Luận văn Thạc sĩ Y học: Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè xã La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên
lượt xem 4
download
Luận văn được thực hiện với mục tiêu nhằm: đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè xã La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên năm 2011. Mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Y học: Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè xã La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC TRẦN THẾ HOÀNG HÀNH VI DỰ PHÒNG NHIỄM HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT Ở NGƯỜI CANH TÁC CHÈ XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Thái Nguyên, 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC TRẦN THẾ HOÀNG HÀNH VI DỰ PHÒNG NHIỄM HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT Ở NGƯỜI CANH TÁC CHÈ XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 60.72.73 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUANG MẠNH Thái Nguyên, 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Lêi c¶m ¬n Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Y tế Công cộng, Bộ môn Y học cộng đồng - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quang Mạnh - người thầy luôn tận tình dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập để hoàn thành khóa học. Xin chân thành cảm ơn./. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011 HỌC VIÊN Trần Thế Hoàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Lêi cam ®oan Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011 HỌC VIÊN Trần Thế Hoàng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐBV : Biết đọc biết viết CBYT : Cán bộ y tế GDSK : Giáo dục sức khoẻ HBM : Health Belief Model HCBVTV : Hoá chất bảo vệ thực vật HVSK : Hành vi sức khoẻ NXB : Nhà xuất bản THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TT GDSK : Truyền thông giáo dục sức khoẻ TT : Truyền thông YTTB : Y tế thôn bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN.............................................................................................................................................................. 3 1.1. Hành vi ................................................................................................................................................................................................. 3 1.2. Thuyết hành vi ........................................................................................................................................................................... 5 1.3. Các khái niệm khác ............................................................................................................................................................ 9 1.4. Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật và các yếu tố liên quan .......................................................................................................................................................................................... 10 1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu............................................................................................................................... 15 1.6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................................................................... 16 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................................................. 17 2.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................................................................................... 17 2.3. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................................................................................... 17 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................................................ 17 2.5. Công cụ thu thập số liệu .......................................................................................................................................... 21 2.6. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................................................................... 22 2.7. Phân tích và xử lý số liệu ....................................................................................................................................... 23 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................................................................................... 26 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 27 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3.2. Kiến thức của người canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ............................................................................................................................................................................................. 29 3.3. Thái độ của người canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ............................................................................................................................................................................................. 31 3.4. Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV ở người canh tác chè .................................... 33 3.5. Mối liên quan của hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật .. 45 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ............................................................................................................................................................... 47 4.1. Kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ........ 47 4.2. Các yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè ........................................................................................................................................ 57 KẾT LUẬN .................................................................................................................................................................................................... 59 KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 27 Bảng 3.2. Thời gian canh tác và thu hoạch chè sau phun hoá chất bảo vệ thực vật chè của đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 28 Bảng 3.3. Kiến thức của người canh tác chè ........................................................................................................29 Bảng 3.4. Thái độ của người canh tác chè về dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật ......................................................................................................................................................................31 Bảng 3.5. Hành vi phun hoá chất bảo vệ thực vật và xử lý dụng cụ sau phun ........................................................................................................................................................................................................33 Bảng 3.6. Mức độ hành vi dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè ........................................................................................................................................................ 42 Bảng 3.7. Tỷ lệ người canh tác chè được truyền thông giáo dục sức khoẻ ....... 43 Bảng 3.8. Nguồn truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người canh tác chè .......43 Bảng 3.9. Nhu cầu truyền thông giáo dục sức khoẻ dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật ......................................................................................................................................................44 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật với các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ............................................ 45 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa hành vi dự phòng nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật với kiến thức thức, thái độ, truyền thông .....................................................46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Thực trạng xử lý bao bì, dụng cụ đựng hoá chất bảo vệ thực vật .......... 34 Biểu đồ 3.2. Tần suất hành vi đeo kính mắt khi canh tác chè ............................................................ 35 Biểu đồ 3.3. Tần suất hành vi sử dụng khẩu trang khi canh tác chè ......................................... 36 Biểu đồ 3.4. Tần suất hành vi sử dụng găng tay khi canh tác chè ................................................ 37 Biểu đồ 3.5. Tần suất hành vi sử dụng mũ nón bảo hộ khi canh tác chè ........................... 38 Biểu đồ 3.6. Tần suất hành vi sử dụng quần áo bảo hộ khi canh tác chè .......................... 39 Biểu đồ 3.7. Tần suất hành vi tắm rửa sau khi canh tác chè ................................................................. 40 Biểu đồ 3.8. Tần suất hành vi ăn /uống/hút thuốc khi canh tác chè ............................................ 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đối với cây chè vừa có tác dụng phòng ngừa sâu bệnh vừa giúp tăng năng suất, sản lượng. Tuy nhiên, khi lạm dụng hoặc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật không đúng cách không chỉ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân canh tác chè. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phần lớn những người canh tác chè khi sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật thường có các dấu hiệu nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh, Đỗ Hàm (2009) tỷ lệ người canh tác chè có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt và đau đầu chiếm tỷ lệ rất cao (78,4 %; 77,9 % và 73,1% theo thứ tự). Bên cạnh đó, người canh tác chè còn bị mắc một số bệnh như bệnh mũi họng (86,9 %), bệnh về mắt (84,8 %), cơ xương khớp (63,7 %), tâm thần kinh (51,1 %) và da liễu (40,1 %) [11], [25]. Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên nguyên nhân chính gây nhiễm hóa chất bảo vệ thực là do người canh tác không mang trang bị phòng hộ (89,5%); thuốc dính vào da khi pha chế (75,5%); do bình phun bị rò rỉ (35,0%); phun không đúng kỹ thuật (54,7%); phun với liều lượng cao hơn mức khuyến cáo và do sử dụng một số loại thuốc đã bị hạn chế hoặc cấm sử dụng [16]; do ít sử dụng kính mắt (4,0%) [7]; vứt chai lọ tùy tiện hoặc dùng lại sau khi phun (23,88%) [32]. Ngoài những nguyên nhân trên, việc thực hiện các hành vi không tắm rửa sau khi phun, không chú ý đến chiều gió, không chú ý đến thời tiết, thiếu kiến thức hoặc thái độ xem thường vệ sinh lao động ở người canh tác chè đều liên quan đến nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật [12], [14]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 Xã La Bằng là một xã miền núi thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Xã có tổng số dân là 3767 người trong đó có 40% là người dân tộc thiểu số. Tổng diện tích của xã là 12,2 km2 với diện tích trồng chè toàn xã là 328ha. Phát triển cây chè là thế mạnh kinh tế của xã tuy nhiên trong quá trình canh tác, người canh tác chè phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật và đây là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của người canh tác chè. Đã có một số đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật đến sức khỏe người canh tác chè nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật của người canh tác chè tại xã La Bằng. Để tìm hiểu về hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè tại xã La Bằng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè xã La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên” với mục tiêu: 1. Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè xã La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên năm 2011. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở người canh tác chè. Giả thuyết nghiên cứu Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật có liên quan đến giới, dân tộc, trình độ học vấn, số năm canh tác chè, kiến thức, thái độ và truyền thông giáo dục sức khỏe. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Hành vi 1.1.1. Khái niệm hành vi Hành vi là “một phản ứng quan sát được của một người tới một tác nhân kích thích hoặc một hành động có thể vô thức hoặc có ý thức với mục đích, tần suất và khoảng thời gian cụ thể.” [3], [27]. 1.1.2. Hành vi sức khỏe Hành vi sức khỏe (HVSK) là “những thuộc tính cá nhân như niềm tin, sự mong đợi, động lực thúc đẩy, giá trị, nhận thức, và kinh nghiệm; những đặc điểm về tính cách bao gồm tình cảm, cảm xúc; các loại hành vi, hành động, và thói quen có liên quan đến sự duy trì, phục hồi, và cải thiện sức khỏe” [3], [27]. 1.1.3. Các yếu tố của hành vi sức khỏe Ba nhóm yếu tố chính góp phần hình thành và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi con người [26], [27], đó là: * Yếu tố tiền đề Yếu tố tiền đề là yếu tố bên trong của cá nhân, bao gồm: kiến thức, thái độ, niềm tin và giá trị xã hội. Nhóm yếu tố này quyết định cách ứng xử của mỗi chúng ta. Kiến thức là sự hiểu biết về sự vật, hiện tượng và bắt nguồn từ sự học tập, trải nghiệm và là yếu tố tiền đề/dẫn dắt đến hành vi. Ví dụ: bà mẹ không biết rõ lịch tiêm chủng (kiến thức) thì không đưa con đi tiêm chủng (hành vi). Thái độ là một phản ứng được đánh giá thích hay không thích hoặc khuynh hướng hướng tới sự vật, hiện tượng, một tình huống, một người, một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 nhóm người mà biểu hiện bằng niềm tin, cảm giác hoặc một hành vi dự định. Thái độ là yếu tố cơ bản dẫn đến hành vi. Ví dụ: nếu người canh tác chè nhận thức rằng không đeo khẩu trang khi tiếp xúc hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) sẽ có nguy cơ nhiễm HCBVTV (thái độ), họ sẽ thực hiện đeo khẩu trang (hành vi). Niềm tin là sự tin tưởng chắc chắn rằng một sự kiện, quan điểm là đúng, là có thật mặc dù có thể không đúng, không có thật. Niềm tin này thường do cha mẹ, ông bà, và những người thân mà ta thương yêu, kính trọng truyền đạt, khuyên bảo hoặc có được từ kinh nghiệm bản thân. Người ta thường có xu hướng tiếp nhận niềm tin mà không kiểm chứng lại xem niềm tin đó có đúng không. Ví dụ: có những nhóm người cho rằng phụ nữ có thai không nên ăn thịt một số động vật vì nếu ăn đứa trẻ sau này sinh ra có thể có hành vi hoặc một số đặc điểm giống như con vật mà người mẹ đã từng ăn (niềm tin), vì vậy họ sẽ không ăn thịt động vật (hành vi). Giá trị là điều mà chúng ta coi là quan trọng để định hướng cho các hành động. Khi được nhận thức một cách đầy đủ, các giá trị sẽ trở thành những tiêu chuẩn cho sự yêu thích và lựa chọn. Ví dụ: người tập thể dục thể thao thấy người khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ tốt (giá trị) thì họ sẽ tiếp tục tập thể dục thể thao thường xuyên (hành vi). * Yếu tố củng cố/duy trì Đó là những yếu tố ảnh hưởng từ người thân trong gia đình (cha mẹ, ông bà), thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, những người đứng đầu ở địa phương, người có chức sắc trong dòng tộc, tôn giáo. Họ là những người có uy tín, quan trọng trong cộng đồng và mọi người có xu hướng nghe và làm theo những người có uy tín, quan trọng đã làm. Ví dụ: học sinh thường rửa tay trước khi ăn nếu thấy thầy cô giáo cũng làm như vậy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 * Yếu tố điều kiện thuận lợi Đó là các yếu tố liên quan đến nguồn lực nói chung, bao gồm điều kiện sinh sống, việc làm, thu nhập, cũng như các chính sách và môi trường luật pháp. Chẳng hạn như một người canh tác chè sau khi tiếp xúc với HCBVTV bị đau đầu, nôn muốn đi khám ở trạm y tế xã nhưng vì phải đi bộ quá xa nên đã không đến khám. Một số người muốn mua quần áo bảo hộ lao động nhưng do chi phí cao nên họ không thể mua, vì vậy họ vẫn tiếp tục canh tác chè mà không sử dụng bảo hộ lao động. Trong khi đó các khu vực chuyên canh chè có nhiều khu vực thuộc các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội còn thấp [14] cho nên sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV. Yếu tố về môi trường pháp luật như các quy định, luật pháp có tác động rất mạnh đến hành vi cá nhân. Ví dụ: hiện tượng hút thuốc trong bệnh viện và trường học sẽ không xảy ra nếu qui định cấm hút thuốc và việc xử phạt người hút thuốc trong khu vực này được áp dụng một cách nghiêm ngặt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kiến thức, thái độ, niềm tin ảnh hưởng đến hành vi phòng chống bệnh tật của người dân (yếu tố tiền đề)[13], [45]; theo nghiên cứu của Phạm Thị Tâm cho thấy các yếu tố tăng nguy cơ hút thuốc là gia đình có nhiều người hút thuốc lá và có thái độ ủng hộ hành vi hút thuốc (yếu tố củng cố) [24]. Do vậy, việc nghiên cứu rõ ràng các yếu tố của hành vi chính là cơ sở để can thiệp giúp cá nhân thay đổi hành vi theo hướng có lợi cho sức khỏe. 1.2. Thuyết hành vi Có nhiều thuyết cơ bản về thay đổi cho hành vi sức khỏe như: mô hình giảm nguy cơ AIDS, mô hình các giai đoạn thay đổi, thuyết về hành động có lý do và mô hình BASNEF, mô hình niềm tin sức khỏe [26], [27], [41]. Tuy nhiên, thuyết mô hình niềm tin sức khỏe (Health Belief Model - HBM) là mô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 hình được sử dụng phổ biến nhất trong khoa học hành vi sức khỏe để giải thích sự thay đổi/duy trì hành vi sức khỏe cá nhân cũng như hướng dẫn cho các can thiệp thay đổi hành vi sức khỏe. Mô hình này đã được phát triển trong những năm 1950 bởi nhà nghiên cứu tâm lý xã hội Mỹ Hochbaum, Rosenstock và Kegels để giải thích lý do người dân Mỹ không tham gia vào chương trình sàng lọc bệnh lao. Sau đó mô hình đã được tác giả Becker bổ sung thêm và xây dựng từ năm 1974 [37], [41]. Mô hình niềm tin sức khỏe đã được áp dụng để giải thích hành vi như hành vi xét nghiệm HIV của thanh niên trong nghiên cứu của tác giả Caroline W. Karibu [35] khi tác giả sử dụng HBM làm khung lý thuyết của nghiên cứu và chỉ ra rằng việc nhận thức về mối đe dọa nhiễm HIV ở giới trẻ sẽ dẫn tới hành vi xét nghiệm HIV (1/2 số thanh niên có quan hệ tình dục không làm xét nghiệm nhiễm HIV vì họ cho rằng họ không có nguy cơ nhiễm HIV). Các tác giả Hazavehei SM, Taghdisi MH, Saidi M đã sử dụng HBM trong nghiên cứu hành vi dự phòng bệnh loãng xương ở nữ học sinh trung học tại Garmsar, Iran [39]. Tác giả đã chia nữ học sinh làm 3 nhóm, 1 nhóm tham gia chương trình can thiệp giáo dục dự phòng bệnh loãng xương theo mô hình HBM, 1 nhóm tham gia chương trình giáo dục theo phương pháp truyền thống và một nhóm chứng. Tác giả tiến hành đánh giá kết quả trước can thiệp, ngay sau can thiệp và sau khi can thiệp 1 tháng. Kết quả cho thấy rằng nhóm 1 đã tăng điểm trung bình trong các lĩnh vực kiến thức, nhận thức sự nhạy cảm về bệnh, hậu quả, rào cản và lợi ích của việc giảm các nguy cơ mắc bệnh, nhóm 2 chỉ tăng điểm trong lĩnh vực kiến thức và nhận thức sự nhạy cảm về nguy cơ gây bệnh; còn nhóm 3 thì không có sự thay đổi. Ngoài ra, mô hình niềm tin sức khỏe cũng được sử dụng để giải thích các hành vi khác như hành vi dự phòng nhiễm sốt xuất huyết Dengue bằng cách sử dụng HBM để xây dựng nội dung truyền thông thay đổi hành vi để kiểm soát bệnh sốt xuất huyết Dengue [40]; hành vi hút thuốc lá, hành vi uống rượu… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 Mô hình của thuyết HBM [41] như sau: Biến số nhân khẩu học Nhận thức lợi (Tuổi, giới, dân tộc, ích của hành vi kinh tế xã hội, dự phòng so với kiến thức) những rào cản khi thay đổi hành vi. Nhận thức về sự nhạy cảm tới bệnh “X” Khả năng thay Nhận thức về mối Nhận thức đổi hành vi đe dọa tới bệnh “X” (Khả năng thực về tính trầm trọng hiện hành vi của bệnh phòng bệnh) “X” Động lực cho hành động: - Giáo dục - Chứng kiến từ bạn bè, người thân. - Thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng. (Mô hình niềm tin sức khỏe Becker, 1974[41]) * Nhận thức sự nhạy cảm Là niềm tin của cá nhân hướng đến các yếu tố nguy cơ sức khỏe. Ví dụ, nhận thức rằng không sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục... Nhận thức được yếu tố nguy cơ là cơ sở làm nền tảng cho việc thúc đẩy hành vi có lợi cho sức khỏe của họ. Ví dụ, người cao huyết áp nhận thức rằng ăn mặn, uống rượu/bia sẽ có nguy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 cơ làm tăng huyết áp. Nhận thức nguy cơ giúp người làm giáo dục sức khỏe (GDSK) xác định quần thể nguy cơ, mức độ nguy cơ. * Nhận thức tính trầm trọng Là niềm tin của cá nhân về tính nghiêm trọng hoặc tính khốc liệt của một bệnh. Ví dụ, tính nghiêm trọng khi bị nhiễm HIV/AIDS là dẫn đến tử vong, bị kỳ thị phân biệt đối xử… Nhận thức được tính nghiêm trọng sẽ là nền tảng cho sửa đổi hành vi sức khỏe. Ví dụ, nếu như người tham gia giao thông nhận thức được tai nạn giao thông có thể làm chấn thương sọ não vì thế người tham gia giao thông sẽ thực hiện hành vi đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông... Tính nghiêm trọng được áp dụng để đánh giá quan điểm của cá nhân về hậu quả của tiếp xúc yếu tố nguy cơ. * Nhận thức lợi ích Là quan điểm của cá nhân về lợi ích thực hiện hành vi khuyến nghị để làm giảm yếu tố nguy dẫn đến bệnh tật. Ví dụ, người dân nhận thức rằng tập thể dục thường xuyên sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, phòng được bệnh tật (lợi ích); đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ sẽ phòng sâu răng (lợi ích)... Nhận thức lợi ích khi thực hiện hành vi dự phòng giúp người làm GDSK xác định những mong đợi mà quần thể đích phải đạt được. * Nhận thức rào cản Nhận thức rào cản là quan điểm của cá nhân về các yếu tố gây cản trở hành vi dự phòng. Ví dụ, người dân nhận thức rằng không có nơi tập luyện là yếu tố cản trở cho hành vi tập thể dục thường xuyên. Bất cứ một hành vi sức khỏe nào cũng có yếu tố “rào cản” của nó. Việc xác định yếu tố gây cản trở hành vi có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược làm thay đổi HVSK. Chỉ khi cá nhân nhận thức được yếu tố “lợi ích” lấn án/áp đảo yếu tố gây “cản trở” thì hành vi đó mới có khả năng thực hiện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 * Yếu tố bổ trợ Bốn yếu tố nhận thức đã nêu trên là chịu sự tác động bởi các biến số như tuổi, giới, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế (các yếu tố xã hội học). Vì thế, tác giả Becker đã bổ sung vào mô hình các yếu tố này đã ảnh hưởng gián tiếp đến hành vi sức khỏe thông qua nhận thức của cá nhân. * Yếu tố nhắc nhở (Động lực cho thay đổi) Yếu tố nhắc nhở đề cập đến vai trò của truyền thông làm thay đổi hành vi. Đó là những sự kiện hoặc những thứ làm thúc đẩy quá trình thay đổi hành vi. Ví dụ, lời khuyên từ những người khác, tranh ảnh, các phương tiện truyền thông đại chúng (yếu tố nhắc nhở) Trong giáo dục và nâng cao sức khỏe, xác định yếu tố nhắc nhở sẽ quyết định hình thức cũng như phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe. Ví dụ, mô hình giáo viên cắm bản của tác giả Hạc Văn Vinh [32] đã sử dụng yếu tố thúc đẩy/nhắc nhở hành vi giáo dục sức khỏe vệ sinh môi trường và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ 15-49 có con < 5 tuổi. 1.3. Khái niệm về hóa chất bảo vệ thực vật và phƣơng tiện bảo vệ cá nhân 1.3.1. Hóa chất bảo vệ thực vật Là danh từ chung để chỉ một chất hoặc một hợp chất bất kỳ có tác dụng dự phòng, tiêu diệt hoặc kiểm soát các sinh vật gây hại kể cả các vector gây bệnh cho người và động vật, các loại côn trùng khác hay động vật có hại trong quá trình sản xuất, chế biến, dự trữ, xuất khẩu, tiếp thị lương thực, sản phẩm trong nông nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức ăn gia súc hoặc phòng chống các loại côn trùng, ký sinh trùng [1]. 1.3.2. Phương tiện bảo vệ cá nhân Là những dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị thiết yếu mà mỗi một người lao động cần sử dụng trong khi làm việc và công tác để cơ thể không bị tác động xấu của các yếu tố có hại phát sinh trong môi trường [1], [4]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 1.4. Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật và các yếu tố liên quan 1.4.1. Thế giới Theo nghiên cứu của tác giả Dilshad Ahmed Khan (2010) tại Parkistan, số người có kiến thức tốt về sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân phòng nhiễm HCBVTV chiếm tỷ lệ thấp (14,6%), đa số kiến thức của người được hỏi (55,4 %) không đạt yêu cầu [36]. Nghiên cứu tại Ethiopia và Campuchia cho thấy, HCBVTV được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong nông nghiệp, thậm chí có nhiều hóa chất độc hại đã bị cấm. Tuy nhiên, kiến thức của người dân về HCBVTV còn thấp, đa phần người dân (67,4%) không hiểu các thông tin ghi trên bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật [50] và thậm chí có rất nhiều người dân chưa qua đào tạo và đa số người dân mù chữ do đó họ không biết về những tác hại cảnh báo cho người sử dụng ghi trên bao bì đựng HCBVTV [47]. Người canh tác nhận thức rõ tác hại của HCBVTV và đồng ý phải sử dụng đầy đủ các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV [38], phần lớn người nông dân đồng ý nên sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân khi canh tác (99,2%) [50]. Việc thực hành các giải pháp dự phòng nhiễm HCBVTV của người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chưa cao, chỉ có 25% người sử dụng HCBVTV mặc quần áo bảo hộ lao động và số người đeo găng tay trong quá trình sử dụng HCBVTV cũng chiếm tỷ lệ không cao (43%) [34]. Theo nghiên cứu của Hong Zhang và Yonglong Lu (2007) tại các tỉnh phía Bắc Trung Quốc cho thấy hầu hết người dùng HCBVTV không sử dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa [49]. Tỷ lệ người nông dân sử dụng giày dép, mặt nạ và găng tay khi tiếp xúc với HCBVTV thấp (31%, 14% và 9%) [36]. Số người không bao giờ sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân nào tại thời điểm phun HCBVTV cũng khá cao (22,1%), số không sử dụng mũ và không đeo kính bảo hộ lao động chiếm tỷ lệ trên 50% (50,0% và 64,6%) [42] như vậy chứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
79 p | 2229 | 509
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
67 p | 292 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật bệnh nhân điều trị nội trú và nguồn lực tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông
93 p | 203 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng nguồn lực và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền của người bệnh tại trạm y tế Quận Thủ Đức năm 2020
97 p | 165 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế tuyến xã, phường tỉnh Tuyên Quang
99 p | 96 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Mô hình bệnh tật và nguồn nhân lực Y học cổ truyền tại một số trung tâm y tế huyện thuộc tỉnh Kiên Giang
120 p | 84 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá nhu cầu sử dụng y học cổ truyền điều trị bệnh lý cơ xương khớp tại huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh năm 2019
118 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa y học cổ truyền của bệnh viện Quân Y 175
108 p | 68 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả của phương pháp dưỡng sinh kết hợp điện châm, chiếu đèn hồng ngoại trên người bệnh đau thần kinh tọa
115 p | 33 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm bệnh tật và nguồn nhân lực tại khoa Y học cổ truyền của Bệnh viên Quân y 175
108 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên
102 p | 71 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng và mối liên quan chỉ số non-HDL-C với các thể y học cổ truyền ở bệnh nhân rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Gò Vấp
108 p | 61 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại một số xã miền núi tỉnh Bắc Kạn
73 p | 53 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả điều trị viêm âm đạo bằng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh
109 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh Trung học cơ sở tỉnh Phú Thọ
85 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
117 p | 63 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Tỷ lệ mắc và chất lượng cuộc sống của học sinh tiểu học bị thừa cân, béo phì tại thành phố Lạng Sơn
86 p | 53 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Thực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố Thái Nguyên
81 p | 61 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn