Luận văn Thạc sĩ Triết học: Ảnh hưởng của Phật giáo Hòa Hảo đối với đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay
lượt xem 11
download
Trên cơ sở khái quát PGHH ở tỉnh Đồng Tháp, đề tài tập trung phân tích ảnh hưởng của PGHH đến đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Đồng Tháp. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của PGHH đối với đời sống văn hóa tinh thần ở Đồng Tháp hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Ảnh hưởng của Phật giáo Hòa Hảo đối với đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MAI THỊ THANH ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO HÒA HẢO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN Ở TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội - 2012
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MAI THỊ THANH ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO HÒA HẢO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN Ở TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60 22 85 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đăng Sinh Hà Nội - 2012
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................ 3 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................ 5 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 8 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ................................................................................ 9 7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 9 Chương 1: PHẬT GIÁO HÒA HẢO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY ........ 10 1.1 Khái lược sự hình thành và phát triển của Phật giáo Hòa Hảo ........... 10 1.1.1 Hoàn cảnh ra đời Phật giáo Hòa Hảo ............................................ 10 1.1.2 Qúa trình tồn tại và phát triển của Phật giáo Hòa Hảo ................... 18 1.2 Giáo lý cơ bản của Phật giáo Hòa Hảo ............................................ 23 1.2.1 Tư tưởng về Học Phật ................................................................... 24 1.2.2 Tư tưởng về Tu Nhân .................................................................... 28 1.3. Sinh hoạt tôn giáo của tín đồ và cơ cấu tổ chức của Phật giáo Hòa Hảo ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay ............................................................. 36 Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO HÒA HẢO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TÂM LINH VÀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG Ở TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY .......................................................................................................... 44 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đời sống văn hóa tinh thần của tỉnh Đồng Tháp ................................................................................ 44 2.2 Phật giáo Hòa Hảo với đời sống tâm linh và đạo đức, lối sống ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay ................................................................................ 52 2.2.1 Ảnh hưởng của Phật giáo Hòa Hảo đối với đời sống tâm linh ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay .............................................................................. 53 1
- 2.2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo Hòa Hảo đối với đạo đức, lối sống ở Đồng Tháp hiện nay .............................................................................. 60 2.3. Một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo Hòa Hảo ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay .... 78 2.3.1. Một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực của Phật giáo Hòa Hảo ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay ..................................................... 81 2.3.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo Hòa Hảo ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay ..................................................... 87 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 98 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 105 2
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, một thực thể xã hội và là sản phẩm lịch sử do con người tạo ra. Tầm ảnh hưởng của tôn giáo đến chính trị, văn hóa, xã hội đã thể hiện rõ nét trong lịch sử và tiếp tục được khẳng định trong xã hội đương đại. Ở nước ta tín ngưỡng, tôn giáo có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị, văn hóa, tinh thần của xã hội. Tín ngưỡng và tôn giáo gắn bó lâu dài với dân tộc và phục vụ lợi ích dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Mục đích của tôn giáo khá phù hợp với mục đích xây dựng xã hội mới ở nước ta hiên nay. Những giá trị đạo đức của tôn giáo tương đồng với đạo đức con người Việt Nam, cộng đồng các tôn giáo luôn đoàn kết, đồng hành và phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc theo tinh thần “sống tốt đời đẹp đạo”, “đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội”, “nước vinh đạo sáng”, góp phần củng cố truyền thống dân tộc, đạo đức gia đình đó là “uống nước nhớ nguồn”; “hiếu kính cha mẹ” và giúp đỡ người nghèo khó… Nhận thức vị trí, vai trò của tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã khẳng định “đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”[17, tr. 45 – 46] và “tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các dân tộc tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc”[17, tr. 48]. Tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tâm linh của một bộ phận nhân dân. Nó gắn chặt với đời sống văn hóa tinh thần của nhiều dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân có xu hướng gia tăng, hoạt động của các tổ chức tôn giáo tiếp tục diễn ra phức tạp, các thế lực thù địch trong và ngoài 3
- nước luôn lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để kích động, chống phá Nhà nước Việt Nam. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện trong văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản khóa VIII; nghị quyết trung ương bảy khóa IX, ngoài ra còn được thể hiện qua báo cáo chính trị của các kỳ đại hội Đảng và đặc biệt là Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo được ban hành ngày 29/6/2004 (có hiệu lực từ ngày 15/11/2004). Việc ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện một mốc quan trọng trong việc thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Để từ đó người dân có thể tự do tín ngưỡng theo đúng pháp luật, phát huy mặt tích cực sống “tốt đời đẹp đạo” và “vì đạo pháp vì dân tộc”, đồng thời thấy được mặt hạn chế, tiêu cực để khắc phục nó. Đồng Tháp là tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo và đa văn hóa. Các dân tộc ở đây đã sớm cùng nhau chung sống, đoàn kết giúp đỡ nhau khai phá vùng đất phì nhiêu này từ nhiều thế kỷ qua. Nơi đây hội tụ nhiều tôn giáo, có cả tôn giáo ngoại nhập, tôn giáo nội sinh và tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng, tôn giáo có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển văn hóa, lối sống của người dân Đồng Tháp, cũng như giữ gìn tính cố kết cộng đồng trong quá trình khai hoang lập ấp, mở mang bờ cõi. Các tôn giáo ở đây tuy có khác nhau về nguồn gốc, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và phương thức hành đạo, nhưng tư tưởng cốt lõi của các tôn giáo là đều dạy con người hướng thiện, yêu chuộng hòa bình, đoàn kết, giúp đỡ nhau, sống có tình có nghĩa. Đặc trưng của các tôn giáo nơi đây đó là sự đan xen, hòa đồng với nhau. Riêng đối với các tôn giáo nội sinh thì giáo lí dễ hiểu, dễ nhớ, không triết lí sâu xa, gần với cuộc sống, các nghi thức tôn giáo đơn giản không phức tạp. Chính điều này đã tạo nên nét khác biệt, đặc trưng góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân tây Nam bộ nói chung và người dân Đồng Tháp nói riêng. 4
- Người dân với bản tính hiền hòa chất phác, sống trong điều kiện thiên nhiên đa dạng, ưu đãi và qua quá trình lao động, người dân Đồng Tháp đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và qua đó tạo nên những quan hệ xã hội mang tính cộng đồng. Qua quá trình lao động sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên và xã hội, bảo vệ cuộc sống, duy trì sự sinh tồn của mình thì các phong tục, tập quán được hình thành và phát triển, bén rễ sâu trong đời sống tinh thần của họ. Bên cạnh đó tín ngưỡng, tôn giáo cũng giữ vai trò khá quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân, nó giúp họ vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, hướng cho họ đạt tới cuộc sống tốt đẹp, mở rộng lòng từ bi giúp đỡ tất cả mọi người. Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) và đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa…Sự ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, tác giả không thể nghiên cứu hết tất cả các tôn giáo có mặt ở tỉnh Đồng Tháp mà chỉ chọn PGHH để nghiên cứu, với tên đề tài: “Ảnh hưởng của Phật giáo Hòa Hảo đối với đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay” để làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài So với các tôn giáo khác thì sách hoặc các công trình nghiên cứu về PGHH khá ít. Ngoài một số luận văn, luận án và bài báo viết riêng về PGHH thì phần lớn là những công trình lồng ghép. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu. - Sách đã xuất bản gồm có: Nguyễn Văn Hầu (1968), Nhận thức Phật giáo Hòa Hảo, Nxb Hương Sen. Trình bày nguồn gốc ra đơi của PGHH, quá trình truyền đạo của Huỳnh Phú Sổ, phân tích một số tư tưởng trong giáo lí PGHH. Đặng Nghiêm Vạn (1998), Về tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam hiên nay, Nxb Khoa học xã hội. Trong đó trình bày một số vấn đề về lý luận và thực trạng 5
- tôn giáo Việt Nam, đề cập đến các lĩnh vực tôn giáo cụ thể như: Nho giáo, Phật Giáo, Đạo Hoà Hảo, và những hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam. Đỗ Quang Hưng (2001), Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam bộ, Nxb Khoa học xã hội. Đề cập đến một số vấn đề về tôn giáo Việt Nam nói chung và Nam bộ nói riêng: văn hoá, Phật giáo, Đạo Nho, Công giáo, đạo Cao đài và đạo Hoà Hảo… Ban trị sự trung ương Phật giáo Hoà Hảo - Ban phổ truyền Giáo lý (2004), Tôn chỉ hành đạo Phật giáo Hoà Hảo của Đức Huỳnh giáo chủ, Nxb Tôn Giáo. Giới thiệu tôn chỉ hành đạo Phật giáo Hoà Hảo, những điều răn, cách tu hiền và sự ăn ở của một người bổn đạo. Nguyễn Mạnh Cường – Nguyễn Minh Ngọc (2005), Tôn giáo tín ngưỡng của các cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Phương Đông. Phác hoạ về lịch sử và ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng dân gian tới văn hóa, lối sống của bốn dân tộc người Khmer, Chăm , Hoa, Việt ở đồng bằng song Cửu Long. Nguyễn Thanh Xuân (2005), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn Giáo. Tác giả giới thiệu lịch sử ra đời, phát triển, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo, cơ cấu tổ chức giáo hội của đạo Phật, đạo Công giáo, đạo Tin lành, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Phật, đạo Hoà Hảo và một số tổ chức quốc tế tôn giáo trên thế giới. Phạm Bích Hợp (2007), Người Nam bộ và tôn giáo bản địa, Nxb Tôn Giáo. Chỉ giới hạn ở việc khảo sát và kiến giải về đạo Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật giáo Hòa Hảo từ góc độ tâm lý, làm rõ nguyên nhân sự xuất hiện, tồn tại và chỉ ra một số nét đặc trưng thể hiện bản chất của đạo Hòa Hảo. Từ đó, làm rõ vai trò ảnh hưởng, xu hướng phát triển và một số giải pháp đặc thù cho đạo Hòa Hảo hiện nay. 6
- - Một số luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ cũng đề cập tới vấn đề Phật giáo Hòa Hảo gồm có: Bùi Thị Thu Hà(1997), Đảng bộ An Giang vận động quần chúng tín đồ Hoà Hảo tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 1954-1975, luận văn Thạc sỹ. Nguyễn Hoàng Sa (1999), Đạo Hòa Hảo và ảnh hưởng của nó ở Đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sỹ triết học. Nghiên cứu dưới góc độ triết học, luận án xem xét ý thức tôn giáo Hòa Hảo là sự phản ánh tồn tại xã hội. Tìm hiểu vai trò và ảnh hưởng của nó trong đời sống tinh thần xã hội ở Đồng bằng Sông Cửu Long, làm cơ sở vạch ra định hướng, giải pháp phát huy tính tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của tôn giáo này. Lâm Quang Láng (2007), Phật giáo Hòa Hảo – hệ thống giáo hội và các tổ chức chính trị, quân sự thời kỳ 1945 – 1975, Tp. HCM, luận án tiến sỹ. Nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về hệ thống giáo hội và các tổ chức chính trị, vũ trang của Hòa Hảo. Làm rõ đặc điểm xã hội, nguyên nhân ra đời hệ thống hệ thống giáo hội và các tổ chức chính trị, quân sự của PGHH. Qua đó rút ra những bài học lịch sử đóng góp cho sự phất triển đúng đắn của PGHH trong tương lai. - Các bài báo gồm có: Nguyễn Thị Bảy (2009), Về tính đa nguyên tôn giáo tín ngưỡng ở Miền tây Nam Bộ, nghiên cứu Đông Nam Á, số 3. Trần Tiến Thành (2009), Tố chất cứu thế trong giáo lí Phật giáo Hòa Hảo, Nghiên cứu tôn giáo, số 12. Nguyễn Hữu Hiệp (2010), Căn cốt giáo lí của Phật giáo Hòa Hảo: “học phật tu nhân” hay “tu nhân học phật”, Nghiên cứu tôn giáo, số 3. Các công trình nêu trên đã trình bày được nguồn gốc ra đời, giáo lí và thân thế của Huỳnh Phú Sổ. Một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về PGHH của Nguyễn Văn Hầu, Nguyễn Hoàng Sa, Lâm Quang Láng…mới chỉ 7
- khai thác nguyên nhân ra đời hệ thống hệ thống giáo hội và các tổ chức chính trị, quân sự của PGHH, những nội dung cơ bản và xu hướng phát triển của PGHH…qua đó, có thể thấy sự ảnh hưởng của PGHH đối với đời sống văn hóa tinh thần là một vấn đề còn bỏ ngỏ chưa có tác giả nào nghiên cứu. Tìm hiểu về PGHH thì không chỉ tìm hiểu mặt lí thuyết mà cần thiết phải tìm hiểu cả những ảnh hưởng của PGHH đến đời sống xã hội để từ đó có cái nhìn toàn diện về PGHH. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là làm rõ những ảnh hưởng cơ bản của Phật giáo Hòa Hảo đối với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân tỉnh Đồng Tháp hiện nay. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu này, đề tài tập trung vào nhiệm vụ sau: Trên cơ sở khái quát PGHH ở tỉnh Đồng Tháp, đề tài tập trung phân tích ảnh hưởng của PGHH đến đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Đồng Tháp. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của PGHH đối với đời sống văn hóa tinh thần ở Đồng Tháp hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của Phật giáo Hòa Hảo đối với đạo đức, lối sống và đời sống tâm linh của người dân tỉnh Đồng Tháp hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận 8
- Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp của phép biện chứng duy vật và các phương pháp như logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, khái quát hóa, điền dã, khảo sát… nhằm làm rõ những nội dung cơ bản ảnh hưởng của Phật giáo Hòa Hảo đến đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Đồng Tháp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, cho những người nghiên cứu về đời sống tôn giáo của nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Đồng thời giúp các cơ quan quản lý nắm rõ tình hình, nhu cầu và ảnh hưởng của Phật giáo Hòa Hảo đến đời sống tinh thần của nhân dân. Trên cơ sở đó có những giải pháp thích hợp nhằm hướng nhân dân sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo lành mạnh, theo đúng hiến pháp và pháp luật. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 2 chương 6 tiết. 9
- Chƣơng 1 PHẬT GIÁO HÒA HẢO Ở TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY 1.1 Khái lƣợc sự hình thành và phát triển của Phật giáo Hòa Hảo 1.1.1 Hoàn cảnh ra đời Phật giáo Hòa Hảo Trong lịch sử, tôn giáo nguyên thủy được nảy sinh trong một xã hội mà trình độ sản xuất thấp kém (đồ đá cũ). Khi ấy, con người còn lệ thuộc rất nhiều vào tự nhiên và gần như bất lực trước sức mạnh tự phát của các hiện tượng tự nhiên như mưa gió, sấm chớp, động đất, núi lửa… Trước những hiện tượng đó họ sợ hãi và thần bí hóa các hiện tượng khách quan của giới tự nhiên thành lực lượng siêu nhiên chi phối cuộc sống của mình. Như vậy những hiện tượng tôn giáo nguyên thuỷ chính là những sản phẩm còn hạn chế về sự hiểu biết của con người về chính mình và tự nhiên xung quanh mình. Bên cạnh những hiện tượng tự nhiên, con người cũng luôn gặp phải những lực lượng tự phát trong các quan hệ xã hội: đấu tranh bảo vệ sự tồn tại của bộ lạc; chiến tranh xâm chiếm đất đai, lãnh thổ; sự phân công lao động xã hội… làm cho con người càng bất lực, bế tắc trong cuộc sống, dẫn con người đến với tôn giáo. Khi xã hội có đối kháng giai cấp, ngoài sự bất lực của con người trước những hiện tượng tự nhiên thì nạn áp bức lao động, bóc lột về kinh tế, lệ thuộc về chính trị, nô dịch về tinh thần còn gây cho người ta đau khổ, sợ hãi gấp nhiều lần và nếu ở "cõi trần" hẫng hụt, thiếu vắng hạnh phúc thì người ta sẽ đi tìm điểm tựa ở cõi siêu nhiên. Bàn về điều này, Lênin chỉ rõ rằng: sự áp bức đối với quần chúng lao động về mặt xã hội, tình trạng có vẻ hoàn toàn bất lực của họ trước những thế lực mù quáng của chủ nghĩa tư bản đang hàng ngày hàng giờ gây cho người lao động những nỗi thống khổ cực kì to lớn, những đau thương thật là khủng khiếp, nhiều gấp nghìn lần so với những biến cố phi thường như chiến tranh, động đất… Đó là nguồn gốc sâu xa nhất của tôn giáo. Người cũng cho rằng, các thế lực mù quáng ấy chính là: sự phá sản 10
- đột ngột, bất ngờ. Bên cạnh đó, tôn giáo ra đời còn do trình độ nhận thức của con người còn có hạn, có những cái con người biết và chưa biết nên nảy sinh tâm lí sợ hãi dẫn đến việc cầu xin vào sự che chở, giúp đỡ của Thần, Thánh, Tiên, Phật... Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, xuất hiện bởi nguyên nhân xã hội, nguyên nhân nhận thức và tâm lý. Đó cũng là những điều kiện cần và đủ cho một tôn giáo xuất hiện. PGHH ra đời cũng không nằm ngoài quy luật chung đó và do là tôn giáo nội sinh nên nó còn mang những nét đặc trưng của những điều kiện tự nhiên, chính trị - xã hội và văn hóa của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. - Điều kiện kinh tế - xã hội Cũng như các tôn giáo khác, PGHH ra đời cũng dựa trên những tiền đề kinh tế, xã hội và tư tưởng nhất định. Trong những năm đầu của thế kỷ XX, thực dân pháp đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với một loạt chính sách kinh tế nhằm vơ vét của cải vật chất, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Sau khi đã xâm lược và ổn định được tình hình, chúng chia Việt Nam làm ba kỳ với ba chế độ khác nhau để dễ bề cai trị. Tổ chức quản lý hệ thống chặt chẽ, khai thác triệt để những nguồn lợi tức từ tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp, thương nghiệp và con người Việt Nam. Thay đổi chính sách phân phối ruộng đất, chuyển từ công điền sang tư điền, với chế độ đại điền chủ, đại đồn điền làm lợi cho những kẻ giàu có. Sự thay đổi này phục vụ cho vài phần trăm dân số, còn hơn 90% nông dân và công nhân làm thuê trong các đồn điền bị đẩy vào cảnh đói khổ. Nếu trước đây, họ còn được cày cấy trên mảnh đất được cấp do chế độ công điền hay do tự mình khai phá, thì giờ đây họ trở thành người mướn đất và phải nộp địa tô cho điền chủ. Ở Nam Bộ các điền chủ lớn thường sống ở thành thị, họ giao cho người quản lý tiếp xúc và thu tô của tá điền, ngoài ra còn có Bao Tá, là người nhận một diện tích lớn của điền chủ, rồi cho tá điền mướn lại để lấy lợi tức trung gian. Như vậy, một 11
- người nông dân có khi phải nộp nhiều loại địa tô cho nhiều ông chủ. Ngoài ra, để sản suất và sinh sống trong thời gian đầu, người nông dân phải vay nợ với lãi xuất cao, trong khi những khoản thu về từ nông ngiệp thì không thấm vào đâu so với những khoản nợ nần. Thực dân Pháp ra sức chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền và tăng cường thu thuế đối với nông dân. Kết cục là người nông dân Nam Bộ bị mất đất, bị bần cùng hóa và trở thành nô lệ cho thực dân phong kiến ngay trên chính mảnh đất của mình. Sưu cao thuế nặng làm cho cuộc sống người dân vô cùng cơ cực, thêm vào đó “mùa màng thất đói, đau không thuốc” làm cho cuộc sống của người dân đã khổ lại càng khổ hơn. Cùng với việc vơ vét bóc lột về kinh tế, thực dân Pháp tăng cường áp bức thống trị về mặt chính trị, nô dịch về văn hóa đối với nhân dân ta. Đa số đồng bào là mù chữ, đời sống đều gắn với thầy bùa, thầy ngải, thầy pháp và phó thác tính mạng cho họ. Đời sống khó khăn thêm vào đó bệnh dịch hoành hành, nhiều thú dữ, vì vậy người dân lao động muốn sống vừa phải cầu xin Thần, Phật che chở, cứu vớt, vừa phải tự cứu mình bằng các loại cây cỏ, những phương thức chữa trị dân gian thần bí. Chính sách kinh tế, xã hội của thực dân Pháp đã đẩy người dân Việt Nam nói chung, nông dân Nam Bộ nói riêng lâm vào cảnh nghèo đói. Đứng trước thực trạng đó, nhân dân Nam Bộ đã vùng lên đấu tranh chống thực dân Pháp quyết liệt. Cuối thế kỷ XIX có các cuộc khởi nghĩa điển hình như của Trương Định (1859 – 1867), của Nguyễn Trung Trực (1861 – 1868), của Phan Văn Đạt và Lê Cao Dũng (1861), của Nguyễn Hữu Huân (1862), của Âu Dương Luân và Phan Công Tòng (1862), của Võ Duy Dương (1886)…Sang đầu thế kỷ XX phong trào chống Pháp lại thêm những hình thức mới mà tiêu biểu là Thiên địa hội của Phan Xích Long (1913 – 1916), phong trào Đông Du và Duy Tân dưới sự lãnh đạo của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh…Song do hạn chế về mặt giai cấp và chưa có một chính đảng lãnh đạo nên các cuộc đấu tranh của nhân dân ta đều bị thực 12
- dân Pháp đàn áp đẫm máu. Như vậy, chính sự thất bại, bế tắc trong cuộc sống và trong đấu tranh đã thúc đẩy một bộ phận quần chúng tìm đến với tôn giáo để được an ủi, che chở vì tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội, điều này C. Mác đã khẳng định: “sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [ 48, tr. 570] - Tiền đề tư tưởng PGHH ra đời còn do sự khủng hoảng, suy thoái của các tôn giáo. Khi PGHH chưa ra đời thì phần lớn nhân dân theo đạo Phật, đạo Nho, đạo Công Giáo, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa… nhưng thời kỳ này các tôn giáo ấy đều mất uy tín. Đạo Công Giáo dưới con mắt người dân Nam Bộ gắn liền với sự xâm lược của thực dân Pháp và sự mất nước nên bị nghi ngờ và chán ghét. Đạo Nho là một học thuyết đạo đức, chính trị chỉ phù hợp với chế độ quân chủ nông nghiệp. Đạo Phật Tiểu thừa với phương châm “tự độ, tự tha” chỉ giải thoát cho những ai xuất gia tu hành, khó hòa nhập với phong tục, tập quán của người dân Nam Bộ. Đạo Phật Đại thừa bị suy vi và chia rẽ thành nhiều tông phái và chịu sự thâm nhập các yếu tố mê tín dị đoan của đạo Lão. Đạo Tin Lành mới du nhập nên chưa gây được ảnh hưởng. Như vậy, sư suy sụp của các tôn giáo và đạo lý đương thời đã tạo ra khoảng trống về tư tưởng tạo điều kiện cho PGHH ra đời và phát triển. PGHH ra đời là sự kế thừa Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (đạo Lành) và Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Đoàn Minh Huyên sáng lập năm 1849 tại làng Tòng Sơn thuộc Cái Tàu Thượng, tỉnh Sađéc (nay là tỉnh Đồng Tháp). Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương chủ trương lối học Phật tu nhân, tức là đem 13
- con người trở lại con đường thiện sống đúng với đạo nhân. Mặt khác giáo lý của Bửu Sơn Kỳ Hương cũng được kế thừa một cách có chọn lọc từ đạo Phật để phù hợp với tình hình xã hội lúc bấy giờ, với những người nông dân nghèo khổ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đó là việc cần phải học Phật để trang nghiêm con đường tiến tu giải thoát theo điều Phật dạy mới tránh được lỗi lầm do vô minh gây nên và nhận rõ con đường đạt đến chân lý. Nhưng do tác động của hoàn cảnh, cộng thêm việc cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa do Trần Văn Thành lãnh đạo thất bại, thực dân Pháp ra sắc lệnh cấm người theo đạo, triệt tiêu cơ sở tôn giáo, khủng bố, đàn áp, bắt bớ các tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Từ đó đạo Bửu Sơn Kỳ Hương bị phân tán, mất cơ sở nên không còn tự chủ, không còn là một phong trào cứu thế như thời kỳ đầu ra đời và bị thu hẹp dần, cuối cùng hòa vào các đạo khác như Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật giáo Hòa Hảo… Cho nên, có thể thấy rằng cả Tứ Ân Hiếu Nghĩa và Phật giáo Hòa Hảo sau này đều chịu ảnh hưởng sâu sắc quan niệm học Phật tu nhân và tứ đại trọng ân của Bửu Sơn Kỳ Hương vốn chịu ảnh hưởng và có nguồn gốc từ Phật giáo. Trong lúc cuộc khởi nghĩa Láng Linh của Trần Văn Thành sắp nổ ra thì ở Thất Sơn dân chúng lại xôn xao vì nghe tin đồn có một vị Phật giáng thế truyền đạo cứu đời, đó chính là Đức bổn sư Ngô Lợi (1831 – 1890) và đạo do ông truyền dạy là đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Tư tưởng chủ yếu của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa vẫn là “học phật tu nhân” và đặc biệt là thực hiện tứ ân. Học Phật là học những điều Phật dạy, làm những điều Phật khuyên và muốn làm được điều đó còn phải biết niệm danh hiệu phật A - di – đà. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa quan niệm con người sống phải đạt nhân, phải là người hiếu nghĩa, muốn vậy phải thực hiện tứ ân mà thực hành tứ ân là tu nhân. Ngoài ra đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa còn dạy cho tín đồ của mình ấn khuyết, thần chú, luyện linh – khí – thần. Người Tứ Ân Hiếu Nghĩa có hệ thống chùa chiền khá quy mô, tuy nhiên đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa được duy trì mang tính hạn chế ở xã Ba Chúc, huyện 14
- Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa ra đời sau đã kế thừa những tinh hoa của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, noi theo tinh thần của tôn giáo này, đồng thời phát triển nhiều nội dung mới trong quan niệm đạo lý, nghi thức hành đạo, đối tượng thờ cúng… Như vậy, có thể nói “ở chừng mực nào đó đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có quan hệ nguồn gốc với Bửu Sơn Kỳ Hương” [40, tr. 54]. PGHH ra đời là sự kế thừa của Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, giáo lý dựa trên truyền thống của các tôn giáo dân tộc và Đạo Phật được phổ thông hóa. Triết lý mộc mạc, lễ thức đơn giản thích hợp với tâm lý và tình cảm của người nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long. PGHH ra đời còn do ảnh hưởng bởi tín ngưỡng dân gian Nam Bộ. Đó là tín ngưỡng thờ cúng các loại thần, các vị tổ, tập tục thờ các loài vật, thờ Bà Chúa, thờ Quan Ông hay là những tập tục cúng lễ trong nông nghiệp và các lễ hội dân gian. Tất cả điều đó tạo nên một không gian tôn giáo độc đáo. Bên cạnh đó là nền văn hóa dân gian mang tính chất tôn giáo cũng là yếu tố tạo nên tư tưởng, giáo thuyết của PGHH. Đồng thời, đặc điểm tâm lý và phong cách ứng xử của người Nam Bộ cũng là yếu tố góp phần đáng kể hình thành nên tư tưởng và giáo thuyết của PGHH. Đó là những con người phóng khoáng, cởi mở, chân chất, hiếu thảo với cha mẹ, tổ tiên… tất cả điều đó tạo nên con người với đặc tính không kỳ thị tôn giáo hay là cách sống của người khác. Như vậy, PGHH ra đời là do nhiều yếu tố khác nhau. Trong điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội hết sức khó khăn, làm cho đời sống nhân dân cơ cực, lầm than không lối thoát. Cộng thêm việc các tôn giáo đương thời không đáp ứng được đời sống tâm linh của người dân. Phật giáo là tôn giáo gần gũi với nhân dân hơn cả nhưng tư tưởng của phật giáo sâu xa, khó hiểu không phù hợp với người dân Nam Bộ thật thà, chất phác, chính vì thế đòi hỏi phải có một tôn giáo khác ra đời để làm chỗ dựa tinh thần. - Vai trò của giáo chủ Huỳnh Phú Sổ 15
- PGHH còn gọi là đạo Hòa Hảo ra đời năm 1939 tại làng Hòa Hảo quận Tân Châu, Châu Đốc, nay là thị trấn Phú Mỹ, xã Tân Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Khi mới ra đời, PGHH thường được gọi là đạo Tư Sển (tên thường gọi của Huỳnh Phú Sổ), đạo khùng. Khoảng năm 1948 tên gọi PGHH đã xuất hiện, nhưng phải đến năm 1964 thì mới được chính quyền Sài Gòn công nhận và mới chính thức sử dụng. Năm 2004, khi xây dựng hiến chương mới vẫn dùng tên gọi PGHH. Với tên gọi đó chứng tỏ nó có mối liên hệ với Phật giáo và trên thực tế PGHH được coi là một môn phái của Phật giáo. “Từ khi ra đời đạo Hòa Hảo phát triển và lan rộng ra các tỉnh, trên địa bàn 17 tỉnh thành phố vùng đồng bằng Nam Bộ, nhưng chủ yếu tập trung tại 5 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang”[6, tr. 407]. Người sáng lập ra đạo Hòa Hảo là giáo chủ Huỳnh Phú Sổ. Ông sinh năm 1920 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Sinh ra trong một gia đình trung lưu và có uy tín với nhân dân địa phương. Thuở nhỏ, Huỳnh Phú Sổ đau ốm liên miên và không một lương y nào chữa được. Cuối cùng ông Huỳnh Công Bộ bèn gửi ông đến núi Trà Sư, ở đó có ông đạo Xom tục danh là Lê Hồng Nhật là một tu sỹ nổi tiếng giỏi pháp thuật, đã từng chữa nhiều bệnh bằng bùa ngải để hy vọng Huỳnh Phú Sổ có thể khỏi bệnh. Trong thời gian ở đây, ông Huỳnh Phú Sổ đã học được nghề y học dân tộc, học được nhiều thuyết pháp, kinh kệ của đạo Tứ Ân Hiếu nghĩa và Bửu Sơn Kỳ Hương. Đến năm 1937, Huỳnh Phú Sổ trở về quê khi mà bệnh dịch, thiên tai đang hoành hành, trước tình hình đó ông đã chữa trị cho dân và chữa được những căn bệnh hiểm nghèo với phương pháp đơn giản, chỉ bằng lá cây, nước lã, giấy vàng.Song song với việc chữa bệnh thì ông cũng thuyết pháp cho người bệnh nghe về đạo lý bằng những ngôn từ cao siêu làm cho dân chúng hết sức ngạc nhiên. Huỳnh Phú Sổ thuyết giảng cả ngày lẫn đêm mà không biết mệt mỏi. Ngoài bệnh nhân đến chữa trị, còn có những người đến nghe đạo lý xin thơ bài. Trong những lời 16
- thuyết giáo có ẩn ý nội dung tiên tri thời cuộc, thức tỉnh lòng người ăn năn cải hóa và kêu gọi con người làm điều thiện tránh điều ác. Năm 1939, nhận thấy thời cơ đã đến, ngày 18/5/1939 Huỳnh Phú Sổ chính thức mở đạo để dẫn dắt người đời tu: “Ngày nay Điên mở Đạo lành Khắp trong lê thứ được rành đường tu”[18, tr. 31] Để người dân hiểu được đạo của mình thì Ông đã dùng nhiều cách khác nhau, khi thì giả điên giả khùng, giả đui mù, giả làm người tàn tật, thậm chí giả làm con gái… và đi nhiều nơi để truyền đạo: “Khùng dạy dân chẳng dám nghỉ ngơi Đi chẳng kể tấm thân già cả” [18, tr. 58] Xã hội đang ở thời Hạ Nguyên nên khắp nơi xảy ra binh đao loạn lạc, đạo đức thì suy đồi, tội ác khắp nơi, kẻ làm hiền thì ít mà người tàn bạo thì nhiều. Muốn dự hội Long Hoa để sống đời Thượng Nguyên thì phải lo tu niệm đặng chầu Phật Tiên: “Đời còn chẳng có bao lâu Rán lo tu niệm đặng chầu Phật Tiên” [18, tr. 28] Muốn thế thì trong cuộc sống không nên tiêu xài lãng phí, phải tiết kiệm, không khinh khi kẻ khác, không giành giựt bon chen, không tranh đấu thiệt hơn gây gổ với mọi người. Con cái thì phải ngoan và hiếu kính với cha mẹ, đừng vì bạc tiền mà bỏ nghĩa nhân, tránh xa rượu chè, cờ bạc. Tất cả những điều này đều phù hợp với đạo đức và truyền thống của dân tộc ta, đó là uống nước nhớ nguồn; trọng tình trọng nghĩa; đoàn kết yêu thương nhau. Điều này đã trở thành nét văn hóa độc đáo và ăn sâu vào nếp nghĩ của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, nó đã được hun đúc và giữ gìn từ đời này qua đời khác, vì thế phải “rán giữ gìn phong hóa nước nhà”. Để người dân hiểu được đạo lí đó thì có khi Huỳnh Phú 17
- Sổ ở Cao Lãnh, khi thì ở Gia Định, rồi Cần Thơ… mặc cho người đời lắm lúc khinh khi, chế diễu, chọc ghẹo nhưng vì thương xót chúng sinh “nên khổ lao Khùng không có nại, miễn cho đời hiểu đặng đạo mầu” [18, tr. 59] Với việc xuất hiện của ông Huỳnh Phú Sổ trong bối cảnh người nông dân đang chới với trong cảnh một cổ hai tròng, người dân bế tắc hoàn toàn về mặt tinh thần và đang chịu sự xáo trộn mãnh liệt về nhiều mặt, ý thức hệ Nho giáo không còn đủ mạnh để lập lại kỷ cương của xã hội, Lão giáo với những huyền bí cảnh tiên cũng không đem lại an lạc cho người dân, Phật giáo được xem là một tôn giáo của dân tộc bị thực dân chèn ép nhiều bề, mặc dù chấn hưng nhưng vẫn chưa phát huy được vai trò của mình trong công việc hộ quốc an dân, đạo Thiên Chúa thì quá xa lạ với người dân. Cộng với việc đói kém, bệnh dịch hoành hành thì tư tưởng của ông Huỳnh Phú Sổ đã đáp ứng được sự bức xúc của đa số người dân miền Tây Nam Bộ bấy giờ. Như vậy, với không gian sinh tồn ưu đãi của thiên nhiên, đồng ruộng mênh mông nhiều sông rạch, người dân Nam Bộ lại chung sống với nhiều dân tộc khác nhau như người Chăm, người Hoa, người Khơ Me… nên đã tiếp thu nhiều yếu tố của các nền văn hóa khác nhau. Do đó, người dân Tây Nam Bộ có một bản sắc độc đáo về cá tính. Họ có tư duy mở, phóng khoáng, chân thật, thoải mái, bộc trực, yêu thiên nhiên, sống tình cảm, đạo nghĩa…với những cá tính đó đã góp phần tạo nên nét riêng trong việc hình thành các Đạo giáo ở Nam Bộ nói chung, trong đó có PGHH nói riêng. 1.1.2 Qúa trình tồn tại và phát triển của Phật giáo Hòa Hảo Sau khi chọn ngày 18 tháng 5 năm 1939 làm ngày khai đạo. Huỳnh Phú Sổ tiếp tục chữa bệnh và thuyết giảng, tuy đã gây được niềm tin ở một số người nhưng chưa có pháp môn tu hành là điều mà những người tu hành cần phải có, để nương theo đó mà tu học. Do đó, Huỳnh Phú Sổ đã chăm chú vào việc viết Sấm Giảng để trình bày và phổ truyền giáo pháp của mình. Tác 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ triết học: Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk hiện nay
89 p | 293 | 112
-
Luận văn thạc sĩ Triết học: Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội) - Đặng Thị Kim Anh
21 p | 274 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Triết lý nhân sinh trong Tây du ký
116 p | 461 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc
123 p | 188 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp phát triển
85 p | 162 | 33
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 362 | 33
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người và sự vận dụng của Đảng trong việc phát huy nhân tố con người thời kỳ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
26 p | 131 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học hiện sinh cơ bản của Albert Camus qua một số tác phẩm
102 p | 77 | 18
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Tư tưởng triết học của Karl Popper trong tác phẩm “sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử”
26 p | 125 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm về con người trong Đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó
118 p | 80 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học về con người trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX
81 p | 57 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay
91 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ, Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học
76 p | 46 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Sự phê phán của C.Mác đối với tư tưởng triết học của Pru-đông trong tác phẩm “sự khốn cùng của triết học
81 p | 67 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại
25 p | 89 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học của Karl Popper trong tác phẩm "Tri thức khách quan"
110 p | 44 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Một số tính chất của đồng điều địa phương cho môđun Compắc tuyến tính
42 p | 106 | 6
-
tr.Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
15 p | 86 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn