Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân có hội chứng chồng lấp Hen-BPTNMT tại Thái Nguyên
lượt xem 4
download
Luận văn được thực hiện với mục tiêu nhằm: mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân có hội chứng chồng lấp hen-BPTNMT tại Thái Nguyên. Mô tả kết quả điều trị và phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh nhân có hội chứng chồng lấp hen-BPTNMT. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân có hội chứng chồng lấp Hen-BPTNMT tại Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC CAO VĂN MINH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG CHỒNG LẤP HEN-BPTNMT TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Thái Nguyên, năm 2018
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y – DƯỢC CAO VĂN MINH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG CHỒNG LẤP HEN-BPTNMT TẠI THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: NỘI KHOA Mã số: 8720107 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM KIM LIÊN Thái Nguyên, năm 2018
- i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của Thầy Cô và sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới: - Ban giám Hiệu, Phòng đào tạo, Bộ môn Nội Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. - PGS.TS Phạm Kim Liên, người Thầy trực tiếp hướng dẫn, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian học tập và tiến hành nghiên cứu tại khoa. Cô đã cho tôi nhiều kiến thức quý báu, chỉ bảo tận tình, động viên tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn. - Các Thầy, các Cô Bộ môn Nội đã đóng góp nhiều công sức giảng dậy, đào tạo tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận này. - Ban lãnh đạo Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên, tập thể khoa Cấp cứu chống độc Bệnh viện Gang Thép đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt để tôi hoàn luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ và những người thân yêu trong gia đình, các bạn đồng nghiệp đã hết lòng giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2018 Học viên Cao Văn Minh
- ii LỜI CAM ĐOAN 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Phạm Kim Liên 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2017 Học viên Cao Văn Minh
- iii CHỮ VIẾT TẮT ACOS Asthma- COPD overlap syndrome (Hội chứng chồng lấp giữa hen và COPD) ALĐMP Áp lực động mạch phổi ATS American Thoracic Society ( Hội lồng Ngực Mỹ) BN Bệnh nhân BPTNMT Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD Chronic obstructive pulmonary disease CNHH Chức năng hô hấp Cs Cộng sự ĐTĐ Đái tháo đường FEV1 Forced expiratory volume in fisrt second (thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên) FVC Forced vital capacity (Dung tích sống thở mạnh) GINA Global initiative for asthma (Chương trình toàn cầu về quản lý, xử trí và phòng ngừa hen phế quản) Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease GOLD (Chương trình toàn cầu về quản lý, điều trị BPTNMT) HPQ Hen phế quản HPPQ Hồi phục phế quản HRQoL: Health-related quality of life (chất lượng sức khỏe cuộc sống) ICS Inhaled Corticosteroid LAMA Long-acting anticholinergic LABA Long-acting beta2-agonist mMRC modifide Medical Research Council SABA Short-acting beta2-agonist SAMA Short-acting anticholinergic SEPAR Spanish Society of Pneumology and Thoracic Sur (Hiệp hội Bệnh phổi và Phẫu thuật ngực của Tây Ban Nha) THA Tăng huyết áp
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................. iii MỤC LỤC ....................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... x ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Tổng quan về hội chứng chồng lấp hen- BPTNMT .................................. 3 1.1.1. Đình nghĩa ............................................................................................... 3 1.1.2. Gánh nặng bệnh tật.................................................................................. 3 1.1.3. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới ACOS .............................................. 4 1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chồng lấp hen- BPTNMT ................... 7 1.2. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán hội chứng chồng lấp hen- BPTNMT ........................................................................................................... 8 1.2.1. Triệu chứng lâm sàng .............................................................................. 8 1.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng ..................................................................... 11 1.2.3. Chẩn đoán hội chứng chồng lấp hen-BPTNMT ................................... 13 1.2.4. Chẩn đoán đợt cấp ................................................................................. 21 1.3. Khuyến cáo cho điều trị ACOS................................................................ 22 1.3.1. Điều trị chung ........................................................................................ 22 1.3.2. Khuyến cáo điều trị theo GINA 2013 ................................................... 23 1.4. Một số nghiên cứu về hội chứng chồng lấp trong nước và ngoài nước......... 24 1.4.1. Một số nghiên cứu ACOS ở nước ngoài. .............................................. 24
- v 1.3.2. Nghiên cứu hội chứng chồng lấp hen-BPTNMT ở Việt Nam .............. 26 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 27 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân .................................................................. 27 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 27 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28 2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................. 28 2.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện mục tiêu 1: ....................................................... 28 2.4.2. Chỉ tiêu thực hiện mục tiêu 2:. .............................................................. 29 2.5. Kỹ thuật và phương pháp thu thập số liệu ............................................... 30 2.5.1. Phương pháp khám lâm sàng ................................................................ 30 2.5.2. Các phương pháp cận lâm sàng............................................................. 30 2.6. Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu ...... 33 2.6.1. Đo lường và đánh giá mức độ hút thuốc lá .......................................... 33 2.6.2. Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số khối cơ thể ................................................. 33 2.6.3. Đánh giá điện tim .................................................................................. 33 2.6.4. Đánh giá chỉ số SpO2............................................................................ 34 2.6.5. Chẩn đoán đợt bùng phát và mức độ .................................................... 34 2.6.6. Tiêu chuẩn đánh giá tần suất đợt bùng phát.......................................... 34 2.6.7. Đánh giá mức độ khó thở theo bảng điểm mMRC ............................... 35 2.6.6. Tiêu chuẩn đánh giá một số hình ảnh trên phim X-quang .................... 35 2.6.7. Xét nghiêm công thức máu ...................................................................... 35 2.6.8. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tắc nghẽn BPTNMT .............................. 36
- vi 2.6.9. Tiêu chuẩn xác định bệnh đồng mắc ..................................................... 36 2.6.10. Tiêu chuẩn xác định bệnh nhân hết đợt điều trị. ................................. 37 2.6.11. Cách xác định thời gian điều trị .......................................................... 37 2.6.12. Cách phân nhóm tuổi theo tổng cục dân số ( 2009)............................ 37 2.6.13. Bụi khí độc hại .................................................................................... 37 2.7. Xử lý số liệu ............................................................................................. 37 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 37 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 39 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu lúc vào viện. ........................ 39 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu .................. 41 3.3. Đánh giá kết quả điều trị hội chứng chồng lấp ........................................ 44 3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị đợt bùng phát của đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 48 Chương 4: BÀN LUẬN................................................................................. 51 4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................... 51 4.1.1. Đặc điểm về giới ................................................................................... 51 4.1.2. Đặc điểm về tuổi ................................................................................... 51 4.2. Đặc điểm lâm sàng. .................................................................................. 52 4.2.1. Đặc điểm tiền sử hen phế quản ............................................................. 52 4.2.2. Tiền sử bệnh dị ứng............................................................................... 53 4.2.3. Đặc điểm hút thuốc và tiếp xúc với khói bụi ........................................ 53 4.2.4. Triệu chứng toàn thân ........................................................................... 55 4.2.5. Triệu chứng cơ năng ............................................................................. 55 4.2.6. Triệu chứng thực thể ............................................................................. 56
- vii 4.3. Đặc điểm cận lâm sàng ............................................................................ 56 4.3.1. Đặc điểm số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi .................................. 56 4.3.2. Đặc điểm trên X-quang tim phổi thẳng................................................. 57 4.3.3. Đặc điểm chức năng thông khí.............................................................. 57 4.3.4. Hình ảnh trên điện tâm đồ .................................................................... 58 4.3.5. Chẩn đoán hội chứng ACOS ................................................................. 58 4.4. Kết quả điều trị của bệnh nhân ACOS ..................................................... 59 4.4.1. Kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu ............................................ 59 4.4.2. Thay đổi triệu chứng toàn thân sau điều trị .......................................... 60 4.4.2. Thay đổi triệu chứng cơ năng sau điều trị............................................. 60 4.4.3. Thay đổi triệu chứng thực thể sau điều trị ............................................ 61 4.4.4. Thay đổi triệu chứng cận lâm sàng sau điều trị .................................... 61 4.5. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị ........................................... 62 4.5.1. Liên quan tuổi với kết quả điều trị ........................................................ 62 4.5.2. Thời gian bi bệnh liên quan với kết quả điều trị ................................... 62 4.5.3. Mức độ tắc nghẽn với kết quả điều trị .................................................. 62 4.5.4. Tiền sử hút thuốc lá bao- Năm với kết quả điều trị .............................. 63 4.5.5. Bệnh đồng mắc ảnh hưởng tới kết quả điều trị ..................................... 63 4.5.6. Liên quan chỉ số BMI với kết quả điều trị bệnh nhân ACOS ............... 64 4.5.7. Liên quan giữa số đợt bùng phát trong năm với kết quả điều trị .......... 65 KẾT LUẬN .................................................................................................... 66 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Các tiêu chuẩn chính và phụ được sử dụng để xác định ACOS ........ 13 Bảng 2: Tiêu chuẩn chẩn đoán ACOS của ATS ............................................. 14 Bảng 3: Đặc điểm thường gặp của hen phế quản, BPTNMT và ACOS......... 16 Bảng 4. Chức năng hô hấp trong hen, BPTNMT và ACOS ........................... 18 Bảng 2.1. Bảng thang điểm mMRC ................................................................ 35 Bảng 2.2. Phân loại mức độ tắc nghẽn ............................................................ 36 Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới ( n= 72) .............. 39 Bảng 3.2. Tiền sử bệnh hen của đối tương nghiên cứu n= 72 ........................ 40 Bảng 3.3.Tiền sử dị ứng của đối tượng nghiên cứu ........................................ 40 Bảng 3.4. Tỷ lệ các bệnh đồng mắc của đối tượng nghiên cứu. ..................... 40 Bảng 3.5. Đặc điểm triệu chứng toàn thân của đối tượng nghiên cứu............ 41 Bảng 3.6. Đặc điểm triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu .............. 41 Bảng 3.7. Đặc điểm triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu (n=72) 42 Bảng 3.8. Đặc điểm công thức máu của đối nghiên cứu (n= 72) ................... 42 Bảng 3.9. Đặc điểm tổn thương X quang của đối tượng nghiên cứu (n=72) . 43 Bảng 3.10.Mức độ tắc nghẽn của đối tượng nghiên cứu (n= 67) ................... 43 Bảng 3.11. Kết quả điện tâm đồ của đối tượng nghiên cứu (n=72) ................ 43 Bảng 3.12. Thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu (n= 72) ................ 44 Bảng 3.13. Thay đổi tần một số dấu hiệu sinh tồn sau điều trị của ĐTNC .... 46 Bảng 3.14.Thay đổi giá SpO2 sau điều trị của đối tượng nghiên cứu (n=72) 46 Bảng 3.15. Thay đổi công thức máu sau điều trị của ĐTNC ( n= 72) ............ 47 Bảng 3.16. Liên quan tuổi với kết quả điều trị của ĐTNC (n=72) ................. 48
- ix Bảng 3.17. Liên quan BMI với kết quả điều trị đợt bùng phát của đối tượng nghiên cứu (n=72.) .......................................................................................... 48 Bảng 3.18. Liên quan giữa thời gian bị bệnh với kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu, n= 72 ............................................................................................ 49 Bảng 3.19. Liên quan hút thuốc số bao - năm với kết quả điều trị (n=50) ..... 49 Bảng 3.20. Phân bố số bệnh đồng mắc theo kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu, n= 72 ........................................................................................................ 50 Bảng 3.21. Liên quan số đợt bùng phát với kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu, n= 72 ........................................................................................................ 50
- x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tiền sử hút thuốc lá, tiếp xúc khói bụi ĐT nghiên cứu .............. 39 Biểu đồ 3.2. Kết quả điều trị và ngày điều trị trung bình của đối tượng nghiên cứu (n=72) ....................................................................................................... 44 Biểu đồ 3.3. Thay đổi các triệu chứng cơ năng sau điều trị của ĐTNC ......... 45 Biểu đồ 3.4. Thay đổi triệu chứng toàn thân sau điều trị của ĐTNC ............. 45 Biểu đồ 3.5. Đánh giá mức độ tiến triển khó thở theo mMRC của đối tượng ..... 46 nghiên cứu (n=72)............................................................................................. 46 Biểu đồ 3.6. Thay đổi triệu chứng thực thể sau điều trị của đối tượng nghiên cứu, n=72 ......................................................................................................... 47
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng chồng lấp hen – BPTNMT (Asthma - COPD Overlap Syndrome ACOS) có đặc điểm giới hạn luồng khí dai dẳng với một vài tính chất thường đi cùng với hen và một vài tính chất đi cùng với BPTNMT. Do đó ACOS được xác định bởi các tính chất vừa giống với hen lẫn BPTNMT [31]. Bệnh nhân ACOS chiếm khoảng 15 - 25% các bệnh đường hô hấp tắc nghẽn [54]. Tỷ lệ hiện mắc ACOS chiếm một nửa số bệnh nhân hen và một phần ba của BPTNMT. Nghiên cứu của Jan Kang và CS (2016) tại Trung Quốc cho thấy tỉ lệ bệnh nhân bị ACOS chiếm 15% đến 20% bệnh nhân [39]. Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Trương Thị Tuyết (2015) bệnh nhân ACOS chiếm 17,2%[7]. Bệnh nhân ACOS có nhiều biến cố bất lợi hơn so với bệnh nhân bị hen hoặc BPTNMT đơn thuần. Nhiều triệu chứng hô hấp hơn, chức năng phổi tồi tệ hơn, sử dụng nhiều loại thuốc hô hấp hơn, phải nhập viện nhiều lần và triệu chứng lâm sàng trầm trọng hơn và tình trạng sức khỏe còn tồi tệ so với bệnh nhân hen hoặc BPTNMT đơn thuần. Tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân ACOS cao hơn bệnh nhân hen và BPTNMT đơn thuần [11], [24], [46], [56]. Một nghiên cứu hồi cứu của Andersén H et al (2013) ở Phần Lan, đã chỉ ra rằng bệnh nhân ACOS chịu chi phí y tế cao hơn, do bệnh nhân sử dụng nhiều dịch vụ chăm sóc y tế hơn bệnh nhân BPTNMT đơn thuần, bên cạnh đó ACOS thường gặp ở người lớn tuổi, có nhiều vấn đề làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân [10]. Trong nghiên cứu của Sorino C và CS (2016) ở Anh, cho thấy tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân ACOS cao hơn bệnh nhân hen hoặc BPTNMT đơn thuần (7,17 trên 100 người-năm, tỷ lệ tử vong: 1,83%) [64]. Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về hội chứng chồng lấp hen- BPTNMT như nghiên cứu của Rhee CK và CS (2014) tại Hàn quốc, về vấn đề sử dụng chi phí y tế và những biến cố ở bệnh nhân ACOS [58], nghiên cứu của Hardin và CS (2014) tại Tây Ban Nha về vấn đề di truyền của ACOS [37]…
- 2 Tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện Lao bệnh phổi Thái Nguyên, chúng tôi cũng thường xuyên gặp bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng triệu chứng lâm sàng và diễn biến cũng như kết quả điều trị có những điểm giống bệnh nhân hen phế quản. Vì vậy khi tiếp cận thuật ngữ Hội chứng chồng lấp hen - BPTNMT với những hướng dẫn phân biệt chẩn đoán của các hiệp hội chuyên ngành như ATS, GOLD, GINA chúng tôi thấy cần tìm hiểu kỹ hơn một cách khoa học về một số đặc điểm của bệnh nhân ACOS, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên này với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân có hội chứng chồng lấp hen- BPTNMT tại Thái Nguyên 2. Mô tả kết quả điều trị và phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh nhân có hội chứng chồng lấp hen- BPTNMT.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về hội chứng chồng lấp hen- BPTNMT 1.1.1. Đình nghĩa Hội chứng chồng lấp Hen phế quản và BPTNMT (Asthma - COPD Overlap Syndrome: ACOS) là một bệnh lý phức tạp với biểu hiện triệu chứng của cả hen phế quản và BPTNMT trên một cá thể. Trong đó hen và BPTNMT là hai thái cực [1]. Chính vì thế GINA và GOLD (2014) đã cùng nhau thảo luận thống nhất đưa ra thuật ngữ “Hội chứng chồng lấp giữa bệnh hen và BPTNMT” để thừa nhận những bệnh nhân có các triệu chứng của cả hai bệnh hen và BPTNMT, dẫn đến một "sự đồng thuận" định nghĩa của ACOS [4]. Hội chứng chồng lấp hen- BPTNMT (ACOS) có đặc điểm giới hạn luồng khí dai dẳng với một vài tính chất thường đi cùng với hen và một vài tính chất đi cùng với BPTNMT. Do đó ACOS được xác định bởi các tính chất giống với cả hen lẫn BPTNMT [31]. 1.1.2. Gánh nặng bệnh tật Nghiên cứu của De Marco và CS (2013) tại các nước Châu Âu, cho thấy bệnh nhân ACOS có nhiều biến cố bất lợi hơn so với bệnh nhân bị hen hoặc BPTNMT đơn thuần. Tỉ lệ bệnh nhân ACOS xu hướng tăng lên theo độ tuổi của bệnh nhân 1,6% (1,3% -2,0%), 2,1% (1,5% -2,8%) và 4,5% (3,2% -5,9%) tương ứng với các nhóm tuổi 20-44, 45-64 và 65 -84 [23]. Andersén H et al (2013) tại Phần Lan, dựa trên số liệu bệnh án ra viện của Viện Y tế và Phúc lợi Quốc gia Phần Lan cho thấy những bệnh nhân ACOS nhập viện thường xuyên hơn bệnh nhân hen hoặc BPTNMT đơn thuần, số lần điều trị trung bình trong giai đoạn 2000-2009 là 2,1 ở bệnh hen , 3,4 ở BPTNMT và 6,0 trong hội chứng chồng lấp [10]. Rhee CK và CS ( 2014) tại Hàn Quốc, cho thấy chi phí y tế ở bệnh nhân ACOS cao hơn hen hoặc BPTNMT đơn thuần. Chi
- 4 phí của y tế sử dụng cho bệnh nhân ACOS điều trị ngoại trú và nội trú lần lượt là 790 ± 71 USD / người và 3,373 ± 4,628 USD / người, đối với bệnh nhân BPTNMT đơn thuần 413 ± 512 USD / người và 3,010 ± 5,013 USD/ người [58]. Sorino C và CS (2016) tại Anh, nghiên cứu tỉ lệ tử vong trong vòng 15 năm cho thấy tỉ lệ tư vong ở bệnh nhân ACOS có tỷ lệ tử vong cao hơn so với nhóm chứng hen và BPTNMT đơn thuần (7,17 trên 100 người-năm, tỷ lệ tử vong: 1,83%) [64]. Qua các nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh nhân ACOS có tiên lượng nặng hơn, chất lượng cuộc sống kém hơn so với nhóm bệnh nhân có bệnh lý hen hoặc BPTNMT đơn thuần. Hiện nay, tại nước ta bệnh nhân ACOS mới đang được chẩn đoán phân biệt với hen và BPTNMT. Nên chưa có nghiên cứu thống kê được các biến cố do hội chứng chồng lấp gây ra. 1.1.3. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới ACOS Do đặc điểm của bệnh nhân ACOS là mang cả 2 đặc tính của cả hen và BPTNMT. Nên các yếu tố nguy cơ của ACOS cũng là các yếu tố nguy cơ chung cho cả hen và BPTNMT. Một số yếu tố nguy cơ được nhấn mạnh khi chúng cùng tồn tại góp phần hình thành bệnh lý ACOS. Điều này cho thấy tiền sử đợt cấp giúp dự báo mức độ nặng của BPTNMT tương tự như với ACOS. 1.1.3.1. Yếu tố môi trường * Thuốc lá Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây BPTNMT. Khoảng 15-20% người hút thuốc lá bị BPTNMT, 85-90% bệnh nhân bị BPTNMT là do thuốc lá. Hút thuốc lá > 20 bao - năm có nguy cơ cao dẫn đến BPTNMT [33]. Hút thuốc lá thụ động cũng góp phần gây nên những triệu chứng hô hấp và BPTNMT do sự gia tăng gánh nặng toàn thể phổi do hít phải những hạt và khí [16].
- 5 Nhiều nghiên cứu mới cũng chỉ ra rằng, những bệnh nhân hen có hút thuốc lá cũng làm gia tăng nguy cơ khí phế thũng và BPTNMT tăng gấp nhiều lần [16]. Vì vậy, chính hút thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ của ACOS. * Bụi và chất hóa học nghề nghiệp Khi tiếp xúc kéo dài các loại bụi và chất hóa học nghề nghiệp (hơi nước, chất kích thích, khói,...) có thể gây nên BPTNMT độc lập với hút thuốc lá và làm gia tăng nguy cơ bệnh nếu đồng thời hút thuốc lá. Tiếp xúc với những chất kích thích, bụi, hữu cơ và những chất kích ứng cơ thể gây nên sự gia tăng đáp ứng phế quản, đặc biệt những phế quản đã bị tổn thương bởi những tiếp xúc nghề nghiệp khác, thuốc lá hay hen phế quản [2]. * Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà. Mức độ ô nhiễm không khí cao có hại cho người có sẵn bệnh tim hay phổi. Ô nhiễm môi trường trong nhà như chất đốt cháy từ nấu ăn và hơi nóng là những yếu tố gây nên BPTNMT [3]. Ô nhiễm không khí trong gia đình cũng ảnh hưởng đến phổi của trẻ. Sử dụng khí tự nhiên trong nấu ăn cũng gây các bệnh hô hấp và ảnh hưởng chức năng hô hấp của trẻ mà không phụ thuộc vào tác dụng của khói thuốc lá của bố mẹ chúng. Dùng củi đun nấu cũng là nguồn gây ô nhiễm. Đối với những bệnh nhân hen, nếu không loại bỏ được các yếu tố trên, hen sẽ khó kiểm soát và có thể tiến triển nặng lên tắc nghẽn luồng khí thở không hồi phục và có thể dẫn tới ACOS. * Khí hậu Người ta thấy có mối liên hệ giữa đợt cấp BPTNMT và khí hậu (đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm). Tiếp xúc với không khí khô gây nên co thắt phế quản ở bệnh nhân BPTNMT. Số bệnh nhân BPTNMT vào khoa cấp cứu cũng tăng lên khi thời tiết lạnh [3]. 1.1.3.2. Nhiễm khuẩn Nhiễm trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên thường phối hợp với một sự giảm chức năng hô hấp và làm gia tăng triệu chứng hô hấp ở thời kỳ trưởng
- 6 thành. Nhiễm virut có thể liên hệ với mọi yếu tố khác, ví dụ như: cân nặng lúc sinh thấp và có liên quan BPTNMT [2]. Nhiễm virut đặc biệt virut hợp bào hô hấp làm tăng tính phản ứng phế quản. 1.1.3.3.Tình trạng kinh tế xã hội, ăn uống và dinh dưỡng Tình trạng kinh tế xã hội có liên hệ với sự phát triển BPTNMT, cơ chế không rõ. Ăn cá sử dụng vitamin C và vitaminE là những loại vitamin chống oxi hóa, làm giảm nguy cơ mắc BPTNMT. Trong cá có chứa axit béo không no, những chất này có tác dụng ức chế cạnh tranh chuyển hóa axit arachidonic và làm giảm xác suất mắc BPTNM. Thiếu vitamin A và vitamin D có liên quan việc tăng tỉ lệ bệnh [2]. 1.1.3.4. Một số yếu tố nguy cơ khác ảnh hưởng đến ACOS * Di truyền Nhiều nghiên cứu cho thấy BPTNMT tăng lên trong những gia đình có tiền sử mắc bệnh, yếu tố nguy cơ gen được biết rõ nhất là thiếu hụt di truyền 1 - antritrypsin, đó là một glycogen được tổng hợp tại gan. Đây là chất ức chế chủ yếu các proteinase, nó bảo vệ nhu mô phổi chống lại các men phân hủy protein. Nhóm thiếu hụt này cũng là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển hen thời thơ ấu. * Sự phát triển của phổi - đẻ thiếu tháng Sự phát triển của phổi có liên quan quá trình phát triển ở bào thai, trọng lượng khi sinh và các phơi nhiễm trong thời kỳ niên thiếu. Nếu chức năng phổi của một cá thể khi trưởng thành không đạt được mức bình thường thì những cá thể này có nguy cơ sau này bị nhiễm BPTNMT [2]. * Giới tính Người ta thấy rằng tỷ lệ mắc BPTNMT ở nam giới cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên những năm trở lại đây thì tỷ lệ mắc ở nữ kèm theo là tỷ lệ tử vong ở nữ giới cao hơn so với nam giới [3].
- 7 1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chồng lấp hen- BPTNMT 1.1.4.1. Cơ chế viêm Có ba đặc điểm lâm sàng thường gặp trong các bệnh phổi tắc nghẽn: viêm đường hô hấp mạn tính, tắc nghẽn đường dẫn khí và tăng đáp ứng phế quản. Phản ứng viêm mạn tính đường thở được cho là do bạch cầu ái toan được thúc đẩy bởi các tế bào CD4 trong bệnh hen phế quản, trong khi đó bạch cầu đa nhân trung tính thúc đẩy bởi các tế bào CD8 trong BPTNMT. Những bệnh nhân hen phế quản hút thuốc có tăng bạch cầu đa nhân trong đường thở, tương tự như BPTNMT. Đây có thể là một nguyên nhân gây tăng đề kháng với Corticosteroid trong điều trị. Ngược lại, phản ứng viêm tăng bạch cầu ái toan đã được quan sát thấy trên một số bệnh nhân BPTNMT và có liên quan với khả năng phục hồi sự tắc nghẽn đường dẫn khí. Tóm lại, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phản ứng viêm với sự gia tăng bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan cao có liên quan nhiều đến sự suy giảm nhanh FEV1 và đóng vai trò chính trong cơ chế bệnh sinh của ACOS [1]. Kitaguchi và CS (2012) tại Nhật Bản, nghiên cứu trên bệnh nhân BPTNMT ổn định (FEV1 ≤ 80%) và có nhóm triệu chứng của Hen: khó thở nhiều, thở khò khè, ho và tức ngực xấu đi vào ban đêm hoặc vào buổi sáng sớm (1: BPTNMT có chồng lấp), so với bệnh nhân BPTNMT không các triệu chứng (2: BPTNMT đơn thuần). Họ nhận thấy rằng số lượng bạch cầu ái toan ngoại vi và số lượng bạch cầu ái toan đờm cao hơn đáng kể ở nhóm 1 [42]. Một sự tương quan đáng kể đã được quan sát giữa sự gia tăng FEV1 do đáp ứng với điều trị bằng corticosteroid dạng hít (ICS) và số lượng bạch cầu ái toan trong đờm. Do đó, xét nghiệm đờm có tăng bạch cầu ái toan như 1 chỉ tiêu để chẩn đoán BPTNMT, hen và ACOS [1]. 1.1.4.2.Tăng đáp ứng phế quản Tăng đáp ứng phế quản là phản ứng quá mức đối với một loạt các tác nhân kích thích gây co thắt phế quản và có thể có mặt trong các bệnh viêm
- 8 đường hô hấp. Kích thích đó là: Vật nuôi, phấn hoa, nấm, bụi, mùi hương, không khí lạnh, ô nhiễm, khói, hơi hóa chất, tập thể dục, giận dữ, căng thẳng... Các chuyên gia cho rằng người có gia tăng đáp ứng phế quản sẽ có đáp ứng tốt với các thuốc giãn phế quản. Sự đáp ứng này xảy ra ở hầu hết các bênh nhân hen và khoảng 2/3 bệnh nhân BPTNMT [29]. Một số test kiểm tra đơn giản mà không gây co thắt cơ trơn mạnh như: histamine, mannitol, adenosine, muối ưu trương có thể được sử dụng để chẩn đoán khi nghi ngờ bệnh nhân có hội chứng chồng lấp trên bệnh nhân BPTNMT. Tình trạng tăng đáp ứng phế quản gia tăng theo sự gia tăng tuổi tác và tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào. Tăng đáp ứng phế quản đóng góp vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh ở bênh nhân ACOS [1]. Ngoài ra trong một số nghiên cứu cơ chế bệnh sinh của bệnh nhân ACOS còn liên quan tới yếu tố gene. Christenson và cộng sự (2015) tại Hà Lan, cho thấy có sự chồng lấp về di truyền, mô bệnh học và rối loạn chức năng giữa hen và BPTNMT [19]. Nghiên cứu của Hardin và cs (2011) cho thấy bệ gen GPR65 (rs6574978, P = 1.18 × 10 −7 ) liên quan đến bệnh nhân có hội chứng chồng lấp hen- BPTNMT [35]. 1.2. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán hội chứng chồng lấp hen- BPTNMT 1.2.1. Triệu chứng lâm sàng 1.2.1.1.Tiền sử hen phế quản - Ở những bệnh nhân trước đó đã được chẩn đoán hen phế quản, bệnh nhân mang đầy đủ những triệu chứng gợi ý đến hen. Điển hình là các cơn hen phế quản: + Tiền triệu: Hắt hơi, sổ mũi, ho khan, ngứa mắt…Cơn khó thở lúc bắt đầu khó thở chậm, ở thì thở ra, có tiếng cò cử người ngoài cũng nghe thấy. + Tiền sử có một trong các triệu chứng sau: Ho, tăng về đêm. Tiếng rít tái phát. Khó thở tái phát. Nặng ngực nhiều lần.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
79 p | 2229 | 509
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
67 p | 292 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật bệnh nhân điều trị nội trú và nguồn lực tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông
93 p | 203 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 165 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 84 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 96 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Khảo sát đặc điểm và chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an
123 p | 31 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2019
118 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa y học cổ truyền của bệnh viện Quân Y 175
108 p | 68 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên
102 p | 71 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa Y học cổ truyền của Bệnh viên Quân y 175
108 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền tại gia đình của người bệnh tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An
89 p | 18 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng và mối liên quan chỉ số non-HDL-C với các thể y học cổ truyền ở bệnh nhân rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp
108 p | 61 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả điều trị viêm âm đạo bằng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh
109 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
117 p | 63 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh Trung học cơ sở tỉnh Phú Thọ
85 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì tại thành phố Lạng Sơn
86 p | 53 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố Thái Nguyên
81 p | 61 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn