Luận văn Thạc sĩ Triết học: Những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng
lượt xem 19
download
Mục đích của luận văn là: Xuất phát từ Lý do chọn đề tài và Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, thông qua nghiên cứu những tiền đề, điều kiện và những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng để chỉ ra những giá trị, hạn chế chủ yếu của nó và từ đó rút ra ý nghĩa của nó trong việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN ĐẮC LÝ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ XÃ HỘI LÝ TƯỞNG Chuyên ngành: Triết học Mã số : 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thanh Bình HÀ NỘI - 2008
- MỤC LỤC 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. ........................................................................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. .................................................................... 7 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. ........................................................................ 8 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn................................................................ 8 6. Đóng góp của Luận văn. ..................................................................................................... 8 7. Ý nghĩa của Luận văn. ........................................................................................................ 9 8. Kết cấu của Luận văn: ........................................................................................................ 9 NỘI DUNG ........................................................................................................ 10 Chương 1. .......................................................................................................... 10 NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHỦ YẾU CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ XÃ HỘI LÝ TƯỞNG. ........................ 10 1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội thời Xuân Thu - Chiến Quốc với sự hình thành và phát triển quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng. ........................................................................ 10 1.2. Những tiền đề tư tưởng, văn hóa với sự ra đời quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng. .................................................................................................................................... 19 Chương 2 ........................................................................................................... 29 QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ XÃ HỘI LÝ TƯỞNG ......................... 29 2.1. Những đặc trưng cơ bản của xã hội lý tưởng trong quan niệm của Nho giáo. .............. 29 2.2. Mẫu người lý tưởng trong xã hội lý tưởng theo quan niệm của Nho giáo .................... 48 2.3. Phương thức tạo lập và duy trì xã hội lý tưởng ............................................................. 61 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 89 1
- MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Nho giáo hình thành ở Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam cách đây hàng ngàn năm. Từ khi hình thành chế độ phong kiến Việt Nam, đặc biệt từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX, các triều đại phong kiến Việt Nam đều sử dụng Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng và là công cụ để trị nước và quản lý xã hội, đều vận dụng quan niệm của Nho giáo về mô hình xã hội lý tưởng để kiến lập và phát triển xã hội phong kiến Việt Nam về mọi mặt. Đồng thời, với tư cách là một trong những hình thái ý thức xã hội, Nho giáo đã ảnh hưởng đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Việt Nam, là một trong những yếu tố căn bản góp phần hình thành và tác động sâu sắc đến văn hóa truyền thống Việt Nam. Ngày nay, nhân loại đang bước vào nền văn minh công nghệ với những biến đổi sâu sắc, xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, v.v. Nước ta đang tiến hành xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước. Ở nước ta hiện nay, tuy cơ sở kinh tế - xã hội của Nho giáo về cơ bản không còn tồn tại, nhưng Nho giáo không phải đã mất đi, mà nó còn tồn tại dai dẳng, lâu dài và tác động tích cực và cả tiêu cực đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và con người Việt Nam. Vì vậy, vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cấp thiết là, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nước ta trở thành một nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì không thể không giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa xã hội truyền thống và xã hội hiện đại, giữa con người truyền thống và con người hiện đại Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy thì trước hết, cần phải có một cái nhìn khách quan, toàn diện, đúng đắn về Nho giáo và cũng để từ đó mà hiểu đúng về Nho giáo. Trong học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo, quan niệm về xã hội lý tưởng không chỉ là một trong những nội dung cơ bản nhất mà còn là sự biểu 2
- hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất trong học thuyết này. Từ trước đến nay, trong nghiên cứu về Nho giáo nói chung và quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng nói riêng vẫn chưa đi đến thống nhất, mà còn có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí còn có những nhận định trái chiều nhau. Ngoài ra do, quan niệm về xã hội lý tưởng của các nhà Nho được trình bày đan xen với nhiều nội dung khác, cho nên trong những nghiên cứu này, nội dung của quan niệm ấy chưa được nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống. Vì vậy theo chúng tôi, nghiên cứu những nội dung cơ bản của Nho giáo về xã hội lý tưởng trong điều kiện hiện nay không chỉ đơn thuần là để hiểu biết thêm về Nho giáo mà điều quan trọng là có cái nhìn đúng về Nho giáo; không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những hạn chế của nó mà còn vạch ra để tiếp thu, phát triển và vận dụng những giá trị tích cực của Nho giáo trong việc thực hiện những nhiệm vụ và mục đích của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, dưới góc độ tiếp cận triết học, sự cần thiết phải nghiên cứu và trình bày quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng một cách có hệ thống và trên cơ sở đó, mà chỉ ra và phân tích những đặc trưng cơ bản của xã hội lý tưởng theo quan niệm của Nho giáo. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi cho rằng, cần phải tiếp tục nghiên cứu những nội dung cơ bản cùng những giá trị và hạn chế trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng trong luận văn này. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng” làm đề tài nghiên cứu của Luận văn thạc sĩ Triết học này, với hy vọng làm sáng tỏ thêm những tiền đề, điều kiện dẫn đến sự hình thành quan điểm của Nho giáo về xã hội lý tưởng và một nội dung cơ bản của Nho giáo về xã hội lý tưởng, qua đó có căn cứ để vạch ra một số giá trị và hạn chế chủ yếu trong quan niệm ấy. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Nho giáo đã du nhập và phát triển ở Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử, nó đã trở thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị Việt Nam, là công cụ quan 3
- trọng trong việc cai trị, quản lý xã hội của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu Nho giáo và vai trò, ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam là một vấn đề thu hút nhiều người quan tâm. Từ trước cho đến nay, liên quan đến đề tài, việc nghiên cứu Nho giáo nói chung và quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng nói riêng có thể khái quát thành hai hướng chính: - Hướng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu Nho giáo là để hiểu đúng về Nho giáo, thấy được những giá trị tích cực và những hạn chế tiêu cực của Nho giáo và nhất là vai trò, ảnh hưởng của nó đối với xã hội và con người Việt Nam. Hướng nghiên cứu này thu hút được nhiều người quan tâm và được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các công trình nghiên cứu của Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim, Nguyễn Đăng Thục, Đào Duy Anh, Quang Đạm, Vũ Khiêu, Trần Văn Giàu, Phan Ngọc, Nguyễn Tài Thư, Lê Sỹ Thắng, Trần Đình Hượu, Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Trần Ngọc Vương, Vũ Minh Tâm, Lê Văn Quán, Trần Nguyên Việt,…v.v. Trong các công trình nghiên cứu này, trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu của Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim,..v.v. Các ông nghiên cứu Nho giáo qua lăng kính của nhà nho và với sự tôn sùng Nho giáo, cho nên họ đều nhìn thấy Nho giáo không chỉ là một học thuyết chính trị - xã hội mà còn là học thuyết đạo đức học, học thuyết triết học. Các ông đặc biệt đề cao vai trò của Nho giáo trong xây dựng và hoàn thiện đạo đức của con người và xã hội; coi việc tu thân là cái gốc của tề gia, trị quốc, bình thiên hạ…v.v. Sau khi chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam, sự tiếp cận Nho giáo được nghiên cứu dưới lăng kính mới, với một thái độ khách quan, khoa học và biện chứng. Các công trình nghiên cứu của các tác giả này đã phân tích một cách khá toàn diện và sâu sắc tư tưởng Nho giáo. Chẳng hạn, trong Nho giáo xưa và nay, tác giả Quang Đạm cho rằng, Nho giáo có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Việc vạch ra mặt hạn chế, tiêu cực của Nho giáo, theo tác giả là cần thiết nhưng không phải là để “truy tố, bắt đền” nó mà để “Nhìn rõ và loại 4
- trừ tận gốc một cách khách quan và khoa học những hậu quả cụ thể của nó trong hệ tư tưởng và trong cuộc sống xã hội chúng ta ngày nay”, cũng không phải để “ truy tặng, khen thưởng” nó, mà là để “giữ gìn và phát huy nhằm thúc đẩy sự nghiệp chúng ta tiến lên”. Tập thể tác giả (mà Vũ Khiêu là chủ biên) của công trình Nho giáo xưa và nay đã tập trung nghiên cứu hàng loạt vấn đề như: Sự ra đời và phát triển của Nho giáo; Mối quan hệ giữa Nho giáo với kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa; Hồ Chí Minh và Nho giáo; Tình hình Nho giáo ở một số nước châu Á; Những hạn chế cũng như những giá trị mà Nho giáo mang lại cho các nước châu Á. Tác giả Phan Ngọc, trong Bản sắc văn hóa Việt Nam, từ việc đề cập đến các vấn đề cơ bản của Nho giáo, Nho học và Đạo giáo đã đi đến khẳng định, Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa truyền thống Việt Nam cũng như đời sống hiện thực của con người Việt Nam hiện nay. Không dừng lại ở đó, một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Nguyễn Tài Thư, Trần Đình Hượu, Trần Văn Giàu, Vũ Minh Tâm, Trần Nguyên Việt, Đỗ Thị Hòa Hới, Nguyễn Thanh Bình,…v.v đều khẳng định ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội con người Việt Nam trong lịch sự và hiện nay là hết sức sâu sắc, đa diện, đa chiều, …. Hiện nay, một trong những vấn đề được quan tâm sâu sắc chính là tiếp tục bổ sung và cụ thể hóa những căn nguyên, cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng. Với bài viết Bước đầu tìm hiểu Bác Hồ với học thuyết của Nho gia, tác giả Lê Văn Quán đã đưa ra những dẫn chứng để chứng minh học thuyết Nho gia đã ảnh hưởng đến Bác Hồ như thế nào. Bác đã khẳng định cần phải kế thừa, phát huy những điểm tích cực của Nho gia và nhấn mạnh giáo dục, cần phải kết hợp giữa học với hành; người cách mạng phải hội đủ 5 điều: trí – tín – nhân – dũng – liêm. Và tác giả cũng chỉ ra rằng, trên thực tế, Bác đã kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố Nho giáo với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc: nhân, nghĩa, trí, tín, dũng, trung, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Cũng tác giả Lê Văn Quán, với bài viết Bác Hồ với 5
- học thuyết Nho giáo đã khẳng định, Hồ Chí Minh là người rất am hiểu Nho giáo và vận dụng một cách tài tình những tinh hoa của Nho giáo vào điều kiện cách mạng nước ta. Người vận dụng Nho giáo trong việc rèn luyện đạo đức cách mạng, trong việc phê phán tư tưởng trọng nam khinh nữ đồng thời phản đối chế độ đẳng cấp Nho giáo. Hay như tác giả Nguyễn Văn Hồng với bài viết Ảnh hưởng của văn hóa Khổng giáo Trung Hoa qua sự tiếp nhận chọn lọc, sáng tạo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, qua phân tích đã đi đến khẳng định, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức, Người đã chọn lọc những tinh hoa từ những chuẩn mực đạo đức Nho giáo và vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam….vv. Ngoài ra, nghiên cứu vấn đề này, còn có nhiều tác giả khác như tác giả Phan Văn Hoàng với bài viết Chủ tịch Hồ Chí Minh với những yếu tố tích cực của Nho giáo; tác giả Minh Anh với bài viết Hồ Chí Minh với Nho giáo; tác giả Kiều Thu Hoạch với bài viết Hồ Chí Minh với di sản Nho giáo; tác giả Lê Ngọc Tân với bài Hồ Chí Minh và tư tưởng Khổng giáo; …v.v. - Hướng nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu Nho giáo chỉ chủ yếu là nhằm vạch ra những hạn chế tiêu cực của Nho giáo, để từ đó và chủ yếu là nhằm bài xích Nho giáo, coi Nho giáo là vô dụng, là có hại, không phù hợp với thời đại khoa học và dân chủ. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là các công trình nghiên cứu của Vi Chính Thông, Trần Độc Tú, Trần Khuê, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Mai Trung Hậu,…v.v. Các tác giả này đã từ những yếu tố, tính chất tiêu cực và hạn chế của Nho giáo để bảo vệ quan điểm của mình rằng, Nho giáo là có hại, nó không có giá trị đối với văn hóa truyền thống và hiện nay ở Trung Quốc và Việt Nam. Chẳng hạn, theo như tác giả Mai Trung Hậu thì, “Nho giáo về cơ bản mâu thuẫn với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam”; hay như một ý kiến khác của tác giả Hà Thúc Minh cho rằng, ngay khi hình thành, “Nho giáo cũng không phải là động lực phát triển kinh tế, thì ngày nay đối với nền kinh tế thị trường càng khó có thể coi Nho giáo là một động lực phát triển kinh tế” vì theo 6
- tác giả, “Nội dung giảng dạy chủ yếu của Nho giáo là lễ giáo, đạo đức chứ không phải là sản xuất, khoa học, kinh tế”. Rõ ràng, những quan điểm trên chủ yếu là phủ nhận vai trò và ảnh hưởng của Nho giáo trong xã hội Việt Nam trước kia, đặc biệt là trong thời đại hiện nay. Do vậy mà, những ý kiến này là siêu hình, không có sức thuyết phục và không có được sự đồng thuận cao trong giới nghiên cứu Nho giáo. Sự trình bày trên đây càng cho thấy, nghiên cứu, đánh giá về Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội và con người Việt Nam là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi cần phải nghiên cứu và làm rõ thêm. Cũng trong hướng nghiên cứu thứ nhất, nghiên cứu quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong các công trình nghiên cứu ở Việt Nam về vấn đề này, phải kể đến các tác giả Nguyễn Tài Thư, Nguyễn Hiến Lê, Phạm Văn Khoái, Nguyễn Thanh Bình,…v.v. Mặc dù vậy, việc nghiên cứu quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng chỉ dừng lại ở các bài báo đăng trên các tạp chí, hay được nghiên cứu trong tổng thể học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo, trong tổng thể tư tưởng của một số nhà Nho tiêu biểu ở Trung Quốc và Việt Nam. Cho nên trong những công trình này, các tác giả cũng mới chỉ ra những nét khái quát nhất mô hình xã hội lý tưởng của Nho giáo và những đặc trưng cơ bản của xã hội lý tưởng trong quan niệm của Nho giáo mà thôi. Tiếp tục hướng nghiên cứu quan niệm về xã hội lý tưởng của Nho giáo, từ góc độ nghiên cứu triết học, chúng tôi nhận thấy rằng, cần phải nghiên cứu, làm rõ thêm về nội dung, dù chỉ là những nội dung cơ bản trong quan niệm này của Nho giáo một cách có hệ thống để từ đó có cơ sở chỉ ra những giá trị và hạn chế chủ yếu của nó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Mục đích của Luận văn là: Xuất phát từ Lý do chọn đề tài và Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, thông qua nghiên cứu những tiền đề, điều kiện và những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng để 7
- chỉ ra những giá trị, hạn chế chủ yếu của nó và từ đó rút ra ý nghĩa của nó trong việc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Nhiệm vụ của Luận văn là: Để đạt được mục đích trên, Luận văn tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu sau: - Những điều kiện, tiền đề chủ yếu cho sự hình thành và phát triển quan điểm của Nho giáo về xã hội lý tưởng; - Trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng; - Chỉ ra một số giá trị và hạn chế chủ yếu trong quan niệm trên của Nho giáo. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. . Cơ sở lý luận của Luận văn được dựa trên cơ sở lý luận của triết học Mác - Lênin về xã hội và con người. . Phương pháp nghiên cứu của Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của Triết học Mác – Lênin kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác, như phương pháp lôgic và lịch sử; phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp đối chiếu – so sánh. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn. . Đối tượng nghiên cứu: Quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng . Phạm vi nghiên cứu: - Một số tác phẩm của Nho giáo, chủ yếu là Tứ thư, Ngũ kinh; - Các tác phẩm và các công trình nghiên cứu về Nho giáo và Nho giáo Việt Nam. 6. Đóng góp của Luận văn. Luận văn trình bày có hệ thống những nội dung chủ yếu trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng. 8
- 7. Ý nghĩa của Luận văn. Từ góc độ triết học, Luận văn bước đầu làm sáng tỏ và trình bày có hệ thống những tiền đề, điều kiện ra đời và những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc gảng dạy, nghiên cứu và học tập về Nho giáo nói chung và quan điểm của Nho giáo về xã hội lý tưởng nói riêng. 8. Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung của Luận văn gồm 2 chương với 5 tiết. Chương 1. Những điều kiện và tiền đề chủ yếu cho sự hình thành quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng, với 2 tiết. Chương 2. Quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng, với 3 tiết. 9
- NỘI DUNG Chương 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHỦ YẾU CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ XÃ HỘI LÝ TƯỞNG. 1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội thời Xuân Thu - Chiến Quốc với sự hình thành và phát triển quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng. Theo nhiều tài liệu sử học Trung Quốc, khoảng hơn 2000 năm tr.CN (2205 -1766), nhà Hạ - nhà nước chiếm hữu nô lệ đầu tiên ở Trung Quốc đã xuất hiện. Trải qua quá trình phát triển, đến thế kỷ thứ XVIII tr.CN, Thành Thang - người đứng đầu nhà Thương đã lật đổ vua Kiệt nhà Hạ, lập nên nhà Thương và đặt kinh đô ở đất Bạc, tỉnh Hà Nam ngày nay. Đến thế kỷ XIV tr.CN, vua Bàn Canh – nhà Thương đã dời đô đến đất Ân nên đổi tên thành nhà Ân. Rồi đến khoảng thế kỷ thứ XII tr.CN, bộ tộc Chu nổi lên ở khu vực sông Vị thuộc tỉnh Thiểm Tây, ra sức phát triển nông nghiệp và chinh phục các bộ tộc lân cận, chuẩn bị thế lực lật đổ nhà Thương. Hệ quả là, đến thế kỷ thứ XI tr.CN, Chu Vũ Vương con của Chu Văn Vương đã diệt vua Trụ nhà Thương, lập ra nhà Chu ở phía Tây – gọi là nhà Tây Chu, đưa chế độ chiếm hữu nô lệ lên lên giai đoạn phát triển cao hơn. Dưới thời nhà Tây Chu, vua nhà Chu tự phong là “Thiên tử”, là lãnh chúa tối cao thống trị toàn bộ đất đai và thần dân trong thiên hạ. Để biểu đạt uy quyền của thiên tử nhà Chu, trong sách Đại cương Lịch sử triết học phương Đông cổ đại có dẫn lời của người xưa: “Dưới bầu trời không có chỗ nào không phải là đất nhà vua, khắp mặt đất không người nào không là tôi nhà vua” [6, tr.164]. Như vậy có thể thấy, ở thời Tây Chu, quyền lực của “Thiên tử” là tối cao, là vô hạn, “Lễ, nhạc, chinh phạt tự Thiên tử xuất”. Tuy nhiên, đến khoảng năm 771 tr.CN, khi Chu Bình Vương dời đô về phía Đông thì nhà Chu suy yếu, “mệnh lệnh nhà Chu không ai theo, chế độ tông pháp dần bị phá bỏ, các nước chư hầu phân dã đến khoảng 160 nước. Nhà Chu không còn khống chế được các vua chư 10
- hầu. Đây là thời điểm mở đầu thời Xuân Thu (bắt đầu từ năm 770 đến năm 475 tr.CN). Trung Quốc bước vào thời kỳ giao thời giữa hai chế độ xã hội – giai đoạn suy vong của chế độ chiếm hữu nô lệ và sơ kỳ chế độ phong kiến đang lên” [6. tr164 – 165]. Nho giáo, như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, về cơ bản là học thuyết chính trị - xã hội và đạo đức ra đời từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc (770 – 221 tr.CN), thời kỳ suy tàn của chế độ chiếm hữu nô lệ và hình thành chế độ phong kiến sơ kỳ. Để nghiên cứu nội dung, tính chất và những giá trị hạn chế của một học thuyết chính trị - xã hội nào đó, nhất thiết phải dựa trên một cơ sở lí luận và phương pháp luận khoa học. Theo triết học Mác – Lênin, con người và ý thức của con người tuy có thể tác động vào xã hội, vào tồn tại xã hội nhưng ý thức, tư tưởng của con người lại do cái xã hội, cái tồn tại xã hội ấy quy định. Như sách Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc đã dẫn lời của C.Mác: “Không phải ý thức con người quyết định tồn tại xã hội mà ngược lại, chính tồn tại xã hội đã quyết định ý thức con người” [69, tr.6]. Cho nên, khi nghiên cứu tư tưởng của một thời đại nào đó của lịch sử, nếu chúng ta muốn có một kết luận chính xác, điều quan trọng bậc nhất là phải nắm bắt được tình hình kinh tế và tình hình chính trị của thời đại ấy; hiểu biết những nét căn bản phương thức sản xuất của thời đại ấy và những hình thức căn bản của sự phát triển những mâu thuẫn của thời đại, ở tính đối lập của những mâu thuẫn và tính thống nhất các mặt đối lập trong thời đại đó. Dựa trên cơ sở lí luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, nghiên cứu quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng, điều quan trọng và có ý nghĩa quyết định là nắm bắt được tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc – cơ sở hình thành quan niệm ấy của Nho giáo về xã hội lí tưởng. Ở thời kỳ này, tình hình kinh tế, chính trị xã hội biểu hiện tập trung ở những điểm sau: Thứ nhất: Nền kinh tế có những chuyển biến mạnh mẽ, sức sản xuất có bước phát triển, do “Công cụ sản xuất, nhất là công cụ bằng đồ sắt đã bắt đầu 11
- xuất hiện” với sự ra đời của nhiều công cụ lao động mới, “việc dùng bò kéo cày trở thành phổ biến” [6, tr.165]. Với sự xuất hiện của công cụ lao động bằng sắt đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền sản xuất xã hội phát triển – cơ sở của những sự chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc. Mô tả sự xuất hiện của kim loại trong xã hội, sách Quốc ngữ có viết: “Đồng thau để đúc kiếm kích… sắt dùng để đúc cuốc cào và quả cân” [6, tr.165]. Chính sự chuyển biến ấy “không chỉ thúc đẩy kỹ thuật luyện sắt phát triển mà còn tạo điều kiện cho việc khai khẩn đất hoang, phát triển kỹ thuật canh tác, “dẫn thủy nhập điền”, góp phần nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp” [6, tr.165] mà còn tạo điều kiện cho các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa đều phát triển, “đặc biệt là sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn hóa trong các nước chư hầu Tề, Trịnh, …” [69, tr.39]. Cũng chính nhờ vào sự chuyển biến của công cụ lao động mà làm cho các nước chư hầu như Tề, Trịnh có sự phát triển vượt bậc hơn hẳn so với nhà Chu. “Trường hợp nhà họ Quý, một gia thần ở nước Lỗ được đánh giá là “giàu hơn Chu Công, ông tổ của nước Lỗ, đã phần nào minh chứng cho tình hình đó” [37, tr.125]. Vì vậy mà qua đó, các nước chư hầu có thêm điều kiện và cơ hội đua nhau gây chiến để tranh giành quyền lực, tranh giành địa vị, đất đai với nhà Chu. Và khi các nước chư hầu nhỏ, nhờ vào sự cố gắng nỗ lực của bản thân mà trở nên phát triển hùng mạnh, thì không có lí do gì các nước đó lại cam chịu bị các nước khác ở trên thống trị, nô dịch. Vì thế, việc các nước đó gây chiến tranh nhằm xác lập lại địa vị của mình, phân chia lại bờ cõi trong thiên hạ cũng là một sự tất yếu. Đây là một nguyên nhân quan trọng bậc nhất dẫn đến tình trạng xã tắc loạn lạc, tình trạng trong thiên hạ “vua không ra vua, cha không ra cha, con không ra con” diễn ra phổ biến – một bối cảnh xã hội quan trọng đưa đến sự nảy sinh, hình thành các học thuyết chính trị - xã hội, đặc biệt là học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo, trong đó có quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, mặc dù đã có sự phát triển như vậy nhưng đời sống kinh tế, xã hội vẫn phụ thuộc và chịu sự 12
- tác động của điều kiện tự nhiên (hạn hán, thiên tại, bão lụt,…v.v.), tình trạng mất mùa vẫn diễn ra hết sức phổ biến, tình cảnh dân ly tán, tha phương cầu thực khắp nơi. Vì vậy, một vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn được đặt ra là, muốn đưa xã hội từ tình trạng loạn lạc trở thành một xã hội có trật tự thì, “Vua phải theo đúng đạo làm vua, tôi phải theo đúng đạo làm tôi, cha phải theo đúng đạo làm cha, con phải theo đúng đạo làm con”. Nhưng để đạt được mục đích này thì một trong những yêu cầu chủ yếu là, “Thiên tử”, các vua chư hầu, các quan đại phu phải thi hành đúng “Đạo”, đúng “Lễ” của nhà Chu, phải xây dựng một xã hội thái bình, thịnh trị. Và theo nhà Nho, xã hội ấy là xã hội Đại đồng, xã hội hữu đạo – đó cũng chính là xã hội lý tưởng cần phải được thiết lập, duy trì. Bởi theo như Khổng Tử thì, “Thiên hạ yên trị thì việc lễ nhạc đều xuất phát từ thiên tử; thiên hạ vô đạo thì việc lễ nhạc và chinh phạt xuất phát từ các vua chư hầu. Xuất phát từ chư hầu thì ít khi giữ nổi quá mười đời; xuất phát từ các quan đại phu ít khi giữ nổi quá năm đời. Các bồi thần nắm giữ quyền chính trong nước ít ai giữ nổi quá ba đời. Thiên hạ yên trị, việc chính trị không ở trong tay các quan đại phu. Thiên hạ yên trị thì người dân thường chẳng nghị luận việc nước” [22, tr.597 -598]. Thứ hai: Chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất ra đời là cơ sở cho sự xuất hiện của các giai cấp và các tầng lớp mới trong xã hội, làm cho các mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội ngày càng mở rộng và gay gắt. Ở Trung Quốc, thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, trong cấu trúc các quan hệ thân tộc đã có những thay đổi căn bản theo xu hướng những liên hệ thân thuộc theo huyết thống giảm dần, những liên hệ kinh tế trên cơ sở sở hữu ruộng đất tăng lên. Những chính sách về ruộng đất do những đại diện của phái Pháp gia như Quản Trọng, Thương Ưởng đưa ra đã dần làm thay đổi các quan hệ về sở hữu ruộng đất. Theo đề nghị của Quản Trọng, vua Tề Hoàn Công đã áp dụng những mức thuế khác nhau đối với ruộng đất nhằm làm giảm hiện tượng nông dân bỏ ruộng đất canh tác, ly tán bốn phương. Đến Thương Ưởng, lối chia ruộng đất bình 13
- quân theo chế độ tỉnh điền đã không còn. Những biến đổi về kinh tế tất yếu dẫn đến những thay đổi về thiết chế xã hội và các quan hệ xã hội. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội trở nên phổ biến: Mâu thuẫn giữa tầng lớp quý tộc nhà Chu và giai cấp địa chủ mới với nông dân; Mâu thuẫn giữa tầng lớp quý tộc cũ, bảo thủ muốn duy trì chế độ thống trị cũ với một bộ phận quý tộc mới muốn thực hiện cải cách để duy trì sự thống trị của mình; Mâu thuẫn giữa các phe phái trong nội bộ quý tộc với nhau muốn tiêu diệt lẫn nhau, tranh giành với nhau nhằm thiết lập quyền thống trị cho riêng mình. Trong phạm vi xã hội, đó là mâu thuẫn giữa Thiên tử với các nước chư hầu. Nếu như ở đầu thời Chu (Tây Chu), Thiên tử có quyền uy tối cao, mọi việc đều do “thiên tử xuất”, “Dưới trời đất đai nào chẳng là của vua, dân ở trên đất người nào mà chẳng là tôi tớ của vua” , thì đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc, thiên tử nhà Chu không còn giữ vai trò tối cao như trước, mà giờ đây, nền chính trị lại do các nước chư hầu làm bá chủ và chi phối. Mâu thuẫn gay gắt trong giới quý tộc đã làm cho xã hội rối ren, trật tự xã hội bị đảo lộn, tình trạng cướp bóc, tranh giành nhau về địa vị, quyền lực, đất đai, ….v.v không được khắc phục, ngăn chặn. Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử đã gọi đây là thời đại: quân bất quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử (nhà vua không theo đúng đạo làm vua, bề tôi không theo đúng đạo làm bề tôi, cha không theo đúng đạo làm cha, con không theo đúng đạo làm con). Mô tả về sự hỗn loạn đẳng cấp và danh phận, trong thiên Bát dật, sách Luận ngữ, Khổng tử than rằng, “Các nước kém mở mang còn có vua, không hề giống như các nước ở Trung hoa (cứ như thể) không vua” [22, tr.241]. Sở dĩ có tình trạng mâu thuẫn như trên cũng xuất phát từ sự phát triển của sản xuất. Bên cạnh sự phát triển của các nước chư hầu như Tề, Trịnh thì đối lập lại với nó là sự suy vi của nhà Tây Chu. Vì thế một mặt, dẫn đến tình trạng hình thành sự lớn mạnh và thôn tính lẫn nhau của các lãnh chúa địa phương; mặt khác, thiên tử, tên lãnh chúa cao nhất dần dần giảm mất địa vị và vai trò thống trị thiên hạ. Phản ánh sự suy vong của nhà Tây Chu, trong sách Kinh Thi có nói: 14
- “Đến lúc đạo vua đã suy vi, lễ nghi bị thay đổi, chính giáo bị sút kém. Chính trị trong nước đã đổi khác, phong tục trong nhà cũng đổi khác, do đó mới có những biến phong, biến nhã” (Biến phong, biến nhã- những bài nói lên sự suy vong của chế độ) [69, tr.39]. Phản ánh tình trạng rối loạn xã hội, nhất là tình hình chính trị rối ren, xã hội thối nát, sách Kinh Thi có viết: “Nhân hữu thổ điền, Nhữ phản hữu chi! Nhân hữu nhân dân, Nhữ phúc đoạt chi! Thử nghi vô tội, Nhữ phản thu chi! Bản nghi hữu tội, Nhữ phúc duyệt chi”, nghĩa là “Người ta có ruộng đất, Mày lại chiếm lấy! Người ta có người, Mày lại cướp mất! Người này đáng vô tội, Mày lại bắt giam! Kẻ kia đáng có tội, thì mày lại ưa” [62, tr. 63]. Tiếp nữa, phản ánh thời đại binh cách loạn ly, xã hội mờ tối, người ta càng sống thêm ngày nào càng khổ thêm ngày đó, có khi muốn tránh chính sự phiền hà, mà không sao hóa thành chim, thành cá để tránh cho thoát, tình cảnh ấy, trong chương Tiểu nhã, sách Kinh Thi đã chép lại rằng: “Phỉ thuần, phỉ diên, Hàn phi lệ thiên, Phỉ chiên, phỉ vũy, Tiềm đạo vu uyên!”, nghĩa là: “Không phải chim cút, không phải con diều, là sao mà bay tít lên trời cao được? Không phải cá chiên, không phải cá vũy, làm sao mà lặn trốn xuống vực sâu được?” [62, tr. 61]. Thứ ba: Các nước chư hầu xâm lấn và thôn tính lẫn nhau, chiến tranh khốc liệt và kéo dài đã làm cho nhân dân sống trong đau khổ, tình trạng bề tôi giết vua, con giết cha, anh em giết nhau đã trở thành hiện tượng phổ biến. Cảnh tượng đánh nhau giành đất, thây chết đầy đất, đánh nhau giành thành, thây chết đầy thành phản ánh một thời kỳ chiến tranh khốc liệt có một không hai trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc. Từ năm (722 – 479 tr.CN), nhà Chu sau khi dời đô về phía Đông, các đời vua suy nhược, chư hầu tự do phóng túng, người xưng Công, kẻ xưng Bá, tranh giành, đánh nhau không ngớt, trong nước rối loạn, nhân dân hoặc phải làm binh lính, hoặc phải chịu hậu quả chiến tranh, đời sống của họ thật vô cùng khốn khổ. Đó là thời kỳ của 12 nước chư hầu tranh giành, thôn tính lẫn nhau, trong những nước ấy thì các nước 15
- chư hầu như nước Tề, Tấn, Tần, Sở, Tống là những nước lớn và mạnh hơn cả. Tuy nhà Chu đã suy, chính lệnh thiên tử không được các nước chư hầu tuân theo nữa, nhưng ân đức của các tiên vương chưa phai mờ trong suy nghĩ của con người thời đó nên nhân tâm còn theo. Vì thế mà, “chư hầu nào có mưu lược, thường lấy cớ “Tôn phò nhà Châu, đánh dẹp giặc rợ” để làm minh chủ sai khiến thiên hạ” [66, tr.378]. Các nước chư hầu thâu tóm được quyền lực trong tay, tự xưng hùng, xưng bá, tình trạng đó trong lịch sử Trung Hoa còn được gọi là thời kỳ Ngũ bá, “đó là Hoàn Công nước Tề, Văn Công nước Tấn, Tương Công nước Tống, Trang Công nước Sở, Mục Công nước Tần” [66, tr.378]. Đến thời Chiến Quốc, các chư hầu đua nhau mở mang bờ cõi, lại chuyên tâm hưởng lạc, việc chính trị đều giao cho bề tôi, khanh tướng chuyên quyền nên dẫn tình trạng đoạt ngôi, cướp vị như họ Điền ở nước Tề, sáu quan Khanh ở nước Tấn. Vì thế mà ở thời kỳ này xuất hiện tình trạng bảy nước đánh nhau liên miên mà lịch sử gọi thời gian ấy là Chiến Quốc, và bảy nước ấy là Thất hùng. Chính trong hoàn cảnh lịch sử ấy đã tạo thêm những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của của nhiều tư tưởng, học thuyết. Như vậy, với sự phát triển kinh tế, những biến đổi trong lĩnh vực chính trị - xã hội như trên, có thể đi đến một số kết luận về thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc. Đó là một xã hội “hỗn loạn về quan niệm đẳng cấp và danh phận; các chư hầu xâm lấn và thôn tính lẫn nhau; sự phát triển của những mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và bọn lãnh chúa phong kiến, và địa vị của bọn lãnh chúa phong kiến lớn bị lung lay; sự rối loạn của những quan hệ tông pháp” [69. tr.84]. Nếu như thời Tây Chu, vận hành xã hội nhờ lễ nhạc, các quan hệ xã hội cũng được đánh giá theo tiêu chuẩn lễ nhạc thì đến thời Khổng tử, lễ nhạc đã băng hoại, chư hầu lẫn át thiên tử, quan đại phu lại giàu có và thế lực mạnh hơn vua chư hầu. Trước một thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội như vậy, để duy trì sự tồn tại và giữ vững được địa vị và uy quyền của mình, các nước đã đua nhau trọng 16
- dụng kẻ sỹ. Nhiều nước đã tập hợp kẻ sỹ với số lượng lớn như trong thái ấp của Mạnh Thường Quân nuôi tới 3000 kẻ sỹ, Tín Lăng Quân ở nước Ngụy, Bình Nguyên Quân ở nước Triệu có hàng trăm, hàng ngàn kẻ sỹ trong nhà, … Nhờ phương thức “chiêu hiền, đãi sỹ” này mà các tư tưởng, các học thuyết chính trị - xã hội được nảy sinh và phát triển. Chính điều này đã tạo ra một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử tư tưởng của Trung Quốc. Người ta gọi đây là thời kỳ “Bách gia tranh minh” (Trăm nhà đua tiếng) hay “Bách gia chư tử” (Trăm nhà trăm thầy). Bách gia bao gồm nhiều học phái tiêu biểu: Âm dương gia, Nho gia, Mặc gia, Danh gia, Pháp gia, Đạo gia, Tung hoành gia, Nông gia, Tạp gia, Binh gia, Tiểu thuyết gia, …v.v. Các học thuyết trên đây đều tập trung giải quyết một vấn đề lớn (cũng là một nhiệm vụ) thực tiễn của xã hội Trung Hoa thời Xuân Thu – Chiến Quốc đặt ra là, làm thế nào để đưa đất nước, thiên hạ từ trạng thái rối loạn trở thành thái bình, thịnh trị ? Mỗi học phái đều bằng cách này hay cách khác đã đưa ra phương pháp trị nước theo quan điểm và lập trường riêng của mình. Pháp gia cho rằng, muốn trị nước, đưa đất nước trở nên giàu về kinh tế, mạnh về quân sự phải dựa vào thuật trị nước và pháp luật. Mặc gia lại khẳng định, muốn nước trị phải thực hành “kiêm ái” (cùng yêu nhau) không kể sang hèn, giàu nghèo. Bởi theo họ, nếu các nước chư hầu yêu nhau thì không còn chiến tranh, các gia chủ yêu nhau thì không còn oán hận, kẻ sang không khinh miệt người hèn, kẻ gian trá không gạt người đần độn thì loạn sẽ không thể nào có được. Nho giáo thì chủ trương con đường đức trị vì theo nhà Nho, dùng đức trị thì dân mới tâm phục, dùng sức mạnh thì mau thắng nhưng không bền,… v.v. Xét ở góc độ nhất định, một số tư tưởng về đường lối trị nước của các học thuyết nêu trên đã phát huy được trong thực tiễn và phần nào giúp cho các vương hầu, quý tộc giữ được địa vị và lẫn át các nước khác. Chẳng hạn như, tư tưởng dùng pháp luật để trị nước, sự kết hợp Thế - Thuật – Pháp trong đạo trị nước do Hàn Phi Tử nêu ra và đã được vua Tần ứng dụng thành công, nhờ đó 17
- nước Tần đã chinh phục được các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 tr.CN, mở ra một thời kỳ lịch sử mới của Trung Quốc thời cổ đại. Trong số các học thuyết chính trị xã hội ra đời vào thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc đáng chú ý là Nho giáo, học thuyết chính trị - xã hội và đạo đức tiêu biểu nhất và có ảnh hưởng lâu dài nhất trong lịch sử Trung Quốc cũng như ở nhiều nước khác như Nhật Bản, Singapo, Việt Nam, … Người có công sáng lập ra và phát triển Nho giáo là Khổng Tử (551 – 479 tr.CN). Ông sinh ở ấp Trâu, thuộc làng Xương Bình nước Lỗ. Tổ tiên trước kia của ông là người nước Tống, cha là Thúc Lương Ngột. Lương Ngột khi đã quá tuổi lấy Nhan Thị, hai người cầu tự ở núi Ni Khâu rồi sinh Khổng Tử. Khi còn nhỏ, Khổng Tử thích chơi trò bày các khay để cúng và chơi trò tế lễ. Khi Khổng Tử mười bảy tuổi, có quan đại phu là Mạnh Ly Tử ốm sắp chết, dặn người con cả sẽ thay mình là Ý Tử: “Khổng Khâu là con cháu của bậc thánh nhân, tổ tiên bị giết ở Tống, người ông sáu đời là Phất Phụ Hà lại được nối ngôi làm vua, nhưng nhường ngôi cho Lệ Công. Đến thời chính khảo phụ giúp Đái Công, Vũ Công và Tuyên Công, ba lần được làm thượng khanh nhưng lại càng cung kính …. Khi ta chết rồi thế nào cũng phải thờ ông ta làm thầy” [58, tr.197]. Như vậy có thể thấy rằng, Khổng Tử được đánh giá là người thuộc dòng dõi quý tộc đang trên đà sa sút, học rộng biết nhiều. Sống trong thời kỳ loạn lạc, được tận mắt chứng kiến cảnh chiến tranh cướp bóc và thêm nữa, xuất phát từ quyền lợi và địa vị của bản thân thuộc tầng lớp quý tộc đang bị sa sút, Khổng Tử luôn ôm ấp hoài bão chính trị là xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị theo khuôn mẫu của thời Tam đại mà tiêu biểu là nhà Tây Chu, coi đó là một chế độ chính trị hợp lí nhất – một xã hội lí tưởng. Đó là xã hội có đạo đức, có trật tự: Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử (Vua theo đúng đạo làm vua, bề tôi theo đúng đạo làm bề tôi, cha theo đúng đạo làm cha, con theo đúng đạo làm con). Như vậy, một xã hội lý tưởng theo quan niệm của Khổng Tử là quay lại với mô hình, thiết chế xã hội thời Tây Chu. Để chứng tỏ cho điều đó, chúng ta có thể thấy qua mấy câu 18
- tóm tắt dưới đây của ông trong sách Luận ngữ, rằng : “Nhà Ân dựa theo lễ của nhà Hạ, có những điều thêm bớt thì cũng có thể biết được; Nhà Chu dựa theo lễ của nhà Ân có những điều thêm bớt cũng có thể biết được” và “Nhà Chu lấy cả hai đời Hạ, Ân làm gương nên đạo thịnh vượng thay! Ta theo nhà Chu” [69, tr.85]. Như vậy là, trước một thực trạng xã hội hỗn loạn về đẳng cấp và danh phận; các chư hầu xâm lấn và thôn tính lẫn nhau; sự phát triển của những mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và bọn lãnh chúa phong kiến; sự rối loạn của những quan hệ tông pháp, trong xã hội Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc và đồng thời, xuất phát từ địa vị thống trị quyền lợi của tầng lớp thống trị ấy, với tư cách là nhà tư tưởng, Khổng Tử và các nhà Nho sau ông luôn ôm ấp hoài bão được mang cái trí tuệ của mình xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị - một xã hội lý tưởng và theo các nhà Nho, xã hội lý tưởng là một xã hội được xây dựng và duy trì bằng đường lối đức trị. Chỉ bấy nhiêu điều nêu trên cũng có thể có đủ căn cứ để lí giải cho sự ra đời quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng và tại sao xã hội lý tưởng theo mô hình của Nho giáo lại là xã hội được xây dựng theo đường lối đức trị. 1.2. Những tiền đề tư tưởng, văn hóa với sự ra đời quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng. Cũng giống như nhiều gia, phái khác, Nho giáo với tư cách là một học thuyết chính trị - xã hội và đạo đức được ra đời trên cơ sở của hiện thực xã hội Trung Quốc lúc bấy giời. Chính nhu cầu thực tiễn của thời Xuân Thu – Chiến Quốc là nguyên nhân cơ bản nhất, trực tiếp nhất cho sự ra đời tư tưởng của Nho giáo nói chung và quan niệm của Nho giáo về xã hội lí tưởng nói riêng. Tuy nhiên, nếu như chỉ khẳng định điều kiện kinh tế - xã hội là nguyên nhân duy nhất cho sự ra đời của Nho giáo thì chưa đủ. Bản thân học thuyết Nho giáo nói chung và quan niệm về xã hội lý tưởng nói riêng của Nho giáo còn được ra đời 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ triết học: Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở Đắk Lắk hiện nay
89 p | 293 | 112
-
Luận văn thạc sĩ Triết học: Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội) - Đặng Thị Kim Anh
21 p | 275 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Triết lý nhân sinh trong Tây du ký
116 p | 480 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc
123 p | 189 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp phát triển
85 p | 163 | 33
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 363 | 33
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm triết học Mác – Lênin về con người và sự vận dụng của Đảng trong việc phát huy nhân tố con người thời kỳ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
26 p | 132 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học hiện sinh cơ bản của Albert Camus qua một số tác phẩm
102 p | 82 | 18
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Tư tưởng triết học của Karl Popper trong tác phẩm “sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử”
26 p | 125 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm về con người trong Đạo gia và ý nghĩa hiện thời của nó
118 p | 80 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học về con người trong thơ ca Việt Nam từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX
81 p | 57 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay
91 p | 84 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ, Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học
76 p | 46 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Sự phê phán của C.Mác đối với tư tưởng triết học của Pru-đông trong tác phẩm “sự khốn cùng của triết học
81 p | 67 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
26 p | 77 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại
25 p | 94 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Một số tính chất của đồng điều địa phương cho môđun Compắc tuyến tính
42 p | 106 | 6
-
tr.Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
15 p | 87 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn