VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
VŨ THỊ CÚC<br />
<br />
ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG Ở SINH VIÊN<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG HIỆN NAY:<br />
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI, 2018<br />
<br />
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
VŨ THỊ CÚC<br />
<br />
ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG Ở SINH VIÊN<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG HIỆN NAY:<br />
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ<br />
<br />
Ngành: Triết học<br />
Mã số: 82 29 001<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC<br />
<br />
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC<br />
GS.TS. HỒ SĨ QUÝ<br />
<br />
HÀ NỘI, 2018<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số<br />
liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa<br />
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.<br />
Tác giả luận văn<br />
<br />
Vũ Thị Cúc<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1<br />
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG .......................... 8<br />
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu .......................................... 8<br />
1.2. Đạo đức môi trường ở sinh viên ..................................................................... 28<br />
Chƣơng 2 . THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO ĐỨC MÔI<br />
TRƢỜNG Ở SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ....................... 38<br />
2.1. Đặc điểmTrường Đại học Hải Dương ............................................................ 38<br />
2.2. Thực trạng và những vấn đề về đạo đức môi trường ở sinh viên Trường Đại<br />
học Hải Dương ........................................................................................................ 41<br />
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC MÔI TRƢỜNG Ở<br />
SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ............................................... 63<br />
3.1. Nâng cao hoạt động của Nhà trường trong giáo dục đạo đức môi trường cho<br />
sinh viên đại học Hải Dương .................................................................................. 63<br />
3.2. Tăng cường các hình thức ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờlên lớpcho<br />
sinh viên về đạo đức môi trường ............................................................................ 68<br />
3.3. Đẩy mạnh hình thức khen thưởng và kỷ luật sinh viên về đạo đức môi<br />
trường ....................................................................................................................... 71<br />
3.4. Huy động các nguồn kinh phí chi cho hoạt động bảo vệ môi trường ........... 73<br />
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 77<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 80<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Việt Nam là một đất nước đang phát triển mạnh với thành tựu kinh tế - xã hội<br />
được cộng đồng thế giới đánh giá cao. Những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng<br />
cao của nền kinh tế, sự phát triển nhanh chóng của đời sống xã hội cũng đã ít nhiều<br />
để lại những hệ lụy về bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường chất thải, kể cả chất<br />
thải khí, chất thải rắn, và chất thải hóa chất đều đã xảy ra. Tai nạn và sự cố môi<br />
trường ở một số địa phương đã trở thành hiểm họa đe dọa sự phát triển. Rác thải công<br />
nghiệp thế hệ cũ đã tràn vào Việt Nam. Môi trường thực phẩm cũng trở nên không an<br />
toàn…Trên thực tế, ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề báo động ở Việt Nam.<br />
Vấn đề đặt ra là phải làm sao để ngăn chặn vấn nạn đó? Câu hỏi này đặt ra<br />
không chỉ đối với sự quản lý vĩ mô của chính phủ, mà còn đặt ra đối với hoạt động<br />
của các ngành các cấp, với thái độ và hành vi của toàn thể cộng đồng. Đặc biệt, câu<br />
hỏi đặt ra không chỉ về phương diện kinh tế - xã hội hay pháp luật, mà còn đặt ra về<br />
phương diện văn hóa và đạo đức. Đạo đức môi trường ngày nay là giá trị tinh thần<br />
không thể thiếu để các xã hội phát triển bền vững.<br />
Thế hệ trẻ nước ta chiếm tỉ lệ khoảng 27% dân số và đây cũng chính là những<br />
chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ góp phần thúc đẩy đất nước phát<br />
triển theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Để thúc đẩy được đất nước phát triển<br />
thì một điều không thể thiếu là cần ngăn không cho môi trường tiếp tục bị ô nhiễm,<br />
giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường. Điều này ở một mức độ lớn, phụ thuộc<br />
vào ý thức, văn hóa và đạo đức của cộng đồng cũng như của mỗi người thông qua<br />
hành động của họ với việc bảo vệ môi trường.<br />
Nói đến thế hệ trẻ, cần thiết phải chú ý đến lớp người rất có ý nghĩa đối với sự<br />
phát triển đất nước là những bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường, những sinh<br />
viên đầy nhiệt huyết, đang mang trong mình những ước mơ, những hoài bão lớn. Đây<br />
cũng là lực lượng có ý nghĩa lớn trong việc góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường<br />
hiện nay. Nghĩa là đạo đức môi trường ở lớp người trẻ tuổi đang là diều được xã hội<br />
<br />
1<br />
<br />