Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan niệm về hạnh phúc trong gia đình Việt Nam hiện nay qua nghiên cứu ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
lượt xem 7
download
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lí luận về hạnh phúc, hạnh phúc trong gia đình, các yếu tố tác động tới quan niệm về hạnh phúc trong gia đình luận văn đi sâu làm rõ nội dung quan niệm về hạnh phúc trong gia đình ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những quan niệm tích cực và hạn chế quan niệm tiêu cực trong quan niệm về hạnh phúc trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan niệm về hạnh phúc trong gia đình Việt Nam hiện nay qua nghiên cứu ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY QUA NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY QUA NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triết học Mã số: 8229001.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Bắc Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoản đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất có thể, được các tác giả cho phép sử dụng. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Hà Thị Bắc, đã luôn ủng hộ, động viên và tận tụy hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND huyện Gia Lâm, các ban ngành đoàn thể trong huyện đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai và thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn trong lớp Cao học khóa 2018 và gia đình đã quan tâm, tạo điều kiện, luôn bên cạnh động viên, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn. Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CEP: Tổ chức tài chính vi mô GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GNP: Tổng sản lượng quốc gia GNH: Tổng hạnh phúc quốc gia HPI: Chỉ số hành tinh hạnh phúc HDI: Chỉ số phát triển con người NEF: Quỹ kinh tế mới OECD: Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế TCN: Trước công nguyên WHR: Báo cáo hạnh phúc thế giới
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Quan niệm về nhóm yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và gìn giữ hạnh phúc trong gia đình ........................................................................ 44 Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa thu nhập và xây dựng, gìn giữ hạnh phúc trong gia đình ...................................................................................................................... 49 Bảng 2.3: Mức độ hài lòng với các điều kiện nhà ở, bữa ăn, mặc của gia đình . 50 Bảng 2.4: Sự ảnh hưởng của hạnh phúc trong gia đình bởi sự thay đổi của điều kiện kinh tế - vật chất .......................................................................................... 51 Bảng 2.5: Ảnh hưởng của nghề nghiệp và sự ổn định nghề nghiệp với hạnh phúc trong gia đình ...................................................................................................... 54 Bảng 2.6. Nguyên nhân hiện tượng li thân, li hôn của các cặp vợ chồng........... 56 Bảng 2.7: Sự hài lòng của người dân với các yếu tố môi trường, an toàn thực phẩm, dịch vụ công và các dịch vụ tiện ích......................................................... 57 Bảng 2.8: Vai trò của sự quan tâm, chia sẻ giữa vợ và chồng và mức độ hài lòng với sự quan tâm của vợ/ chồng ........................................................................... 61 Bảng 2.9: Trách nhiệm dạy dỗ con cái trong gia đình và sự hài lòng của cha mẹ với con cái ........................................................................................................... 66 Bảng 2.10: Sự hài lòng trong các mối quan hệ của gia đình với gia đình lớn và họ tộc ................................................................................................................... 68 Bảng 2.11: Mức độ hài lòng với sự lựa chọn hôn nhân của cá nhân .................. 72 Bảng 2.12: Mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn, địa vị và sở thích cá nhân tới hạnh phúc gia đình ......................................................................................... 73 Bảng 2.13: Sự ảnh hưởng và mức độ hài lòng của cá nhân với nghề nghiệp ..... 76 Bảng 2.14: Mức độ hài lòng địa vị gia đình và thời gian dành cho gia đình, dành cho bản thân......................................................................................................... 77 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Sự ưu tiên lựa chọn mức độ quan trọng của các yếu tố kinh tế - vật chất, môi trường trong việc xây dựng và gìn giữ hạnh phúc trong gia đình ....... 46 Biểu đồ 2.2: Vai trò kinh tế giữa vợ và chồng trong gia đình ............................ 53 Biểu đồ 2.3. Sự ưu tiên các ưu tiên các yếu tố quan hệ gia đình – xã hội .......... 58 Biểu đồ 2.4: Thứ tự ưu tiên các yếu tố về đời sống cá nhân trong xây dựng và giữ gìn hạnh phúc trong gia đình ........................................................................ 70 Biểu đồ 2.5: Mức độ hài lòng với sức khỏe bản thân ......................................... 75
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3 Chƣơng 1. QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC VÀ HẠNH PHÚC TRONG GIA ĐÌNH: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN ...................................................... 15 1.1. Quan niệm về hạnh phúc ....................................................................... 15 1.1.1. Quan niệm về hạnh phúc trong lịch sử ............................................... 15 1.1.2. Quan điểm và cách đo lường, tính toán chỉ số hạnh phúc trên thế giới và Việt Nam hiện nay ................................................................................... 18 1.2. Quan niệm về hạnh phúc trong gia đình và một số yếu tố tác động đến quan niệm về hạnh phúc trong gia đình ........................................................ 27 1.2.1 Khái quát về gia đình ........................................................................... 27 1.2.2. Quan niệm về hạnh phúc trong gia đình của người Việt Nam hiện nay .. 29 Chƣơng 2. NỘI DUNG QUAN NIỆM VỀ HẠNH PHÚC TRONG GIA ĐÌNH Ở HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN....................................................... 40 2.1. Khái quát về huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội .................................. 40 2.1.1. Về vị trí địa lý và cơ cấu tổ chức hành chính của huyện Gia Lâm..... 40 2.1.2. Về tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Gia Lâm ................ 40 2.2. Một số nội dung quan niệm về hạnh phúc trong gia đình ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội hiện nay .................................................................. 43 2.2.1. Hạnh phúc trong gia đình là sự hài lòng với các điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường của các thành viên trong gia đình ...................................... 46 2.2.2. Hạnh phúc là sự hài lòng với các quan hệ gia đình – xã hội của các thành viên trong gia đình .............................................................................. 58 1
- 2.2.3. Hạnh phúc trong gia đình là sự hài lòng trong đời sống cá nhân của các thành viên trong gia đình ........................................................................ 69 2.3. Một số vấn đề đặt ra và các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những quan niệm tích cực và hạn chế quan niệm tiêu cực về hạnh phúc trong gia đình ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội .................................................... 78 2.3.1. Một số vấn đề đặt ra trong quan niệm về hạnh phúc trong gia đình ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội ............................................................... 78 2.3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những quan niệm tích cực và hạn chế những quan niệm tiêu cực về hạnh phúc trong gia đình ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội................................................................................. 82 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 92 PHỤ LỤC 2
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hạnh phúc là động lực, là mục đích cuối cùng của con người ở mọi thời đại lịch sử. Chính vì vậy, quan điểm về hạnh phúc, bàn về vấn đề hạnh phúc thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà triết học, các tôn giáo ngay từ thời cổ đại như: Phật giáo, Ki – tô giáo, Sô- crat, Arixtot, Êpiquya… Hạnh phúc – với tư cách là mục đích cuối cùng của con người một lần nữa được khẳng định lại trong bản tuyên ngôn Độc lập (1776) của Hoa Kỳ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [50]. Khẳng định hạnh phúc là thước đo đúng đắn và tiến bộ của nhân loại với cuộc sống của con người, trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã mượn lời của bản tuyên ngôn của Hoa Kỳ để khẳng định quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc không chỉ là quyền riêng biệt của người Mỹ, người Pháp… mà là của tất cả các dân tộc trên thế giới. Người viết “… Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [26]. Gia đình là “tế bào” của xã hội, của dân tộc. Một dân tộc chỉ có được hạnh phúc khi mỗi cá nhân, mỗi gia đình của dân tộc đó hạnh phúc. Vì vậy, trong chiến lược phát triển các quốc gia đều đặt mục tiêu: Xây dựng cuộc sống của các cá nhân, gia đình ngày càng hạnh phúc hơn. Vậy làm sao để xây dựng cuộc sống gia đình của con người ngày càng hạnh phúc? Đó là mục tiêu và trăn trở của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để kỉ niệm và hướng tới xây dựng một dân tộc hạnh phúc với những “tế bào” hạnh phúc, Đảng và Nhà nước đã chọn ngày 20/03 (hưởng ứng ngày hạnh phúc thế giới) [29] và 28/06 hằng năm để kỉ niệm, tôn vinh giá trị hạnh phúc đối với cuộc sống con người, giá trị của gia đình và lấy đó làm động lực để toàn dân xây dựng hạnh 3
- phúc trong gia đình. Trong bối cảnh chung của xu thế hội nhập toàn cầu, về cơ bản khiến đời sống vật chất, tinh thần của các gia đình Việt Nam không ngừng được nâng cao (thu nhập trung bình trên/ người năm 2019 ở Việt Nam là 2.560 USD/ năm), các quyền cá nhân của mỗi thành viên trong gia đình – xã hội ngày càng được quan tâm, chú trọng. Vậy trong điều kiện vật chất ngày càng cao ấy, người dân Việt Nam nói chung, các gia đình Việt Nam nói riêng, họ có hài lòng cao hơn với cuộc sống? Họ có cảm thấy hạnh phúc hơn? Trong hoàn cảnh mới, quan niệm của các gia đình, các thành viên trong gia đình về hạnh phúc gia đình như thế nào? Trong điều kiện có hạn, để tìm hiểu quan niệm về hạnh phúc trong gia đình Việt Nam hiện nay, tôi đã lựa chọn một địa bàn cụ thể (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) để tiến hành khảo sát. Gia Lâm là huyện ngoại thành phía đông thành phố Hà Nội. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ sớm huyện Gia Lâm đã là vùng phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng bản sắc văn hóa nông nghiệp lâu đời. Trước những biến đổi kinh tế quốc gia, huyện Gia Lâm nằm trong quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nắm vai trò là đầu cầu kết nối vùng kinh tế phía đông, các tỉnh Hải Phòng, Hài Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên với thành phố Hà Nội. Vậy quan niệm về hạnh phúc trong gia đình của người dân huyện Gia Lâm như thế nào trong bối cảnh kinh tế mới? Họ có hài lòng hơn với cuộc sống của gia đình mình không? Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề vấn đề: Quan niệm về hạnh phúc trong gia đình Việt Nam hiện nay qua nghiên cứu ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về “hạnh phúc” và “hạnh phúc gia đình” là một lĩnh vực nghiên cứu còn mới tại Việt Nam. Trong vài năm trở lại đây, các tác giả đã đặt vấn đề và nghiên cứu hạnh phúc với tư cách là một đối tượng độc lập và nghiên cứu về hạnh phúc là một ngành khoa học. Luận bàn về “hạnh phúc” thu hút 4
- được không ít tác giả xem xét, nghiên cứu ở các lĩnh vực khoa học, dưới nhiều cấp độ khác nhau. Cụ thể: Các công trình chuyên khảo: Trong cuốn sách viết dưới nhan đề "Happier: Learn the Secrets of Daily Joy and Lasting Fulfillment” ("Để hạnh phúc hơn: Hãy học những bí mật niềm vui hàng ngày và hiện thực hóa lâu dài") của tác giá Tal Ben-shahar xuất bản năm (2007). Hạnh phúc được nhìn nhận và đánh giá với tư cách là một đối tượng của cảm xúc và được miêu tả hạnh phúc như sự cảm nhận những điều sung sướng và cảm nhận ý nghĩa cuộc đời. Trong cuốn “Hạnh phúc trong tầm tay” của tác giả Thích Nhật Từ, NXB Phương Đông (2010), tác giả đã bàn về hạnh phúc dưới góc độ Phật giáo. Ở góc độ này, hạnh phúc được hiểu đó là sự nhận thức về hạnh phúc của chính chủ thể, là mưu cầu tất yếu của con người. Khi có được nhận thức về điều này chủ thể sẽ biết bỏ qua những bực dọc, nhận thức sự đau khổ, biết mơ ước và theo đuổi những mơ ước của bản thân, biết chấp nhận và dung hòa với sự khác biệt. Đến nội dung chương 2 tác giả đi sâu bàn về hạnh phúc với những biểu hiện cụ thể: no đủ về vật chất, con cái hiếu thuận, có trí tuệ và biết hưởng phước đúng cách.Vận dụng quan điểm biện chứng vào xem xét vấn đề hạnh phúc, tác giả khẳng định hạnh phúc và những biểu hiện của hạnh phúc có sự thay đổi theo không gian và thời gian. Dựa trên lí luận bàn về hạnh phúc, Thích Nhật Từ đã luận chứng về con đường giúp con người đi đến hạnh phúc và xây dựng cuộc sống hạnh phúc. Trong cuốn sách: “Hiểu về trái tim” của tác giả Minh Niệm (2010) NXB Trẻ, tác giả đi sâu vào luận bàn những cảm xúc của mỗi cá nhân theo logic của các cung bậc cảm xúc và có sự đan xen giữa các cảm xúc tích cực và những cảm xúc tiêu cực: đau khổ, hạnh phúc, tình yêu, tình thương, tức giận, chịu đựng, ghen tuông, tha thứ…Cũng đồng quan điểm với tác giả Thích Nhật Từ, một lần nữa tác giả Minh Niệm khẳng định lại luận đề hạnh phúc không phải thứ từ trên trời rơi xuống, và cũng không có cái thiên đường nào chỉ toàn là hạnh phúc. Vì 5
- hạnh phúc chỉ có được khi con người biết cảm nhận sự đau khổ. Bằng những lí luận đanh thép tác giả đã chỉ ra rằng quan niệm về hạnh phúc ở mỗi cá nhân, vào một giai đoạn khác nhau, một góc nhìn khác nhau thì luôn tạo ra những đáp số khác nhau. Bản thân con người không thể cảm nhận hạnh phúc vì họ luôn đuổi hình bắt bóng, đứng núi này trông núi kia. Và bản thân con người quá tham lam không bao giờ biết điểm dừng cho sự thỏa mãn của những xúc cảm. Từ đó, tác giả đi đến kết luận không có thứ hạnh phúc bất biến, đặc biệt nào trong tương lai cả nên con người đừng mất công kiếm tìm, có chăng nó chỉ là những cảm xúc khác nhau mà thôi. “Mà cảm xúc thì chỉ có nghiện ngập chứ có bao giờ là đủ!” Trong cuốn “The art of Happiness” (Nghệ thuật của hạnh phúc) của tác giả Đức Đạt Lai Lạt Ma và Bác Sĩ Howard C. Cutler lần đầu tiên năm 1988 sau đó được tái bản lại (2012), nhà xuất bản Easton Press. Bằng sự kết hợp tài tình giữa đạo Phật phương Đông và khoa học tâm lý phương Tây, bác sĩ Howard C. Cutler đã chứng minh rằng hạnh phúc không từ trên trời rơi xuống. Và ông cũng có cái nhìn rất biện chứng của đạo Phật khi khẳng định rằng hạnh phúc và gian khổ là hai mặt của một vấn đề. Cái ranh giới mong manh, hành vi tinh tế ấy quả thật không dễ phân biệt. Nếu chúng ta không định nghĩa rạch ròi, làm sao chúng ta biết làm gì để đạt được hạnh phúc. Và trên cơ sở đó, tác giả bằng lập luận của mình đã chỉ ra rằng hạnh phúc có nguồn gốc từ chính bên trong bản thân sự vật, đó là từ “tâm”. Và để con người luôn có được hạnh phúc thì cần làm cho cái tâm luôn khỏe mạnh bằng cách “luyện tâm”. Trong cuốn “Alain nói về hạnh phúc”của Émile Chartlier, NXB Trẻ (2013), những “trao đổi” về đề tài hạnh phúc và bất hạnh được Alain tập hợp lại thành quyển sách Propos sur le bonheur (dịch: Alain nói về hạnh phúc). Qua những mẩu chuyện nhỏ có thể thấy Alain quan tâm nhiều đến thái độ của mỗi người đối với hạnh phúc và bất hạnh, phân tích tại sao người ta không biết hạnh phúc với hạnh phúc của mình và tự làm cho sự bất hạnh nhân lên nhiều lần nhờ vào nó mà bạn có thể học được cách hạnh phúc thực sự với những hạnh phúc mà cuộc đời đã mang đến, và không tự làm mình bất hạnh hơn những bất hạnh mà 6
- cuộc đời đã bắt chúng ta phải chịu. Đề tài cấp Nhà nước: “Hạnh phúc của người Việt Nam: Quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá” (2018) do tác giả Lê Ngọc Văn làm chủ nhiệm. Đề tài thực hiện với mục tiêu: Làm rõ quan niệm về hạnh phúc trong điều kiện của đất nước và con người Việt nam hiện nay; Phân tích thực trạng về hạnh phúc của con người Việt Nam hiện nay; Xác định chỉ số đánh giá hạnh phúc của con người Việt Nam phù hợp với điều kiện Việt Nam và có khả năng so sánh quốc tế, trước hết là so sánh với các quốc gia về trình độ phát triển gần với Việt Nam; Nghiên cứu tạo cơ sở cho việc định hướng chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Đề tài có nhiều đóng góp về mặt khoa học cụ thể là: Xây dựng khái niệm hạnh phúc; Đề xuất hệ thống chỉ báo đo lường hạnh phúc; Đề xuất phương pháp tính toán chỉ số hạnh phúc. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng chỉ ra các nhóm xã hội/ dân số có các mức độ hạnh phúc khác nhau; Xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp, 5 nhóm dân số có chỉ số hạnh phúc cao nhất lần lượt là: nhóm có mức sống khá giả, nhóm tôn giáo khác, nhóm nông thôn đồng bằng, nhóm Phật giáo và nhóm nội trợ/nghỉ hưu. Sự hài lòng với cuộc sống trên các khía cạnh khác nhau được coi như thang đo đánh giá sự hạnh phúc của con người. Đề tài “Sự hài lòng về cuộc sống” do tác giả Hoàng Bá Thịnh làm chủ nhiệm, thuộc đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, thực hiện giữa năm 2011 tại 8 xã và 6 phường của 4 tỉnh/thành phố là Hải Dương, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Nghiên cứu này sử dụng câu hỏi Likert với thang đo 5 bậc (1= hoàn toàn không hài lòng; 5= rất hài lòng) với dung lượng mẫu 2400. Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy người dân Việt Nam có mức độ hài lòng cao nhất là ở các lĩnh vực: quan hệ cha mẹ - con cái; hôn nhân, gia đình, con cái. Mức độ hài lòng thấp nhất thuộc các lĩnh vực chi tiêu, học vấn, thu nhập, cơ sở hạ tầng. Đề tài cấp bộ “Đánh giá việc thực hiện các tiêu chí gia đình văn hóa hiện nay và xây dựng tiêu chí gia đình văn hóa trong giai đoạn mới” (2005) do tác giả Lê Trung Trấn làm chủ nhiệm. Trong công trình này, nhóm tác giả đã tiến 7
- hành điều tra 1600 đối tượng đại diện cho hộ gia đình, các cấp lãnh đạo tại 6 tỉnh thành. Trên cơ sở kết quả điều tra, tác giả đã đề xuất thay thế việc xây dựng gia đình văn hóa bằng việc xây dựng gia đình hạnh phúc và đi xây dựng những tiêu chí về gia đình hạnh phúc. Các bài báo: Trong bài viết “Vài nét bàn về quan niệm hạnh phúc gia đình ở Việt Nam” của tác giả Lê Thi, Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới, số 2- 2012. Bài viết trình bày một số nét về quan niệm hạnh phúc gia đình và các yếu tố để xây dựng gia đình hạnh phúc. Theo tác giả khi đề cập đến quan niệm hạnh phúc gia đình thì điều cần nhấn mạnh là giá trị của chữ tình và chữ nghĩa. Nghĩa và tình có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động và củng cố lẫn nhau, giúp đôi vợ chồng chung sống êm đẹp suốt đời. Và điều cơ bản là hạnh phúc gia đình cần được xây dựng và củng cố trên cơ sở tình và nghĩa giữa đôi vợ chồng trong suốt quá trình chung sống. Đó là kết nối bền chặt nhất trong mối quan hệ của gia đình. Ngoài ra, tác giả còn đề xuất một số giải pháp xây dựng hạnh phúc trong gia đình Việt Nam. Bài viết “Định hướng giá trị của sinh viên về gia đình hạnh phúc” của hai tác giả Phùng Bích Thủy và Văn Thị Kim Cúc (2004), trên cơ sở điều tra xã hội học đã đưa ra quan điểm về gia đình hạnh phúc gia đình hòa thuận và ổn định kinh tế. Tác giả cũng chỉ ra những yếu tố tác động tới hạnh phúc của một gia đình: mối quan hệ tình yêu giữa vợ và chồng, mối quan hệ cha mẹ và con cái, yếu tố kinh tế, vật chất đầy đủ. Tác giả chỉ ra rằng, quan niệm của giới trẻ có sự thay đổi khi cho rằng yếu tố vật chất có vai trò này càng quan trọng đối với hạnh phúc của gia đình. Ngoài ra, trong bài viết tác giả còn đề cập tới vị trí, vai trò của vợ và chồng đối với việc xây dựng và gìn giữ hạnh phúc trong gia đình. Bài viết “Quan niệm về hạnh phúc gia đình thời kỳ Đổi mới” (so sánh giữa nông thôn và thành thị) của giả Phùng Thị Kim Anh trên Tạp chí Gia đình và Giới, số 3 -2009. Trong bài viết của mình tác giả khẳng định gia đình là một thiết chế xã hội với chức năng cơ bản nhất là đảm bảo sự thoả mãn nhu cầu cho các thành viên gia đình, đặc biệt là đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân. Hạnh 8
- phúc gia đình là mục tiêu mà mỗi cá nhân luôn luôn hướng đến. Trong thời kỳ đổi mới, những biến động của nền kinh tế thị trường đã tạo nên những cái nhìn mới, lối sống mới. Cách nhìn mới đó đã làm thay đổi quan niệm về hạnh phúc gia đình như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó, trong bài viết tác giả đi tìm các yếu tố tạo nên hạnh phúc gia đình, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình. Kết quả phân tích cho thấy, mối quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo hạnh phúc gia đình, bất kể gia đình nông thôn hay thành phố. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp xây dựng hạnh phúc gia đình thời kỳ đổi mới. Bài viết: “Quan niệm của các thế hệ Việt Nam về hạnh phúc gia đình và giải pháp xây dựng”, Tạp chí Nghiên cứu con người số 1 năm 2010, tác giả Lê Thi đã đề cập tới bối cảnh mới: xu hướng toàn cầu hóa, quá trình hội nhập quốc tế khiến gia đình Việt Nam có nhiều biến động mạnh mẽ. Tác giả đã tiến hành điều tra ở 4 điểm thuộc đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở kết quả thu được, tác giả khẳng định, quan niệm về hạnh phúc gia đình của các thế hệ khác nhau cũng khác nhau và hết sức đa dạng, phong phú trên cơ sở các chỉ số đánh giá: gia đình hạnh phúc từ kinh tế, gia đình hạnh phúc từ mối quan hệ giữa vợ và chồng, gia đình hạnh phúc từ con cái, gia đình hạnh phúc từ các mối quan hệ nội – ngoại, họ hàng…Kết quả khảo sát cho thấy, dù thế hệ giới tính và tuổi tác khác nhau song đều khảng định yếu tố tôn trọng vợ chồng, cư xử bình đẳng, yêu thương lẫn nhau là quan trọng nhất để xây dựng gia đình hạnh phúc. Còn các yếu tố: kinh tế xếp thứ hai, con cái ngoan ngoãn thành đạt xếp thứ 3, các mối quan hệ xếp vị trí thứ 4. Từ kết quả khảo sát và một số phỏng vấn sâu, tác giả đề xuất một số biện pháp xây dựng hạnh phúc gia đình trong bối cảnh mới. Bài viết: “Các yếu tố tác động đến hạnh phúc vợ chồng, mức độ hài lòng với hôn nhân và cuộc sống gia đình của người dân” (nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Quảng Ngãi), Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5 năm 2014, của tác giả Lê Việt Nga, tác giả đã bản đến khái niệm hạnh phúc trong hôn nhân và các yếu tố tác động tới hạnh phúc trong gia đình từ đó tác giả đi khảo cứu tại khu 9
- vực tỉnh Quảng Ngãi. Bài viết “Suy ngẫm về hạnh phúc và cách đạt được hạnh phúc” của TS. Trần Việt Dũng đăng trên báo điện tử Chungta.com đã bàn về khái niệm hạnh phúc. Sau những phân tích quan điểm của các nhà tư tưởng, tác giả cho rằng hạnh phúc là trạng thái tinh thần tốt đẹp nhất, cao quí nhất, xứng đáng là nhu cầu, khát vọng của tất cả chúng ta. Bằng những con đường và mức độ khác nhau, hạnh phúc đã, đang là mục đích và lẽ sống chung cho tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. Trong bài viết này tác giả đề cập đến 6 yếu tố tác động đến hạnh phúc của con người: đối tượng tinh thần tác động lên con người (môi trường, điều kiện vật chất, sức khỏe), nhu cầu cá nhân, quan điểm của cá nhân, mức độ xâm nhập của tinh thần vào đối tượng, cảm nhận của chủ thế với đối tượng tác động và tính cách cá nhân. Bài viết: “Cảm giác hạnh phúc dưới góc nhìn của khoa học” trên trang báo điện tử khoahoc.tv cho rằng cảm giác hạnh phúc của con người và những kí ức tươi đẹp của họ chịu sự kiểm soát của não bộ (vùng hồi hải mã), được sản sinh ra từ chất dẫn truyền thần kinh serotonin được tổng hợp từ amino acid trytophan. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng con người sẽ cảm thấy hạnh phúc khi mỗi ngày họ dành ít nhất 20 phút để suy nghĩ về những điều tích cực, mở rộng tư duy và tăng cường trí nhớ làm việc. Trong nghiên cứu này cũng chỉ ra nhiều điểm thú vị: Một là, những người đã kết hôn thường cảm thấy hạnh phúc hơn 10% so với những người độc thân. Hai là, những nghề nghiệp đem lại cảm giác hạnh phúc nhất trên hành tinh: mục sư, diễn viên, kiến trúc sư, cứu hỏa. Ba là, những bài tập rèn luyện cơ thể, giúp giải phóng protein và endophin khiến não bộ cảm thấy hạnh phúc hơn, và những người được ngủ đủ giấc sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn những người thiếu ngủ. Bốn là, những người theo tôn giáo thường cảm thấy hạnh phúc hơn so với những người không theo bất kỳ tôn giáo nào. Năm là, khi con người được đáp ứng những nhu cầu cơ bản (tháp nhu cầu Maslow) và họ dành được 2h/ tuần làm việc từ thiện, giúp đỡ cộng đồng họ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn so với những người khác. 10
- Luận văn, luận án: Trong luận án tiến sĩ “Hạnh phúc của con người được quyết định bởi điều gì?” của Howard Dickinson, Colombia, Mỹ (1988) ông đã tiến hành điều tra trên 121 người với công việc và mức độ thành đạt khác nhau. Sau các cuộc điều tra xã hội học ông đi đến kết luận: Trên thế giới này có 2 loại người hạnh phúc: 1, Những người bình thường sống thanh bạch, an nhiên tự tại; 2, Những người nổi danh thành công kiệt xuất. Trên cơ sở đó, ông đi tìm phương pháp để đạt đến hạnh phúc ở mỗi nhóm người. Sau 20 năm khi luận án được công bố, ông tiếp tục liên lạc lại và làm cuộc điều tra với 121 nười này. Kết quả thu được có sự chênh lệch quan điểm rất lớn trong nhóm người thứ 2, ông đi đến kết luận: Hạnh phúc có được nhờ vào địa vị và vật chất là thứ hạnh phúc mong manh không có sự bền vững. Khi địa vị và vật chất không còn thì hạnh phúc cũng ra đi cùng với nó. Chỉ có những người có được hạnh phúc nhờ vào sự tu dưỡng của bản thân, buông bỏ dục vọng khiến cho tâm hồn trở nên thăng hoa, đó mới là thứ hạnh phúc lâu bền. Cho nên, tu dưỡng tâm hồn mới là khởi nguồn của hạnh phúc. Luận án tiến sĩ Tâm lý học của Đặng Hoàng Ngân (2018) bàn về “Ảnh hưởng của tiêu điểm kiểm soát đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên”. Trong luận án, tác giả đã bàn tới khái niệm cảm nhận hạnh phúc được nhìn nhận không chỉ là sự hài lòng với cuộc sống, có nhiều cảm xúc tích cực, ít cảm xúc tiêu cực mà còn là sự trải nghiệm sự hiện thực hóa cá nhân thông qua tăng cường tính tự chủ, làm chủ hoàn cảnh, phát triển cá nhân, có các mối quan hệ tích cực, có mục tiêu sống, tự chấp nhận bản thân. Cùng với lí thuyết tiêu điểm kiểm soát trong luận án tác giả đã đề cập tới một số cơ chế đo lường cảm nhận hạnh phúc dưới góc độ tâm lý học. Luận án tiến sĩ Xã hội học của Phạm Thị Pha Lê (2019) bàn về “Hạnh phúc của người dân theo Thiên Chúa Giáo (nghiên cứu trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh)”đã làm rõ một số khái niệm cơ bản: hạnh phúc, công giáo, hạnh phúc của người công giáo ở thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở các lý thuyết xã hội học, tác giả đã đi sâu làm rõ hạnh phúc của nguời công giáo trên 3 phương 11
- diện: vật chất – kinh tế, môi trường; các quan hệ gia đình – xã hội và hạnh phúc cá nhân của người công giáo trên cơ sở có sự so sánh với hạnh phúc của người theo các tôn giáo khác: Phật giáo và các tín ngưỡng khác tại Việt Nam. Qua khảo sát các công trình nghiên cứu về hạnh phúc, hạnh phúc gia đình trên nhiều lĩnh vực, dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, cho thấy vấn đề hạnh phúc trong gia đình chủ yếu được nghiên cứu dưới những góc độ lí luận chung nên rất cần những công trình nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể về vấn đề hạnh phúc trong gia đình Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lí luận về hạnh phúc, hạnh phúc trong gia đình, các yếu tố tác động tới quan niệm về hạnh phúc trong gia đình luận văn đi sâu làm rõ nội dung quan niệm về hạnh phúc trong gia đình ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những quan niệm tích cực và hạn chế quan niệm tiêu cực trong quan niệm về hạnh phúc trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu. - Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được những mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: + Làm rõ một số vấn đề lý luận về hạnh phúc, quan niệm về hạnh phúc trong gia đình. + Chỉ ra một số yếu tố tác động tới quan niệm về hạnh phúc trong gia đình Việt Nam hiện nay. + Phân tích nội dung quan niệm về hạnh phúc và một số vấn đề đặt ra trong quan niệm về hạnh phúc của gia đình qua khảo cứu ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. + Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những quan niệm tích cực và hạn chế những quan niệm tiêu cực về hạnh phúc trong gia đình ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quan niệm về 12
- hạnh phúc trong gia đình Việt Nam qua khảo cứu ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Quan niệm về hạnh phúc trong gia đình ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Với cách tiếp cận đó, luận văn sẽ tập trung làm rõ quan niệm về hạnh phúc trong gia đình tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (chủ yếu là gia đình hạt nhân gồm có cha mẹ và con cái) ở hai nhóm nghề nghiệp khác nhau (công nhân và viên chức) + Phạm vi về không gian: Nghiên cứu ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. + Phạm vi thời gian: 5 năm trở lại đây (2015 – 2020) 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận của luận văn: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về gia đình. - Phương pháp nghiên cứu: + Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể như: logic – lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học…. để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. + Trên cơ sở lý thuyết đã xây dựng đề tài tiến hành điều tra xã hội học với 60 người đã kết hôn trên 5 năm thuộc hai nhóm nghề nghiệp: viên chức (30 người) và công nhân (30 người) ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội về hạnh phúc trong gia đình. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm làm rõ hơn những quan điểm mà điều tra chưa đủ làm sáng tỏ. 6. Đóng góp của đề tài Những đóng góp mới của đề tài được thể hiện trên một số điểm như sau: - Làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về hạnh phúc trong gia đình và những nhân tố tác động tới quan niệm về hạnh phúc trong gia đình Việt Nam hiện nay. - Một số nội dung quan niệm về hạnh phúc trong gia đình, những vấn đề 13
- đặt ra và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những quan niệm tích cực và hạn chế những quan niệm tiêu cực về hạnh phúc trong gia đình ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 7. Ý nghĩa của luận văn Luận văn góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về hạnh phúc trong gia đình Việt Nam hiện nay. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề liên quan đến gia đình, hạnh phúc, hạnh phúc trong gia đình. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Triết học: Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội) - Đặng Thị Kim Anh
21 p | 275 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Triết lý nhân sinh trong Tây du ký
116 p | 475 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 363 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp phát triển
85 p | 163 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay
91 p | 84 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Một số tính chất của đồng điều địa phương cho môđun Compắc tuyến tính
42 p | 106 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm của V.I.Lênin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện nay
94 p | 7 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm về con người trong chủ nghĩa hiện sinh
106 p | 6 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng
98 p | 5 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của Immanuel Kant và ý nghĩa thời đại
110 p | 7 | 4
-
tr.Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
15 p | 87 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề chân lý trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ
104 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh - Giá trị và hạn chế
115 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm của Karl Popper về xã hội mở
116 p | 4 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh
100 p | 3 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
127 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng Nguyễn Phước Đức Đạt qua tác phẩm
107 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper trong một số tác phẩm
108 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn