỚ VAI TRÒ CỦA TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG PHỤ NỮ Ở HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC Hà Nội - 2020 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ LÊ THANH NHỚ VAI TRÒ CỦA TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG PHỤ NỮ Ở HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY Chuyên ngành: Tôn giáo học Mã số: 60 22 03 09 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG: NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐỖ QUANG HƢNG TS. VŨ VĂN CHUNG Hà Nội - 2020 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Thanh Nhớ 3
- LỜI CẢM ƠN Em xin cảm ơn chân thành đến Thầy TS Vũ Văn Chung, là người trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn em thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Trong suốt thời gian thực hiện, từ lúc định hướng đề tài, chọn đề tài và tiến hành viết nội dung luận văn, tuy công tác giảng dạy và nghiên cứu có nhiều bận rộn nhưng Thầy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để hướng dẫn em chọn đề tài, định hướng cho em cách viết, cách lập luận, phân tích và trình bày phù hợp với yêu cầu đề tài đặt ra. Nhờ sự góp ý tận tụy và hướng dẫn tận tình của Thầy đã giúp em hoàn thành những kiến thức về đề tài của mình. Em xin cảm ơn đến quý thầy cô trong Bộ môn Tôn giáo học và Nhà trường đã giảng dạy cho em những kiến thức nền tảng, những hiểu biết về chuyên ngành tôn giáo học. Đây là cơ sở và nguồn động lực quan trọng giúp em hoàn thành luận văn, nắm vững kiến thức chuyên ngành và tự tin hơn trong những dự định sắp tới. Em xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong cơ quan, những người đã quan tâm giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và động viên tinh thần cho em trong khoảng thời gian thực hiện luận văn cũng như trong khoảng thời gian học tập. Nhờ vậy, mà em tự tin vững bước qua từng ngày trong quá trình thực hiện luận văn này. Do trình độ lý luận, kiến thức chuyên ngành cũng như kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, sự chỉ bảo của quý thầy cô để em hoàn thiện kiến thức cũng như nâng cao chất lượng luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Kiên Giang, ngày tháng năm 2020 Học viên thực hiện Lê Thanh Nhớ 4
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN VAI TRÕ CỦA TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG PHỤ NỮ HUYỆN AN BIÊN ................................................. 11 1.1. Lý luận chung về vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo trong đời sống cộng đồng phụ nữ .......................................................................................... 11 1.1.1. Khái quát chung về tôn giáo, tín ngưỡng ...................................... 11 1.1.2. Vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng đối với cộng đồng phụ nữ .......... 17 1.2. Tôn giáo, tín ngƣỡng huyện An Biên tỉnh Kiên Giang hiện nay. .. 26 1.2.1. Khát quát chung về tôn giáo ở huyện An Biên ............................. 26 1.2.2. Khái quát chung về tín ngưỡng huyện An Biên ............................ 28 1.3. Cộng đồng phụ nữ huyện An Biên tỉnh Kiên Giang hiện nay ........ 31 Tiểu kết chƣơng 1: ..................................................................................... 36 Chương 2. VAI TRÕ CỦA TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG PHỤ NỮ Ở HUYỆN AN BIÊN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ...................................................................................................... 37 2.1. Thực trạng vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ huyện An Biên ......................................................................... 37 2.1.1. Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống kinh tế ........... 37 2.1.2. Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống văn hoá............ 41 2.1.3. Vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hội .............. 48 2.2. Một số vấn đề đặt ra từ vai trò của tín ngƣỡng tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ huyện An Biên ....................................................... 58 2.2.1. Những mặt tích cực ....................................................................... 58 2.2.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ................................................... 61 Tiểu kết chƣơng 2: .................................................................................... 62 5
- Chương 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÕ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TIÊU CỰC CỦA TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG PHỤ NỮ Ở HUYỆN AN BIÊN ................. 64 3.1. Khuyến nghị về tăng cƣờng vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo đối với phát triển kinh tế trong cộng đồng phụ nữ huyện ......................................... 64 3.2. Khuyến nghị về tăng cƣờng vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo đối với đời sống văn hoá trong cộng đồng phụ nữ huyện .......................................... 68 3.2.1. Các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với cộng đồng phụ nữ huyện ............................................. 68 3.2.2. Các tín ngưỡng, tôn giáo tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật Nhà nước đối với cộng đồng phụ nữ huyện ..................................... 72 3.3. Khuyến nghị về tăng cƣờng vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hội trong cộng đồng phụ nữ huyện ............................................... 76 3.3.1. Tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo hỗ trợ các cơ quan, đoàn thể Đảng, Nhà nước thực hiện tốt dân chủ cơ sở đối với cộng đồng phụ nữ ........... 76 3.3.2. Các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo tăng cường mối quan hệ đồng thuận, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng phụ nữ huyện ....................... 80 Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 83 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 85 6
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tín ngưỡng, tôn giáo có vai trò quan trọng, vừa là nguồn lực vật chất, đồng thời cũng là nguồn lực tinh thần của đời sống xã hội. Tôn giáo, tín ngưỡng tác động đến mọi cộng đồng trong xã hội, không phân biệt giới tính, địa vị, khu vực, địa lý… Đặc biệt, đối với cộng đồng phụ nữ nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở nước ta, cộng đồng phụ nữ có truyền thống chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tín ngưỡng, tôn giáo lâu đời trong lịch sử. Tín ngưỡng, tôn giáo đã trở thành một yếu tố văn hoá gắn liền với sinh hoạt của cộng đồng phụ nữ, có vai trò quan trọng đối với các lĩnh vực từ kinh tế, văn hoá đến xã hội. Người phụ nữ đến với tín ngưỡng, tôn giáo nhằm khai thác những giá trị tích cực để phát huy vai trò của nó trong cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội, theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo”, đúng với tinh thần của Nghị quyết 25-NQ/TW khẳng định: “Đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhìn chung các tổ chức tôn giáo đã xây dựng đường hướng hành đạo, hoạt động theo pháp luật; các tôn giáo được Nhà nước công nhận đã hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước” [16, tr. 46]. Là một huyện đầu cửa ngõ của tỉnh Kiên Giang, An Biên với sự tập trung chủ yếu của các cộng đồng dân tộc Kinh, Khmer và dân tộc Hoa cùng theo đó là đời sống tín ngưỡng, tôn giáo vô cùng đa dạng và phong phú của họ. Tín ngưỡng, tôn giáo có vai trò quan trọng đối với cả cộng đồng mỗi dân tộc nói chung và riêng đối với cộng đồng người phụ nữ huyện An Biên nói riêng. Về mặt tích cực, tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn huyện có vai trò trợ giúp cho cộng đồng phụ nữ trên mọi mặt không chỉ về đời sống kinh tế, với những triết lý sâu sắc, định hướng người phụ nữ biết chăm chỉ làm ăn, sáng 1
- tạo trong xây dựng các mô hình phát triển kinh tế gia đình, hăng say lao động, trợ giúp lẫn nhau theo tinh thần tương thân, tương ái, “tốt đời, đẹp đạo” để cùng nhau xoá đói giảm nghèo, lấy lao động là trách nhiệm, là nghĩa vụ quan trọng đối với đức tin của mình. Đồng thời, tín ngưỡng, tôn giáo cũng giúp cho mỗi người phụ nữ huyện An Biên những kỹ năng sống, ý thức và thái độ, tinh thần xây dựng bảo tồn văn hoá truyền thống, lối sống, đạo đức gia đình và xã hội. Cuối cùng, tín ngưỡng, tôn giáo có vai trò thúc đẩy người phụ nữ huyện An Biên vượt qua những rào cản truyền thống về định kiến “trọng nam khinh nữ”, theo phong trào đấu tranh cho bình đẳng giới, không ngừng vươn lên, tự tin khẳng định bản thân mình trong đời sống xã hội, tích cực xây dựng đất nước, đóng góp cho các đoàn thể xã hội và là những tấm gương sáng được nêu gương. Bên cạnh những vai trò tích cực, tín ngưỡng, tôn giáo trong cộng đồng phụ nữ huyện An Biên cũng còn tồn tại không ít những hạn chế, tiêu cực cần khắc phục như: mê tín, dị đoan, các hủ tục lạc hậu….làm ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống xã hội của địa phương. Xuất phát từ những lý do đó, tôi chọn đề tài: Vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay làm nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong cộng đồng phụ nữ là đề tài luôn thu hút sự quan tâm của giới học giả trong và ngoài nước. Về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng có thể kể đến các công trình của các tác giả: Ngô Đức Thịnh (2007), “Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền”, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. Tác giả đã có những khái quát về tín ngưỡng, định nghĩa, phân loại và giới thiệu về các kiểu tín ngưỡng cụ thể của người Việt. Tiếp cận với tài liệu này, người nghiên cứu sẽ có được những quan điểm và lý thuyết 2
- xem xét, nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng, vai trò của tín ngưỡng trong cộng đồng nói chung và cộng đồng phụ nữ nói riêng. Tuy nhiên, công trình này mới chỉ đề cập một cách chung nhất và khái lược nhất mà chưa có những chuyên đề chuyên biệt đề cập đến vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với cộng đồng phụ nữ. Đặng Nghiêm Vạn (2012), “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình này đã phân tích những vấn đề lý luận chung nhất về tín ngưỡng, tôn giáo và tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Các nội dung về chức năng, vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng nói chung và cộng đồng phụ nữ nói riêng cũng ít nhiều được tác giả đề cập. Mặc dù vậy, chưa có những mục chuyên sâu phân tích về vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với cộng đồng phụ nữ. Nguyễn Hồng Dương (2012), Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công trình đề cập đến những vấn đề thuộc quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam cùng với những vấn đề tôn giáo ở nước ta hiện nay. Trong những phần lý luận chung, tác giả có lưu ý đánh giá vai trò của tôn giáo như một nguồn lực xã hội góp phần xây dựng và liên kết cộng đồng, các đoàn thể xã hội. Những vấn đề cộng đồng phụ nữ, đoàn thể phụ nữ, trong các tôn giáo dưới góc nhìn của quản lý Nhà nước, tác giả đã bước đầu cho người đọc thấy được vai trò xã hội của tôn giáo đối với cộng đồng nói chung và cộng đồng phụ nữ Việt Nam nói riêng. Nguyễn Văn Minh (2013), Tôn giáo tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Đây là công trình cung cấp cho tác giả luận văn những tham khảo những khái niệm công cụ liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nội dung công trình này đề cập đến những vấn đề chung về tín ngưỡng, tôn giáo, những loại hình tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc Việt 3
- Nam nói chung và qua đó người viết có thể quy chiếu sự xuất hiện của các loại hình này trong đời sống cộng đồng người dân Kiên Giang, huyện An Biên nói riêng. Công trình “Tôn giáo – tín ngưỡng của các cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Nxb Phương Đông, Nguyễn Mạnh Cường – Nguyễn Minh Ngọc, đã đề cập khái quát về bức tranh đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của cư dân vùng đồng bằng sông cửu Long nói chung và có đề cập đến vấn đề tình hình tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang. Qua công trình này cho thấy bức tranh về tôn giáo và dân tộc ở tỉnh Kiên Giang rất phong phú, đa dạng. Các tác giả cũng chưa đề cập đến vấn đề vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống cộng đồng phụ nữ tỉnh. Đoàn Thanh Nô (2002), Người Khmer ở Kiên Giang, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Tác giả đã trình bày những nét tổng quát nhất về cộng đồng người Khmer ở tỉnh Kiên Giang. Qua đó cũng cho thấy được các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo và vai trò của chúng trong cộng đồng dân tộc Khmer tại Kiên Giang và huyện An Biên. Bài viết của tác giả Thành Huy (2011), Kiên Giang: Công tác tôn giáo góp phần ổn định kinh tế, chính trị - xã hội, đăng tải trên website BTGCP http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/169/0/2611/Kien_Giang_Cong_tá c_ton_giao_gop_phan_on_dinh_kinh_te_chinh_tri_xa_hoi đã cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu về vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam và tỉnh Kiên Giang trong đời sống cộng đồng phụ nữ có thể kể đến các công trình: Phạm Ngọc Hòa, Học viện Chính trị khu vực IV có bài viết: “Phật giáo Nam Tông trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang” , http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/2575-phat-giao-nam- tong-trong-doi-song-tinh-than-cua-dong-bao-khowme-tinh-kien-giang.html 4
- đề cập đến những tình hình và thực trạng, vai trò của Phật giáo Nam tông Khmer trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer. Tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm khắc phục những tồn tại của Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh. Ngô Văn Quang (2017), Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay - Thực trạng và giải pháp, luận văn Thạc sĩ ngành quản lý công, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn tập trung vào vấn đề quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo tỉnh Kiên Giang, trong đó có đề cập đến thực trạng quản lý các đoàn thể, đạo tràng Phật giáo có số đông nữ Phật tử tham gia hoạt động tu tập mà chưa đề cập đến vấn đề vai trò của tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đối với cộng đồng phụ nữ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang một cách cụ thể, chi tiết. Trần Ngọc Quyên (2017), “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang”, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã có những trình bày khái quát về những vấn đề chủ thể, đối tượng quản lý Nhà nước đối với tôn giáo. Thực trạng và giải pháp quản lý Nhà nước đối với các tôn giáo ở Hà Tiên. Qua đó cho thấy dưới góc độ của cán bộ làm công tác tôn giáo, tác giả đã có những nhìn nhận bước đầu đề cập đến vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với cộng đồng phụ nữ trong hoạt động quản lý tôn giáo của Nhà nước. Võ Thanh Xuân (2014), “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở tỉnh Kiên giang hiện nay”, Luận văn Văn hoá học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã có những trình bày về thực trạng việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở tỉnh Kiên Giang. Đứng trên quan điểm văn hoá học, tín ngưỡng, lễ hội luôn gắn liền với nhau, tác giả cũng đã chỉ ra vai trò tín ngưỡng tôn thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đối với người 5
- dân Kiên Giang nói chung và cộng đồng phụ nữ tỉnh nói riêng. Những giá trị và hạn chế cần khắc phục để bảo tồn và phát huy. Trần Thị Kim Loan (2018), “Nghi lễ Nông nghiệp của người Khmer Kiên Giang”, Luận văn Thạc sỹ Văn hoá học, Trường Đại học Trà Vinh. Đây là công trình đã khái quát được các hình thức nghi lễ nông nghiệp biểu hiện cho tín ngưỡng, tôn giáo của người Khmer tại Kiên Giang. Tác giả có những đánh giá về vai trò và tồn tại của các nghi lễ này trong đời sống cộng đồng dân tộc và đặc biệt cộng đồng phụ nữ Khmer. Danh Öt (2018), “Biến đổi trong đời sống văn hóa của tu sĩ phật giáo Nam Tông Khmer tỉnh Kiên Giang”, Luận văn Thạc sỹ Văn hoá học, Trường Đại học Trà Vinh. Là công trình nghiên cứu về vai trò, những biến đổi của đời sống văn hoá tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer tại Kiên Giang. Những đánh giá về tầm quan trọng của giới tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer trong định hướng đời sống tôn giáo, đạo đức và lối sống của tín đồ Phật tử, cộng đồng phụ nữ Khmer. Lưu Thị Sóc Kha (2018), “Chùa Phật Giáo Nam Tông trong đời sống văn hoá người Khmer Kiên Giang”, Luận văn Thạc sỹ Văn hoá học, Trường Đại học Trà Vinh. Công trình nghiên cứu về giá trị và vai trò của hệ thống kiến trúc, điêu khắc, vị trí của ngôi chùa Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hoá, cộng đồng người Khmer tỉnh Kiên Giang. Đề tài “Phát huy giá trị đạo đức tôn giáo nhằm nâng cao đạo đức lối sống cho người VN” KX 03. Viện nghiên cứu Tôn giáo, là tập hợp nhiều bài viết đề cập đến vai trò của tôn giáo trên khía cạnh đạo đức, lối sống cho con người. Trong đó đặc biệt, các bài viết của tác giả nhấn mạnh những giá trị đạo đức tôn giáo mang lại cho con người những điều chỉnh hành vi đạo đức, hướng thiện, làm lành, lánh ác, tạo cho con người, cho cộng đồng nói chung, trong đó có cộng đồng phụ nữ một cuộc sống tốt đẹp hơn. 6
- Bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Mai (2017), “Vai trò của tín ngưỡng trong đời sống xã hội ở việt nam hiện nay”, Tạp chí Tuyên giáo, số 10, đã đề cập đến vai trò của tín ngưỡng với tư cách là điểm tựa tinh thần cho con người có vai trò nhất định đối với cá nhân, cộng đồng và gia đình. Tác giả nhấn mạnh: “Với chức năng cơ bản là điểm tựa tinh thần cho con người khi gặp những vấn đề bế tắc trong cuộc sống; là hạt nhân của văn hóa làng/cộng đồng, tín ngưỡng dân gian nói chung, thực hành tín ngưỡng dân gian nói riêng vẫn phát huy những tác dụng nhất định của nó với cá nhân và cộng đồng trong xã hội hiện nay”. Bài viết mới chỉ tập trung nhấn mạnh đến những khía cạnh của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu mà chưa nói được một cách toàn diện vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với cộng đồng phụ nữ nói riêng. Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thành (2012), “Phật giáo với đời sống tinh thần phụ nữ người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay”, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 10, đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trong đời sống tinh thần cộng đồng phụ nữ Việt tại vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Tác giả có những khảo sát, phân tích và điền dã để làm nổi bật vai trò của Phật giáo đối với người phụ nữ trong đời sống tinh thần ở các khía cạnh văn hoá, tín ngưỡng, đạo đức và lối sống. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở góc độ đánh giá vai trò của Phật giáo ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tóm lại, tất cả những công trình nghiên cứu trên đều cung cấp cho người đọc những kiến thức chung nhất về vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống cộng đồng xã hội nói chung và cộng đồng phụ nữ Việt Nam, tỉnh Kiên Giang nói riêng. Tuy nhiên, qua khảo sát và tìm hiểu tác giả chưa thấy có tài liệu chuyên biệt nào nghiên cứu một chuyên sâu về vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với cộng đồng phụ nữ ở huyện An Biên một cách có hệ thống và trọn vẹn. Do đó, với đề tài này, người viết mong muốn có được những khái quát và đánh giá khoa học về vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống cộng đồng phụ nữ huyện An Biên. 7
- 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục đích của luận văn Luận văn phân tích về vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ huyện An Biên, đề xuất những khuyến nghị nhằm phát huy vai trò tích cực, hạn chế những tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống cộng đồng phụ nữ huyện. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Luận văn có ba nhiệm vụ cơ bản để hoàn thành mục đích nghiên cứu, cụ thể là: Thứ nhất, trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Thứ hai, phân tích vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với cộng đồng phụ nữ huyện An Biên thực trạng và những vấn đề đặt ra. Thứ ba, một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ huyện An Biên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu và vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung làm rõ vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ huyện An Biên trên các lĩnh vực cụ thể: Đời sống kinh tế, đời sống văn hoá, đời sống xã hội. Luận văn cũng xác định mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2003 cho đến nay. Lựa chọn mốc thời gian này bởi vì, từ năm 2003 cho đến nay đã đánh dấu mốc đổi 8
- mới căn bản về đời sống tín ngưỡng, tôn giáo huyện An Biên so với các giai đoạn trước đó. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo và vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo. Luận văn còn kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng của một số công trình nghiên cứu khoa học đã công bố trước đó liên quan đến nội dung được đề cập trong luận văn. 5.2. Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Tôn giáo học cụ thể là phương pháp thực thể tôn giáo, xem xét tôn giáo trong quá trình vận động và phát triển gắn với điều kiện, bối cảnh xã hội để thể hiện rõ vai trò của nó trong cộng đồng. Tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu tôn giáo xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo đối với cộng đồng phụ nữ huyện An Biên. Phương pháp của triết học tôn giáo, văn hoá học tôn giáo, xã hội học tôn giáo để khảo tả, nghiên cứu, phân tích tài liệu làm sáng tỏ những vấn đề của đối tượng nghiên cứu được đề cập. 6. Đóng góp của luận văn 6.1 Ý nghĩa khoa học: Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận chung nhất về tín ngưỡng, tôn giáo, vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống cộng đồng phụ nữ nói chung và huyện An Biên nói riêng. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập những vấn đề thuộc đề tài Vai trò, tín ngưỡng tôn giáo 9
- đối với đời sống cộng đồng phụ nữ. Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến đề tài này. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, hình ảnh và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương 7 tiết. 10
- Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN VAI TRÒ CỦA TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG PHỤ NỮ HUYỆN AN BIÊN 1.1. Lý luận chung về vai trò của tín ngƣỡng, tôn giáo trong đời sống cộng đồng phụ nữ 1.1.1. Khái quát chung về tín ngưỡng, tôn giáo Thuật ngữ tín ngưỡng và tôn giáo hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí có những tranh luận trái chiều. Đây là hai khái niệm không đồng nhất nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau và có sự phân biệt về ranh giới một cách tương đối. Theo tác giả Nguyễn Đức Lữ cho rằng, tín ngưỡng được hiểu theo hai nghĩa: theo nghĩa rộng khái niệm tín ngưỡng rộng hơn khái niệm tôn giáo; còn theo nghĩa hẹp tín ngưỡng (đức tin) là bộ phận cấu thành của tôn giáo. “Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một hiện tượng, một lực lượng, một điều gì đó thông thường để chỉ một niềm tin tôn giáo. Còn tôn giáo thường được hiểu là một trong những hình thức tín ngưỡng có quan niệm, ý thức, hành vi và các tổ chức tôn giáo. Tôn giáo thường có giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức Giáo hội” [38, tr. 12-13]. Ở Việt Nam, hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Còn hoạt động tôn giáo là việc tuyên truyền, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý, tổ chức của tôn giáo. 11
- Theo quan niệm của các nhà kinh điển Mác xít, với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo phản ánh và bị quy định bởi tồn tại xã hội, nhưng đó là “sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [9, tr. 437]. Thông qua các chức năng đặc thù như đền bù hư ảo, thế giới quan, điều chỉnh hành vi, liên kết, gián tiếp mà tín ngưỡng, tôn giáo tác động đến các lĩnh vực của đời sống tinh thần, vật chất xã hội theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Tôn giáo, tín ngưỡng với tính cách là niềm tin đã đưa ra những quan niệm về lực lượng siêu nhiên, hướng con người tới những lực lượng ấy với mong muốn nhận được sự trợ giúp, che chở, giải quyết những nhu cầu thực dụng của họ ở ngay thế giới hiện tại và thế giới sau khi chết có thể là Thiên đường, niết bàn hay chốn Tây phương cực lạc… Là một trong những hiện tượng của đời sống xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo thông qua các hành vi, lễ nghi, tổ chức, hoạt động của mình tạo nên một cộng đồng xã hội đặc thù liên kết giữa những người cùng tín ngường và có tác động, ảnh hưởng đến các lĩnh vực đời sống tinh thần, đời sống xã hội. Tôn giáo, tín ngưỡng có tính lịch sử, ra đời, tồn tại, biến đổi và mất đi cùng với sự vận động, biến đổi của xã hội loài người. Phản ánh khát vọng của quần chúng về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái, là nhu cầu tinh thần, niềm tin của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, tôn giáo, tín ngưỡng trong các xã hội có đối kháng giai cấp luôn bị giai cấp thống trị sử dụng để làm công cụ nô dịch hoặc ru ngủ người lao động, để họ chấp nhận sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Ngày nay, tín ngưỡng, tôn giáo đã và vẫn đang bị các thế lực chính trị phản động lợi dụng. 12
- Bản chất của tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, một hình thái ý thức xã hội phản ánh xuyên tạc hiện thực khách quan biến lực lượng tự nhiên, xã hội thành lực lượng siêu nhiên; là “thế giới quan lộn ngược”, trong giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội. Tín ngưỡng, tôn giáo do con người sáng tạo ra, là biểu hiện của sự khốn cùng hiện thực, đồng thời là sự phản kháng chống lại sự khốn cùng hiện thực ấy. Đó là sự phản kháng tiêu cực, yếu đuối tự phát của tầng lớp nhân dân bị áp bức. Xét đến cùng, tín ngưỡng, tôn giáo áp bức con người về tinh thần, làm tha hóa con người. C.Mác đã chỉ rõ: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”[10, tr.570]. Theo C.Mác, tín ngưỡng, tôn giáo đã làm cho con người trở nên thụ động, cam chịu bị áp bức và trở thành nô lệ cho lực lượng siêu nhiên thần bí. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, giai cấp thống trị sử dụng tôn giáo như một phương tiện để áp bức, nô dịch và thủ tiêu ý chí đấu tranh của quần chúng lao động[10, tr.24-25]. Tuy nhiên, trong tín ngưỡng, tôn giáo cũng hàm chứa những giá trị văn hóa đạo đức nhất định phù hợp với xã hội mới của chúng ta đang xây dựng, đòi hỏi chúng ta phải biết kế thừa, phát huy. Tín ngưỡng, tôn giáo luôn mang dấu ấn lịch sử của thời đại, của dân tộc mà nó ra đời, tồn tại và nó cũng biến đổi, thích ứng với sự biến đổi của xã hội. Thông thường, khi mới ra đời các tín ngưỡng, tôn giáo đều phản ánh nguyện vọng của quần chúng, nhưng trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển thường bị các thế lực, giai cấp thống trị lợi dụng biến thành công cụ phục vụ cho lợi ích của chúng, chống lại lợi ích của quần chúng. Tín ngưỡng, tôn giáo còn tồn tại lâu dài, còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Điều này cũng được thể hiện trong Nghị quyết số 24 - NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm 1990 của Bộ Chính 13
- Trị về Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới: “Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”[12, tr. 23]. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định quan điểm của Đảng về tôn giáo như sau: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng. Chống mọi hành động vi phạm tự do, tín ngưỡng, đồng thời chống lại việc lợi dụng tự do tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”[16, tr. 51,142]. Theo thống kê tính vào thời điểm năm 2011, trên đất nước ta có 13 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân, theo đó 33 tổ chức tôn giáo. Nhưng đến hiện nay, theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ chúng ta có 16 tôn giáo và hơn 40 tổ chức tôn giáo được công nhận pháp nhân. Bên cạnh đó là rất nhiều loại hình tín ngưỡng truyền thống của dân tộc như: Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ cúng các anh hùng dân tộc…. Các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam luôn được tạo mọi điều kiện hoạt động và tham gia xã hội hóa. “Nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa - xã hội có vai trò đóng góp không nhỏ của các tôn giáo, nhất là tôn giáo có đông tín đồ như Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa… Các tôn giáo ở Việt Nam đều có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc không chỉ thể hiện ở khẩu hiệu mà còn ở hành động cụ thể. Một số tôn giáo độc thần, ngoại nhập, tiêu biểu là Công giáo đang ngày càng hội nhập sâu vào văn hóa dân tộc” [12, tr. 14-15]. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động từ thiện xã hội của một số tôn giáo ở tỉnh Kiên Giang hiện nay (qua nghiên cứu Phật giáo và Công giáo)
125 p | 111 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang
115 p | 75 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Giá trị của giáo lý Phật giáo trong việc thực hiện luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam hiện nay
108 p | 65 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Phật giáo tỉnh Bến Tre thế kỷ XVIII - XIX
145 p | 50 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Vai trò của tôn giáo trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang hiện nay
104 p | 71 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Công tác tôn giáo ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hóa dân chủ nhân dân Lào hiện nay
98 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hôn nhân và gia đình người Chăm Bani hiện nay (Qua khảo cứu tại tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận)
102 p | 40 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam (qua nghiên cứu tại 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh)
85 p | 37 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay
94 p | 41 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
104 p | 114 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hiện nay
91 p | 68 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Tổ chức Islam ở Hà Nội - Lịch sử và thực trạng
145 p | 43 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hôn nhân của người Công giáo tại giáo xứ Bình Hải, tỉnh Nam Định hiện nay
107 p | 51 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Sự hình thành và phát triển của Phật giáo tỉnh Lào Cai (thông qua nghiên cứu các cơ sở Phật giáo tiêu biểu; tổ chức và hoạt động của Giáo hội địa phương)
90 p | 70 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Phước hiện nay
111 p | 98 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Một số đặc trưng tu tập của Hệ phái Khất sĩ từ khởi nguyên cho đến nay
95 p | 95 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học: Đời sống tôn giáo giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Giáo phận Long Xuyên - thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang
111 p | 31 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn