Phạm trù lễ của Khổng Tử và ý nghĩa của nó<br />
đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh<br />
Việt Nam hiện nay<br />
Nguyễn Thị Lan Minh<br />
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị<br />
Luận văn ThS. ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80<br />
Người hướng dẫn: TS. Lê Trọng Hanh<br />
Năm bảo vệ: 2012<br />
Abstract. Trình bày cơ sở hình thành quan niệm Lễ của Khổng Tử. Phân tích phạm<br />
trù Lễ và các phạm trù trong mối tương quan với phạm trù Lễ. Trình bày các nội<br />
dung cơ bản trong phạm trù Lễ của Khổng Tử. Phân tích thực trạng đạo đức học sinh<br />
ở Việt Nam hiện nay. Đưa ra ý nghĩa của Lễ đối với việc giáo dục đạo đức học sinh<br />
ở Việt Nam và một số kiến nghị cho sự nghiệp giáo dục đạo đức học sinh hiện nay.<br />
Keywords. Triết học; Tư tưởng Khổng Tử; Triết học phương Đông; Giáo dục đạo<br />
đức; Lễ<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, tư tưởng của Khổng Tử có một vị trí rất đặc biệt. Sự đặc<br />
biệt ấy không chỉ bởi những giá trị đặc sắc trong nội dung tư tưởng và tầm ảnh hưởng của nó<br />
đối với thời đại nó ra đời mà còn bởi tư tưởng Khổng Tử đã sống một cuộc sống lâu bền và<br />
rất riêng, vượt qua khuôn khổ một thời đại, một quốc gia. Tư tưởng Khổng Tử nói riêng và tư<br />
tưởng nho giáo nói chung đã trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến trong suốt tiến<br />
trình phát triển qua các triều đại phong kiến ở Trung Hoa và nhiều nước Á Đông khác trong<br />
đó có Việt Nam.<br />
Với một hệ thống những quan điểm về thế giới và đặc biệt là quan điểm nhân sinh thể<br />
hiện trong quan niệm về chính trị xã hội và luân lý đạo đức, Khổng Tử là người đã đặt nền<br />
móng cho sự phát triển của Nho học trong lịch sử Trung Hoa. Quan điểm về Lễ là một trong<br />
những nội dung chủ yếu trong quan niệm về chính trị xã hội, luân lý đạo đức của Khổng Tử.<br />
Trong học thuyết về chính trị - xã hội của Khổng Tử, Lễ được hiểu theo nhiều khía cạnh khác<br />
nhau nhưng dù ở khía cạnh nào nó cũng không vượt ra khỏi mục đích tối cao nhằm giải quyết<br />
một vấn đề lớn của thời đại ông là bình ổn xã hội. Khổng Tử muốn khôi phục Lễ để thực hiện<br />
điều Nhân nhằm bình ổn xã hội loạn lạc để quay trở lại như thời Tây Chu. Tất nhiên, từ Lễ<br />
trong nền giáo dục phong kiến đến Lễ trong nền giáo dục hiện đại đã có rất nhiều biến đổi<br />
nhưng ở bất kỳ thời đại nào cũng có những giá trị được bảo tồn. Bởi vậy, hoàn toàn không<br />
ngẫu nhiên khi người Trung Hoa suy tôn Khổng Tử là “Vạn thế sư biểu” (thầy của muôn<br />
đời).<br />
<br />
Trong quá trình du nhập vào Việt Nam tư tưởng của Khổng Tử và Nho giáo từ chỗ bị đối<br />
xử thiếu thiện cảm do đi theo gót chân của kẻ xâm lược dần dần nó đã hòa nhập vào đời sống<br />
cộng đồng bởi những nét tương đồng và không ngừng thay đổi thích ứng với văn hóa bản địa.<br />
Người Việt đã sớm tiếp biến tư tưởng Khổng Tử không chỉ bởi sự giao thoa văn hóa tự nhiên<br />
mà còn bởi sự ủng hộ và tiếp sức của giai cấp phong kiến Việt Nam qua nhiều triều đại. Tư<br />
tưởng Khổng Tử và Nho giáo, trong đó có tư tưởng về Lễ cũng như chính Khổng Tử và nhiều<br />
danh nho khác sớm chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong nền giáo dục phong kiến và đời<br />
sống tinh thần của người Việt Nam.<br />
Trong những năm gần đây cùng với sự hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của đất<br />
nước, nền giáo dục Việt Nam cũng có những bước chuyển mình quan trọng và đạt được một<br />
số thành tựu nhất định. Tuy nhiên cùng với quá trình ấy cũng đã đưa đến một số thay đổi tiêu<br />
cực trong các quan hệ xã hội. Một bộ phận học sinh có hành vi và suy nghĩ lệch lạc gây ảnh<br />
hưởng xấu đến môi trường giáo dục và báo hiệu một sự suy thoái về đạo đức và lối sống. Ở<br />
một nền văn hóa tương đối đậm chất nho học như Việt Nam thì điều đó càng khó chấp nhận<br />
vì nó đi ngược lại với truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, Kính<br />
trên nhường dưới. Để phát triển một thế hệ mới trong tương lai làm chủ đất nước và thực hiện<br />
thành công sự nghiệp phát triển đất nước bên cạnh việc giáo dục tri thức khoa học thì giáo<br />
dục đạo đức có một ý nghĩa hết sức quan trọng.<br />
Tư tưởng của Khổng Tử nói chung và quan điểm về Lễ nói riêng có ý nghĩa rất lớn trong<br />
việc giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay.<br />
Với những giá trị đã được thẩm định, phát triển qua thực tiễn nhiều thế kỷ cùng với sự<br />
tiếp biến linh hoạt và cho vào Lễ một hơi thở của thời đại thì nó hoàn toàn có thể giúp khôi<br />
phục và định hình một nhân cách chuẩn đối với học sinh, đặc biệt là với một bộ phận học<br />
sinh lệch chuẩn hiện nay ở nước ta.<br />
Với những suy nghĩ đó, tôi đã làm luận văn cao học với đề tài: “Phạm trù Lễ của Khổng<br />
Tử và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Việt Nam hiện nay”.<br />
2. Tình hình nghiên cứu<br />
Nho giáo nói chung và phạm trù Lễ trong triết học của Khổng Tử nói riêng là đối tượng<br />
nghiên cứu đang thu hút nhiều ngành khoa học nghiên cứu trong nhiều thế kỷ qua cho tới<br />
hiện nay, như: triết học, văn hóa học, sử học, tôn giáo học, giáo dục học, đạo đức học… Có<br />
thể khái quát kết quả nghiên cứu đó theo ba hướng sau:<br />
Hướng thứ nhất, các công trình nghiên cứu về Khổng Tử trong tổng thể nền văn hóa<br />
Trung Quốc. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có thể kể đến các tác phẩm như: “Sử ký”<br />
của Tư Mã Thiên, Nxb Văn học, Hà Nội, xuất bản năm 1988; “Lịch sử văn minh và các triều<br />
đại Trung Quốc”, được biên soạn năm 2004 bởi TS. Dương Ngọc Dũng - Nhà nghiên cứu<br />
Anh Minh, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ C hí Minh; “Lịch sử văn minh Trung Hoa” của sử<br />
gia lớn nhất thời hiện đại Will Durant, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội (dịch giả Nguyễn<br />
Hiến Lê), 2004; “Đại cương triết học sử Trung Quốc”, của nhà triết học Phùng Hữu Lan<br />
(Fung Yu-Lan), Nxb Thanh niên, Trung tâm nghiên cứu quốc học, Hà Nội (người dịch<br />
Nguyễn Văn Dương), xuất bản năm 1999; “Nho giáo Trung Quốc” của tác giả Nguyễn Tôn<br />
Nhan, Nxb Văn hóa thông tin, năm 2005; “Lịch sử triết học phương Đông”, của GS. Nguyễn<br />
Đăng Thục, Nxb từ điển Bách khoa, Hà Nội, xuất bản năm 2006; “Đạo đức phương Đông cổ<br />
đại”, của PGS. Vũ Tình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản 1998… Các công trình<br />
nghiên cứu đã trình bày một cách khái quát về tư tưởng triết học Khổng Tử, trong đó có tư<br />
tưởng về Lễ của ông tổ Nho giáo để khắc họa chân dung một con người, một nhân cách, một<br />
đại biểu văn hóa.<br />
Hướng thứ hai, đó là các công trình nghiên cứu tư tưởng Khổng Tử trong dòng phát triển<br />
của lịch sử triết học Trung Quốc. Trong dòng nghiên cứu này có thể kể đến những công trình<br />
tiêu biểu như: “Đại cương triết học Trung Quốc” của Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê, Nxb Cao<br />
Thơm, Sài Gòn, năm 1966; “Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc” do Doãn Chính chủ<br />
<br />
biên, Nxb Chính trị quốc gia, năm 1999; Lịch sử triết học sử Trung Quốc (2 tập) của tiến sĩ<br />
Phùng Hữu Lan (Feng You Lan), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2006;... Các công trình<br />
nghiên cứu này đã trình bày, phân tích một cách sâu sắc triết học Khổng Tử trong tiến trình<br />
lịch sử triết học. Hơn nữa, các công trình này tập trung phân tích các học thuyết về chính trị,<br />
xã hội của Khổng Tử, ít nhiều có đề cập đến phạm trù Lễ trong mối tương quan đến các phạm<br />
trù đạo đức trong “ngũ thường” như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.<br />
Trong thời gian gần đây, đã xuất hiện tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử triết học<br />
Trung Quốc là “Từ điển triết học Trung Quốc” của PGS. TS. Doãn Chính, Nxb. Chính trị<br />
quốc gia, Hà Nội, xuất bản vào năm 2009; tác phẩm này trình bày, phân tích một cách sâu sắc<br />
những vấn đề như: nội dung các học thuyết trong triết học của Khổng Tử; lịch sử hình thành,<br />
phát triển và sự biến đổi của phạm trù Lễ trong tiến trình lịch sử, nguyên nhân sự ra đời của<br />
Lễ cũng như ý nghĩa, công dụng Lễ... Tuy nhiên, do đặc trưng của thể loại Từ điển và do khối<br />
lượng kiến thức đồ sộ mà tác phẩm đề cập đến, nên tác giả đành hạn chế phần phân tích nội<br />
dung của Lễ.<br />
Hướng thứ ba, đó là các công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết của các tác giả chuyên<br />
nghiên cứu, dịch thuật và giới thiệu riêng về Lễ trong triết học Khổng Tử, như: “Lễ Ký - kinh<br />
điển về việc lễ” của tác giả Nhữ Nguyên, Nxb Đồng Nai, Biên Hòa, 1996; “Kinh lễ”, do<br />
Nguyễn Tôn Nhan biên dịch và giới thiệu, Nxb Văn học, năm 1996; “Tứ Thư”, Dịch giả<br />
Đoàn Trung Còn, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2006;… Những công trình nghiên cứu này biên dịch<br />
phần nguyên bản chữ Hán, đồng thời các nhà nghiên cứu, dịch thuật cũng cố gắng bằng kiến<br />
thức uyên thâm của mình phân tích, thuyết minh một số nội dung nhằm giúp độc giả hiểu<br />
được phần lớn tinh thần của tác phẩm.<br />
Nhìn chung, mỗi công trình nghiên cứu tiếp cận theo một hướng khác nhau, nhưng chưa có<br />
công trình nghiên cứu nào được coi là có cái nhìn toàn diện về phạm trù Lễ trong triết học của<br />
Khổng Tử, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng biệt hoặc trình bày một cách có hệ thống<br />
nội dung của Lễ, chưa có công trình nào đánh giá hết những giá trị, hạn chế của tư tưởng về Lễ<br />
của Khổng Tử, cũng như đề ra phương pháp vận dụng những bài học lịch sử đó vào việc hoạch<br />
định chính sách, biện pháp giáo dục đạo đức học sinh hiện nay.<br />
Để có cái nhìn toàn điện về đạo đức, lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay, trên cơ<br />
sở nghiên cứu tư tưởng và quan điểm của Đảng, tác giả tham khảo, kế thừa những công trình<br />
khảo sát, thống kê, nghiên cứu về thanh niên, về đạo đức, lối sống của thanh thiếu niên Việt<br />
Nam trong giai đoạn hiện nay. Những công trình này đã phản ánh thực trạng về tình hình đạo<br />
đức, lối sống của thanh thiêu niên Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường đang phát triển.<br />
Có thể khẳng định đây là những công trình nghiên cứu chuyên sâu của những nhà khoa học,<br />
những công dân đang trăn trở về những biến động trong lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã<br />
hội. Có thể kể đến:<br />
“Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay”, do Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên),<br />
Nxb Quân đội nhân dân, xuất bản năm 2008. Nhóm tác giả đã trình bày quan niệm chung về<br />
chuẩn mực đạo đức theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phân<br />
tích các giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống con người Việt Nam; đồng thời phân tích các<br />
tác động của nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến sự vận động biến đổi<br />
các chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam hiện nay.<br />
ThS. Phạm Tấn Xuân Tước, PGS TS. Huỳnh Thị Gấm (2008), “Vận dụng tư tưởng Hồ<br />
Chí Minh vào giáo dục đạo đức cho sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, Nxb Lý<br />
luận chính trị, Hà Nội. Công trình trình bày Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách<br />
mạng, lối sống mới cho thanh niên; phân tích thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên; thực<br />
trạng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên; đề ra các nhóm giải pháp về giáo dục<br />
đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.<br />
Công trình “Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam” công bố ngày 26<br />
tháng 8 năm 2005. Tính cho đến nay, đây là cuộc điều tra về vị thành niên và thanh niên lớn<br />
<br />
nhất, toàn diện nhất ở Việt Nam, là nguồn thông tin bổ ích, đáng tin cậy về tình trạng sức<br />
khỏe, đời sống xã hội, thái độ, hoài bão của thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay.<br />
Đây là các công trình rất công phu, mỗi tác giả lại có cái nhìn chuyên sâu về từng khía<br />
cạnh của đời sống thanh niên hiện nay và từ đó đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao<br />
đạo đức xã hội. Song, các tác phẩm còn dừng lại ở những giải pháp ở tầm vĩ mô, chung<br />
chung mang tính định hướng mà chưa thực sự cụ thể, phù hợp để xây dựng những chuẩn mực<br />
đạo đức cho từng nhóm bộ phận những người Việt Nam, chưa xây dựng được chương trình,<br />
biện pháp giáo dục đạo đức hiệu quả cho đối tượng thanh thiếu niên.<br />
Một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ triết học đã được bảo vệ xoay quanh vấn đề con<br />
người, mẫu người, đạo làm người và vấn đề giáo dục đào tạo con người theo những nguyên tắc<br />
chuẩn mực đạo đức của nho giáo như: “Tìm hiểu mẫu người quân tử qua hai tác phẩm “Luận<br />
Ngữ” và “Mạnh Tử” của Nguyễn Xuân Lộc, “Quan niệm của Nho giáo nguyên thủy về con<br />
người qua các mối quan hệ thân - nhà - nước- thiên hạ” của Trần Đình Thảo, “Quan niệm của<br />
Khổng Tử về giáo dục” của Nguyễn Bá Cường, “Quan niệm của Khổng Tử về con người và<br />
giáo dục đào tạo con người” của Nguyễn Thị Tuyết Mai… Mặc dù các luận văn, luận án đều có<br />
phạm vi nghiên cứu cụ thể của từng đề tài xong các tác giả ở những mức độ nhất định đã đề cập<br />
đến tư tưởng về lễ trong quan hệ mật thiết với các phạm trù đạo đức khác góp phần hình thành<br />
nên tính toàn vẹn của mẫu người lý tưởng mà Nho giáo muốn xây dựng.<br />
Với thái độ trân trọng những thành tựu nghiên cứu của các học giả đi trước đã cung cấp<br />
nhiều kiến thức về phạm trù Lễ cũng như đạo đức, lối sống xã hội vô cùng bổ ích và có giá<br />
trị, tôi đã tham khảo, kế thừa có chọn lọc và trung thực nguồn tư liệu quý báu đó trong quá<br />
trình thực hiện luận văn của mình.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn<br />
3.1. Mục đích<br />
Từ viê ̣c nghiên cứu có hê ̣ thố ng tư tưởng của khổ ng Tử về Lễ , luâ ̣n văn đánh giá những<br />
giá trị, hạn chế và rút ra bài học lịch sử của nó cùng những kiến nghị đối với sự nghiê ̣p giáo<br />
dục đạo đức học sinh Việt Nam hiện nay.<br />
3.2. Nhiệm vụ<br />
Để thực hiện mục đích nêu trên luận văn sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau:<br />
- Trình bày cơ sở hình thành quan niệm Lễ của Khổng Tử<br />
- Phân tích phạm trù Lễ và các phạm trù trong mối tương quan với phạm trù Lễ.<br />
- Trình bày các nội dung cơ bản trong phạm trù Lễ của Khổng Tử.<br />
- Phân tích thực trạng đạo đức học sinh ở Việt Nam hiện nay<br />
- Đưa ra ý nghĩa của Lễ đối với việc giáo dục đạo đức học sinh ở Việt Nam và một số<br />
kiến nghị cho sự nghiệp giáo dục đạo đức học sinh hiện nay.<br />
4. Đối tượng và pha ̣m vi nghiên cưu của luận văn<br />
́<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Luận văn tập trung nghiên cứu Phạm trù Lễ của Khổng Tử để từ đó rút ra ý nghĩa của Lễ<br />
đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Việt Nam hiện nay.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Triết học Nho giáo nguyên thủy bao gồm rất nhiều vấn đề như con người, chính trị - xã<br />
hội, giáo dục… nhưng ở đây luận văn chỉ nghiên cứu về phạm trù Lễ của Khổng Tử và ý<br />
nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức học sinh ở Việt Nam hiện nay.<br />
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br />
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng - chủ nghĩa duy vật<br />
lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng ta về vấn đề đạo đức.<br />
Luận văn sử dụng các phương pháp như lịch sử - lôgic, phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn<br />
dịch…<br />
<br />
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn<br />
- Luận văn đã làm rõ hơn những nội dung trong quan niệm về Lễ của Khổng Tử và từ đó<br />
làm rõ vai trò quan trọng trong tư tưởng Lễ của Khổng Tử đối với việc giáo dục đạo đức cho<br />
học sinh hiện nay.<br />
- Luận văn góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm lý luận và phương pháp giáo dục đạo<br />
đức con người qua tìm hiểu Lễ trong triết học Trung Quốc cổ đại nói chung và trong triết học<br />
Khổng Tử nói riêng.<br />
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy triết học và đạo<br />
đức trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung học phổ thông… ở<br />
nước ta hiện nay.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn bao gồm 2 chương,<br />
7 tiế t:<br />
Chương 1: Quan niệm Lễ của Khổng Tử<br />
Chương 2: Ý nghĩa của Lễ trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh Việt Nam hiện nay.<br />
Chương 1<br />
QUAN NIỆM LỄ CỦA KHỔNG TỬ<br />
1.1. Cơ sở hình thành quan niệm Lễ của Khổng Tử<br />
1.1.1. Khổng Tử cuộc đời và sự nghiệp<br />
Khổng Tử là người ấp Châu, làng Xương Bình, nước Lỗ nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn<br />
Đông, Trung Quốc. Khổng Tử sinh vào mùa đông tháng 10 năm Canh Tuất là năm thứ 21 đời<br />
vua Linh Vương nhà Chu, tức là năm 551 trước Công Nguyên. Bà Nhan thị có lên cầu tự trên<br />
núi aNi Khâu, cho nên khi sinh ra ông mới nhân điềm ấy mà đặt tên ông là Khâu, tên tự là<br />
Trọng Ni. Có sách chép rằng trán ông cao và gồ lên cho nên mới đặt tên là Khâu. Khâu nghĩa<br />
là cái gò.<br />
Khổng Tử tôn phù nhà Chu để giảm bớt cái quyền các nước Chư hầu, giữ quyền vua Chư<br />
hầu mà bớt quyền các quan Đại phu. Vì vậy cho nên ông đi chu du khắp thiên hạ mà không<br />
tìm được chỗ nào để thi hành cái đạo của mình.<br />
Cũng bởi vậy nên ông đã chu du nhiều nước song không được trọng dụng. Cuối đời, thấy<br />
thật sự bất lực việc làm chính trị ông về quê dạy học, san định Dịch, Thi, Thư, Lễ, Nhạc của<br />
cổ nhân, viết sách Xuân Thu để bộc lộ quan điểm của mình. Nhiều quan điểm của ông thể<br />
hiện qua các buổi tọa đàm mà nội dung của nó sau này được trình bày trong “Luận Ngữ” do<br />
học trò của ông chép lại. Sau khi Khổng Tử mất, nhất là qua giải pháp tàn khốc “đốt sách,<br />
chôn nho” của Tần Thủy Hoàng thì sách của Khổng Tử không còn giữ được là bao. Khi đạo<br />
Nho được phục hưng (đời Hán Vũ Đế), sách Nhạc chỉ còn một thiên, được đem ghép vào bộ<br />
“Lễ ký” gọi là thiên “Nhạc ký”. Những sách khác được người đương thời sưu tầm, bổ sung<br />
tạo thành năm kinh là: Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu.<br />
1.1.2. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội thời kỳ Xuân Thu<br />
Thời Xuân Thu về mặt kinh tế sức sản xuất đã phát triển. Công cụ sản xuất nhất là công<br />
cụ bằng sắt bắt đầu xuất hiện việc dùng bò kéo cày trở thành phổ biến. Cùng với sự phát triển<br />
của nông nghiệp và thủ công nghiệp, thương nghiệp, buôn bán cũng phát đạt hơn trước.<br />
Về chính trị - xã hội, suốt thời Xuân Thu vì mệnh lệnh Thiên tử không được chư hầu tuân<br />
thủ, chế độ tông pháp bị phá bỏ, trật tự lễ nghĩa, cương thường xã hội đảo lộn, đạo đức suy vi<br />
nên các nước chư hầu đua nhau động binh gây chiến tranh thôn tính và tranh giành địa vị của<br />
nhau diễn ra liên miên và vô cùng khốc liệt.<br />
Chính vì vậy trong thời kỳ này đã xuất hiện nhiều học thuyết nhằm tìm cách sửa đổi để<br />
cứu vớt thiên hạ trong đó có học thuyết của khổng Tử, lấy nhân, nghĩa, lễ, trí để dạy người,<br />
lấy cương thường mà hạn chế nhân dục để giữ trật tự ở trong xã hội cho bền vững.<br />
1.2. Khổng Tử bàn về Lễ<br />
<br />