Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng chính trị - xã hội của Plato và ảnh hưởng của nó đến Aristotle
lượt xem 31
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản tư tưởng chính trị - xã hội của Plato, và ảnh hưởng của nó đến Aristotle. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng chính trị - xã hội của Plato và ảnh hưởng của nó đến Aristotle
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ NGÂN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA PLATO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ARISTOTLE Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học Hà Nội - 2016 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ NGÂN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA PLATO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ARISTOTLE Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học Mã số: 60 22 03 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Chí Hiếu Hà Nội - 2016 2
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ··············································································· 5 NỘI DUNG ············································································ 13 Chương 1: BỐI CẢNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA PLATO ······················································· 13 1.1 Bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội dẫn tới sự hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của Plato ························································ 13 1.2 Những tiền đề lý luận cho sự ra đời tư tưởng chính trị - xã hội của Plato ··························································································· 17 1.3 Khái lược về cuộc đời và sự nghiệp của Plato ····························· 22 Chương 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ -XÃ HỘI CỦA PLATO - 26 2.1 Học thuyết về ý niệm và linh hồn- cơ sở lý luận của tư tưởng chính trị - xã hội của Plato ······································································· 26 2.2 Tư tưởng chính trị cơ bản của Plato ········································ 31 2.2.1 Tư tưởng của Plato về nguồn gốc nhà nước·········································· 31 2.2.2 Tư tưởng của Plato về nguồn gốc nhà nước·········································· 33 2.2.3 Sự phê phán đối với các hình thức nhà nước suy đồi ·························· 34 2.3 Nội dung tư tưởng xã hội của Plato ········································· 40 2.3.1 Cơ cấu tổ chức và các tầng lớp trong xã hội·········································· 40 2.3.2 Tư tưởng của Plato về sở hữu và hôn nhân··········································· 45 2.3.3 Tư tưởng của Plato về giáo dục con người ············································ 51 2.4 Những giá trị và hạn chế ······················································· 60 2.4.1 Những giá trị···························································································· 60 2.4.2 Những hạn chế ························································································ 67 Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ -XÃ HỘI PLATO ĐẾN ARISTOTLE ······················································· 70 3.1 Sự phê phán của Aristotle đối với tư tưởng chính trị - xã hội của Plato ··························································································· 70 3
- 3.2 Sự kế thừa, phát triển của Aristotle đối với những tư tưởng chính trị - xã hội Plato ················································································ 77 KẾT LUẬN············································································ 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ········································ 98 4
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Triết học là kết tinh tinh thần của thời đại lịch sử, mà trước hết là kết quả sự phản tư về lý luận của các vĩ nhân, các triết gia đối với thời đại của họ. Vì lẽ đó, theo C.Mác, các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá nhất và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học. Do vậy, nghiên cứu những tư tưởng triết học nói chung và tư tưởng chính trị - xã hội nói riêng là việc làm ý nghĩa, có vai trò như là một mắt xích trong nhận thức dòng chảy tư tưởng của nhân loại. Plato là nhà một trong những nhà triết học vĩ đại nhất thời kỳ cổ đại. Những đóng góp của ông cho nền triết học nhân loại là hết sức to lớn. Tư tưởng chính trị - xã hội là một bộ phận quan trọng trong hệ thống triết học của ông. Ở đó, những tư tưởng của Plato không chỉ phản ảnh hiện thực xã hội thời đại ông đang sống mà trên hết, còn thể hiện quan điểm, lập trường tư tưởng của ông đối với các vấn đề chính trị- xã hội. Là một nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại, những tư tưởng triết học của Plato hình thành trong bối cảnh xã hội Hy Lạp lúc đương thời đầy những biến động, với sự khủng hoảng của nền dân chủ chủ nô, sự gia tăng căng thẳng và xung đột xã hội, làm con người mất phương hướng trong đời sống tinh thần. Những tư tưởng của Plato là kết quả của việc nghiên cứu và nhìn nhận hiện thực đương thời, vì vậy nó mang những giá trị sâu sắc, có đóng góp to lớn vào kho tàng lịch sử tư tưởng nhân loại. Những nghiên cứu của Plato về chính trị - xã hội chứa đựng nhiều tư tưởng sâu sắc, đề cập đến nhiều vấn đề cấp bách trong xã hội như vấn đề công bằng xã hội, giáo dục, sở hữu và chế độ hôn nhân... ; đồng thời còn thể hiện những quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ, nghệ thuật... Những tư tưởng chính trị - xã hội của 5
- Plato mang nhiều giá trị tiến bộ, thể hiện ước muốn cải tổ xã hội Hy Lạp đầy biến động thành một xã hội tốt đẹp. Xã hội đó sẽ được lãnh đạo bởi những nhà thông thái- nhà triết học, được bảo vệ bởi lực lượng vệ quốc can đảm và tinh nhuệ, xã hội mà mỗi người làm tròn vai trò của mình theo đúng khả năng tự nhiên của họ. Là nhà triết học theo quan điểm duy tâm, cộng thêm lập trường chính trị của giới quý tộc chủ nô, cùng với những điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội đương thời chi phối, cho nên tư tưởng Plato không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Những tư tưởng của ông còn chứa đựng cả những yếu tố không tưởng, bảo thủ. Việc nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, chỉ ra những hạn chế trong tư tưởng chính trị - xã hội của Plato là việc làm cần thiết. Những tư tưởng chính trị - xã hội của Plato không chỉ là sự tiếp thu, kế thừa và phát triển các tư tưởng chính trị - xã hội sơ khai của các triết gia đi trước mà còn góp phần đặt nền móng và có ảnh hưởng rất lớn đến các triết gia đương thời và cả về sau. Sự ảnh hưởng đó tiêu biểu nhất là ở người học trò của Plato - Aristotle. Aritstotle có 20 năm gắn bó và học tập dưới sự chỉ dẫn của Plato, vì vậy những tư tưởng của Plato nói chung và tư tưởng chính trị- xã hội của Plato nói riêng có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của Aristotle. Là người đi sau, Aristotle đã tiếp thu những tư tưởng của người đi trước nhưng sự tiếp thu đó không phải là thụ động mà là sự tiếp thu có chọn lọc. Ngoài những điểm Aristotle cho rằng hợp lý, ông còn không ngần ngại phê phán một cách khách quan quan niệm của thầy mình, với phương châm “Plato là người thầy nhưng chân lý quý hơn”. Trong lĩnh vực chính trị -xã hội, Aristotle đưa ra những quan điểm gần như đối lập với quan điểm của Plato và sự phê phán của Aristotle đối với quan điểm chính trị - xã hội của Plato là rất gay gắt. Việc nghiên cứu hệ thống những quan niệm chính trị - xã hội của Plato và ảnh hưởng của nó đến Aristotle, không chỉ nâng cao hiểu biết về một nhà tư tưởng vĩ đại mà một lần nữa khẳng định vị trí cũng như giá trị của những tư tưởng chính trị - xã hội của Plato đối với lịch sử tư tưởng nhân loại. 6
- Xuất phát từ những suy nghĩ trên đây, học viên mạnh dạn chọn vấn đề: Tư tưởng chính trị - xã hội của Plato và ảnh hưởng của nó đến Aristotle làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Trong quá trình phát triển lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại, tư tưởng triết học của Plato và Aristotle có một vị trí đặc biệt quan trọng. Ở Việt Nam, ngoài những tác phẩm được dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt, việc nghiên cứu tư tưởng của Plato và Aristotle nói chung và tư tưởng chính trị - xã hội của hai ông nói riêng luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Hiện nay, những tài liệu nghiên cứu về tư tưởng Plato và Aristotle rất phong phú, có những nghiên cứu từ rất sớm về vấn đề này như: trước năm 1975, có thể kể đến những công trình của các tác giả như: Lê Tôn Nghiêm với “Martin Heidegger và sự thất bại của tư tưởng phương Tây hiện đại” (Tư tưởng, số 5/1969); “Lịch sử triết học Tây phương- thời kỳ khai nguyên triết lý Hy Lạp” (Lá Bối, Sài Gòn, 1971) và “Triết học thời Thượng cổ và Trung cổ” (Lá Bối, Sài Gòn, 1973); “Lịch sử các học thuyết chánh trị” (Hùng Nguyên, Nguyễn Ngọc Huy; Cấp tiến sản xuất, Sài Gòn, 1970); hay “Platon - Bữa tiệc” (bản dịch từ tiếng Pháp của Nguyễn Văn, 1964); “Nietzsche: Triết lý Hy Lạp thời bi kịch” (bản dịch Trần Xuân Kiêm, Nxb Tân An, Sài Gòn, 1975); “Câu truyện triết học” của Will Durant (bản dịch của Trí Hải và Bửu Đính, Nha tu thủ và sưu khảo, Viện Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1971)... Đây đều là những cuốn sách tập hợp có hệ thống những tư tưởng triết học và cuộc đời của các nhà triết học trong lịch sử mà trong đó tư tưởng triết học của Plato và Aristotle được phân tích và khái quát có hệ thống. Trong khoảng thời gian sau đó có thể kể đến những công trình nghiên cứu về tư tưởng Plato và tư tưởng của Aristotle đáng chú ý như: “Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới” (Lưu Kiếm Thanh, Phạm Hồng Thái dịch, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993). “Văn học cổ điển Hy Lạp Homer- Anh hùng 7
- ca Iliade” do Hoàng Hữu Đản dịch (tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1997); “Thần thoại Hy Lạp” của Nguyễn Văn Khỏa (Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1998, 2 tập). “Triết học Hy Lạp Cổ đại” của Đinh Ngọc Thạch (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999) hay “Lịch sử các học thuyết chính trị” của Doãn Chính và Nguyễn Thế Nghĩa (Nxb Khoa học xã hội, 1999). “Triết học Hy Lạp, La Mã” của Hà Thúc Minh (Nxb Mũi Cà Mau, 1998); “Lịch sử triết học” của Nguyễn Hữu Vui (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1998) là sự hệ thống, khái quát những tư tưởng triết học của các nhà triết học trong dòng chảy lịch sử tư tưởng triết học từ thời cổ đại đến hiện đại, bao gồm cả triết học phương Đông và Phương Tây tạo điều kiện cho việc so sành, đối chiếu quan niệm triết học của Plato và Aristotle đối với các nhà triết học khác cũng như thấy được vai trò, vị trí của tư tưởng triết học Plato, triết học Aristotle đặc biệt là tư tưởng chính trị - xã hội. “Triết học Hy Lạp cổ đại” của Thái Ninh (Nxb. Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội, 1987), trong đó trình bày khái quát những tư tưởng cơ bản của các nhà triết học cổ đại. Trong chương VI là sự trình bày những tư tưởng cơ bản của Plato đồng thời nhấn mạnh những giá trị tư tưởng trong quan niệm về đạo đức và chính trị xã hội... Gần đây, có công trình đáng chú ý của các tác giả: Đỗ Minh Hợp - Nguyễn Thanh - Nguyễn Anh Tuấn (2006), “Đại cương lịch sử triết học phương Tây” (Dùng cho sinh viên các ngành KHXH & NV không chuyên ngành triết học (Nxb. Tổng hợp TP HCM); Đỗ Minh Hợp (2014), “Lịch sử triết học phương Tây (tập 2) - Triết học phương Tây cận hiện đại” (Nxb. CTQG, Hà Nội). Các công trình này đều dành thời lượng khá dài để bàn về những tư tưởng triết học của Plato, Aristotle nói chung và tư tưởng chính trị - xã hội của hai ông nói riêng. Ngoài ra còn có những luận văn, luận án nghiên cứu về tư tưởng của Plato như luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thanh Thủy trường Khoa học xã hội và nhân văn ĐHQGTPHCM với đề tài “Tư tưởng chính trị của Plato trong tác phẩm Nền cộng hòa và ý nghĩa lịch sử của nó” Ở đây, luận văn đã phân tích sâu sắc và hệ thống tư tưởng chính trị của Plato được thể hiện trong tác phẩm “Cộng hòa” đồng 8
- thời phân tích ý nghĩa lịch sử của những tư tưởng đó. “Tư tưởng giáo dục của Plato qua tác phẩm Cộng hòa” của Phạm Bá Điền, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu của mình trong tư tưởng giáo dục được thể hiện trong tác phẩm Cộng hòa. Về nhà triết học cổ đại Aristotle, có luận văn thạc sĩ của Mai Hoài Anh và Lưu Văn Thắng trường Học viện báo chí và tuyên truyền có tên “Tư tưởng chính trị Aristotle trong tác phẩm chính trị luận”. Luận văn trình bày điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Hy Lạp cổ đại, các tư tưởng chính trị có ảnh hưởng đến Aristotle, hoàn cảnh thân thế sự nghiệp và phân tích những tư tưởng chính trị chủ yếu của Aristotle trong tác phẩm chính trị luận, từ đó đánh giá giá trị, hạn chế của tư tưởng chính trị Aristotle. Trên Thông tin Khoa học xã hội số 12.1014 có bài viết của PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền bài viết mang tên “Tư tưởng triết học về nhà nước của Aristotle trong tác phẩm “Chính trị luận””. Đây là bài viết thể hiện những tư tưởng cơ bản về nhà nước của Aristotle trong tác phẩm “Chính trị luận”. Trong đó, tác giả phân tích rõ những vấn đề như về sự ra đời và bản chất của nhà nước, về chính sách nhà nước, về các hình thức chính quyền và mô hình nhà nước lý tưởng. Bài viết cũng của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 31, Số 2(1015)21-28, mang tên “Tư tưởng triết học giáo dục của Plato”. Ở đó, bài viết khẳng định quan niệm về con người là cơ sở của tư tưởng triết học về giáo dục Plato, chỉ rõ quan niệm về vai trò, đối tượng và nội dung giáo dục của Plato, đồng thời là sự đánh giá những giá trị và hạn chế trong quan niệm giáo dục của Plato. Những công trình nghiên cứu lịch sử triết học mà đặc biệt là công trình nghiên cứu về triết học Plato và Aristotle ở nước ngoài đã được dịch ra tiếng việt mà chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận như: Trong phần hai cuốn “Lịch sử triết học phương Tây” vời tựa đề “Socrates, Platon, Aristoteles” tác giả Bertrand Russel đã đề cập đến những vấn đề chính trị - xã hội trong những tác phẩm tiêu biểu đặc biệt là những tác phẩm của Plato và Aristotle. Cuốn sách “Lịch sử triết học và các luận đề” của tác giả Samuel Enoch Stumpf, được biên dịch bởi Đỗ Văn Thuấn, 9
- Lưu Văn Hy, Nxb Lao động, Hà Nội, 2004, ở đó tác giả thể hiện những đánh giá sâu sắc tư tưởng về Nhà nước của Plato. Tác giả Marcel Brélot và Georges Lescuyes với công trình “Lịch sử các tư tưởng chính trị” được Bùi Ngọc Chương dịch, là công trình nghiên cứu lịch sử các tư tưởng chính trị thế giới, trong đó đề cập đến cuộc đấu tranh giữa tư tưởng chính trị dân chủ và chống dân chủ, đồng thời tác giả cũng phân tích tư tưởng chính trị không tưởng của Plato. Những nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin trong quá trình nghiên cứu lịch sử triết học cũng đặc biệt quan tâm đến tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại, trong đó dành nhiều sự quan tâm đến hai nhà triết học vĩ đại nhất thời cổ đại là Plato và Aristotle. Điều này được thể hiện qua những nhận định, phân tích, đánh giá của các nhà kinh điển cụ thể trong các tác phẩm như: Bản thảo Kinh tế - triết học năm 1844 của C.Mác, Chống Đuyrinh, Biện chứng của tự nhiên của Ph.Ăngghen, Bút ký triết học của V.I Lênin. Đồng thời, khi nghiên cứu tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Plato và Aristotle hiện nay đã có những bản dịch từ những tác phẩm chính của hai nhà triết học này như: tác phẩm “Cộng hòa” của Plato do Đỗ Khánh Hoan dịch, hay tập hợp những tác phẩm của Plato trong cuốn Benjamin Jowett & M.J. Knight: Plato chuyên khảo do Lưu Minh Hy và Trí Tri biên dịch. Và tác phẩm tiêu biểu của Aristotle bàn về vấn đề chính trị - xã hội là tác phẩm “Chính trị luận”, tác phẩm này được Nông Duy Trường biên dịch. Ngoài những nghiên cứu kể trên ở Việt Nam, ở nước ngoài có rất nhiều những công trình nghiên cứu về tư tưởng Plato, trong đó có một số công trình nghiên cứu đã được dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Vì vậy, việc nghiên cứu về tư tưởng Plato nói chung và tư tưởng chính trị - xã hội của ông nói riêng hiện nay cũng có những thuận lợi nhất định trong việc tiếp cận tài liệu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản tư tưởng chính trị - xã hội của Plato, và ảnh hưởng của nó đến Aristotle. 10
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, luận giải bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội và những tiền đề lý luận dẫn đến sự hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của Plato - Tập trung trình bày và phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị - xã hội của Plato và đánh giá những giá trị và hạn chế. - Ảnh hưởng của tư tưởng chính trị - xã hội của Plato đến Aristotle: 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, tác giả vận dụng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: Ngoài phương pháp thống nhất lịch sử - lôgic, phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể, phương pháp diễn dịch, quy nạp, tác giả còn sử dụng kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, so sánh, khái quát hóa để nghiên cứu tư tưởng chính trị - xã hội của Plato và thấy được sự ảnh hưởng của những tư tưởng ấy đến Aristotle 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng chính trị xã - hội của Plato và sự ảnh hưởng của nó đến Aristotle. Phạm vi nghiên cứu: tác giả luận văn chỉ tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị - xã hội của Plato và ảnh hưởng của nó đến Aristotle. 6. Đóng góp mới của luận văn Luận văn “Tư tưởng chính trị - xã hội của Plato và ảnh hưởng của nó đến Aristotle” góp phần tìm hiểu một cách khách quan, có hệ thống những tư tưởng chính trị - xã hội của Plato, bước đầu đưa ra những đánh giá của người nghiên cứu về những giá trị và hạn chế của những tư tưởng đó; đồng thời phân tích những ảnh hưởng của nó đến Aristotle. 11
- 7. Ý nghĩa lý luận và thưc tiễn Ý nghĩa lý luận: Đề tài luận văn góp phần củng cố nhận thức, hiểu biết, sâu sắc hơn về những tư tưởng chính trị - xã hội của Plato - một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại; khẳng định những giá trị trong tư tưởng chính trị - xã hội của Plato trong thời đại ngày nay. Đồng thời, tác giả còn chỉ ra sự ảnh hưởng của tư tưởng chính trị - xã hội của Plato đến Aristotle. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử triết học phương Tây, giai đoạn Hy La cổ đại. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gổm 3 chương, 9 tiết. 12
- NỘI DUNG Chương 1 BỐI CẢNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA PLATO 1.1 Bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội Hy Lạp cổ đại dẫn tới sự hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của Plato Hy Lạp cổ đại là một vùng lãnh thổ vô cùng rộng lớn, lớn hơn nhiều quốc gia Hy Lạp ngày nay. Lãnh thổ bao gồm phần lục địa miền Nam bán đảo Bancăng, vùng ven biển Tiểu Á và các đảo của vùng Êgiê. Hy Lạp là quốc gia có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển đất nước. Tuy nhiên, mỗi vùng miền trên lãnh thổ rộng lớn của Hy Lạp lại có những thuận lơi đặc trưng riêng tạo ra sự phát triển các ngành khác nhau cho các vùng lãnh thổ. Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên cũng tác động làm cho tư duy người Hy Lạp phóng khoáng và tự do bay bổng hơn, sự giao lưu kinh tế, văn hóa luôn được mở rộng giữa Hy Lạp với các quốc gia, nền văn minh bên ngoài. Lãnh thổ của Hy Lạp ngày càng được mở rộng, đây là kết quả của các cuộc di dân thế kỷ VIII-VII TCN và những cuộc viễn chinh dành thắng lợi của Alêchxanđrơ vào cuối thế kỷ IV TCN. Những điều kiện tự nhiên cũng quy định nên khuynh hướng phát triển kinh tế cũng như thể chế chính trị của mỗi vùng miền. Sự khác nhau về xu hướng phát triển kinh tế, cách quản lý xã hội của các thế chế khác nhau gây nên sự xung đột mâu thuẫn giữa các thành bang trên đất nước Hy Lạp. Đây là nguyên nhân gây ra những cuộc chiến tranh thôn tính nhau của các thành bang, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong xã hội Hy Lạp lúc bấy giờ. Plato được sinh ra trên đất nước Hy Lạp - một cái nôi của văn minh thế giới, và thời đại diễn ra đầy những biến động trong xã hội. Những yếu tố này tác động trực tiếp đến những tư tưởng triết học Plato nói chung và tư tưởng chính trị - xã hội của ông nói riêng. Ở Hy Lạp, chế độ chiếm hữu nô lệ đã hình thành và 13
- phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ X đến thế kỷ VIII TCN. Khi xã hội chiếm hữu nô lệ ra đời, xã hội xuất hiện tình trạng phân chia giai cấp thành giai cấp nô lệ và giai cấp chủ nô. Đồng thời với đó là sự phân công lao động trí óc và lao động chân tay cũng diễn ra. Tầng lớp những người lao động trí óc được học hành trong giai cấp chủ nô là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tư duy con người Hy Lạp, hình thành và phát triển các ngành khoa học trong đó có triết học. Đây là những điều kiện tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học Plato, khi bối cảnh xã hội tạo điều kiện cho phát triển tư duy và cũng được tiếp thu những thành quả tư tưởng, nghiên cứu khoa học của những người đi trước. Từ khoảng thế kỷ VI TCN, trong xã hội chiếm hữu nô lệ hình thành các nhà nước thành bang. Nhà nước thành bang là các quốc gia thị thành trong đó lấy một thị thành làm trung tâm. Nhà nước Hy Lạp lúc bấy giờ không phải là một sự thống nhất từ trên xuống dưới mà là sự tồn tại của các thành bang trong đó có 2 thành bang lớn là Athens và Sparta. Nhà nước lúc này được hình thành bằng con đường hòa bình, không phải do sự can thiệp bằng bạo lực từ bên ngoài. Nhà nước ra đời bằng con đường tự nhiên, do nhu cầu liên kết giữa con người với nhau. Ở Hy Lạp lúc đó có một kiểu nhà nước nhưng có hai hình thức cơ bản: Cộng hòa quý tộc (đại diện là thành bang Sparta) và Cộng hòa dân chủ (đại diện là thành bang Athens). Do tầng lớp chủ nô nắm quyền, trong nhà nước cộng hòa quý tộc người nắm quyền là giai cấp chủ nô quý tộc - những ông chủ ruộng đất, còn trong nhà nước cộng hòa dân chủ người nắm quyền lại là giai cấp chủ nô dân chủ- có xuất thân từ những ông chủ công thương mới nổi. Khi tìm hiểu về hai thành bang Sparta và Athens có thể thấy rõ sự khác biệt đặc trưng giữa hai hình thức nhà nước này. Thành bang Sparta, nằm ở phía Nam đảo Peloponnesus, dân số khoảng 400 nghìn người, công dân là người Dorian. Đây là thành bang lạc hậu về kinh tế nhưng pháp triển về quân sự, thành bang chẳng khác gì một trại lính tập trung với 14
- những chiến binh hết sức tinh nhuệ. Họ sống bằng thanh gươm, bằng cách đi xâm chiếm và bắt người bản địa phải lao động để đáp ứng nhu cầu kinh tế cho họ. Những người trong thành bang quen đi xâm chiếm chứ không quen lao động sản xuất. Chế độ nhà nước ở đây gần như độc tài. Về văn hóa, dân tộc Dorian là dân tộc trì trệ nhất. Nguyên nhân của sự trì trệ này là do sự cô lập của thành bang này. Vì vậy, thành bang không có cơ hội tiếp thu những tiến bộ của thế giới bên ngoài. Về mặt kinh tế: trong thành bang Sparta chế độ tư hữu không tồn tại theo cách họ bắt dân bản địa nơi họ xâm chiếm được phải lao động sản xuất và phương thức sản xuất thuộc về chính quyền. Tất cả nô lệ, ruộng đất đều thuộc về nhà nước. Trong thành bang không có giai cấp trung lưu, do vậy không có giai cấp đứng ra giúp quần chúng trong cuộc đấu tranh cho tự do. Thành bang luôn duy trì một kỷ luật sắt đối với mỗi công dân, bắt mỗi cá nhân tuân theo một cách nghiêm ngặt quy định của nhà nước. Có thể gọi là chủ nghĩa tập thể Sparta. Trong xã hội lúc bấy giờ chỉ tồn tại hai giai cấp cơ bản là: giai cấp những người cai trị và giai cấp những người nô lệ. Ngoài ra, còn một tầng lớp là “những cư dân xung quanh”. Các công dân phải cống hiến, hi sinh bản thân mình cho nhà nước. Đây là thành bang đứng đầu trong một liên minh quân sự. Trong cuộc chiến giữa liên minh do Sparta đứng đầu và liên minh do Athens đứng đầu, nhờ sức mạnh quân sự Sparta đã chiến thắng làm cho Athens mất quyền tự chủ. Thành bang Athens: Nơi Plato sinh ra và lớn lên, nằm trên vùng đồng bằng Attích, tổ tiên của người Athens là dòng dõi từ người Êôlien. Khác với thành bang Sparta, thành bang Athens đặc trưng bởi sự phát triển kinh tế, thương mại và văn hóa đô thị. Vì Athens có nhiều hải cảng thuận tiện cho giao lưu thương mậu dịch, quan hệ hàng hóa sớm phát triển làm cho giai cấp chủ nô giàu lên nhanh chóng. Trong xã hội, một bộ phận dân cư tách khỏi lao động chân tay. Vốn xuất phát từ giai cấp chủ nô nên họ có điều kiện học hành và giao lưu tiếp 15
- thu được với những nền văn hóa khác nhau từ các vùng khác, các quốc gia khác. Điều này góp phần hình thành nên một Athens là trung tâm văn hóa của Hy Lạp cổ đại, cái nôi của triết học châu Âu. Đây cũng là điều kiện hình thành nên một thể chế chính trị tiên tiến- chế độ cộng hòa dân chủ. Chế độ nhà nước Athens theo hình thức nhà nước quân chủ, sau đó cùng với sự phát triển kinh tế dẫn đến quyền lực của nhà Vua bị dỡ bỏ thay vì quyền lực của quý tộc. Cũng do sự phát triển kinh tế, rất nhiều nông dân (trồng nho và ô liu) rơi vào nợ nần. Trong xã hội hình thành tầng lớp trung lưu, tầng lớp này ủng hộ những người nông dân bị phá sản, vì vậy yêu cầu tự do hóa chính quyền xuất hiện. Từ yêu cầu đấu tranh của những người nông dân đã dẫn đến hàng loạt các cuộc cải cách dân chủ diễn ra dần hoàn thiện chế độ dân chủ. Có thể kể đến 3 cuộc cải cách tiêu biểu đó là: cuộc cải cách đầu tiên là của Solon, tiếp theo là cuộc cải cách của Clerthenes và cuộc cải cách của Pericles. Sau ba cuộc cải cách thì chế độ dân chủ ngày được hoàn thiện. Các triết gia ở Athens lúc bấy giờ không ủng hộ hai hình thức nhà nước này. Vì họ cho rằng không thể chọn được những người ưu tú để lãnh đạo nhà nước. Từ đây có thể thấy, tuy Athens có sự phát triển về kinh tế, văn hóa nhưng chế độ dân chủ chỉ cho một bộ phận tầng lớp công dân, chứ không phải cho toàn bộ công dân. Trong xã hội, nô lệ không được coi là công dân. Đặc trưng của đấu tranh giai cấp lúc này không phải là cuộc đấu tranh giữa giai cấp chủ nô và nô lệ mà là cuộc đấu tranh giữa hai phe chủ nô quý tộc và chủ nô dân chủ mà đại diện là hai liên minh thành bang. Tóm lại, sự phát triển của thương nghiệp và thủ công nghiệp đã dần hình thành nên tầng lớp chủ nô dân chủ. Địa vị về kinh tế và chính trị của phái chủ nô dân chủ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, giai cấp này luôn bị cản trở kìm hãm bởi phái chủ nô quý tộc. Đây là nguyên nhân diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai giai cấp này. Đại diện cho hai giai cấp này là hai thành bang Sparta và thành bang 16
- Athens, cuộc đấu tranh giữa hai thành bang diễn ra gay gắt, phức tạp trên 30 năm làm cho đất nước Hy Lap trải qua thời kỳ đầy biến động. Cùng với sự phát triển về kinh tế, sự hình thành, phát triển và biến đổi của xã hội chiếm hữu nô lệ, Hy Lạp thời kỳ này cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong các ngành khoa học, nghệ thuật ... Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Hy Lạp là điều kiện khách quan hình thành nên những tư tưởng triết học cũng như tư tưởng chính trị - xã hội Plato. Chứng kiến những biến đổi lịch sử trong xã hội Hy Lạp, Plato nhận ra những khiếm khuyết hiện hữu trong những thể chế chính trị đương thời. Đây là lý do thôi thúc khiến Plato cũng như những nhà triết học cùng thời dành nhiều thời gian công sức, nghiên cứu, kiếm tìm những mô hình nhà nước hoàn thiện, có thể khắc phục được những hạn chế trong các mô hình trong hiện thực lúc bấy giờ. Những tư tưởng chính trị - xã hội của Plato là kết quả nghiên cứu, tiếp thu và phê phán hiện thực xã hội Hy Lạp và những tư duy mang tính dự báo, khai sáng của Plato về sự phát triển xã hội trong tương lai. 1.2 Những tiền đề lý luận cho sự ra đời tư tưởng chính trị - xã hội của Plato Trong tiến trình lịch sử tư tưởng nhân loại, bất kể một triết gia nào khi đưa ra những quan điểm của mình đều có sự kế thừa, tiếp thu và phát triển những tư tưởng của người đi trước. Plato cũng vậy, tiền đề lý luận cho sự ra đời tư tưởng chính trị xã hội của Plato là cuộc đấu tranh tư tưởng giữa một bên là tư tưởng dân chủ và bên kia là phản dân chủ, và sự ảnh hưởng từ những tư tưởng triết học chính trị -xã hội trước đó. Đặc biệt đó là sự ảnh hưởng trực tiếp những tư tưởng từ người thầy của Plato đó là Socrates. Trước nhà triết học Socrates, đặc điểm nổi bật trong tư tưởng của các triết gia Hy Lạp cổ đại thường chỉ đề cập đến những vấn đề tự nhiên, nguồn gốc của vạn vật vũ trụ mà chưa quan tâm đến những vấn đề về cuộc sống xã hội loài người. Những tư tưởng chính trị - xã hội có chăng cũng chỉ là một vài khái niệm 17
- chính trị - xã hội mà chưa đề cập một cách có hệ thống. Tiêu biểu cho những tư tưởng chính trị - xã hội cổ đại Hy Lạp có thể kể đến như: Solon (638-559 TCN) là đại diện tiêu biểu của phe dân chủ. Ông là người khởi xướng cho cuộc cải cách dân chủ trên đất nước Athens. Solon thực hiện cuộc cải cách mang tên Sêsasơchêia ngay sau khi ông lên nắm chính quyền năm 594 TCN. Với cuộc cải cách này ông đã đưa ra những chủ trương như: cấm cầm cố tài sản, thậm chí dù con nợ có đồng ý thì chủ nợ cũng không được bắt họ và gia đình làm nô lệ. Những người bị bán làm nô lệ và những người nô lệ bị bán cho người ngoại quốc khi trở lại Athens đều được trả tự do. Solon cũng ra lệnh xóa bỏ những món nợ quá lớn, từ đó xóa bỏ mọi hoạt động cầm cố đất đai. Solon cho phép người giàu tiếp tục giữ các chức vụ trong chính quyền nhưng ông cũng muốn người nghèo tham gia vào việc điều hành đất nước. Bởi vậy ông chia dân chúng thành những đẳng cấp khác nhau căn cứ theo thu nhập của họ. Lớp thấp nhất là thetes gồm những người bần nông, tá điền và không được nhận bất kỳ chức vụ nào. Tuy nhiên, đẳng cấp thetes được phép tham dự đại hội dân chúng và được quyền xử kiện. Ngoài ra ông còn lập nên một tòa án tối cao với thành viên là những quan chấp chính của Athens đã hết nhiệm kỳ và một cơ quan quyền lực mới là Hội đồng bốn trăm. Mỗi bộ lạc trong 4 bộ lạc sẽ cử ra 100 đại biều tham gia hội đồng này. Những cải cách của Solon là những cải cách tiến bộ và có ý nghĩa to lớn đối vời lịch sử nhân loại. Những chủ trương của Solon đã mở đầu cho một cuộc cách mạng chính trị trên thành bang Athens lúc bấy giờ. Những cuộc cải cách của Solon hay những cuộc cải cách sau đó của Pericles làm cho mâu thuẫn trong cuộc đấu tranh giữa hai phe dân chủ và phản dân chủ càng thêm sâu sắc. Plato là một trong những nhà triết học tham gia cuộc đấu tranh này. Do đứng trên lập trường của phái chủ nô quý tộc nên ông gay gắy chống đối lại với những chủ trương của phe chủ nô dân chủ. Bởi vậy, triết học Plato mà đặc biệt là triết học chính trị xã 18
- hội của Plato là sự phán ánh hiện thực cuộc đấu tranh này và qua đó ông đã thể hiện rõ ràng lập trường tư tưởng chính trị của mình. Héraclite (530-470 TCN), đứng trên lập trường của phe chủ nô quý tộc chống đối quyết liệt tư tưởng dân chủ của tầng lớp chủ nô dân chủ. Ông cho rằng: “Đấu tranh là nguồn gốc của sự hiện hữu và khởi nguyên của sự sống và tồn tại”. Đấu tranh theo ông là điều kiện để tạo nên sự hài hòa và phân hóa xã hội. Thông qua đấu tranh, bản chất của sự vật được bộc lộ và từ đó con người mới chấp nhận được sự vật. Những tư tưởng của Héraclite còn bảo thủ và phiếm diện vì ông tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân ưu tú: đối với ông một cá nhân ưu tú thì hơn cả vạn người bình thường. Ông cũng tỏ ra khinh miệt tầng lớp quần chúng và chủ trương đàn áp triệt để bất cứ cuộc khởi nghĩa nào của quần chúng nhân dân. Những tư tưởng này hầu như đều có trong tư tưởng của Plato, Plato cũng cùng chiến tuyến với Héraclite trong cuộc đấu tranh chống lại phe chủ nô dân chủ. Hơn nữa tầng lớp quần chúng, hay ở Plato là tầng lớp những người lao động vẫn là những tầng lớp người thấp kém trong mắt các triết gia cổ đại này. Và những người ưu tú luôn được coi trọng và tuyệt đối hóa vai trò của họ nhà nước. Pythagore (571-497 TCN) cũng là nhà triết học chủ trương chống lại phe chủ nô dân chủ. Ông kịch liệt chống đối trước tình hình phái chủ nô quý tộc bị phái chủ nô dân chủ đánh chiếm và cướp chính quyền. Bởi vậy, ông đã thành lập một tổ chức chính trị và triết học để kêu gọi đấu tranh giành lại chính quyền. Đây cũng là đường lối mà cả Socrate và Plato đi theo. Plato sống trong thời kỳ đất nước Hy Lạp chia cắt thành các thành bang với những thiết chế xã hội khác nhau, mà nổi bật là 2 thiết chế dân chủ và quý tộc, đại diện cho hai mô hình này là thanh bang Athens và thành bang Sparta. Từ cuộc đấu tranh về chính trị làm hình thành nên hai khuynh hướng tư tưởng đối lập nhau. Một bên là tư tưởng ủng hộ, bảo vệ nền dân chủ mà đại diện cho tư tưởng này là Solon một bên là tư tưởng phản dân chủ, đấu tranh chống lại tư tưởng dân 19
- chủ, đi theo khuynh hướng này là Héraclite, Pythagore, Socrates và sau này tiếp thu là Plato. Socrates (469-399 TCN) là nhà triết học có ảnh hưởng trực tiếp đến Plato. Những tư tưởng quan điểm triết học của Socrates đặc biệt là cái chết của Socrates đã tác động mạnh mẽ đến Plato. Socrates là người ủng hộ cho thể chế quý tộc của Sparte. Ông không thể chấp nhận được việc số đông dân thường lên nắm chính quyền. Vì trong suy nghĩ của ông đó là những con người tầm thường và dốt nán, do đó không thể đặt chính quyền vào tay họ được. Những người có thể lãnh đạo đất nước phải là những người có năng lực và được chuẩn bị những điều cần thiết mới có thể lãnh đạo được và đây phải là thiểu số. Yêu cầu dân chúng phải phục tùng mọi đòi hỏi của chính quyền và đặc biệt là phải tuyệt đối tuân thủ luật pháp dù luật pháp đó là tốt hay xấu. Tất cả những điều đó là muốn cho dân chúng phải phục tùng một cách vô điều kiện chính quyền. Ông cho rằng, xã hội không thể tồn tại nếu như các đạo luật bất lực. Giá trị cao nhất theo ông là việc sống tuân thủ pháp luật. Tất cả những tinh thần trên của Socrates đều được Plato kế thừa và phát huy, mặc dù những tư tưởng đó có phần bảo thủ và phiếm diện Là một trong những học trò sất sắc của Socrates, Plato chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc những tư tưởng của Socrates cả về thế giới quan và nhân sinh quan, trong đó có những tư tưởng về chính trị - xã hội. Nhân vật mà Plato thường sử dụng trong các tác phẩm của mình chính là Socrates. Học thầy của mình cả trong cách truyền đạt tri thức, Plato trình bày quan điểm của mình hầu hết dưới dạng những cuộc đối thoại để truy tìm chân lý. Có thể nhận thấy rằng Plato đã tiếp thu và phát triển quan niệm của Socrates trên nhiều phương diện: về lập trường chính trị ủng hộ giai cấp quý tộc, đấu tranh chống lại tư tưởng dân chủ vì cho rằng tư tưởng dân chủ còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất công và vì vậy, cần xóa bỏ. Từ đây, ông đưa ra ý tưởng xây dựng một nhà nước cộng hòa quý tộc lý tưởng, nhấn mạnh cả về vấn đề đức hạnh chính trị. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Triết học: Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội) - Đặng Thị Kim Anh
21 p | 275 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Triết lý nhân sinh trong Tây du ký
116 p | 480 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa con người và tự nhiên với việc bảo vệ môi trường sinh thái ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 363 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp phát triển
85 p | 163 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay
91 p | 84 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Một số tính chất của đồng điều địa phương cho môđun Compắc tuyến tính
42 p | 106 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm của V.I.Lênin về dân chủ với việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện nay
94 p | 7 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm về con người trong chủ nghĩa hiện sinh
106 p | 6 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng
98 p | 5 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của Immanuel Kant và ý nghĩa thời đại
110 p | 7 | 4
-
tr.Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát huy giá trị truyền thống của gia đình Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
15 p | 87 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề chân lý trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ
104 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh - Giá trị và hạn chế
115 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm của Karl Popper về xã hội mở
116 p | 4 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Nghệ Tĩnh
100 p | 3 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Triết lý nhân sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
127 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng Nguyễn Phước Đức Đạt qua tác phẩm
107 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Tư tưởng triết học về khoa học của Karl Popper trong một số tác phẩm
108 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn