Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát triển lực lượng sản xuất ở Đồng Nai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
lượt xem 15
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ vai trò của lực lượng sản xuất đối với việc phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng Nai để đưa ra một số giải pháp hằm phát triển lực lượng sản xuất đáp ứng quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát triển lực lượng sản xuất ở Đồng Nai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ --------------------------------------- PHẠM THỊ QUẾ TRÂN PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG NAI TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2007
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Hai yếu tố đó đều thống nhất trong một phương thức sản xuất, chúng tạo nền tảng, quy định sự khác nhau, sự tiến bộ, sự phát triển lịch sử - tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội. Trong hai yếu tố đó, lực lượng sản xuất mang tính tất yếu khách quan, nghĩa là lực lượng sản xuất vừa là thành quả của quá trình sản xuất xã hội, vừa là kết tinh thành quả sản xuất của bao thế hệ để tạo nên động lực phát triển của xã hội. Lực lượng sản xuất không chỉ là yếu tố cơ bản của phương thức sản xuất, chi phối quan hệ sản xuất mà còn là tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội. Từ khi tiến hành đổi mới đến nay, trên nền tảng nhận thức quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đặc biệt là từ khi thực hiện đổi mới đến nay, chúng ta vừa xóa bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, thực hiện cơ chế thị trường; vừa đồng thời giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Quá trình đổi mới và phát triển công nghệ, quá trình đổi mới đào tạo để cung cấp lực lượng lao động đã thực sự làm động lực cho quá trình phát triển sản xuất. Có thể nói trong quá trình đổi mới, chúng ta đã tích cực đầu tư phát triển lực lượng sản xuất trên cả phương diện tư liệu sản xuất và cả lực lượng lao động nên đã góp phần nâng cao năng lực của nền kinh tế. Tuy vậy, cho đến nay năng lực của nền kinh tế nước ta còn nhiều hạn chế, năng suất lao động thấp, hàng hóa khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế thì càng khó khăn hơn. Những yếu kém của nền kinh tế nước ta có thể có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân cơ bản là lực lượng sản xuất của nước ta còn
- nhiều bất cập, không đủ sức để tạo năng lực cạnh tranh bình đẳng trên thị trường quốc tế, thậm chí cả thị trường nội địa. Mặc dù chúng ta đầu tư khá mạnh bạo, nhưng nhiều lý do chi phối mà đến nay công nghệ sản xuất cũng như người lao động vẫn trong tình trạng trình độ thấp, lạc hậu so với khu vực. Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có truyền thống công nghiệp lâu dài, là một trong những địa phương có tỷ trọng công nghiệp cao, trình độ người lao động khá đồng đều đã tạo nên khả năng phát triển và thu nhập cao cho tỉnh. Tuy thế, việc phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta nói chung, ở Đồng Nai nói riêng còn mang tính tự phát, manh mún, chưa quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, việc hoạch định chiến lược cũng như chính sách phát triển lực lượng sản xuất ở Đồng Nai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là hết sức cần thiết. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển lực lượng sản xuất ở Đồng Nai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” để góp phần phân tích thực trạng lực lượng sản xuất cũng như luận chứng về mặt lí luận cho việc hoạch định chiến lược phát triển lực lượng sản xuất ở Đồng Nai nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Từ khi dổi mới đến nay, ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lực lượng sản xuất thông qua việc luận chứng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực và nguồn gốc của sự vận động và phát triển của xã hội. Theo hướng này có các công trình luận án PTS Triết học của Nguyễn Tĩnh Gia tập trung nghiên cứu những biểu hiện đặc thù của quy luật này trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Luận án PTS của Trung Giang Vim nghiên cứu sự vận dụng quy luật này ở một số tỉnh miền núi, dân tộc; luận án PTS của Đoàn Quang Thọ đã tìm hiểu ý nghĩa của việc nhận thức và vận dụng quy luật
- này trong quá trình đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; luận án PTS của Bùi Chí Kiên nghiên cứu việc vận dụng quy luật này để phát triển nền kinh tế hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lâm Đồng. Ngoài những luận án trên còn có một số bài viết đề cập đến khía cạnh của lực lượng sản xuất thông qua nghiên cứu quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất như: “Biện chứng về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất trong thực tiễn cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nước ta” của PGS.TS Nguyễn Tĩnh Gia (Tạp chí Triết học số 1, thánh 3/1988); “Khoán sản phẩm trong nông nghiệp và vận dụng quy luật sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Đình Hòa (Tạp chí Triết học số 2, tháng 6/1989); “Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất mâu thuẫn hay phù hợp” của TS Hoàng Bính và Nguyễn Kim Lai (Tạp chí Triết học số 2 tháng 6/1991); “Về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất xét từ tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất” của Trương Hữu Toàn (Tap chí Triết học số 1 năm 1994). Bên cạnh các công trình nghiên cứu lực lượng sản xuất thông qua quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, còn có một số công trình nghiên cứu một số yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất. Cụ thể là công trình “Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do Phạm Minh Hạc chủ biên năm 1996; “Về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội” do Lê Hữu Tầng chủ biên năm 1997; “Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay” của Hồ Anh Dũng năm 2002; bài viết “Nguồn lực con người - yếu tố quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Đoàn Văn Khái (tạp chí Triết học số 4, tháng 12/1995); “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vấn đề nguồn nhân lực” của Nguyễn Đình Hòa (Tạp chí Triết học số 5 tháng 10/1999); “Mấy suy nghĩ về vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của
- Phạm Văn Đức (Tạp chí Triết học số 6, tháng 10/1999); “Bàn thêm về khái niệm nguồn lực con người” của Đoàn Văn Khái (Tạp chí Triết học số 3, năm 2000); “Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ” của Nguyễn Ngọc Sơn (Tạp chí Triết học số 5, tháng 10/2000). Nhìn chung các công trình, bài viết trên đã nghiên cứu lực lượng sản xuất theo hai hướng, thứ nhất là nghiên cứu lực lượng sản xuất thông qua nghiên cứu toàn bộ quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và ứng dụng vào phát triển kinh tế - xã hội; hướng thứ hai là nghiên cứu một yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất, yếu tố con người trong lực lượng sản xuất trong phạm vi rộng (cả nước). Còn luận văn này nghiên cứu tất cả các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất trong phạm vi hẹp, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Luận văn cố gắng tiếp cận, kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trên, phân tích thực trạng lực lượng sản xuất của tỉnh để góp phần phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. 3.1. Mục đích Làm rõ vai trò của lực lượng sản xuất đối với việc phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng Nai để đưa ra một số giải pháp hằm phát triển lực lượng sản xuất đáp ứng quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh. 3.2. Nhiệm vụ. - Luận văn làm rõ vai trò của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đồng Nai. - Phân tích thực trạng lực lượng sản xuất ở Đồng Nai. - Đề xuất một số giải pháp phát triển lực lượng sản xuất ở Đồng Nai trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Cơ sở lý luận. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của các yếu tố lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển xã hội, quan điểm phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các Đại hội và kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước về lực lượng sản xuất trong công nghiệp và công nghiệp hiện đại để giải quyết mục đích và nhiệm vụ của luận văn. 4.2. Phương pháp luận. Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, mà chủ yếu sử dụng các pương pháp như: phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, cụ thể và trừu tượng, so sánh để thực hiện nhiệm vụ luận văn. 5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn. Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở Đồng Nai trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 6. Đóng góp của luận văn. - Luận văn góp phần làm rõ vai trò của lực lượng sản xuất đốo với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đồng Nai nhằm đề xuất giải pháp phát triển lực lượng sản xuất ở Đồng Nai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Luận văn có thể làm tài liệu kham khảo trong giảng dạy Triết học phần học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, cũng như làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xác định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai. 7. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
- Chương 1. VAI TRÕ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1. Khái niệm lực lượng sản xuất. Phạm trù “lực lượng sản xuất” lần đầu tiên được C.Mác sử dụng trong “Hệ tư tưởng Đức”. Những nội dung được ông phát triển sâu sắc thêm trong tác phẩm “Sự khốn cùng của Triết học”, “Lao động làm thuê và tư bản”, “Tiền công, giá cả và lợi nhuận” và đặc biệt là trong bộ “Tư bản”. Phát hiện ra khái niệm “lực lượng sản xuất” là công lao của C.Mác. Thông qua việc phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất, C. Mác đã cung cấp cho chúng ta một cơ sở khoa học để hiểu đúng nội dung của phạm trù “lực lượng sản xuất” - cơ sở khoa học cho việc nhận thức bản chất phát triển xã hội thông qua lao động của con người. Lao động sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng có của con người. Lao động sản xuất là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, là hoạt động cơ bản nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bằng lao động, con người đã làm ra lịch sử của mình. Có thể nói lịch sử loài người là lịch sử sản xuất. Giới tự nhiên phong phú và đa dạng luôn hiện ra trước mắt con người như những lực lượng mù quáng, bướng bỉnh với những quy luật sắt thép của nó [17, tr.8]. Để chiếm lĩnh tự nhiên con người không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan, mà phải bằng sức mạnh vật chất. Lực lượng sản xuất chính là sức mạnh vật chất do xã hội tạo ra và sử dụng để biến đổi tự nhiên phục vụ cho nhu cầu của con người. Để tồn tại và phát triển, con người đã tiến hành trao đổi chất với tự nhiên. Muốn duy trì sự trao đổi chất đó con người phải tiến hành sản xuất. Lực lượng sản xuất trước tiên là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Nhưng không phải mọi mối quan hệ của con người với tự nhiên
- đều là lực lượng sản xuất. Vì con người có rất nhiều mối quan hệ với tự nhiên như: quan hệ thẫm mỹ, quan hệ tình cảm, quan hệ nhận thức, quan hệ thích nghi và cải tạo v.v.. Chỉ có những quan hệ với tự nhiên mà trong đó sự tác động qua lại giữa con người với tự nhiên làm biến đổi tự nhiên để tạo thành của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của con người thì mới là biểu hiện của lực lượng sản xuất. Như vậy, nội dung thứ nhất của lực lượng sản xuất là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, là lượng lượng do xã hội tạo ra để chinh phục tự nhiên, là biểu hiện năng lực chinh phục tự nhiên của con người. Nội dung thứ hai của lực lượng sản xuất là sự thống nhất giữa yếu tố người và yếu tố vật thể của sản xuất, trong đó con người là chủ thể tích cực tạo ra và sử dụng các phương tiện, công cụ sản xuất tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra những vật phẩm cần thiết cho xã hội. Như vậy, lực lượng sản xuất là một chỉnh thể thống nhất giữa con người và các vật thể tự nhiên mà họ chiếm giữ và được sử dụng trong quá trình sản xuất. Đây chính là nội dung quan trọng nhất. Nội dung thứ ba: lực lượng sản xuất luôn có sự kế thừa và phát triển liên tục, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Hoạt động sản xuất vật chất tạo ra động lực và mục đích cho hoạt động nhận thức của con người, giúp cho con người ngày càng đi sâu khám phá thế giới khách quan, làm giàu trí tuệ bằng những hiểu biết về bản chất của các sự vật, hiện tượng mà họ sẽ tiếp tục tác động biến đổi để tạo thành của cải vật chất. Nhờ biết sử dụng những thuộc tính cơ học, lý học và hóa học… của các sự vật tự nhiên tùy theo mục đích của mình, dùng các vật thể tự nhiên đã được cải biến làm công cụ, phương tiện tác động làm biến đổi tự nhiên, trong đó con người đã không ngừng tạo ra các lực lượng sản xuất ngày càng lớn mạnh hơn.
- Lực lượng sản xuất là kết quả năng lực thực tiễn của con người, là “sản phẩm của hoạt động đã qua” và đã “gom góp được từ thế hệ này sang thế hệ khác” [17, tr.10]. Kết quả là “mỗi thế hệ sau đã có sẵn những lực lượng sản xuất do thế hệ trước gây dựng nên và được thế hệ mới dùng làm nguyên vật liệu cho nền sản xuất mới” [42, tr.788]. Mỗi một người khi sinh ra, đều có sẵn một lực lượng sản xuất xã hội, không ai có thể tự lựa chọn cho mình lực lượng sản xuất, nhưng lại được thừa hưởng lực lượng sản xuất cuả thế hệ đi trước để lại làm cơ sở cho việc duy trì và phát triển sản xuất. Trong quá trình sản xuất tiếp theo, con người luôn tạo thêm những lực lượng sản xuất mới. Chính vì thế mà lực lượng sản xuất là một quá trình luôn được kế thừa, đổi mới và phát triển không ngừng. Tóm lại: lực lượng sản xuất là lực lượng do xã hội tạo ra để cải tạo thế giới, là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và là trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong những giai đoạn nhất định. Lực lượng sản xuất là một chỉnh thể thống nhất hữu cơ của yếu tố người và yếu tố sự vật, trong đó con người là yếu tố tích cực, sáng tạo và quyết định, với trí tuệ là chủ đạo, biết vận dụng tri thức khoa học, kỹ thuật, chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, thói quen, v.v. để cải tạo, cải tiến và sử dụng các tư liệu lao động, mà lao động là cái năng động nhất nhằm tác động vào những đối tượng tự nhiên, cải tạo chúng thành những sản phẩm vật chất thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Lực lượng sản xuất luôn luôn được kế thừa là một trong những cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. 1.2. Các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất. Các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất là một trong những vấn đề hiện nay đang còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng lực lượng sản xuất gồm hai yếu tố: một là yếu tố con người và hai là các phương tiện lao động. Một số người khác lại quan niệm rằng lực lượng sản xuất có ba
- yếu tố: một là yếu tố con người; hai là các phương tiện lao động; ba là đối tượng lao động. Ngoài ra, một số tác giả khác còn cho rằng do khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nên nó là một yếu tố thứ tư trong lực lượng sản xuất. Một số người khác lại cho rằng lực lượng sản xuất gồm năm yếu tố: một là yếu tố con người; hai là các phương tiện lao động; ba là đối tượng lao động; bốn là khoa học; năm là quản lý sản xuất. Để vấn đề trở nên đơn giản, tránh nhằm lẫn, nhiều tác giả cho rằng không nên tách ra quá nhiều yếu tố và họ thống nhất với nhau rằng lực lượng sản xuất có hai yếu tố: yếu tố con người sản xuất và yếu tố các sự vật của lực lượng sản xuất hay còn gọi là yếu tố vật thể của lực lượng sản xuất. Song mỗi yếu tố đó không tách rời nhau mà chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng. Yếu tố con người trong lực lượng sản xuất phải là con người có sức khỏe, có khả năng lao động, có trí tuệ với những hiểu biết khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm, tập quán, thói quen,v.v.. Yếu tố vật thể của lực lượng sản xuất gồm: - Tư liệu lao động, gồm các phương tiện lao động và công cụ lao động. - Bộ phận đối tượng lao động bao gồm đối tượng tự nhiên và những yếu tố tự nhiên đã được con người cải tạo, dùng làm nguyên liệu cho giai đoạn sản xuất tiếp theo hay còn gọi là đối tượng lao động nhân tạo. Trong các yếu tố vật thể của lực lượng sản xuất, đối tượng lao động là cái thụ động. Nó phụ thuộc rất nhiều vào những tác động của yếu tố con người và công cụ, phương tiện lao động mà con người có được, sử dụng để tác động vào làm chuyển biến chúng thành những sản phẩm hữu ích.
- Tư liệu lao động là một vật hay toàn bộ những vật mà con người đặt giữa họ với đối tượng lao động, dùng làm vật truyền dẫn hoạt động của họ tác động vào đối tượng lao động. Công cụ lao động là cái động nhất, cách mạng nhất của tư liệu lao động. Chúng là những vật được con người sử dụng để trực tiếp truyền tác động vào đối tượng lao động, sản xuất ra của cải vật chất. Chúng luôn được cải tiến, đổi mới có ý nghĩa quan trọng quyết định năng xuất lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Chính vì thế, C.Mác gọi công cụ lao động, nhất là các máy móc cơ khí là “hệ thống xương cốt và bắp thịt của sản xuất”. Yếu tố vật thể sẽ không có bất cứ tác dụng nào, không còn là một “lực lượng” của xã hội để tiến hành sản xuất vật chất, nếu chúng là những đồ vật rời rạc và không có sự tác động của con người. Đối tượng lao động sẽ chẳng bao giờ đáp ứng được nhu cầu của con người nếu không có con người và công cụ lao động tác động vào. Điều này được C.Mác khẳng định trong bộ Tư Bản: “Một cái máy không dùng vào quá trình lao động là một cái máy vô ích. Ngoài ra nó còn bị hư hỏng đi do sức hủy hoại của sự trao đổi chất của tự nhiên. Sắt thì han rỉ, gỗ thì mục. Sợi không dùng để dệt hoặc đan thì chỉ là một số bông bị hư hỏng”[43, tr.269]. Không có tư liệu lao động và đối tượng lao động, thì con người cũng không thể nào tiến hành sản xuất. Ngược lại, không có con người biết chế tạo và sử dụng các phương tiện, công cụ lao động, thì cũng không bao giờ có quá trình sản xuất và lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất chỉ có sức mạnh thực sự khi nó bao gồm yếu tố con người và yếu tố vật thể kết hợp chặt chẽ với nhau thành một lực lượng thống nhất. Lịch sử phát triển của các quốc gia trên thế giới đã minh chứng cho một thực tế sinh động rằng ở đâu mà các tư liệu sản xuất, các phương tiện kỹ thuật và chất lượng người lao động được phát triển đồng bộ, phù hợp, thì lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
- Các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất luôn tồn tại trong mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó người lao động là yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất. Người lao động là yếu tố quyết định lực lượng sản xuất, bởi vì: - Thứ nhất, người lao động là yếu tố tích cực, chủ động, sáng tạo trong sản xuất. Lao động sản xuất là một hình thái hoạt động mà chỉ có con người mới có. Đó là hoạt động có ý thức, có mục đích, khác hẳn về chất so với hoạt động của loài vật. C.Mác đã so sánh: “Con nhện làm những động tác giống như động tác của người thợ dệt, và bằng việc xây dựng những ngăn tổ sáp của mình, con ong còn làm cho một số kiến trúc phải hổ thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi với con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ông bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng chúng trong đầu óc của mình rồi. Cuối quá trình lao động, người lao động thu được cái kết quả mà họ đã hình dung ngay từ đầu quá trình ấy, tức là đã có ý niệm rồi”[43, tr.260-261]. Hoạt động của con vật là hoạt động bản năng nhằm đáp ứng những đòi hỏi mang tính sinh vật trực tiếp của cơ thể chúng. Còn con người hoạt động không những nhằm thỏa mãn những nhu cầu bản năng sinh vật mà cả những nhu cầu tinh thần xã hội. Ngay cả khi con người được giải phóng khỏi những đòi hỏi bản năng, con người vẫn tiến hành lao động sản xuất. Con vật bằng lòng với những thứ do tự nhiên cung cấp sẵn, chúng cướp đoạt tự nhiên. Trái lại con người không bằng lòng với những gì tự nhiên ban phát, con người đã tạo ra những thứ hoàn toàn không có sẵn trong tự nhiên. V.I. Lênin đã khẳng định: Thế giới không thỏa mãn con người và con người quyết định cải tạo thế giới. Con vật chỉ làm biến đổi tự nhiên thuần túy bằng sự có mặt của nó. Chúng chỉ biết thích nghi với tự nhiên và khi không thích nghi được chúng sẽ bị hủy diệt. Con người làm biến đổi giới tự nhiên không chỉ bằng sự có
- mặt của mình mà còn cao hơn thế, cải tạo tự nhiên, làm cho tự nhiên biến đổi sâu sắc, cải tạo tự nhiên để con người thích nghi một cách chủ động và biến đổi tự nhiên cho phù hợp với con người. Chính vì thế mà con người có thể thích nghi cao nhất với mọi hoàn cảnh địa lý, khí hậu. Sản xuất là hoạt động cơ bản để cải tạo tự nhiên của con người. Sử dụng, cải tạo những sự vật của tự nhiên làm phương tiện, công cụ để tác động vào tự nhiên có hiệu quả hơn. Con người đã tham gia vào lực lượng sản xuất bằng chính sức mạnh cơ thể và một số khí quan của cơ thể họ với tư cách là một bộ phận vật chất của giới tự nhiên để tác động vào các bộ phận khác của giới tự nhiên. Trong quá trình cải tạo tự nhiên, con người đồng thời cải tạo bản thân mình, làm cho sức mạnh của họ trước tự nhiên ngày càng tăng lên không ngừng. - Thứ hai, người lao động là yếu tố quyết định tất cả các yếu tố khác trong lực lượng sản xuất. Phương tiện sản xuất đầu tiên mà con người như một trong các yếu tố của lực lượng sản xuất là sức mạnh cơ bắp của họ. Nếu tiến hành sản xuất bằng những khí quan vật chất thuần túy của cơ thể con người, thì con người không bao giờ có thể tiến xa hơn động vật và cũng không thể có cái gọi là sản xuất và lực lượng sản xuất. Nhưng ở đây con người là một sinh vật xã hội có trí tuệ nên có khả năng lao động sáng tạo, nhờ có lao động mà có tư duy, mặt khác nhờ có tư duy nên lao động phát triển. Con người không chỉ tham gia vào lực lượng sản xuất bằng sức mạnh cơ bắp mà còn cả trí tuệ và toàn bộ hoạt động tâm sinh lý, ý thức của họ. Cái phần vật của con người trong lực lượng sản xuất được điều khiển bằng trí tuệ nên nó khéo léo, linh hoạt, uyển chuyển, năng động khiến cho không có bộ phận vật chất nào của giới tự nhiên lại có năng lực sáng tạo như các khí quan vật chất của cơ thể con người.[17, tr.27]
- Con người “là một động vật biết chế tạo công cụ”. Do biết chế tạo các phương tiện, công cụ lao động và sử dụng chúng vào quá trình sản xuất, con người đã làm cho một vật “do tự nhiên cung cấp” trở thành một khí quan của sự hoạt động của con người. Do đó mà “nối dài thêm các tầm thước tự nhiên của cơ thể đó”, làm tăng thêm sức mạnh các khí quan của con người lên gấp bội. Những phương tiện hùng hậu phục vụ cho nền sản xuất xã hội có trên trái đất ngày nay như những ngôi nhà chọc trời, con đường cao tốc ngang dọc nhiều tầng, nhà ga, bến cảng, sân bay, những chiếc tàu biển trọng tải hàng ngàn tấn, máy bay, tàu hỏa, những máy móc tinh vi, hiện đại và tự động v.v., tất cả đều là kết quả của đôi bàn tay và khối óc của con người. Từ chiếc rìu đá đến rô - bốt công nghiệp, đó là bước tiến khổng lồ của lực lượng sản xuất. Con người ngày nay đã làm nên những điều kỳ diệu mà đối với con người tiền sử thì đó như là thần thánh. Những kỳ tích ấy sẽ không thể có được nếu không có lịch sử lao động lâu dài, sáng tạo và anh dũng của con người đấu tranh chống những lực lượng hung dữ của tự nhiên để cải tạo và chế ngự chúng. Các công cụ, phương tiện lao động của con người sẽ còn được nhân lên mãi và ngày càng hiện đại nhờ năng lực lao động và trí tuệ của con người không ngừng phát triển. Các công cụ sản xuất bằng máy móc được coi là yếu tố động nhất, cách mạng nhất và có ý nghĩa quyết định năng suất lao động, chỉ là vì con người sáng tạo ra chúng để nối dài sức mạnh cơ thể và thay thế cho những hoạt động lao động của mình. Con người sáng tạo ra những công cụ lao động từ những vật liệu của tự nhiên - những vật vô tri vô giác, đã nhào nặn chúng, truyền vào cho chúng không chỉ sức lực cơ bắp mà cả trí tuệ của mình. Nhờ vậy mà các công cụ mới trở nên năng động, mô phỏng được những hoạt động khéo léo của con người và dần dần thay thế ngày càng nhiều hoạt động lao động của con người. Con người vì luôn muốn giảm nhẹ lao động mà lại nâng cao được năng suất, chất lượng và hiệu quả, làm
- ra nhiều của cải vật chất, nên thường xuyên cải tiến những công cụ đã có, sáng tạo thêm những công cụ lao động mới. Hơn nữa, dù công cụ có năng động và mạnh mẽ đến đâu, cũng không phải là tự nó. Chúng không thể tự ra đời và tự hoạt động. Kể cả máy móc tự động cũng đều do con người làm ra. Máy móc, công cụ chỉ là những vật phản ánh, là thước đo tính năng động, trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Con người không chỉ quyết định sự ra đời của công cụ, máy móc mà còn quyết định sự vận hành, tính hữu ích của chúng. Một cái máy có thể bị phá bỏ, bị đưa vào viện bảo tàng hay được duy trì hoạt động và sử dụng như thế nào là tuỳ thuộc vào mục đích của con người. Cùng một cái máy, nhưng người này sử dụng thì lãng phí và sản phẩm làm ra ít, kém chất lượng, còn người khác sử dụng thì có thể tiết kiệm nguyên vật liệu, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Điều đó chứng tỏ trong quá trình sử dụng, con người còn tiếp tục tác động đến máy móc bằng cả thể lực và trí lực. Con người luôn luôn cải tạo đối tượng lao động. Trong buổi bình minh của lịch sử, lực lượng lao động sản xuất còn thấp kém, con người dựa chủ yếu vào những đối tượng lao động do tự nhiên cung cấp. Sản xuất càng phát triển, nhận thức của con người ngày càng phong phú và sâu sắc thêm, phương tiện và công cụ lao động càng tiến bộ thì các đối tượng lao động nhân tạo càng chiếm tỷ lệ cao hơn những đối tượng có sẵn trong tự nhiên. Như vậy, con người là chủ thể sáng tạo và là chủ thể sử dụng mọi yếu tố của lực lượng sản xuất. Con người là yếu tố năng động nhất, quyết định lực lượng sản xuất. Chỉ có yếu tố con người mới có trí tuệ và cũng chỉ có con người mới có năng lực tự phát triển và tự hoàn thiện mình. Người lao động không chỉ, tái sản xuất ra sức lao động, mà còn luôn nâng cao chất lượng của lao động bằng con đường kế thừa các yếu tố và phát triển chúng. Điều này được thể hiện ở chỗ:
- Một là: Mỗi thế hệ đi sau bao giờ cũng tiếp thu được những lực lượng sản xuất tích lũy qua tất cả các thế hệ đi trước; trong đó không chỉ có những công cụ, phương tiện vật chất mà còn cả những kho tàng tri thức khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất của tất cả các thế hệ đi trước. Hai là: Các thế hệ lao động đi trước bao giờ cũng chuẩn bị các điều kiện cho thế hệ kế tiếp có những năng lực cần thiết để duy trì và phát triển sản xuất. Họ giáo dục, đào tạo, rèn luyện, thử thách thế hệ đi sau, rồi mới bàn giao quá trình sản xuất. Con người tạo ra năng lực sản xuất đến đâu thì cũng đồng thời nâng cao năng lực sản xuất của mình đến đó. Trong quá trình sản xuất, con người tác động tới các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên, mà các sự vật, hiện tượng ấy lại bị chi phối bởi rất nhiều quy luật khách quan. Các quy luật đó có tính tất yếu và không phải khi nào cũng chiều theo ý muốn chủ quan của con người. Con người bằng ý thức chủ quan thuần túy, không thể tạo ra, hay hủy bỏ các quy luật của thế giới khách quan, nhưng lại có khả năng hiểu thấu các quy luật đó để vận dụng vào hoạt động thực tiễn làm hạn chế những mặt tiêu cực, có hại, phát huy những mặt tích cực, có lợi của một loại quy luật nào đó. Con người có khả năng nhận thức thế giới khách quan và phát triển quá trình ấy đến mức hình thành các lĩnh vực khoa học. Khoa học khi được vận dụng vào hoạt động thực tiễn đã giúp cho con người làm tăng sức mạnh tự phát của tự nhiên một cách có hiệu quả để sản xuất ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. Nếu không có sự phát triển của khoa học và việc vận dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất thì con người không có khả năng đắp đập, ngăn sông để làm ra thủy điện, tạo ra các năng lượng hạt nhân, nhiệt hạch, hay phóng được con tàu vũ trụ lên thám hiểm mặt trăng và các hành tinh xa xôi khác, v.v.. Điều đó đã minh chứng cho câu nói của nhà triết học người Anh Phranxi Bêcơn: tri thức là sức mạnh, khoa học làm tăng quyền lực của con người đối với tự nhiên.
- Khi khoa học còn ở trình độ thấp, lực lượng sản xuất và kỹ thuật, công nghệ còn kém phát triển, thì khoa học tác động tới sản xuất còn yếu. Khi khoa học và kỹ thuật phát triển mạnh mẽ thì khoa học tác động đến sản xuất càng mạnh và có hiệu quả cao hơn. Đây chính là điều kiện để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại thế kỷ XX đã chứng minh rõ nét nhất sự gắn kết chặt chẽ tác động qua lại, thống nhất biện chứng giữa khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Sự tác động mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ tới quá trình sản xuất, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc lực lượng sản xuất. Chính vì thế khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thực tế đã minh chứng rằng, một quốc gia nghèo, kém phát triển nếu biết tiếp thu tốt các thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ của các nước khác và biết áp dụng có hiệu quả vào quá trình sản xuất của nước mình thì đều phát triển nhanh chóng. Như vậy, khi xem xét các yếu tố của lực lượng sản xuất, con người có vai trò rất quan trọng, có thể nói, con người là chủ thể và là động lực quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Con người là một trong những yếu tố của lực lượng sản xuất, nhưng là yếu tố cơ bản nhất, là chủ thể quyết định. Không có con người thì không có quá trình sản xuất và do đó mà cũng không có lực lượng sản xuất. Vai trò của người lao động còn được thể hiện rõ trong nền sản xuất hiện đại. Ngày nay, dưới góc độ lý luận, hầu như mọi người đều thừa nhận rằng các phương tiện, công cụ sản xuất có vai trò rất quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trên thực tế, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại, khoa học, kỹ thuật phát triển rực rỡ đến mức dường như không có gì mà khoa học, kỹ thuật không làm được, nhưng chúng không phải là yếu tố độc lập quyết định vận mệnh của con người, bởi vì chính con người đã sáng tạo ra khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Nhấn mạnh vai trò của
- khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không có nghĩa là hạ thấp vai trò của yếu tố con người trong lực lượng sản xuất. Bởi vì chính con người sáng tạo ra khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Con người là nhân tố trung tâm, đóng vai trò chủ động và quyết định mức độ thành công của bất kỳ một biến đổi nào có liên quan đế khoa học và công nghệ. Con người phát triển sản xuất đồng thời cũng không ngừng phát triển nhận thức và đã hình thành nên các khoa học, kỹ thuật. Khoa học, kỹ thuật và công nghệ trước hết là sản phẩm của quá trình nhận thức, sản phẩm của sự phát triển trí tuệ của con người. Có thể nói, con người sáng tạo ra và quyết định khuynh hướng, tốc độ phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Chính con người quyết định việc sẽ sử dụng những tri thức khoa học, các kỹ thuật và công nghệ nào vào sản xuất và sử dụng như thế nào để phát triển sản xuất. Trong thực tế, dù khoa học, kỹ thuật, công nghệ đã tạo ra cuộc cách mạng vĩ đại trong lực lượng sản xuất, thì khoa học cũng không bao giờ là một yếu tố độc lập, tự chủ trong lực lượng sản xuất. Khoa học là sản phẩm đặc biệt của con người, gắn liền với con người, phụ thuộc vào con người và phải thông qua hoạt động của con người để hình thành những phẩm chất và năng lực trong người lao động, mới trở thành lực lượng sản xuất. Khoa học cũng phải thông qua hoạt động của con người mới có thể được vật chất hóa thành các phương tiện kỹ thuật và công nghệ. Kỹ thuật và công nghệ với tư cách là phần vật chất đặc biệt ở trong thành phần của lực lượng sản xuất, dù năng động và cách mạng đến mấy thì vẫn là sản phẩm của bàn tay, khối óc của con người và phải chịu sự điều khiển giám sát của con người. Công nghệ tiên tiến có thể thay thế nhiều hoạt động nặng nhọc, phức tạp, giúp con người ngày càng có điều kiện tốt hơn để học tập, nghiên cứu và phát triển trí tuệ, chứ không thể gạt con người ra khỏi quá trình sản xuất của xã hội. Đến một giai đoạn nào đó kỹ thuật và công nghệ hiện đại có thể
- thay thế hầu hết các hoạt động lao động. Lúc ấy, con người vẫn không đứng ngoài quá trình sản xuất xã hội. Nếu không xuất phát từ con người, được tiến hành bởi con người, thì sẽ không có loại hình và quá trình sản xuất nào đủ điều kiện tồn tại và phát triển. Có thể nói, con người vừa là xuất phát điểm, vừa là lực lượng chủ đạo, vừa là mục đích của sản xuất. Sản xuất vật chất là cơ sở, nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Cơ sở, nền tảng ấy do con người quyết định. Vì thế chúng ta khẳng định rằng con người là chủ thể quyết định mọi quá trình vận động và phát triển của lịch sử. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người và cũng không phải mọi thời đại đều hiểu vấn đề này giống nhau. 1.3. Lực lượng sản xuất quyết định tốc độ, nội dung và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình biến đổi về cách thức tổ chức sản xuất cũng như hoạt động xã hội, biến đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội, nó còn làm chuyển biến một nền kinh tế lạc hậu thành nước công nghiệp hiện đại với trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân. Lực lượng sản xuất có vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngày nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất là một trong những điều kiện cơ bản để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khoa học càng phát triển, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp cũng có nghĩa là các tri thức khoa học của con người được kết tinh vào trong sản phẩm, hàng hóa ngày càng nhiều. Hay nói cách khác, hàm lượng trí tuệ trong các sản phẩm, hàng hóa ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Tiến trình đó đã làm xuất hiện nền kinh tế tri thức. Ngày nay, trong nhiều hàng hóa, đặc biệt là hàng công nghiệp, hàm lượng tri thức chiếm 80% giá trị sản phẩm. Như trong ngành công nghiệp vi - điện tử: nguyên vật liệu chiếm từ 1% đến 3% giá trị sản phẩm, sức lao động chiếm 12%, còn 85% là kiến thức gồm chi phí cho bí quyết công
- nghệ, triển khai chế thử, v.v.. Nhờ sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại, tri thức đang đóng vai trò chủ đạo trong việc sản xuất hàng hóa. Các nước công nghiệp phát triển là những nước luôn quan tâm đổi mới công nghệ, quan tâm đặc biệt đến những phát minh khoa học kỹ thuật có khả năng tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Nhật Bản là một nước tiêu biểu cho việc tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới để biến thành nội lực phát triển đất nước. Nhật Bản rất nghèo tài nguyên, khoáng sản, nhưng nhờ chính sách biết “đi tìm tri thức khắp thế giới” nên đã trở thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu thế giới, đi đầu trong nhiều lĩnh vực công nghệ hiện đại như điện tử - tin học, sản xuất ôtô, xe máy, đồng hồ, tủ lạnh, máy giặt v.v.. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại đã cung cấp cho con người những phương tiện giao thông hiện đại như: ôtô, tàu hỏa, máy bay, tàu điện ngầm, tàu hỏa cao tốc xuyên đáy đại dương, máy bay siêu cao tốc, v.v. cùng những phương tiện thông tin viễn thông tiên tiến như hệ thống liên lạc hữu tuyến, vô tuyến, viba, cáp sợi quang, vệ tinh địa tĩnh, mạng truyền số liệu điện tử, internet, v.v.. Công nghệ hiện đại giúp con người giao lưu, trao đổi máy móc, thiết bị, thông tin, tri thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ giữa các quốc gia một cách nhanh chóng, thuận tiện và kịp thời. Sự gắn kết về nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới ngày càng chặt chẽ đến mức một sự suy thoái kinh tế ở một nước công nghiệp phát triển nào đó không khỏi gây ra một chấn động đến nền kinh tế của hàng loạt nước khác nhau. Một thảm họa môi trường xảy ra ở một quốc gia nào đó cũng có thể đe dọa cuộc sống của cả hành tinh. Tình hình này đã hình thành xu thế mới - xu thế toàn cầu hóa, đó là xu thế hòa nhập, phân công hỗ trợ cùng phát triển, nhưng cạnh tranh cũng diễn ra ngày càng gây gắt và quyết liệt. Xu thế toàn cầu hóa đã làm cho mối liên hệ giữa các quốc gia ngày càng tăng nhưng không mâu thuẫn với tính độc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Triết học: Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội) - Đặng Thị Kim Anh
21 p | 276 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Triết lý nhân sinh trong Tây du ký
116 p | 489 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc
123 p | 191 | 52
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 367 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp phát triển
85 p | 168 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay
91 p | 87 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ, Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học khoa học của Thomas Samuel Kuhn trong tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học
76 p | 46 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại
25 p | 97 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Sự phê phán của C.Mác đối với tư tưởng triết học của Pru-đông trong tác phẩm “sự khốn cùng của triết học
81 p | 67 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của Immanuel Kant và ý nghĩa thời đại
110 p | 10 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Một số tính chất của đồng điều địa phương cho môđun Compắc tuyến tính
42 p | 107 | 6
-
tr.Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
15 p | 89 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng
98 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh - Giá trị và hạn chế
115 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh
100 p | 3 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
127 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper trong một số tác phẩm
108 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng Nguyễn Phước Đức Đạt qua tác phẩm
107 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn