Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em ở tỉnh Thái Bình hiện nay
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở làm rõ thực trạng việc giáo dục trẻ em của các gia đình ở tỉnh Thái Bình hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy tốt hơn vai trò của gia đình trong công tác giáo dục trẻ em ở tỉnh Thái Bình hiện nay. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em ở tỉnh Thái Bình hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHÍ THI NGA PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC TRẺ EM Ở THÁI BÌNH HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Dƣơng Minh Đức Hà Nội - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự dướng dẫn của TS. Dương Minh Đức. Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Phí Thị Nga
- LỜI CẢM ƠN Luận văn “Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em ở Thái Bình hiện nay” là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, là kết quả của quá trình học tập tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả dưới sự hướng dẫn của các thầy cô bộ môn; sự giúp đỡ của các thầy cô trong ban chủ nhiệm khoa Triết học. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các thầy cô! Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến TS. Dƣơng Minh Đức là giáo viên trực tiếp hướng dẫn luận văn cho tôi, người đã luôn tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian quý báu để trao đổi và định hướng nghiên cứu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn động viên và là chỗ dựa tinh thần để tôi học tập, thực hiện thành công đề tài luận văn này. Tôi xin trân trọng gửi lời tri ân tất cả các thầy cô, bạn bè và người thân! Hà Nội ngày tháng năm 2015 Người thực hiện luận văn Phí Thị Nga
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. GIA ĐÌNH VỚI TƢ CÁCH LÀ CHỦ THỂ GIÁO DỤC TRẺ EM ........................................................................................................... 8 1.1. Tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với trẻ em. ................... 8 1.1.1. Gia đình và chức năng giáo dục của gia đình ............................... 8 1.1.2. Trẻ em trong gia đình và trong phát triển xã hội ....................... 13 1.2. Nội dung của giáo dục gia đình đối với trẻ em ............................... 21 1.2.1. Giáo dục đạo đức............................................................................ 21 1.2.2. Giáo dục trí tuệ............................................................................... 25 1.2.3. Giáo dục thể chất ........................................................................... 28 1.2.4. Giáo dục thẩm mĩ ........................................................................... 29 1.3. Những yếu tố tác động đến việc giáo dục trẻ em trong các gia đình ở Thái Bình hiện nay................................................................................ 31 1.3.1. Vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa - xã hội và con ngƣời Thái Bình. 31 1.3.2. Tác động giáo dục của các thành viên trong gia đình tới trẻ em ở Thái Bình .................................................................................................. 37 1.3.3. Tác động của chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đến vai trò của gia đình trong giáo dục trẻ em ở Thái Bình ................................... 42 1.3.4. Tác động của khoa học công nghệ và cơ chế thị trƣờng tới việc giáo dục trẻ em ở Thái Bình. ................................................................... 45 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Ở THÁI BÌNH HIỆN NAY................... 49 2.1.Thực trạng giáo dục trẻ em trong gia đình ở Thái Bình hiện nay. 49 2.1.1. Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình ở Thái Bình .................................................................................................. 51 2.1.2. Thực trạng giáo dục trí tuệ cho trẻ em trong các gia đình ở Thái Bình............................................................................................................ 53
- 2.1.3. Thực trạng giáo dục thể chất cho trẻ em trong các gia đình ở Thái Bình .................................................................................................. 57 2.1.4. Thực trạng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em trong các gia đình ở Thái Bình .................................................................................................. 61 2.2. Những vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục trẻ em trong gia đình ở Thái Bình hiện nay................................................................................ 63 2.2.1. Mâu thuẫn giữa yêu cầu của xã hội, mong muốn của gia đình với thực trạng giáo dục hiện nay ở Thái Bình ....................................... 64 2.2.2. Mâu thuẫn giữa mong muốn của gia đình với điều kiện cơ sở vật chất hiện có trong gia đình hiện nay ...................................................... 67 2.2.3. Mâu thuẫn giữa mong muốn của trẻ em với thực trạng giáo dục của gia đình hiện nay ở Thái Bình.......................................................... 68 2.2.4. Những tác động ngƣợc chiều giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong giáo dục trẻ em ............................................................................... 73 Kết luận chƣơng 2 .................................................................................... 79 CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY .................................................................................................... 80 VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRẺ EM Ở THÁI BÌNH .............................................................................................. 80 3.1. Những quan điểm cơ bản ................................................................. 80 3.1.1. Trẻ em là vốn quý của gia đình, là lớp công dân đặc biệt của xã hội, phải dành cho trẻ em theo tinh thần “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. ................................................................................................. 80 3.1.2. Tôn trọng và thực hiện đầy đủ các quyền cơ bản và nhu cầu của trẻ em, bảo đảm cho trẻ em phát triển hài hòa về nhân cách- là yếu tố cơ bản bảo vệ hạnh phúc gia đình và sự phát triển bền vững của xã hội .............................................................................................................. 82 3.1.3. Thực hiện công bằng về giáo dục trẻ em trong gia đình và trong xã hội ......................................................................................................... 83
- 3.1.4. Sự phát triển toàn diện của trẻ em là một trong những yếu tố cơ bản của sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững..................................... 84 3.1.5. Giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội mà trƣớc hết là của gia đình ............................................................................................... 86 3.1.6. Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp đối với công tác giáo dục trẻ em .................................... 88 3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em ở thái Bình hiện nay ................................... 90 3.2.1. Xây dựng gia đình “ấm no, tiến bộ và hạnh phúc” .................... 90 3.2.2. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội, tạo môi trƣờng thống nhất cho việc giáo dục trẻ em .................................. 93 3.2.3. Giáo dục truyền thống gia đình, dòng họ, quê hƣơng, đất nƣớc cho trẻ em .................................................................................................. 98 KẾT LUẬN .................................................................................................. 105 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 108
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mỗi cá nhân từ khi sinh ra, trưởng thành cho đến khi từ biệt cõi đời đều gắn bó với gia đình. Tuy gia đình không phải là thiết chế duy nhất có vai trò trách nhiệm giáo dục trẻ em nhưng chúng ta có thể khẳng định rằng: Gia đình là môi trường đầu tiên, có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ và có ảnh hưởng lâu dài, toàn diện tới mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời. Trong mối quan hệ với xã hội thì gia đình là tế bào của xã hội. Và khi so với các lực lượng giáo dục khác thì giáo dục gia đình có nhiều ưu thế vượt trội. Giáo dục gia đình vừa mang tính cá biệt rõ rệt, vừa thấm đậm tình cảm ruột thịt sâu sắc, với sự đa dạng và phong phú về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội.. của chủ thể giáo dục. Ở đó, trẻ được giáo dục theo hình thức thẩm thấu tích lũy về lượng, mỗi ngày một ít và thường xuyên lặp lại. Mọi chức năng của gia đình đều có ý nghĩa kép- vừa thỏa mãn nhu cầu cá nhân, vừa đáp ứng nhu cầu xã hội. Gia đình không chỉ gánh vác trách nhiệm duy trì dòng giống, chủng tộc, chuẩn bị lực lượng lao động tương lai “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” mà còn thay mặt xã hội đền đáp công lao bộ phận lao động quá khứ, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho người lao động hiện tại. Sức mạnh của một dân tộc được nuôi dưỡng trong lòng mỗi gia đình. Tầm quan trọng đó của gia đình cũng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội tốt đẹp thì phải chú ý hạt nhân gia đình cho tốt" [31,tr. 728]. Hơn nữa, trong mỗi gia đình lại có những mầm non giữ vai trò quyết định tương lai của dân tộc, đang cần được chăm sóc và giáo dục khoa học. Những mầm non đó chính là trẻ em- những người chưa trưởng thành, còn non nớt về thể lực và trí tuệ, nhưng lại có vị trí vô cùng quan trọng- là thành viên gắn kết gia đình, là sự nối dài cuộc đời của cha mẹ và là hạnh phúc, tương lai của gia đình và xã hội. Sự nghiệp giáo dục trẻ em là một sự nghiệp lớn lao và hệ trọng. Với tầm nhìn xa trông 1
- rộng “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã cho rằng: “Ngày nay các cháu là nhi đồng, ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới”. Người đặt niềm tin vào lớp trẻ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” [4,tr. 32-33]. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng, Nhà nước đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, chinh sách đề cập đến vấn đề này. Và thực tế Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước hành động quốc gia về quyền trẻ em. Ngay sau đó, chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em được thông qua và khẳng định dành ưu tiên cho trẻ em các quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi giải trí và phát triển văn hóa. Thực trạng hiện nay, công tác giáo dục gia đình đã được quan tâm nhiều hơn trước, không chỉ ở nước ta mà còn ở phần lớn các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trước tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay ở nước ta. Sự giao lưu mở cửa hội nhập đã đem đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội: Gia đình Việt Nam có điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu hội nhập với các nền văn hóa tiên tiến, văn minh của các nước. Song, bên cạnh những mặt tích cực đó, mặt trái của cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến đời sống gia đình Việt Nam, làm cho gia đình Việt Nam đang đứng trước những khó khăn thử thách, sóng gió chưa từng có trong cách dạy con. Ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nền nếp gia phong đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam. Tình trạng ly hôn, ly thân, sống thử, ngoại tình, quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng, để lại hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Nhiều giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam đang có biểu hiện xuống cấp, phai nhạt. Nhiều tệ nạn như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, HIV/AIDS đã và đang xâm nhập vào từng gia đình. Mâu thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống đang đặt ra những thách thức mới, cùng với nó là tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực học đường cũng gia tăng mạnh mẽ đến mức báo động. 2
- Thái Bình là một tỉnh đồng bằng, dân số đông, trong đó chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trình độ dân trí chưa cao, không đồng đều và cũng chịu sự thay đổi cùng với sự thay đổi của xã hội. Do đó công tác giáo dục trẻ em còn nhiều hạn chế, nhất là ở gia đình nông thôn, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tình trạng phó mặc việc giáo dục con cho nhà trường, người giúp việc, hay tình trạng trẻ em phải nghe và chứng kiến cảnh cha mẹ đánh nhau, chửi bậy, ly hôn, ly thân; Tình trạng cha mẹ trẻ trước khi kết hôn không được trang bị kiến thức làm cha làm mẹ, kiến thức gìn giữ hạnh phúc gia đình và nuôi dạy con cái; Tình trạng cha mẹ không hiểu quyền của trẻ, không tôn trọng trẻ, chửi mắng, đánh đập, áp đặt và dạy bảo con tùy tiện ... còn tồn tại ở nhiều nơi. Một số bậc cha mẹ còn có quan niệm sai lầm rằng con cái là sở hữu của họ không liên quan đến người ngoài, và họ là những người có toàn quyền quyết định số phận con cái mình trong thời gian chúng lệ thuộc vào cha mẹ. Do đó kéo theo nhiều sai lầm trong cách dạy con, nhất là khi trẻ không được như mong muốn của họ. Tình trạng bạo lực học đường ở thanh thiếu niên và tình trạng áp đặt, gò ép, giáo dục trẻ bằng bạo lực trong một số gia đình vẫn gia tăng. Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng đến quyền học tập, vui chơi giải trí và hạn chế sự phát triển tự nhiên, lành mạnh của trẻ về thể lực và trí lực; làm cho khoảng cách thế hệ và xung đột giữa các thành viên ngày càng trầm trọng; đồng thời tạo thêm gánh nặng cho các môi trường giáo dục khác (nhà trường, xã hội) và gây ảnh hưởng xấu đến truyền thống văn hóa, con người Việt Nam. Có thể khẳng định cuộc sống gia đình ở Thái Bình hiện nay có rất nhiều biến động, hầu như nhà nào cũng có “sóng”, bên cạnh những dấu cộng, dấu nhân quý giá lại có biết bao nhiêu dấu trừ, dấu chia đầy nuối tiếc! Và người bị tổn thương nhất không phải là bản thân cha mẹ trẻ, mà là những đứa con của họ. Vậy các bậc cha mẹ trẻ ở Thái Bình phải làm gì để tiếp tục phát huy tác dụng của gia đình, giúp trẻ có được cuộc sống tốt đẹp nhất, được phát triển toàn diện trong sự yêu thương và trân trọng của người thân? Chính vì nhiều lý do như trên, tôi chọn đề tài: “Phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em ở tỉnh Thái Bình hiện nay” với hy vọng đề tài này sẽ góp thêm tiếng nói, tình cảm và hành động vào việc nâng cao nhận thức xã hội, 3
- hỗ trợ các gia đình phát huy tốt hơn vai trò của mình trong việc giáo dục trẻ và dành cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Gia đình và giáo dục gia đình luôn là những chủ đề hấp dẫn nhiều cá nhân, tập thể không chỉ trong giới nghiên cứu khoa học xã hội mà trong cả các cơ quan, tổ chức có liên quan. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các chủ đề này, trong các công trình ấy phải kể đến một số tác phẩm và công trình khoa học sau: Tác phẩm “Nói chuyện về giáo dục Gia đình” của A. Ma-ca-ren-cô do Nxb Kim Đồng, Hà Nội phát hành năm 1978. Với tâm huyết và năng lực vốn có, cùng với kinh nghiệm của một nhà giáo dục Xô Viết nổi tiếng, A.Ma-ca-ren-cô đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu. Ông cho rằng điều đó không phải là khó như nhiều người lầm tưởng, tất cả các bậc cha mẹ đều có thể làm được, vả lại đó là một công việc lý thú, mang lại niềm vui và hạnh phúc, nó không khó khăn ghê ghớm như nhiều người lầm tưởng. Nếu tuổi trẻ không được gia đình giáo dục ngay từ đầu, thì công việc cải tạo sẽ tốn hơn rất nhiều công sức không chỉ của gia đình, mà xã hội phải quan tâm. Những nguyên lý giáo dục đó cũng như kinh nghiệm thực tiễn của ông cho đến nay vẫn được đông đảo độc giả tìm đọc và trân trọng. “Khoa học giáo dục con em trong gia đình” của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng Trung ương, xuất bản năm 1979, do Đức Minh chủ biên. Cuốn sách này đã giới thiệu một số quan điểm về giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh vai trò, đặc điểm của giáo dục gia đình, cung cấp những cơ sở lý luận, những nội dung và yêu cầu của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ. “Dạy con nên người” của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, xuất bản năm 1991. Tập thể tác giả ở đây đã cung cấp cho các bậc cha mẹ những hiểu biết cần thiết về gia đình, về trách nhiệm làm cha, làm mẹ trong việc giáo dục con cái nên người trên những mặt cơ bản về Đức, trí, thể , mỹ. Sách “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” của tác giả Ibuka Masaru, do nhà xuất bản Văn học, phát hành tháng 10 năm 2013. Trong tác phẩm này, tác giả đã chỉ ra bí quyết nuôi dạy con từ lúc lọt lòng của các bà mẹ Nhật, đồng thời là một trong 4
- những tác phẩm về nuôi dạy trẻ được cha mẹ Nhật yêu thích nhất. Cuốn sách xuất bản lần đầu năm 1971, sau này được biên soạn lại và tái bản vào năm 2008. Những lý thuyết trong cuốn sách rất hữu ích cho các bậc làm cha, làm mẹ ở nước ta. Sách “Kỷ luật không nước mắt” của Phan Thương, do Nhà xuất bản Văn hóa- thông tin phát hành. Cuốn sách hướng dẫn các bậc làm cha những phương thức kiềm chế cách hành xử theo cảm tính trong quá trình nuôi dạy con cái, đồng thời chỉ cho cha mẹ cách giao tiếp lắng nghe con cái, nghệ thuật trách phạt để trẻ nhận ra lỗi lầm và khích lệ được những năng lực tiềm ẩn của con, gạt bỏ đi những quan niệm giáo dục sai lầm, lạc hậu. Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác như: “Giáo dục đời sống gia đình” của Nguyễn Đình Xuân - Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 1997; “Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hóa xã hội nông thôn” của Nguyễn Linh Khiếu - Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 2001; “ Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em” của Lê Như Hoa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001;“Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới” của GS. Lê Thi- Nxb Khoa hoc xã hội, Hà Nội.2003; “Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của TS. Đỗ Thị Thạch - Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 2005;“ Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay” của Nuyễn Thị Thọ, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2011; “Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam” của Lê Ngọc Văn- Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 2011; “ Gia đình và giáo dục gia đình” của Nguyễn Thị Phương Thủy và Nguyễn Thị Thủy, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2014; ...vv. Dưới góc độ chuyên ngành, cũng có một số luận văn, luận án nghiên cứu các vấn đề về Gia đình, Giáo dục gia đình như: Luận văn Th.s của Phan Thanh Hùng: “Sự biến đổi chức năng gia đình trong kinh tế thị trường hiện nay” Hà Nội.1996; Luận án T.s của Đặng Thị Linh, “Vấn đề phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp” Hà Nội. 1997; Luận án T.s của Nghiêm Sỹ Liêm “Vai trò của Gia đình Việt Nam hiện nay trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay” Hà Nội. 2001; Luận án TS của Dương Thị Minh “Gia đình Việt Nam vai trò người phụ nữ hiện nay” Hà Nội. 2003; và rất nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ có liên quan 5
- của học viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội do nhiều PGS.TS nổi tiếng, có trình độ chuyên môn sâu rộng hướng dẫn như: Luận văn “Thực hiện và phát huy chức năng giáo dục trẻ em của gia đình nông dân ở huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình hiện nay” Hà nội. 2011; “Gia đình và vai trò của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta hiện nay” Hà nội. 2010; Luận văn “Vai trò giáo dục của gia đình đối với trẻ em hư ở thành phố” Hà nội. 2011; “Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay” Hà Nội.2012; “Quan niệm của Nho giáo về đạo đức gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc hoàn thiện đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay” Hà Nội. 2014; “Những biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” Hà Nội. 2014;...vv Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm rõ hơn mặt lý luận cũng như thực tiễn về vai trò của gia đình trong việc giáo dục con người nói chung, trẻ em nói riêng. Tuy nhiên căn cứ vào điều kiện thực tiễn ở tỉnh Thái Bình hiện nay, vai trò giáo dục của gia đình còn nhiều hạn chế. Tôi thấy rằng việc phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục trẻ em ở Thái Bình hiện nay là một vấn đề bức xúc và cấp thiết, không trùng lặp với các luận văn, luận án sau đại học hay các công trình nghiên cứu đã được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích: Trên cơ sở làm rõ thực trạng việc giáo dục trẻ em của các gia đình ở tỉnh Thái Bình hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy tốt hơn vai trò của gia đình trong công tác giáo dục trẻ em ở tỉnh Thái Bình hiện nay. * Nhiệm vụ: + Luận văn trình bày những vấn đề lý luận về gia đình với tư cách là chủ thể giáo dục trẻ em. + Phân tích những nội dung cơ bản của công tác giáo dục trẻ em trong gia đình ở tỉnh Thái Bình giai đoạn hiện nay. + Làm rõ thực trạng giáo dục trẻ em trong các gia đình ở tỉnh Thái Bình giai đoạn hiện nay. 6
- + Rút ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để từ đó phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em ở tỉnh Thái Bình giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn tập trung nghiên cứu việc phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục trẻ em ở địa bàn tỉnh Thái Bình hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về gia đình, trẻ em và vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em. Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, lôgic, lịch sử, so sánh, điều tra xã hội học. 6. Đóng góp mới của luận văn - Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em ở tỉnh Thái Bình hiện nay. - Luận văn thành công sẽ cung cấp nguồn tư liệu để các cấp ủy chính quyền các tổ chức xã hội, các gia đình ở Thái Bình tham khảo, từ đó làm tốt hơn công tác giáo dục trẻ em. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương, 6 tiết. 7
- CHƢƠNG 1 GIA ĐÌNH VỚI TƢ CÁCH LÀ CHỦ THỂ GIÁO DỤC TRẺ EM 1.1. Tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với trẻ em. 1.1.1. Gia đình và chức năng giáo dục của gia đình *) Khái niệm gia đình: Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội với nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó vấn đề gia đình cũng có những biến đổi rất phức tạp. Những chủ đề nghiên cứu về gia đình luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học không chỉ ở Việt nam mà cả trên thế giới. Vậy gia đình là gì? Để trả lời câu hỏi này cho đến nay vẫn có nhiều quan niệm khác nhau, bởi đây là một phạm trù rộng, không ngừng biến đổi dưới tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội. Trong thời đại của mình, Các Mác cho rằng gia đình là tổ chức đặc biệt quan trọng để duy trì nòi giống, các thành viên của gia đình có mối quan hệ tình cảm ruột thịt với nhau. Điều này được thể hiện rõ qua quan niệm: “Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở. Đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [23, tr.41] Tổ chức UNESCO của Liên hiệp quốc gắn gia đình trong mối quan hệ mật thiết với xã hội, khẳng định: Gia đình là yếu tố tự nhiên cơ bản, một đơn vị kinh tế xã hội. Gia đình được coi như một giá trị vô cùng quý báu của nhân loại, cần được giữ gìn và phát huy. Trên tinh thần đó UNESCO đã đưa ra định nghĩa như sau: Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống chung và có ngân sách chung với các thành viên trong gia đình, gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi về mọi mặt được pháp luật thừa nhận. Tác giả Nguyễn quốc Tuấn dưới góc độ luật học xem xét gia đình là một tập hợp dựa trên các quan hệ về hôn nhân, về huyết thống và về nuôi dưỡng, đã gắn bó những con người có quan hệ với nhau bởi các quyền và nghĩa vụ về tài sản và về nhân thân, bởi sự cộng đồng về đạo đức và vật chất để tương trợ nhau, cùng làm kinh tế chung và nuôi dạy con cái[59]. 8
- Trên bình diện tâm lý học, giáo sư Lê Thi- người đã dày công nghiên cứu về đề tài gia đình cho rằng: “Khái niệm gia đình được dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại). Đồng thời, gia đình cũng có thể bao gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy không có quan hệ huyết thống. Các thành viên gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm), giữa họ có những điều ràng buộc có tính pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ (được ghi rõ trong luật Hôn nhân và gia đình của nước ta). Đồng thời, trong gia đình có những quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên” [51,tr.42] Như vậy, có thể thống kê rất nhiều định nghĩa về gia đình, bởi mỗi tác giả đứng trên các bình diện nghiên cứu khác nhau. Hơn nữa, trong văn bản của Liên hiệp quốc cũng đã lưu ý rằng: Gia đình là một thể chế có tính toàn cầu nhưng lại có những hình thức, vai trò khác nhau thay đổi từ nền văn minh này sang nền văn minh khác, dân tộc này so với dân tộc kia. Do đó, không thể đưa ra một định nghĩa chung có thể áp dụng cho toàn cầu [13,tr 5]. Tuy nhiên, từ những định nghĩa trên chúng ta có thể nhận thấy: có ba mối quan hệ thường được nhắc tới khi đề cập đến gia đình đó là: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên. Quan hệ hôn nhân là sự liên kết giữa một nam và một nữ theo quy định của pháp luật nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình hạnh phúc. Đây là quan hệ cơ bản, đầu tiên cần phải có của mỗi gia đình, nó là tiền đề cho các mối quan hệ khác. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ hôn nhân là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Mỗi hình thái kinh tế- xã hội có các kiểu hôn nhân đặc trưng và các giai cấp thống trị dùng luật để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân cho phù hợp với ý chí và lợi của giai cấp mình. 9
- Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người cùng trực hệ dòng máu, là sự tiếp tục và là hệ quả tất yếu của quan hệ hôn nhân. Nó chỉ phát triển tốt đẹp dựa trên quan hệ tình yêu và hôn nhân chính đáng, hợp pháp. Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa chủ thể nuôi dưỡng và đối tượng được nuôi dưỡng, họ gắn bó với nhau không chỉ vì trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi được họ hàng ủng hộ và pháp luật thừa nhận, bảo vệ mà cao hơn là tình thương yêu, đùm bọc, sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống. Có lẽ, nghiên cứu về gia đình nói chung, định nghĩa gia đình nói riêng còn nhiều vấn đề cần tìm hiểu thêm và còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Nhìn nhận gia đình từ phương diện chuyên ngành, tôi cho rằng: Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc thù, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở các mối quan hệ cơ bản là hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng được xã hội thừa nhận. Các thành viên của gia đình có những giá trị vật chất, tinh thần chung, gắn bó với nhau bởi trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ nhằm mục tiêu cao nhất là nuôi dưỡng các thành viên, xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển kinh tế gia đình. *) Chức năng giáo dục của gia đình Gia đình có các chức năng cơ bản như: Chức năng tái sản xuất ra con người, chức năng kinh tế, chức năng tiêu dùng, chức năng giáo dục, chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Trong đó, chức năng giáo dục có một vai trò đặc biệt quan trọng, liên quan mật thiết tới sự phát triển bền vững của mọi quốc gia nói chung và sự phát triển toàn diện con người nói riêng. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, con người là một thực thể xã hội mang bản chất xã hội, đồng thời là một thực thể tự nhiên, một cấu trúc sinh học. Mặt tự nhiên và mặt xã hội trong con người không tách rời, đối lập nhau, mà thống nhất biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau. Thực tế nghiên cứu về “người sói” cũng đã chứng minh: Con người muốn trở thành con người cần phải có giáo dục. Từ nhỏ, con người không được giáo dục, lớn lên không khác gì cây hoang, cỏ dại ở ngoài đồng 10
- và nếu không được sống trong môi trường gia đình và xã hội thì cũng không khác mấy các loài động vật, không thể trở thành con người theo đúng nghĩa. Và từ kinh nghiệm thực tế cuộc sống, ông cha ta đã đúc kết rằng: “Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh” và phải “Uốn cây từ thủa còn non, dạy con từ thủa con còn trẻ thơ”. Do đó mà từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, mỗi thành viên nhỏ tuổi trong gia đình thường được ông bà, cha mẹ và người thân nuôi dưỡng, truyền thụ những kinh nghiệm sống, những phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích của xã hội và là người con, người cháu hiếu thảo của gia đình. Giáo dục gia đình không những có tác dụng mạnh mẽ, có ý nghĩa sâu sắc đối với tuổi thơ mà còn có ảnh hưởng đối với cả cuộc đời của con người lúc trưởng thành cho đến lúc tuổi già. Những phẩm chất đạo đức, tính cách cũng như những năng lực chuyên biệt của bố mẹ thường ảnh hưởng rất lớn đối với con cái trong gia đình, nhất là khi trẻ còn nhỏ. Điều này đã được nhà giáo dục học nổi tiếng A.Ma-ca-ren-cô khẳng định: Những gì mà cha mẹ đã làm cho con trước 5 tuổi, đó là 90% kết quả của quá trình giáo dục. Nội dung của giáo dục gia đình tương đối toàn diện, cả giáo dục tri thức và kinh nghiệm, giáo dục đạo đức và lối sống, giáo dục nhân cách, thẩm mỹ, ý thức cộng đồng. Phương pháp giáo dục của gia đình cũng rất đa dạng, song chủ yếu là phương pháp nêu gương, thuyết phục và chịu ảnh hưởng không ít của tư tưởng, lối sống, tâm lý, gia phong của truyền thống gia đình . Giáo dục gia đình được thực hiện ở mọi chu trình sống của con người: Lúc còn ẵm ngửa, giai đoạn tuổi thơ, khi trưởng thành, lúc già cả... Ở từng chu trình ấy có những nội dung và hình thức giáo dục cụ thể như: lời ru của mẹ, tấm gương sống và làm việc của người thân, những nhắn nhủ của cha mẹ, giảng giải của ông bà,... Do đó, dù giáo dục xã hội đóng vai trò ngày càng quan trọng, có ý nghĩa quyết định, nhưng có những nội dung và phương pháp lại được giáo dục gia đình mang lại hiệu quả lớn không thể thay thế. Giáo dục gia đình còn bao hàm cả tự giáo dục. Vì vậy, chủ thể giáo dục gia đình chủ yếu vẫn là thế hệ cha mẹ, ông bà đối với con cháu. Giáo dục gia đình là một bộ phận và có quan hệ hỗ trợ, bổ sung hoàn thiện thêm cho 11
- giáo dục nhà trường và xã hội. Cho nên, dù giáo dục nhà trường và xã hội có phát triển lên trình độ nào, giáo dục gia đình vẫn được coi là một thành tố của nền giáo dục nói chung, phục vụ các lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị trong bất cứ thời đại nào khi xã hội còn giai cấp và phân chia giai cấp. Trong điều kiện hiện nay, chất lượng giáo dục con người không ngừng được nâng cao. Môi trường tạo ra chất lượng đó là gia đình, nhà trường và xã hội, nhưng chủ yếu vẫn là gia đình- cái nôi nuôi dưỡng, phát triển nhân cách đạo đức, tình cảm thẩm mĩ...Tuy nhiên, với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, sự đa dạng và nhiều màu sắc của văn hóa thì giáo dục gia đình cũng có nhiều thay đổi. Bên cạnh những bậc phụ huynh vẫn quan tâm chăm sóc giáo dục con cái, trong xã hội vẫn còn xuất hiện thêm những ông bố, bà mẹ chỉ lo làm kinh tế, phó mặc việc dạy bảo con cái mình cho nhà trường và xã hội, thậm chí là phó mặc cho người giúp việc, buông lỏng giáo dục đạo đức và cách ứng xử thiếu tình nghĩa đã gây ra cho trẻ nhiều hậu quả nghiêm trọng. Có những gia đình đã dung túng cho tính tham lam, ích kỷ, ngang ngược của con và để quan niệm tư lợi, lối sống thực dụng “đồng tiền lên trên hết” ngự trị trọng mọi hoạt động của gia đình. Thậm chí có những gia đình cha mẹ sống buông thả, có hành vi thất đức, buôn gian bán lận... đã làm ảnh hưởng không tốt đến nhân cách và việc giáo dục trẻ. Ngày nay, với chức năng giáo dục, gia đình thực sự góp phần lớn lao vào việc đào tạo thế hệ trẻ và xây dựng con người mới, duy trì và phát triển đạo đức, văn hóa dân tộc. Do đó, để thực hiện chức năng giáo dục gia đình có hiệu quả, chúng ta phải chú ý đến mối quan hệ không thể tách rời giữa gia đình- nhà trường và xã hội, tiến tới mục tiêu giáo dục tư tưởng, tình cảm lành mạnh cho thế hệ trẻ, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Hơn nữa, trong mỗi gia đình ông bà, cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con cháu noi theo, những người lớn tuổi trong nhà cũng phải nâng cao hiểu biết về tâm sinh lý trẻ, về khoa học công nghệ sao cho chất lượng giáo dục gia đình đạt hiệu quả tốt nhất. 12
- 1.1.2. Trẻ em trong gia đình và trong phát triển xã hội 1.1.2.1. Trẻ em *) Khái niệm trẻ em Từ xưa đến nay trẻ em luôn được coi là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc. Đã có rất nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nghiên cứu về trẻ em như các ngành tâm lý học, luật học, triết học, y học, xã hội học... Và đây cũng là đối tượng được nhiều tổ chức trong nước và quốc tế quan tâm. Khái niệm trẻ em được quốc tế sử dụng thống nhất và đã được đề cập trong Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ (năm 1924), Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (năm 1959), Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (năm 1968), Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (năm 1966), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (năm 1966), Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (năm 1989), Công ước 138 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tuổi tối thiểu làm việc (năm 1976), Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em (năm 1990). Theo điều 1 của Công ước quốc tế về quyền trẻ em: “Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn”. “Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm người trong xã hội thuộc một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người”. Trẻ em là những người chưa trưởng thành, còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời[15, tr.3]. Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 ở nước ta quy định: Trẻ em là “Công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”[20,tr. 1]. Đây là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống còn nhiều hạn chế, thiếu những điều kiện để tự lập và khả năng kìm chế chưa cao nên dễ bị kích động lôi kéo vào những hoạt động phưu lưu mạo hiểm. Mọi suy nghĩ về cuộc sống của các em thiên về tình cảm, dễ xúc động, dễ hành động cảm tính. Điều này đòi hỏi các bậc phụ huynh phải hết sức khéo léo, am 13
- hiểu tâm lý của trẻ nhỏ, uốn nắn nhẹ nhàng sao cho có hiệu quả vì trẻ ở mỗi độ tuổi lại có những đặc điểm không giống nhau. *) Đặc điểm trẻ em: - Đặc điểm về tâm lý của trẻ em: Tâm lý (của con người) là toàn bộ sự phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức con người, bao gồm nhận thức, tình cảm, ý chí,...biểu hiện trong hoạt động và cử chỉ của mỗi người. Tâm lý người bao giờ cũng là “cái riêng” của từng người, nhưng “cái riêng” ấy từ “cái chung” của loài người, dân tộc, gia đình mà ra. Bằng giáo dục, vui chơi, lao động và giao tiếp, gia đình và xã hội truyền đạt các tri thức ấy từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mỗi người lại có cách thức khác nhau để lĩnh hội tri thức và biến nó thành vốn sống của riêng mình, đó chính là tâm lý của bản thân mỗi người. Cuộc sống càng phức tạp, đa dạng, sinh động chừng nào thì tâm lý con người càng phức tạp, đa dạng, sinh động chừng đó. Căn cứ vào những thay đổi trong cấu trúc tâm lý và cả sự trưởng thành cơ thể của trẻ em, người ta chia ra một số giai đoạn chủ yếu sau: Giai đoạn sơ sinh Trẻ em từ khi sinh ra đến dưới 18 tháng tuổi. Giai đoạn này, trẻ nhỏ còn non nớt và bỡ ngỡ với môi trường cuộc sống mới ngoài bụng mẹ. Khi còn dưới 18 tháng tuổi, trẻ thể hiện mọi nhu cầu của mình bằng “tiếng khóc”, nếu muốn ăn, muốn thay tã lót, muốn được nâng niu, âu yếm, muốn được bảo vệ khi cảm thấy nguy hiểm… thì tiếng khóc là ngôn ngữ duy nhất của trẻ em. Nếu cha mẹ, người chăm sóc trẻ quan tâm, đáp ứng lại các nhu cầu đó, trẻ yên tâm, tin tưởng vào người chăm sóc mình. Khi trưởng thành niềm tin này phát triển thành niềm tin vào các mối quan hệ xã hội và vì vậy, giao tiếp, quan hệ của trẻ em với những người xung quanh thuận lợi, là cơ sở của các hành vi và cách ứng xử phù hợp, được xã hội chấp nhận. Ngược lại, những trẻ em không được đáp ứng nhu cầu một cách phù hợp có thể hình thành tâm lý không tin tưởng và lâu dài sẽ khó khăn trong niềm tin đối với các mối quan hệ xã hội. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Triết học: Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội) - Đặng Thị Kim Anh
21 p | 276 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Triết lý nhân sinh trong Tây du ký
116 p | 489 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 367 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp phát triển
85 p | 165 | 33
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Tư tưởng triết học của Karl Popper trong tác phẩm “sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử”
26 p | 126 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay
91 p | 86 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ, Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học
76 p | 46 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại
25 p | 97 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Sự phê phán của C.Mác đối với tư tưởng triết học của Pru-đông trong tác phẩm “sự khốn cùng của triết học
81 p | 67 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của Immanuel Kant và ý nghĩa thời đại
110 p | 10 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Một số tính chất của đồng điều địa phương cho môđun Compắc tuyến tính
42 p | 107 | 6
-
tr.Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
15 p | 89 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng
98 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh - Giá trị và hạn chế
115 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh
100 p | 3 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
127 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper trong một số tác phẩm
108 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng Nguyễn Phước Đức Đạt qua tác phẩm
107 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn