intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao và vi khuẩn học qua dịch rửa phế quản của bệnh nhân giãn phế quản tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

50
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính độ phân giải cao, vi khuẩn học qua nội soi phế quản của bệnh nhân giãn phế quản. Xác định mối liên quan giữa lâm sàng với hình ảnh chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao của bệnh nhân giãn phế quản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao và vi khuẩn học qua dịch rửa phế quản của bệnh nhân giãn phế quản tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC CHU THỊ THU LAN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐỘ PHÂN GIẢI CAO VÀ VI KHUẨN HỌC CỦA BỆNH NHÂN GIÃN PHẾ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC CHU THỊ THU LAN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐỘ PHÂN GIẢI CAO VÀ VI KHUẨN HỌC CỦA BỆNH NHÂN GIÃN PHẾ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 60.72.01.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM KIM LIÊN THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi được tiến hành nghiêm túc, khách quan do tôi trực tiếp tiến hành dưới sự hướng dẫn của thầy hướng dẫn. Các số liệu thu thập cũng như kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng được công bố, đăng tải trên bất cứ tài liệu nào. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Chu Thị Thu Lan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự chỉ đạo, quan tâm giảng dạy của nhà trường, các phòng ban cùng các thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Nội - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Ban lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, ban lãnh đạo khoa Nội tiết - Hô hấp, khoa Khám bệnh yêu cầu, khoa Vi sinh, khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Phạm Kim Liên, cô đã luôn động viên dìu dắt, giành nhiều thời gian quý báu, trực tiếp dạy bảo hướng dẫn giúp đỡ tôi từng bước trưởng thành trên con đường nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô trong hội đồng khoa học đã dành thời gian đọc và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý khoa Nội tiết - Hô hấp, khoa Chẩn đoán hình ảnh, khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong quá trình tôi học tập và thực hành lâm sàng. Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, đồng nghiệp, những người bạn, đã luôn ở bên tôi, động viên chia sẻ, giành cho tôi những điều kiện tốt nhất giúp tôi yên tâm học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Bs. Chu Thị Thu Lan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ABPA : Allergic bronchopulmonary aspergillosis (bệnh phổi- phế quản dị ứng do Aspergillus) AAT : Alpha l - antitrypsin BN : Bệnh nhân BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) CS : Cộng sự CT : Computed Tomography (Cắt lớp vi tính) COPD : Chronic Obstructive Pulmonary Disease (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) DRPQ : Dịch rửa phế quản. GPQ : Giãn phế quản HRCT : High Resolution Computed Tomography (chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao) mMRC : Multi - Mode Radar Command PQ : Phế quản WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iv MỤC LỤC .......................................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ............................................................... x ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4 1.1. Giải phẫu cây khí phế quản ........................................................................ 4 1.2. Định nghĩa, phân loại GPQ ........................................................................ 6 1.2.1. Định nghĩa ............................................................................................... 6 1.2.2. Phân loại GPQ ......................................................................................... 7 1.3. Dịch tễ học giãn phế quản ........................................................................ 10 1.4. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của GPQ ................................................ 11 1.4.1. Các nguyên nhân của GPQ ................................................................... 11 1.4.2. Cơ chế bệnh sinh của GPQ ................................................................... 13 1.5. Lâm sàng của GPQ................................................................................... 16 1.5.1. Triệu chứng cơ năng ............................................................................. 16 1.5.2. Triệu chứng toàn thân ........................................................................... 17 1.5.3. Triệu chứng thực thể ............................................................................. 17 1.5.4. Tiến triển của giãn phế quản ................................................................. 18 1.6. Cận lâm sàng ............................................................................................ 18 1.6.1. Chụp Xquang phổi chuẩn ...................................................................... 18 1.6.2. Chụp cắt lớp vi tính ............................................................................... 19 1.6.3. Nội soi phế quản ống mềm .................................................................. 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. vi 1.7. Đặc điểm vi khuẩn học và nhiễm khuẩn hô hấp trong GPQ.................... 25 1.7.1. Nhiễm khuẩn hô hấp trong GPQ ........................................................... 25 1.7.2. Đường vào phổi của vi khuẩn ............................................................... 26 1.7.3. Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh trong nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ................................................................................................................. 26 1.7.4. Các phương pháp lấy bệnh phẩm .......................................................... 27 1.8. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và thế giới ..... 29 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 31 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 31 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ............................................................ 31 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 31 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 31 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 32 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 32 2.3.1. Các chỉ tiêu mô tả đặc điểm chung bệnh nhân GPQ.............................. 32 2.3.2. Chỉ tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương GPQ trên phim HRCT, vi khuẩn học .................................................................... 33 2.3.3. Chỉ tiêu mối liên quan giữa lâm sàng với hình ảnh HRCT của bệnh nhân GPQ .............................................................................................. 33 2.4. Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu ............................................................................................. 34 2.4.1. Lâm sàng ............................................................................................... 34 2.4.2. Hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính độ phân giải cao .......... 36 2.4.3. Phương pháp lấy dịch rửa phế quản qua nội soi phế quản ống mềm ... 39 2.4.4. Xét nghiệm vi khuẩn ............................................................................ 40 2.5. Xử lý kết quả nghiên cứu ......................................................................... 43 2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................ 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. vii 2.7. Sơ đồ nghiên cứu...................................................................................... 44 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 45 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu .................................................... 45 3.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương GPQ trên phim HRCT và vi khuẩn học của đối tượng nghiên cứu ................................................ 46 3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với hình ảnh GPQ trên phim chụp HRCT ........................................................................................... 52 Chương 4: BÀ N LUẬN.................................................................................... 58 4.1. Về đă ̣c điể m chung của đối tượng nghiên cứu ......................................... 58 4.2. Triệu chứng lâm sàng ............................................................................... 60 4.3. Hình ảnh tổn thương GPQ trên phim chụp HRCT ..................................... 65 4.4. Vi khuẩn học qua dịch rửa PQ. ................................................................ 67 4.5. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với hình ảnh tổn thương GPQ trên phim chụp HRCT ............................................................................. 70 KẾT LUẬN...................................................................................................... 74 KHUYẾN NGHI .............................................................................................. ̣ 77 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA ................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Chỉ số BMI theo chiều cao và cân nặng ......................................... 34 Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi .............................. 45 Bảng 3.2. Tỉ lệ hút thuốc của đối tượng nghiên cứu ........................................ 46 Bảng 3.3. Tiền sử bệnh tật của đối tượng nghiên cứu .................................... 46 Bảng 3.4. Thời gian phát hiện bệnh (năm) ........................................................ 46 Bảng 3.5. Tiền sử đợt bùng phát/năm của đối tượng nghiên cứu ...................... 47 Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu ............................. 47 Bảng 3.7. Triệu chứng toàn thân của đối tượng nghiên cứu ........................... 48 Bảng 3.8. Triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu............................. 48 Bảng 3.9. Phân bố vị trí giãn phế quản theo thùy phổi trên phim chụp HRCT của đối tượng nghiên cứu .................................................. 48 Bảng 3.10. Đặc điểm hình thái GPQ trên phim chụp HRCT của đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 49 Bảng 3.11. Các tổn thương phối hợp GPQ trên phim chụp HRCT của đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 49 Bảng 3.12. Đặc điểm dịch rửa phế quản ......................................................... 49 Bảng 3.13. Kết quả định danh vi khuẩn ở dịch rửa phế quản (n=12) ............. 50 Bảng 3.14. Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn P. aeruginosa (n=4) ............ 51 Bảng 3.15. Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn P. fluorescens (n=2) ........... 51 Bảng 3.16. Liên quan giữa đặc điểm ho máu với vị trí GPQ ............................. 52 Bảng 3.17. Liên quan giữa đặc điểm ho đờm với số lượng thùy GPQ .......... 52 Bảng 3.18. Liên quan giữa đặc điểm khó thở với số lượng thùy GPQ ................ 53 Bảng 3.19. Liên quan giữa đặc điểm đau ngực với số lượng thùy GPQ .............. 54 Bảng 3.20. Liên quan giữa đặc điểm ho máu với hình thái GPQ ..................... 54 Bảng 3.21. Liên quan giữa đặc điểm ho đờm với hình thái GPQ..................... 55 Bảng 3.22. Liên quan giữa đặc điểm khó thở với hình thái GPQ..................... 55 Bảng 3.23. Liên quan giữa đặc điểm đau ngực với hình thái GPQ .................. 56 Bảng 3.24. Liên quan giữa số đợt bùng phát/năm với hình thái GPQ ............ 56 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. ix Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. x DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH Sơ đồ 1.1: Hệ thống bảo vệ đường hô hấp bình thường của Cole P J (1984) .................. 14 Sơ đồ 1.2: Vòng xoắn bệnh lý của Cole PJ (1995) ......................................... 16 Biều đồ 3.1: Phân bố giới tính (n = 55) .......................................................... 45 Biểu đồ 3.2: Màu sắc đờm của đối tượng nghiên cứu .................................... 48 Biểu đồ 3.3: Kết quả nuôi cấy dịch rửa phế quản ........................................... 50 Hình 1.1. Giải phẫu phổi (pubmed.com) .......................................................... 6 Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các lớp cắt (Wegener O.H và Cs 1997) ....................... 37 Hình 2.2. Các phân thùy phổi tương ứng (Wegener O.H và Cs 1997) ........................... 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Giãn phế quản (GPQ) là tình trạng tăng khẩu kính một cách bất thường, vĩnh viễn và không hồi phục một phần cây phế quản, có thể giãn ở phế quản (PQ) lớn trong khi PQ nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn ở PQ nhỏ trong khi PQ lớn bình thường [2], [3]. Bệnh cảnh lâm sàng của giãn phế quản được Laennec mô tả đầu tiên năm 1819 với đặc điểm lâm sàng: ho, khạc nhiều đờm, khạc ra máu tươi. Tình trạng ứ đọng chất tiết tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn và chính yếu tố nhiễm khuẩn càng làm cho bệnh GPQ ngày càng trầm trọng hơn [53]. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh giãn phế quản. Thường gặp là do nhiễm trùng tiên phát ở phổi, nhiễm virus bội nhiễm, lao, một số bệnh từ hồi nhỏ (ho gà, bạch hầu, sởi), mà hậu quả là giãn phế quản. Giãn phế quản có thể thứ phát do tắc nghẽn phế quản (do u, dị vật, chít hẹp). Ngoài ra, bệnh giãn phế quản có thể do nguyên nhân tiên phát hoặc không rõ nguyên nhân. Khi chưa có kháng sinh GPQ là một bệnh thường gặp và có tỷ lệ tàn phế, tử vong cao [68]. Ngày nay, tần xuất GPQ giảm xuống nhờ có kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm trùng hô hấp, đặc biệt là chương trình tiêm chủng và sử dụng vacxin phòng cúm, phế cầu cùng với việc nâng cao sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch [58]. Tại Hoa Kỳ, số bệnh nhân GPQ điều trị tại bệnh viện Massachusset đã giảm từ 45 ca/1000 dân năm 1974 xuống còn 9 ca/1000 dân năm 1984 [29]. Các nước kém phát triển trong đó có vùng Tây - Nam Thái Bình Dương và Đông Nam Á, GPQ còn là nguyên nhân nhập viện, tàn phế và tử vong không giảm, tỷ lệ mắc bệnh hàng năm còn cao [68]. Việt Nam chưa có thống kê chính thức, tuy nhiên tần xuất GPQ nhập viện tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai chiếm 6,0% các bệnh phổi, nam gặp nhiều hơn nữ [22]. Tại viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, tần xuất GPQ chiếm 13,6% số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. 2 bệnh nhân nhập viện điều trị nội khoa Hô hấp từ (1981 - 1987) [17] và tỷ lệ GPQ điều trị bằng phẫu thuật trong thập kỷ 80 là 10,2% [7]. Trong nhiều thập kỉ trước đây chụp phế quản cản quang đóng vai trò quyết định trong việc chẩn đoán xác định và phân loại mức độ giãn phế quản, song ngày nay sự phát triển của công nghệ chụp cắt lớp vi tính, đặc biệt cắt lớp vi tính có độ phân giải cao lớp mỏng 1mm tạo điều kiện cho việc chẩn đoán giãn phế quản trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, kỹ thuật này quan sát được hình ảnh đặc hiệu của GPQ. Đây cũng là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh giãn phế quản. Điểm đặc trưng của bệnh GPQ là vi khuẩn thường xuyên “cư trú” trong lòng các PQ bị giãn và gây ra những đợt bùng phát, tái phát nhiều lần. Do vậy việc xác định vi khuẩn học cho các bệnh nhân này là rất cần thiết, nhằm giúp cho thầy thuốc lâm sàng lựa chọn và phối hợp kháng sinh có hiệu quả. Bệnh phẩm nuôi cấy có thể phân lập từ đờm (thường bị lẫn nhiều tạp khuẩn trong miệng, họng), đặc biệt là phân lập vi khuẩn từ dịch rửa PQ có giá trị cao. Soi phế quản ống mền còn giúp các nhà lâm sàng quan sát được hình ảnh tổn thương và hút dẫn lưu đờm, mủ trong lòng phế quản. Để góp phần hiểu rõ đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT), vi khuẩn học cũng như tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với hình ảnh GPQ trên phim chụp HRCT chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao và vi khuẩn học qua dịch rửa phế quản của bệnh nhân giãn phế quản tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính độ phân giải cao, vi khuẩn học qua nội soi phế quản của bệnh nhân giãn phế quản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. 3 2. Xác định mối liên quan giữa lâm sàng với hình ảnh chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao của bệnh nhân giãn phế quản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu cây khí phế quản Đường thở gồm khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phế nang. Từ khí quản chia đôi thành 2 nhánh phế quản trái và phải, các nhánh PQ chia đôi thuôn nhỏ dần. Trung bình có 16 thế hệ PQ, trước khi đến tiểu PQ tận hô hấp, số thế hệ của PQ thay đổi từ 8 đến 23 tuỳ theo vùng phổi. Các PQ tận đi vào các phế nang. Thành của khí quản và phế quản được nâng đỡ bởi vòng sụn trước và 2 bên hình chữ C, và một giải cơ trơn xếp nằm ngang ở phía sau, bên trong có một lớp niêm mạc với nhung mao. Khí quản: dài từ 10- 12cm, rộng 18 - 20mm có khoản 20 vòng sụn. Mặt sau của khí quản là tổ chức màng không có sụn, các cơ và sợi đàn hồi. Chỗ phân chia ra 2 phế quản gốc, tương ứng với đốt sống ngực thứ tư, tạo lên một gờ sắc cạnh gọi là carina và tạo thành với nhau 1 góc 700. PQ gốc phải ngắn hơn, to hơn, chếch hơn so với trái, nên dị vật hay rơi vào phổi phải PQ gốc nằm ngoài phổi, PQ thùy nằm trong phổi. + PQ gốc phải chia thành 3 PQ: thùy trên, thùy giữa, thùy dưới. PQ thùy trên dài độ 1cm tách vuông góc với PQ gốc phải và chia thành 3 PQ phân thùy: PQ phân thùy đỉnh (1), PQ phân thùy sau (2), PQ phân thùy trước (3). PQ thùy giữa tách ra từ PQ gốc phải dưới chỗ tách của PQ thùy trên khoảng 2cm và chia thành 2 PQ phân thùy: phân thùy sau ngoài (4) và PQ phân thùy trước trong (5). PQ thùy dưới phải bắt đầu ngay dưới chỗ tách PQ thùy giữa và tận hết khi nó tách PQ phân thùy trên của thùy dưới, chia thành 5 PQ phân thùy: PQ phân thùy trên (6), PQ phân thùy đáy giữa hay còn gọi đáy trong (7), PQ phân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. 5 thùy đáy trước (8), PQ phân thùy đáy bên hay đáy ngoài (9) và PQ phân thùy đáy sau (10). + PQ gốc trái dài khoảng 5cm chia thành 2 PQ thùy trên và dưới. PQ thùy trên trái dài khoảng 1,5 - 2cm chia thành 5 PQ phân thùy: PQ phân thùy đỉnh (1), PQ phân thùy sau (2), PQ phân thùy trước (3), PQ phân thùy lưỡi trên (4), PQ phân thùy lưỡi dưới (5). PQ thùy dưới trái chia thành 5 PQ phân thùy và cũng mang tên như 5 PQ phân thùy của PQ thùy dưới phải (phổi trái không có phân thùy 7 [11]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. 6 Hình 1.1. Giải phẫu phổi (pubmed.com) 1.2. Định nghĩa, phân loại GPQ 1.2.1. Định nghĩa Bệnh GPQ được định nghĩa dựa trên hình thái học và bệnh lý học bao hàm tình trạng giãn bất thường cố định, không hồi phục của đường thở. Có nhiều định nghĩa khác nhau của tuỳ từng tác giả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. 7 Theo Cole PJ và Cs (1995) định nghĩa GPQ là hình ảnh giải phẫu của bệnh PQ giãn bất thường, không hồi phục khẩu kính của PQ. Chẩn đoán cuối cùng hoàn toàn dựa trên hình ảnh đại thể, do đó không thể áp dụng cho lâm sàng và Xquang phổi chuẩn, vì chỉ có GPQ lớn mới có thể nhìn thấy trên phim Xquang [36]. Theo Weinberger S.E (1998) cho rằng GPQ là giãn bất thường và cố định của khẩu kính PQ, có thể khu trú hoặc lan toả. Mặc dù định nghĩa này dựa trên thay đổi bệnh học của PQ, chẩn đoán thường được gợi ý bởi hậu quả của nhiễm trùng mạn tính hay tái phát ở những PQ giãn và kết hợp với tiết dịch vào trong lòng những PQ đó [78]. Theo Bùi Xuân Tám (1999): GPQ là giãn thường xuyên không hồi phục từ một PQ trở lên của các PQ trung bình từ thế hệ cấp 3 đến thế hệ cấp 8 do kết cấu cơ, sợi chun giãn và sụn của thành PQ bị tổn thương. Có thể giãn ở PQ lớn trong khi PQ nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn PQ nhỏ trong khi PQ lớn bình thường [20]. Theo Nguyễn Văn Thành, Chu Văn Ý, Ngô Quý Châu (2004) GPQ là giãn liên tục, vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều PQ có đường kính trên 2mm do sự phá huỷ tổ chức chống đỡ như: lớp cơ chun, lớp sụn của thành PQ [22]. 1.2.2. Phân loại GPQ Do tính chất tổn thương trong bệnh GPQ như vậy nên có nhiều cách phân loại khác nhau, tuỳ theo từng tác giả. * Dựa vào lâm sàng và giải phẫu bệnh lý, Beers M.H (2006) [29] chia ra: + GPQ lan toả: GPQ nhiều thuỳ ở cả hai bên phổi. Bệnh xảy ra từ lúc trẻ, thường do khuyết tật bẩm sinh hay mắc phải của cơ chế bảo vệ đường thở như bệnh xơ hoá kén, bất động nhung mao, thiếu hụt globulin miễn dịch. Thể này nặng, nhanh bị suy hô hấp và không phẫu thuật được. + GPQ cục bộ hay khu trú: Tổn thương chỉ ở 1-2 phân thuỳ ở một bên phổi. Thể này có thể phẫu thuật được. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. 8 + GPQ thể ướt: Ho khạc đờm nhầy mủ số lượng nhiều, thường gặp GPQ thuỳ dưới. + GPQ thể khô: Bệnh nhân không khạc đờm mà chỉ ho ra máu đơn thuần, nhiều lần và kéo dài. Thường gặp ở GPQ thuỳ trên. + GPQ giả: là GPQ có hồi phục sau thời gian 6 tháng. * Dựa vào chụp PQ cản quang và mô bệnh học Charles K. III và Cs (1996) [39] chia ra: + GPQ hình trụ, hình ống: Đường viền ngoài các PQ đều đặn và đường kính của các PQ xa không tăng lên nhiều, lòng của chúng thường có xu hướng kết thúc đột ngột và không nhỏ lại. Các PQ nhỏ hơn và tiểu PQ bị lấp đầy mủ đặc. Số lần phân chia từ tế bào PQ gốc tới ngoại vi giảm đi một chút (còn 16 lần so với bình thường 17-20 lần). + GPQ hình búi, hình tràng hạt: Nhóm này số lần phân chia PQ giảm nhiều hơn nhóm hình trụ, có những nơi co hẹp tại chỗ làm cho đường viền ngoài PQ không đều giống như hình tràng hạt hay các tĩnh mạch bị giãn. Các PQ ngoại vi cũng bị tắc nhiều hơn, số lần phân chia trung bình thấy được qua chụp PQ là 4, đại thể là 5, 6 và vi thể là 8 lần so với bình thường 17- 20 lần. + GPQ hình túi, hình kén: Các PQ tăng dần đường kính về phần ngoại vi giống hình quả bóng. Số lần phân chia PQ tối đa là 5. Ở một số trường hợp hiếm, một GPQ hình túi tại chỗ có thể bị lấp đầy mủ đặc, dẫn đến hình thành một nang nhầy. Tổn thương thường ở PQ thế hệ 4 hoặc xa hơn. + Có thể gặp GPQ phối hợp cả 2 hoặc 3 loại trên cùng tồn tại trên 1 bệnh nhân. * Phân loại theo nguyên nhân [19], [22], [30]. + GPQ do tắc PQ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2