intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan niệm của Môngtexkiơ về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

46
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là phân tích và luận giải những tư tưởng cơ bản của Môngtexkiơ về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền để trên cơ sở đó, đưa ra một số suy nghĩ bước đầu về việc xây dựng xã hội công dân và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan niệm của Môngtexkiơ về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền

  1. ViÖn Khoa häc x· héi viÖt nam §¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n ViÖn TriÕt häc nguyÔn thÞ thu h-¬ng quan niÖm cña M«ngtexki¬ vÒ x· héi c«ng d©n vµ nhµ n-íc ph¸p quyÒn LuËn v¨n Th¹c sÜ triÕt häc Hµ Néi - 2006
  2. 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử tƣ tƣởng chính trị nhân loại, vấn đề xã hội công dân (“xã hội dân sự” - thuật ngữ đƣợc sử dụng ở nƣớc ta gần đây) và nhà nƣớc pháp quyền đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ngay từ thời cổ đại, vấn đề này đã đƣợc đề cập trong triết học của Platôn, Arixtốt… Sự hình thành nhà nƣớc pháp quyền, nhƣ nhiều nhà khoa học đã khẳng định, gắn liền với sự phát triển dân chủ, mà chủ yếu là với vấn đề bảo đảm sự thống trị của pháp luật trong đời sống xã hội. Tƣ tƣởng này không phải là mới, song nhiều năm nay, nó lại gần nhƣ bị lãng quên, bởi ngƣời ta coi đó là phạm trù của nhà nƣớc tƣ sản và do vậy, là xa lạ với chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, chúng ta đang xây dựng một nhà nƣớc pháp quyền, trong đó công dân đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Đây là một công việc đầy khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên trong xã hội. Đặc biệt, đối với những nhà nghiên cứu triết học ở nƣớc ta thì việc tìm hiểu lý luận về xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền đƣợc đặt ra nhƣ là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng hàng đầu. Bởi, xây dựng Nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân luôn đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta đặt ra ngay từ khi thành lập, ngày càng thể hiện rõ phẩm chất và những đặc trƣng của một Nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Hiến pháp và hệ thống pháp luật của chúng ta ngày càng đƣợc bổ xung và hoàn thiện không chỉ phù hợp với những đặc thù của sự phát triển đất nƣớc, mà còn hƣớng tới sự phù hợp với hệ thống công ƣớc quốc tế. Đây là cơ sở để chúng ta hội nhập quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa. Nƣớc ta, mặc dù phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt với nhiều hy sinh, mất mát và giờ đây, vẫn đang trong tình trạng của một nƣớc chậm phát triển, nhƣng chủ trƣơng xây dựng đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vẫn đƣợc khẳng định.
  3. 3 Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta khẳng định “Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, và nhấn mạnh: “Cần xây dựng cơ chế vận hành của nhà nƣớc, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nƣớc đều thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện thể chế giám sát, kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền”[12, tr.45]. Điều đó cho thấy, Đảng và Nhà nƣớc ta không chấp nhận "tam quyền phân lập" nhƣ trong các nhà nƣớc pháp quyền tƣ sản, song trên cơ sở đánh giá một cách toàn diện tƣ tƣởng phân chia quyền lực ở các nhà nƣớc này, chúng ta đã tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo các nhân tố hợp lý của nó vào thực tiễn nƣớc ta thông qua các qui định trong Hiến pháp hiện hành. Đứng trƣớc vấn đề mới mẻ đó thì một trong những con đƣờng hữu hiệu nhất là tiếp cận từ lịch sử tƣ tƣởng triết học về xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền. Trong số những vấn đề cần quan tâm, tƣ tƣởng của Môngtexkiơ là dấu mốc quan trọng, vì ông là ngƣời có công lớn trong việc đề xuất tƣ tƣởng gắn xã hội công dân với nhà nƣớc pháp quyền. Tƣ tƣởng này của ông đã đƣợc nhiều nhà triết học, nhà tƣ tƣởng sử dụng làm cơ sở cho sự nghiên cứu vấn đề này trong các giai đoạn tiếp theo. Do vậy, nghiên cứu tƣ tƣởng của Môngtexkiơ về xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền là một vấn đề có ý nghĩa lý luận quan trọng đối với việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và xã hội công dân trong thời đại ngày nay. Bởi lẽ, nhƣ Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Tƣ duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dƣới dạng năng lực của ngƣời ta mà có thôi. Năng lực ấy cần phải đƣợc phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trƣớc” [6, tr.487]. Trên thực tế, chúng ta mới chỉ bƣớc đầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và xã hội dân chủ mà trong đó, mọi cán bộ, đảng viên và công chức là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân - xã hội dân sự (xã hội công dân). Theo đó, có thể nói, việc nghiên cứu tƣ tƣởng của các nhà triết học là
  4. 4 cần thiết. Xét từ góc độ này, quan điểm của Môngtexkiơ về xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thực sự cấp bách. Với suy nghĩ đó, chúng tôi lựa chọn “Quan niệm của Môngtexkiơ về xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong lịch sử triết học, ngay từ thời Cổ đại, các nhà tƣ tƣởng, các nhà triết học cũng đã đề cập đến xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền. Ngƣời có công lớn trong việc đề xuất tƣ tƣởng gắn xã hội công dân với nhà nƣớc pháp quyền, trƣớc hết phải nói đến Môngtexkiơ. Ông đã thể hiện tƣ tƣởng về xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền trong một số tác phẩm tiêu biểu, nhƣ Những bức thƣ Ba Tƣ, Bàn về tinh thần pháp luật…Năm 1748, tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật của ông đã đƣợc xuất bản. Kể từ đó cho đến nay, Bàn về tinh thần pháp luật đã đƣợc tái bản nhiều lần, đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng và đƣợc nhiều độc giả trên thế giới biết đến, trong đó có cả bản dịch ra tiếng Việt và độc giả nƣớc ta. Nhìn chung, cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu từ góc độ lịch sử triết học về tƣ tƣởng của Môngtexkiơ, và quan niệm của ông về xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền. Đã có không ít nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đƣa ra những đánh giá, nhận định khác nhau về những quan niệm này của ông, mặc dù đây là vấn đề khá phức tạp, có những ảnh hƣởng theo chiều hƣớng khác nhau đến sự phát triển xã hội. Trong luận văn này, chúng tôi không có điều kiện để trình bày tất cả các công trình nghiên cứu quan điểm triết học của ông về nhà nƣớc pháp quyền và xã hội công dân, mà chỉ có thể kể đến các công trình tiêu biểu sau đây: Trong số những công trình nghiên cứu từ góc độ lịch sử triết học về tƣ tƣởng của Môngtexkiơ, trƣớc hết phải kể đến Lịch sử triết học- Triết học thời kỳ tiền tƣ bản chủ nghĩa. Đây là công trình do Viện Hàn lâm Khoa học Liên
  5. 5 Xô xuất bản 1957 và đến 1962 đƣợc dịch sang tiếng Việt. Công trình này đã khái quát những tƣ tƣởng về triết học do Môngtexkiơ nêu ra và cũng đã chỉ ra ảnh hƣởng của chúng đến việc chuẩn bị về mặt tƣ tƣởng cho cuộc cách mạng Pháp 1789. Năm 2002, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho tái bản cuốn Lịch sử triết học do Nguyễn Hữu Vui chủ biên. Công trình này đã giới thiệu một cách khái quát về thân thế, sự nghiệp của Môngtexkiơ, phân tích thế giới quan của ông trong các vấn đề xã hội. Công trình 106 nhà thông thái do P.S.Taranốp biên soạn (Đỗ Minh Hợp dịch và hiệu đính, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2000) cũng đã trình bày một cách vắn tắt về cuộc đời, sự nghiệp và học thuyết chính trị của Môngtexkiơ. Văn học phƣơng Tây thế kỷ XVIII (Phùng Văn Tửu và Đỗ Ngoạn đồng tác giả), nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp xuất bản năm 1983. Công trình này mặc dù khai thác về lịch sử văn học, nhƣng trong thời kỳ Khai sáng Pháp, các nhà văn đồng thời cũng là nhà triết học, nên các tác giả cũng đã làm rõ tƣ tƣởng của các nhà tƣ tƣởng phƣơng Tây thế kỷ XVIII, trong đó có tƣ tƣởng Môngtexkiơ. Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới là công trình do nhiều học giả nổi tiếng ở Liên bang Nga biên soạn và do Nhà xuất bản “Đại học” Mátxcơva xuất bản. Bộ sách này đƣợc Lƣu Kiếm Thanh và Phạm Hồng Thái dịch sang tiếng Việt (Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, năm 2001). Đại cƣơng lịch sử các tƣ tƣởng và học thuyết chính trị trên thế giới là công trình do Nguyễn Thế Nghĩa chủ biên. Các công trình này đã chỉ rõ quá trình phát sinh, phát triển các tƣ tƣởng và học thuyết chính trị trên thế giới, trong đó có tƣ tƣởng của Môngtexkiơ. Những công trình này đã phân tích vai trò của của học
  6. 6 thuyết tam quyền phân lập của Môngtexkiơ trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến, hệ tƣ tƣởng phong kiến và bảo vệ chế độ sở hữu tƣ sản. Lịch sử tƣ tƣởng chính trị là công trình biên soạn của tập thể tác giả Khoa Chính trị học- Phân viện báo chí và tuyên truyền, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2001. Các tác giả công trình này đã khẳng định Môngtexkiơ là nhà tƣ tƣởng, nhà chính trị xuất sắc của Pháp, đồng thời chỉ ra những tƣ tƣởng chính trị của ông trong Tinh thần pháp luật và Những bức thƣ Ba Tƣ. Năm 2004, Nhà xuất bản Lý luận chính trị đã tái bản tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật do Hoàng Thanh Đạm dịch. Đây là một công trình khoa học thực sự, bởi ngoài nội dung tác phẩm, dịch giả còn giới thiệu một cách ngắn gọn về cuộc đời, sự nghiệp, tƣ tƣởng của Môngtexkiơ. Ngoài ra, dịch giả còn cung cấp thêm những sự kiện xã hội, phần phụ lục giới thiệu các tác phẩm chính của Môngtexkiơ Bảo vệ tác phẩm tinh thần pháp luật, một vài phần trong các tác phẩm khác của Môngtexkiơ nhƣ Những bức thƣ Ba Tƣ và Những nhận định về nguyên nhân cƣờng thịnh và suy thoái của Rome, ngoài ra còn hai tác phẩm văn học của ông. Trong những năm gần đây, vấn đề về xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền đã đƣợc một số tác giả Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Năm 2006, tác giả Lê Tuấn Huy đã cho ra mắt bạn đọc công trình Triết học chính trị Môngtexkiơ với việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam trên cơ sở sửa chữa, bổ xung luận án tiến sĩ của chính tác giả (bảo vệ năm 2005 tại Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh). Tác giả đã phân tích những cống hiến xuất sắc của Môngtexkiơ về vấn đề này, đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa những tƣ tƣởng triết học chính trị của Môngtexkiơ với đòi hỏi của Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam. Tác giả đã vận dụng những hạt nhân
  7. 7 hợp lý trong nguyên tắc phân quyền của Môngtexkiơ để luận giải con đƣờng xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay. Bên cạnh đó, còn có một số luận văn thạc sỹ triết học nghiên cứu về nhà nƣớc pháp quyền đã đƣợc bảo vệ tại Viện Triết học: Tìm hiểu tƣ tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền và vấn đề xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam của tác giả Đào Ngọc Tuấn, bảo vệ năm 1994; Tƣ tƣởng về nhà nƣớc, quyền lực nhà nƣớc trong lịch sử triết học và quan điểm của Đảng ta về xây dựng nhà nƣớc Việt Nam của tác giả Nguyễn Thanh Dũng, bảo vệ năm 1998. Các tác giả này đã nghiên cứu những tƣ tƣởng mang tính lý luận về nhà nƣớc pháp quyền trong lịch sử để từ đó, vận dụng vào việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tạp chí Cộng sản - cơ quan lý luận và chính trị của Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam đã phối hợp cùng với Viện Triết học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học - thực tiễn: “Sáu mƣơi năm xây dựng Nhà nƣớc cách mạng Việt Nam của dân, do dân, vì dân”. Các báo cáo khoa học tham gia Hội thảo này không chỉ khẳng định những thành tựu, chỉ ra những hạn chế, bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc cách mạng Việt Nam, đặc biệt là Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà còn đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hơn nữa Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Trong số các báo cáo này đã có nhiều báo cáo về xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền, nhƣ “Nhà nƣớc pháp quyền, xã hội công dân và vấn đề quyền và nghĩa vụ công dân” của tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm, Viện Triết học; “Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và vấn đề thực thi quyền làm chủ của nhân dân” của tác giả Đặng Hữu Toàn, Viện Triết học; “Quan điểm về nhà nƣớc pháp quyền
  8. 8 và những vấn đề đặt ra ở nƣớc ta hiện nay” của tác giả Nguyễn Đình Tƣờng, Viện Triết học; v.v.. Gần đây, trên các tạp chí Triết học, Nghiên cứu Lập pháp, Nhà nƣớc và Pháp luật…cũng có những bài viết về xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền. Chẳng hạn, Một số vấn đề về xã hội công dân (Đỗ Trung Hiếu, Tạp chí Triết học, số 10-2002); Vai trò của xã hội công dân đối với việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền (Vũ Thƣ, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 9 - 2003); Xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền (Stupisin, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, số 4-1990); Về tƣ tƣởng nhà nƣớc pháp quyền và khái niệm nhà nƣớc pháp quyền (Lê Minh Tâm, Tạp chí Luật học, số 2 -2002),… Có thể nói, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu từ góc độ lịch sử triết học về tƣ tƣởng của Môngtexkiơ nói chung và quan niệm của ông về xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền nói riêng là không nhiều. Chúng ta chủ yếu biết đến triết học của Môngtexkiơ qua một số tƣ liệu, sách dịch và qua giới thiệu ở một số từ điển triết học, giáo trình về lịch sử triết học phƣơng Tây. Xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền là vấn đề chính trị - pháp lý hết sức phức tạp. Do vậy mà cho đến nay, quan niệm của những ngƣời nghiên cứu về vấn đề này còn có điểm khác biệt, thậm chí trái ngƣợc nhau. Đây là một khó khăn cho ngƣời nghiên cứu. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng những công trình nghiên cứu trên về Môngtexkiơ nhƣ những tài liệu tham khảo. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là phân tích và luận giải những tƣ tƣởng cơ bản của Môngtexkiơ về xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền để trên cơ sở đó,
  9. 9 đƣa ra một số suy nghĩ bƣớc đầu về việc xây dựng xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam. Để thực hiện mục đích trên, luận văn này tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, phân tích những điều kiện kinh tế- xã hội và tƣ tƣởng có ảnh hƣởng đến sự hình thành quan niệm của Môngtexkiơ về xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền. Thứ hai, phân tích những quan niệm của Môngtexkiơ về xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền. Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu tƣ tƣởng Môngtexkiơ về xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền, nêu ra một vài suy nghĩ về việc xây dựng xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Nghiên cứu về xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền là vấn đề chính trị - pháp lý hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có sự đầu tƣ lớn về công sức của các nhà khoa học. Đây là một đề tài có thể nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, chúng tôi không có tham vọng tìm hiểu vấn đề nhà nƣớc pháp quyền và xã hội công dân trên mọi góc độ, mà giới hạn đề tài nghiên cứu của mình ở phƣơng diện triết học, thông qua sự phân tích các tác phẩm của Môngtexkiơ. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu trực tiếp những tác phẩm của Môngtexkiơ viết về xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền trên nền tảng lý luận của triết học Mác – Lênin về những vấn đề này, đồng thời kế thừa có chọn lọc những công trình nghiên cứu về vấn đề này của các tác giả đi trƣớc.
  10. 10 Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phƣơng pháp lôgíc kết hợp với phƣơng pháp lịch sử... để trình bày các vấn đề. 6. Cái mới của luận văn Luận văn góp phần khẳng định Môngtexkiơ là ngƣời đã đƣa ra chủ trƣơng chủ xây dựng một xã hội tự do, bình đẳng, dân chủ - xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền trên cơ sở tam quyền phân lập; đồng thời khẳng định những quan điểm này của ông là lý luận mở đƣờng cho xã hội Pháp đi tới cách mạng tƣ sản. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận, luận văn góp phần nghiên cứu tƣ tƣởng của các triết gia phƣơng Tây về xã hội công dân và nhà nƣớc pháp quyền. Hệ thống hóa tƣ tƣởng triết học của Môngtexkiơ về những vấn đề này. Về mặt thực tiễn, luận văn đã chỉ ra những đóng góp của Môngtexkiơ đối với thực tiễn xã hội hiện thực. Ngoài ra, luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử triết học phƣơng Tây ở các trƣờng đại học, cao đẳng. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cơ bản của luận văn bao gồm hai chƣơng, năm tiết.
  11. 11 CHƢƠNG 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ LÝ LUẬN CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CỦA MÔNGTEXKIƠ 1. 1. Môngtexkiơ - cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm Saclơ đơ Sơcôngđa Môngtexkiơ là nhà tƣ tƣởng có dòng dõi quý tộc. Ông sinh ngày 18 tháng 1 năm 1689 tại lâu đài La Brét ở Tây Nam nƣớc Pháp. Cha ông là Giắc đơ Sơcôngđa - một quý tộc bị sa sút và đã có một thời gian làm đại uý vệ binh, sau đó lui về ở ẩn cho đến năm 1713 thì qua đời. Khi Môngtexkiơ lên 7 tuổi thì mẹ ông mất. Môngtexkiơ chịu ảnh hƣởng nhiều của ngƣời chú ruột - Giăng đơ Sơcôngđơ, ngƣời đã từng là Chủ tịch Nghị viện Boócđô. Năm 1700, Môngtexkiơ theo học tại một trƣờng trung học do những ngƣời theo giáo phái Ôratoa tổ chức ở Giuli gần Pari. Trong thời gian học trung học, ông rất mê văn chƣơng, sử học và khoa học tự nhiên. Môngtexkiơ đã viết một số tác phẩm mà nhiều độc giả thời đó rất ƣa chuộng. Theo P.S.Taranốp - tác giả của công trình 106 nhà thông thái, sau khi kết thúc công việc học tập, Môngtexkiơ đã quay trở lại lâu đài của ngƣời cha và tại đây, ông đã bắt đầu nghiên cứu luật học [Xem: 36, tr.687]. Năm 1714, Môngtexkiơ vào làm việc tại Nghị viện Boócđô và hai năm sau, ông trở thành nam tƣớc Đờ Môngtexkiơ - Chủ tịch Nghị viện Boócđô (Chánh án toà án). Năm 1716, Môngtexkiơ trở thành thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Boócđô. Thời gian làm Chủ tịch nghị viện - nghị viện khi đó cũng là cơ quan phán xử - đã ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng của ông sau này, nhất là khi ông phân biệt rạch ròi giữa ba quyền. Mặc dù nắm giữ cƣơng vị là Chủ
  12. 12 tịch nghị viện, song điều đó vẫn không lấn át đƣợc lòng say mê khoa học, văn chƣơng và triết học ở Môngtexkiơ. Mất khá nhiều thời gian cho những hoạt động chính trị, xã hội, song ông vẫn dành nhiều tâm huyết cho những công trình nghiên cứu về những nguyên nhân của tiếng vang, về công dụng của các tuyến thận, về trọng lực…, về lợi ích của các môn khoa học [Xem: 47, tr.153]. Tại Viện Hàn lâm Khoa học Boócđô, ông cũng đã trình bày một luận văn về đề tài tôn giáo của những ngƣời La Mã. Trong luận văn đó, ông đã chứng minh rằng "tôn giáo là do các vua chúa và quý tộc La Mã bầy đặt ra để làm chỗ dựa cho quyền lực của họ và tăng cƣờng áp bức nhân dân” [Dẫn theo:47, tr.153]. Khí chất của chàng thanh niên Môngtexkiơ ham tìm tòi, suy nghĩ với lòng khát khao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, đồng thời lại trực tiếp tiếp xúc với thực tiễn chính trị - xã hội của thời đại ở giai đoạn đƣợc coi là có sự bùng nổ của các cuộc đấu tranh quyết liệt chống phong kiến đã sớm nung nấu tinh thần của nhà triết học Khai sáng tƣơng lai. Tƣ tƣởng và tài năng của ông thực sự hoà làm một, kết tinh thành năng lực tƣ duy sáng tạo, khí phách kiên cƣờng của nhà triết học Khai sáng. Vào năm 1721, Môngtexkiơ đã cho ra đời tác phẩm đầu tay gây chấn động dƣ luận không riêng gì ở Pháp, mà cả ở châu Âu. Đó là tiểu thuyết bằng thƣ Những bức thƣ Ba Tƣ. Tác phẩm ra mắt bạn đọc giữa lúc nƣớc Pháp đang ngả nghiêng trong cơn khủng hoảng về kinh tế, chính trị của thời đó. Sự mục nát của chế độ quân chủ và mặt trái của nhà thờ đã đƣợc Môngtexkiơ phơi bầy trong Những bức thƣ Ba Tƣ, qua con mắt của hai ngƣời Ba Tƣ đến thăm nƣớc Pháp sau khi đã đi qua một số nƣớc châu Âu. Đây là một trong ba tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp của Môngtexkiơ và là tác phẩm đƣợc công chúng Pháp nhiệt liệt hoan nghênh ngay khi mới ra đời. Mặc dù là tác phẩm văn chƣơng, nhƣng Những bức thƣ Ba Tƣ đã khiến nhiều ngƣời dân Pháp khi đó phải suy nghĩ nghiêm túc về nền chuyên chế, về giáo
  13. 13 hội và giới giáo sỹ, về thân phận của con ngƣời trong sự cai trị độc đoán. Thông qua những bức thƣ của hai ngƣời Ba Tƣ đang lƣu trú tại châu Âu giử về quê hƣơng, Môngtexkiơ đã dựng lên một bức tranh về xã hội phƣơng Đông và xã hội phƣơng Tây. Thông qua hình tƣợng quan thái giám - kẻ tƣợng trƣng cho những con ngƣời mà trong một xã hội chuyên chế, ngay bản thân họ cũng không thể tự bảo vệ đƣợc mình trƣớc sự áp đặt của nhà nƣớc chuyên chế, Môngtexkiơ đã cho thấy xã hội phƣơng Đông khi đó là một xã hội mà ở đó, ngƣời ta đã “lấy từ thế giới này đem ném vào thế giới kia một ngƣời nào đó khéo chọn, ngƣời ấy cảm thấy rõ rệt tất cả cái phi lý mà chúng ta không cảm thấy, cái lạ lùng của tập quán, cái kỳ dị của luật pháp, cái đặc biệt của phong tục, tình cảm, tín ngƣỡng mà ai nấy đều thích nghi” [47, tr.161]. Và, khi mƣợn lời hai vị khách Ba Tƣ, Môngtexkiơ đã cho công chúng Pháp thấy hình ảnh thật của Lui XIV. Đó là một ông vua giàu có, tham quyền, xa hoa, trác táng…đẩy nhân dân vào cảnh cùng khổ và hơn thế nữa, còn là “ông vua quyền uy nhất châu Âu. Ông không có mỏ vàng nhƣ vua Tây Ban Nha láng giềng, nhƣng lại có nhiều của cải hơn, bởi vì của cải của ông đƣợc khai thác trong cái hƣ danh của thần dân, là một thứ kho vô tận, hơn cả mỏ vàng...”. Ông vua này chẳng qua chỉ là một nhà ảo thuật. "Ông ta áp đặt quyền lực vào ngay đầu óc thần dân. Ông bắt trăm họ suy nghĩ nhƣ ông. Nếu trong ngân khố chỉ còn một triệu đồng êquy, ông chỉ cần hạ lệnh rằng một đồng ăn hai đồng khi ông cần chi tới hai triệu êquy. Dân cũng cứ tin tƣởng nhƣ vậy” [29, tr.296]. Vấn đề tôn giáo cũng đƣợc Môngtexkiơ nêu một cách không kém phần gay gắt. Nói tới nhà thờ Cơ Đốc giáo nhƣ một thiết chế xã hội với bộ mặt vô nhân đạo, đầy rẫy chuyện lụi bại, tàn bạo, đạo đức giả, thông qua hình tƣợng Lui XIV, Môngtexkiơ viết: “ Ông ta làm cho mọi ngƣời tin rằng ba chỉ là một: Rằng bánh ngƣời ta ăn không phải là bánh, hoặc rƣợu vang ngƣời ta
  14. 14 uống chẳng phải là rƣợu vang và nghìn trò khác đại loại nhƣ thế ” [Dẫn theo:47, tr.167]. Mặc dù phê phán nhà thờ gay gắt, nhƣng trên bình diện triết học, Môngtexkiơ tỏ ra ôn hoà và thể hiện rõ ông là ngƣời theo thuyết tự nhiên thần luận. Sau khi tác phẩm Những bức thƣ Ba Tƣ ra đời, “Môngtexkiơ trở thành nhân vật nổi tiếng từ đấy và thƣờng lui tới phòng khách của phu nhân Đơ Lambe, gia nhập câu lạc bộ Ăngtơrơsơn - một thứ hàn lâm viện tự do, để cùng nhau nghiên cứu các vấn đề khoa học, đạo đức và chính trị ” [29, tr.12]. Năm 1726, Môngtexkiơ thôi chức vụ Chủ tịch nghị viện Boócđô mà trƣớc đấy, ông đã làm thế chân ngƣời chú của mình. Một năm sau, ông đƣợc bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Đến năm 1728, ông tạm biệt các phòng khách ở Pari và lên đƣờng đi du lịch khắp nơi để hiểu phong tục tập quán, luật pháp và thể chế của các nƣớc châu Âu. Ông đã đi qua Đức, Áo, Hung, Ý, Thuỵ Sỹ, Hà Lan. Ở những nơi này, ông đã đƣợc chứng kiến những ngày tàn của chế độ phong kiến châu Âu, đƣợc tận mắt xem xét cuộc sống của dân chúng dƣới chế độ cộng hoà. Ông lƣu lại 2 năm cuối ở Anh. Dƣới chế độ Quân chủ lập hiến, ông cảm thấy rất hài lòng và cho đó là một thể chế lý tƣởng, trái ngƣợc với nƣớc Pháp quân chủ chuyên chế. “Tại Nghị viện Anh, ngƣời ta cho phép ông có mặt trong các cuộc tranh luận giữa Chính phủ và phe đối lập kéo dài tới 12(!) giờ. Các tƣ tƣởng của ông về lý luận phân quyền đã bắt đầu chín muồi ở Anh” [36, tr.689]. Đây là thời gian đã làm cho Môngtexkiơ thấy thực sự quý báu và những cảm nhận của ông về những gì đã diễn ra ở đây đã trở thành tiền đề cho sự hình thành tƣ tƣởng của ông sau này. Năm 1731, Môngtexkiơ quay về Pháp và sống ở lâu đài Brét. Ở đây, ông tiếp tục hoạt động lý luận. Năm 1734, ông cho ra đời tác phẩm Nhận định về nguyên nhân cƣờng thịnh và suy thoái của Rôma. Theo ông, nguyên nhân làm cho La Mã cƣờng thịnh là do tình yêu tự do, tình yêu tổ quốc và tình yêu lao động. Ông nhấn mạnh đến đƣờng lối quân sự, chính trị khôn ngoan đối
  15. 15 với các nƣớc bên cạnh để dựa vào đấy củng cố chính quyền của mình. Còn nguyên nhân của sự suy thoái chính là sự rộng lớn của đế chế. Đó là tình trạng “quân đội đồn trú quá xa trung ƣơng, do đó cũng xa tinh thần cộng hòa và chỉ biết có vị chỉ huy của mình; là cuộc nội chiến liên miên để giành giật đất đai, của cải giữa các vƣơng hầu…” [48, tr.93-94]. Môngtexkiơ cũng nhƣ nhiều triết gia khác của Pháp ở thế kỷ XVIII muốn khám phá những quy luật diễn biến của lịch sử, chống lại quan điểm cho rằng sự vận động của lịch sử là do sự sắp đặt của thần linh, do ý muốn chủ quan của một cá nhân, hay do ngẫu nhiên chi phối. Tuy nhiên, Môngtexkiơ chƣa thấy đƣợc đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy lịch sử, mà chỉ chú ý đến những yếu tố tinh thần. Đây là hạn chế của ông và cũng là của thời đại. Trong tác phẩm này, Môngtexkiơ đã phê phán nền chính thể chuyên chế và tình trạng suy đồi ở những nƣớc theo chính thể này. Ông viết: “Thật ra các luật của Rôma đã trở nên bất lực, không thể cai trị nƣớc cộng hoà đƣợc nữa; nhƣng đó là cái mà ngƣời ta luôn luôn thấy là “những luật hay” đã làm cho một nƣớc cộng hoà nhỏ trở thành nƣớc lớn, và “những luật hay” ấy trở thành gánh nặng khi nƣớc cộng hoà đã bành trƣớng quá mức, vì những luật này chỉ có tác dụng làm thành một dân tộc lớn, chứ không có tác dụng cai trị dân tộc đó” [29, tr.311]. Theo ông, những thiết chế quân sự và đời sống tinh thần của công dân trong các nhà nƣớc đó khi đạt đến độ cực thịnh thì nội chiến nổ ra lên miên và điều đó khiến cho nền cộng hoà trở thành nhà nƣớc chuyên chế độc quyền. Ông viết: “Trong khi tầng lớp bình dân Rôma đƣợc các vị hộ dân quan nuông chiều, chỉ biết thừa nhận quyền lực của mình, thì cơ quan chấp chính còn có thể tự bảo vệ một cách dễ dàng vì họ cứ theo chính sách đã ban hành mà làm việc. Thế là đám dân đen cứ luôn luôn bị đánh đập và trở thành yếu đuối. Nhƣng một khi dân chúng có thể vuốt râu tự hào về quyền lực của mình ở ngoài nƣớc rồi thì mọi khôn ngoan của cơ quan chấp chính trong nƣớc cũng trở nên vô ích và nền cộng hoà bị tiêu vong” [29, tr. 307-308].
  16. 16 Tháng 10 năm 1748, Môngtexkiơ cho ra đời tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật. Do đã phải làm việc rất căng thẳng để nghiên cứu, soạn thảo cuốn sách này, nên sức khoẻ của ông bị suy sụp, nhất là thị lực. Ngay từ tác phẩm Những bức thƣ Ba Tƣ, chúng ta đã thấy thấp thoáng quan niệm của Môngtexkiơ về sự khác biệt giữa chính thể quân chủ và chính thể chuyên chế, những nguyên tắc chi phối nhà nƣớc, nhƣ phong tục, tập quán, khí hậu…Ở tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật, Môngtexkiơ không nghiên cứu luật pháp nhƣ một nhà luật học thuần tuý, mà nghiên cứu cái hồn, cái tinh thần của pháp luật. Ông muốn khám phá cái trật tự, cái quy luật trong mớ hỗn độn các luật pháp ở tất cả các dân tộc và ở mọi thời đại. Đây là tác phẩm mang tính triết học sâu sắc, trong đó luật pháp đƣợc giải thích từ nhiều khía cạnh khác nhau. Bàn về tinh thần pháp luật thể hiện lòng căm ghét của Môngtexkiơ đối với chính thể chuyên chế và muốn thay thế nó bằng một hình thức nhà nƣớc mới để cho công dân Pháp lúc bấy giờ có lối thoát. Sau khi đƣợc công bố, tác phẩm này đã bị phê phán từ nhiều phía và do vậy, Môngtexkiơ lại tiếp tục viết một tác phẩm luận chiến Bảo vệ tinh thần pháp luật (1750) để nói rõ lập trƣờng của mình. Những năm cuối đời, Môngtexkiơ sống trong lâu đài của mình và tại đây, ông đã viết thêm một số tác phẩm khác nhƣ Lyđimác (1751), Acxat và Ixmêni (1754). Khi đó, ông đã trở nên nổi tiếng và đƣợc kính trọng. Nhiều học giả khi đó đã cho ra đời các công trình nghiên cứu về tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật của Môngtexkiơ và nhiều học giả trong số đó đã gửi cho ông công trình nghiên cứu của họ, một số ngƣời còn muốn đƣợc trực tiếp gặp ông để trò chuyện. Năm 1754, Môngtexkiơ đến Pari. “Nguyên nhân của chuyến đi là việc bắt giam giáo sƣ La-Bômen, một trong những ngƣời đầu tiên công khai bảo vệ mãnh liệt tinh thần pháp luật. Theo yêu cầu của Chính phủ Pháp, La-
  17. 17 Bômen bị bắt ở Phổ, trao cho Pháp và bị giam vào Baxti với tƣ cách một ngƣời khả nghi về mặt chính trị. Nhận đƣợc tin này, Môngtexkiơ vội vàng đến giúp đỡ. Ông hăng hái xin giùm cho vị giáo sƣ bất hạnh, sử dụng các mối quan hệ có thế lực của mình và giải thoát đƣợc ông ta” [36, tr.690]. Trong thời gian đó, ông đã phải chịu đựng sự hành hạ thân xác một cách khủng khiếp do bệnh tật ngày một nặng thêm, nhƣng ông vẫn sống và hoạt động với một nghị lực hiếm có. Ông đã qua đời tại Pari ngày 10 tháng 2 năm 1755 và để lại nhiều di cảo, trong đó có tập Những tƣ tƣởng của tôi. 1.2. Những tiền đề kinh tế - xã hội và lý luận cho sự hình thành tƣ tƣởng của Môngtexkiơ 1.2.1. Tiền đề kinh tế - xã hội Châu Âu vào thế kỷ XIV - XVII xét trên mọi phƣơng diện: kinh tế, chính trị, xã hội, đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại. Chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và đạo luật hà khắc đã dần dần bị tan dã, thay vào đó là nhiều công trƣờng thủ công ra đời, đem lại năng suất lao động cao hơn. Chẳng hạn nhƣ việc sáng chế ra máy tự kéo sợi và máy in đã làm cho công nghiệp dệt, công nghệ in ấn phát triển, giúp cho con ngƣời làm tăng năng suất lao động. Những phát minh mới về kỹ thuật, nhất là những hình thức tổ chức mới trong lao động sản xuất đã tạo ra năng suất lao động ngày càng cao, tạo tiền đề cho phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa ra đời. Quá trình công nghiệp hoá diễn ra mạnh mẽ ở châu Âu đã làm thay đổi căn bản cách thức sản xuất chủ yếu bằng lao động thủ công sang sử dụng máy móc và từng bƣớc hình thành cơ cấu công nghiệp hoàn chỉnh, từ sản xuất quy mô nhỏ lên quy mô lớn với sự xuất hiện ngày một nhiều các khu công nghiệp. Công trƣờng thủ công xuất hiện, những mầm mống của nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa ra đời. “Tuy nhiên, khi đó, giai cấp tƣ sản mới ra đời còn yếu ớt
  18. 18 chƣa thể thiết lập chính quyền của mình, và những tầng lớp trên của giai cấp tƣ sản lại ủng hộ nhà nƣớc chuyên chế tập quyền” [dẫn theo:40, tr.256]. Vào thế kỷ XVII, chế độ phong kiến ở Pháp đã đạt tới độ cực thịnh dƣới triều vua Lui XIV, với việc xây dựng bộ máy chính quyền quân chủ chuyên chế, tập trung. Đó là bƣớc tiến quan trọng của lịch sử trên con đƣờng gạt bỏ các thế lực phong kiến để thống nhất quốc gia về một mối. Mặt khác, chế độ quân chủ chuyên chế, tập trung của Lui XIV vẫn giữ sự cân bằng giữa một bên là giai cấp phong kiến và một bên là các lực lƣợng mới do giai cấp tƣ sản đứng đầu. Tuy nhiên, thế cân bằng này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Các lực lƣợng mới ngày càng lớn mạnh cùng với sự phát triển của các hình thức và quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa, thế cân bằng đó cũng dần dần mất đi. Đến đầu thế kỷ XVIII, tình hình này đã diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Trên lĩnh vực kinh tế, nƣớc Pháp khi bƣớc vào thế kỷ XVIII, về căn bản, vẫn là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu: Chế độ sở hữu phong kiến, đất đai đƣợc chia thành những mảnh nhỏ, lối canh tác thì thô sơ, nông dân nghèo túng, không có sức mua, họ tự làm ra một số sản phẩm tiêu dùng cần thiết. Tình hình này đã cản trở việc hình thành một thị trƣờng thống nhất và trở thành nguyên nhân kìm hãm một phần sự phát triển của thƣơng mại và kỹ thuật. Nó cũng ảnh hƣởng đến việc cung cấp nhân lực dự trữ cho các xƣởng sản xuất. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thƣơng mại và kỹ thuật, khi đó các hình thái mới mang tính chất tƣ bản chủ nghĩa đã xuất hiện ngày càng nhiều trong lòng chế độ phong kiến. Ở một số nơi, ngƣời ta đã xây dựng các nhà máy đƣờng, xƣởng đóng tàu, xƣởng dệt, mỏ khai thác kim loại quý với quy mô tƣơng đối lớn; việc buôn bán với nƣớc ngoài cũng ngày một đƣợc mở rộng. Song, về cơ bản, công thƣơng nghiệp vẫn còn theo lối phong kiến về quy mô kinh doanh và do vậy, đã làm hạn chế tự do cạnh tranh, cản trở cải tiến kỹ thuật. Nhìn chung, nƣớc Pháp đã thu về một mối thống nhất dƣới chế độ quân
  19. 19 chủ chuyên chế, tập trung, nhƣng trên thực tế, nó vẫn còn bị chia cắt thành nhiều vùng với những lợi ích riêng và điều này đã dẫn đến không ít khó khăn cho việc kinh doanh, buôn bán. Cơ cấu chặt chẽ của chế độ phong kiến đã tạo nên những lực cản đối với yêu cầu phát triển của các lực lƣợng xã hội mới và những quan hệ sản xuất mới. Về phƣơng diện xã hội, chế độ quân chủ chuyên chế Pháp luôn bảo vệ lợi ích cho chế độ phong kiến suy tàn. Trong chế độ này nhà vua là ngƣời nắm mọi quyền hành và không chịu sự kiểm soát nào, có quyền quyết định mọi công việc và hoàn toàn đứng trên luật pháp. “Nƣớc Pháp không có hiến pháp. Nƣớc Pháp từ lâu đã quên đi sự tồn tại của Hội nghị đẳng cấp - một thiết chế mang tính bán đại diện của các thành phần xã hội, dù chỉ là hình thức, đƣợc thiết lập vào đầu thế kỷ XIV. Cách thức khi đó ngƣời Pháp cai trị quốc gia là thông qua bộ máy quan liêu mà cho đến những năm 1750 đã phồng to quá mức, kết quả của chế độ mua quan bán chức đƣợc thừa nhận từ thời Lui XI. Dù đã thống nhất từ lâu, nƣớc Pháp trƣớc 1789 vẫn tồn tại những phạm vi tài phán riêng biệt của mƣời ba pháp viện tối cao ở mỗi vùng tƣơng ứng. Lại còn tồn tại thêm một hệ thống đốc quan đƣợc nhà vua sử dụng nhƣ một công cụ kiềm chế sức mạnh của giới quý tộc và áp bức ngƣời dân” [21, tr.79]. Với chế độ chính trị nhƣ vậy, cƣ dân nƣớc Pháp khi đó đƣợc chia thành ba đẳng cấp. Đó là đẳng cấp quý tộc, tăng lữ và “đẳng cấp thứ ba”. Quý tộc tập hợp quanh nhà vua và địa chủ quý tộc ở các vùng nắm quyền chính trị thực tế. Tăng lữ có thế lực rất lớn, nắm quyền về đời sống tinh thần. Hai đẳng cấp này là những ngƣời có quyền hành cao nhất, họ có đặc quyền đặc lợi. Đẳng cấp thứ ba bao gồm các tầng lớp xã hội còn lại nhƣ tƣ sản, thợ thủ công, nông dân, dân nghèo thành thị, trí thức,.. Đẳng cấp này chiếm đa số trong xã hội, nhƣng lại bị hai đẳng cấp trên bóc lột về kinh tế và áp bức về chính trị,
  20. 20 không đƣợc tham gia vào các cơ quan nhà nƣớc. Ngoài hai tầng áp bức trên, đẳng cấp thứ ba còn là nạn nhân của chính thể quân chủ mục nát. Nƣớc Pháp vào thế kỷ XVIII, đã bị suy yếu bởi những cuộc chiến tranh, nhƣ chiến tranh với Anh về tranh chấp thuộc địa, chiến tranh giành quyền kế thừa ở Tây Ban Nha (1701-1714)… Chiến tranh đã làm cho nền tài chính của Pháp kiệt quệ, đất nƣớc khủng hoảng. Hơn nữa, vua quan lại sa vào con đƣờng ăn tiêu xa hoa, lãng phí. Để duy trì lối sống này cần phải có nhiều tiền, và để có tiền, triều đình đã tổ chức mua quan bán tƣớc và đánh thuế nặng vào ngƣời lao động. Do vậy mà bao khổ cực đã trút lên đầu nhân dân lao động. Tình trạng căng thẳng nhƣ vậy đã diễn ra khắp nơi, thậm chí còn xuất hiện ngày càng nhiều mâu thuẫn ngay trong nội bộ các đẳng cấp. Nhìn chung, mâu thuẫn bao trùm trong toàn xã hội là mâu thuẫn giữa một bên là đẳng cấp quý tộc liên kết với đẳng cấp tăng lữ nhằm cố duy trì trật tự đƣơng thời và một bên là đẳng cấp thứ ba đang hƣớng tới con đƣờng cách mạng. Mặt khác, bản thân chính sách của nhà nƣớc chuyên chế phong kiến đã trở thành lực cản ngày càng kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản. Điều đó đã đƣa giai cấp tƣ sản khi ấy trở thành lực lƣợng đại diện cho đẳng cấp thứ ba với mong muốn thủ tiêu ách áp bức của bọn phong kiến. Khi đó, giai cấp tƣ sản Pháp còn chƣa bộc lộ nhiều bản chất xấu xa của nó nhƣ giai cấp tƣ sản Anh cùng thời. Có thể nói, khi bƣớc sang thế kỷ XVIII, ở Pháp quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa đã thâm nhập vào các vùng nông thôn một cách sâu rộng. Điều này đã làm cho tình trạng phân hoá giai cấp ở Pháp ngày càng rõ rệt. Giai cấp địa chủ Pháp đã thực hiện chế độ tƣ bản chủ nghĩa trong nông nghiệp, tăng cƣờng thu thuế trong nông dân, cƣớp đoạt ruộng đất, tƣớc mất những quyền lợi đã thành phong tục tập quán, nhƣ chăn nuôi, lấy củi … Do đó, ngƣời nông dân Pháp đã lâm vào tình trạng sống dở chết dở, với nhiều nỗi khổ cực. “Nhiều ngƣời đã mất hết ruộng đất và phải đi ăn xin. Nhân dân nông thôn bị chết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0